1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của việt nam là sinh viên anh chị cần làm gì để thích ứng với quá trình này

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam. Là sinh viên, anh/chị cần làm gì để thích ứng với quá trình này.
Tác giả Bùi Quỳnh Hương
Người hướng dẫn Nguyễn Đức Quỳnh
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,18 MB

Nội dung

Do đó, vấn đề cần thiết là nhận thức đầy đủ hơnnhững điểm mới của hội nhập kinh tế quốc tế, xác định các giải pháp để thamgia , đóng góp đối với tiến trình này, nhằm nâng cao hiệu quả hộ

Trang 1

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Đức Quỳnh

Sinh viên thực hiện : Bùi Quỳnh Hương

Lớp : K24TCB

Mã sinh viên : 24A4012078

Hà nội, ngày 08 tháng 04 năm 2022

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 2

1.1 Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 2

1.2 Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế 5

Chương 2: Thành tựu và hạn chế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 9

2.1 Tổng quan về tình hình hội nhập kinh tế của Việt Nam từ khi mở cửa đến nay 9

2.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế 11

2.2.1 Tác động tích cực 11

2.2.2 Tác động tiêu cực 12

2.3 Những thành tựu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 13

2.4 Hạn chế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 15

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế 18

3.1 Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức 18

3.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh 19

3.3 Giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế 21

3.4 Đổi mới sáng tạo công nghệ 22

3.5 Nâng cao năng lực cán bộ hội nhập 23

3.6 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo 24

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới từ năm 1986 Sau hơn 30 nămchuyển từ cơ chế kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, Việt Nam, đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn Hội nhậpkinh tế quốc tế đã có tác động không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam kể từkhi đổi mới đến nay Hội nhập kinh tế quốc tế đã khiến dòng vốn đầu tư nướcngoài bao gồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã cung cấp cho Việt Nam mộtnguồn lực kinh tế to lớn cùng với các hoạt động chuyển giao công nghệ, kinhnghiệm sản xuất kinh doanh của thế giới góp phần giúp Việt Nam thoát khỏinền kinh tế lạc hậu, dần phát triển theo kịp các nền kinh tế tiên tiến trên thếgiới

Cục diện kinh tế thế giới hiện nay đang làm thay đổi nền tảng của kinh

tế thế giới Một số quốc gia trước kia vốn đi đầu trong việc ủng hộ tự do hóathương mại nay lại trở thành yếu tố ảnh hưởng tới sự ổn định của hệ thốngthương mại đa phương nói riêng và của cả quá trình toàn cầu hóa và hội nhậpkinh tế quốc tế trên toàn thế giới nói chung Đáng lưu ý là xung đột thươngmại giữa Mỹ với một số đối tác, đặc biệt với Trung Quốc vẫn tiếp tục cónhững diễn biến khó lường Những sự kiện, diễn biến trên đang có ảnh hưởnglớn đến tình hình kinh tế, chính trị thế giới và động thái chính sách của cácnước, trong đó có Việt Nam Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tếsâu rộng và toàn diện, đặt ra những yêu cầu hoàn toàn mới với các cơ quan,địa phương và doanh nghiệp Do đó, vấn đề cần thiết là nhận thức đầy đủ hơnnhững điểm mới của hội nhập kinh tế quốc tế, xác định các giải pháp để thamgia , đóng góp đối với tiến trình này, nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tếquốc tế và hạn chế thách thức, thiết thực phục vụ đổi mới đồng bộ và toàndiện, phát triển bền vững

Chính vì lý do này, em quyết định nghiên cứu đề tài “Tác động của hộinhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam Là sinh viên,anh/chị cần làm gì để thích ứng với quá trình này”

Trang 4

NỘI DUNG

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

1.1 Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốctế

a, Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thựchiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế của thế giới dựa trên sự chia

sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung

b, Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.Toàn cầu hóa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngàycàng tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu

Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa,

xã hội, v.v., trong đó, toàn cầu hóa kinh tế là xu thế nổi trội nhất, vừa là trungtâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa các lĩnh vực khác.Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượtqua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa cácnền kinh tế trong sự vận động và phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giớithống nhất

Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế trở thànhtất yếu khách quan vì: Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệthống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất vàtrao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một

bộ phận hữu cơ và không thể tách rời của nền kinh tế toàn cầu Trong toàn cầuhóa kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi toàn cầu Do đó,nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo được các

Trang 5

điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơhội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiệnngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách mạng công nghiệp,biến nó thành động lực cho sự phát triển

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biếncủa các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển

Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là

cơ hội đề tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính,khoa học – công nghệ, kinh nghiệm của các nước cho phát triển Khi cácnước tư bản giàu có nhất, các công ty xuyên quốc gia đang năm trong taynhững nguồn lực vật chất và phương tiện hùng mạnh nhất để tác động lêntoàn thế giới thì chỉ có phát triển kinh tế mở và hội nhập quốc tế, các nướcđang và kém phát triển mới có thể tiếp cận được những nguồn lực này choquá trình phát triển của mình

Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang

và kém phát triển có thể tân dụng thời cơ phát triển rút ngấn, thu hẹp khoảngcách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt.Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở của thị trường, thu hút vốn, thúc đẩycông nghiệp hóa, tăng tích lũy; tạo ra nhều cơ hội việc làm mới và nâng caomức thu nhập tương đối cảu các tầng lớp dân cư

Tuy nhiên, điều cần chú ý ở đây là chủ nghĩa tư bản hiện đại với ưu thế

về vốn và công nghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá trìnhtoàn cầu hóa thành quá trình tự do hóa kinh tế và áp dặt chính trị theo quỹ đạo

tư bản chủ nghĩa Điều này khiến cho các nước phải đối mặt với không ít rủi

ro, thách thức, đó là: gia tăng sự phụ thuộc do nợ nước ngoài, tình trạng bấtbình đẳng trong trao đổi mậu dịch – thương mại giữa các nước đang phát triển

Trang 6

và phát triển Bởi vậy, các nước đang và kém phát triển cần phải có chiến lượchợp lý, tìm kiếm các đối sách phù hợp để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa

đa bình diện và đầy nghịch lý

1.1.2 Nội dung hội nhập kinh tế

Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện đẻ thực hiện hội nhập hiệu quả, thànhcông

Hội nhập là quá trình tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhậpkhông phải bằng mọi giá Quá trình hội nhập phải được cần nhắc với lộ trình

và cách thức tối ưu Quá trình nàu đòi hỏi phải có sự chaianr bị các điều kiệntrong nội bộn nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp.Các điều kiện sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoànthiện và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốctế; nền kinh tế có năng lực sản xuất thực là những điều kiện chủ yếu đẻthực hiện hội nhập thành công

Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh téquốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ Theo đó,hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham giacủa một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế hoặc khuvực Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ

cơ bản từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương mịa ưu đãi (PTA), Khu vực mậudịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung (hay thịtrương duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ,

Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh

tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương,đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vị thu ngoại tệ,

Trang 7

1.2 Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.1 Hội nhập kinh tế song phương

Loại hình đầu tiên cần nhắc tới khi nền kinh tế một quốc gia hội nhậpcùng các nền kinh tế quốc gia khác là hợp tác kinh tế song phương Hợp táckinh tế song phương có thể tồn tại dưới dạng một thoả thuận, một hiệp địnhkinh tế, thương mại, đầu tư hay hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các thoảthuận thương mại tự do (FTAs) song phương

Loại hình hội nhập này thường hình thành rất sớm từ khi mỗi quốc gia

có chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế

Tại Việt Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) được coi là cộtmốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế đấtnước Đại hội được ví là “Đại hội của sự đổi mới” Đại hội nhấn mạnh đếnviệc mở rộng giao lưu quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm pháttriển kinh tế đất nước Sau Đại hội, hàng chục hiệp định thương mại, đầu tưsong phương đã được kí kết giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới Hội nhập kinh tế khu vực

Xu hướng khu vực hóa xuất hiện từ khoảng những năm 50 của thế kỉ

XX và phát triển cho đến ngày nay Sự phân loại và khái niệm về các loạihình hội nhập kinh tế khu vực có sự thay đổi theo sự phát triển của nền kinh

tế thế giới Theo kinh nghiệm hội nhập kinh tế khu vực của Tây Âu, các họcgiả phân loại hội nhập kinh tế khu vực thành các cấp độ từ thấp đến cao: Khuvực Mậu dịch tự do (FTA), Liên minh Hải quan (CU), Thị trường chung(CM), Liên minh Kinh tế và tiền tệ (EMU)

a) Khu mậu dịch tự do (FTA - theo quan niệm truyền thống)

Trang 8

Khu vực mậu dịch tự do là liên kết kinh tế giữa hai hoặc nhiều nướcnhằm mục đích tự do hóa buôn bán một số mặt hàng nào đó, từ đó thành lậpthị trường thống nhất giữa các nước, nhưng mỗi nước thành viên vẫn thi hànhchính sách thuế quan độc lập với các nước ngoài khu vực mậu dịch tự do.Với cách hiểu trên, yếu tố tự do di chuyển trong các FTA theo quanniệm truyền thống chỉ là hàng hóa, mỗi nước thành viên trong quan hệ đốingoại với các nước ngoài FTA vẫn thi hành chính sách thuế quan độc lập Với

lý do này, các học giả cho rằng đây là cấp độ thấp nhất của hội nhập kinh tếkhu vực

Cách hiểu theo quan niệm truyền thống trên về FTA hiện không còn phùhợp Đặc biệt từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay đã xuất hiện trào lưuFTA thế hệ mới, theo đó, khái niệm FTA không chỉ tạo ra sự tự do dịchchuyển hàng hóa, mà còn bao hàm sự tự do dịch chuyển của nhiều yếu tốkhác như: dịch vụ, vốn, lao động

Theo quan điểm của Walter Goode đưa ra trong Từ điển Chính sáchthương mại quốc tế thì FTA được hiểu là “Một nhóm gồm hai hay nhiều nướccùng xóa bỏ thuế quan và tất cả hoặc phần lớn các biện pháp phi thuế quanảnh hưởng đến thương mại giữa các nước này Các nước tham gia FTA có thểtiếp tục áp dụng thuế quan của nước mình đối với hàng hóa bên ngoài, hoặcnhất trí xây dựng một biểu thuế quan đối ngoại chung” Khái niệm FTA nàygiống với khái niệm Liên minh hải quan (CU) ở điểm cho phép thiết lập mộtbiểu thuế quan đối ngoại chung

b) Liên minh Thuế quan (Customs Union - CU)

Liên minh thuế quan là liên kết kinh tế trong đó các nước thành viênthỏa thuận loại bỏ thuế quan trong quan hệ thương mại nội bộ, đồng thời thiết

Trang 9

lập một biểu thuế quan chung của các nước thành viên đối với phần còn lạicủa thế giới.

Theo Từ điển Chính sách thương mại quốc tế của Walter Goode: “Liênminh thuế quan là một khu vực gồm có hai hay nhiều nền kinh tế hoặc lãnhthổ hải quan riêng biệt, có quy định loại bỏ mọi loại thuế và đôi khi cả nhữngrào càn đối với việc mở rộng thương mại giữa chúng Các thành viên lập nênkhu vực sau đó sẽ áp dụng một loại thuế đối ngoại chung”

Như vậy, có thể nhận thấy, CU là hình thức liên kết có tính thống nhất,

tổ chức cao hơn so với FTA Cả hai loại hình hội nhập kinh tế khu vực nàyđều là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia, theo đó các quốc gia thỏathuận với nhau về loại bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan khác đốivới toàn bộ hoặc một phần hoạt động mậu dịch của họ Nhưng, trong chínhsách thuế quan với các nước ngoài khối thì FTA và CU có sự khác biệt Nếunhư trong FTA: Các nước thực hiện chính sách thuế quan độc lập trong quan

hệ với các nước ngoài FTA; Thì đối với CU: Các nước thành viên có biểuthuế quan chung với các nước ngoài cu

Sự ưu đãi nội bộ đã tạo ra sự phân biệt đối xử đối với các nước ngoàiFTA và cu Tuy nhiên, sự phân biệt đối xử này được chấp nhận như một ngoại

lệ của nguyên tắc không phân biệt đối xử - Điều XXIV GATT Theo ĐiềuXXIV GATT, khi các nước thành viên trong khu vực thành lập FTA hoặc cu,các liên kết kinh tế này sẽ có quy chế đặc biệt, theo đó các thành viên của liênkết kinh tế khu vực sẽ áp dụng cho nhau chế độ thương mại nội bộ ở mức ưuđãi hơn so với các nước ngoài liên kết kinh tế Ngoại lệ này cũng dành cho cảtrường hợp quan hệ thương mại biên giới

c) Thị trường chung (Common Market - CM)

Trang 10

Thị trường chung là liên kết kinh tế được đánh giá có mức độ hội nhậpcao hơn so với CU Theo đó, ở mức độ liên kết này, các nước thành viênngoài việc cho phép tự do di chuyển hàng hóa, còn thoả thuận cho phép tự do

di chuyển tư bản và sức lao động giữa các nước thành viên với nhau.d) Liên minh kinh tế và tiền tệ (Economic and Monetary Union - EMU)Các quốc gia tham gia liên kết kinh tế khu vực, muốn đạt đến cấp độliên minh kinh tế và tiền tệ, cần có hai giai đoạn phát triển là Liên minh kinh

tế (Economic Union) và Liên minh tiền tệ (Monetary Union)

- Liên minh kinh tế: Liên minh kinh tế tiếp tục được đánh giá là cấp độliên kết cao hơn thị trường chung, thể hiện ở việc: Ngoài yếu tố tự do dichuyển là hàng hóa, tư bản, sức lao động còn mở rộng thêm yếu tố tự do dịchchuyển cho dịch vụ giữa các nước thành viên Bên cạnh đó, các nước thànhviên cùng nhau thiết lập một bộ máy tổ chức điều hành sự phối hợp kinh tếgiữa các nước (thay thế một phần chức năng quản lý kinh tế của chính phủtừng nước) nhằm tạo ra một không gian kinh tế thống nhất, cơ cấu kinh tế tối

ưu, xóa bỏ dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nướcthành viên

- Liên minh tiền tệ: Liên minh tiền tệ là liên kết kinh tế trong đó cácnước thành viên phải phối hợp chính sách tiền tệ với nhau, cùng thực hiệnmột chính sách tiền tệ thống nhất và cuối cùng là sử dụng chung một đồngtiền Liên minh tiền tệ là hình thức rất khó thực hiện trong các liên kết kinh tế,

nó có những đặc trưng riêng có sau: Hình thành đồng tiền chung thống nhấtthay thế cho các đồng tiền riêng của các nước thành viên; Thống nhất chínhsách lưu thông tiền tệ; xây dựng hệ thống ngân hàng chung thay cho các ngânhàng Trung ương của các nước thành viên; Xây dựng chính sách tài chính,tiền tệ, tín dụng chung đối với các nước đồng minh và các tổ chức tiền tệ quốctế

Trang 11

Chương 2: Thành tựu và hạn chế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trên nền tảng đó, giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã tích cực, chủ độngtrong đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do mới với các đối tác.Việt Nam đã tham gia thiết lập 16 Hiệp định thương mại tự do với 56 quốcgia và nền kinh tế trên thế giới, bao gồm: AFTA (đối tác ASEAN) có hiệu lực

từ năm 1993; ACFTA (đối tác ASEAN, Trung Quốc), có hiệu lực từ năm2003; AKFTA (đối tác ASEAN, Hàn Quốc), có hiệu lực từ năm 2007; AJCEP(đối tác ASEAN, Nhật Bản), có hiệu lực từ năm 2008; VJEPA (đối tác ViệtNam, Nhật Bản), có hiệu lực từ năm 2009; AIFTA (đối tác ASEAN, Ấn Độ),

có hiệu lực từ năm 2010; AANZFTA (đối tác ASEAN, Úc, New Zealand), cóhiệu lực từ năm 2010; VCFTA (đối tác Việt Nam, Chi Lê), có hiệu lực từ năm2014; VKFTA (đối tác Việt Nam, Hàn Quốc), có hiệu lực từ năm 2015; ViệtNam - EAEU FTA (đối tác Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan,Kyrgyzstan), có hiệu lực từ năm 2016; CPTPP (Tiền thân là TPP) (đối tácViệt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản,

Trang 12

Singapore, Brunei, Malaysia), có hiệu lực từ ngày 30/12/2018, có hiệu lực tạiViệt Nam từ ngày 14/1/2019.

FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực: AHKFTA (đối tác ASEAN, HồngKông (Trung Quốc)), ký tháng 11/2017; AHKFTA (đối tác ASEAN, HồngKông (Trung Quốc), ký tháng 11/2017

Kết thúc đàm phán nhưng chưa kí: EVFTA (đối tác Việt Nam, EU (28thành viên)), Kết thúc đàm phán tháng 2/2016

FTA đang đàm phán: RCEP (đối tác ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc,Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand), Khởi động đàm phán tháng 3/2013;Việt Nam - EFTA FTA (đối tác Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland,Liechtenstein), Khởi động đàm phán tháng 5/2012; Việt Nam - Israel FTA(đối tác Việt Nam, Israel) Khởi động đàm phán tháng 12/2015.(http://www.trungtamwto.vn)

Trong 16 Hiệp định thương mại tự do, có 6 FTA thế hệ mới là Hiệp địnhViệt Nam - EU và Hiệp định CPTPP (tiền thân là TPP) Đây là các FTA thế hệmới với diện cam kết rộng và mức cam kết sâu, vượt ra ngoài khuôn khổ tự

do hóa thương mại hàng hóa Ngoài cam kết về tự do hóa thương mại hànghóa và dịch vụ, các nước tham gia còn cam kết trên nhiều lĩnh vực khác nhưmua sắm Chính phủ, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhànước, đầu tư… Có thể kể đến các FTA “thế hệ mới” như: FTA Việt Nam - EU(EVFTA); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương(TTIP); các FTA ASEAN + 1; FTA Australia - Hoa Kỳ (AUSFTA)

Như vậy, sau hơn 3 thập kỉ mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế, ViệtNam đã và đang từng bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nềnkinh tế quốc tế theo các thang bậc: Từ hẹp đến rộng về đối tác và lĩnh vựccam kết, từ thấp tới cao về mức độ cam kết Về hội nhập đa phương, Việt

Trang 13

Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhưNgân hàng Phát triển Á Châu, Quỹ Tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới Tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên mộttầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực vàthế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương Về hội nhập songphương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và 70vùng lãnh thổ, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thươngmại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệpđịnh chống đánh thuế hai lần

Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó cócác nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trởthành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiếnlược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, HànQuốc, Anh, Tây Ban Nha

2.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gia tăng sự liên hệ giữa nền kinh tếViệt Nam với nền kinh tế thế giới Do đó, một mặt, quá trình hội nhập sẽ tạo

ra nhiều tác động tích cực đối với quá trình phát triển của Việt Nam, mặt kháccũng đưa đến nhiều thách thức đòi hỏi phải vượt qua mới có thể tiếp thu đượcnhững lợi ích to lớn từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới đem lại

2.2.1 Tác động tích cực

Hội nhập kinh tế quốc tế là không chỉ là tất yếu mà còn đem lại nhữnglượi ích to lớn trong phát triển của các nước, và những lợi ích kinh tế khácnhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng cụ thể là:

Trang 14

Thứ nhất, trên cơ sở các hiệp định đã kí kết, các chương trình phát triểnkinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa, xã hội được phối hợp thực hiện giữa cácnước thành viên; từng quốc gia thành viên có cơ hội và điều kiện thuận lợi đểkhai thác toi ưu lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, từng bướcchuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quảhơn; tạo điều kiện và tăng cường phát triển các quan hệ thương mại và thu hútđầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu.

Thứ hai, tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứnglinh hoạt trong việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc giathành viên, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và pháttriển các quan hệ song phương, khu vực, và đa phương

Thứ ba, hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy

mô, nguồn lực phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và giatăng phúc lợi xã hội

Thứ tư, tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoahọc công nghệ, đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinhnghiệm quản lý từ các nước tiên tiến

Thứ năm, tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợptrong trật tự thế giới mới, giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì anninh, hoà bình, ổn định và phát triển ở phạm vi khu vực và thế giới

Thứ sáu, giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia vềkinh tế phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tíchcực trong hội nhập kinh tế quốc tế

2.2.2 Tác động tiêu cực

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w