1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Văn học: Yếu tố vô thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (qua Thoạt kỳ thủy và Kể xong rồi đi)

143 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Yếu tố vô thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Tác giả Lê Thị Thu Trang
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Khánh Thành
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 33,4 MB

Nội dung

Trong lý thuyết của Freud và các học giả cũng như nhiều nhà nghiên cứu sau nay, vô thức luôn được nhắc đến như một thành tố cấu tao khôngthể thiếu ở mỗi con người.. Chọn cách tiếp cận từ

Trang 1

LÊ THỊ THU TRANG

YEU TO VÔ THUC TRONG TIỂU THUYET NGUYEN BÌNH PHƯƠNG

(QUA TAC PHAM THOAT KỲ THUY VÀ KE XONG ROI ĐI)

LUẬN VAN THAC SĨ VAN HỌC

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ THU TRANG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học

Mã số: 8229030.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Trần Khánh Thành

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới

sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Khành Thành Các kết quả nghiên cứutrong dé tài này là hoàn toàn trung thực Những số liệu, đánh giá, phân tích thamkhảo đều được trích dẫn nguồn cụ thé và ghi đầy đủ trong phần danh mục Tai liéutham khảo Luận văn được trình bày theo yêu cầu và quy định của Trường Đại học

Khoa học xã hội và Nhân văn — Dai học quốc gia Hà Nội

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đông khoa học về luận văn của

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Dé hoàn thành luận văn này, ngoài những nỗ lực và học hỏi của bản thân, tôi

đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và nhữngngười thân trong gia đình.

Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy PGS.TS Trần

Khánh Thành, người đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian học Đại học, Caohọc và hoàn thành Luận văn.

Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Lý luận văn học, các thầy cô trongKhoa Văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

Nội — những người đã cung cấp kiến thức nền tang và chuyên sâu, cũng như đã tạomọi điều kiện thuận lợi nhất dé tôi hoàn thành Luận văn này

Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn yêu thương tới gia đình, bạn bè và đồng

nghiệp — những người đã luôn hỗ trợ và động viên tôi trong suốt thời gian qua

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2021

Học viên

Lê Thị Thu Trang

Trang 5

3 Đối tượng, mục đích và phạm Vi nghiên cứu . s- 5s sss<ses2 14

4 Phương pháp nghién CỨU 0 5< <5 5 %9 99 594.959.9659 89.995 14

5 Cấu trúc luận Văn .- 2 < s2 s° s+s£ s£s£Es£ SeEs£EeEseESEsexsesersessrseserserssse 15

Chương 1: TONG QUAN VE YEU TO VÔ THỨC VA SÁNG TÁC CUA

NGUYEN BÌNH PHUONG 2-s°S<+xes+rxt+ketreerketrkerrrserresrrke 16

1.1 Vô thức và yếu tố vô thức trong văn học . -s-ss<se=sessessesse 16

1.1.1 Khái niệm vô thức cả nhẪHH - - cc c3 3531111 E3 5111 kccẻ 161.1.2 KAGi IGM ra na e.d 201.1.3 Khái niệm Gide MO’ ccescsccscscescesessesessessesessesessesessescsessesessesessesesessesesssseees 22L.1.4, V6 thate tGp tné nh hố 25

1.1.5 Đặc điểm của yếu tô vô thức trong văn NOC ceccescesvescssvessessssesseeseesesessess 271.2 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong dòng chảy văn học Việt Nam

(Ơn £ẠÌ - << <5 Ăn TH T10 000 0100060004000 8000 0040 32

1.2.1 Vài nét về Nguyễn Bình PhưƠng - 5S SEEeteEEEEekrrkerrrreree 321.2.2 Tiểu thuyết của Nguyễn Bình PhưƠng - 5:55 SeccctcEcetrersrxeree 34Tiểu kết chương Ì «- s-s*s£s£+s£++£Ee©E+EkeEterke+serketsersessrsersersersere 41

Chương 2: YEU TO VO THUC TRONG THE GIỚI TÂM LY CUA NHÂN

VAT vessssssessssessssecssssessssecsssscssssecsssscssssecsssscssssessssscssnscsssseessnscsssscsssnecsssecssaneessseesssees 43

2.1 Những trang thái an ức trong tâm lí nhân vật - s5 se + 43

2.1.1 NT 3g nan .- 432.1.2 Ấn ức bạo ÏựC ccccSc ST TT TT HH HH re 502.1.3 AM UC CO Tp nhe 55

2.2 Giác mơ với hành trình giải phóng cảm xúc nhân vật 62

2.2.1 Những giấc mơ của các nhân vật trong “Thoạt kỳ thủy” 62

Trang 6

2.2.2 Những giác mơ của các nhân vật trong “Kể xong rồi ẩi” 682.3 Sự sai lệch ngôn ngữ của nhân VẬTK <5 55 < 55 2S S S53 59993 5551956 72 2.3.1 Sự sai lệch ngôn ngữ là Bi? -.c cv rry 72

2.3.2 Ngôn ngữ vô thức trong “Thoạt ky tHHủy ”` - «c+ks+ccsseesseee 75

2.3.3 Ngôn ngữ vô thức trong “Kể xong rồi đi ” :ccccc+cccsccrsrcreses 81Tiểu kết chương 2 - s- «+ + +s£++£++£Es£keEESEkeEverserserketsersessrserserserssre 85

Chuong 3: PHUONG THUC BIEU HIEN YEU TO VO THUC TRONG TIEU

THUYET NGUYEN BÌNH PHUONG ccsssssssscsecssssessssssescsessscsecsecsecaeeaceneeees 87

3.1 Yếu tố vô thức trong nghệ thuật xây dựng nhân vật .- 88

3.1.1 Thủ pháp Gide HHƠ 5-52 S SE SEEEEEEEEEE SE 1111211221111 111C 88

3.1.2 KY thuật dòng ý tHIỨC Ăn như 96

3.2 Yếu tố vô thức trong tô chức không gian va thời gian nghệ thuat 103

3.2.1 Không gian huyÊH ảO - 5c 5t EEE 2212212121121 te 1043.2.2 ThOT SIAM KY na 1103.3 Hệ thống cỗ mẫu trong Thoat kỳ thủy và KẾ xong rỗi di 115

3.3.1 CO mẫu lửA - 5:55 5S S23 EEEEE21EE2112121111111111121212210112 012 e0 1153.3.2 CO MAU NUGC oceccccsccscsressssesssssesessssesssssesssessssuessssssesisstsissessesissesssesseaees 120

3.3.3 CO MAU TENG voececcececcecescssesseseeseseesessessesesssesuescssssesssstsiesessssseesssesseaees 1243.3.4 CO MAU MAY voececcccsccccssesssssesesseseseseesesesssssssessssessssssiesteassessesssesesessesees 1268c 701,1 130

„000.907 131TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2 vseEESeEvxeeEvvsscereeerrsesrree 135

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tiểu thuyết là một hiện tượng nghệ thuật đa chiều kích với nhiều không gian

mở So với thê loại truyện ngắn hay thơ, nhờ lợi thế về dung lượng mà tiểu thuyết

sẽ đễ dàng đặt ra nhiều vấn đề hơn, cài cắm nhiều ý đồ nghệ thuật hơn Chính vìthế, mỗi một tác phẩm sẽ luôn có nhiều hơn một cách thức tiếp cận Tuy nhiên, mộttrong những chiều kích cơ bản nhất của tiêu thuyết là con người cá nhân Chỉ có cá

nhân mới có thê thiết lập chiều sâu cho câu chuyện Cũng chỉ có con người và nhân

vật mới có thể đưa độc giả đến gần hơn với tư tưởng của tác giả và thậm chí là tự

làm một cuộc thăm dò chính bản thân mình Như một con đường gần nhất, Phân

tâm học cũng là hướng tiếp cận có khả năng đi sâu vào chiều kích cá nhân trong

mỗi tác phẩm Dẫu rằng ở thời điểm hiện tại, Phân tâm học không còn giữ vị thếcao như thời điểm nó xuất hiện nhưng những gợi mở từ phương pháp này vẫn thể

hiện được mặt tích cực của nó, chí ít là với văn học đương đại Ứng dụng Phân tâmhọc vào nghiên cứu văn học, theo Charles Baudouin phân tích, được thể hiện trên

ba khía cạnh: “một dành cho sự sáng tạo của nhà văn, hai cho sự chiêm ngưỡng, tức

sự đọc, của độc giả và ba cho các chức năng của nghệ thuật.” [27; tr 13].

Thế kỷ XX chứng kiến sự tan rã tất yếu của chủ nghĩa duy lý Ngay khi việc

“miêu tả hiện thực theo những gì nó von co” trở thành một ảo tưởng, bản thể con

người trong văn học được suy xét lại Ở tình thế đó, Freud và Phân tâm học nhận

diện được sự tổn tại của vô thức và mở một con đường thâm nhập vào bản thể cá

nhân con người Trong lý thuyết của Freud và các học giả cũng như nhiều nhà

nghiên cứu sau nay, vô thức luôn được nhắc đến như một thành tố cấu tao khôngthể thiếu ở mỗi con người Sự tồn tại của ý thức và vô thức là song song nhưng nămđược vô thức, hiểu về vô thức và miêu tả được vô thức lại là đấu hỏi còn nhiều bỏ

ngỏ Vô thức trong văn học đương nhiên lại càng phức tạp hơn Freud khi cho rằng

“tác phẩm văn học trước hết là một giấc mơ ( ) phản ánh những ham muốn vô

thức, những mặc cảm” cũng phải thừa nhận van dé “v6 thức của nhà thơ nói bằng

Trang 8

một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của giấc mơ” [27; tr 10] Đây sẽ là vừa cơ hội

nhưng cũng vừa là thách thức đối với những cá nhân chọn Phân tâm học như một

cách tiếp cận chính để nghiên cứu bất cứ hiện tượng văn học nào

Phân tâm học nói chung và vô thức nói riêng xuất hiện ở Việt Nam khá sớm

- từ những năm 1930, 1940 trên cả phương diện sáng tác và phê bình Tuy nhiên,phải đến những năm 1986 trở đi, khi văn học được cởi trói, yếu tố vô thức mới thực

sự thé hiện được sức hấp dẫn của nó Nhiều nhà văn đã khám phá con người trênnhiều bình diện, bình diện xã hội và bình diện tự nhiên Từ đó miêu tả và khắc họa

con người cả trong khía cạnh ý thức và vô thức Tiêu biéu là những sáng tác của TạDuy Anh với Di tim nhân vật, Hồ Anh Thái với Céi người rung chuông tận thế,Nguyễn Dinh Tú với Lời sám hồi muộn màng, Võ Thị Hảo với Giàn thiêu Nội

bật trong số đó, Nguyễn Bình Phương là nhà văn viết về vô thức theo nhiều chiều

kích nhất và cũng bền bỉ nhất Và cũng có thé nói Nguyễn Bình Phương là số ít

những tác giả miệt mài và lặng lẽ theo đuổi lối viết cách tân văn chương đến tậncùng Mỗi một tác phâm của Nguyễn Binh Phương là một sự nỗ lực tìm tòi đổimới.

Nhắc đến yếu tố vô thức trong tiểu thuyết, nhiều người sẽ không ngần ngạigọi tên Thoat ky thúy Còn Kể xong rồi di lại mang số phận của “người đến sau”.Đây là câu chuyện mới nhất của Nguyễn Bình Phương đến thời điểm hiện tại Nếu

so với những tác phẩm còn lại, xét trên phương diện yếu tố vô thức, thì Kể xong rồi

ấi và Thoạt kỳ thủy không chỉ trưởng thành về mặt nội dung và bút pháp, mà còn là

hai tác phâm thê hiện được mối quan hệ giữa vô thức - ý thức của con người mộtcách sâu sắc nhất Hai tác phẩm cách nhau hơn một thập kỷ, vẫn là một vấn đề vô

thức, vậy liệu có một sự khác nhau nào không? Cho đến bây giờ quan niệm về bản

thé của con người đã thay đổi hay chưa? Nguyễn Binh Phuong đã sử dụng yếu tố vôthức trong việc xây dựng nhân vật như thế nào và hiệu quả nghệ thuật ra sao? Đó

cũng chính là mối quan tâm chúng tôi đặt ra khi chọn lựa đề tài “Yếu tố vô thức

trong tiêu thuyết Nguyễn Binh Phuong (qua Thoat kỳ thủy và Kế xong rồi di)

Trang 9

2 Lịch sử vấn đề2.1 Nghiên cứu yếu té vô thức trong văn học Việt Nam

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu Phân tâm học cũng như vô thức xuất hiện từkhoảng những năm 1936 Tiêu biểu trong giai đoạn này là bài viết Cái dm ảnh của

Hồ Xuân Hương của Trương Tửu và chuyên luận Ho Xuân Hương: tác phẩm, thân

thé và văn tài của Nguyễn Van Hanh Trong đó, Trương Tửu và Nguyễn Van Hanhđều ứng dụng lý thuyết Phân tâm học của Freud vào tiêu sử của tác giả để giải mãtác phẩm Sau đó, ý tưởng này tiếp tục được Trương Tửu lặp lại với Hồ XuânHương cùng các bai thơ dâm tục của bà trong Kinh thi Việt Nam, xuất bản năm

thầm như hạt giống chờ ngày nảy mầm Cho đến thời kì Đổi mới, vô thức mới thực

sự hiện diện một cách “đường đường chính chính” Phân tâm học và vô thức giờđây mới có điều kiện được nghiên cứu rộng rãi, đa chiều và bai bản hơn

Đỗ Lai Thúy không phải là người đặt những bước chân nghiên cứu đầu tiên

trên địa hạt phân tâm Tuy nhiên, ở Việt Nam, người có những tuyền tập bài viếtmang giá trị đóng góp cao về các học thuyết Phân tâm học cũng như mối quan hệcủa chúng với các tác phẩm Việt, văn hóa Việt thì nhất định phải là Đỗ Lai Thúy

Hồ Xuân Hương - hoài niệm phon thực (Đi tìm bản chất thơ Hồ Xuân Hương) làmột trong những nghiên cứu thé hiện tính nghiêm túc của Đỗ Lai Thúy trong việcvận dụng Phân tâm học Tác giả có cách lý giải cái dâm tục trong thơ Hồ Xuân

Hương khác với mô hình dồn nén => an ức => thăng hoa quen thuộc Sau này, ĐỗLai Thúy đã mở rộng nghiên cứu sang cả những tác giả đương đại như Hoàng Cầm.Bài viết Di tim dn ngữ trong thơ Hoàng Cam đã chỉ ra môi quan hệ giữa vô thức và

Trang 10

cách thức tổ chức văn bản Ngoài ra, Đỗ Lai Thúy còn tìm thấy sự xuất hiện củamặc cảm Oedipe và cách nó đã chi phối tập thơ Về Kinh Bắc ra sao Ngoài ra, Phântâm học va vô thức cũng khá phổ biến với các báo cáo nghiên cứu khoa học, luậnvăn, luận án Tiêu biểu phải kế đến đề tài 7 /ưởng cua Sigmund Freud về vô thứctrong tác phẩm “Lý giải giấc mơ” (Luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Khoa học xãhội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - năm 2016) của tác giả Bùi Thị Thạch

Thảo Nghiên cứu đã tập trung làm rõ các tư tưởng của S.Freud về vô thức cùng

mối quan hệ của nó với hữu thức, tiền ý thức, vấn đề kiểm duyệt và công dịch

chuyền Từ đó, tác giả làm bật lên thế giới quan và nhân sinh quan của S.Freud

cũng như tâm lý cá nhân đối với xã hội Một nghiên cứu khác đi sâu hơn vào yếu tô

vô thức, tác giả Lê Công Phuong Anh với đề tài Yếu tổ vô thức trong thơ Hoàng

Cam (Luận van thạc si - Trường Dai hoc Khoa hoc xã hội và Nhân văn, Dai họcQuốc gia Hà Nội - năm 2014) đã chỉ ra ảnh hưởng của vô thức cá nhân và vô thứctập thé trong những sáng tác nổi bật nhất của Hoàng Cam Nghiên cứu đã cho thay

nguồn gốc cùng sự độc đáo của lối viết tự động, sự phóng chiếu mặc cảm Oedipe,những ân dụ, khoảng trắng, siêu mẫu trong thơ Hoang Cam

Trên các tạp chí chuyên ngành, yếu tố vô thức cũng xuất hiện nhiều dướidạng các bài viết khái quát Tap chí Khoa học Trường Dai hoc Can Thơ số 54(2018) đã đăng tải bài viết Tiếp cận “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ từ quan

niệm về vô thức cá nhân cua Sigmund Freud của Hoàng Thi Thùy Dung Tác giả đã

vận dụng các học thuyết về vô thức dé khang định rang Truyén ky mạn lục thê hiệnước mơ của con người, đặc biệt là bản năng tính dục, bản năng sống, bản năng chết.Đồng thời Hoàng Thi Thùy Dung cũng cho rằng Truyén kb mạn lục chiếm được sựđồng cảm lớn của độc giả là bởi vì đã phản ánh chính xác chiều sâu tâm lý của conngười Bài viết của Nguyễn Đức Toàn trên tạp chí Văn nghệ Quân đội (2017) trênhttp://vannghequandoi.com.vn/ về yếu té vô thức lại có phần mang nhiều nội dungkhái quát hơn so với tiêu đề: Yếu t6 vô thức trong một vài tiểu thuyết Việt Namđương đại Trong đó, tác giả đã làm sáng tỏ tầm quan trọng của vô thức với các tác

phẩm văn học đương đại - nó vừa là đối tượng khám phá vừa là phương diện kiến

Trang 11

tạo một cách tự giác Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở mức độ điểm danh, chưa đi

sâu vào phân tích cụ thể từng dẫn chứng Trên tạp chí Sông Hương http://tapchisonghuong.com.vn/, bài viết của Nguyễn Hữu Tan với tựa đề Vô thirctrong văn học (2013) là một nghiên cứu khá khái quát về khái niệm vô thức, bảnchất và vai trò, ý nghĩa của nó đối với sáng tạo văn học nói chung Tác giả đã chọnlựa cách nhìn vô thức dưới cả hai góc độ - khoa học và sáng tạo văn học Nhìnchung, bài viết muốn đem đến những hình dung khái quát nhất về vô thức kèm theo

-các diễn ngôn cua Freud và một vài thử nghiệm cua tac giả trên nền văn học ViệtNam Dẫu vậy, bài viết lại đi quá sâu vào mối quan hệ giữa cảm hứng - vô thức

trong sáng tác văn học và hời hợt trong các phương diện khác Chỉ nhắm đến vấn đề

sáng tạo văn học, trên tạp chi Van hiến Việt Nam - https://vanhien.vn/, tac giả Pham

Quốc Ca có bai viết: Về vai tro cua vô thức, tiềm thức trong sáng tao văn học.Trong nghiên cứu này, tác giả không đơn thuần men theo tư tưởng của Freud hayC.Jung và vận dụng vào tác phâm Việt ma chủ yếu đặt ra van dé áp dụng các ly

thuyết này như thế nao dua trên cơ sở bản chất của văn học Nhìn chung, PhạmQuốc Ca đã chỉ ra được nhiều sai lệch trong cách ứng dụng Phân tâm học soi từthực tế nghiên cứu ở Việt Nam; tuy nhiên, bài viết cũng chỉ dừng lại ở mức độ kháiquát.

Về cơ bản, việc nghiên cứu Phân tâm học và cụ thể hơn là yếu tố vô thức khá

sôi nổi trong nhiều năm qua Hau hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận mối quan

hệ của vô thức với văn học Thêm nữa, trên tình hình nghiên cứu hiện nay tại ViệtNam, yếu tố vô thức cũng dần đứng vững như một đối tượng chính Tuy nhiên,chúng ta mới chỉ có đa phần những bài nghiên cứu chỉ tiết về vô thức trên các tácphẩm cụ thé Số lượng các nghiên cứu một cách lớp lang về vô thức đối với tổng thévăn học vẫn còn hạn chế về nội dung va it về số lượng Vô thức, bởi thế, hứa hẹn sẽ

là một mảnh đất màu mỡ trong tương lai

Trang 12

2.2 Yếu tố vô thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương2.2.1 Về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Nguyễn Bình Phương không còn xa lạ với độc giả yêu thích hoặc đang tìm

hiểu văn chương đương đại Mỗi tác phẩm của Nguyễn Bình Phương như một thỏi

nam châm hút những người thực sự say đắm với văn chương và có một lỗi đọc

riêng biệt Điều đó cũng chứng minh một thực tế răng, rất nhiều độc giả có xuhướng hờ hững, xa cách, thậm chí là từ chối tác phâm của Nguyễn Bình Phương

Mình và họ hay Thoạt kỳ thủy trước khi gây được tiếng vang đã phải gánh chịu sốphận lận đận khi rất nhiều nhà xuất bản lắc đầu công bố Dẫu vậy, số lượng độc giả

it không có nghĩa rằng tác pham vô giá trị và ngược lại Tiêu thuyết Nguyễn Bình

Phương là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà phê bình, nghiên

cứu ở thời điểm hiện tại Trong hầu hết các bài viết, công trình khoa học về NguyễnBình Phương, vấn đề nghệ thuật xây dựng tác phâm được tập trung phần lớn

Trước hết là những công trình nghiên cứu dưới dạng báo cáo khoa học, luậnvăn thạc sĩ, luận án tiến sĩ ở các trường Đại học Ở Trường Đại học Khoa học xã hội

và Nhân văn Hà Nội, Nguyễn Thị Phương Diệp từ năm 2007 đã làm khóa luận với

đề tài Yếu tổ kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương sau đó năm 2010 tiếp tụcchọn đề tài Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương làm luận văn Trong khóa

luận và luận văn này, Nguyễn Thị Phương Diệp đã khái quát được phần nào conđường sáng tác của Nguyễn Bình Phương đến thời điểm 2010 Trong đó, tác giả tập

trung làm rõ các cách tân nghệ thuật của nhà văn như: sự xuất hiện các nhân vật độc

đáo với thủ pháp xóa trắng, kỳ ảo hóa nhân vật; thời gian và không gian tâm linh; sự

phân rã cốt truyện và sự xâm nhập các thể loại vào kết cấu tiểu thuyết Ngoài ra,

còn có một loạt các luận văn khác cũng thuộc trường Trường Đại học Khoa học xãhội và Nhân văn Hà Nội như: Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết củaNguyễn Bình Phương (Luận văn thạc sĩ - năm 2008) của Vũ Thị Phương Ở luận

văn này, tác giả chỉ ra một cách chi tiết các đổi mới về mặt kết cấu tiểu thuyết

Nguyễn Bình Phương thông qua sự xóa nhòa ranh giới thể loại và sự lên ngôi của

Trang 13

yếu tố kỳ ảo Đi sâu hơn vào khía cạnh kỳ ảo, chúng ta có tác giả Nguyễn Thi ThuHuyền với đề tài Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn BìnhPhương (Luận văn, năm 2012) Đây là một nghiên cứu có xu hướng phân tích kháchỉ tiết vấn đề bút pháp hiện thực huyền ảo thông qua cách xây dựng hệ thống nhânvật, tổ chức không gian - thời gian của tác phẩm và xây dựng kết cấu tiêu thuyết Từ

đó, tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền đã làm nổi bật lên các bản chất của hiện thực

đương thời như: tha hóa, bạo lực, mất niềm tin Cách kể chuyện của Nguyễn Bình

Phương có một sức hấp dẫn độc đáo là thực tế không thể phủ nhận Điều này đượcHoàng Thị Thùy Linh làm rõ với đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn

Bình Phương (Luận văn, năm 2012) Chọn cách tiếp cận từ lý thuyết tự sự học, tác

giả Hoàng Thị Thùy Linh đã lần lượt giải quyết các vấn đề liên quan đến: người kếchuyện, điểm nhìn trần thuật, kết cấu thời gian, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuậttrong tiểu thuyết Nguyễn Binh Phương; dé từ đó làm nổi bật nên khả năng sáng tạocũng như vị thế của nhà văn và đặc biệt, còn hé lộ một con đường đọc hiểu tác

phẩm cho độc giả

Ngoài trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia HàNội, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương cũng được đặc biệt quan tâm ở nhiều

trường Đại học khác Trong đó, nổi bật nhất phải kế đến Đại học Sư phạm Hà Nội

với các luận văn tiêu biểu như: Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình

Phương của tác giả Vũ Thị Trang Nhung (năm 2008) nghiên cứu về đặc điểm và

các dạng thức tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật trong thế giới tiểu thuyết Nguyễn BìnhPhương, Kỹ thuật dòng ý thức trong tiéu thuyết Nguyễn Binh Phương của Dinh ThịThu (năm 2010) đặt ra vấn đề về sự đôi mới thé loại tiểu thuyết và kỹ thuật dòng ý

thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Đặc biệt nhất là đề tài Tiểu thuyết

Nguyễn Bình Phương dưới góc nhìn phân tâm học của tác giả Vũ Thị Huệ (năm

2014) Với lý thuyết phân tâm học, tác giả Vũ Thị Huệ trong nghiên cứu của mình

đã đi sâu vào các đóng góp riêng biệt của Nguyễn Bình Phương qua những cách tânnghệ thuật cũng như cái nhìn về hiện thực và con người Ngoài ra, một số luận văn

còn tập trung nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương trên nhiều khía cạnh

Trang 14

khác nhau như: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phươngcủa Nguyễn Xuân Ngọc (năm 2012), Thé giới nhân vật trong tiểu thuyết NguyễnBình Phương của Nguyễn Thị Hồng Nhung (năm 2009), Nguyễn Bình Phương vớiviệc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết của Hồ Bích Ngọc

(năm 2006)

Trên các tờ báo va tạp chí chuyên ngành, các tác giả thường chọn một khíacạnh tiêu biểu của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương dé nghiên cứu Ví dụ như bàiviết “Tiểu thuyết như là trạng thái tìm kiếm ý nghĩa của đời sống” của tác giả Phạm

Xuân Thạch trên báo Văn nghé sô 45/2006 Với những dẫn chứng va lý luận logic,chặt chẽ, tác giả đã nhận định rằng Ngdi là một tiểu thuyết xuất sắc về ý nghĩa đời

song dưới kỹ thuật viết cao tay và bắt người đọc phải suy nghĩ Cũng theo tác giả thìđây là một tác phâm dứt khoát không dành cho những độc giả dễ dãi, có tâm hồn

đơn giản và ngây thơ hoặc tìm đến văn chương như một hình thức giải trí Đi sâu

vào kết cấu của từng tác phẩm dé tìm ra đặc điểm chung nhất của tiểu thuyết

Nguyễn Bình Phương, tác giả Đoàn Ánh Dương đã có một bài viết khá chỉ tiết với

tựa dé ““Lục đầu giang” tiểu thuyết” trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 4/2008

Đoàn Ánh Dương ngay từ đầu đã tập trung vào vấn đề cấu trúc tác phâm để cuốicùng chỉ ra rằng phương thức huyền thoại và sự nhập nhèm biên giới thể loại chính

là van đề nòng cốt nhất trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương

Người theo dõi khá sát sao về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là nhà

phê bình văn học hải ngoại Thụy Khuê Trên trang http://thuykhue.free.fr, tác gia

đăng bài viết với tựa đề “7hoạt kb thủy trong vùng đất Cam Cam hoang vu củaNguyễn Bình Phương” và đã chỉ ra các nét độc đáo của tiêu thuyết này như lối hành

văn, cấu trúc truyện, hình ảnh biểu tượng dé từ đó coi Thoat & thiy như một bai

thơ dài đẫm máu và nước mắt Thụy Khuê đã có phần táo bạo khi kết thúc bài viếtbằng một nhận định rằng đây là “hành trình của một cộng đồng, dù đã nửa phần

điên loạn, vẫn không biết mình đang đi dần đến phần điên loạn” (13) Trong một bài

viết khác với tựa đề “Thế tĩnh tọa trong tác phâm Ngdi của Nguyễn Bình Phương”,

Trang 15

Thụy Khuê cũng một lần nữa cho rằng thực chất câu chuyện của Kim, của Khẩn chỉ

là cách thé hiện cái tham vọng phản ánh đời sống toàn diện của đất Giao Chỉ trong

tình thế dim chân tại chỗ với những sa doa nhiều chiều Các bài tiêu luận như

“Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già”,

“Tính chất hiện thực linh ảo âm dương trong tiểu thuyết Người đi vắng”, “Nhữngyếu tố của tiểu thuyết mới trong tác phẩm Tri nhớ suy tan” đã khám phá nhiều

phương diện trong thế giới nghệ thuật tiéu thuyết của Nguyễn Binh Phương

Sáng tác của Nguyễn Bình Phương cũng thu hút sự quan tâm của các cây bút

phê bình như: Trương Thị Ngọc Hân với bài viết “Một số điểm nổi bật trong sáng

tác của Nguyễn Bình Phương” (http://tienve.org), Nguyễn Chí Hoan với bài

“Những hành trình qua trống rong” (https://www.vanchuongviet.org), Nguyễn

Mạnh Hùng với “Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương hay nỗi cô đơn của

tiểu thuyết cuối thé kỷ” (http://www.talawas.org) hay Hoàng Nguyên Vũ với “Một

lối đi riêng của Nguyễn Binh Phương” (http://nld.com.vn)

2.2.2 Về yếu tố vô thức và hai tác phẩm: Thoat kỳ thủy, Kế xong rồi đi

Vấn đề vô thức trong tiêu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng được quan tâm

từ sớm Đề tài Tiếp nhận văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Nguyễn Binh Phương

của tác giả Nguyễn Thị Nhiệm (Luận văn, năm 2014, Trường Đại học Khoa học xã

hội và Nhân văn, Hà Nội) là một ví dụ Theo chúng tôi, điểm độc đáo nhất trong đề

tài này chính là việc tác giả Nguyễn Thị Nhiệm đã chỉ ra được sự xuất hiện ở trong

tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương các motif truyện cổ như: motif sinh nở thần kỳ,motif giấc mơ - điềm báo - tiên tri hay motif trẻ mồ côi cùng hệ thống cổ mẫu được

huyền thoại hóa Đây là một công trình dày dặn, đi chỉ tiết được vào cả việc vận

dụng cũng như tái tạo chất dân gian của tiêu thuyết Nguyễn Bình Phương Nhìnchung, van dé vô thức tập thé được nghiên cứu khá cụ thé trong dé tài này Dé tàiThi pháp huyền thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương của tác giả

Nguyễn Thị Trang (Luận văn thạc sĩ năm 2015 - Trường Đại học Khoa học xã hội

và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội) cũng có sự tương đồng trong hướng đi với

Trang 16

tác giả Nguyễn Thị Nhiệm Tác giả Nguyễn Thị Trang tiếp cận vấn đề với nhiều

trường phái và Phân tâm học chỉ là một trong số đó Yếu tố vô thức trong đề tài nàyđược xem xét dựa trên mối quan hệ với những motif đặc trưng của huyền thoại Việtcùng các biểu tượng huyền thoại: như trăng, cú méo, cái bóng Tác giả Nguyễn ThịLan Anh với dé tài Vô thức nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Binh Phương nhìn từgóc độ phân tâm học (năm 2010 - Đại học Sư phạm Hà Nội) cũng có một cái nhìnkhá chuyên sâu về vấn đề vô thức Nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết Phân tâm họcvào việc phân tích cấu trúc tâm lý nhân vật cùng những bút pháp thê hiện vô thứccủa nhà văn Tác giả Đỗ Thị Hồng Điệp cũng chọn Nguyễn Bình Phương và yếu tố

vô thức là đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài Yếu t6 vô thitc trong tiểu thuyết

của Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương và Châu Diên (năm 2011 - Đại học Sư phạm

Hà Nội) Với đề tài này, tác giả Đỗ Thị Hồng Điệp có xu hướng giống nhiều tác giả

đi trước ở việc chọn hướng phân tích là các biểu hiện của yếu tố vô thức trong tiêu

thuyết của từng tác giả dé từ đó khang định rằng vô thức chính là nỗ lực cách tân lối

viết của nhà văn Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương và Châu Diên

Ngoài các luận văn, luận án ở trên, những nghiên cứu về van dé vô thứctrong tiêu thuyết Nguyễn Bình Phương còn xuất hiện ở khá nhiều tạp chí chuyên

ngành Trên tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP.HCM số 26 năm 201 1, bài viết

“Kiểu nhân vật ám anh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” của Trần Văn Ban

đã có những đánh giá xác đáng về đời sống nội tâm đầy phức tạp ở nhân vật của

Nguyễn Bình Phương Theo tác giả, các nhân vật đều có những ám ảnh riêng nhưng

trong Thoat kỳ thủy, ám ảnh được không còn được kiểm soát và đã bị đây sâu vào

trạng thái vô thức Nhân vật ám ảnh với và thế giới vô thức cho phép hiện thực bêntrong mỗi con người có cơ hội được khai phá nhiều hơn và đồng thời, nó cũng gópphần thể hiện cảm quan hậu hiện đại của Nguyễn Bình Phương Tác giả Nguyễn

Thành với bài viết “Khuynh hướng lạ hóa trong tiêu thuyết Việt Nam đương đại

-một số bình diện tiêu biểu” trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 4/2012 cũng có nhắc

đến Nguyễn Bình Phương va Thoat kỳ thủy khi cho rang: “Thoat &} thiy ám ảnhngười đọc về hình ảnh con người bản năng, vô thức.” [24; tr.10] Thậm chí, tác giả

10

Trang 17

còn khăng định rằng các nhân vật khác trong tiêu thuyết đều ít nhiều đều chịu sự chỉ

phối của bản năng, vô thức

Bên cạnh những nghiên cứu mang tính tổng quát kể trên còn có những bài

viết chon van dé vô thức trong tác phẩm Thoat kỳ thiy là đối tượng nghiên cứuchính Tiêu biểu có thê kế đến dé tài “Yếu tố vô thức trong tác phẩm Nguyễn Binh

Phương” của tác giả Hoàng Thị Huệ trên Tạp chí Văn học nghệ thuật số 327(9/2011) Bài viết đi sâu vào trường hop Thoat kỳ} thủy và Ngôi, khang định được

ảnh hưởng của Phân tâm học đối với ngòi bút Nguyễn Bình Phương Tuy nhiên,mọi dẫn chứng và kết luận vẫn còn sơ lược Tác giả Nguyễn Chí Hoan với bài viết

“Cấp độ của hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong Thoat kỳ thủy” trên bao

Người Hà Nội, số 33 - 13/8/2014 đã thông qua việc phân tích cấu trúc truyện với kết

cấu thời gian đồng hiện, với mô thức siêu thực và với kỹ thuật camera đề chỉ ra

được sự hiện diện và thắng thế của vô thức Đồng thời, tác giả còn cho rằng nhân

vật Tính là một ân dụ cảnh giác về cái ý thức hão huyền thật sự Bài viết với tựa đề

“Sáng tao văn học: giữa mơ và điên (Đọc Thoat kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương)”

của nhà phê bình Doan Cầm Thi cũng khang định ngay từ đầu rằng Thoat kỳ thiy làmột cuộc phiêu lưu trong vô thức từ không gian, thời gian đến tâm lý nhân vật Tác

giả không ngần ngại khang định rang đây là tác phẩm đây cuộc thăm do vô thức di

xa nhất Tuy nhiên, quan trọng hon, tác giả Doan Cam Thi còn muốn nhắn mạnhđến con đường sáng tạo văn học, ở đó có mối quan hệ giữa mơ và điên Tác giảcũng tin rằng Thoat kỳ thủy là một thử nghiệm mới có thể biến đôi thâm mỹ ngườiđọc đương thời Tiểu luận “Yếu tố vô thức nhân vật trong tiêu thuyết Nguyễn BìnhPhương” của tác giả Nguyễn Đức Toản trên Tap chí Văn học nghệ thuật số 382,3/2016 đã có một cái nhìn khá khái quát về thành công của Nguyễn Bình Phươngkhi vận dụng lý thuyết Phân tâm học đề xây dựng nhân vật Theo tác giả Đỗ ĐứcToàn, vô thức là đối tượng trung tâm trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, nhàvăn này đã tiếp nhận con người từ 3 góc độ (đời sống hiện thực phén tạp, đời sống

tự nhiên bản năng và đời sống tâm linh vô thức), cấu trúc tâm lý nhân vật cũngđược chia thành 3 tầng lớp (ý thức, tiềm thức và vô thức) Từ đó, tác giả cho rằng

11

Trang 18

Nguyễn Bình Phương đã khơi gợi và giúp người đọc nhận ra một thế giới đa chiều

về con người, nhất là những ân mật bản ngã

Tác phẩm Kể xong rồi di có ít nghiên cứu hon so với Thoat kỳ thủy Da phanđều là các bài giới thiệu, đưa tin hoặc bài viết trên các tạp chí chuyên ngành Đầutiên, phải kế đến tác giả Đỗ Hải Ninh với bài viết “Âm vọng chiến tranh trong tiêuthuyết Nguyễn Bình Phương (qua trường hợp Minh và họ và Kể xong rồi di)” trêntạp chí Nghiên cứu văn học số 12-2017 O bài viết này, tác giả Đỗ Hải Ninh đã sosánh song song hai tác phâm không hề viết về cuộc chiến này để làm sáng rõ nhữngmiền khuất kin, sâu thắm cũng như các cung bậc phong phú của đời sống, tâm hồn

những con người bước ra từ chiến tranh mà vẫn luôn mang theo âm vọng của quá

khứ Bài viết “Huyền thoại trong Kể xong rồi đi của Nguyễn Bình Phương” của tác

giả Hồng Thị Huế và Nguyễn Xuân Thành trên Tạp chí Khoa học, Trường Đại học

Sư phạm, Đại học Huế, số 1(53)/2020 cũng là một nghiên cứu chuyên sâu hiếm hoi

về tác phẩm này Hai tác giả Hồng Thị Huế và Nguyễn Xuân Thành đã xem xét đến

sự xuất hiện của nhân vật đầy kỷ ảo với những chuyền động của vô thức, tiềm thức;của không gian hư ảo và cả những huyền thoại được thêu dệt trong tác phẩm dé từ

đó cho rằng, tác phẩm là một cách diễn giải cá nhân về quá khứ dân tộc Bài viếtcũng đồng tình với nhiều đánh giá đã có về Nguyễn Bình Phương rằng đây là mộtnhà văn thành công với bút pháp hậu hiện đại và lối kết cấu truyện lắp ghép, mạch

truyện lỏng lẻo Biên tập viên của cuốn sách Kể xong rồi đi - tác giả NguyễnHoàng Diệu Thủy cũng có một bài viết thú vị với tựa đề “Quyền năng của cái chết”

được đăng tải trên https://news.zing.vn/ Trong bài viết nay, tác giả Nguyễn HoàngDiệu Thủy đã chọn khía cạnh “cái chết? với sức mạnh và vẻ đẹp của nó để chỉ raphần âm của cuộc sống con người “cái phần âm u tối bí ân nhưng mênh mang hunhút, đầy quyền lực, và đấy là lý do mà chúng ta bằng cách này hay cách khác, lờ tịt,

trốn tránh hoặc phủ nhận nó.” (29) Cũng theo tác giả, Kể xong rồi di còn đặt ra van

đề về sự hữu hạn và ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi con người Tác giả Đức Nguyễn

với bài viết “Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương chiêm nghiệm về cái chết”trên https://vnexpress.net/giai-tri/ cũng chọn “cái chết” làm yếu tố bat đầu Tuy

12

Trang 19

nhiên, bài viết này có xu hướng giới thiệu về tác phẩm mới nhất này của Nguyễn

Bình Phuong hon là nghiên cứu Dau rằng bài viết cũng còn khang định đây là cuốntiểu thuyết có cấu trúc chắc chắn và Nguyễn Bình Phương mang bóng dáng của mộttriết gia nhưng không hề có chứng minh cụ thé mang tính hệ thống Bài viết “Kểxong roi đi - gây tranh luận vẫn được yêu thích” của Thu Hiền trênhttps://news.zing.vn/ cũng nằm trong nhóm bài giới thiệu tác phẩm mới đến bạn

đọc Tuy nhiên, so với Đức Nguyễn, tác giả Thu Hiền lại chọn một hướng đi khác.

Bài viết tập trung vào khía cạnh nội dung của Kể xong roi di và bắt đầu bằng việcđiểm danh các nhận xét của những nhà phê bình Thu Hiền cho rằng đây là tác

phẩm “chiêm nghiệm về cái chết bằng lối viết tối giản trong cdi nhân sinh nhàu nát

và sự bèo bọt, phù du của kiếp người” (7) đồng thời còn có niềm tin rằng Kể xong

rồi đi chắc chăn sẽ là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn với nhiều nhà phê bình

Tóm lại, theo quan sát của chúng tôi, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương

được nghiên cứu trên khía cạnh nghệ thuật là chủ yếu Mặc dù thực tế cũng có

những ý kiến trái chiều nhưng hau hết các bài viết đều có ý nhấn mạnh đến sự độc

đáo, đổi mới của Nguyễn Bình Phương Thêm vào đó, các tác giả cũng đã đặt

Nguyễn Bình Phương trong tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam đương đại

để khăng định vị thế của nhà văn cùng một niềm tin vào sự đi xa hơn nữa trongtương lai của tác giả này Về van đề vô thức trong tiêu thuyết Nguyễn Binh Phuong,

SỐ lượng các luận văn, luận án, bai nghiên cứu trên các tạp chí còn it 0i Yếu tố vô

thức trong Thoat kỳ thủy và Kể xong rồi di cũng được nhắc đến trong các bài viết

nhưng một nghiên cứu cụ thể, mang tính hệ thống như luận văn thì chưa có Đặc

biệt, cũng chưa có một nghiên cứu nào xem xét các khía cạnh của vô thức trong thếđối sánh hai tác phẩm Thoat kỳ thủy và Kể xong rồi di Với chúng tôi, tat cả nhữngnghiên cứu đi trước đều ít nhiều mang đến sự gợi mở quý báu cho đề tài này Vì thế,trên tinh thần kế thừa va tiếp thu thành tựu của những công trình đó, luận văn sẽtiến hành tập trung va đi sâu phân tích để cố gắng đưa ra những đánh giá kháchquan, xác đáng về yếu tố vô thức trong hai tiểu thuyết này của Nguyễn Bình

Phương Đồng thời, việc tiếp cận vô thức cũng sẽ là một cách thức chính có thể khái

13

Trang 20

quát được thành công của Nguyễn Bình Phương trên con đường sáng tạo nghệthuật.

3 Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ tập trung vào yếu tô vôthức trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương thông qua 2 tac pham Thoat kỳ

thủy và Kế xong roi di Các phương diện nghiên cứu chính gồm: yếu tố vô thức

trong thế giới của nhân vật và yếu tố vô thức trong nghệ thuật xây dựng tác phẩm

- Pham vi: chúng tôi tìm chỉ tìm hiểu trong phạm vi tác phẩm: Thoat kỳ thiy

(Năm 2014, Nhà xuất bản Trẻ) và Kể xong rồi di (Năm 2017, Nhà xuất bản Hội nhà

văn) Ngoài ra, chúng tôi sẽ cố gắng mở rộng phạm vi với một số tác phẩm khác

cùng tác giả và cùng khuynh hướng để so sánh

- Mục đích nghiên cứu: Từ lý thuyết Phân tâm học, luận văn sẽ phân tích tác

phẩm dé thay được tác động của yếu tố vô thức đến tiêu thuyết Thoat kỳ thúy và Kể

xong rồi di nói riêng và tiêu thuyết Nguyễn Binh Phương nói chung

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề dat được mục đích trên, chúng tôi cần phải thựchiện những nhiệm vụ chính sau:

Thứ nhất, tổng quan về khái niệm vô thức và hướng nghiên cứu yếu tố vôthức trong văn học.

Thứ hai, làm sáng tỏ phần vô thức trong thé giới nhân vật của tiểu thuyết

Thoạt kỳ thủy và Ké xong rồi di đề thay được yêu tố vô thức như một phần không

thê thiếu của đời sống mỗi nhân vật

Thứ ba, phân tích tác động của yếu tố vô thức trong quá trình xây dựng tácphẩm dé khang định yếu tố vô thức như một thủ pháp nghệ thuật trong tiểu thuyếtThoạt kỳ thủy và Kế xong rồi di

4 Phương pháp nghiên cứu

Dé thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp chính như:

14

Trang 21

4.1 Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Xem xét tiêu thuyết của Nguyễn

Bình Phương từ các hướng tiếp cận như văn hóa học, tâm lí học, xã hội học nhằmlàm sáng tỏ yếu tố vô thức của nhân vật và các các thủ pháp nghệ thuật của tác giảtrong việc sử dụng yếu tố vô thức

4.2 Phương pháp tiếp cận thi pháp học: nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm nghệ

thuật trong tác phẩm như thời gian, không gian, kết cấu, kỹ thuật viết để từ đókhám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn

4.3 Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này đề thấy được nhữngnét độc đáo trong lối viết, hướng tiếp cận đời sống của Nguyễn Bình Phương so vớicác tác giả trước đó và các tác gia cùng thời.

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các thao tác nghiên cứunhư: thống kê, phân tích, tổng hợp

5 Câu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn triển khai nội dungtrong 3 chương:

Chương 1: Tống quan về yếu té vô thức và tiêu thuyết Nguyễn Bình PhươngChương 2: Yếu tổ vô thức trong thé giới tâm ly của nhân vật

Chương 3: Yếu tố vô thức trong nghệ thuật xây dựng tác phẩm

15

Trang 22

Chương 1

TONG QUAN VE YEU TO VÔ THỨC

VÀ SANG TAC CUA NGUYEN BÌNH PHƯƠNG

1.1 Vô thức va yếu tố vô thức trong văn hoc

1.1.1 Khái niệm vô thức cá nhân

Ngay từ năm 1550 TCN chứng trầm cảm đã được nhắc đến Đây cũng là

mốc thời gian mà hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính là xuất phát điểmcủa ngành tâm lý học Dẫu vậy, vô thức không ra đời ở thời điểm này cũng tương tựnhư câu chuyện đến năm 1590 thuật ngữ “tâm lý học” mới chính thức được sửdụng.

Trên thực tế, nhiều nhà nghiên cứu tìm thấy mối liên quan tương đồng giữa

vô thức và tiểu ngã (atman) trong các bộ kinh của Upanishads (Ba la môn giáo) va

họ định nghĩa chúng là “linh hồn bat tử, bị các yếu tố phàm phu của thé xác che lap,nhưng giữ quyền chi phối cả tâm và thé của con người” (23) Nếu điều này thực sựđúng thì vô thức cũng chỉ được quan tâm dưới dạng một khía cạnh của triết học Nótồn tại trong vỏ bọc một yếu tô siêu nghiệm nhưng có sức mạnh chi phối cá nhân;

và đương nhiên không được gọi với cái tên “vô thức” như hiện tại Thậm chí từnhững năm 1879 đến 1894, tâm lý học đã xuất hiện trong vai trò một bộ môn khoa

học chính thức thì vô thức vẫn như một địa hạt chưa được khám phá và chưa có một

định nghĩa xác đáng Đến năm 1895, từ cuốn sách viết chung với J.Breuer - Nhữngnghiên cứu về hysteria, Phân tâm học của S Freud có dấu hiệu ra đời nhưng khái

niệm vô thức thì phải mãi đến cuốn Giải mã giấc mơ (The Interpretation of Dreams

- 1900) mới được trình bày một cách chỉ tiết và cụ thể nhất

Từ việc phân tích cơ chế hình thành giấc mơ và nội dung giấc mo, trong bàiviết Vê giác mơ của mình, Freud lần đầu tiên đã nhắc đến ban chất của vô thức.Freud thừa nhận rằng càng đi sâu vào giải mã giấc mơ thì ông lại càng thấy “có

những ý nghĩ mà tôi không thể tiết lộ với người lạ, nếu nói ra sẽ vi phạm một sốnguyên tắc quan trọng” [18, tr 90] Đặc biệt hơn, Freud cũng khang định rằng nếu

16

Trang 23

thay giấc mơ của ông với một giấc mơ khác thì những nội dung tối và rối đó cũngvấp phải ý nghĩ cần phải giữ kín Suy nghĩ này thực chất đã xác định một ranh giớigiữa cái được thê hiện và cái không được thể hiện Thời điểm đó, Freud gọi vô thức

là những ý nghĩ xa lạ và không dễ chịu Điều nổi bật nhất ở những chuỗi ý nghĩ nàychính là dù Freud luôn muốn kịch liệt phản bác thì chúng vẫn “không khoan

nhượng, nhất định áp đặt chúng tôi” [18, tr 90] Đây là một mau chốt cực kỳ quan

trọng trong tư tưởng của Phân tâm học Sự vận động của vô thức theo cách cưỡng

áp này đã chứng minh cho một thực tế rằng con người không phải lúc nào cũng cóthể tự làm chủ được mình Hành động và suy nghĩ thực sự còn bị chi phối bởi các

yếu tố khác, những cái mà đôi khi bản thân mỗi cá nhân cũng không lý giải được,tất nhiên, nó không thuộc về phạm trù tâm linh hay thiên thần, quỷ ác, nó tồn tạitrong chính con người chúng ta Sự chế ngự của vô thức là hoàn toàn có thê xảy ra.Tuy nhiên, thực tế, vì ban chất của nó mang nhiều ý nghĩ không thé tiết lộ nên cáiphần không muốn cho nó tiết lộ đã ấn cái năng lượng tâm lý đó xuống Freud gọi

trạng thái đặc biệt này là “đồn nén” Đề tổng kết lại cơ chế hoạt động của vô thức,Freud đã vẽ ra một sơ đồ bộ máy tâm lý với hai thâm cấp tạo ra ý nghĩa Ông chorằng: “Cấp thứ hai có quyền ưu tiên dé các sản phâm của mình luôn thấy con đườnglọt vào ý thức được mở rộng Trong khi ấy thì hoạt động của cấp thứ nhất là hoạtđộng vô thức, nhất thiết phải lên được cấp thứ hai mới có thể lọt vào ý thức, ở chỗ

quá độ từ cấp thứ nhất lên cấp thứ hai có một bộ phận kiểm duyệt Nó chỉ cho qua

cái gi mà nó ưng, còn ngoài ra nó gạt lại hết” [18; tr 95] Mô hình nay không chi

phân vùng hoạt động của các yếu tố thuộc cấu trúc tâm lý con người mà nó còn chỉ

ra được mối quan hệ mật thiết giữa chúng Nó đồng thời cũng cho thấy sự phân chia

rõ ràng của Freud rang những gì thuộc vào cấp thứ nhất tức vô thức thì không nằmtrong cấp thứ hai, nếu thuộc vào cấp thứ hai thì nó sẽ trở thành một bộ phận của ýthức.

Thời gian sau, khi các nghiên cứu được sửa đổi và bổ sung, Freud đã xác lập

lại các khái niệm Lúc này, các tang tâm trí cơ bản của con người được gọi với các

khái niệm: Ý thức, Tiềm thức (hay tiền ý thức) và Vô thức

17

Trang 24

Trong đó, ý thức (consciousness) mat đi vai trò quyết định đến sự tồn tại củacon người theo kiêu “Tôi tư duy, vậy nên tôi tồn tại” (Descartes) đã đóng đinh trong

những thé kỷ trước Freud va Phân tâm học đơn thuần coi ý thức như một yếu tố

thuộc tâm trí Sự xuất hiện của ý thức không mang tính chất tuyệt đối, nghĩa là nó

có thé vắng mặt mà chang ảnh hưởng gi, bất ké cả chuyện sự thật là nó vẫn nằmtrong mối quan hệ với các thành tố khác Freud định nghĩa ý thức là “tất cả mọi trigiác đến từ bên ngoài (tri giác, cảm giác); đó cũng là tất cả những gì chúng ta gọi làcảm giác và tình cảm đến từ bên trong” [19; tr 44] Nói một cách đơn giản thì ýthức chính là những gì mà bản thân chúng ta có thể tự nhận biết được bao gồm cảmxúc, tư tưởng, tình cảm.

Dưới ý thức sẽ là tiền ý thức và vô thức Vô thức (unconsciousness) thuộc về

vị trí sâu nhất và cũng có xu hướng phức tạp nhất Phân tâm học thời Freud đã lay

vô thức làm đối tượng nghiên cứu chính, thậm chí các nhà nghiên cứu còn xác lập

vị trí của nó là quan trọng nhất trong bộ máy tâm lý Ban đầu Freud nhận định rằng

vì ý thức của một biểu tượng không nhất thiết phải luôn hiện diện nên nó có thébiến mắt rồi lại xuất hiện theo các giai đoạn Những khoảnh khắc ý thức không tồntại trong biểu tượng nhưng vẫn có thể xuất hiện ngược trở lại được gọi là trạng thái

an tàng và đó đồng thời cũng là trang thái vô thức tồn tại Tuy nhiên, sau khi đi vàophân tích nhiều giấc mơ cụ thể, của chính mình và bệnh nhân, Freud đã mở rộng

khái niệm vô thức dựa theo cơ chế đồn nén - “những điều bị dồn nén, đối với chúng

tôi, là nguyên mẫu của vô thức” [19; tr.35] Lúc này, vô thức được chia thành hai

cấp độ chính: “các yếu tố tâm tri ân tàng nhưng có thé trở thành ý thức và các yếu tố

tâm trí bị dồn nén, những yếu tố này - vì bị dồn nén và không có khả năng trở lạimiền ý thức” [19; tr 35] Nói một cách dé hình dung thi vô thức có thé là tất cảnhững gì ân sâu dưới tâm trí của con người như cảm xúc, suy nghĩ, khát khao, ámảnh Thế nhưng đây vẫn chưa phải là các dạng thức đầy đủ nhất của vô thức Thời

gian sau này, khi xem xét cái Tôi của các bệnh nhân, Freud nhận thấy, có những lực

cản trong đó chống lại nhà trị liệu Freud gọi vô thức trong chính cái Tôi là dạngthức thứ ba Điều đặc biệt nhất về bản chất của vô thức thứ ba nằm ở chỗ chúng

18

Trang 25

không bị dồn nén Khi khang định sự tồn tại của dạng vô thức này, Freud quay

ngược trở lại suy xét chính những nhận định về bản chất của vô thức trước đó, có vẻchúng không còn đủ nữa Mặc dù xem xét vô thức như một khái niệm đa nghĩa, khókhái quát nhưng Freud vẫn có ý đề cao vai trò của nó trong nghiên cứu tâm lý conngười và phân tâm học.

Trong mối quan hệ giữa ý thức, tiền ý thức và vô thức, nếu coi ý thức là cánhcửa mở toang, vô thức là cánh cửa đóng kín thì tiền ý thức (preconscious) chính là

cánh cửa một nửa đóng một nửa mở Thực chất, có thể hiểu tiền ý thức như một giaiđoạn ẩn tàng của ý thức, nó là cái vô thức thứ nhất, nó chứa các yếu tố vô thức có

thé trở thành ý thức Ví dụ như một ký ức tuôi thơ có thé trở nhanh chóng trở về chi

sau những tác động tâm lý nào đó vì chúng đã có sẵn ở trong tiền ý thức

Ngoài mô hình bộ ba ý thức, vô thức và tiền ý thức, học thuyết Phân tâm học

của Freud còn dé cập tới một mô hình nỗi tiếng khác, mang tinh cụ thé hơn về vô

thức Nó có hình dạng như một tảng băng trôi và trong đó, ý thức là phần nổi bên

trên, vô thức là tất cả những gì chìm dưới nước với sự hợp thành của một bộ bakhác - Cai Siêu tôi (Superego), cai Tôi (Ego) và cái Nó (Id) Ba yếu tố này trở đitrở lại trong nghiên cứu của Freud với một tầm quan trọng không thể sao nhãng Nó

là yếu tố cốt lõi và có thé coi như sự lý giải gần nhất cho tính xác thực của một đốitượng bao gồm cả hành động, ngôn ngữ Freud cần nhiều bài luận dé có thé định

nghĩa các yếu tố này nhưng về cơ bản, có thể hiểu ngắn gọn như sau: Cái Nó bao

gồm tất cả những gì thuộc về bản năng với nguyên tắc hoạt động chính là khoáicảm Nó có xu hướng muốn, cần và phải được thỏa mãn bằng cách này hay cáchkhác Cái Siêu Tôi được coi như “cái tinh thy cao thượng trong con người ( )không phải là cái gì khác ngoài cái Tôi lý tưởng ( ) ở đó tất cả những gì cha mẹ

truyền đạt cho chúng ta được tóm lược” [19; tr 77] Cái Siêu Tôi “đại diện cho tất

cả những gì bó buộc về mặt đạo đức được thừa hưởng từ cha mẹ, từ lịch sử loàingười, và cũng thông qua cái Lý tưởng của cái Tôi, cái Siêu Tôi cũng đại diện cho

sự khát khao hướng tới sự hoàn thiện.” [19; tr 26] Freud cho rằng, cái Siêu Tôiđược sinh ra từ phức cảm Oedipe Trong môi quan hệ với cái Nó, cái Siêu Tôi xuât

19

Trang 26

hiện trong vai trò là bộ phận chống lại mạnh mẽ các ham muốn và lựa chọn thỏa

mãn Cuối cùng, cái Tôi sẽ đứng ở giữa cái Nó và cái Siêu Tôi Cái Tôi được hình

thành từ hệ thống tri giác Công việc của cái Tôi trước hết là kiểm tra, giám sát cho

phép cái Nó có được phép thỏa mãn hay không Nếu có, nó sẽ thay thế nguyên tắckhoái cảm của cái Nó bằng nguyên tắc thực tiễn Cái Tôi một mặt đảm bảo rằng cái

Nó sẽ đạt được cái nó cần và mặt kia, cam kết quá trình này phù hợp với hệ thống

nguyên tắc khắt khe của cái Siêu Tôi Nó thực chất như một cán cân, cho phép hai

bên (cái Nó và cái Siêu Tôi) cân bằng với nhau Cái Tôi đôi khi cũng hoạt độngtrong cả lúc con người ngủ, nó kiêm soát giấc mơ và sinh ra sự dồn nén với các ham

muốn không thê thỏa mãn Nếu như cái Nó đặt trong sự chi phối của đam mê, của

bản năng, của ham muốn thì cái Tôi mang trong mình sự khôn ngoan, tỉnh táo và lý

trí Nếu như không có cái Tôi, cái Nó sẽ dé dàng thỏa mãn theo những cách tự nhiên

nhất, khiến cho cá nhân có những hành động lệch lạc, sai trái thậm chí tự hủy hoại.

1.1.2 Khái niệm ẩn ức

An ức là một trạng thái tâm lý đặc biệt của con người, mang tính tiêu cực và

có xu hướng luôn thường trực Thuật ngữ ân ức khá gần với khái niệm

“refoulement”, tức sự dồn nén

Dé hiểu rõ về cái gọi là ấn ức cũng như cơ chế sinh ra An ức, một lần nữa cần

phải quay về với sơ đồ cau trúc tâm lý vô thức của Freud - cái Siêu Tôi (Super

Ego), cái Nó (Id) và cái Tôi (Ego) Trong đó, như đã biết, cái Nó hoạt động theonguyên tắc khoái cảm Ở đó chứa những yếu tố thuộc về ban năng hoặc những ham

muốn của con người như: tính dục, hung tính, ăn uống, ngủ nghỉ, được yêu thương,

được chiều chuộng Khi các mong muốn này được đáp ứng ngay và hoàn toàn thì

về cơ bản, con người sẽ cảm thấy hưng phấn, vui vẻ và hạnh phúc Trái ngược lại,

bắt cứ một rào cản nào được đặt ra khiến cho những ước muốn đó không được đáp

ứng, thì một loạt các cảm xúc tiêu cực được hình thành Nó có thé là bực tức, cau

gat, thất vọng, sụp đô hay tội lỗi Và cái Siêu Tôi với những quy định nghiêm

khắc của xã hội, của văn hóa chính là bộ phận kiểm duyệt cho phép các ham muốn

20

Trang 27

này được phép thỏa mãn hay không Nói một cách khác, có thé hiểu ân ức chính là

hệ quả của sự mâu thuẫn giữa cái Nó và cái Siêu Tôi Tuy nhiên, không phải bất cứmột sự không thỏa mãn nào đều là ẩn ức Các trạng thái tâm lý tiêu cực của conngười như buồn bã, thất vọng, bực tức ở cường độ nhẹ đều có thể nhanh chóngbiến mất hoặc được thay thế một cách hoàn toản bằng loạt cảm xúc tích cực mới

Chỉ khi những ham muốn không được thỏa mãn nhiều lần hoặc có sự xuất hiện củabiến có thì ẩn ức mới thực sự xuất hiện Nhìn chung, có thé hiểu đơn giản rằng, ân

ức là sự dồn nén của những trạng thái tâm lý tiêu cực, nó được nảy sinh từ việc cácham muốn, mong mỏi không thê đáp ứng hay thỏa mãn; nó cũng có thể được tạo ra

từ một biến cô với hàng loạt những ám ảnh An ức thậm chí cũng có thé mang tinh

kế thừa Theo như lý thuyết vô thức tập thể của C.Jung thì mỗi một con người thuộc

các quốc gia khác nhau, các vùng văn hóa khác nhau đều có thể mang một vài

những nỗi lo lắng, sợ hãi, nói rộng ra là trạng thái tâm lý chung Chính vì lẽ đó mà,

có thé trong từng giai đoạn cụ thé, có thé vài chục năm hoặc cả trăm năm, một ân ức

có thể tổn tại và được di truyền từ thế hệ nay qua thế hệ khác

Ban chất của ấn ức là sự tổng kết của những trạng thái tiêu cực nên ân ức có

xu hướng khó mat đi, khó được phá bỏ Sự tồn tại đó của ấn ức được lý giải rằng:

“Bản thân các cảm giác dễ chịu không có một đặc điểm bắt buộc hay bám riết nao

trong khi đó, các cảm giác khó chịu lại sở hữu đặc điểm này ở mức độ cao nhất.

Chúng có khuynh hướng áp đặt các thay đổi, chúng tìm mọi cách để giải tỏa ”[19; tr 49] Nhận định này vô tình còn chỉ ra tính giải thích trong mỗi ấn ức Tinh

giải thích của ân ức có thé được hiểu như là việc tham gia của các cảm xúc tiêu cực

vào quá trình hình thành của hành động con người Nói một cách khác, An ức bởi vì

khó mất đi và đôi khi không thể mất đi, nó xu hướng liên tục tìm cách được thỏa

mãn nhưng lại liên tục bị dồn xuống bởi hệ thống kiểm duyệt nên hành động, cáchứng xử và cảm giác luôn có thé bị ảnh hưởng bởi an ức

Tóm lại về ẩn ức, Freud đã có một định nghĩa khá đầy đủ mà các nhà nghiêncứu ngày nay vẫn sử dụng lại: “Ân ức được sinh ra bởi sự xung đột giữa nguyên lý

khoái cảm và nguyên lý hiện thực; những cảm xúc nặng nề bị đây chủ động hoặc bị

21

Trang 28

động từ hữu thức vào vô thức và ở đó chúng vẫn tham gia vào sự quyết định ứng xử

và cảm giác.” (3) Tuy nhiên, phải nói thêm rằng, “ân ức” theo cách mà Freud nhắc

đến ban đầu chỉ những ham muốn tính dục không được giải tỏa theo lý thuyết

Libido Nhưng ở thời điểm hiện tại, qua nhiều phản biện của các nhà Phân tâm học,

ân ức có thé mở rộng phạm vi thê hiện của nó với nhiêu cảm xúc tiêu cực khác.

1.1.3 Khái niệm giấc mơ

Mơ là hiện tượng thường gặp ở hầu hết chúng ta Sự xuất hiện của giấc mơvới những nội dung mơ đôi khi sẽ khiến chúng ta buổn, vui, hoang hoải hoặc thậm

chi không lý giải được Giấc mơ của mỗi người có thé giống nhau nhưng da phan làkhác nhau Sự hình thành giác mơ được điễn ra như thế nào, tại sao chúng ta lại cóthé mơ những cái đó hoặc liệu giấc mơ có tiết lộ điều gì phía trước không cũng luôn

là điều còn bí ân, cần được khám phá Ngày nay, mặc dù nhiều báo cáo nghiên cứu

đều đi theo lý thuyết về mối quan hệ của giấc mơ với giấc ngủ (REM) nhưng van có

những người say mê những lý thuyết khác về giấc mơ, đơn giản vì nó giải đáp đượcbăn khoăn của họ Phân tâm học là một trong những số những hệ lý luận đó Phântâm học của Freud đã có nhiều nghiên cứu cụ thể về giấc mơ Trong sự nghiệp củaFreud, Diễn giải giấc mơ (1900) là một công trình vi đại, cho phép nhận thức củacon người được mở rộng một cách đúng nghĩa.

Về mặt sinh học, giấc mơ trước hết là “một tình trạng trung gian giữa giấcngủ và tình trạng thức tỉnh” [20; tr 73] vì trên thực tế, chúng ta có thể bị đánh thứcbởi giấc mơ hoặc đang mơ và tự nhiên thấy minh tỉnh dậy Tuy nhiên, nếu nghiên

cứu dựa trên cấu trúc tâm lý thì giấc mơ được Freud lý giải kỹ hon Nó được coinhư một “thế pham” cho những suy nghĩ, ham muốn hay ước nguyện trong vô thức:

“Lòng ham muốn chính là sự khích động của giấc mơ, sự thực hiện lòng ham muốn

này chính là nội dung giấc mơ” [20; tr 111] Ngoài ra, Freud cũng nhắn mạnh rangthực chất không có chuyện giấc mo dự báo tương lai như trong dân gian mà khungcảnh đó chỉ là những gi chúng ta mong rang nó sẽ đến mà thôi Giác mơ được Freudchia thành ba loại chính Cụ thé như sau:

22

Trang 29

¢ _ Loại thứ nhất, giấc mơ thé hiện không che đậy một ước nguyện không bị dồn

nén

¢ _ Loại thứ hai, giấc mơ thé hiện có che đậy một ước nguyện bị dồn nén

« Loai thứ ba, giấc mơ thé hiện một ước nguyện đã bị dồn nén nhưng không

che đậy hoặc giả che chưa đủ kín [18; tr 93].

Trong đó, loại giấc mơ thứ nhất thường gặp ở trẻ con và còn được gọi là

“giác mơ trẻ con” Bản chất của kiểu giấc mơ này đơn giản là sẽ đáp ứng tat cả

những mong muốn gì của đứa trẻ mà ban ngày hoặc một hai hôm trước chúng chưathực hiện được Giấc mơ trẻ con thường mang nội dung ngắn ngủi và khá dễ hiểu

Vi dụ như một đứa trẻ có thé mơ được ăn hết giỏ táo, được di chơi ở nơi chúng

muốn nếu trước đó, chúng bị cắm không được ăn những trái táo và chưa được bố

mẹ đồng ý cho đi biển Loại giấc mơ thứ hai phức tạp hơn, thường mang nhiều nội

dung hơn và cũng là dạng giấc mơ phô biến ở người lớn vì lúc này con người đã có

một thâm cấp tâm lý hay cũng có thể hiểu như đã có sự xuất hiện của Superego

Những giấc mơ này thường có một ý nghĩa nhất định, thiên về việc giải tỏa cảm xúchay ân ức nhưng lại không đơn thuần và cực kỳ rối ren, thường được gắn với những

tình huống, sự kiện hoặc hình ảnh khó hiểu và nhiều khi xa lạ Giấc mo này cần

phân tích thì mới có thể hiểu được Giác mơ thứ ba được Freud nhắc đến như một lýgiải cho hiện tượng đang mơ thì bị cắt đứt giữa chừng Nó thường đi kèm cùng

những nỗi sợ hãi.

Đối với những giấc mơ dài, chủ yếu là kiêu giấc mơ thứ hai, thì hình ảnh vàlời thoại ở cuộc trò chuyện trong giấc mơ thường mang sự rời rạc, đứt gãy; tìnhhuống trong giấc mơ có thể lặp đi lặp lại, lần sau khác lần trước ít hoặc nhiều nhưngthường không giống với cảnh thực (18, tr 77) Quá trình này được cho là kết quảcủa tình trạng cô nén và chuyên dịch Trong đó, vì giấc mơ thường mang nhiều ý

nghĩa hơn những gì có trong giấc mơ nên ở đó có sự cô đọng và nén lại Bên cạnh

đó, giấc mơ chứa đựng những ham muốn, ước nguyện bị dồn nén trong vô thức - cái

mà chúng lại cần đi qua bộ phận kiểm duyệt (vẫn hoạt động trong lúc ngủ) đề xuấthiện trên tầng ý thức, nên giác mơ thường bị làm sai lệch đi Mục đích của việc này

23

Trang 30

là che giấu những dồn nén thực sự dé chúng dé dàng đi qua tang kiểm duyệt Điều

này cũng đồng nghĩa với việc giấc mơ sẽ là con đường lý tưởng dé tìm đến với thếgiới của vô thức, của cau trúc tâm lý con người và cũng có thé lý giải những gì có

trong vô thức.

Việc giải thích giấc mơ thường gặp khó khăn ở chỗ ngôn ngữ của giấc mơkhác với ngôn ngữ đời thường chúng ta giao tiếp hàng ngày Ngôn ngữ ở đây cần

được hiểu rộng hơn một dạng tiếng nói hay chữ viết thuộc về van đề quốc gia Trên

thực tế, giác mơ thường chứa một hệ thống ký hiệu dày đặc Ở đó, các biểu tượngxuất hiện với hàm ý 4n sâu tương tự như việc vận dụng phép so sánh hay ân dụ

trong văn chương Bản chất của các ký hiệu là cô đọng và gợi mở nên việc tìm ra

logic của chúng là điều khó và việc mong chờ một sự sắp xếp tuần tự hay rành

mạch cũng là thường là điều không tưởng Nếu giấc mơ chứa những ẩn ức, ám ảnh

trong vô thức mà dễ dàng được lý giải theo sơ đồ đơn thuần thì nó đã thuộc về

phạm trù của những giấc mơ trẻ con rồi

Sau Freud, Lacan là một nhà phân tâm học đã có những bước tiến mới trongviệc giải mã giấc mơ khi lựa chọn con đường thông qua cấu trúc của ngôn ngữ.Lacan cho rằng: “giấc mơ có cấu trúc của một câu của một câu đồ bằng hình vẽ[rebus] nó có cấu trúc của một hình thức ngôn ngữ viết [vốn] đồng thời tái sảnsinh việc sử dụng ngữ âm và biểu tượng của các yếu tố tạo nghĩa, các yếu tố này

cũng có thé được tìm thay cả trong những chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại và các

ký tự vẫn còn được sử dụng ở Trung Hoa.” [11, tr 99] Theo như hướng tiếp cận

của Lacan thì những lời nói vô thức trong giấc mơ có thể là sự biến đổi bao gồm:

những thay thé mang tính ân dụ hoặc là thu hẹp và kéo dai những chữ ban dau

Nói tóm lại, có thể hiểu giấc mơ thực chat là những ám ảnh, hình ảnh, biến

cố, ký ức trong vô thức được thể hiện một cách rời rac, vỡ vụn, lộn xộn, khôngđầu không cuối thông qua hệ thống ký hiệu Việc lý giải giấc mơ dé tìm đến vô thứcđược coi là khả thi nếu bắt đầu từ việc giải thích được ý nghĩa của những biéu tượng

trong giấc mơ và kết nối những mảnh nội dung rời rạc đó lại với nhau Hiệu quả củaviệc phân tích giấc mơ đã được chứng minh bởi những bệnh nhân của Freud và

24

Trang 31

ngày nay nó vẫn được sử dụng Về mặt khoa học, phân tích giấc mơ được coi là mộttrong những kỹ thuật chính của liệu pháp trò chuyện bên cạnh liên tưởng tự do vàphân tích kháng cự Chính vì tính thực tế này mà sự xuất hiện của các giấc mơ trong

tác phẩm văn học cũng hoàn toàn có thể là một dấu hiệu quan trọng tiết lộ về thếgiới vô thức của nhân vật Giải thích giấc mơ cũng sẽ giúp người đọc lý giải sâuhơn những an ức của nhân vật bao gồm cả ám ảnh, biến cố và ký ức - những cái ảnhhưởng trực tiếp đến hành động và trạng thái tâm lý của nhân vật

1.1.4 Vô thức tập thể

Ngoài Freud, vô thức vẫn tiếp tục được nghiên cứu bởi các nhà phân tâm học

sau nảy C.Jung - một học trò xuất sắc của Freud đã đi sâu hơn vào địa hạt của vô

thức và phát hiện ra rằng cái vô thức mà Freud đề cập đến chỉ đơn giản là vô thức

cá nhân và dưới đó còn có vô thức tập thể Vô thức tập thể trong quan điểm của

C.Jung là đại điện cho “vết tích tâm lý của vô số cảm xúc cùng một kiểu” mà rộng

ra là “bản tong kết các công thức hóa của khối kinh nghiệm điền hình to lớn của vô

số các thế hệ tổ tiên” [27; tr 70] Ông cho rằng dưới tang vô thức cá nhân thực tếcòn tổn tại một tầng vô thức tập thể C.Jung khu biệt vô thức tập thể với vô thức cá

nhân bằng quan niệm rang vô thức tập thé không thé nhận biết được trong điều kiện

bình thường, là “những khả năng mà ta được thừa kế từ thời xa xưa dưới dạng một

hình thức nhất định của những hình ảnh được ghi nhớ, hay nói theo cách giải phẫu

học, trong cấu trúc của đầu não Đó không phải là những quan niệm thiên bam, mà

là những khả năng quan niệm thiên bẩm, chúng đặt ra những giới hạn nhất định cho

ngay cả những đầu óc tượng tượng bạo nhất - có thể nói, đặt ra những phạm trù hoạtđộng của trí tưởng tượng, theo nghĩa nào đấy là những tư tưởng tiên nghiệm mà sựtồn tại của chúng không thê xác lập được bằng cách nào khác hơn là thông qua kinhnghiệm cảm thụ chúng.” [27, tr 69-70] Vô thức tập thể là những giới hạn quan

niệm cụ thể về một sự vật, sự việc nào đó được truyền thụ từ đời này qua đời khác,

trong cấu trúc tâm lý, nó có sẵn từ khi chúng ta sinh ra và có thể sinh ra những ám

anh sau nay Ngay cả những người có trí trong tượng phong phú, có sức sáng tạo và

25

Trang 32

tư duy vượt trội cũng khó có thê thoát khỏi sự ảnh hưởng của những hình ảnh mangtính huyền thoại đó Vô thức tập thể không dễ dàng nhận biết giống như vô thức cá

nhân với những ham muốn không được giải tỏa; nó cần đến kinh nghiệm cảm thụ.Nhân loại có thể có những vô thức tập thể chung và mỗi vùng văn hóa cũng sẽ có

những vô thức tập thể riêng Đối với mỗi cá nhân, vô thức tập thể luôn hiện diện vàcho phép chúng ta phát huy tối da sức mạnh tiềm ẩn, nó “khơi dậy trong ta một

giọng nói to hơn giọng nói của chính ta Người nói bằng nguyên sơ tượng dường

như nói bằng hàng nghìn giọng, nó mê đắm và khuất phục, nó nâng cái mình mô tả

từ chỗ ngắn ngủi một lần và tạm thời lên chỗ tồn tại muôn đời, nhờ đó giải phóng

trong ta tất cả những sức mạnh cứu vớt vốn từ xưa đã giúp cho loài người tránh

thoát được mọi tai họa và thậm chí nén chịu được qua cái đêm dài nhất” [27; tr 70]

Luận điểm của C.Jung ngay từ đầu đã có ý xem trọng vi thé của vô thức tập thé

Bên trong thế giới vô thức của loài người còn tồn tại những yếu tố chung mang tính

xã hội, nó uy nghỉ và lớn lao đến nỗi có thé quyết định hành vi của cả một cộng

đồng người chứ không đơn thuần là một cá nhân Đối với quá trình phát triển tâm lýcủa từng cá nhân, vô thức tập thể vừa là cơ sở lại vừa là người thầy dẫn đường Quátrình Individuation (cá nhân hóa) trong quan điểm của C.Jung không tách rời vôthức tập thé Sự xuất hiện của vô thức tập thé cùng nhận định về vai trò then chốtcủa nó đã đây xa lý luận của C.Jung với người thầy của mình

Sau C.Jung, Lacan là nhà phân tâm học một lần nữa nhấn mạnh đến vấn đề

vô thức Diễn ngôn kinh điển của Lacan chính là “V6 thức được cấu trúc giéng nhưmột ngôn ngữ” Đưa ra luận điểm này, Lacan đã đặt ra vấn đề của việc giải mã các

ký hiệu của bản thân các cá nhân theo như lý thuyết của Levi - Strauss Ngoài ra,Lacan còn đưa ra một mô hình RIS khác biệt với bộ ba của Freud (Id - Ego -Superego) bao gồm: Real (cái Thực), Symbolic (cái Tượng) va Imaginary (cái

Tưởng) Mô hình RIS thực chất là mạng lưới cấu trúc của ngôn ngữ Ngôn ngữ có

vai trò tối cao trong lý thuyết của Lacan, sức mạnh của nó bao trùm cả thế giới vôthức Vô thức theo Lacan cũng chỉ hiện hữu trong diễn ngôn của Tha thể

26

Trang 33

Về cơ bản, vô thức ngày càng có xu hướng khác với quan điểm đầu tiên củaFreud Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc mọi lý thuyết về vô thức củaFreud đều dừng lại ở những cuốn sách viết về lịch sử Phân tâm học Ở đây, việcnhìn nhận vô thức như một tiến trình khám phá là điều cần thiết.

1.1.5 Đặc điểm của yếu tô vô thức trong văn học

Freud ngay từ đầu đã có ý cho rằng Phân tâm học có một mối quan hệ mật

thiết với câu chuyện sáng tác văn học hay nghiên cứu tác phẩm Sự hiện diện của vô

thức và bản chất của vô thức có nhiều nét tương đồng với cái Tôi nghệ sĩ Ngoài ra,

từ việc ứng dụng, tiếp nhận các luận điểm về vô thức của nhiều nhà Phân tâm họcsau này thì rõ ràng, phân tích vô thức mặc dù không làm ngã ngũ các quan điểm hay

tat cả câu hỏi về nội dung tác pham nhưng chí ít cũng khai mở những cách thức tiếpcận mới và di sâu được hơn vào văn bản.

Vô thức với người sáng tạo và công việc sáng tạo có một mối quan hệ mật

thiết: “Nghệ thuật là lĩnh vực duy nhất trong đó sức mạnh toàn năng của các ý

tưởng được duy trì cho đến tận thời đại chúng ta Chỉ trong nghệ thuật mới có câuchuyện rằng một người bị các ham muốn khuấy đảo đã thực hiện một cái gì đó như

là một thỏa mãn; và nhờ có ảo ảnh nghệ thuật, trò chơi này làm nảy sinh những xúc

cảm như do một cái gì có thực Thật có lý khi ta nói về sự thần diệu của nghệ thuật,

và nghệ sĩ được ví như người có ma thuật” [2I, tr 169-170] Như vậy, sáng tạonghệ thuật đối với Freud có thể được hiểu như một công việc giải tỏa các dồn nén

bên cạnh các hành vi vô thức, giấc mơ hay các triệu chứng nhiễu tâm Khi Freud

gọi sáng tạo nghệ thuật là “giác mơ tỉnh thức” thì cũng là lúc một tác phẩm văn học

có ý nghĩa tương đồng với một giấc mơ chứa đầy những ham muốn được thỏa mãn

Ngoài ra, Freud cũng cho rang nghệ sĩ sẽ là người dé dàng tìm được đường vào thégiới vô thức nhất vì bản chất của việc sáng tạo nghệ thuật suy cho cùng cũng có xuhướng nương theo một nguyên tắc chung - sự chuyên dịch Freud nhận ra sự tươngđồng của một người nghệ sĩ với bệnh nhân nhiễu tâm Bản thân người nghệ sĩ cũng

có những yếu tố dồn nén không thể giải toa một cách thăng thừng trong thế giới

27

Trang 34

thực - nơi chứa đủ mọi luật lệ và kiểm soát nghiêm ngặt của xã hội Và vì thế, họ đi

vào một thế giới khác, một thế giới tưởng tượng hoặc vẫn là một thế giới thựcnhưng có sự lai ghép của những yếu tố khác, với những ham muốn được thỏa mãn.Quá trình đưa những dồn nén từ tang vô thức đến tiền ý thức cũng giống như việcngười nghệ sĩ phải thai nghén một tác phẩm văn học dé trong đó, những cái chưađược thỏa mãn sé được giải phóng Tuy nhiên, quá trình này cũng không hé tự do

Người nghệ sĩ dù có rút lui về thế giới ảo thì một chân của họ vẫn đứng trong cuộc

sống thực tế, chính vì thế, cần có sự thỏa hiệp giữa cái ham muốn và chuẩn mực đạođức của xã hội Điều này vừa khăng định lại vừa mang tính chất cảnh báo về bản

chất của các tác phẩm nghệ thuật Một bài nhạc, một cuốn sách, một bức tranh như một cái Tôi thông minh, khôn ngoan và lý trí Nó “không là sản phẩm của cáccắm ky hay những luật lệ phản tự nhiên mà là những sáng tạo nằm trong ranh giới

giữa cấm ki hay luật lệ xã hội với nhu cầu tự nhiên Văn hóa nghệ thuật thực hiện

chức năng giải quyết mối quan hệ xung đột giữa cấm ki với tự do, giải quyết van đề

tự do trong tính tất yêu của những quan hệ xã hội.” [9, tr 50]

Giác mơ giải tỏa những dồn nén của vô thức nhưng chúng vẫn phải đi quacác khu kiểm duyệt Vì thế, trong hành trình buộc xuất hiện những ký hiệu Nó có

thê là một tình huống chưa từng xuất hiện hoặc đã có và lặp đi lặp lại nhưng lần sau

khác lần trước Nó cũng có thể là những mảng hình lộn x6n, không theo trật tự tư

duy thông thường Sự sai lệch giấc mơ như một hệ quả tất yếu khi những ướcnguyện dồn nén muốn được ngoi lên tầng trên Kỹ thuật biên dịch giấc mơ màFreud đề xuất đó chính là sử dụng hệ thống ký hiệu với các biểu tượng Đến đây, vô

thức và câu chuyện văn học nghệ thuật lại có điểm bắt gặp Một tác phẩm văn học,

dù ngắn dù dai bao giờ cũng cần được giải mã Thông qua giải mã các biểu tượng

mà giấc mơ sẽ hiện hữu theo những logic dễ hiểu nhất Thông qua bóc tách hệthống hình tượng văn học mà tác pham sẽ được diễn giải Mau chốt ở đây chính là

rõ ràng chúng ta có thé đi một con đường vào tác phẩm văn học giống như trên trục

hình thành và giải mã giấc mơ Vậy thì, liệu có thé coi các yếu tố vô thức như làthành tổ có tính chi phối hình thức của một tác pham văn học khi chúng đã tham gia

28

Trang 35

trong quá trình quyết định nội dung? Chúng tôi nghĩ là Có! Yếu tố vô thức hoàn

toàn có thé được coi như một thủ pháp nghệ thuật

Một tác phẩm có nhiều nét tương đồng với một giấc mơ Tuy nhiên, nhưFreud cũng đã thừa nhận rang nhà văn sẽ có ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của giấc

mơ, phương pháp liên tưởng tự do lại có vẻ không thích hợp để sử dụng trong việcphân tích văn bản Chính vì thé, Charles Mauron - một nha phê bình văn học Pháp,

đã đề xướng phương pháp xếp chồng văn bản với mục đích tìm ra mạng lưới các ámảnh lặp lại dưới sự mờ nhoe cua văn bản Khi có nhiều văn bản cộng hưởng lại,cùng một cấu trúc ám ảnh, nhân cách vô thức của nhà văn được hiển hiện; và

Charles Mauron đã gọi chúng là “huyền thoại cá nhân” [27; tr 15] Một thời gian

dài sau đó, việc tìm ra yếu tô vô thức trong chính tác gia đã đi theo con đường phân

tích này.

Trong nghiên cứu văn học nghệ thuật, khi đề cập đến vô thức tập thé, người

ta không thé bỏ qua cổ mẫu Đối với một tác phẩm văn học, vô thức tập thé thường

gắn liền với sự xuất hiện của các cô mẫu hay còn được gọi là nguyên sơ tượng(archetype), siêu mẫu, nguyên hình Cụ thé, có thể hiểu quan điểm của C.Jung về

cô mẫu là những sự kết tinh của “một phần nhỏ tâm lý con người và số phận con

người, một phần nhỏ nỗi đau và niềm vui - những cảm xúc lặp lại không đều ở vô

số các thế hệ tổ tiên và nhìn chung bao giờ cũng đi theo một hướng” [27, tr 70-71],

nhưng nó cũng có thé là một sản phẩm của sáng tạo và không dé dàng giải thíchgiống khái niệm thông thường Ngoài ra, dễ hiểu hơn, cổ mẫu được định nghĩatrong Từ điển văn học là một khái niệm dùng để chỉ: “những mẫu của các biểu

tượng, các cấu trúc tinh thần bam sinh, trong tưởng tượng của con người, chứa đượctrong vô thức tập thé của cộng đồng nhân loại” [8, tr 792] Nói một cách ngắn gonthì hệ tâm thức của con người chứa những hình ảnh, biểu tượng mang tính tài sảnchung của nhân loại, phạm vi đó gọi là vô thức tập thể Các cổ mẫu chính là mộtdạng thức đặc trưng của vô thức tập thể và việc sáng tạo nghệ thuật theo C.Jung làquá trình “hà hơi sống cho siêu mẫu từ trong vô thức, là trải nó ra và tạo hình chonó.” [27, tr 72] Ở phương diện của người sáng tạo, C.Jung cho rằng bản thân tác

29

Trang 36

giả cũng chính là sự sáng tạo của mình, khi mà các tác phẩm văn học cứ tuôn ra

dưới ngòi bút theo cách chính nhân vật, chính tác phâm mới là cái “cầm tay” tácgiả Và khi đó, cái bản chất căn cốt nhất của một người sáng tác, những bí mật trongthế giới vô thức được phát lộ một cách mặc cho người sáng tạo không bao giờ có ýthể hiện nó Nói một cách khác, vô thức trong tác phẩm văn học thậm chí còn cósức mạnh điều khiến ý thức C.Jung sau đó dựa trên lý thuyết về vô thức tập thé của

mình đã đặt ra van dé phân tích những cô mẫu dé thấy được ý nghĩa thực sự dang

sau các hình tượng văn học Điều này mở đường cho mỗi người đọc tự tìm về với

cội nguồn của mình và theo C.Jung, giá trị của một tác phẩm nghệ thuật cũng là:

“Tr sự không thỏa mãn với đương thoi, nỗi buồn sáng tao dẫn đưa nghệ sĩ đi vào bề

sâu cho tới khi nó tìm thấy trong vô thức mình cái nguyên tượng có khả năng bu

đắp lại cao nhất sự tốn thất va qué quặt tinh thần hiện đại ( ) tác phẩm nghệ thuật

cho phép ta rút ra được những kết luận về tính chất của thời đại nó xuất hiện [27, tr.72-73].

Vô thức trong văn học không chỉ tác động đến tác giả và quá trình sáng tác,tác động đến văn bản với hệ thống hình tượng mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đếnngười đọc Phê bình phân tâm học người đọc hiện tại đang được chú trọng trongnghiên cứu văn học Phương pháp này đi tìm mối quan hệ của vô thức người đọc

với quá trình tiếp nhận văn bản Norman Holland là một nhà phê bình phân tâm họcngười đọc tiêu biéu Lý thuyết cua Norman Holland hướng tới việc khang định “conngười đọc một tác phẩm thực chất là quá trình tái tạo chính bản thân mình” thông

qua “kết quả gặp gỡ giữa tưởng tượng được phóng chiếu bởi tác giả và sự tưởng

tượng của người đọc” [30, tr 64] Norman Holland cũng cho rằng quá trình tái tạobản thân người đọc song hành cùng quá trình tái tạo tác phẩm theo cách mà ngườiđọc muôn và các yêu tô vô thức cũng ảnh hưởng trực tiêp đên cả hai quá trình này.

Phân tâm học nói chung và vô thức nói riêng đều được nghiên cứu rộng rãitrên thế giới Song hành với sự phân nhánh của Phân tâm học, vô thức cũng cónhiều hướng nghiên cứu khác nhau Gaston Bachelard là một trong những nhà

nghiên cứu về phân tâm học từ khá sớm Hướng nghiên cứu chính của Gaston

30

Trang 37

Bachelard từ năm 1938 là Phân tâm học về lửa Lần lượt qua các bài viết, Gaston

Bachelard đã di qua các tinh chất của lửa và coi nó như một công cụ dé phân tích

những mặc cảm của nhà văn với quá trình sáng tạo văn học Tiêu biểu có thể kế

đến: Lita va su ton kính - Mặc cam Prométhée, Lửa ma mo mộng - Mặc camEmpédocle, tiền sử mặc cảm Novalis, Lửa được tinh dục hóa, Mặc cảm Hoffman -Nhưng dot cháy tự bốc, Lửa và sự trong sạch

Loạt bài Phân tâm hoc và văn hoc của Jean Bellemin-Noel đã đặt ra rấtnhiều khía cạnh của vô thức với một tác phẩm văn học Trong đó, Đọc cdi vô thức

là một bài viết có nhiều giá trị cho đến thời điểm hiện tại Jean Bellemin-Noel đãchỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa vô thức và giấc mơ Đồng thời, tác giả cũng nhắnmạnh tới ngôn ngữ với những mưu mẹo và cuộc chơi trong văn bản Ở khía cạnh

này, Jean Bellemin-Noel thé hiện sự đồng tình với lý thuyết của Jacques Lacan vềngôn ngữ: “Vô thức được cấu trúc như một ngôn ngữ ” và “Cái vô thức là diễn ngôncủa kẻ khác”.

V Dundes cũng là một nhà nghiên cứu vô thức nồi bật trên thế giới Ông đisâu nghiên cứu Văn hóa dân gian (Folklore) nhìn từ Phân tâm học Trong đó, tác giảthể hiện sự đồng tình của mình với quan điểm về sự hiện diện của “vô thức tập thể”

của C.Jung; đồng thời cũng thừa nhận sự xuất hiện và phóng chiếu mặc cảm Oedipetrong nhiều nền văn hóa V Dundes có một niềm tin rằng phân tích văn học dângian bằng Phân tâm học có thé đem lại những khả năng lớn trong khi mảnh dat này

lại chưa được các nhà nghiên cứu khai thác triệt dé

Như vậy, yếu tố vô thức xuất hiện trong văn học giống như một thành tố đachức năng Chúng vừa ảnh hưởng đến tác giả, vừa hiển hiện trên văn bản lại vừa có

thé day tác phẩm vào các khuôn nội dung khác nhau tùy theo khả năng tiếp nhận

của người đọc Hướng tiếp cận văn học từ yếu tố vô thức vừa đem lại cách nhìn mới

mẻ cho văn chương đồng thời có thể đi vào tầng nội dung sâu nhất trong mỗi tác

phẩm Vô thức cũng là sự lý giải rõ nét nhất rằng tại sao có những sáng tác in đậm

trong lòng người đọc dù qua bao thời gian.

31

Trang 38

1.2 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong dòng chảy văn học Việt

Nam đương đại

1.2.1 Vài nét về Nguyễn Bình Phương

Nguyễn Bình Phương là một nhà văn khá ấn tượng trên văn đàn và chắc chắn

sẽ còn được thế hệ sau nhắc đến như một hiện tượng Nguyễn Bình Phương sinhnăm 1965, quê ở thành phố Thái Nguyên Mặc dù là nhà văn đương đại nổi bật

nhưng it ai biét duoc rang, Nguyễn Bình Phương đến với văn chương là một sự tình

cờ: “Hồi xưa, khi còn là học sinh, tôi yêu hội họa Nhưng vào bộ đội, chăng hiểuloay hoay thế nào, có lẽ do nhàn rỗi, thì xoay sang viết văn Từ Quân khu 1, tôixuống thi, rồi học Trường Viết văn Nguyễn Du khóa 4 Học xong rồi thì về Tổng

cục chính trị, làm ở đoàn kịch quân đội một năm, rồi làm ở nhà xuất bản Quân đội

Nhân dân, chuyên sang tạp chí Văn nghệ Quân đội.” (6)

Có thể nói sắc màu cuộc sông trong văn chương của Nguyễn Bình Phương ít

nhiều được khơi gợi từ chính cuộc sống thực của nhà văn Nguyễn Bình Phương

sinh ra ở thành phố nhưng sớm phải theo gia đình đi sơ tán tại một vùng quê nông

thôn Khi học hết trung học phố thông, Nguyễn Bình Phương tham gia quân đội(năm 1985) và đến nay đã hơn 30 năm gắn bó với môi trường quân ngũ Bản thânNguyễn Bình Phương trước hết là người lính, cộng thêm vào đó là những trảinghiệm cuộc sống của nhiều vùng đất khác nhau từ thời thơ bé Chính bởi thế, thơvăn của Nguyễn Bình Phương luôn đậm đặc những giá trị cuộc sống, nó gần gũi

đến từng hơi thở Ngay cả khi Nguyễn Bình Phương cé tình khoác lên cuộc sống

một màu huyền ảo thì nó vẫn rất thật như thể rằng cái màu sắc hoang đường ấy

chăng khác gì là những câu chuyện kể, những huyền thoại mà qua nhiều đời mọi

người vẫn truyền tai nhau - những cái vốn dĩ đã và đang hiện hữu ngay chính trongcuộc sống hiện thực của chúng ta

Nguyễn Binh Phương không đến với tiêu thuyết trước tiên Những sáng tác

đầu tiên của Nguyễn Bình Phương chính là thơ Mặc dù trong nhiều cuộc phỏngvan, bản thân tác giả thừa nhận hợp với cả hai thể loại nay và cũng thực lòng thích

thơ nhưng tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương vẫn được giới thiệu rộng rãi và tiếp

32

Trang 39

nhận nhanh chóng hơn Hiện tại, Nguyễn Bình Phương đang làm việc tại Tạp chí

Văn nghệ Quân đội trong vai trò là Tổng biên tập

Hầu hết các tác pham của Nguyễn Bình Phương đều mang không khí tramtrầm, điềm đạm nhưng nó không hề đơn giản Như sóng ở đáy sông, từng con chữ,từng câu từ luôn ấn chứa một mạch ngầm dữ đội, 4n chứa một tâm huyết sáng tạo,

một tâm thé hết minh với nghệ thuật và cả sự cần trọng, không hoang huýt Cũng từnhiều bài phỏng vấn báo chí, Nguyễn Bình Phương đã thể hiện rõ quan niệm của

mình về nhà văn và việc viết răng bản thân mỗi nhà văn sẽ phải có một phong cáchriêng, dấu ấn riêng và muốn xây dựng được cho mình thành công từ những yếu tố

cá nhân đó thì bắt buộc người làm nghệ thuật phải học, học làm văn cũng như mộtquy trình “học ăn, học nói, học gói, học mở” Nhà văn sẽ phải là vừa là người biếtsàng lọc cuộc sống, hình thành giọng điệu riêng nhưng cũng vừa phải biết sử dụng

kỹ thuật đề cô đúc lại và mở rộng ý nghĩa tác phâm

Mặc dù mỗi tác phẩm của Nguyễn Bình Phương đều dé lại những ấn tượng

trong lòng độc giả về một sự lao động văn chương nghiêm túc Tuy nhiên, bản thântác giả lại luôn lấn can về chính đứa con tinh thần của mình Nói về tác phẩm đầutay, Nguyễn Bình Phương thừa nhận: “Tôi không thất vọng, không ân hận về tác

phẩm dau tay của mình, nhưng buôn cười” (17) Đến khi sở hữu những cuốn tiêu

thuyết được đánh giá cao, Nguyễn Bình Phương cũng vẫn mang tâm thế của sự loay

hoay và mong muốn có cho mình một tác pham sau 10 năm đọc lại van thấy ồn

Loay hoay ở đây thực chat là sự đa dang trong cấu trúc tác phẩm đối với từng cuén

tiêu thuyết, là cách chọn lọc từ ngữ, sợ những gì sáo mòn (6) Chính bởi lẽ đó mà

tác phẩm của Nguyễn Bình Phương luôn có một điều gì mới mẻ đối với những cuốntiểu thuyết xung quanh và cả với bản thân chính các tác phẩm trước đó của tác giả.Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương luôn có xu hướng khiến cho người đọc giật mìnhđến sửng sốt vì những từ ngữ “lạ hóa” một cách kinh ngạc

Nguyễn Bình Phương là một nha văn coi văn chương 1a khoái cảm Tác gia

thừa nhận rằng sự vất vả đau đầu trong chọn lựa cách kế chính là niềm vui và ban

thân sẽ viết khi thấy vui, thấy khoái cảm Khi được hỏi rằng liệu có khi nào bị cảm

33

Trang 40

xúc và câu chữ cuốn đi bắt buộc người cầm bút phải theo thì Nguyễn Bình Phươngngay lập tức dứt khoát rằng phần lớn là như thế Nguyễn Bình Phương tự nhận mìnhtheo lối viết cảm xúc nên có thể bị dẫn đường Trong một bài phỏng vấn khác,Nguyễn Bình Phương thậm chí còn hóm hinh chia sẻ rằng con người của tác giamỗi khi sáng tác dường như là một cá nhân hoàn toàn khác - một khi đã cầm bút thì

chìm vào cõi khác, “chìm vào góc cảm xúc không lý giải được ( ) Tôi không diễn

kịch Tôi cứ ngồi với trang giấy viết Viết như thằng rồ Khi viết thì con người nó

chạy đi đâu ai biết Chỉ có một thằng u u ám ám nó ngồi viết.” (6) Tuy nhiên, tácgiả cũng khang định ngay sau đó rằng việc để ngòi bút thỏa sức tung hành chỉ dừng

lại ở quá trình viết Khi bước sang giai đoạn sửa chữa, tác phẩm luôn cần sự can

thiệp của kỹ thuật văn chương Dẫu vậy, chúng ta hoàn toàn có thể khăng định rằng

yếu tố vô thức cũng ít nhiều cũng xuất hiện trong quá trình sáng tác của NguyễnBinh Phương theo cách ma Freud đã từng dé cập đến trong phân tâm học tác giả.Vậy thì, việc sử dụng yếu tố vô thức dé lý giải tác phẩm, lý giải nhân vật và cách kể

chuyện của Nguyễn Bình Phương rõ ràng cảng thêm hợp lý.

1.2.2 Tiếu thuyết của Nguyễn Bình Phương

Nguyễn Bình Phương là đại diện cho những người say đắm với con chữ theo

cả nghĩa đen và nghĩa bóng Với thể loại tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương cókhoảng 10 cuốn, tiêu biểu là: Vào cdi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Người

di vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoat kỳ thủy (2004), Ngồi (2006), Minh và

họ (2014), Kể xong rồi di (2017), Một vi dụ xoàng (2021) Truyện ngăn được

nhắc đến nhiều nhất của Nguyễn Bình Phuong là Di (2000), được in trên tờ Vannghệ Trẻ nhưng lại bị thu hồi ngay sau đó vì những ý kiến trái chiều Và cuối cùng,Lam chướng (1992), Xa thân (1997), Từ chết sang trời biếc (2001), Thơ NguyễnBinh Phương (tuyén thơ, 2004), Budi câu hờ hững (2011) là những tập thơ nỗi bật

của Nguyễn Bình Phương.

Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng nằm trong dòng chảy của văn học

“cởi trói” sau năm 1986 Các ý đồ, tư tưởng và cách thức thé hiện trong tác phẩm

34

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:20