Trong bài nghiên cứu “Nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của người bệnh nội trútại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức” của tác giả Nguyễn Khắc Liêm và cộng sự năm 2018,nhóm tác giả ghi nhận đượ
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM KIM ANH
LUAN VAN THAC Si CONG TAC XA HOI
Hà Nội - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHAM KIM ANH
Chuyên ngành: Công tac xã hội
Mã số: 8760101.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYEN HOI LOAN
Hà Nội - 2021
Trang 3LOI CẢM ON
Đề thực hiện và hoàn thành Luận van thạc sĩ này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp
đỡ cũng như quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Hồi Loan — người trựctiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trongsuốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoản thành đề tài Luận văn thạc sĩ
Tôi xin chân thành cám on Ban giám hiệu nhà trường, cùng toàn thé các thầy côgiáo công tác trong trường, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa Xã hội học đã tận tìnhtruyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giảm đốc, lãnh đạo và cán bộ các khoa phòng và
đặc biệt là các cán bộ Tổ Công tác xã hội — Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn đã giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi dé tôi hoàn thành việc thu thập số liệu phục vụ luận văn
này.
Tuy có nhiều cé gắng, nhưng trong Luận văn thạc sĩ không tránh khỏi những thiếusót Tôi kính mong Quý thầy cô, những người quan tâm đến đề tài, gia đình và bạn bè
tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ dé dé tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2021
Tác giả
Phạm Kim Ảnh
Trang 4LOI CAM KET
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa hoc của cá nhân
tôi, chưa được công bé trong bat cứ một công trình nghiên cứu nào Các số liệu, nội dung
được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định
về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2021
Tác giả
Phạm Kim Anh
Trang 5MỤC LỤC
\ 009099 22 1
DANH MỤC CHU VIET TAT 0 ssseesssssseesssssseecssssecsssnsesesssnecessnsesessnisesssanmeseesneesesseed 3
DANH MỤC BANG, BIEU, SƠ DO wu essssecsssssssssssseessssseessssneecessnesessnnsesessneeessnnesssseed 4(90.100 6
1 Lý do chọn đề tài - ¿5c s£+E2E2 12 12E12E1271717171E1121111211111111 111111 xe 62.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ¿- 55s S9S£2E£EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrkrrrrees 8
2.1 Ý nghĩa khoa hỌc - 22 + 2+2 EEEEEEEEEEE2E1711271711211 11111211 xe, 8
2.2 Ý nghĩa thực tiễn -©22++E+EE£EESEEEEEEEEEEEEE1211211211211 11 1E E1 tre 8
3 Tổng quan nghiên COU c.ccccscsssesssessesssessesssessssssecsusssessuessssssessesssecsusssesssessecsusesecsees 8
3.1 Nghiên cứu về nhu cầu sử dụng dich vụ CTXHBV -5- 5z: 83.2 Nghiên cứu về hiệu qua, vai trò của CTXHBV cscscssscsssessscesstessseesseesves 103.3 Nghiên cứu về mô hình CTXHBV -2¿ 2 ++22++cx+zzzzzxzzxerss 123.4_ Một số mô hình CTXHBV mẫu tại Việt Nam - 5-5-5 5s+sez+zs+z 15
4 Câu hỏi nghiÊn CỨU - G5 01H tt 33
5 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU - - + ¿©5£+S2+S£+S£+EE£EE+E++rxerxerxerxerrerree 33
5.1 Đối tượng nghiên cứu - 2-2 SE +E£SE££E2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrrrei 33
5.2 Phạm vi nghiÊn CỨU - - - - 5E E3111E9301 E911 19111 1 KH HH ng ngư 33
6 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiÊn CỨU 5 <6 113321833113 1E 1 E911 1v vn kg rry 33
6.1 Mục tiêu nghiên CUU - G5 t3 TH Thu ng nh ng 33 6.2 Nhiệm vụ nghiên CỨU - <1 8+1 8353189111511 1 E911 911 911 ng ng rưưn 33
7 000130) iu 0 1 Ả 34
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài LOU - 55525 **++£++EEEseereeerseeeeree 34
7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi -2-22- 5©522x+2zz+£xczzxersz 34
1
Trang 67.3 Phương pháp phỏng vấn sâu - 2© ¿52+ £+EE£EE£EE+EEEEEeEEerrerrerreres 36
7.4 Phương pháp thực nghiỆm - - 5 c2 2182313111311 EEEkrrkerek 38
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA ĐÈ TÀI - 39
1.1 Cơ Sở lý luận -.S cà SH ng TH Hàn Hit 39 1.2 Mô hình áp dụng - 5 kg ghi ngư 48
1.3 Cơ sở thực tiễn St HE E111 11111 rryy 54
CHƯƠNG 2 - ĐÁNH GIÁ NHU CAU SỬ DUNG DICH VU CÔNG TÁC XÃ HỘI
TẠI TRUNG TÂM Y TE HUYỆN GIA VIỄN - - s + eE£E£EEEEEEEEExrkerkerkee 59
2.1 Nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXHBV của bệnh nhân và người nhà 59 2.2 Nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXHBV của nhân viên y tế và ban giám đốc
"Dn 63
CHUONG 3 — THIET KE VÀ DE XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIEN MÔ HÌNH
CONG TÁC XÃ HỘI TẠI TRUNG TÂM Y TE HUYỆN GIA VIỄN 74
Trang 7DANH MỤC CHU VIET TAT
BHYT Bao hiém y té BGD Ban giám đốcCTXH Công tác xã hội CTXHBV Công tac xã hội trong bệnh viện
GDBN Gia đình bệnh nhân
HV Tác giả NSNN Ngân sách nhà nước
NVCTXH Nhân viên công tác xã hội
NVYT Nhân viên y tế
NVXH Nhân viên xã hội
PVS Phong van sâu
TTYTGV Trung tam Y té huyén Gia Vién
TC Than chu
Trang 8DANH MỤC BANG, BIEU, SƠ ĐỎ
Bảng 2.1: Những van đề NVYT đang gặp phải theo đánh giá của BGĐ 70Bảng 3.1: Những van dé cần khắc phục tại TTYTGV theo đánh giá của BGD 94
Bang 3.2: Kết nối nguồn lực là nhân viên y tẾ 2 2 2+2+++£++£x+Exerxerxerxerreee 98
Bang 3.3: Nguồn thu tài chính Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn -5- 103Bang 3.4: Tổng hợp các nguồn thu của bệnh viện (2018 — 2020) -:-5- 103Bang 3.5: Công tác tự chủ về chỉ tài chính -2- ¿+ 2+ £+E+EE+Ek+Ekerxerxerxerkered 104
Bang 3.6: Tình hình thực hiện chi NSNN tại TTYTGV năm 2018 - 2020 105
Bang 3.7: Tổng hợp thực hiện chi từ các nguồn Viện phí, BHYT (2018 — 2020) 106Bang 3.8: So sánh Mô hình CTXH BV tuyến Huyện va BV tuyến Trung ương 115
Bảng 4.1: Tâm lý và hành vi của thân Chủ - . - 25 S113 E + Sky 131
Bảng 4.2: Điểm mạnh và hạn chế của thân chủ - ¿ s +c++E+E£E+EeEt+Eezezeezezrrrs 134Bang 4.3: Vấn đề của thân chủ - 2 2 2 SE+SE£EE£EE£EEEEEEEEEEEE2E12212112121 2121 re 135Bảng 4.4: Đánh giá nhu cầu của thân chủ 2- 5: ©52+x+2z£+£x2EEerxzrxrrxeerxees 138Bang 4.5: Kế hoạch can thiỆp 2-52 2 SE2SE£SE‡EE£EESEEEEEEEE121122121122121 2121 re 145
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mô hình CTXHBV theo chiều dọc . -¿s2©5+22x+zs+zcxz+2 50
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mô hình CTXHBV theo chiều ngang -2- 2-5552 5522s2zz25+2 52
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy quản lý tại Trung tâm Y tế Gia Viễn ¿525525552 56
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ sinh thái các mối quan hệ xã hội của TC -2- z5: 131
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ phả hệ TC 2 2 %+S2+SE£EE£EEEEEEEE2E21121122121121171 212111 U 133
Sơ đồ 4.3: Phân tích thứ tự ưu tiên trong giải quyết vấn đề - 5c se csecs2 141
Sơ đồ 4.4: Cây vấn đề của 'TC ¿- s+cs+2x+EEEE1E212217112112111112111111 01111 11 E1 ve 142Biểu đồ 2.1: Đánh giá mức độ cần thiết bộ phận tiếp đón, hướng dẫn các thủ tục hành
chính tại TTYTGV của người bệnh - - 6 + 1k 9195123 1 1v ng ni, 60
Trang 9Biểu đồ 2.2: Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh về chất lượng thăm hỏi bệnhnhân trong quá trình điều tFị ¿2 2 2+2 E+EE+EE£EE£EE£EEEEEEEEE2EEEEE2EEEEE2EEEEEErkrrrree 61Biểu đồ 2.3: Đánh giá mức độ hiểu biết của người bệnh về CTXHBV 62Biểu đồ 2.4: Mức độ mong muốn thành lập tô CTXH tại TTYTGV của người bệnh 63Biểu đồ 2.5: Bộ phận phù hợp giải quyết các van đề giữa NVTT và bệnh nhân/người nha
DOM ;››ỳši4 84
Biểu đồ 3.4: Các dịch vụ CSSKTT bệnh nhân muốn nhận được từ tổ CTXH 85
Biểu đồ 3.5: Đánh giá mức độ cần thiết bộ phận riêng ghi nhận góp ý của NVYT về cácvấn đề 09013069i1i01419: 001 a 89
Biéu đồ 3.6: Đánh giá hiệu quả các hoạt động gắn kết nhân viên tại TTYTGV 90 Biéu đồ 3.7: Mức độ thực hiện các công việc ngoài chuyên môn theo đánh giá của NVYT
¬—— 92
Biểu đồ 3.8: Những van dé cần cải thiện tại TTYTGV theo đánh giá của người bệnh
"—— 111
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tàiSức khỏe con người vốn là vấn đề luôn được ưu tiên và quan tâm hàng đầu trongnhiệm vụ quản lý Nhà nước kề từ sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh Đặc biệt trong tìnhhình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 kế từ tháng 12/2019 đến nay, van dé bao
vệ sức khỏe của cá nhân và cộng đồng càng được nhẫn mạnh hơn nữa trong những chiđạo của Đảng và Nhà nước ta [38] Không chỉ vào thời điểm dịch bệnh hiện tại, mà Nhà
nước ta đã luôn ý thức được vai trò quan trọng của dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung.
Tuy nhiên đầu tư cho ngànhy tế trong thời kỳ hiện nay càng ngày càng mang nhiều tháchthức, không chỉ bao gồm đầu tư cho cơ sở vật chất, trình độ của y bác sĩ mà còn phải đầu
tư cho những dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh Chính vì thế nghề Công tác
xã hội trong bệnh viện ngày càng được chú trọng và đầu tư vì những hiệu quả của ngànhnghề đem lại trong việc cải thiện trải nghiệm khám chữa bệnh của người dân
Tuy nhiên theo đánh giá hiện nay, nhân lực làm công tác xã hội trong bệnh viện
còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản Theo ông Nguyễn Hồng Sơn (Bộ Y tế), tại nhiềuquốc gia trên thế giới, CTXH đã phát triển và trở thành một nghề chuyên nghiệp Songtại Việt Nam, công tác xã hội trong ngành y tế là lĩnh vực mới, chưa phát triển đúng ýnghĩa và tầm vóc của nó trên tất cả các khía cạnh, từ nhận thức, thé chế, mạng lưới tổchức hoạt động cho tới hệ thống cơ sở dịch vụ Hiện nay, nhân lực ở Phòng Công tác xãhội cũng như các dịch vụ công tác xã hội trong bệnh viện ở nước ta còn rất khiêm tốn,chưa đáp ứng được yêu cầu của dé án “Phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành Y tếgiai đoạn 2011-2020” theo quyết định 2514/QD-BYT ngày 15 tháng 07 năm 2011 của
Bộ Y tế [34]
Tại một số bệnh viện thuộc các tuyến Trung ương, địa phương đã triển khai tương
đối hiệu quả hoạt động CTXH với sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế kiêm nhiệm
và tình nguyện viên nhằm hỗ trợ bác sĩ trong phân loại bệnh nhân, tư van, giới thiệu dich
Trang 11vụ chuyên tiếp Hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh, góp phần giảm bớt khó khăn trong quátrình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh Tiêu biểu như Bệnh viện Bạch Mai,Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện K, Viện Huyết học và Truyềnmáu TW, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW [22] Tuy nhiên trongcác cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện, vẫn còn ton tại thực trạng hoạt động CTXH chưađược triển khai và hoạt động theo đúng chức năng do những hạn chế về nguồn nhân lựccũng như những rào cản trong quan điểm của bộ máy quản lý khi chưa chú trọng đếnnhững dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện Bên cạnh đó, yếu tố về quan điểm, nhậnthức về CTXH trong bệnh viện của đội ngũ quản lý tại các cơ sở y tế là một trongnhiều nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng các cơ sở y tế tuyến tỉnh, đặc biệt làtuyến huyện thường chưa có hoạt động CTXH chuyên nghiệp.
Thực tiễn tại địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong năm 2020, Trung tâm Y tế Huyện GiaViễn (Trung tam Y té huyén Gia Vién va Bénh vién Da khoa huyén Gia Viễn được sápnhập năm 2017, hiện nay gọi là Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn) là đơn vị y té sự nghiệptuyến huyện đầu tiên xây dựng và triển khai mô hình công tác xã hội trong bệnh viện;tuy nhiên mới dừng lại ở bước tuyển dụng nhân sự và đang trong kế hoạch vừa làm vừahọc hỏi dé xây dựng tô CTXH chuyên nghiệp tại Trung tâm Đây là sự đổi mới về cơcau tổ chức, cho thay hướng đi rat phù hợp của Tỉnh khi bắt đầu triển khai về đến tuyến
huyện với mong muốn nghề CTXH được chú trọng hơn nữa, phát huy tốt hiệu quả trong
ngành y tế Tuy nhiên chính vì là cơ sở tuyến huyện đi đầu trong lĩnh vực này nên Trung
tâm còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc trong khâu tô chức và xây dựng mô hình, từ
việc thiếu đội ngũ nhân viên được đào tạo đúng chuyên ngành đến việc lúng túng trongcải tổ cơ sở vật chất, cách thức phân tích và triển khai hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của
ngành Mặc dù trong địa bàn tỉnh đã có mô hình CTXH tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh
Ninh Bình, tuy nhiên về quy mô và tính chất hoạt động của bệnh viện hai tuyến là khácnhau nên Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn gặp khá nhiều khó khăn trong việc học hỏi các
mô hình CTXH tương đương Do đó, đây là một thách thức rất lớn với TTYTGV khi
7
Trang 12đóng vai trò là một trong những bệnh viện tuyến huyện đầu tiên đi đầu trong việc xây
dựng mô hình CTXH trong bệnh viện.
Chính vì những lý do trên, tác giả lựa chọn dé tài “Xây dựng mô hình công tác
xã hội tại cơ sở y tế tuyến huyện (Nghiên cứu trường hợp Trung tâm Y tế huyện
Gia Viễn, Ninh Bình)” với mục đích xây dựng một mô hình phù hợp với tính chất bệnhviện tuyến huyện tại Trung tâm, từ đó có thể là tài liệu tham khảo cho những cơ sở y tếkhác khác triển khai hoạt động Công tác xã hội trong bệnh viện tuyến huyện một cách
hiệu quả.
2 Y nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu được tiến hành dưới sự áp dụng của những lý thuyết về mô hình
CTXH trong bệnh viện, kém theo đó là những soi chiếu về chức năng, nhiệm vụ củaCTXH chuyên nghiệp dé ap dung vao điều kiện thực tiễn, xây dựng một mô hình CTXHtrong bệnh tuyến huyện viện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương Từ đó, cungcấp một hệ thống luận cứ, bằng chứng khoa học thực nghiệm trong nghiên cứu lĩnh vựcCTXH bệnh viện nói chung và đặc biệt là trong những nghiên cứu về mô hình CTXH
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đánh giá được thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXH của các đối
tượng thụ hưởng trong một cơ sở y tế tuyến huyện Từ đó xây dựng mô hình CTXH dựatrên điều kiện thực tế hiện có, đây là cơ sở dé góp ý tham mưu cho lãnh đạo Phòng, Bangiám đốc về việc phát triển nghề Công tác xã hội tại Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn.Kết quả của nghiên cứu có giá trị tham khảo như một cơ sở khoa học không chỉ vớiTrung tâm mà còn với những đơn vị y tế tuyến huyện khác tại tỉnh Ninh Bình nói riêng
và tại Việt Nam nói chung.
3 Tổng quan nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu về nhu cầu sử dụng dich vụ CTXHBV
8
Trang 13Trong bài nghiên cứu “Nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của người bệnh nội trútại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức” của tác giả Nguyễn Khắc Liêm và cộng sự năm 2018,nhóm tác giả ghi nhận được các nhu cầu khác nhau về dịch vụ CTXH của người bệnh,trong đó 81,9% người bệnh có nhu cầu cung cấp dịch vụ chi dẫn thông tin khám chữabệnh, 68,6% người bệnh có nhu cầu cung cấp thông tin giáo dục sức khỏe, 62,9% ngườibệnh có nhu cầu hỗ trợ tâm lý, 55,5% người bệnh có nhu cầu kết nối nguồn lực và hỗ trợ
lệ cao nhất của người bệnh ung thư tại bệnh viện K Bên cạnh đó, khác với kết quả nghiêncứu của tác giả Nguyễn Khắc Liêm rằng người bệnh có mong muốn cao nhất được cungcấp thông tin mạng lưới hỗ trợ người bệnh; thì trong nghiên cứu của Phạm Tiến Nam lạiđưa ra kết quả rằng trong các nhu cầu hỗ trợ về tâm lý, người bệnh cần nhất là được thămhỏi về tình hình sức khỏe và hoàn cảnh khó khăn của gia đình [25]
Tác giả Nguyễn Văn Băng đăng tải trong phần bài báo y học trên website bệnhviện 103 khi nghiên cứu về “Nhu cầu tư vấn của bệnh nhân bị bệnh lý ung thư nằm điềutrị tại bệnh viện Quân y 103” năm 2020 lại đưa ra kết quả nghiên cứu rằng người bệnh
ít có nhu cầu tư vấn về chi phí điều trị bệnh, mà chủ yếu là nhu cầu được thăm hỏi, động
viên từ các cán bộ nhân viên y tế [1]
Trong các nghiên cứu của tác giả Lý Thị Hảo (Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội,
học viện Khoa học xã hội) về “Công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh máu từ thực tiễnViện Huyết học — Truyền máu Trung Ương” năm 2016 [13]; tác giả Nguyễn Hà My(Luận văn thạc sĩ CTXH, Đại học Thăng Long) về “Công tác xã hội cá nhân trong việc
hỗ trợ nhu cầu tâm lý xã hội cho bệnh nhân sau chân đoán ung thư vú (nghiên cứu trường
9
Trang 14hợp tại bệnh viện Ung bướu Hà Nộn)” năm 2016 [23]; tác giả Vũ Thị Thu Phuong (Luận văn thạc si CTXH, học viện Khoa học xã hội) “Công tác xã hội trong bệnh viện từ thực
tiễn Trung tâm Hemophilia, Viện huyết học truyền máu Trung ương” năm 2016 [30] đềuchỉ ra kết quả người bệnh có nhu cầu khá cao (trên 60%) về tat cả các tiêu chí của dich
vụ truyền thông nâng cao nhận thức
Mặc dù trong các nghiên cứu trên, các tác giả đã tìm hiểu và phân tích được tươngđối đầy đủ và đa dạng các nhu cầu của bệnh nhân liên quan đến các vấn đề như: kết nốinguồn lực, hỗ trợ từ thiện; cung cấp dịch vụ truyền thông nâng cao nhận thức; hỗ trợ tâmlý; cung cấp dịch vụ chỉ dẫn thông tin chung về khám chữa bệnh Tuy nhiên các nghiêncứu trên vẫn còn tôn tại hạn chế đó là nghiên cứu chỉ đánh giá nhu cầu của người bệnhnội trú với quy mô nhỏ nên tính đại diện của nghiên cứu hạn chế về mặt phạm vi, khôngthể suy rộng từ kết quả nghiên cứu Bên cạnh đó do điều kiện hạn chế nên nghiên cứuchỉ thực hiện được trên đối tượng người bệnh nhân năm điều trị nội trú trên 3 ngày tạibệnh viện mà không thé tiến hành khảo sát ở người bệnh đã ra viện
3.2 Nghiên cứu về hiệu quả, vai trò cia CTXHBV
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Huệ, Dương Thị Phương về “Vai trò
của nhân viên Công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung Ương” năm 2015, đã chỉ ra vai
trò quan trọng của đội ngũ nhân viên CTXH trong bệnh viện Đội ngũ nhân viên CTXH
đã thực hiện vai trò là người hỗ trợ, vai trò là người môi giới trung gian, vai trò là người
giáo dục hướng dẫn với các nhóm đối tượng người bệnh, người nhà người bệnh và nhân
viên y tế Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động CTXH tại bệnh viện Nhi
Trung ương vẫn còn nhiều khó khăn, hoạt động hỗ trợ của nhân viên CTXH chưa thực
sự chuyên nghiệp Nguyên nhân xuất phát bởi nhiều lý do khác nhau trong đó nguyênnhân lớn nhất là thiếu nguồn nhân lực, khi mà nhu cầu của người bệnh, người nhà ngườibệnh và nhân viên y tế quá lớn nhưng số lượng nhân viên CTXH còn ít, chưa đáp ứng
được nhu câu của nhiêu đôi tượng Bên cạnh đó, nhận thức của các đôi tượng người nhà
10
Trang 15người bệnh, nhân viên y tế về CTXH còn hạn chế đã phần nào hạn chế tính chuyên
nghiệp của hoạt động CTXH trong bệnh viện [ 14]
Trong cuốn Hội thảo quốc tế: Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về Công tác xã hội và
An sinh xã hội (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội), tác giả Đặng Kim Khánh Ly và DươngThị Phương đã nghiên cứu về “Định hướng vai trò của nhân viên công tác xã hội trongcác bệnh viện ở Việt Nam hiện nay” (năm 2013) và đề xuất 11 vai trò của NVCTXH đốivới bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế Bên cạnh đó, nghiên cứu cònphân tích được lợi ích của sự xuất hiện của Nhân viên CTXH chuyên nghiệp tại bệnhviện Đây là bộ phận có thé đáp ứng được các nhu cầu cho những nhóm xã hội trongbệnh viện, hướng đến hoàn thiện chất lượng dịch vụ CSSK trong bệnh viện Việt Namnhư: thỏa mãn nhu cầu về vật chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu hòa
nhập của bệnh nhân; thỏa mãn các nhu cầu cho nhóm người nhà bệnh nhân và nhóm
trị cho bệnh nhân, các bệnh viện nên đưa CTXH vào trong các hoạt động tại bệnh viện
như một Tổ, Phòng, Ban dé CTXH có thé phát huy được tối đa các chức năng và nhiệm
vụ [9]
Tác giả Nguyễn Đức Hữu khi nghiên cứu về “Vai trò của Công tác xã hội trong
bệnh viện tại Úc” đã đưa ra kết quả nghiên cứu rằng công tác xã hội trong bệnh viện có
vai trò bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe của người bệnh thông qua việc tư van cácvấn đề xã hội có liên quan cho người bệnh và gia đình của họ trong quá trình điều trị;tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ trên cơ sở tìm hiểu và phân tích các yếu tố xã hội có ảnhhưởng đến sức khỏe của người bệnh; kết nối các dịch vụ hqỗ trợ cho từng người bệnh;
11
Trang 16nghiên cứu cung cấp bằng chứng từ thực tế hoạt động đề đề xuất chính sách; hỗ trợ giảitỏa tâm lý cho người bệnh, người nhà và nhân viên y tế [ 15]
Khi đánh giá về “Công tác xã hội trong bệnh viện Việt Nam giai đoạn 2011 —
2020: Thành tựu và Thách thức” trong Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát
triển (Tập 04, Số 01-2020), tác giả Phạm Tiến Nam và cộng sự đã đưa ra cái nhìn tổngquan về những thành tựu mà CTXH trong bệnh viện đã thực hiện trong giai đoạn, bêncạnh đó chỉ ra những thách thức mà CTXH đang gặp phải như: hệ thống chính sách chưahoàn thiện, chưa có quy định bồ trí biên chế CTXH trong bệnh viện cũng như chưa banhành chuẩn năng lực, chuẩn đạo đức cho nhân viên CTXH trong bệnh viện Tuy nhiênkết luận của nghiên cứu van khang định vai trò của CTXH là bộ phận không thé thiếu
trong các bệnh viện, hoạt động công tác xã hội thực hiện chức năng hỗ trợ người bệnh,
người nhà người bệnh trong suốt quá trình khám chữa bệnh, tạo nên sự hài hòa giữa théchất và tinh than trong mối quan hệ giữa người bệnh với những người xung quanh tại co
sở y tế Do đó dé thúc day sự phát triển CTXH trong bệnh viện, trong thời gian tới Bộ Y
tế tiếp tục hoàn thiện các chính sách liên quan, xây dựng mạng lưới và hoàn thiện hệthống quản lý hoạt động CTXH trong bệnh viện Xây dựng quy định biên chế, định biên
và ban hành tiêu chuẩn người hành nghề CTXH Từ đó thúc đây hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng cho người làm CTXH dé hướng tới chuyên nghiệp hoạt động CTXH trong bệnhviện nói riêng, trong ngành Y tế nói chung [26]
3.3 Nghiên cứu về mô hình CTXHBVBài viết “Mô hình Công tác xã hội tại Mỹ và hướng ứng dụng tại Việt Nam” của
tác giả Trương Nguyễn Xuân Quỳnh và Phạm Thị Thu đăng ngày 26/11/2016 trên mục
Những van dé lý luận và thực tiễn thực hành tại Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Công tác xãhội trong Bệnh viện cho thấy điều kiện ở Việt Nam đòi hỏi cần có những mô hình được
đưa vào áp dụng, tuy nhiên, việc áp dung mô hình CTXH nào tại các bệnh viện ở Việt
Nam còn tùy vào nhu câu, cơ câu và mục tiêu của từng bệnh viện Bài việt đã phân tích
12
Trang 17đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của từng mô hình đối với từng hệ thống bệnh viện tại
Việt Nam [32]
Một số tác giả đã biên soạn các giáo trình về công tác xã hội va công tác xã hộitrong bệnh viện nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của nhiều tổ chức cá nhântrong lĩnh vực CTXH trong y tế như: Tác giả Nguyễn Hồi Loan (năm 2014) trong giáotrình Công tác xã hội đại cương, đã nghiên cứu tổng quan về các vấn đề công tác xã hộitrên thế giới và tại Việt Nam [18] Giáo trình cũng đưa ra những phương hướng chonhững người làm Công tác xã hội những kiến thức căn bản, giúp định hình và hiểu rõnét về nghề Một tác giả khác Đặng Kim Khánh Ly (201 1) với chương sách về Quan hệ
xã hội trong bệnh viện: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay đã làm sáng tỏ nhữngmối quan hệ cá nhân và cộng đồng trong Bệnh viện Ngoài mối quan hệ thầy thuốc vàngười bệnh, tác giả còn làm rõ mối quan hệ giữa các thầy thuốc với nhau, giữa nhữngngười bệnh trong cùng một bệnh vién [20] Các nghiên cứu này đã phần nào làm sáng
tỏ tính cần thiết và tính định hướng trong việc hoàn thiện mô hình hoạt động CTXHtrong Bệnh viện tại Việt Nam Tuy nhiên, cũng giống như các nước đang phát triển, việc
áp dụng mô hình CTXH tại các bệnh viện ở Việt Nam còn rất mới mẻ và gap nhiều bỡngỡ trong quá trình triển khai
Đề cập đến mô hình CTXH trong bệnh viện tại Mỹ, tác giả Trương Nguyễn Xuân
Quỳnh và Phạm Thị Thu trong nghiên cứu “Mô hình Công tác xã hội tại Mỹ và hướng
ứng dụng tại Việt Nam” trong cuốn Kỷ yếu hội thảo Khoa học: Công tác xã hội trongbệnh viện — Những van đề lý luận và thực tiễn thực hành có chi ra, các bệnh viện ở Mỹthường có hai mô hình công tác xã hội Mô hình CTXH theo chiều dọc thì có một phòngCTXH chuyên nghiệp điều phối hoạt động CTXH chung và có đội ngũ nhân viên xã hội
có thé thực hiện được nhiều vai trò và có thé luân chuyền vị trí cho nhau Mô hình CTXHtrong bệnh viện thứ hai là được tổ chức theo chiều ngang, trong đó, ở mỗi khoa chức
năng sẽ có một nhân viên y xã hội riêng và thực hiện các công việc chuyên môn đặc thù
mà từng chuyên khoa và với những kiến thức sâu hơn về bệnh lý của bệnh nhân Mỗi
13
Trang 18một mô hình CTXH đều có những ưu và nhược điểm, do đó đòi hỏi nhà quản lý bệnhviện cân nhắc khi áp dụng ở Việt Nam [32]
Bên cạnh đó, trong các đề tài luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Minh “Mô
hình CTXH trong bệnh viện từ thực tiễn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện nội
tiết Trung ương” [21] và đề tài của tác giả Dương Thị Phương “Đánh giá hiệu quả hoạtđộng của mô hình CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương” năm 2012 đều đánh giá hiệu
quả hoạt động của mô hình phòng CTXH và chỉ ra những hiệu quả mà phòng đem lại
đối với bệnh viện như: bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế [31] Tuy nhiêntrong các nghiên cứu này, các tác giả chưa chú trọng vào phân tích cơ cấu của mô hình
dé từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm mà chỉ đang tập trung vào đánh giá các
hoạt động hiện có.
Mặc dù các công trình nghiên cứu, các bài viết nói trên đã phản ánh các vấn đề
liên quan đến mô hình CTXH trong lĩnh vực y tế nhưng vẫn còn rất ít các công trìnhnghiên cứu về mô hình phòng/ tổ CTXH trong một BVĐK tuyến huyện; đặc biệt là một
mô hình đúng chuẩn làm tốt các nhiệm vụ CTXH và dap ứng day đủ các tiêu chí của 1
phòng/tổ chức năng cơ bản trong Bệnh viện Những tài liệu, sách báo, công trình nghiên
cứu về vấn đề này cũng còn rất hạn chế.
Theo kết quả khảo sát giữa Trường Đại học Y tế công cộng và Vụ tô chức cán bộ,
Bộ Y tế thực hiện trên 500 bệnh viện trong cả nước năm 2019 cho thấy: 100% các bệnh
viện ở tuyến Trung ương đều đã thành lập Phòng hoặc Tổ CTXH, tuyến tỉnh là 96,14%
và tuyến huyện là 88,65% Tỷ lệ bệnh viện thành lập Phòng/tổ CTXH tương đối cao,
nhưng chỉ có 64,29% bệnh viện tuyến Trung ương có nhân viên CTXH chuyên trách,
tuyến tỉnh là 44,22% và tuyến huyện là 25,2% Những bệnh viện còn lại đều bố trí nhânviên kiêm nhiệm làm CTXH Trong số nhân viên CTXH chuyên trách thì tỷ lệ được đàotạo đúng chuyên ngành CTXH là khá khiêm tốn, một số ít được đào tạo về chuyên ngành
xã hội học và tâm lý, còn lại đều là nhân viên y tế được điều chuyên sang làm nhiệm vụ
CTXH [27].
14
Trang 193.4 Một số mô hình CTXHBV mẫu tại Việt Nam
3.4.1 Mô hình CTXH trong bệnh viện tại Bệnh viện Nhỉ đồng 2
Bệnh viện Nhi Đồng 2 là một trong những bệnh viện chuyên khoa nhi hàng đầu
khu vực phía nam Bệnh viện có sứ mệnh chăm lo sức khỏe cho các bệnh nhi đến điềutrị Vì khỏe mạnh là trạng thái thoải mái toàn diện về: thé chat, tinh thần và xã hội khôngphải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật nên việc điều trị toàn diện cầnđáp ứng đủ 3 tiêu chí trên Từ nhiều năm qua bệnh viện đã có nhiều hoạt động chăm lo
về tinh thần và xã hội cho bệnh nhân như thành lập Tổ hướng dẫn, thông tin, tổ Trợ giúpbệnh nhân nghèo nhưng tất cả đều mang tính tự phát từ thực tế
Từ năm 2010 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dé dn Phát triển nghề Công tác xãhội (CTXH) giai đoạn 2010-2020 và tiếp theo là một số Quyết định và Thông tư của các
Bộ, Sở, Ban ngành liên quan, nghề CTXH đã có cơ sở pháp lý và phòng CTXH trong
bệnh viện chính thức được thành lập.
Phòng CTXH thuộc khối các phòng chức năng thuộc bệnh viện Nhi Đồng 2 chịu
sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2
> Chức năng [12]
- Tham mưu cho Giám đốc BV tổ chức thực hiện cung cấp các dịch vụ về công tác xãhội cho bệnh nhi (BN), thân nhân bệnh nhi (TNBN) và nhân viên y tế trong quá trình
khám chữa bệnh cho trẻ em.
- Là đầu mối cho việc điều phối mọi hoạt động mang tính xã hội trong bệnh viện nhằmmang lại lợi ích tốt nhất cho BN trong suốt quá trình điều trị bệnh, nhất là những hoạt
động mang tính nhân đạo, từ thiện giúp BN và TNBN yên tâm hơn trong thời gian
năm viện
- Phòng CTXH cũng là bộ phận duy trì và quảng bá hình ảnh của BVNĐ2 đến với côngchúng thông qua hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe và hoạt động báo/đài trên
15
Trang 20cả nước Từng bước mở rộng phạm vi hoạt động dé trở thành trung tâm huấn luyện vathực hành về nghề công tác xã hội trong bệnh viện.
- Thông tin, truyền thông và phô biến, giáo dục pháp luật
- Vận động tiếp nhận tài trợ và thực hiện hoạt động từ thiện hỗ trợ BN có hoàn cảnh
khó khăn.
- Đào tạo, bồi dưỡng: tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho tác giả
ngành công tác xã hội Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhânviên y tế và nhân viên bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y
tế cho người làm việc về công tác xã hội.
- Phối hợp và hỗ trợ Doan Thanh niên tổ chức các hoạt động từ thiện
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Giám đốc
Phòng có 5 tổ hoạt động với các chức năng riêng và phối hợp với nhau trong
nhiệm vụ chung của phòng:
Trang 21Phối hợp với Đoàn Thanh niên, tổ chức Công đoàn tô chức các hoạt động văn hóavăn nghệ, thé duc, thé thao cùng những giải trí lành mạnh phù hợp cho nhân viên y tế và
BN đang nằm điều trị tại bệnh viện
Phối hợp và hỗ trợ Doan Thanh niên tổ chức các hoạt động từ thiện như khámchữa bệnh miễn phí cho trẻ em vùng sâu vùng xa trao quà/tặng vật vào những dịp lễ/tếtcho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại cộng đồng
> Tổ Truyền thông và Giáo dục sức khỏe:
Xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho BN và tổ chức thực hiện
kế hoạch sau khi được phê duyệt.
Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo sự chỉ đạocủa Ban Giám đốc bệnh viện căn cứ theo quy trình tiếp và làm việc với các cơ quan
báo/đài.
Xây dựng nội dung, tài liệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các dịch vụ và hoạt
động của bệnh viện đến BN và cộng đồng thông qua tô chức các hoạt động chương trình
sự kiện, hội nghị, hội thảo.
Phối hợp hướng dẫn các tô chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện, hỗ trợ
về công tác xã hội của bệnh viện
Tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh sinh viên các
cơ sở dao tạo nghé công tác xã hội
Phối hợp với các phòng chức năng liên quan như phòng Tổ chức Cán bộ, phòng
Kế hoạch tổng hợp phòng Điều dưỡng đơn vị BHYT của bệnh viện thực hiện cập nhật
và tô chức phô biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác
khám bệnh, chữa bệnh, hoạt động của bệnh viện cho cán bộ, viên chức đang công tác tại
bệnh viện; cho BN và TNBN.
17
Trang 22Bồi đưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viênbệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làm việc về
Hỗ trợ cán bộ, viên chức của bệnh viện trong những trường hợp nhân viên gặp
vướng mắc với BN trong quá trình điều trị.
Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ, phòng Quản trị triển khai tổ chức thực hiện
quy tắc ứng xử hòm thư góp ý của bệnh viện.
> Tổ Thông tin và hướng dẫn:
Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
của bệnh viện cho bệnh nhân ngay từ khi người bệnh vào bệnh viện.
Hỗ trợ BN trong các thủ tục hành chính, trong thực hiện các qui trình khám chữa
bệnh khi có yêu cầu
> T6 Trợ giúp bệnh nhân nghèo:
Tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất từ các cá nhân và tô chức
Thực hiện hoạt động từ thiện dé hỗ trợ BN có hoàn cảnh khó khăn
18
Trang 23Mô hình hoạt động phòng CTXH
Khách hàng thân thiết ——————————
= An bàn ToChamsoc |
| Tiếp > Không hai lòng khách hàng
Bệnh viện Nhi Đồng2 CaN ¬
Người dân » dich ¬ " `
Tổ Thông tin & Vụ : 7
về khi xuất viện
Tổ Truyền thông và giáo dục sức khỏe hoạt động liên tục rộng khắp trong bệnh
viện bằng nhiều kênh giúp thông tin đến BN và TNBN có thêm kiến thức phòng bệnh
chăm sóc sức khỏe
Tổ Trợ giúp xã hội trong môi trường bệnh viện tổ chức các hoạt động nhằm manglại sự thoải mái về tinh thần cho BN đặc biệt là các BN mắc bệnh mạn tinh ung thư phải
nằm điều trị lâu đài Các hoạt động thiện nguyện ngoài bệnh viện như khám chữa bệnh,
tặng quà cho BN nghèo, BN gặp thiên tai, thảm họa.
19
Trang 24Tất cả các hoạt động của các tổ đều nhằm mục đích góp phần mang lại sự hài lòngcho BN và TNBN đây là điều kiện tiên quyết dé bệnh viện luôn là nơi lựa chọn hang đầukhi người bệnh cần.
1.12 Mô hình CTXH trong bệnh viện tại Bệnh viện Nhi trung wong
Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện chuyên cung cấp dịch vụ khám và điềutrị cho trẻ em lớn nhất trong cả nước Trung bình mỗi ngày có khoảng 4000 lượt bệnh
nhi tới khám và khoảng 1400 lượt bệnh nhi điêu trị nội trú với những bệnh từ đơn giản
cho tới hiểm nghèo Mỗi bệnh nhi đi điều trị sẽ kèm theo 1 — 3 người nhà đi cùng, đócũng là gánh nặng lớn về kinh tế cho mỗi gia đình người bệnh cũng như cho bệnh viện.Với những gia đình khó khăn có con mắc bệnh hiểm nghèo, thời gian họ sống trong Bệnhviện nhiều hơn là sống ở nhà Chính vì vậy dẫn tới tình trạng kinh tế của họ ngày càng
khánh kiệt, tâm lý mệt mỏi, chán nản, buông xuôi.
Mặc dù là một bệnh viện tuyến trung ương với quy mô lớn, thèo theo đó là những
phát triển tiến bộ về hệ thống máy móc cũng như con người Nhưng bệnh viện Nhi trung
ương không tránh khỏi còn một số vấn đề khác tồn tại như: [16]
Những ton tại Hậu quả
_ Số bệnh nhân ngày càng quá tải;
-Ty lệ bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo,hoàn cảnh khó khăn cần trợ giúp rat
cao;
Các dịch vụ y tế chưa được liên kết;
Bệnh nhân hiểu biết về bệnh còn hạn
Trang 25- _ Cách giao tiệp ứng xử giữa nhân viên | - Buông xuôi,
y tê với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân còn chưa đúng mực,
Xuất phát từ những tồn tại đó, đòi hỏi cần có phòng Công tác xã hội tại Bệnh viện.Ngày 28/09/2008 Ban Giám đốc bệnh viện quyết định thành lập Tổ Công tác xã hội trựcthuộc phòng CDT — DT — NCKH Sau gần 2 năm hoạt động, ngày 01/05/2011, Ban Giám
đốc quyết định thành lập Phòng CTXH Cho tới nay, phòng CTXH đã đi vào hoạt động
được 10 năm với chức năng, nhiệm vụ và một sô mục tiêu cụ thê:
Hỗ trợ, giúp đỡ người bệnh, giúp họ có thé tự đương đầu với các van dé của
cá nhân mình;
Giúp người bệnh có thé áp dụng một cách tốt nhất, linh hoạt các dịch vụ chămsóc sức khỏe y tế hiện có theo đúng nhiệm vụ của ngành y tế “Bảo vệ sứckhỏe, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân, truyền thông giáo dục sứckhỏe, vệ sinh phòng chống bệnh dịch, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức
năng ”;
Hỗ trợ nhân viên y tế trong quá trình giải thích, tư vấn, tham vấn cho bệnh
nhân, người nhà bệnh nhan ;
Tổ chức các hoạt động gây quỹ: Phòng CTXH luôn có những hoạt độngthường niên để gây quỹ như: tham gia tổ chức các chương trình hội nghị vàhội thảo của bệnh viện; tô chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, chiếu phim,sinh hoạt kể truyện, nghe nhạc, vẽ tranh, sinh nhật hàng tháng trên phòng bệnh,nhằm phục vụ đời sống tinh thần cho bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện; tôchức các chương trình cho các bệnh nhi trong các dịp lễ, tết; tổ chức các hoạt
động hiến máu nhân đạo; tăng cường các hoạt động hỗ trợ cộng đồng; tổ chức
các chuyến đi khám bệnh miễn phí cho người dân nghèo tại các tỉnh
> Vai trò của CTXH tại Bệnh viện Nhi Trung ương
21
Trang 26Là một trong những bệnh viện đi đầu cả nước trong triển khai hoạt động CTXHtrong bệnh viện, tới thời điểm này, viện Nhi Trung ương đã trải qua hành trình 10 nămvới những kết quả to lớn trong các hoạt động trợ giúp bệnh nhân, gia đình người bệnh
về nhiều khía cạnh như: chăm sóc sức khỏe thé chat và tinh than, làm cau nối giúp bệnhnhân tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ một cách tốt nhất Để có được những kết quả đó, khôngthê không kể tới vai trò to lớn của CTXH Dưới đây là một số vai trò cơ bản của phòng
CTXH tại Bệnh viện Nhi Trung ương:
- Vai trò tham vấn, tư vấn cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân
Thực tế cho thấy, có quá nhiều em nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo, phải điều trị lâu
dài tại viện Vì vậy, bản thân bản thân các bệnh nhi cũng như gia đình các em thường
mệt mỏi, chán nản, khủng hoảng tâm lý và có ý định buông xuôi Cũng chính thời điểm
đó, các nhân viên CTXH sẽ tích cực tran an tâm lý, tham vấn, tư vấn cho bệnh nhân, gia
đình bệnh nhân, giúp họ vơi đi nỗi buôn, cảm nhận được sự sẻ chia, sự thấu cảm từ phíabệnh viện, giúp họ mạnh mẽ hơn dé duong dau va tiép tuc hanh trinh diéu tri bénh, tiéntới sống khỏe, sống tốt và sông có ích, từ đó giảm bớt gánh nặng cho gia đình, xã hội
- Vai trò là cầu nói, huy động nguồn lực
Với những bệnh nhân gặp khó khăn đang điều trị tại viện, hơn bao giờ hết họ rất
can sự hỗ trợ từ các cá nhân, tô chức trong và ngoài nước giúp họ và gia đình vơi đi phannào những khó khăn, nhất là những gia đình thuộc diện nghèo, dân tộc thiểu số ở vùngsâu vùng xa Dé có thé giúp họ tiếp cận được với các nguồn lực, nhân viên CTXH tại
bệnh viện đã tích cực tuyên truyền, kết nối tới các nhân tố, tổ chức, cộng đồng, kêu gọi
sự hỗ trợ cho những bệnh nhi gặp khó khăn về vật chất như: các suất cơm, cháo, bún,
phở, xe lăn, quần áo, sách vở, tiền viện phí, Trung bình mỗi ngày phòng làm cầu nốimang tới khoảng 60 — 90 suất cơm miễn phí cho bệnh nhân và gia đình người bệnh; hỗtrợ việc làm bán thời gian cho những gia đình có nhu cầu dé trang trải cuộc sống và cóthêm tiền chữa bệnh cho con như: phụ giúp các quán cơm, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng
22
Trang 27rửa sửa xe máy, ô tô, Bên cạnh đó, nhân viên CTXH tại bệnh viện cũng tham gia vào vận động các nguôn tài trợ vê Nghiên cứu khoa học và đào tạo; vận động các trang thiệt
bị y tê, các chương trình gây quỹ của bệnh viện,
Dưới đây là Quy trình tiếp nhận tài trợ:
Bước 2: Lên Bước 4:
kê hoạch và Lượng giá
hồ trợ tùy và kêt thúc theo hình
thức tài trợ
- Vai frò giáo duc, cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với mỗicha mẹ, nhưng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhi càng quan trọng và cần thiết hơn baogiờ hết Chính vì vậy, phòng CTXH đã có những hoạt động tuyên truyền, cung cấp thôngtin, kiến thức hướng dẫn người nhà bệnh nhân biết cách chăm sóc sức khỏe thê chất và
tinh than cho bệnh nhi Tổ chức các buổi chia sẻ, trò chuyện, giúp gia đình biết cách
chăm sóc trẻ phù hợp theo độ tudi cũng như mức độ bệnh tật của con em họ
- Vai trò hỗ trợ bệnh nhân tiếp cận các chính sáchHiện nay Đảng, Nhà nước ta có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho bệnh nhân nóichung và bệnh nhân là trẻ em những gia đình khó khăn, dân tộc thiểu số nói riêng Tuynhiên, không phải bệnh nhân và gia đình người bệnh nào cũng nắm rõ được những chínhsách đó, có những bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế, nhưng khi nhập viện và phải điều trị,gia đình bệnh nhân cũng không biết sử dụng thẻ BHYT như thế nào Chính vì vậy, nhânviên CTXH đã tích cực tới từng buồng bệnh dé tham van, hỗ trợ giúp bệnh nhân biết
23
Trang 28được những quyền lợi mình được hưởng theo đúng chính sách của Đảng, Nhà nước; từ
đó giúp họ giảm thiêu được phần nào những khó khăn về tài chính, tiến tới cải thiện đượcđiều kiện sống và chăm sóc người bệnh tốt hơn
Dưới đây là quy trình hỗ trợ bệnh nhân của phòng CTXH tại Bệnh viện Nhi Trung
Một số bệnh nhân và người nhà bệnh nhân còn hạn chế về nhận thức trong một
số khía cạnh của cuộc sống nói chung cũng như trong lĩnh vực y tế nói riêng, dẫn tới tìnhtrạng họ bị thiệt thòi về quyền lợi Khi đó nhân viên CTXH sẽ tham gia biện hộ, nói thay
cho tiếng nói của bệnh nhân và gia đình họ tới các nhân tố, tổ chức có thâm quyền, nhằm
đem lại những quyền lợi tốt nhất cho họ
- Vai trò hỗ trợ nhân viên y tế
Phòng CTXH luôn có những hoạt động giúp cho gia đình người bệnh và nhân
viên y tế thông cảm, hiểu và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác thăm khám và điều trị; cùng phòng điều dưỡng tham gia các cuộc họp gia đình bệnh nhân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của gia đình người bệnh; tham gia cùng Ban giám đốc trong việc giải quyết kiện
cáo, thắc mắc của gia đình người bệnh; tham gia thực hiện các chương trình gây quỹ cho
bệnh viện
24
Trang 29Vai trò đào tạo, huẳn luyệnPhòng CTXH đã có nhiều hoạt động như: tô chức các lớp tập huấn nâng cao kiếnthức, kỹ năng về CTXH cho các bác sĩ, điều dưỡng trong bệnh viện; phối hợp, trợ giúpcác đơn vị quan tâm đến việc phát trién nghề CTXH trong bệnh viện; phối hợp cùng Dai
sứ quán Isarel tổ chức thành công khóa học “Chú hè bác sĩ” dành cho các y bác sĩ và
điều dưỡng tại bệnh viện; duy trì lớp học “Hy vọng” dành cho bệnh nhi điều trị tại bệnh
viện.
> Thuận lợi trong tô chức các hoạt động CTXH tại BV Nhi TW
Dé có thé ton tại và tiếp tục phát triển các hoạt động trợ giúp cho các đối tượngkhó khăn trong suốt 10 năm qua, phòng CTXH đã có những thuận lợi trong tô chức các
hoạt động hỗ trợ bệnh nhân như:
Nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kip thời từ Ban Giam đốc BV;
Nhận được sự phối hợp chặt chẽ với các Khoa, Phòng trong viện;
Nhận được sự quan tâm, đồng hành của cộng đồng, các tổ chức, đoàn thê, cácdoanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước cùng với sự hỗ trợ, tuyên truyềncủa các cơ quan báo chí, truyền thông;
Sự tâm huyết của đội ngũ cán bộ, nhân viên CTXH của phòng;
Vì là phòng CTXH của viện nhi — đối tượng trẻ em thường dé động vào lòng
trac ấn của cộng đồng xã hội, nên các hoạt động của phòng luôn có sự chung
tay góp sức của cộng đồng;
Phòng CXH của BV Nhi TW là một trong những phòng CTXH đi đầu tronghoạt động trợ giúp các đối tượng khó khăn trong bệnh viện, với bề dày 10 nămhoạt động cùng với tính chuyên khá cao trong tất cả các hoạt động Đó cũngchính là lý do khiến nhiều cá nhân, tổ chức mong muốn được hợp tác, làm
việc cùng phòng.
> Khó khăn trong tô chức các hoạt động CTXH tại BV Nhi TW
25
Trang 30Bên cạnh một số thuận lợi, phòng CTXH còn gặp phải một số khó khăn nhất định
CTXH trong y tế vẫn còn là một lĩnh vực mới tại Việt Nam hiện nay;
Vẫn còn thiếu nhân lực được đảo tạo đúng chuyên ngành CTXH;
N guon nhân lực chưa có nhiều kinh nghiệm hoạt động CTXH;
Sự quan tâm của Giám đốc bệnh viện về nghề CTXH chưa tương xứng;
Cơ cau tô chức bộ máy tô chức của phòng chưa hoàn chỉnh: thiếu 01 cử nhân
Luật, 01 cử nhân Tâm ly ;
Cơ sở pháp lý chưa đủ mạnh dé phát triển nghề CTXH trong y tế;
Chưa có một hệ thống xuyên suốt kết nối giữa các tuyến, các bộ phận;
CTXH trong bệnh viện vẫn mang nặng tính chất từ thiện, giúp đỡ tạm thời ởphần ngọn và chưa bền vững;
Từ ngày 01/04/2016, Bệnh viện thành lập phòng truyền thông và chăm sóc
khách hàng dẫn tới: các hoạt động của phòng CTXH bị gián đoạn, không
xuyên suốt từ phòng khám tới giường bệnh; không thực hiện đầy đủ những
quy định về chức năng, nhiệm vụ thông tư 43/2015/TT/BYT ban hành ngày
26/11/2015
Một số bệnh nhân dau tình trạng kinh tế của minh, dé mong muốn được giúp
đỡ dẫn tới lãng phí sự hỗ trợ vì trao nhằm quà;
Một số nhân viên CTXH làm việc chưa đúng quy trình, do chưa được đào tạo
đúng chuyên môn, dẫn tới tình trạng tham vấn, tư vấn cho bệnh nhân, gia đình
bệnh nhân chưa đúng, đủ, kéo theo tình trạng bệnh nhân, gia đình bệnh nhânhiểu sai, hiểu lầm về chức nhăng, nhiệm vu của phòng CTXH.
> Giải pháp khắc phục khó khăn và thúc day hoạt động CTXH tại BV Nhi
TW
Dé tối ưu hóa các hoạt động được tốt hon, rat cần tới những giải pháp mang tinh
toàn diện và cụ thê
26
Trang 31- _ Cần có khung pháp ly day đủ về CTXH trong bệnh viện và tại các cơ sở y tế;
- Cần có sự hỗ trợ, chỉ đạo thường xuyên, thông nhất của lãnh đạo trực tiếp và
cấp trên;
- Cần có sự ủng hộ, phối hợp và tạo điều kiện của các đơn vị trong bệnh viện;
- _ Cần có kế hoạch cho các hoạt động cụ thé, rõ ràng;
- _ Đội ngũ nhân viên CTXH cần có tâm huyết, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
cũng như năng động, sáng tạo, chủ động trong tất cả các hoạt động;
- _ Cần có sự chung sức của cả cộng đồng, xã hội;
- Can tô chức các khóa tập huấn trong và ngoài nước cho đội ngũ nhân viên
CTXH của các phòng và các y bác sĩ trong bệnh viện
3.4.3 Mô hình CTXH trong bệnh viện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
trung uvong
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có chức nang là tuyến cao nhất, mũi nhọn
chuyên sâu về khám, chữa bệnh phục hồi chức năng về các bệnh truyền nhiễm, nhiệt đớivới cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại ngang tầm các nước tiên tiễn trong khu vực vàtrên thế giới Trong tình hình diễn biến phức tap của dịch COVID-19, Bệnh viện BệnhNhiệt đới Trung ương hiện dang là cơ sở tiếp nhận nhiều bệnh nhân COVID-19 nhất cảnước với đội ngũ y bác sĩ đông đảo, chuyên nghiệp và trách nhiệm; trải qua nhiều đợt
dịch căng thắng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vẫn đang làm tốt sứ mệnh của
mình, là cửa ngõ “đón tiếp” dịch bệnh an toàn, tin cậy của nhân dân
Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được thành lập
ngày 08/11/2019, với mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của điều trị, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe người bệnh, tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và
thé chat của người bệnh, giữa người bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người xung quanh và với nhân viên y tế; gia tăng sự hài lòng của người bệnh va người
nhà người bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện [8]
27
Trang 32Chức năng chính của Phòng CTXH là thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến côngtác xã hội cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế trong quá trình khámchữa bệnh Cụ thể:
« Tro giúp giải quyết các van đề về tâm lý, xã hội cho người bệnh, người nhà người
bệnh, thầy thuốc và nhân viên y tế trong quá trình tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh và các dịch vụ khác tại Bệnh viện;
« _ Giải quyết các mâu thuẫn, xung đột phát sinh giữa thầy thuốc, nhân viên y tế với
người bệnh, người nhà người bệnh có liên quan đến bệnh tật và quá trình khám
bệnh, chữa bệnh trong Bệnh viện;
« Kêu gọi các nguồn tài trợ, hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn;
e Thực hiện công tác truyền thông, dao tạo và tuyên truyền các hoạt động dịch vụ
Trang 33Đào tạo nhân viên phòng CTXH về giải quyết các thủ tục BHYT một cách thànhthao dé có thé cung cấp thông tin, tư van cho người bệnh có chỉ định chuyền cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc xuất viện một cách chính xác nhất Hỗ trợ, tư vấncho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người bệnh, cácchương trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tẾ, tro cap xã hội trong khám bệnh,
Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện, hỗ trợ
về công tác xã hội của bệnh viện
> Thong tin, truyền thông và phố biến, giáo dục pháp luật:
Thực hiện: Tổ truyền thông và quan hệ công chúng
Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí những vấn đề
liên quan đên hoạt động công tác xã hội của Bệnh viện;
29
Trang 34« Lam đầu mối phối hợp với phòng Kế hoạch Tổng hợp, Phòng Điều dưỡng xây
dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và tổ chức thựchiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
« _ Phối hợp với phòng Kế hoạch tông hợp, Phòng Quản lý chất lượng xây dựng nội
dung, tài liệu dé giới thiệu, quảng bá hình anh, các dịch vụ va hoạt động cua bệnhviện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tô chức các hoạt động, chương trình,
sự kiện, hội nghị, hội thảo;
« _ Phối hợp với phòng Kế hoạch Tổng hợp cập nhật và tổ chức phô biến các chính
sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh,hoạt động của bệnh viện cho nhân viên y tẾ, người bệnh và người nhà người bệnh;
« Phối hợp với Phòng Quản lý chất lượng, Phòng Điều dưỡng, Phòng Kế hoạch
tổng hợp tô chức thực hiện quy tắc ứng xử, hòm thư góp ý của bệnh viện;
« Phối hợp với tô chức Công đoàn Bệnh viện, Đoàn Thanh niên bệnh viện tổ chức
các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thé duc, thé thao phù hợp cho nhân viên y tế và
người bệnh.
> Vận động tiếp nhận tài trợ:
Thực hiện: Tổ truyền thông và quan hệ công chúng
Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động các đơn vị bên ngoài cùng tham gia,
tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chat để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn (Hoạtđộng chi tiết theo Quy chế quản lý quỹ xã hội, từ thiện)
> Hỗ trợ nhân viên y tế; Đào tạo, bồi dưỡng:
Thực hiện: Tổ Chăm sóc khách hàng + T 6 Tong hop
« Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hop cần thiết
dé hỗ trợ công tác điều trị;
30
Trang 35« _ Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mac với người bệnh trong quá
trình điều tri;
¢ Tham gia hướng dan thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh, sinh viên các
cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội;
¢ _ Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viên
bệnh viện; phối hợp dao tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làmviệc về công tác xã hội
> T6 chức các hoạt động từ thiện Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm
và các đơn vị bên ngoài cùng phối hợp thực hiện (Chi hoạt động chỉ tiết theo Quy chế
quản lý quỹ xã hội, từ thiện)
> Các hoạt động khác: Theo sự phân công của Dang ủy, Ban Giám
đốc Bệnh viện
= Tiểu kết
Các bệnh viện mẫu mà tác giả tìm hiểu chủ yếu tô chức mô hình CTXH theo chiều
dọc, nghĩa là có riêng biệt một khoa/phòng đảm nhiệm các chức năng, nhiệm vụ của
CTXHBV Các nhân viên sẽ thực hiện các vai trò cua mình theo sự phan công của trưởng
phòng và ban giám đốc Trong phòng sẽ được phân chia thành từng tổ chuyên môn, mỗi
tô sẽ hoạt động với một chức năng nhất định và đều hướng đến thực hiện nhiệm vụ chungcủa phòng Nhân lực trong mỗi tổ thường sẽ được giữ cố định dé đảm bảo duy trì tínhchuyên môn trong từng lĩnh vực, tuy nhiên các tô sẽ thay phiên luân chuyền công việc
tại từng khoa, phòng bệnh.
31
Trang 36Số lượng nhân lực của phòng CTXH tại các bệnh viện trên cũng tương đối đồngđều, cụ thể: Bệnh viện Nhi đồng 2: 9 người, Bệnh viện Nhi trung ương: 7 người, Bệnhviện Bệnh Nhiệt đới trung ương: 73 người Với số lượng nhân viên CTXH không quánhiều, thì mô hình CTXH theo chiều dọc là một hướng tổ chức phù hợp với tình hình
các bệnh viện mẫu nêu trên.
Tùy vào tình hình thực tế tại mỗi bệnh viện, mỗi phòng CTXH sẽ có những thuậnlợi và khó khăn khác nhau Về thuận lợi, tác giả cho rằng, việc phân chia phòng thànhtừng tổ chuyên môn sẽ giúp phát huy được tối đa năng lực của các nhân viên, nhữngngười có thế mạnh về tư vấn, biện hộ sẽ làm việc trong Tổ chăm sóc người bệnh, người
có năng lực truyền thông và ngoại giao sẽ phù hợp trong Tổ truyền thông va quan hệcông chúng Bên cạnh đó, việc phân chia thành các Tổ chuyên môn bám sát vào chứcnăng, nhiệm vụ của phòng sẽ giúp cấp trên dễ dàng quản lý các hoạt động cũng nhưthuận lợi trong đánh giá chất lượng làm việc Đây sẽ là những ưu điểm tác giả ghi nhận
dé từ đó xây dựng mô hình CTXH tại Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn
Những khó khăn khi tổ chức CTXH theo chiều dọc có thê kê đến là việc yêu cầucác NVXH trong phòng phải là những người có năng lực và kinh nghiệm thực tế Do sốlượng nhân viên không nhiều, khi phân chia vào các tổ chuyên môn thì mỗi tô sẽ chỉ có
từ 2-3 nhân viên Vì vậy dé thực hiện tốt chức năng của tô mình, yêu cầu mỗi nhân viênphải có kiến thức và kỹ năng tốt trong lĩnh vực minh phụ trách dé đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ Ngoài ra, việc phải luân phiên làm việc tại các khoa, phòng tại bệnh viện cũng
là một trong những khó khăn yêu cầu NVCTXH phải có khả năng điều phối và sắp xếpcông việc, có kỹ năng trong việc giao tiếp, xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp vớicác nhân viên y tế khác Như vậy mới có thé đảm bao thực hiện tốt sứ mệnh của CTXH
trong bệnh viện.
32
Trang 374 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXHBV của BN, NNBN và cán bộ NVYTtại TTYTGV như thế nào?
Câu hỏi 2: Nên áp dụng và xây dựng mô hình CTXHBV nào tại TTYTGV?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Mô hình Công tác xã hội trong bệnh viện tại Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn
5.2 Pham vi nghiên cứu s* Pham vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 06/2020 — 02/2021
“+ Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn, Thị tran Me, huyện Gia
Viễn, tỉnh Ninh Bình.
s* Pham vi nội dung
Trong giới hạn thời gian, kiến thức của tác giả trong Luan văn thạc sĩ nay, nghiên
cứu sẽ dừng lại ở việc thiết kế một mô hình CTXHBV phù hợp với nhu cầu và nguồnlực của Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn
6 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
6.] Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nham mục tiêu xây dựng một bản thiết kế mô hình CTXH trong bệnhviện tại Trung tâm Y té huyén Gia Vién
6.2 Nhiệm vu nghiên cứu
- Nhận diện quy chuẩn về mô hình CTXH trong các cơ sở y tế tại Việt Nam
- _ Đánh giá nhu cau cần thiết dich vụ CTXH BV tại TTYTGV
33
Trang 38- Phan tích thực trạng hoạt động CTXHBV hiện có tại một số bệnh viện mẫu
tại Việt Nam, từ đó xây dựng mô hình CTXH tại TTYTGV.
- Dé xuất giải pháp hoàn thiện mô hình CTXH tại TTYTGV
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đề tài phân tích các tài liệu thứ cấp nghiên cứu về Công tác xã hội trong các cơ
sở y tế như: Giáo trình Công tác xã hội trong bệnh viện, Kỷ yếu hội thảo Khoa học: Côngtác xã hội trong Bệnh viện — Những vấn đề lý luận và thực hành, và các quy định củaNhà nước về quy chuẩn hành nghề, chức năng, nhiệm vụ như: Đề án 32 của Chính phủ:
Đề án phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2010 — 2020, Thông tu 43
của Bộ Y tế: Quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện dé hiểu về những quy định chung khi hành nghề Công tác xã hội nói
chung, Công tác xã hội trong bệnh viện nói riêng.
Ngoài ra, nghiên cứu những tài liệu về tổ chức và hoạt động của Phòng/Ban/T 6
Công tác xã hội tại một số bệnh viện mẫu như: Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện
Nhi đồng 2, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương giúp tác giả thu thập được luận cứthực tiễn xác thực cho dé tai, làm cơ sở dé so sánh và học tập mô hình CTXHBV
Bên cạnh đó, Phương án thành lập Tổ CTXHBV, Kế hoạch tuyên dụng Nhân viênCTXHBV, Kế hoạch hoạt động của TTYTGV trong năm 2019 — 2020 là những tài liệuquan trọng giúp tác giả tiếp cận thuận lợi và xây dựng hướng đi đúng đắn cho đề tài
7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
s* Bang hỏi tự ghi dành cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
- SỐ lượng mẫu: 200 bệnh nhân (chủ yếu là bệnh nhân nội trú, với những bệnh
nhân không đảm bảo sức khỏe dé thực hiện điều tra, có thé thực hiện khảo sát
với người nhà bệnh nhân đó).
34
Trang 39Tại Trung tâm Y rễ huyện Gia Viễn, bệnh nhân được phân loại thành hai nhóm:bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú Những bệnh nhân ngoại tru thường đến khám,chữa bệnh trong thời gian ngắn (vài tiếng hoặc 1 buổi) nên thời gian tiếp xúc giữa bệnhnhân và NVCTXHBV ít, sự liên kết không chặt chẽ Do đó trong nghiên cứu này chỉ tậptrung chủ yếu vào bệnh nhân nội trú vì những tác động rõ nét của CTXHBV đối với nhómbệnh nhân này Kế từ đây trở di, từ khóa “bệnh nhân” trong nghiên cứu được hiểu là
Chọn bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú tại khoa khám bệnh, TTYTGV trong
thời gian điều tra từ tháng 06/2020 đến tháng 12/2020 Chọn mỗi ngày từ 5 đến 10 ngườibệnh đồng ý tham gia nghiên cứu
+ Bang hỏi tự ghi dành cho nhân viên y tế
- _ Số lượng mau: 100
35
Trang 40- Mục đích điều tra:
" Đánh giá hiệu qua dịch vụ CTXH trong bệnh viện hiện có đối với nhân
viên y tế của Trung tâm
= Nắm bắt nhu cau và kỳ vọng của nhân viên y tế ở dịch vụ CTXH trong
bệnh viện.
- _ Cách thức chon mẫu: Mẫu ngẫu nhiên thuận tiện
Tác giả gửi mẫu bảng hỏi cho đại diện các Khoa, phòng và nhờ trợ giúp triển khaiđến các nhân viên Số lượng 100 nhân viên y tế đã bao gồm các Phòng khám đa khoa,Trạm y tế Xã, thị trấn trực thuộc Trung tâm
= Nam bắt mong muốn và kế hoạch hoàn thiện phòng CTXH hiện tại.
- _ Cách thức chọn mẫu: Ngẫu nhiên thuận tiện
Tổ CTXH tại Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn hiện tại gồm 04 thành viên: 01
Bác si, 01 Cử nhân CTXH, 01 Điều dưỡng, 01 Y si
Đề đảm bao tính khách quan, tác giả tiễn hành PVS ba thành viên còn lại của Tổ
CTXH dé có những mô ta thực tế hoạt động CTXH tại Trung tâm.
s* Phong van sâu nhân viên y tế
- Số lượng: 10
- Mục đích PVS:
= Ngoai mục đích đánh giá chất lượng hoạt động cũng như ghi nhận
những mong muốn góp phan hoàn thiện Phòng CTXH tai cơ sở, PVS
36