1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch sáng tạo tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

110 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển du lịch sáng tạo tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
Tác giả Nguyen Thi Ngoc Nhung
Người hướng dẫn TS. Nguyen Thu Thuy
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Du lịch
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 24,63 MB

Nội dung

Du lịch sáng tạo “là một loại hình du lịch văn hóa”, hình thức phát triển này hướng tới phát triên cộng đồng theo hướng bền vững và dựa vào văn hóadia phương dé khai thác và tạo điều kiệ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thu Thủy

XÁC NHAN HỌC VIÊN CAO HỌC ĐÃ CHỈNH SỬA

THEO QUYÉT NGHỊ CỦA HỘI ĐÒNG CHÁM LUẬN VĂN

Chú tịch hội đồng chấm luận văn Người hướng dẫn khoa học

Hà Nội-2023

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT 2- «se cse©sssesssesssesse 3

DANH MỤC BANG BIỂU 2-5 << se se ssessessetsetserssrserssese 4

NY CO 0.1 00011255 Ư ,ÔỎ 5

1 LY do chon dé nh .44 4 ÔỎ 5

2 Mục đích nghién CỨU - - c1 111931 E 81 911 E1 9v 9v ng ng ry 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 2 s+s+zx+rx+zxzxzrezrxee 7

4 Lịch sử nghiên cứu van đề 2 + s+Sx++k£EEtEE2EEEEEEEEEEEerkrrkrrkrrex 8

5 Phương pháp nghiÊn CỨU - - (c1 E19 9v ng ng ngư 9

6 Ý nghĩa của đề tài s5 Ssc sex 2E11212712121121121121121111 1111k II

7 Câu trúc của đề tài -¿- + cs set EE22112112115717171121121121111 1111 re 11

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE PHAT TRIEN DU

1.2 Điều kiện phát triển du lịch i0 20

1.2.1 Điều kiện chung cho phát triển du lịch sáng tạo . 201.2.2 Điều kiện cầu dé phát triển du lịch Sáng {ẠO cv 221.3 Tình hình phát triển du lịch sáng tạo ở một số tỉnh của các nước trên thế

giới và bài học kinh nghiệm cho Con Cuông 5 5555 <<>+<<<s>++ 23

1.3.1 Một số tỉnh tại Thái Lan 2-2-2 ©5£+5£+E£2££2£E+£E+£xerxerered 23

1.3.2 Một số tinh tại Nhật Bản -¿- SE +EvE+EEEEeEerkrrerkerees 28

1.3.3 Một số tỉnh tại Việt Nam 2-52-5222 2E2EEcEEerkerkrrrrrei 32

Tiểu kết chương Ì -¿- 2 25-©E+SE+EE2E££E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrree 34

CHUONG 2: DIEU KIỆN VÀ THUC TRANG PHÁT TRIEN DU LICH

SANG TẠO TẠI HUYỆN CON CUONG, TINH NGHỆ AN 35

2.1 Tổng quan về địa bàn huyện Con Cuông 2-2 2+2 +2 35

1

Trang 4

2.1.1 Vị trí địa lý -cccccc 222 E222 Hrn g1 treo 35

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên c¿-52+ttcckttttrrtrrrtrrtrrrrrtrrrrrrrirerrrrieg 36

2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hộii -¿- + s+k+k+E£EE+E+EeEEEzEeErxskerrreree 38

2.2 Khả năng cung ứng của du lịch sáng tạO 5555 + << x+svcesex 40

2.2.1 Tài nguyên du lịch khai thác cho du lịch sang tạo 40

2.2.2 Nguồn nhân lực của du lịch sáng {ạO - «7-5 «++<+++eex+sexss 492.3 Cầu du lịch sáng {ạO ¿- ¿+ ©s+EE+E2EEEEEEEE11211211171111E 1111 1e 562.4 Sản phẩm du lich dé phát triển du lịch sáng tạo tại huyện Con Cuông 652.5 Nhận xét về tiềm năng và thực trạng du lịch sáng tạo tại huyện Con

CUÔN, (G019 HH TH 69

Tiểu kết chương 2 ¿- 2c ©5£ + 222212 EEE1EE1E717121121121121111 1121 cre 73

CHUONG 3: ĐỊNH HUONG VÀ KHUYEN NGHỊ PHÁT TRIEN DU

LICH SÁNG TẠO TẠI HUYỆN CON CUÔNG, TINH NGHỆ AN 74

3.1 Căn cứ đề xuất định hướng, khuyến nghị - 2-5 5+ 5x2 74

3.2 Các định hướng phát triển du lich sáng tạo tại huyện Con Cuông 78

3.2.1 Xây dựng hệ thống các sản phẩm đặc trưng của du lịch sáng tạo 78

3.2.2 Xây dựng hệ thống mô hình khác nhau dé phát triển DLST 81

3.2.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và xúc tiến quảng bá du lich 84

3.2.4 Day mạnh sự tham gia của cộng đồng dân cư vào phát triển hoạt

Ong du lich Sang tao 87

3.2.5 Giai phap vé dao tao phat trién nguồn nhân lực du lịch chất lượng

3.2.6 Huy động các nguồn lực va vai trò của chính quyền địa phương

các cấp trong chiến lược phát triển du lịch sáng tạo . - 90E84 0100 91

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

VQG: Vườn quốc gia

OTOP: One Tampon One Product

Mỗi làng một sản pham

OVOP: One village one product

Mỗi địa phương một sản pham.

Trang 6

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 1.1 Danh mục sản phẩm 5* của OTOP 2 2 2 s>s+zxccse2 27

Bảng 2.1 Hiện trạng lao động ngành du lịch Con Cuông giai đoạn 2015-2020

Bảng 2.2 Bảng cơ cấu về độ tuổi tham gia khảo sát DLST tại Con Cuông 57

Bảng 2.3 Bảng cơ cấu về giới tính tham gia khảo sát DLST tại Con Cuông

Bang 2.9: Bảng cơ cầu món ăn -¿- 2-52 E+SE+EE££EC£EEEE2EEEEEEEEerkerkerree 62

Bảng 2.10: Bảng chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí -:-5:-: 62Bảng 2.11: Bảng cơ cấu mức độ hài lòng về dịch vụ - 2-52 64Bang 2.12: Bảng đặc điểm chuyên gia tham gia phỏng vắn 65

Trang 7

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Du lịch từ lâu đã trở nên phổ biến và trở thành thói quen của nhiều

người, gop phần không nhỏ trong việc giải quyết van đề tinh than cho nhữngngười yêu thích du lịch trên thế giới Với mức sống ngày càng cao, nhu cầucàng lớn, con người dành nhiều thời gian và tiền bạc cho du lịch Khi nói tớivai trò của du lịch, du lịch góp một phần to lớn trong việc phát triển kinh tế

đất nước, đồng thời thúc đây các ngành kinh tế có liên quan khác phát triển, nâng cao cơ sở hạ tầng nơi phát triển du lịch, tạo việc cho cộng đồng cư dân

địa phương.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch còn là tiền đề cho các

ngành dịch vụ bé sung liên quan như mua sắm, giải tri, vận chuyên, khách sạn nhà hang, Trên cơ sở đó, nhiều tinh đã xây dựng chiến lược phát triển du

lịch thành ngành mũi nhọn Với sự tăng trưởng liên tục của ngành du lịch trên

thế giới và ở Việt Nam đã dẫn đến hiện trạng có nhiều loại hình du lịch, sảnphẩm du lich bị sao chép giống nhau như du lich shopping, du lịch mạo hiểm,

du lịch chữa bệnh điều đó làm ảnh hưởng đến cảm nhận không tốt khi trải nghiệm các dịch vụ tương đối giống nhau Với thực tế này, một loại hình du lịch mới là hết sức cần thiết dé thu hút khách du lịch.

Du lịch sáng tạo “là một loại hình du lịch văn hóa”, hình thức phát triển

này hướng tới phát triên cộng đồng theo hướng bền vững và dựa vào văn hóadia phương dé khai thác và tạo điều kiện cho KDL tham gia trải nghiệm trựctiếp

Tham gia vào hoạt động của du lịch sáng tạo, khách du lịch có nhiềunhững cơ hội dé phát huy khả năng sáng tạo của mình cũng như có thé cảm

nhận được chân thực những giá trị văn hóa từ những trải nghiệm có được.

Trang 8

Đặc trưng của du lịch sáng tạo là nâng cao nhận thức, trải nghiệm những kinh

nghiệm sống thú vị, từng dân tộc có những nét văn hóa độc đáo khác nhau,

từng vùng dân cư khác nhau trên thế giới Với những đặc trưng trên khiến cho DLST mang một màu sắc mới và được xem là hoạt động DL của thế hệ mới,

có khác biệt với những loại hình du lịch truyền thống trước đây

Dia bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An là trung tâm của VQG Pù

Mat với hệ thong động - thực vật phong phú, cộng đồng dân tộc Thái và Dan

Lai và các dân tộc an hem chung sống trên địa bàn vẫn lưu giữ được nhữngnét bản sắc, có nhiều những nét văn hóa độc đáo, mới lạ Hai yếu tố quantrọng này đã giúp địa phương có điều kiện dé khai thác tiềm năng, phát triển

du lịch Day là những cơ hội lớn để Con Cuông có thé triển khai phát triểnhình du lịch mới trong tương lai Có thé kể đến quan điểm phát triển du lịch

mới là du lịch sáng tao, đây là quan điểm phát triển du lịch phát triển dựa trên

sự tham gia và có tính sáng tạo của khách du lịch với điểm đến Hay nói cách

khác quan điểm phát triển này dựa trên những tài nguyên du lich văn hóa của

địa phương.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về du lịchsáng tạo và trên địa bàn huyện Con Cuông chưa có công trình nghiên cứu vềviệc phát triển hình thức du lịch sáng tạo trên cả phương diện thực tiễn và lý

luận Do đó tìm hiểu và nghiên cứu về cơ sở lý luận nhằm phát triển hình thức

du lịch mới này là cần thiết bởi vốn di Con Cuông là một huyện miền núi từ trước tới nay đã có phát triển du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái Những nét văn hóa còn nguyên ven của Con Cuông có thé khai thác dé phát triển nhiều hơn nữa.

Du lịch sáng tạo cũng như nhiều loại hình du lịch khác đã phát triểntrên địa bàn huyện Con Cuông vừa tạo nên sự triển kinh tế- xã hội của đất

nước, của địa phương, vừa có thê giải quyêt vân đê việc làm cho cộng đông

Trang 9

địa phương từ những điều kiện và tài nguyên du lịch của Con Cuông, ngoài ratham gia hoạt động du lịch sáng tạo cũng góp phần bảo tồn và phát huy những

giá trị văn hóa truyền thong của đại phương Xuất phát từ van dé lý luận và thực tiễn mà mà tác giả đã chọn đề tài “Phát triển du lịch sáng tạo tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”, đề nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu của dé tài:

Đề tài mong muốn góp phần phát triển du lịch Con Cuông, và pháttriển hình thức du lịch sáng tạo như một loại hình du lịch mới đầy tiềm năng

nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh

Nghệ An.

* Dé thực hiện được mục đích nghiên cứu này, đề tài có nhiệm vụ:

- Một là: Khái quát cơ sở lý luận về phát triển du lịch sáng tạo như làm

rõ các khái niệm, đặc điểm, nội dung của du lịch sáng tạo

- Hai là: Đánh giá và phân tích tiềm năng phát triển du lịch sáng tạo ở

huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

- Ba là: Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch

sáng tạo ở Con Cuông.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Khả năng phát triển du lịch sáng tạo tại huyện

Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Điểm nghiên cứu là địa bàn huyện Con Cuông,

tỉnh Nghệ An, khách du lịch là khách nội địa đến từ các địa phương trên cả

nước.

- Phạm vi thời gian:

Trang 10

+) Các dữ liệu thứ cấp được thu thập tổng hợp và phân tích từ năm

2010 đến 2023

+ Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua khảo sát khách du lịch tới Con

Cuông trong tháng 4 và 5 năm 2023.

4 Lịch sử nghiên cứu van đềHình thức du lịch sáng tạo là xu hướng du lịch được các quốc gia trênthế giới áp dụng thành công và ở Việt Nam loại hình du lịch sáng tạo tươngđối mới và được coi là thịnh hành hiện nay Do đó, đã có nhiều học giả đãnghiên cứu đến nội dung này

Pearce và Butler (1993) đã đưa ra thuật ngữ du lịch sáng tạo lần đầu tiên tuy nhiên hai ông đã không đưa ra định nghĩa về nó.

Krispin Raymond, người New Zealand và Greg Richards, người Hà

Lan đã đưa ra những vấn đề nghiên cứu và phát triển tính lý luận cơ bản của

du lịch sáng tạo vào năm 2000

Georges Roussin có trích dẫn định nghĩa du lịch sáng tạo trong bài báo

“Trào lưu du lịch sáng tạo”.

Trong luận văn thạc sỹ của mình Jessica Harriet Pfanner đã đề cập về

du lịch sáng tạo “Archaeological Seeing as Creative Tourism?” Tác giả đã có

những nghiên cứu về khảo cô và đưa ra những lý luận về phát triển du lịch

sáng tạo dựa trên các hoạt động khảo cổ ở Nash House & New Place ở

Stratford-upon-Avon.

Tại trường đại học công nghệ Tampre Phần Lan, tác giả Pirita J

IhamäkI trong luận van “Creative tourism expereince scapes by Geocachers”

được thực hiện thì có đề cập tới những trò chơi công nghệ trong phát triển du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và du lịch mạo hiểm từ đó có thể áp dụng

và phát triển hình thức du lịch sáng tạo

Trang 11

Tác gia Bred King, “Creative Tourism and Cultural Development:

Some Trends and Observations”, đã đề cập đến một số xu hướng phát triển dulịch sáng tạo trong phát triển văn hóa Trong nội dung bài viết này tác giả đã

làm sáng tỏ một số câu hỏi: Du lịch sáng tạo là gi? khách du lịch sáng tạo là

ai?; họ tìm kiếm điều gì và làm thé nao dé các dự án du lịch văn hóa đáp ứng

được hoạt động phát triển du lịch sáng tạo.

Du lịch sáng tạo là một quan điểm du lịch mới được tô chức ở các cộng

đồng cư dân với di sản văn hóa phi vật thé như các nhóm nghé thủ công, nghệthuật dân gian truyền thống, mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm,học tập những kĩ năng, trau đồi kiến thức nhằm phát triển tiềm năng cá nhân

Theo Rossitza Ohridska- Olson and Stanislav Ivanov (2010) hai tác giả

này đã đưa ra quan điểm rằng “Du lịch sáng tạo là một loại hình du lịch văn

7 39

hóa”, DLST là một cach thức di du lịch mới mẻ có sự liên quan tới phát triển

lâu dài của cộng đồng, đối với khách du lịch họ sẽ tham gia vào các hoạt độngvăn hóa chứ không đơn thuần chỉ ngắm cảnh và tham quan như trước đây.Quan điểm phát triển DLST nhắn mạnh sự liên kết và tương tác giữa CDDP

và KDL dé phát triển bền vững

5 Phương pháp nghiên cứu

- Tác giả sử dụng phương pháp thu thập và thông tin, dữ liệu thứ cấp đó

là thu thập các tài liệu nghiên cứu về du lịch sáng tạo Sau đó đánh giá về các

số liệu đã được xử lý Đối với Con Cuông, hoạt động du lịch sáng tạo là hoàn

toàn mới nên trong quá trình tìm kiếm và nghiên cứu tác giả còn gặp nhữngkhó khăn như dịch thuật khái niệm, thống nhất thuật ngữ bằng tiếng Việt Quátrình nghiên cứu tài liệu tác giả đã tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin: tác giả đã thu thập tài liệu trong nước va nước ngoài, những sô liệu liên quan đên đê tài qua các hình thức như qua sách

Trang 12

báo, tạp chí, đề án, chủ trương chính sách, các thông tin từ file mềm trênInternet về Du lịch sáng tạo.

Bước 2: Lựa chọn: tiễn hành chon lọc những tài liệu cần thiết cho đề tài

nghiên cứu.

Bước 3: Sắp xếp: tiễn hành sắp xếp các tài liệu thành từng nhóm liên

quan (như nhóm các tài liệu về kinh nghiệm phát triển du lịch từ các nước, về

sản phẩm du lịch, về lý thuyết Du lịch sáng tạo )

Bước 4: Tổng hợp: tiến hành tổng hợp bằng cách đọc lại những tài liệu

đã được chọn lọc, phân tích, phát hiện những điểm đúng đắn, thiếu sót, sailệch của nguồn tài liệu, bổ sung tài liệu dé có được kiến thức chính xác nhất

có thê.

- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin:

+ Thu thập và xử lý thông tin từ nguồn thứ cấp: Tổng hợp tài liệu, phân tích thông tin từ sách báo, các công trình nghiên cứu đã được công bố.

+ Thu thập và xử lý thông tin từ nguồn sơ cấp: bao gồm các phươngpháp quan sát tham dự, chuyên gia, phỏng vấn sâu, điều tra bảng hỏi Đây lànhóm các phương pháp có vi trí đặc biệt quan trọng dé có được đánh giá, kếtluận về kha năng phát triển của du lịch sáng tạo đối với địa bàn huyện ConCuông, tỉnh Nghệ An Có thé mô ta quá trình điều tra như sau:

+ Thời gian: điều tra 250 khách du lịch tới Con Cuông từ 15/4/2023

đến 30/5/2013.

+ Địa điểm: tiến hành ở các khu vực tập trung tại một số điểm địaphương có khách du lịch như bản Nưa, bản Khe Rạn, bản Xiéng, Vuon quéc

gia Pù Mat, thác Khe Kém

+ Bảng hỏi/đề cương phỏng van: (phụ lục kèm theo).

+ Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn, trao đôi với cán bộ, nhân viên,

giảng viên nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch

10

Trang 13

6 Ý nghĩa của đề tài

- Về mặt lý luận:

+ Hệ thông hóa về mặt khái niệm, nội dung, vai trò của du lịch sáng

tạo.

+ Phân tích đánh giá thực trạng của du lịch sáng tạo từ đó giúp cho luận

văn có kết quả đo lường.

- Về mặt thực tiễn:

+ Rút ra bài học kinh nghiệm về du lịch sáng tạo trong nước và quốc tế

từ đó vận dụng vào đề tài phát triển du lịch sáng tạo tại huyện Con Cuông,

tỉnh Nghệ An.

+ Đánh giá phân tích thực trạng phát triển du lịch tại huyện Con Cuông,

tỉnh Nghệ An, luận giải nguyên nhân kết quả và rút ra hạn chế để rút ra giảipháp, kiến nghị đối với những cơ quan có liên quan

+ Đưa ra giải pháp khắc phục hạn chế còn ton tai và khó khăn đối với

sự phát triển du lịch sáng tạo tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, phần

chính của công trình này gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sáng tạo Chương 2: Điều kiện, thực trạng phát triển du lịch sáng tạo tại huyện

Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

Chương 3: Định hướng và khuyến nghị phát triển du lịch sáng tạo tại

huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

11

Trang 14

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE PHÁT

TRIEN DU LICH SANG TẠO

1.1 Một sô khái niệm liên quan

Liên đoàn Quốc tế các Tổ chức lữ hành chính thức (International Union

of Official Travel Oragnization — IUOTO) đã đưa ra khái niệm: “Du lich la

hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của

mình nhằm mục đích không phải dé làm ăn, tức không phải để làm một nghề

hay một việc kiêm tiên sinh sông ”

Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), thuộc Liên

Hiệp Quốc đã đưa ra khái niệm: “Du lịch bao gom tat cả mọi hoạt động của

những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, kham pha va tim

hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như

mục đích hành nghệ và những mục đích khác, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các

du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”

Theo Điều 3, Luật du lịch sửa đối 2017

“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người

ngoài nơi cu trú thường xuyên trong thời gian không qua 01 năm liên tục

nhằm đáp ứng nhu câu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá

tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác ”

12

Trang 15

“Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được dau tư, khai thác phục

Nâng cao năng lực sáng tạo là nhu cầu cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các quốc gia.

“Sáng tạo là hoạt động tạo ra cái mới không phân biệt kết quả tạo ra

nó có ý nghĩa hiện thực cụ thé hay có ý nghĩa về mặt tư duy - tình cảm”, Theo L.X.Vưgốtxki.

Đức Uy đã đưa ra khái niệm về sáng tạo như sau “Sáng tao là sự đột

khởi thành hành động cua một san phẩm liên hệ mới mẻ, nảy sinh từ sự độc

đáo của một cá nhân, và những tư liệu biến cố, nhân sự hay những hoàn cảnh của đời người ấy” E.P.Torance (Mỹ) cho răng, “Sáng tạo là quá trình xác định các giả thuyết nghiên cứu chúng và tìm ra kết quả”

Với những định nghĩa trên, có thể thấy sáng tạo là hoạt động tạo ra những cái có giá trị mới Tuy nhiên, trong thực tế có những cái mới (giải pháp mới, sản phẩm mới) nhưng lại không khả thi, không có giá trị Vì thế, theo

một số tác giả, hoạt động sáng tạo không những tạo ra yếu tố “mới” mà còn

tạo ra yếu tố “oa tri” Chang hạn, trong Từ điển triết học, sáng tạo được hiểu

“là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tỉnh thân mới về chất Các loại hình sáng tạo được xác định bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học kỹ thuật, tổ chức quân sự Có thể nói sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tỉnh than”

13

Trang 16

Mặc dù có sự khác biệt nhất định trong cách hiểu về sáng tạo nhưngcác định nghĩa trên đều coi sáng tao là hoạt động tạo ra cái mới và có giá tri.

Tuy nhiên, theo một số tác giả sáng tạo có mối liên hệ mật thiết với giải quyết van dé, sáng tạo cần được coi như là kết quả của hoạt động giải quyết van đề.

J.H.Lavsa (Tiệp Khắc cũ) cho rằng: “Sáng tạo là sự lựa chọn và sử dụng

những phương tiện mới, cách giải quyết mới” Ở đây, sáng tạo là giải quyết van dé theo cách mới Trường phái Gestal thì lại cho rằng “sáng tao là sự

thấu hiểu xuất hiện khi người tư duy nắm bắt được những nét chính yếu củavan dé và mối quan hệ của chúng với giải pháp cuối cùng Sáng tạo được coi

là hoạt động giải quyết vấn dé đặc trưng bởi tính mới mẻ, tính phi truyềnthong, sự bên bi và khó khăn trong hình thành van dé”

Sáng tạo là hoạt động giải quyết vấn đề Ở đâu có sáng tạo thì ở đó chắc chắn có van dé, ở đâu có vấn dé thì ở đó có thé dẫn đến sáng tạo Sáng tạo là nhằm giải quyết vấn đề đặt ra Sáng tạo là hoạt động hướng đến đối tượng (đối tượng của van dé) dé vươn tới điều cần có (đó là mục đích của van

đề nhưng hiện thời chưa thê đạt được với sự hiểu biết hiện thời) Điều cần cóchính là sản phâm sáng tạo (đồng thời là giải quyết được van dé) Tuy nhiên,việc giải quyết van đề có thé là do ngẫu nhiên, do ai đó mach bảo, hoặc do tàiliệu đưa lại Giải quyết van đề một cách ngẫu nhiên như vậy không phải là

sáng tạo Vì vậy, với sáng tạo thì hoạt động giải quyết vấn đề phải được coi như là kết quả tất yếu của quá trình tư duy của con người Sáng tạo là hoạt động giải quyết vấn đề nên cũng là hoạt động giải quyết mâu thuẫn.

1.1.3 Du lịch sáng tạo 1.1.3.1 Khái niệm

Ngày càng nhiều người trên thé giới lựa chọn du lịch cho những kì nghỉ của mình, các hoạt động du lịch thường thấy đó là nghỉ đưỡng sau một thời

gian dài làm việc và học tập, du lịch mạo hiêm tới những vùng đât mới và trải

14

Trang 17

nghiệm những dịch vụ ở đó, hay đơn thuần nhất đó là du lịch để tham quan,khám phá những văn hóa, con người vẻ đẹp của nhiều vùng đất mới, lạ Nhiềukhách du lịch mong muốn những chuyến đi của mình có chiều sâu, dé lạinhiều dau ấn, không dừng lại ở việc ngắm nhìn, thưởng thức chiêm ngưỡng

cảnh vật hay những di tích, di sản văn hóa, UNESCO gọi đó là “xu hướng mới cua du lịch” - du lịch sáng tao (creative tourism).

Du lịch bị ảnh hưởng bởi “bước ngoặt sáng tạo” theo nhiều cách khác

nhau như phát triển kỹ năng, sản pham du lịch và hoạt động thông qua việclồng ghép tính sáng tạo vào các hoạt động du lịch, và du lịch trở thành mộtlĩnh vực sáng tạo Do đó, nhiều lĩnh vực trong DL có thé được mở rộng dé théhiện nhiều hơn các hoạt động sáng tạo truyền thống bằng cách khám phá vai

trò cua sáng tao trong hoạt động du lịch (Al-Ababneh và Masadeh, 2019).

Mối quan hệ giữa sáng tạo và du lịch không phải là hiện tượng mới, nó

đã mang những hình thái khác nhau theo thời gian (Marques và Borba, 2017).

Nhiều thành phố và khu vực trên thế giới sử dụng tính sáng tạo như một chiến lược dé đạt được tăng trưởng (Ray, 1998) do sự cạnh tranh cao giữa các khu

vực và thành phố, do hàng hóa hóa, toàn cầu hóa và phát triển tri thức

(Mommaas, 2009) Trong khoa học xã hội, “bước ngoặt sáng tạo” được phat

triển từ “bước ngoặt văn hóa”, điều này dẫn tới việc tạo ra sự tích hợp giữa du

lịch và sáng tạo ở các cấp độ khác nhau (Richards và Wilson, 2007) Sự tích

hợp mới giữa văn hóa và du lịch thể hiện “bước ngoặt sáng tạo” bao gồm các

yếu tố văn hóa như thước đo cho sự phát triển và tăng trưởng (Andersson và Thomsen, 2008), và điều này dẫn đến tầm quan trọng ngày càng tăng của du

Trang 18

nhận định rằng du lịch sáng tạo là thông qua việc tham gia tích cực vào cáclớp học và học hỏi những trải nghiệm đặc trưng của điểm đến, chuyến đimang lại cho du khách cơ hội phát triển tiềm năng sáng tạo của mình.

Theo tác giả Georges Roussin đã trích dẫn định nghĩa của DLST trong

bài báo Trào lưu du lịch sáng tạo như sau: “Du lịch sáng tạo là chuyền đi hướng đến và gan kết với một trải nghiệm chân thực thông qua việc tham gia các khóa học nghệ thuật, di sản hay một đặc điềm nào đó của địa phương và

cung ứng sự liên kết với những người sinh sống và sáng tạo ra văn hóa sốngtại điềm đến ”

Phát triển cộng đồng theo hướng lâu dài và bền vững là mục đích mà

du lịch sáng tạo hướng tới, khi tham gia vào loại hình DL văn hóa này, khách

du lịch sẽ trực tiếp tham gia vào trải nghiệm các hoạt động văn hóa của địa

phương như một thành viên thực thụ thay vì chỉ tham quan, chiêm ngưỡng

những vẻ đẹp của điểm đến DLST đề cao sự liên kết, hòa nhập và tương tác giữa CDDP và khách du lịch để KDL có thé cảm nhận hết những giá trị văn

hóa của vùng miễn, dat nước

Đối với DLST, đây là một dạng của DLVH nhưng được xem là xuhướng của thé hệ mới vì nó nhấn mạnh vào sự trải nghiệm thay vì chỉ thamquan Chắc chắn DLST sẽ mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm khác biệt,độc đáo so với các loại hình du lịch truyền thong của Việt Nam nói chung va

Con Cuong nói riêng trước day.

Quan sát, chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn, cảm nhận là những yếu tố cơ

bản của DLVH truyền thống, nhưng đối với DLST các yếu tố như học hỏi, tham gia vào quá trình trải nghiệm được nhấn mạnh và là điểm sáng của du

lịch sáng tạo để tạo ra sự khác biệt Tham gia vào các hoạt động của DLST

khách du lịch có cơ hội thỏa mãn cảm xúc cá nhân thay vì chỉ nhìn các hoạt

động của du lịch diễn ra đưới một lăng kính chủ quan Đồng thời phát triển

16

Trang 19

hình thức DLST nay cũng là cơ hội cho CDDP được chia sẻ văn hóa, kinh

nghiệm, vẻ đẹp của quê hương tới khách du lịch trong nước và quốc tế, nâng

cao nhận thức của mình về du lịch và có sự phát triển về cách phục vụ du lịch tới nhiều đối tượng khách khác nhau.

Trong sự phát trién DLBV, DLVH va DL sinh thái là những loại hình

du lịch có trách nhiệm với tự nhiên, văn hóa, môi trường và các thế hệ sau.Tuy nhiên, có nhiều tài nguyên mà phát triển DLVH chưa bảo tôn, tái tạođược thì DLST khai thác được như những kinh nghiệm sống và làm việc,những tri thức về thế giới tự nhiên, về hoạt động sản xuất sáng tạo phục vụđời sống đây là những thứ có thé thay đổi theo thời gian cùng sự phát triểnchung của xã hội và hoạt động DLST có thé khai thác triệt dé được những yếu

tố này dé bảo tồn và phát huy.

DLST giải quyết van đề về kinh tế cho CDDP, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, bên cạnh đó, DLST còn góp phần gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương, dân tộc.

DLST không nhắn mạnh vào những sản phẩm dịch vụ cao cấp mà yếu

tố tạo nên sự thành công của loại hình du lịch này là điều kiện cung ứng dulịch tại điểm đến phong phú về văn hóa vùng miễn, văn hóa địa phương, sựđặc sắc về những trải nghiệm có thé mang đến khi KDL tham gia vào hoạt

động của DLST này.

Tóm lại, có thé hiểu DLST là một loại hình của du lịch văn hóa mà khi

tham gia vào loại hình du lịch này KDL được trực tiếp tham gia vào các hoạt động trải nghiệm để tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh than cho sản phẩm truyén thong của địa phương, vùng miễn của điểm đến

1.1.3.2 Các tiêu chí của Sản phẩm Du lịch sáng tạo

Du lịch sáng tạo không phải quá mới mẻ mà được thêm vào sự sáng tạo, tính gaips dục và trải nghiệm hoc tập trong kì nghỉ của mình Du lịch

17

Trang 20

sáng tạo cũng không phải là sản phẩm riêng lẻ mà nó kết hợp với những yếu

tố khác dé tiếp cận du khách bằng những trải nghiệm sáng tạo Vì sự khác biệt

đó, sản phẩm du lịch Du lịch sáng tạo cũng cần phải có những yêu cầu đặc

trưng riêng Theo Rebecca Wurzburger,Sabrna Pratt,Alex Pattakos va

Sabrina Pratt trong một tạp chí toàn cầu về du lịch sáng tạo, nhóm tác giả đã

đưa ra những đặc trưng sau:

Nâng cao khả năng tích lũy kĩ năng khi tiêu dùng: sự dịch chuyên của

xã hội hiện nay hướng đến sự tiêu dùng học hỏi được kĩ năng, bao gồm giáodục, tự phát triển, những hoạt động sáng tạo dựa vào sự phát triển của các kĩnăng cá nhân và sức sáng tạo Bất cứ nơi đâu ma người tiêu dùng không tíchlũy thêm được các kĩ năng mới đều dễ trở nên buồn tẻ, sự tiêu dùng tích lũy kĩ

năng sẽ trở nên thú vị nếu được thực hành Bằng việc phát triển các kĩ năng, con người có thé nâng cao khả năng của họ cũng như cảm thấy sức hấp dan của hoạt động Du lịch sáng tạo mang đến cho du khách cơ hội phát hiện, khai thác và phát triển tiềm năng sáng tạo của bản thân, hoàn thiện bản thân thông

qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Lợi ích kinh tế cho cư dân bản địa: một trong những đặc điểm quantrọng của Du lịch Sáng tạo là mang lại thu nhập cho cộng đồng cư dân địaphương Đây là nơi mà sự cạnh tranh dựa trên việc sản xuất sản phẩm và dịch

vụ được thay thế bởi sự cạnh tranh tạo ra kinh nghiệm Sản pham-dich vu vakinh nghiệm đều dé dàng bị sao chép nên sự cạnh tranh càng tăng lên Vì thé,

sản pham du lịch Sáng tao sẽ ngày càng cần được phát triển, sáng tạo dé có thé đủ sức cạnh tranh, chính cư dân bản địa cũng phải nỗ lực sáng tạo dé phát

trién những hoạt động trải nghiệm tương tác với khách du lịch

Tài nguyên du lich phi vật thể: Sự gia tăng vai trò quan trong củanhững trải nghiệm đã đánh dấu triển khai phát triển nguồn tài nguyên văn hóaphi vật thé trong sản pham du lịch Du lịch dựa trên những nhân tố phi vật thé

18

Trang 21

như hình ảnh và không gian của điểm đến Bên cạnh đó, việc tạo nên nhữngcâu chuyện về điểm đến, con người và cuộc sông của họ cũng góp phan tao

sức thu hút đặc biệt cho điểm đến.

Nét văn hóa đời thường: mỗi một cộng đồng cư dân hay vùng phụ cận đơn nhất nào lại có những giá trị truyền thống địa phương hay những nét văn hóa độc nhất của nơi đó về nghệ thuật, nghề thủ công, lễ nghi, hay những biểu

hiện khác về những di sản văn hóa vật thé và phi vật thé, thậm chí trong cùngmột làng nhưng những 6 bánh mì được làm ra theo những cách khác nhau,một bài hát có thể có nhiều lời hát khác nhau Trong khi du khách du lịch vănhóa tham quan hệ thống những điểm đến tiêu biểu có sẵn như những bảo tàng,trién lãm nghệ thuật, những công trình kiến trúc thì những du khách của Du

lịch sáng tạo là những người bỏ qua những điểm đến đó mà họ thu nhận được kiến thức thú vị, những nét văn hóa độc đáo đó từ cuộc sống đời thường của cộng đồng địa phương.

Sự chủ động, cung cấp trải nghiệm: Điều mà du khách tìm đến ở những

điểm du lich địa phương là được giao tiếp, trao đôi thông tin nhiều hơn với cưdân bản địa về văn hóa của họ một cách sáng tạo Những du khách này tìmđến những nét đặc trưng, ý nghĩa, trong những trải nghiệm để có đượcnhững cơ hội tương tác với người bản địa, hiểu được nhiều hơn những thứ

giúp họ ton tại và tương tác với thé giới Trải nghiệm này khiến họ cảm nhận được rõ ràng về cộng đồng cư dân đó không phải với tư cách một người quan sát bị động mà thậm chí như một người dân của cộng đồng đó.

Tạo điểm đến độc đáo hơn nữa: trong khi du khách luôn tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn, ngày càng xuất hiện những nơi mà tự

biến thành điểm tham quan du lịch Điều cấp thiết là làm thé nào dé tách mộtđiểm đến ra khỏi số đông còn lại? Một trong những cách có thê làm là sửdụng nguồn tài nguyên sáng tạo dé phát trién những điểm đến văn hóa phi vật

19

Trang 22

thể, những lễ hội truyền thống cung cấp một sản phẩm du lịch không bịtrùng lặp Bên cạnh đó, chính cư dân địa phương cũng cần chủ động trong

việc tạo ra nét độc đáo cho cộng đồng của mình.

1.2 Điều kiện phát triển du lịch sáng tạo

1.2.1 Điều kiện chung cho phát triển du lịch sáng tạo

1.2.1.1 Tài nguyên du lịch sáng tao

Nghề thủ công truyền thong: Trong sinh hoạt ở những khu vực nông thôn các làng nghề truyền thống thường rat phố biến để phục vụ cho nhu cầu

cuộc sống, sản xuất và sinh hoạt hàng ngày và những thời điểm nhàn rỗi sau

vụ mùa người dân thường tiến hành sản xuất để sử dụng và phục vụ chonhững mùa sau Những nghề sản xuất chủ yếu là đồ dùng sinh hoạt phục vụđời sống hàng ngày nên không quá cầu kì, phức tạp, ít công đoạn, nên có thêcoi là lợi thế nếu như khai thác các làng nghé thủ công như một tài nguyên

của DLST.

Nghệ thuật chế biến dé ăn: Âm thực là nét văn hóa hấp dẫn của mọi

vùng miền và nghệ thuật chế biến mang nhiều nét đặc trưng sẽ thu hút với các

nhóm đối tượng khách khác nhau dé có thé trải nghiệm và tìm hiểu chúng.

Đây cũng được coi là một tài nguyên quan trọng trong phát trién DLST

1.2.1.2 Nguồn nhân lực du lịch sáng tạoNhững người sáng tạo ra các sản phẩm và truyền bí quyết cho nhữngngười có nhu cầu học là những nghệ nhân trong nghề Họ là những người cónhiều kinh nghiệm ở một lĩnh vực nào đó và trình diễn một cách khéo léo délàm hài lòng người xem Những tác phẩm họ biểu diễn thường sẽ đạt chất

lượng cao, phù hợp với nhiều đối tượng Những người có trình độ cao về chuyên môn nào đó sẽ truyền đạt kinh nghiệm lại cho những thế hệ sau dé

20

Trang 23

phát huy Đây cũng được xem là nguồn nhân lực quan trọng trong việc khai

thác các hoạt động của DLST.

Van dé đặt ra là những nghệ nhân này có trực tiếp tham gia vào hoạtđộng du lịch hay không, muốn khai thác DLST có hiệu quả cần có sự tham

gia của những nghệ nhân, những chuyên gia trong các lĩnh vực và họ cũng

cần có nhiều kĩ năng khác của một người làm du lịch chuyên nghiệp dé phục

vụ được nhiều đối tượng khách khác nhau Những nghệ nhân hay chuyên gia

cần tìm tdi, học hỏi dé tạo ra những sản phẩm khi đến tay người tiêu dùngkhông cảm thấy nhàm chán và quá quen thuộc Trên cơ sở của những sảnphẩm cũ, các nghệ nhân chuyên gia phải có những thay đổi sản phẩm củamình để làm nó mới mẻ hơn, hấp dẫn hơn đề thu hút khách du lịch,

1.2.1.3 Môi trường của du lịch sáng tạo

Đối với môi trường, loại hình du lịch này cần một không gian kích

thích tính sáng tao dé làm ra những vật phẩm mới có dấu ấn cá nhân, hoặc

những sản phẩm có giá trị về vật chất hoặc tinh thần Những môi trường này

gan liền với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư điểm đến có những nétvăn hóa đặc sắc

Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động sản xuất những sản phâm

thủ công truyền thống ở nông thôn.

Câu lạc bộ là một nhóm các cá nhân có cùng chung đam mê, sở thích

tự nguyện tham gia vào một nhóm vì lợi ích và mục tiêu chung, dựa trên

những người có cùng sở thích thuộc các lĩnh vực khác nhau trong xã hội để thường xuyên tô chức gặp gỡ, sinh hoạt chung Đây là nguồn tài nguyên dé

khai thác cho DLST vì KDL có thé đăng kí tham gia dé học hỏi và sáng tao

theo khả năng của mình Những thành viên cũ sẽ chia sẻ, giúp đỡ khách du

21

Trang 24

lịch khi tham gia trải nghiệm và đây có thể là cảm nhận chân thực nhất về conngười tại điểm đến.

Lớp học nghề khi tham gia các lớp học, khách du lịch được hiểu dễdàng hơn nhờ những kiến thức về nghiệp vụ, từ đó có thể tạo ra cho mìnhnhững sản phẩm mới dễ dàng hơn

1.2.1.4 Những điêu kiện khác

Ngoài những yếu tố về tài nguyên du lịch, nguồn nhân lực và môi

trường dé phát triển du lịch sáng tạo thì dé phát triển một hình thức du lịchmới tại điểm đến cần các điều kiện chung như cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩthuật, khả năng tiếp cận, chính sách và cơ chế quản lý du lịch, marketing và

xúc tiên quảng bá điêm đên,

1.2.2 Điều kiện cầu để phát triển du lịch sáng tạo 1.2.2.1 Nhu câu, sở thích của khách du lịch

Nhu cầu du lịch và sở thích cá nhân là yếu tố quan trọng trong cầu của

DLST, cầu du lịch đa dang trong khi đó cung du lịch là cố định dẫn đếnnhững khó khăn trong cung ứng du lịch Mỗi cá nhân sẽ có những nhu cầu du

lịch riêng dựa vào nhiều yếu t6 khách quan và chủ quan Nếu trình độ chung của họ được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch của họ sẽ tăng lên, bên cạnh đó

việc giảm giờ làm có lương và gia tăng các ngày nghỉ lễ ở các nước lớn hay

các thành phố lớn ở Việt Nam tạo cơ hội lớn cho người dân đi du lịch Nó thôi

thúc những người yêu thích sự dịch chuyển đi khám phá, tìm hiểu hay đơngiản là nghỉ ngơi sau những ngày dài làm việc Việc con người say mê thếgiới bên ngoài, khao khát khám phá thế giới, chinh phục bản thân cũng thúc

đây con người đi du lịch nhiều hơn

Nhu cầu giao lưu học hỏi, nhu cầu sáng tạo và tự hoàn thiện mình trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế khiến cho nhiều công dân toàn cầu đi

du lịch dé học tap, dé sang tao, dé tim cam hung sang tac, lam viéc.

22

Trang 25

1.2.2.2 Khả năng chỉ trả của du khách

Khả năng chỉ trả là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình

đi du lịch của khách Đối với các loại hình du lịch khác nhau, mức chỉ trả sẽ

tương ứng và phù hợp với các loại hình đó Khi thực hiện hoạt động du lịch, khách du lịch sẽ rời khỏi nơi cư trú thường xuyên và sử dụng những dịch vụ

tại điểm du lịch, những dịch vụ đó khách hàng phải chỉ trả để sử dụng như

khách sạn, nhà hang, vận chuyên, những dịch vụ bổ sung Với từng đối tượng

khách sẽ có khả năng chi trả khác nhau tùy thuộc vào khả năng tài chính và mức độ chi tiêu của người tiêu dùng dịch vụ.

Đối với DLST, thay vì khách du lịch chỉ chi trả để chiêm ngưỡng,

thưởng ngoạn thì KDL sẽ phải chi trả thêm vào các hoạt động tham gia chủ

động của khách để trải nghiệm, học hỏi, sáng tạo sản phẩm Vì vậy, khi mức

thu nhập của người dân được tăng lên thì khả năng chi trả cho các hoạt động

sẽ được tăng lên và cơ cau trong tiêu dùng du lịch cũng sẽ có sự thay đối tích cực Bên cạnh đó, khả năng chi tiêu của KDL cũng còn phụ thuộc nhiều vào

tình hình kinh tế chung của đất nước tại thời điểm đó

Trên thế giới, đã có nhiều quốc gia có tiềm năng về thiên nhiên và vănhoa dé phát triển các hoạt động du lịch, nhưng do nền kinh tế chậm phát triển

nên người dân chưa có nhiêu cơ hội đê đi du lịch.

1.3 Tình hình phát triển du lịch sáng tạo ở một số tỉnh của các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Con Cuông

1.3.1 Một số tỉnh tại Thái LanThái Lan là điểm đến vô cùng hấp dẫn, theo thống kê về lượng khách du

lịch Nhật Outbound, Thái Lan là một trong những quốc gia có lượng khách Nhật đến nhiều nhất trong các quốc gia Đông Nam Á Thái Lan tập trung chủ

yếu khai thác triệt dé những giá tri văn hóa và tự nhiên như các truyền thống,

23

Trang 26

lịch sử đất nước, dân tộc đa dạng Họ mang tới cho khách du lịch những cảmnhận sâu sắc và khác biệt dựa trên những nguôn tài nguyên sẵn có Điều đặc

biệt ở đây không phải là tài nguyên của họ mới lạ mà cách làm du lịch của

những người Thái Lan mang đến sự khác biệt và mới mẻ

Đối với việc phát triển DLST tại Thái Lan, đây là một trong những nước

có xu hướng phát triển loại hình này rất sớm, Thái Lan đã đưa ra những đặc

điểm co bản dé chứng minh khai thác các tài nguyên dé phát triển DLST là đúng đắn:

Thứ nhất, DLST mang đến nhiều cơ hội trải nghiệm cho khách du lịch,

tạo điều kiện để KDL cảm nhận sâu văn hóa của đất nước theo một cách hoàn

toàn mới lạ, hap dẫn nhăm thu hút KDL tới Thái Lan;

Thứ hai, DLST đem lại hiệu quả kinh tế cho CDDP để họ có thé sinhsống và phát huy những giá trị văn hóa, giảm thiểu sự chênh lệch về nhận

thức và kinh tế giữa các khu vực của Thái Lan.

“One Tambon One Product” - OTOP (Mỗi làng nghề một sản phẩm) dựa

trên tinh thần phát triển sản phẩm tại quận Oita (Nhật Bản) được thực hiện đểphát triển làng nghề tại Thái Lan Theo đó, mỗi làng sẽ lựa chọn ra sản phẩm

độc đáo tùy vào điệu kieenj của làng dé tiếp cận thị trường Tuy nhiên, khác với Nhật Bản, mô hình OTOP tại Thái Lan được triển khai từ trên xuống dưới Nghĩa là Chính phủ đóng vai trò quan trọng từ ý tưởng phát triển sản phẩm, đào tạo kiến thức, công nghệ, hỗ trợ tài chính cho đến tiếp thị thông qua các hội chợ, quảng bá xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước.

Dé phát huy tối đa hiệu quả của hướng di này, Thái Lan thành lập Ủy ban

OTOP quốc gia Đây là nơi hoạch định đường hướng phát triển cho các dự án

làng nghề để các sản phẩm OTOP được biết đến nhiều hơn trong khu vực và thé giới Mọi hoạt động của Ủy ban OTOP đều hướng đến phát triển sản

phẩm một cách hoàn thiện nhất như: nghiên cứu và phát triển sản phẩm, xây

24

Trang 27

dựng câu chuyện cho sản phẩm, đổi mới sản phẩm Ngoài ra, ủy ban còn cónhiệm vụ giới thiệu nhãn mác của các san phẩm OTOP và mở rộng thêm kênhbán hàng thông qua các trang web, sân bay và các phương tiện truyền thông.

Chính phủ cũng tạo cơ chế cạnh tranh và đánh giá chất lượng dé phân bổnguồn lực hợp lý như phân chia hang OTOP theo tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao

Hằng năm, cơ quan chức năng tô chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm theo 3 tiêu chí: Sản phẩm và tính hợp tác của cộng đồng: chiến lược kinh doanh và

nguồn gốc của sản phẩm; chất lượng sản phẩm Sản phẩm OTOP 5 sao phảiđạt hơn 90 điểm, có chất lượng và tiềm năng xúc tiến rõ rang Sản phâm 4 saođạt 80-89 điểm, có tiềm năng cấp quốc gia và có thé phát triển thành hàngxuất khâu San phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao phục vụ tiêu dùng nội địa Sảnphẩm chất lượng thấp, 1-2 sao thì cần tiếp tục nghiên cứu phát triển Sản

phẩm đạt chuẩn 5 sao được trao thưởng và hưởng nhiều đặc quyền như được Chính phủ hỗ trợ vốn đầu tư, trợ cấp cho công tác xúc tiễn thương mại ở khắp thé giới Địa phương có sản phẩm chưa đạt chuẩn 5 sao cũng có thé tham gia học tập dé phát triển thêm.

Chính phủ Thái Lan đã cho các trường đại học mở các phòng vi tính và

cho sinh viên tập tạo phần mềm thiết kế các sản phẩm OTOP, bên cạnh đó họ

lập ra các trang thông tin nhằm giúp khách hàng nước ngoài có thể đặt muahàng qua mạng Chính phủ cũng giúp tô chức các tour du lịch tới các làngnghề để du khách có thể tận mắt thấy được các sản phẩm OTOP được sảnxuất như thé nào

Với chính sách khuyến khích và những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ đó,

năm 2020, ở Thái Lan đã có khoảng 36.000 mô hình OTOP Mỗi mô hình tập

hop từ 30 - 3.000 thành viên tham gia Sự phát triển OTOP không chỉ giúp

giải quyết việc làm, nâng cao kỹ năng tay nghề nghệ nhân, làm ra nhiều sản phẩm đặc sắc của từng địa phương, góp phan tăng thu nhập cho người dân

25

Trang 28

tham gia, mà còn giữ được giá trị văn hóa truyền thống.

Đối với du lịch, mô hình OTOP đang trở thành điểm nhắn quan trọng đểthu hút khách du lịch nước ngoài, ví dụ về làng gốm Lampang hàng trăm nămtudi có trên 200 cơ sở sản xuất lớn nhỏ và cung cấp hàng triệu sản pham gồm

cho các cửa hàng lưu niệm, tạo thu nhập én định cho ba con dia phuong sau

gan 2 thập niên triển khai chương trình nay Ngoài ra, với chủ trương phat

triển du lịch kết hợp với phát huy nghề gốm sứ truyền thống, làng nghề ở miền núi phía Bắc Thái Lan này đã thu hút tới hơn 500 nghìn lượt khách tham

quan mỗi năm

Bên cạnh đó, các làng nghề thủ công mỹ nghệ được thành lập bởi sự hỗtrợ của cơ quan du lịch Thái Lan (TAT) dé giới thiệu cách sống văn hóa củavùng miền khác nhau trên đất nước Người lao động được đào tạo về nghệ

thuật dân gian và hàng thủ công ở đây Tại trung tâm này, khách du lịch sẽ có

một cái nhìn sâu sắc về cách thức người dân trong vùng sống và làm việc,

cách thức họ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Các sản phẩm có thé được nhìn thấy ở đây là áo vai Fern Viên, giỏ dệt, hoa nhân tạo, to lụa, bông vai, tơ tam, khắc gỗ, tay thu nhỏ, búp bê Thái Lan, đồ trang trí nội thất, các sản phâm vải Tat cả các sản phẩm đều được bán tại trung tâm và tại mọi chi nhánh

trên khắp cả nước Du khách cũng có thể tham quan và tham gia trải nghiệm

các khâu khác nhau của quá trình sản xuất.

Theo số liệu được Ủy ban OTOP quốc gia công bố, sản phẩm của cáclàng nghề tại Thái Lan năm 2019 đã lên tới hơn 167.000 mặt hàng, phân theo

5 nhóm, gồm: thực phẩm (38%), đồ gia dụng (27%), vải và quần áo (18%),

sản phẩm chế biến từ thảo được (13%) và phần còn lại (5%) là đồ uống.

26

Trang 29

Bảng 1: Danh mục sản phẩm 5* của OTOP

Thực phẩm 38%

Đồ gia dụng 27%

Vải và quần áo 18%

Sản phẩm chế biến từ thảo được 13%

Đồ uống 5%

(Nguôn: Ủy ban OTOP)

Năm 2019, chỉ tính riêng nguồn thu từ buôn bán các mặt hàng OTOP quacác kênh như hội chợ, trang web trực tuyến, cửa hang và lễ hội nước ngoài đãlên đến hơn 6 triệu USD; tổng doanh thu từ các sản phẩm OTOP vào khoảng

hơn 7,3 tỷ USD.

Có thể nhận thấy, yếu tố thành công của chương trình phát triển làngnghề Thái Lan là quá trình tổ chức thực hiện nhất quán, xuyên suốt của Chính

phủ, sự vào cuộc tích cực với tư duy sản xuất hàng hóa hướng đến xuất khâu,

nỗ lực học hỏi, tiếp cận kinh tế thị trường, hợp tác sản xuất của người dân Dự

án OTOP sau gần 20 năm thực hiện đã giúp nghé thủ công truyền thống của

Thái Lan được duy trì: giúp cho người dân Thái Lan có công ăn việc làm,

tăng thu nhập, làm ra nhiều sản phẩm đặc sắc của từng địa phương Nhờ đógìn giữ, trao truyền được giá trị văn hóa truyền thống: sử dụng nguồn nguyên

liệu có sẵn tại chỗ, dựa vào tri thức truyền thong ban dia dé lam ra san pham

đặc trưng của địa phương Từ các hoạt động này mà phát triển du lịch thong

qua đa dạng hóa loại hình du lịch: du lịch làng nghề, du lịch trải nghiệm, du

lịch văn hóa, qua đó có thé giới thiệu quảng bá con người và nền văn hóa Thái

Lan ra thế giới (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2021)

Hoạt động du lịch đã góp phần nâng cao giá trị hàng hoá địa phương (giá trị tăng thêm) và tạo điều kiện cho du lịch tại các làng nghề phát triển Hành

27

Trang 30

trình trải nghiệm của du khách qua việc tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm,giao lưu với nghệ nhân và thử sức tạo ra sản phẩm Ngoài ra, nhờ gắn với

hoạt động du lịch mà các dịch vụ bố trợ cũng phát triển đi kèm như vận chuyền, ăn uống Xây dựng thành công chính sách và quy hoạch tốt đã giúp

Thái Lan khai thác hiệu quả hoạt động du lịch tại các làng nghề Việc xây

dựng chính sách OTOP đã hạn chế việc đụng chạm lợi ích và phát huy tốtviệc khai thác giá trị sản phẩm

Đến với du lịch Thái Lan, KDL có thé tham gia vào các hoạt động du lịch

sáng tạo một cách đơn giản và dé dàng Thái lan được cả thế giới biết đến làđất nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới, khách du lịch từ các nướcphương Tây sẽ được trải nghiệm một ngày làm nông dân trồng lúa, công việccủa cư dân nông nghiệp châu Á Bên cạnh đó, âm thực Thái Lan là một điểmnhấn trong DLVH, du khách có thể tham gia trực vào hoạt động dạy nấu món

ăn Thái Lan cùng những đầu bếp chuyên nghiệp Tùy vào nhu cầu và sở thích

của từng khách mà họ có thể đăng kí cho mình một chương trình du lịch trải

nghiệm phù hợp trồng lúa nước, nấu các món ăn Thái Lan, múa điệu truyền

thông của xứ sở Chùa Vàng,

1.3.2 Một số tỉnh tại Nhật BảnThái Lan với chương trình OTOP đạt những kết quả nhất định thì đốivới Nhật Bản, chính phủ Nhật phát động phong trào mỗi làng một sản phẩm

(OVOP - One village one product) được triển khai từ những năm 60 thế kỷ

trước Người dân Oita đã đưa ra cho minh câu khẩu hiệu dé hành động “Hãytrồng man và hạt dé rồi đi nghỉ ở Hawaii” Sau nhiều năm cố gắng chuyền đổi

cơ cấu cây trồng, thay đổi sản phẩm đã làm nên sự vượt bậc lớn của HTXOyama Ở nhật bản tình trạng già hóa dân số được thé hiện rõ khi các thanh

niên sau khi hoàn thành chương trình học nghề, học đại học đều ở lại các

28

Trang 31

thành phố lớn Trước tình hình đó, ngài Morihiko Hiramatsu người đứng đầutỉnh Oita, đã đưa ra một một số ý kiến mới lạ nhằm khôi phục lại nền kinh tếcủa Oita, trong đó có Phong trào OVOP - Mỗi làng một sản phẩm.

HTX nông nghiệp Oyama đã xây dựng cho mình một trưng bày riêng

gọi là “Konohana Garten” và nhập hàng của mình vào chuỗi các siêu thị trên

của nước của Nhật bản, đây là một hình thức mới mang tính khắc phục những khó khăn bước đầu Đối với người Nhật, họ để cao yếu tố chất lượng nó được thể hiện từ khâu đóng gói, ưa nhìn, thuận tiện cho người sử dụng đến kĩ thuật

chế biến, bảo quản sản phẩm Bên cạnh nhập hàng cho các siêu thị lớn, họ cònđánh vào các điểm tiêu thụ lớn như các điểm dừng chân, trạm dừng nghỉ, có

thé nhìn thấy các sản phẩm của HTX Oyama.

Người Nhật cũng rất chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm vàdịch vụ cung ứng, phong trào OVOP dé cao vai trò của con người trong quátrình tạo ra sản phẩm, họ thường xuyên nghiên cứu phát triển, đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao Đề phát triển được lâu dài, con nguồn lao động đóng vai trò vô cùng to lớn Phong trào OVOP đã tạo ra một tiếng vang lớn tại Nhật Bản đến như vậy là vì nó tạo cho người sản xuất tinh thần lao động với ý

thức rất cao về sản phẩm của mình làm ra

Phong trào OVOP — Mỗi làng một sản phẩm đưa ra 3 nguyên tắc cơ

bản dé phát triển: Hành động địa phương nhưng tư duy toàn cau; tự tin sángtạo và phát triển nguồn nhân lực Họ đã thành công sử dụng cộng đồng dân cư

dé tạo ra những sản phẩm chất lượng của phong trào này, trước khi phải thuê

những lao động từ bên ngoài việc vận dụng có sáng tạo nguồn nhân lực sẵn có

là yếu tố hết sức quan trọng.

Năm 2015, Nhật triển khai bán hàng trực tuyến trên nền tảng mạng xã

hội, năm 2018, các cửa hàng trực tuyến được mở Theo chương trình này, Nhật Bản khuyến khích người dân tạo ra các sản pham nội địa được trong

29

Trang 32

nước và ngoai nước công nhận, tăng cường nhận thức của người dân, tạo ra

giá trị thặng dư cho các sản phẩm Các sản phẩm OVOP được bày bán tại tất

cả các cửa hàng tạp hóa tại Nhật và nhiều trang trực tuyến khác như Rakuten, Hyakusen, Oita OVOP Hién nay, chương trình đang tiến hành đàm phán dé bán các sản phâm OVOP tại các nước kém phát triển, các nền kinh tế có thu

nhập thấp và các nước Châu Phi

Phong trào này đem đến nhiều giá trị, có thể kế đến kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản năm 2019 đạt hơn 156 nghìn tỷ yên gấp 3,3 lần so với

là chính cộng đồng địa phương sẽ tự đề xuất mô hình phát triển du lịch bền

vững và thực hiện Khác với mô hình phát triển du lịch cách đây 10 năm trướccủa Nhật Bản là: chính quyền Trung ương ra quy hoạch, địa phương thực

hiện.

Nghiên cứu của GS Seiji Yoneda trường đại học Ehime — Nhat Bản

cho biết vùng Yufuin của Nhật Bản mỗi năm đón khoảng 3,8 triệu khách du

lịch trong đó có khoảng 900.000 khách lưu trú và 70% là khách đến lần thứ 2, gần 10% là khách đến hơn 10 lần Nhờ có một số hoạt động cộng đồng gắn với du lịch mà vùng Yufuin đã thu hút, hấp dẫn khách du lịch như: liên hoan

phim Yufuin, vào mùa thu tổ chức cuộc thi hét, khôi phục phát triển ngành

30

Trang 33

nghề thủ công truyền thống, đồ lưu niệm mang nhãn hiệu Yufuin là những sảnpham gan liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

Trẻ em ở Nhật Bản cũng được trực tiếp đào tạo tạo hướng dẫn du lịch

là điều các quốc gia khác nên học tập kinh nghiệm

Chúng ta có thể nhận thấy rõ bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch

sáng tạo dựa trên phát triển du lịch cộng đồng bền vững: cần có sự kiểm soát

nhất định trên dia bàn, khai thác triệt dé những tiềm năng dé khai thác pháttriển hình thức du lịch mới này, bên cạnh đó việc tham gia của cư dân cộng

đồng ở địa phương cũng rất cần thiết dé có thể phát triển du lịch lâu dai, bền

vững.

Như vậy, Con Cuông có thể áp dụng những bài học được đúc rút từ

kinh nghiệm thực tế của người dân các tinh Nhật Bản dé áp dụng tinh thầnphát triển của họ cho huyện như “Nguồn tài nguyên là có hạn nhưng sự sángtạo là vô hạn”; nếu thự sự có kỹ năng và khả năng sáng tạo thì những nguồn

tai nguyên tưởng như là bỏ đi sẽ trở thành những vật dùng quý giá, nhưng

ngược lại, nếu bạn không có kỹ năng và sự sáng tạo, thì những nguồn tài nguyên quý giá nhất cũng sẽ trở thành vô dụng” đã được vận dụng thành công

dé phát triển du lịch sáng tạo.

Từ thực tế của các tỉnh Thái Lan và Nhật Bản chúng ta thấy rằng Con Cuông có thể áp dụng tinh thần kinh nghiệm trên vào phát triển du lịch ở Con Cuông như mô hình “mỗi làng nghề một sản phẩm” hay phát triển du lịch

miền quê, nông thôn Con Cuông với những loại loại hình du lịch rất thực tếnhư du lịch trải nghiệm, du lịch sáng tạo, du lịch thiền, du khách chi cần ởnhững nơi có môi trường tự nhiên thông thoáng, với nhiều cảnh quan đẹp, yên

tĩnh, hoang sơ vừa đáp ứng nhu cầu của du khách vừa bảo vệ cảnh quan thiên

nhiên bên vững.

31

Trang 34

1.3.3 Một số tỉnh tại Việt Nam

Sự tăng trưởng và phát triển của du lịch qua từng năm, đã và đang đòihỏi Việt Nam phải không ngừng cải thiện, đổi mới các sản phâm và dich vụ

du lịch Từ đó, đáp ứng nhu cầu được khám phá và trực tiếp trải nghiệm văn hóa, cuộc sống tại điểm đến của du khách Đây cũng đồng thời là cơ sở dé du

lịch sáng tạo được các chuyên gia, nhà quản lý du lịch nhìn nhận như một

cách thức mới, có thể thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Năm 2016, khi bộ phim Kông — Đảo đầu lâu vừa đóng máy và nhậnđược nhiều sự mong đợi của khán giả toàn cầu; tỉnh Ninh Bình đã nhanhchóng “bat trend” và tận dụng phim trường (năm trong quan thé di sản TràngAn) thành một điểm du lịch mới và là một mô hình du lịch sáng tạo độc đáo

của Việt Nam lúc bay giờ Hay như Hội An vài năm trở lại đây đã nổi lên như một điểm đến hấp dẫn, với nhiều mô hình tour mới Chăng hạn, “Một ngày làm cư dân phố cổ”, “Một ngày trải nghiệm làm nông dân” Khi khách du lịch tham gia các tour này, sẽ được sống cùng với gia đình nghệ nhân làng

nghề (làm đèn lồng), hoặc ra đồng trồng rau với người nông dân ở (làng rauTrà Quế) Theo đó, cách thức sinh hoạt, sản xuất cũng như đời sống tinh thầncủa dân cư các làng nghề truyền thống sẽ được du khách tự thân trải nghiệm,

dé khám phá và thu nhận kiến thức, sự hiéu biết cho riêng minh

Theo nhiều nghiên cứu thì dù những sản pham du lịch sáng tạo của Việt

Nam hiện còn khá manh mún; song bước đầu đã nhận được những phản hồi tích cực từ du khách, nhất là du khách quốc tế Chăng hạn, với những trải

nghiệm thú vi tai lang rau Trà Qué, nhiều khách quốc tế đã cho đánh giá

“Tuyệt vời” (mức 5 — mức cao nhất) ở mục “kinh nghiệm du lịch nôi tiếng thế

giới” Qua các ví dụ về du lịch sáng tạo, không khó để nhận ra đặc trưng nôi

bật nhất của loại hình du lịch này là dé cao sự tương tác giữa du khách với

văn hóa bản địa, có sự kêt nôi chặt chẽ với người dân địa phương, hoặc những

32

Trang 35

người tạo nên nên văn hóa ay Đồng thời, các hoạt động du lịch tại điểm đến

vẫn được xây dựng đầy đủ, song tour được thiết kế một số trải nghiệm đặc

biệt và chân thực dành cho du khách Nhiều người có thể lầm tưởng du lịch sáng tạo với du lịch homestay Song, du lịch homestay lấy phương thức “ba cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt) dé du khách quan sát, thưởng ngoạn Còn du lịch sáng tạo nhắn mạnh đến cảm xúc, tình cảm và quá trình khám phá

bản thân, cũng như cơ hội tìm hiểu, học hỏi từ nền văn hóa bản địa của dukhách Nói cách khác, du lịch sáng tạo nhắn mạnh và tô đậm hơn mối liên hệcùng sự tương tác giữa du khách với cộng đồng địa phương, thông qua quá

trình trải nghiệm của chính họ.

Du lịch sáng tạo là hình thức du lịch với rất nhiều các sản phẩm du lịch

hoàn toàn mới mang tính sáng tạo Ở Việt Nam, đây cũng là loại hình du lịch

mới xuất hiện nhưng đã có sự phát triển rõ nét bởi chúng ta có khá nhiều các

điều kiện cung đặc trưng của du lịch sáng tạo như tài nguyên du lịch sáng tạo,

nguôn nhân lực du lịch sáng tạo, môi trường sáng tạo và sản phẩm sáng tao.Chính vì vậy, trong thời gian qua đã có một số ý tưởng sáng tạo trong pháttriển du lịch ở nước ta Tiêu biểu là các ý tưởng sáng tạo ra các sản phẩm dulịch mới, khác biệt dựa trên cả những tài nguyên tiềm ấn của TS-KTS NguyễnThu Hạnh và đồng nghiệp Đó là ý tưởng về sản phẩm du lịch mưa Huế

(thưởng thức trà cung đình, chơi và nghe ca nhạc về mưa, chế biến làm đồ lưu

niệm trong lúc mưa ), lụt Hội An (khám phá, chia sẻ nỗi khổ của người dântrong những ngày lũ lụt Sản phẩm du lịch “Giờ Trái đất” cũng là một ý

tưởng sáng tạo Du khách sẽ được chìm mình trong bóng tối với việc tiêu thụ năng lượng ít nhất, tiết kiệm nhất, chia sẻ cảm thông với những lao động khiếm thị Y tưởng du lịch trên cơ sở khai thác các giá tri khác nhau của

muối, cát và đặc biệt là rác thải để tạo nên những sản phẩm du lịch cũng lànhững ý tưởng khá độc đáo Việc tìm tòi, xây dựng một tour liên kết 7 hòn

33

Trang 36

đảo nồi tiếng trên vịnh Hạ Long dé tạo nên một con rồng huyền thoại thànhsản phẩm du lịch rồng thiêng thể hiện sự sáng tạo của những tác giả dự án biết

khai thác các giá tri văn hóa đặc trưng của vùng miền.

Ở Hà Nội có ba địa điểm triển khai thường xuyên loại hình du lịch sáng tạo dạy nấu ăn Đó là Khách sạn Sofitel Metropole, nhà hàng Ánh Tuyết và

nhà hàng Highway Khách du lịch được dẫn đi chợ, được hướng dẫn chọn

mua rau quả, thực phẩm Sau đó khách được hướng dẫn các công đoạn từ nhặtrau, thái thịt, đến xào nấu Trong mỗi công đoạn, sau khi được hướng dẫn,khách du lịch phải tự mình làm lấy các công việc trong giai đoạn này khách

du lịch phải phát huy óc sáng tạo dé thực hiện nhiệm vụ một cách hoàn hảonhất

Như vậy, rõ ràng rằng, tiềm năng du lịch sáng tạo của Việt Nam rất lớn.

Ở Việt Nam có đầy đủ các điều kiện cung đặc trưng cho phát triển du lịch sáng tạo Đó là nguồn tài nguyên du lịch sáng tạo rất phong phú và đa dạng,

có giá trị văn hóa cao, người Việt Nam có khả năng và rất ưa sáng tạo, có

nhiều nghệ nhân, thợ lành nghề, có môi trường tốt cho phát triển du lịch sángtạo và có nhiều sản phẩm được chế tác trên cơ sở sự sáng tạo Tuy nhiên déphát triển du lịch sáng tạo, rất cần sự nhiệt tinh sáng tạo của chính những

người làm du lịch.

Tiểu kết chương 1 Như vậy, có thể thấy rằng DLST được xem là một loại hình du lịch văn

hóa, có liên quan đến phát triển cộng đồng theo chiều hướng lâu dài và bềnvững, tham gia hoạt động DLST du khách có nhiều cơ hội dé trực tiếp tham

gia vào các hoạt động tại cộng đồng điểm đến du lịch chứ không chỉ đơn

thuần là những hoạt động ngắm nhìn, thưởng ngoạn của một số loại hình DLtruyền thống trước đây

34

Trang 37

DLST mag lại cho du khách những cảm nhận chân thực về văn hóa, vềtrải nghiệm thực tế và phát huy khả năng sáng tạo của mình cùng với cộng

đồng địa phương Khi tham gia vào các hoạt động của du lịch sáng tạo, sự tham gia của người dân địa phương đóng một vai trò to lớn đến sự hài lòng

của khách du lịch.

Việc nghiên cứu về cơ sở lý luận dé làm sáng tỏ khái niệm, vai trò, điềukiện cung — cầu, môi trường dé phát triển du lịch sáng tạo cũng như nhữngkinh nghiệm về phát triển du lich sáng tạo trên thé giới và Việt Nam dé áp

dụng với huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An Qua đó cũng xác định những yếu

tố để du lịch Con Cuông có thể học hỏi những bài học cho loại hình du lịch

mới này.

Trên cơ sở đó, tiến hành nghiên cứu các điều kiện và hiện trạng phát

triển du lịch sáng tạo tại Con Cuông dé đề xuất ra những biện pháp, chiến lược phát triển du lịch sáng tạo tại Con Cuông cũng như xây dựng một lộ trình cụ thể và các kiến nghị cần thiết dé khai thác các giá trị văn hóa, nghệ thuật, nhân văn, lịch sử của huyện vào phát triển du lịch sáng tạo.

CHUONG 2: DIEU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHAT TRIEN DU LICH

SANG TẠO TẠI HUYỆN CON CUONG, TINH NGHỆ AN

2.1 Tổng quan về địa ban huyện Con Cuông

2.1.1 VỊ trí địa lý

Con Cuông là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Nghệ An có diện tích

tự nhiên là 173.808,39 ha, cách trung tâm tỉnh ly khoảng 130 km về phía TâyNam, bao gồm 12 xã và 01 thị trấn, trong đó có 02 xã biên giới với 61,8 km

đường biên giới giáp với nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Ranh giới

hành chính tiếp giáp như sau: phía Đông giáp huyện Anh Sơn; phía Tây giáp

huyện Tương Dương; phía Nam giáp nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân

35

Trang 38

Lào; phía Bắc giáp huyện Qùy Hợp và Tân Kỳ), Con Cuông có lợi thế về vịtrí và điều kiện thuận lợi để phát triển nông - lâm nghiệp, du lịch và thương

mại Đặc biệt, Con Cuông còn là một trong những huyện miền Tây Nghệ An

nằm trong Khu dự trữ sinh quyền thế giới được UNESCO công nhận vào

tháng 9/2007 Con Cuông được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh hùng vĩ

và hữu tình, phong cảnh thiên nhiên hoang sơ như chưa hè có bàn tay của con

người chạm đến: rừng nguyên sinh thượng nguồn khe Thơi, khe Bu, khe

Choăng, thác khe Kèm, suối nước Moc, thắm Nang Man, sông Giang, rừngsăng lẻ, với hàng ngàn loài động, thực vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏViệt Nam Với vị trí địa lý và phong cảnh sơn thủy hữu tình, cùng sự quần tụcác dân tộc anh em Thái, Thổ (nhóm Đan Lai), Kinh, Tay, huyện Con

Cuông có nhiều tiềm năng phát triển du lịch; sẽ song hành cùng với Cửa Lò,

Nam Đàn, thành phố Vinh phát triển ngành “công nghiệp không khói” của

tỉnh Nghệ An

Huyện Con Cuông có tuyên Quốc lộ 7A đi qua, với chiều dai khoảng

27 km, các tuyến đường tỉnh, đường huyện: Có 3 tuyến đường với tổng chiều

dài 60 km, đây là trục giao thông chính nối liền các trung tâm các xã; đặc biệt

có tuyến đường Quốc lộ 7A Gan kết tuyến du lịch Vinh - Con Cuông - Cánh Đồng chum - LuangPrabang (Nước CHDCND Lào), cùng với hệ thống quốc

lộ, đường tỉnh đã tạo thành một mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho việc giao lưu, trao đổi, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa cho

nhân dân trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên

2.1.2.1 Địa hình, địa mao

36

Trang 39

Có thê phân chia địa hình huyện Con Cuông thành ba dạng chính: núi,đôi, thung lũng, với 5 dạng phụ: núi cao trung bình, núi thấp, đồi cao, đôi thấp

và thung lũng.

Địa hình Con Cuông chủ yếu là đồi núi, có sự phân hóa phức tạp, cao ở

2 phía Đông Bắc và Tây Nam, thấp dần về trung tâm lãnh thổ và được phân

chia bởi dòng Sông Lam, tạo thành 02 vùng kinh tế, sinh thái rõ rệt, trong đó:Vùng hữu ngạn Sông Lam gồm 01 thị tran và 07 xã; vùng tả ngạn Sông Lam

có 05 xã.

Do có địa hình đa dạng nên đên nay rừng núi của Con Cuông còn lưu

giữ một phân tính chât nguyên sinh vôn có thê hiện rõ nét trên nhiêu khoảnh

rừng núi cao, nhiêu khu rừng còn lưu giữ được những loại go quý như sa mu,

oo mu

2.1.2.2 Đặc trưng khí hậu

Khí hậu Con Cuông mang đặc điểm của khí hậu vùng Tây Nam Nghệ

An Mỗi năm có 2 mùa: mùa đông lạnh và mùa hạ nóng nực, xen kẽ giữa 2 mùa là mùa xuân và mùa thu, khí hậu mát mẻ hơn, nhưng thỉnh thoảng vẫn có

sự thay đổi nóng lạnh đột ngột Con Cuông là huyện có số ngày mưa trongnăm lớn nhất trong tỉnh ( 153 ngày)

Huyện Con Cuông nằm ở độ cao hơn 1.500 m so với mực nước biến,khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt

độ trung bình 23-24°C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42°C; mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 19.9°C,

nhiệt độ thấp tuyệt đối 5°C; số giờ năng trung bình/năm là 1500-1700 giờ

Có 2 mùa gió chính, gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 năm

trước đến tháng 3 năm sau thường kèm theo mưa phùn, giá lạnh và có 1 hoặc

37

Trang 40

2 lần sương muối/năm; gió Lào xuất hiện từ tháng tư đến tháng 8 gây khô

nóng và hạn hán kèm theo lôc xoáy cục bộ.

2.1.2.3 Hệ thong sông suối, thác nước

Vườn Quốc gia Pù Mát nằm trên địa hình gồm các dãy núi đá vôi kết

nỗi nhau, có đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pù Mat cao 1.841m, có nhiều thác nướcđẹp, đặc biệt có thác Khe Kèm ở Trung Chính xã Yên Khê cao 150m Do nằmtrên địa hình núi đá vôi nên tại khu vực hình thành nhiều hang động là điềuthuận lợi phát triển du lịch thám hiểm hang động

Hai bên bờ Sông Giang trong có phong cảnh vừa hùng vĩ vừa nên thơ, các sinh cảnh động thực vật độc đáo ?

Ngoài những điểm du lịch mà huyện đã tiễn hành khai thác thì còn có một số điểm, một số danh lam thắng cảnh đẹp năm trong vùng đệm và vùng lõi của Vườn, có thé đưa vào quy hoạch phát triển du lịch sinh thái như: Cầu treo Thành Nam; Thăm Hoi (Hang ốc); đỉnh Pơ Mu, đỉnh Pù Mát hay cây Sa

mu dầu lớn nhất Việt Nam

2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.3.1 Dân số, đơn vị hành chính

Dân số toàn huyện có 18.257 hộ, 77.131 nhân khẩu, có 7 dân tộc anh

em cùng chung sống, bao gồm: Kinh, Thái, Thổ (tộc người Dan Lai), Nùng,

Hoa, Mường và Khơ Mú, trong đó dân tộc Thái 49.475 người, chiếm 70,3%,dân tộc Kinh 17.202 người chiếm 24,5%, tộc người Đan Lai 3.304 ngườichiếm 4,7 %, dân tộc Nùng 175 người chiếm 0,25%, dân tộc Hoa 99 ngườichiếm 0,14%, dân tộc Kho Ma 38 người chiếm 0.05%, dân tộc khác chiếm0,06% Huyện có 13 đơn vị hành chính (12 xã, 01 thị tran), có 2 xã biên giới

là Môn Sơn và Châu Khê.

38

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w