1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Lời chỉnh sửa (repair) trong giao tiếp hội thoại tiếng Việt

192 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lời chỉnh sửa trong giao tiếp hội thoại tiếng Việt
Tác giả Trần Thùy An
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 192
Dung lượng 43,72 MB

Nội dung

Các bước nghiên cứu được thực hiện như sau: - Bước 1: Các văn bản giải băng được doc lại một cách kĩ lưỡng, kết hợp với việc nghe và xem lại băng ghi âm và ghi hình các cuộc hội thoại để

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN THUY AN

LUAN AN TIEN SI NGON NGU HOC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẢN THUỲ AN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 62.22.01.02 LUẬN ÁN TIỀN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS VŨ THỊ THANH HƯƠNG

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan day là công trình của riêng tôi Các sô liệu, kêt qua được nêu trong luận án là trung thực và chưa từng dược ai công bô trong bat

kì công trình khoa học nào.

Tác giả luận án

Trần Thùy An

Trang 4

Lời cuối NCS xin gửi lời cảm ơn đến toàn thé gia đình, đồng nghiệp và

bạn bè - những người đã luôn ở bên dé chia sẻ, giúp đỡ về mặt tinh thần giúp NCS vượt qua những thời khắc khó khăn.

Một lần nữa, NCS xin được trân trọng cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC MUC UỤC 6- (5 <6 5 E9 9.9 0 0096050041 0050090906 1

DANH MỤC CÁC KI HIỆU VÀ CHỮ VIET TẮTT s<-ssc+s 3

DANH MỤC CÁC BANG TRONG LUẬN AN Go Ăn 1.1 sse 4 DANH MỤC CÁC BIEU DO TRONG LUẬN ÁN - <5 cS<S<sesseese 4

196710077 5

1 Lí đo ChOM dé fà Ì o 0 G5 sS 9 9 ọ Họ T0 00 00060 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU d G5 55 5 94 91 9.9999 5884 558495998 6

3 Đối tượng, phạm Vi và tư liệu nghiên cứu -° 2s sesessessesssesess 7

4 Phương pháp nghién CỨU do 5 6 9 9.99 99 9999.9909 9909.90040.905809 9ø 12

5 Những đóng góp của luận áin << < 5< 5 9 009 0908000896996 13

6 Bố cục của luận án - e2 2s se sssseEsEssExsEvseEseEssrksetserserssrtsersrrssrssse 14

CHƯƠNG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SO LÍ

'THHUY E ”T 5 (5 9 9.9.9.9 0 0 0 ii 0000040 0000 0009080 16 1.1 Dẫn nhậpD - œ5 < << ý nọ TH 0000000096 000 16

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 sesessssesssesseessessee 16 1.2.1 Tình hình nghiên cứu lời chỉnh sửa trong giao tiếp hội thoại ở nước ngoài 16 1.2.2 Tình hình nghiên cứu lời chỉnh sửa trong giao tiếp hội thoại ở trong nước 24

1.3 CƠ SO li thUyẾTK s- 5c << S8 Ss£Ese S24 ES3EESEESEES9E25E25239135023028739035025259 2030350 33

1.3.1 Phân tich HỘI ẨÏLOQÌ << << se K40 408601 0808000086 33 1.3.2 Vận động lội fÏLOQIi co << 9 9 T0 000009 80408040609008096 37

1.3.3 Cấu trúc của hội NOG ee-escecesceseeseeseteeEkeEtstrsetsetketrsersersetssrrsrresrssre 40

1.3.4 Lời chỉnh sửa trong HỘI (ÏHOQÌ - c << << TH 0000894600800 896 44

1.4 Tiểu kKẾT s se ©2+.EEEA.eE7EA.E9244 0774477449 07744 0774477440 p92944e re,54

CHƯƠNG 2 LOI CHỈNH SỬA DO NGƯỜI NÓI KHOI XƯỚNG 55

Trang 6

2.3 Lời chỉnh sửa do người nĩi khởi xướng - người nghe chỉnh sửa 84

2.3.1 NQUON SU CO 8n nh nnee Ơ 84

2.3.2 Khởi xướng CHINN SWA c co co 1T n10989898040180080080000060 86

2.3.3 Hành động CHINN SW wresrscssrssscsssessscsessccssccsccsecescccscscssssscsscscscssscssesssessseeees 90

2.3.4 Khang định chỉnh sửi e-e-cescesccseesecseseeteetrserseteetsstrserssresrtsrrssresrsee 94

2.4 Chức năng của lời chỉnh sửa do người nĩi khởi xướng <- << « 95

2.4.1 Chức năng điều chỉnh, giải thích, lầm 16 .e sc-sceecseesseeseesecssese 95

2.4.2 Chức năng ngữ dụng khác của lời chỉnh sửa do người nĩi khởi xướng 98

2.5 Tiểu kẾ s£-e<S.E 4E7733007944 97944 07944 072441077941 97941 021cpsrsde 106

CHUONG 3 LOI CHINH SỬA DO NGƯỜI NGHE KHOI XƯỚNG 109

3.3.1 NQUON 11.6 sậang L”L: 137 3.3.2 Khởi xưỚớng CHINN SW c so <s Ọ Họ TH 60006 00 142 3.3.3 Hành động CHINN SỨ ả co << 00008.080.040 80006 06 146

3.4 Chức năng của lời chỉnh sửa do người nghe khởi xướng 156

3.4.1 Chức năng điều chỉnh, giải thích, làm 16 -s secsessesscseesecses 156

3.4.2 Chức năng ngữ dụng khác của lời chỉnh sửa do người nghe khởi xướng 159

3.5 Tiểu KẾT es-+eSE EE.144E172331 E707140 E907149 E902141 902241 E9 169

000900057 172

DANH MỤC CONG TRÌNH KHOA HỌC CUA TÁC GIÁ LIÊN QUAN ĐEN

LUẬN ÁN s0 HH HC HH 0000000600 080 176 TAT LIEU THAM KHÁO 5 5 5< << 9 HH 006096086080 08080 177

Trang 7

DANH MỤC CAC Ki HIEU VA CHỮ VIET TAT

- S (Self) Người nói

- O (Other) Nguoi nghe

- Trs (Trouble source) Nguồn sự cố cần chỉnh sửa

- lạ (Repair initiation) Khởi xướng chỉnh sửa

- Rị (Repair itself) Hành động chỉnh sửa

- Rc (Repair completion) Khang dinh chinh stra

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG TRONG LUẬN AN

Bang 0.1 Một số thông tin về tư liệu nghiên cứu - 8

Bang 2.1 Lời chỉnh sửa do người nói khởi xướng 55 Bang 3.1 Lời chỉnh sửa do người nghe khởi xướng 109

DANH MỤC CÁC BIEU DO TRONG LUẬN AN

Biều đồ 2.1 Lời chỉnh sửa do người nói khởi xướng 56

Biều đồ 3.1 Lời chỉnh sửa do người nghe khởi xướng 110

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Phân tích hội thoại (conversation analysis, thường được viết tắt là CA)

ra đời vào những năm 1960 và 1970 dựa trên nền tảng tư tưởng về bộ môn

phương pháp dân tộc học (ethno-methodology) của Harold Garfinkel (1967)

và quan điểm về tương tác xã hội của Erving Goffman (1983) Người được

xem là cha đẻ của phân tích hội thoại là nhà xã hội học Harvey Sacks và hai

cộng sự gần gũi của ông là Emanuel Schegloff và Gail Jefferson Từ nhữngcông trình đầu tiên của Sacks, Schegloff, Jefferson, phân tích hội thoại đã trởthành một khuynh hướng nghiên cứu có ảnh hưởng lớn đến việc phân tích lờinói trong tương tác xã hội.

Theo các nhà phân tích hội thoại, hội thoại được xây dựng trên một giả

định quan trọng là “trật tự ở mọi điểm” [Sacks, 1984, tr.22] Điều đó có nghĩa

là tương tác nói được tô chức một cách hệ thong và có trật tự rất chặt chẽ [Hutchby va Wooffitt, 1998] Tuy nhiên, việc xuất hiện sự cố trong tương tác

hội thoại là điều không thể tránh khỏi Sự cố có thể là bất cứ “lỗi” nào(thường liên quan đến việc nói, nghe và hiểu lời thoại) và có thể xảy ra ở bất

cứ đâu trong quá trình tương tác hội thoại Khi người nói dùng sai một từhoặc ngần ngừ không diễn đạt được từ mình muốn nói, ta có sự cố liên quanđến việc nói Khi người nghe không thé nghe được người đối thoại với mình

noi gi, ta co Sự cô về việc nghe Sự cô về hiểu có thé xảy ra khi người nghe không thể nhận ra được từ ngữ cụ thể nào đó đang được nói; không biết người nói đang nói về ai, về chủ đề gì, hoặc thậm chí không thể phân tích được cầu trúc ngữ pháp của một phát ngôn Những sự cố này phát sinh làm cản trở tính diễn tiến của hội thoại Trường phái phân tích hội thoại nhìn nhận chỉnh

sửa như là một cơ chế nhằm xử lí các sự cô hay các lỗi liên quan đến việc nói,nghe và hiểu giữa những người tham gia đối thoại Nói cách khác, lời chỉnh

Trang 10

sửa trong hội thoại giúp những người tham gia tương tác hiểu nhau và vượtqua những trục trặc trong việc nghe, nói và hiểu Với tư cách là một tô chứctương tác quan trọng của phân tích hội thoại, lời chỉnh sửa từ lâu đã thu hút

được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu phương Tây Những năm gần

đây, lời chỉnh sửa trong giao tiếp hội thoại tiếng Việt đã bắt đầu thu hút được

sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, những nghiên cứu này còn

khá tản mát và chưa mang tính hệ thống Xuất phát từ thực tế nêu trên, chúng

tôi chọn “Lời chỉnh sửa (repair) trong giao tiếp hội thoại tiếng Việt" làm đề tàinghiên cứu của luận án.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ các đặc điểm về cấu trúc và

chức năng của lời chỉnh sửa trong giao tiếp hội thoại tiếng Việt để trả lời chohai câu hỏi: 1 Lời chỉnh sửa trong giao tiếp hội thoại tiếng Việt có cấu trúcnhư thế nào? và 2 Chức năng của lời chỉnh sửa trong giao tiếp hội thoại tiếngViệt là gì? Mục đích nghiên cứu này được cụ thể hoá thành hai mục tiêu nhỏ

hơn bao gồm: Phân tích và chỉ ra đặc điểm về cau trúc và chức năng của lời

chỉnh sửa do người nói khởi xướng; Phân tích và chỉ ra đặc điểm về cấu trúc

và chức năng của lời chỉnh sửa do người nghe khởi xướng.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án đề ra ba nhiệm vụ

nghiên cứu chính:

- Thứ nhất: Tổng quan tình hình nghiên cứu về lời chỉnh sửa hội thoạitrên thế giới và ở trong nước; hệ thống lại một số vấn đề lí thuyết có liên

quan dé từ đó xác lập cơ sở lí luận cho việc triển khai các nội dung nghiên

cứu của luận an.

Trang 11

- Thứ hai: Thu thập tư liệu các cuộc hội thoại tự nhiên của người Việt;

Go băng chỉ tiết các cuộc hội thoại và tiến hành khảo sát tư liệu

- Thứ ba: Phân tích, tổng hợp dé chi ra cấu trúc và chức năng của lờichỉnh sửa trong giao tiếp hội thoại tiếng Việt

3 Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là lời chỉnh sửa trong ngôn ngữ hộithoại tiếng Việt Hội thoại nói chung và hội thoại tiếng Việt nói riêng vô cùng

phong phú và đa dạng với nhiều phạm vi giao tiếp khác nhau như: giao tiếp hành chính, giao tiếp trên lớp học, giao tiếp trong hội thoại mua bán, giao tiếp

trong gia đình Trong phạm vi của luận án, lời chỉnh sửa được nghiên cứu

trong giao tiếp hội thoại tự nhiên của người Việt ở các cuộc trò chuyện phi quy thức chủ yếu diễn ra ở các quán cà phê hoặc quán ăn.

3.2 Tư liệu nghiên cứu

3.2.1 Tư liệu nghiên cứu

Luận án sử dụng tư liệu của Dự án Nghiên cứu về tương tác trong hội

thoại tiếng Việt hợp tác giữa GS Jack Sidnell, Trường Dai hoc Toronto,

Canada và Viện Ngôn ngữ học Việt Nam Với tư cách là thành viên của dự án tại Việt Nam, tác giả luận án đã thu thập tư liệu mười cuộc trò chuyện tự nhiên của người Việt và được cho phép sử dụng tư liệu này cho luận án Các

cuộc trò chuyện được thu thập băng cách ghi âm và quay video trong thời

gian từ 2012 - 2013 với những cộng tác viên hiện đang sống tại Hà Nội vàđều sử dụng phương ngữ Bắc khi giao tiếp Mỗi cuộc hội thoại có thời lượngtrên đưới một tiếng Phương pháp thu thập tư liệu này không chỉ cho phép ghilai được ngôn ngữ trong giao tiếp hội thoại mà còn ghi lại được những phương

tiện kèm ngôn ngữ (như các cử chỉ, điệu bộ ) cũng như cảnh huống diễn ra

hội thoại Một số thông tin quan yếu về tư liệu nghiên cứu được trình bày ở

Bảng 0.1.

Trang 12

Bảng 0.1 Một số thông tin về tư liệu nghiên cứu

TT MÃ BĂNG TƯ LIỆU SỐ TUOI

THANH VIEN & GIOI TINH

Cột 1 là thứ tự các cuộc thoại, được đánh số từ 1 đến 10.

Cột 2 là cách thức chúng tôi mã hoá các cuộc thoại Trong đó VNR là

mã dự án, TTA là tên viết tắt của người thu thập tư liệu, tiếp đến là thời gian thu thập tư liệu theo thứ tự: tháng ngày năm và cuối cùng là số thứ tự của băng tư liệu Do giới hạn về dung lượng của mỗi băng video khi quay thường

Trang 13

chỉ kéo đài trên đưới 30 phút nên mỗi cuộc thoại của chúng tôi có thể baogồm từ hai đến ba băng tư liệu được đánh theo thứ tự A, B, C Ví dụ, cuộcthoại VNR_TTA_08 24 12 #01 bao gồm ba băng video nhỏ được kí hiệulần lượt là VNR TTA 0§ 24 12 #01A,VNR TTA 08 24 12 #0IB và

VNR_TTA_08_24 12_#01C.

Cột 3 cung cấp số lượng các thành viên tham gia vào cuộc thoại.

Cột 4 cung cấp thông tin về tuôi tác và giới tính của thành viên tham

gia hội thoại: Giới tính của người tham gia hội thoại được viết tắt M và Ftương ứng với giới tính nam (M: Male) và giới tính nữ (F: Female) Số tuổicủa người tham gia hội thoại tại thời điểm thu thập tư liệu được viết liền saugiới tính Ví dụ: F27 có nghĩa là người tham gia hội thoại có giới tính là nữ,

27 tuôi; M30 có nghĩa là người tham gia hội thoại có giới tính là nam, 30 tuôi

Như vậy, mười cuộc thoại bao gồm 24 băng tư liệu tương ứng với 655

phút với 34 nhân vật tham gia hội thoại trong đó có 19 nam va 15 nữ Cac

nhân vật nam có độ tudi dao động từ 20 tuổi đến 56 tuổi Các nhân vật nữ có

độ tuổi dao dong từ 19 tuổi đến 62 tudi Hầu hết các cuộc hội thoại được thu

thập ở quán cà phê (07/10 cuộc hội thoại) Ngoài ra có 01 cuộc hội thoại được thu thập tại quán ăn, 01 cuộc hội thoại thu thập tại sảnh chung cư, 01 cuộc hội thoại thu thập tại phòng bảo vệ.

Ngoài thông tin về giới tính và tuôi tác, chúng tôi còn thu thập thông tin chỉ tiết về mối quan hệ giữa những người tham gia hội thoại.

3.2.2 Một số quy ước về gỡ băng

Trong những thập kỉ gần đây, nhiều dạng thức của lời nói đã được

nghiên cứu một cách chi tiết trong khuôn khổ lí thuyết của phân tích hội

thoại Phân tích hội thoại quan tâm đến các tình huống giao tiếp bằng lời vàphi lời trong cuộc sống thường nhật Việc thu thập tư liệu ngôn ngữ tự nhiênđòi hỏi phải quay video dé không mat các thông tin cảnh huống ké cả những

Trang 14

tiếng ồn và các thông tin kèm ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ bởi vì tất cảcác yếu tố này đều là những thông tin bối cảnh cần thiết cho việc lí giải hành

động xã hội Việc gỡ băng và phân tích sau đó mất khá nhiều thời gian và đòi

hỏi sự chính xác cao Các băng tư liệu sử dụng trong luận án được giải băngthành dạng văn bản với một số quy ước sau:

- Các yêu tô về cảnh huống và các thông tin kèm ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ được ghi lại trong văn bản giải băng và đặt trong ba dau ngoặc don,

ví dụ (((chép miéng))) ở dòng 10 trong ví dụ 1.

- Trường hợp chồng chéo lượt lời, nhiều người cùng nói lúc thì các lượtlời này được dé trong dấu ngoặc đơn, ví dụ "(Qua anh về làm gì mà về lại lênngay)” ở dòng 7 trong ví dụ 2.

- Những phan tư liệu mà người giải băng không nghe được được biểu

hiện bằng dấu ba chấm dé ở hai dấu ngoặc đơn trong phan giải băng, ví dụ

(( )) ở dòng 11, ví dụ 1.

- Những phần tư liệu mà người giải băng nghe được nhưng không chắcchắn được dé ở hai dấu ngoặc đơn trong phan giải băng, ví dụ "((hay phét))" ởdong 7, ví dụ 1

Dưới đây, một số ví dụ sẽ được dẫn ra để minh họa cho quy ước gỡbăng khi xử lí tư liệu các cuộc hội thoại ghi âm và ghi hình.

Vi du 1:

Phương: Mày có nhớ cái thầy Anh day

Thảo: Văn học Phương: Lịch sử văn minh Lịch sử văn minh thế giới không?

Hằng: (gật dau)))

Thuý: Em ấn tượng mãi thầy đấy Dã man!

Phương: Ừ

Hằng: Thay đấy dạy ((hay phét))!

Thuý: Nhưng mà cũng hơi dã man!

Trang 15

9 Phương: Ừ Thay dạy hay.

10 Thảo: U, thay day hay nhưng mà thầy cũng (((chép miệng)))

11 Hằng: (( ))

(VNR_TTA_09_13_12_#03A)

Trong vi dụ trên, ở lượt lời 4, cử chi gật dau của người nói Hang được

dé trong ba dấu ngoặc đơn nhằm biểu hiện ý nghĩa đây là ngôn ngữ cử chi ma

chúng tôi quan sát được trong băng tư liệu Tương tự như thế, ở lượt lời 10,

cử chỉ kèm ngôn ngữ (chép miệng) của người nói Thảo cũng được thể hiện trong ba dau ngoặc đơn Ngoài ra, lượt lời 11 của người nói Hằng được ghi lại bang dau ba cham dé trong hai dấu ngoặc đơn thê hiện ý nghĩa là trong đoạn

thoại này, Hằng có tham gia vào cuộc trò chuyện nhưng những gì Hằng nóikhông nghe được.

AF YN

Vi du 2:

Thanh: Quán nay thông thường thì no phải làm cai gì khác nữa.

Phuong: Đúng rồi đấy

Hưng: Anh trông mấy cái tổ nhền nhện này là anh biết, cần gì phải

6b (Minh với An lên Facebook tra bảo là nhà này có bau rồi

thiên hạ déu biết mà) (((nói với Giang)))

Hưng: (Qua anh về làm gì mà về lại lên ngay) (((mói với Thanh)))

Thanh: Qua về giỗ bà

Phương: Bảo là hơ, nhà này có bầu rồi, cả thiên hạ đều biết mà lại giấugiêm nhà mình.

10 Giang: Ôi giời ơi, giấu giém quái gì!

(VNR_TTA_08 24 12 #01A)

11

Trang 16

Văn bản giải băng tư liệu hội thoại ghi âm và ghi hình được sử dung dénhận diện và phân tích lời chỉnh sửa trong giao tiếp hội thoại tiếng Việt Các

đoạn thoại có chứa lời chỉnh sửa được đánh số thứ tự từ 1 đến hết theo số các

lượt lời trong đoạn thoại Những lượt lời có chứa các bộ phận của lời chỉnh

sửa được in nghiêng Trong cùng một lượt lời, luận án có thể hướng đến phân tích các yếu tố cầu tạo lượt lời khác nhau theo các bộ phận hoặc chiến lược

chỉnh sửa Những don vi lượt lời được phân tích sẽ hiển thi bằng cách in đậm

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp miêu tả định tính, phân tích hội thoại và thủ pháp thống

kê định lượng là các phương pháp và thủ pháp chính được sử dụng trong luận

án Các bước nghiên cứu được thực hiện như sau:

- Bước 1: Các văn bản giải băng được doc lại một cách kĩ lưỡng, kết

hợp với việc nghe và xem lại băng ghi âm và ghi hình các cuộc hội thoại đểnhận diện lời chỉnh sửa trong giao tiếp hội thoại tiếng Việt Khảo sát tư liệumười cuộc hội thoại, mỗi cuộc hội thoại có thời lượng trên dưới một tiếng,chúng tôi nhận diện được 400 lời chỉnh sửa trong giao tiếp hội thoại tiếng Việt

- Bước 2: Tiến hành phân loại 400 lời chỉnh sửa thành 2 loại: Lời chỉnh

sửa do người nói khởi xướng (Self-initiated repair) và lời chỉnh sửa do ngườingười nghe khởi xướng (Other-initiated repair) Trong các phần tiếp theo của

luận án, chúng tôi quy ước viết tắt là Lời chỉnh sửa do S khởi xướng (trong đó

S là viết tắt của self) và Lời chỉnh sửa do O khởi xướng (trong đó O là viết tắt của other) Mỗi loại chỉnh sửa nàyđược chia làm hai loại nhỏ hơn Cụ thể là:

Lời chỉnh sửa do người nói khởi xướng người nói chỉnh sửa (Self initiated Self repair, viết tắt là lời chỉnh sửa do S khởi xướng - S chỉnh sửa); Lời chỉnhsửa do người nói khởi xướng - người nghe chỉnh sửa (Self initiated - Otherrepair, viết tắt là lời chỉnh sửa do S khởi xướng - O chỉnh sửa); Lời chỉnh sửa

-12

Trang 17

do người nghe khởi xướng - người nói chỉnh sửa (Other initiated - Self repair,viết tắt là lời chỉnh sửa do O khởi xướng - S chỉnh sửa) và Lời chỉnh sửa dongười nghe khởi xướng - người nghe chỉnh sửa (Other initiated - Other repair,viết tắt là lời chỉnh sửa do O khởi xướng - O chỉnh sửa).

- Bước 3: Mô tả từng bộ phận của cấu trúc lời chỉnh sửa:

+ Phương pháp mô tả định tính và phương pháp phân tích hội thoại

được sử dung dé nhận diện, phân tích và miêu tả cau trúc của lời chỉnh sửa,

cách thức (chiến lược) chỉnh sửa và chức năng của lời chỉnh sửa Các yếu

tố giao tiếp cả băng lời và phi lời đều được quan tâm đến trong quá trình

trúc cũng như một số chức năng của lời chỉnh sửa trong hội thoại tự nhiên của

người Việt dựa trên lập trường phân tích hội thoại Với tư cách là một trong

những tổ chức tương tác quan trọng được trường phái phân tích hội thoại quan tâm nghiên cứu, kết quả của luận án sẽ đóng góp thiết thực vào việc

nghiên cứu lí thuyết phân tích hội thoại ở Việt Nam, giúp tìm hiểu cặn kẽ hơn

về ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp thực tế cũng như giúp xây dựng các

mô hình chuân mực cho giao tiép hội thoại.

13

Trang 18

5.2 Đóng góp về thực tiễn

Việc nghiên cứu lời chỉnh sửa trong giao tiếp hội thoại tiếng Việt sẽ

cung cấp cơ sở lí thuyết trong việc tiếp nhận lời nói, giải mã các phát ngôn của người đối thoại cho những người tham gia giao tiếp để quá trình tương tác

diễn ra một cách hiệu quả và không bị gián đoạn.

Đề tài luận án cũng có ý nghĩa thực tiễn trong việc giảng dạy ngôn ngữ (dạy tiếng mẹ đẻ và dạy ngoại ngữ) Việc phân tích và mô ta cặn kẽ về cau

trúc cũng như chức năng của lời chỉnh sửa trong giao tiếp hội thoại tiếng Việt

sẽ cung cấp cho người day và người học những chiến lược phủ hợp khi phátsinh "sự cố" cần phải có sự điều chỉnh, làm rõ góp phan làm cho quá trìnhtruyền đạt và tiếp nhận kiến thức đạt hiệu quả tốt nhất

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án có 3 chương : Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết

Nội dung chương này sẽ tổng quan tình hình nghiên cứu về lời chỉnh

sửa trong nước va nước ngoài nhằm phân tích, đánh giá các kết quả đã có, nêulên những vấn dé còn tồn tại và chỉ ra những van đề luận án sẽ tập trungnghiên cứu và giải quyết Ngoài phan tông quan tình hình nghiên cứu, cơ sở líthuyết cũng được trình bay dé làm nền tảng cho việc tìm hiểu lời chỉnh sửatrong giao tiếp hội thoại tiếng Việt

Chương 2: Lời chỉnh sửa do người nói khởi xướng

Nội dung chương này sẽ tập trung phân tích cấu trúc và chức năng của lời chỉnh sửa do S khởi xướng Cấu trúc của lời chỉnh sửa do S khởi xướng được phân tích theo hai tiêu loại bao gồm: Lời chỉnh sửa do S khởi xướng - S

chỉnh sửa và lời chỉnh sửa do S khởi xướng - O chỉnh sửa Mỗi loại chỉnh sửa

sẽ được khảo sát và phân tích theo cau trúc ba bộ phận: nguồn sự có cần chỉnhsửa, khởi xướng chỉnh sửa và hành động chỉnh sửa Chức năng của lời chỉnh

14

Trang 19

sửa do S khởi xướng sẽ được phân tích qua các ví dụ minh hoạ Trên cơ sởkết quả khảo sát và phân tích này, một số nhận xét về lời chỉnh sửa do S khởixướng trong giao tiép hội thoại tiếng Việt sẽ được đưa ra.

Chương 3: Lời chỉnh sửa do người nghe khởi xướng

Nội dung chương này sẽ tập trung phân tích cấu trúc và chức năng của lời chỉnh sửa do O khởi xướng Cấu trúc của lời chỉnh sửa do O khởi xướng được phân tích theo hai tiểu loại bao gồm: Lời chỉnh sửa do O khởi xướng -

S chỉnh sửa va lời chỉnh sửa do O khởi xướng - O chỉnh sửa Tương tự như lời chỉnh sửa do S khởi xướng, mỗi loại chỉnh sửa cũng được khảo sát và

phân tích theo cấu trúc ba bộ phận: nguồn sự cô cần chỉnh sửa, khởi xướngchỉnh sửa và hành động chỉnh sửa Chức năng của lời chỉnh sửa do O khởi

xướng sẽ được phân tích qua các ví dụ minh hoạ Trên cơ sở kết quả khảo sát

và phân tích này, một số nhận xét về lời chỉnh sửa do O khởi xướng trong giao tiếp hội thoại tiếng Việt sẽ được đưa ra.

15

Trang 20

những van dé còn tổn tại và chỉ ra những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiêncứu và giải quyết Phần cơ sở lí thuyết nhằm hệ thống lại một số vấn đề líthuyết, từ đó xác lập cơ sở lí luận cho việc triển khai các nội dung nghiên cứucủa luận án.

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1 Tình hình nghiên cứu lời chỉnh sửa trong giao tiếp hội thoại ở nước ngoài

Lời chỉnh sửa hội thoại lần đầu tiên được nghiên cứu một cách hệ thong

trong công trình “The preference for self-correction in the organization of

repair in conversation” (Sự ưa thích của hành động tự chỉnh sửa trong tô chứccủa lời chỉnh sửa hội thoại) của Schegloff và cộng sự (1977) Từ công trình

có tính chất tiên phong này, hàng loạt nghiên cứu về lời chỉnh sửa đã ra đờitập trung vào một số vấn đề như khái niệm lời chỉnh sửa, cấu trúc và cácchiến lược chỉnh sửa trong các bối cảnh tương tác khác nhau và trong các

ngôn ngữ khác nhau Đáng chú ý là có những bài viết bước đầu chỉ ra sự tác động của các nhân tố văn hoá - xã hội lên việc thực hiện lời chỉnh sửa.

1.2.1.1 Nghiên cứu lời chỉnh sửa trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau

Kể từ nghiên cứu kinh điển của Schegloff và cộng sự (1977) về lời

chỉnh sửa trong tiếng Anh, lời chỉnh sửa đã được mở rộng phạm vi nghiêncứu trong nhiều bối cảnh và góc độ khác nhau Từ những nghiên cứu về lờichỉnh sửa trong các cuộc hội thoại tự nhiên như là một cách sửa chữa

16

Trang 21

những hiểu lầm trong hội thoại [Hirst, McRoy, Heeman, Edmonds, Horton,1994] hay với những phân tích chỉnh sửa ngôn ngữ trong hội thoại của trẻ em

[Konefal & Fokes, 1984] , loi chỉnh sửa được tim hiểu ở các bối cảnh mang

tính đặc thù như lời chỉnh sửa trong tương tác trên lớp học; lời chỉnh sửa

trong các buổi khám bệnh giữa bác sĩ và bệnh nhân; lời chỉnh sửa trong

giao tiếp hội thoại ở góc độ bệnh học

Nghiên cứu về chỉnh sửa trong tương tác trên lớp học với các nghiên

cứu của nhiều tác giả như McHoul (1990); Egbert (1998); Liebsher & O’cain (2003); Macbeth (2004); Seedhouse (2004), Seong (2004), Seo (2008), Cho (2008), Cho & Larke (2010); Fotovatnia và các cộng sự (2013) Trong

Dailey-bối cảnh lớp học, Seedhouse (2004) định nghĩa lời chỉnh sửa là việc xử lí

những sự cố xảy ra trong diễn ngôn lớp học Sự cô ở đây có thé là bất cứ điều

gi mà cả giáo viên và hoc sinh đều nhìn nhận là ảnh hưởng đến giao tiếp.Chỉnh sửa trong diễn ngôn sư phạm là một cơ chế hội thoại quan trọng chophép giáo viên và học sinh hiểu được những "sự cố" trong giao tiếp ngôn ngữ

có thê được sửa chữa như thế nào Về nguyên tắc cả giáo viên và học sinh đều

có thể là người khởi xướng chỉnh sửa hoặc là người thực hiện hành động chỉnh sửa Ngoài 5 chiến lược khởi xướng chỉnh sửa được gợi ý trong công

trình nghiên cứu hội thoại đời thường của Schegloff và cộng sự (1977, tr

367-368) (bao gồm: 1 chiến lược khởi xướng không chỉ rõ nguồn van dé; 2 chiến lược khởi xướng bằng câu hỏi có từ để hỏi; 3 chiến lược khởi xướng bằng

cách nhắc lại một phần lượt nói chứa nguồn sự cố trong một câu hỏi; 4 chiếnlược khởi xướng bằng cách nhắc lại một phần lượt nói chứa nguồn sự cố; và

5 chiến lược khởi xướng băng gợi y một cách hiểu lượt nói chứa nguồn sự có), khi mở rộng phạm vi nghiên cứu trong bối cảnh lớp học, một số chiến

lược khởi xướng khác đã được nhiều tác giả bổ sung Chang hạn, khi nghiêncứu các chiến lược chỉnh sửa do người học khởi xướng Egbert (1998) bổ sung

17

Trang 22

vào danh sách 5 chiến lược của Schegloff và cộng sự chiến lược gol ý nhắclại; Liebscher & Daley-O’Cain (2003) phát hiện thêm chiến lược yêu cầu địnhnghĩa, giải thích, dịch Xem xét lớp học ngoại ngữ của học sinh tiểu học ở

Hàn Quốc, Cho & Larke (2010) nhận thấy học sinh sử dụng 9 chiến lược khởi xướng chỉnh sửa, trong đó ngoài 7 chiến lược đã nhắc ở trên còn thêm hai chiến lược nữa là sia Idi và sử dụng hành động phi ngôn từ Nghiên cứu này

đã hướng sự chú ý của giáo viên đến các loại sự cố thường xảy ra trên lớp học

ở cấp tiêu học và cách xử lí những sự cố này để có tương tác thành công.Trong lớp học ngoại ngữ, Drew (2005) nhận thấy rằng các chiến lược chỉnhsửa do giáo viên khởi xướng thường xuất hiện nhiều ở các tiết học tập trungvào sự chính xác, còn các chiến lược chỉnh sửa do học sinh khởi xướng lại

xuất hiện nhiều hơn ở các tiết học tập trung vào các hoạt động thực hành Nghiên cứu của Yue Jian-Ying (2015) ở một lớp học ngoại ngữ ở Trung Quốc cho thấy giáo viên sử dụng chiến lược tự khởi xướng và tự chỉnh sửa nhiều hơn các chiến lược chỉnh sửa khác đã được thông báo trong các công trình

nghiên cứu trước đây, và ba chiến lược tự chỉnh sửa được giáo viên sử dụng

là lặp lại, mở rộng và thay thé Seo (2008) cũng nghiên cứu mối quan hệ giữalời chỉnh sửa trong hội thoại và những hành động phi ngôn từ trong việc thựchiện lời chỉnh sửa nhăm hỗ trợ việc dạy và học tiếng Anh như một ngôn ngữthứ hai.

Không chỉ được mở rộng nghiên cứu trong bối cảnh lớp học, lời chỉnh sửa còn được tìm hiểu trong các buồi khám bệnh giữa bác sĩ và bệnh nhân với

công trình "Conversation Repair: Case Studies in Doctor-Patlent Communication" cua Frederic (1995) Trên co sở tư liệu là các cuộc hội thoạithực tế, công trình đầu tiên đã đi vào mô ta chi tiết hội thoại giữa bác sĩ vàbệnh nhân Sau đó tìm hiểu cách đặt câu hỏi phù hợp với từng tình huống cụ

thê Cuôi cùng đưa ra đê xuât vê các chiên lược và kĩ thuật chỉnh sửa nhăm

18

Trang 23

nâng cao kĩ năng giao tiếp của bác sĩ với bệnh nhân theo hướng lấy bệnh nhân

đến 6 tuổi bị chậm phát triển ngôn ngữ nghiêm trọng (bao gồm cả khả năng biểu đạt cũng như khả năng tiếp thu ngôn ngữ), trong đó có 41/ 45 trẻ có IQ

dưới mức trung bình Nghiên cứu sử dụng tư liệu là những tương tác theo

kịch bản của trẻ với giám khảo được ghi hình Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,

mức độ giao tiếp biểu cảm đã góp phần tạo nên sự khác biệt trong việc sửa

chữa của trẻ em sau những sự cố giao tiếp; tuy nhiên, đóng góp nay không đáng kể.

Caplan, Guthrie Komo (1996) tìm hiểu về chỉnh sửa hội thoại ở trẻ em

bị tâm thần phân liệt với trẻ em bình thường Nghiên cứu này đã so sánh các chiến lược tự chỉnh sửa mà trẻ tâm thần phân liệt và trẻ bình thường sử dụng cũng như mối quan hệ của chúng với chứng rối loạn tư duy hình thức, khiếm khuyết diễn ngôn và khả năng phân tâm Kết quả cho thấy, một số chiến lược chỉnh sửa (bắt dau sai, bổ sung, sửa đổi tham chiếu) được trẻ bi tam than phân

liệt sử dụng ít hơn so với những đứa trẻ bình thường Bên cạnh rối loạn tư duyhình thức và khiếm khuyết trong diễn ngôn, trẻ em tâm thần phân liệt sử dụng

không đúng mức các chiến lược tự chỉnh sửa khi trình bày suy nghĩ của mình với người nghe, đặc biệt nếu chúng đang được điều trị bằng thuốc an thần Từ

đó, nhóm tac giả cho rằng, kỹ năng giao tiếp kém có thé phản ánh các dấu hiệu tiêu cực trong bệnh tâm thần phân liệt khởi phát ở trẻ em.

19

Trang 24

Orange, Lubinski, Higginbotham (1996) nghiên cứu về chỉnh sửa tronghội thoại của những người mắc chứng mất trí nhớ của bệnh Alzheimer Chỉnh

sửa hội thoại đã được tìm hiểu trêm cơ sở tư liệu là băng ghi hình các cuộc

nói chuyện tự phát trong giờ ăn của 6 người lớn tuổi bình thường, 5 đối tượng

mac chứng mất trí nhớ giai đoạn đầu (EDAT) và 5 đối tượng mắc chứng mat

trí nhớ giai đoạn giữa của bệnh Alzheimer (MDAT) với một thành viên gia

đình đóng vai trò là đối tác trò chuyện Kết quả đã chỉ ra những khác biệt về

sự cô cần chỉnh sửa, tín hiệu xác định sự cô và cách thức chỉnh sửa giữa cáchai nhóm EDAT và MDAT Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng trongviệc phát triển các chiến lược nâng cao giao tiếp của người chăm sóc gia đìnhdành riêng cho giai đoạn lâm sàng của DAT Tiếp cận lời chỉnh sửa từ góc độ

bệnh học, trình tự chỉnh sửa trong hội thoại của các cặp vợ chồng mất ngôn

ngữ với các nhà trị liệu ngôn ngữ cũng được quan tâm tìm hiểu [Lindsay &

Wilkinson, 1990].

Ở góc độ bệnh học, lời chỉnh sửa còn được nghiên cứu trong giao tiếp

của người tự kỉ với nghiên cứu của Volden (2004); Philip (2008) Volden.(2004) chỉ ra rang kha năng chỉnh sửa sự cố trong giao tiếp là một kỹ năngứng dụng ngôn ngữ quan trọng nhưng còn ít được nghiên cứu ở trẻ em mắcchứng rối loạn phô tự kỷ (ASD) Bài viết vi thế đã đi vào tìm hiểu và đánh giákhả năng chỉnh sửa của trẻ mặc ASD khi liên tục đối mặt với sự có được biểu

thị thông qua một loạt phản hồi băng các yêu cầu làm rõ (RQCL) xếp chồng

lên nhau (như "Cái gì?", "Tôi không hiểu", "Hãy nói với tôi bằng cách khác")

Kết quả về khả năng chỉnh sửa thành công các sự cố trong giao tiếp đã đặt ra câu hỏi về một số lý thuyết hiện có về nguồn gốc và bản chất của những khiếm khuyết trong giao tiếp xã hội ở bệnh tự kỷ Đối tượng trong nghiên cứu của Philip (2008) là lời chỉnh sửa trong giao tiếp tự nhiên của 3 thanh thiếu

niên mắc chứng rối loạn phổ tự ki (ASD) khi giao tiếp với nhà nghiên cứu và

20

Trang 25

khi giao tiếp với thanh thiếu niên tự ki khác Philip đã mô tả những điểmtương đồng và khác biệt giữa các nguồn sự cô mà 3 cộng tác viên này gặpphải trong giao tiếp; những cách thức khởi xướng đề yêu cầu chỉnh sửa, làm

rõ và những chiến lược chỉnh sửa được sử dụng Kết quả cho thấy, cả 3 cộng

tác viên đều chỉnh sửa được các nguồn sự cố Giữa 3 cộng tác viên có điểm tương đồng về loại hình chỉnh sửa, nhưng cũng có những sự khác biệt trong việc sử dụng nhiều chiến lược chỉnh sửa để giải quyết các nguồn sự cố trong

giao tiếp Công trình cũng chỉ ra răng, việc nghiên cứu ngôn ngữ học ứngdụng trong bệnh tự kỉ nói chung và lời chỉnh sửa trong giao tiếp hội thoại củangười tự kỉ nói riêng là cần thiết Những nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin

và đưa ra những căn cứ cho việc thiết kế đánh giá, can thiệp cũng như hỗ trợhiệu quả cho người tự ki.

1.2.1.2 Nghiên cứu lời chỉnh sửa trong các ngôn ngữ khác nhau

Không chỉ được nghiên cứu ở nhiều phạm vi giao tiếp khác nhau, lời chỉnh sửa còn được mở rộng nghiên cứu ở nhiều ngôn ngữ Chỉnh sửa hội

thoại được tìm hiểu ở một loạt các ngôn ngữ khác nhau như tiếng Bồ ĐàoNha [Guimaraes, 2007], tiếng Anh Mỹ ở phía Đông Caribbean [Sidnell,2008], tiếng Phần Lan [Laakso & Sorjonen, 2010], tiếng Pháp [Maheux-Pelletier & Golato, 2008], tiếng Đức [Egbert, 1996, 2004], tiếng Do Thái

[Fox và cộng sự, 2010], tiếng Indonesia [Wouk, 2005], tiếng Nhật Bản [Fox

và cộng sự, 1996; Hayashi, 2003], tiếng Hàn Quốc [Kim, 1993, 2001], tiếng

Quan Thoại (tiếng phô thông Trung Quốc) [Zhang Wei, 1998; Wang Yun,

2005; Wu, 2006], tiếng Na Uy [Svennevig, 2001], tiếng Nga [Bolden va cộng

su, 2012] va tiéng Thái Lan [(Moerman, 1977]

Nghiên cứu về lời chỉnh sửa hội thoại trên thế giới còn so sánh và chỉ

ra những điểm tương đồng và khác biệt của lời chỉnh sửa hội thoại ở các ngônngữ khác nhau Chăng hạn như những nghiên cứu về lời chỉnh sửa trong tiếng

21

Trang 26

Hán hiện đại, tiếng Thái, tiếng Anh Caribbean và những nghiên cứu khác đềucho rằng cấu trúc lời chỉnh sửa cơ bản khá giống nhau ở các ngôn ngữ Tuynhiên những nghiên cứu nảy cũng chỉ ra rằng mặc dù các biến thể là tương

đối nhỏ trong các ngôn ngữ nhưng chúng cũng có thể có tạo những khác biệt

đáng ké trong tương tác [Sidnell, 2009; Egbert, 1997] Schegloff (1987) đã có

những thảo luận lí thuyết ban đầu về những khác biệt trong chỉnh sửa xuyên

ngôn ngữ và văn hóa Mặc dù chỉnh sửa là một hiện tượng của tương tác hộithoại có mặt ở tất cả các ngôn ngữ khác nhau [Schegloff, 2007] nhưng hìnhthức và thực tiễn chỉnh sửa cụ thé lại có thể có nhiều biến thé do bị chi phốibởi một loạt các yếu tố riêng có của từng ngôn ngữ vi dụ như thành tổ trựctiếp được lựa chọn, sự hiện diện hay văng mặt của một đặc trưng ngôn ngữ

nào đó như định ngữ đứng trước hoặc đứng sau danh từ, "hồi chỉ zero”, biến

tố giống, và tiểu từ cuối câu Hành động chỉnh sửa vừa khai thác vừa bị hạn chế bởi các nhân tố ngữ pháp có sẵn trong một ngôn ngữ cụ thể: ví dụ, một số

loại chỉnh sửa hình thái học có thể xảy ra ở tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc vàtiếng Phần Lan nhưng cho đến nay không được tìm thấy trong tiếng Anh[Fox và cộng sự, 1996] và các phương tiện ngôn ngữ của tiếng Trung Quốcphổ thông (trong đó có việc sử dụng các tiểu từ cuối câu) cho phép phân biệt

sự khởi xướng chỉnh sửa mà có thể không có tương đương trong tiếng Anh[Wu, 2006].

Đáng chú ý là nghiên cứu của nhóm 12 tác giả với bài viết "Universal Principles in the Repair of Communication Problems" (Những nguyên tắc chung trong việc chỉnh sửa các sự cố giao tiếp) [Dingemanse va cộng sự, 2015] so sánh một cách có hệ thống về thời gian giải quyết các sự cố xảy ra

trong giao tiếp ở các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới Với mẫu nghiên cứu là

12 ngôn ngữ thuộc 8 ngữ hệ có chữ viết khác nhau, bài viết đã chỉ ra hệ thống

lời chỉnh sửa do O khởi xướng Lời chỉnh sửa do O khởi xướng là lời chỉnh

22

Trang 27

sửa mà ở đó, người nghe là người khởi xướng chỉnh sửa dé yêu cầu người nóithực hiện hành động chỉnh sửa nhằm giải quyết "sự cô" mà người nghe gặpphải trong việc tiếp nhận thông tin mà người nói muốn truyền tải Kết quả chothấy, lời chỉnh sửa do O khởi xướng được sử dụng một cách thường xuyên(trung bình khoảng 1 lần trong 1,4 phút ở bất kì một ngôn ngữ nào), và chúng

có các đặc điểm chung trái ngược với giả thiết về sự đa dạng văn hóa Các

ngôn ngữ không có liên hệ với nhau lại có chung ba loại thành tố khởi xướngchỉnh sửa để báo hiệu nguồn sự cố và sử dụng chúng trong các ngữ cảnhgiống nhau Nghiên cứu cũng cho thấy rõ bản chất của nguyên tắc hợp táctrong giao tiếp hội thoại và ủng hộ giả thuyết về tính phố quát của chỉnh sửahội thoại: các ngôn ngữ có thé khác nhau về cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩanhưng lại có nhiều điểm chung trong hệ thống chỉnh sửa do O khởi xướng

1.2.1.3 Nghiên cứu sự tác động của các nhân to văn hoa - xã hội lên việc thực hiện lời chỉnh sửa

Ngoài các nội dung cơ bản trên, lời chỉnh sửa còn được tìm hiểu trong

mối quan hệ với các vấn đề về văn hoá - xã hội Việc nghiên cứu lời chỉnh

sửa không chỉ cung cấp cái nhìn đối với các vấn đề ngôn ngữ học [Fox vàcộng sự, 1996] mà còn cho thấy các đặc điểm văn hóa - xã hội quan trọngkhác [Ochs, 1982] Nghiên cứu về cách tổ chức lời chỉnh sửa mở rộng hơnđến các câu hỏi văn hóa và xã hội Nghiên cứu về "yêu cầu chỉnh sửa" ở

Samoa, Ochs cho biết việc triển khai chỉnh sửa có mối quan hệ với địa vị xã hội của những người tham gia - người có địa vị thấp thường không bắt đầu yêu cầu người có dia vi cao hơn chỉnh sửa Hơn nữa, Ochs đã tìm thấy một xu hướng chung để sử dụng "câu hỏi mở" trong cộng đồng này Ở đây, người

nghe có xu hướng sử dụng các câu hỏi mở (tương đương với việc sử dụng từ

"what?" trong tiếng Anh) chứ không đưa ra các cách hiểu giả định (những gì

23

Trang 28

"đã có trong đầu") dé phán đoán về nội dung thông tin đã được người nói cung cấp trước đó (chăng hạn như "ý của bạn có nghĩa là X?") Điều này có

liên quan đến việc tránh những suy đoán về suy nghĩ của người khác trong

cộng đồng này.

Có thé nhận thay, lời chỉnh sửa trong hội thoại từ lâu đã thu hút được

nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu theo trường phái phân tích hội

thoại trên thé giới Lời chỉnh sửa không chỉ được nghiên cứu ở nhiều bối cảnh

giao tiếp mà còn được tìm hiểu trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, đồng thời

chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của lời chỉnh sửa giữa các ngônngữ Đáng chú ý là, lời chỉnh sửa bắt đầu được quan tâm nghiên cứu trong

mối quan hệ với các vấn đề về văn hoá - xã hội.

1.2.2 Tình hình nghiên cứu loi chỉnh sửa trong giao tiếp hội thoại ở trong nước

Ở Việt Nam, những năm gần đây, lời chỉnh sửa đã thu hút được sự quan

tâm của một số tác giả như Nguyễn Thị Minh Hạnh (2010, 2019); Lưu Quý

Khương và Nguyễn Thị Minh Hạnh (2012); Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và

Nguyễn Thị Minh Hạnh (2016; 2017), Truong Thi Kieu Van (2017), TrầnThùy An (2017; 2018; 2019; 2022), Sidnell J, Trần Thùy An, Vũ Thị ThanhHương (2020), Nguyen The Duong (2020) Những nghiên cứu này dựa trên

cơ sở hai nguồn tư liệu chính: Thứ nhất là nguồn tư liệu được rút ra từ cáctruyện ngắn, tiểu thuyết hoặc trên các bộ phim truyền hình ; Thứ hai là

nguồn tư liệu hội thoại tự nhiên được ghi âm và ghi hình Mặc dù có sự khác biệt về tư liệu nghiên cứu, nhưng những phát hiện về lời chỉnh sửa trong giao

tiếp hội thoại tiếng Việt hiện nay đều xoay quanh một số nội dung cơ bản nhưkhái niệm lời chỉnh sửa, cau trúc và các chiến lược chỉnh sửa ở các bối cảnhgiao tiếp khác nhau; những điểm tương đồng và khác biệt của lời chỉnh sửa

24

Trang 29

hội thoại trong giao tiếp hội thoại tiếng Việt và tiếng Anh và sự tác động của

các nhân tố xã hội lên việc thực hiện chỉnh sửa.

1.2.2.1 Nghiên cứu lời chỉnh sửa dựa trên các nguồn tu liệu khác nhau

Lời chỉnh sửa hội thoại trong tiếng Việt đã được nghiên cứu dựa trênnhiều nguồn tư liệu khác nhau Từ những nghiên cứu dựa trên tư liệu rút ra từ

các truyện ngắn, tiêu thuyết hoặc trên các bộ phim truyền hình [Nguyễn Thị

Minh Hạnh, 2010, 2019; Lưu Quý Khương & Nguyễn Thị Minh Hạnh, 2012;Nguyễn Thị Quỳnh Hoa & Nguyễn Thị Minh Hạnh, 2016, 2017 ], lời chỉnh

sửa đã được tìm hiểu trong ngôn ngữ tự nhiên được ghi âm và ghi hình [TrầnThùy An, 2017, 2018, 2019, 2022; Vũ Thị Thanh Hương và Trần Thùy An,2018; Nguyen The Duong, 2020 ] Lời chỉnh sửa không chỉ được nghiên cứu

ở một số bối cảnh cụ thể thuận lợi cho chỉnh sửa hội thoại diễn ra như chỉnh sửa trên lớp học [Vũ Thị Thanh Hương & Tran Thùy An, 2018] hay trong bối cảnh cuộc gọi hồn [Nguyen The Duong, 2020] mà còn được nghiên cứu trong các cuộc trò chuyện tự nhiên trong giao tiếp phi quy thức của người Việt

[Trần Thùy An, 2018, 2019, 2022; Sydnell J & Trần Thuỳ An, Vũ Thị ThanhHương, 2020] Các nghiên cứu này đều thống nhất khi cho rằng lời chỉnh sửa

là hiện tượng thường xuyên xảy ra trong giao tiếp hội thoại

a Lời chỉnh sửa trong tư liệu truyện ngắn, tiểu thuyết và phim truyền hình

Trên cơ sở tư liệu được rút ra từ các truyện ngắn và tiểu thuyết tiếng

Anh và tiếng Việt từ những năm 1970 trở lại đây, cau trúc của lời chỉnh sửa,các chiến lược thực hiện lời chỉnh sửa và chức năng của lời chỉnh sửa đượcNguyễn Thị Minh Hạnh phân tích và làm rõ Theo đó, câu trúc của chỉnh sửatrong giao tiếp hội thoại tiếng Anh và tiếng Việt bao gồm ba bộ phận: nguồn

sự cố - trouble source; khởi xướng chỉnh sửa - repair initiation và hoàn thànhchỉnh sửa - repair completion Tuy nhiên, những lời chỉnh sửa được lựa chọn khảo sát và phân tích chưa làm rõ câu trúc ba phân này của lời chỉnh sửa.

25

Trang 30

Chiến lược thực hiện lời chỉnh sửa và chức năng của lời chỉnh sửa được tìmhiểu theo hai loại: người nói chỉnh sửa và người nghe chỉnh sửa Người nói

chỉnh sửa bằng 6 chiến lược (đó là: sửa lỗi; tìm từ; ngập ngừng; khởi đầu sai; thay đôi từ ngữ tức thì và lặp lại) và thực hiện 4 chức năng (tìm kiếm từ ngữ; thay thế từ ngữ; chỉnh sửa quy chiếu chỉ người; chỉnh sửa lựa chọn người nói

kế tiếp) Người nghe thực hiện chỉnh sửa bằng 5 chiến lược (đó là: nhóm cácphương tiện xây dựng lượt lời; từ dé hỏi; lặp lại một phan lượt lời chứa yếu tốgây trở ngại cộng với từ dé hỏi; Dùng cụm từ "ý ban là” cộng với sự hiểu biết

có thé có về phát ngôn trước đó và lặp lại một phan phát ngôn trước đó vớingữ điệu đi lên) và thực hiện 3 chức năng (yêu cầu làm rõ; kiếm tra xác nhận

và kiểm tra toàn điện) [Nguyễn Thị Minh Hạnh, 2010]

Cấu trúc của lời chỉnh sửa, các chiến lược thực hiện lời chỉnh sửa và

chức năng của lời chỉnh sửa cũng được Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và Nguyễn

Thị Minh Hạnh phân tích và làm rõ trên cơ sở dữ liệu rút ra từ các bộ phim

truyền hình Theo đó, cấu trúc của lời chỉnh sửa (tác giả sử dụng thuật ngữ lời

điều chỉnh khúc mắc) bao gồm bốn bộ phận: Yếu tô gây khúc mắc; Phát hiệnkhúc mắc và yêu cầu điều chỉnh; Chiến lược điều chỉnh khúc mắc; Hoanthành điều chỉnh khúc mắc Tuy nhiên, cấu trúc bốn phần này của lời điềuchỉnh khúc mắc không được làm rõ trong các ví dụ được đưa ra phân tích.Hơn nữa, các nghiên cứu này chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa việc phát hiện

khúc mắc; yêu cầu điều chỉnh (repair initiation) và bản thân chiến lược điều

chỉnh khúc mắc (repair strategies) Chiến lược điều chỉnh khúc mắc được tìm

hiểu theo hai loại: điều chỉnh khúc mắc do người nói thực hiện và điều chỉnh khúc mắc do người nghe thực hiện Người nói điều chỉnh khúc bằng sáu chiến lược (đó là: sửa yếu tố gây khúc mắc; tìm từ; ngập ngừng; khởi đầu sai; thay

đổi từ ngữ tức thì; lặp lại) Người nghe điều chỉnh khúc mắc băng bốn chiếnlược (đó là: Dùng từ hỏi; Lặp lại một phần lượt lời của người nói có kèm theo

26

Trang 31

từ đề hỏi; Suy đoán và Lặp lại một phần phát ngôn của người nói có lên giọng

ở cuối câu) [Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và Nguyễn Thị Minh Hạnh, 2017] Về

chức năng, điều chỉnh khúc mắc có hai chức năng chính là chức năng biểu hiện và chức năng biểu cảm [Nguyễn Thị Quỳnh Hoa & Nguyễn Thị Minh

chữa yếu tố gây trở ngại hội thoại của người nghe [Lưu Quý Khương &

Nguyễn Thị Minh Hạnh, 2012] lại được Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và Nguyễn

Thị Minh Hạnh gọi là các chiến lược điều chỉnh khúc mắc do người nghe thực hiện [Nguyễn Thị Quynh Hoa & Nguyễn Thị Minh Hạnh, 2017] Trên thực tế

chiến lược đề xuất sửa chữa và chiến lược điều chỉnh khúc mắc là hai bộ phậnkhác nhau của lời chỉnh sửa hội thoại.

b Lời chỉnh sửa trong tư liệu các cuộc hội thoại tự nhiên được ghi âm, ghi hình

Xuất phát từ nguồn tư liệu tự nhiên được ghi âm và ghi hình trong giao

tiếp phi quy thức của người Việt, Trần Thùy An chỉ ra cấu trúc ba phần của lời chỉnh sửa (bao gồm: nguồn sự cố/ nguồn vấn dé cần chỉnh sửa; khởi

xướng chỉnh sửa và hành động chỉnh sửa/ thực hiện chỉnh sửa) Các bài viếtnày chú trọng tìm hiểu những chiến lược mà những người tham gia giao tiếp sử

dụng dé thực hiện các bộ phận của lời chỉnh sửa trong một số tiêu loại lời chỉnh

sửa Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số chiến lược chỉnh sửa mà người nóithực hiện trong lời chỉnh sửa do S khởi xướng, S chỉnh sửa [Tran Thùy An,2017]; chiến lược khởi xưởng chỉnh sửa của người nghe trong lời chỉnh sửa do

27

Trang 32

O khởi xướng, S chỉnh sửa [Trần Thùy An, 2018] hay hành động chỉnh sửatrong lời chỉnh sửa do O khởi xướng, S chỉnh sửa [Tran Thùy An, 2019]

Phân tích tư liệu các băng video quan sát 04 tiết học tại một trường tiểu học vùng dân tộc thiêu số, Vũ Thị Thanh Hương và Trần Thuy An (2018) đã chỉ ra cau trúc bốn phan của lời chỉnh sửa đo giáo viên khởi xướng, học sinh chỉnh sửa (là một trong bốn loại chỉnh sửa có khả năng xuất hiện trên lớp học)

bao gồm: nguồn sự cố cần chỉnh sửa; khởi xướng chỉnh sửa; hành động chỉnh

sửa và khăng định chỉnh sửa Bài viết cũng chỉ ra hai nguồn sự cố của họcsinh và sáu chiến lược khởi xướng chỉnh sửa của giáo viên Thông qua việctìm hiểu về lời chỉnh sửa trên lớp học, bài viết đã chỉ ra vai trò quan trọng củahoạt động chỉnh sửa trong quá trình truyền đạt và tiếp nhận kiến thức, giúp

người dạy và người học vượt qua khó khăn về rào cản ngôn ngữ ở các lớp đầu cấp tiểu học vùng dân tộc thiểu số Ở bậc tiêu học nhất là ở các lớp đầu cấp tiểu hoc vùng dân tộc thiểu số, đa số học sinh có năng lực tiếng Việt rất hạn chế, và giáo viên phần lớn lại không thông thạo ngôn ngữ của các em, nên

trong quá trình day và học trên lớp có rất nhiều khó khăn, trục trac Nghiêncứu cũng chỉ ra răng với đặc trưng của tương tác lớp học, hành động khởixướng chỉnh sửa của giáo viên (trong lời chỉnh sửa do giáo viên khởi xướng, học sinh chỉnh sửa) thực hiên hai chức năng ngữ dụng chính: 1 Là cách giáo

viên gián tiếp đưa ra lời phản hồi tiêu cực đối với câu trả lời hay phần thực hiện sai trong lượt lời trước đó của học sinh, cho học sinh cơ hội tiếp tục suy nghĩ và sửa sai trong lượt lời tiếp theo; 2 Là cách thức giáo viên hướng dẫn học sinh đưa ra câu trả lời đúng đối với yêu cầu của mình dành cho học sinh trước đó Điều này góp phần tăng tính tích cực của học sinh trên lớp phù hợp

với định hướng giáo dục lẫy học sinh làm trung tâm trong giao đoạn hiện nay

Tiếp cận chỉnh sửa hội thoại trong bối cảnh giao tiếp ở các giờ học ngoạingữ, Truong Thi Kieu Van (2017) đã tìm hiểu về "Ảnh hưởng của các hình

28

Trang 33

thức phản hồi sửa lỗi - Recatsts và Elicitation đối với việc điều chỉnh lỗitrong tương tác hội thoại" (The impact of corrective feedback recasts and

elicitations on immediate repair in dyadic conversation) Nghiên cứu sử dụng

tư liệu là các bản ghi âm giao tiếp giữa giáo viên day tiếng Anh với 4 hoc sinh đến từ các nền tảng ngôn ngữ khác nhau bao gồm học sinh nói tiếng Việt, tiếng Trung và tiếng Indonesia Giáo viên tham gia đối thoại với từng học

sinh bên ngoài lớp học dé sửa những câu nói sai hoặc gợi ý dé học sinh tự sửa

những câu nói sai của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ mô tả tranh Mỗi

cuộc đối thoại kéo dai khoảng 15 đến 20 phút Với mục đích kiểm tra tínhhiệu quả của phản hồi điều chỉnh đối với kết quả học tập của người học thôngqua tương tác bằng lời, nghiên cứu tập trung vào cách người học nhận diện vàsửa lỗi phát âm sai trong quá trình tương tác Kết qua của nghiên cứu cho thay

hình thức phản hồi recasts được sử dụng thường xuyên hơn hình thức phản hồi elicitations và người học thành công hơn trong việc chỉnh sửa hình thức từ

sau khi nhận phản hồi trực tiếp hơn là hình thức phản hồi gián tiếp.Hình thức phản hồi tường minh sẽ hữu hiệu hơn hình thức phản hồi ngầm an

[Truong Thị Kieu Van, 2017]

Ở một bối cảnh khác, Nguyen The Duong (2020) đã tìm hiểu về lờichỉnh sửa trong nghi thức gọi hồn của người Việt với bài viết "Talking withthe ancestors: register and repair in the Vietnamese soul-calling ritual" Mac

dù không đưa ra cấu trúc lời chỉnh sửa một cách tường minh nhưng lời chỉnh sửa được Nguyen The Duong phân tích một cách chỉ tiết theo phương pháp phân tích hội thoại đi từ các nguồn sự cố làm gián đoạn diễn tiến của hội thoại đến việc khởi xưởng chỉnh sửa cũng như hành động chỉnh sửa Bằng phương

pháp quy nạp, thông qua việc phân tích các ví dụ, tác giả đã chỉ ra nguồn sự

cô trong lời chỉnh sửa ở các cuộc gọi hồn hầu hết xuất phát từ nhà ngoại cảm

(phần lớn là khi nêu danh tính của một nhân vật cụ thể) Khi đó nhà ngoại

29

Trang 34

cảm thường nói nhỏ, dap dính và không rõ ràng Với ưu thé là người có thé

quyết định ai sẽ “nhập” vào mình, nhà ngoại cảm đã tạo ra hàng loạt sự cô hội

thoại qua việc nói “giọng của người âm” để đem người nghe vào việc chỉnh sửa Người nghe khởi xướng chỉnh sửa trong nhiều trường hợp đồng thời

cũng là người thực hiện hành động chỉnh sửa bằng cách đưa ra các ứng viên.Qua việc phân tích lời chỉnh sửa trong nghỉ thức gọi hỗn, tác giả đã đưa ra

một căn cứ cho thấy bản chất nói dựa của các nhà ngoại cảm Nhà ngoại cảm

đã xử lí tốt những kĩ thuật trong chỉnh sửa dé thu hẹp các sự cố trong hội thoạiliên quan đến việc nghe hiểu của những người tham gia hội thoại, dựa vàothông tin chuẩn được phát ra từ những người tham gia cuộc gọi hồn và sử dụng

nó đề điều tiết diễn tiến cuộc thoại theo ý minh [Nguyen The Duong, 2020]

1.2.2.2 Nghiên cứu lời chỉnh sửa trong các ngôn ngữ khác nhau

Xuất phát từ quan điểm phân tích đối chiếu, với nguồn tư liệu là các đoạn hội thoại rút ra trong các truyện ngan và tiêu thuyết tiếng Anh và tiếng Việt từ những năm 1970, Nguyễn Thị Minh Hạnh đã chỉ ra một số điểm

tương đồng và khác biệt của lời chỉnh sửa trong tiếng Anh và tiếng Việt.Những nhận xét rút ra chủ yếu dựa trên các phân tích mang tính định lượng

về tần suất và tỉ lệ của vị trí chỉnh sửa (bao gồm trong cùng lượt lời và khôngcùng lượt lời); chiến lược chỉnh sửa và chức năng của chỉnh sửa (theo hai loạingười nói chỉnh sửa và người nghe chỉnh sửa) Kết quả nghiên cứu chỉ ra

người nghe chỉnh sửa xuất hiện phô biến và chiếm tỉ lệ cao nhất và người nói

chỉnh sửa chiếm tỉ lệ thấp nhất trong cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt

Trong số các chiến lược chỉnh sửa, chiến lược lặp lại chiếm tỉ lệ cao nhất trong cả hai ngôn ngữ Về chức năng của hành động do người nói chỉnh sửa,

chức năng tìm kiếm từ ngữ chiếm tỉ lệ cao nhất trong tiếng Anh [Nguyễn ThịMinh Hạnh, 2010].

30

Trang 35

Trong một nghiên cứu cụ thé hơn, Nguyễn Thi Minh Hạnh và Lưu QuýKhương đã chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt về vị trí và chiến lược dé xuất

sửa chữa các yếu tố gây trở ngại trong hội thoại từ người nghe trong hội thoại

tiếng Anh và tiếng Việt Kết quả chỉ ra rằng, về vị trí, đề xuất sửa chữa hội

thoại từ người nghe ở lượt lời đầu tiên của người nói ngay sau phát ngôn chứa

yếu tô gây trở ngại hội thoại của người nói đều xuất hiện nhiều trong tiếng Việt và tiếng Anh Điểm tương đồng này cho thấy người tham gia hội thoại ở

cả hai ngôn ngữ đều có những phản ứng giống nhau khi họ gặp phải nhữngyếu tố gây trở ngại hội thoại Riêng đề xuất sửa chữa hội thoại từ người ngheđược tìm thấy ở nhiều lượt lời kế tiếp phát ngôn có chứa yếu tố gây trở ngạihội thoại của người nói được tìm thấy nhiều hơn trong hội thoại tiếng Anh

Về các chiến lược đề xuất sửa chữa hội thoại từ người nghe, chiến lược "dùng

từ để hỏi" và "nêu dự đoán về sự việc" được sử dụng nhiều trong tiếng Anh; chiến lược "lặp lại một phần lượt lời của người nói có kèm theo từ dé hỏi" và

"lặp lại một phần phát ngôn của người nói và lên giọng ở cuối câu" lại xảy ranhiều hơn trong tiếng Việt Sự khác biệt này được nhóm tác giả giải thích là

do sự khác biệt về các yêu tổ ngôn ngữ và văn hóa quy định [Nguyễn ThịMinh Hạnh & Lưu Quý Khương, 2012].

1.2.2.3 Nghiên cứu sự tác động của các nhân tô xã hội lên việc thực hiện lờichỉnh stra

Nghiên cứu về lời chỉnh sửa tiếng Việt đã bước đầu chú trọng tìm hiểu sự tác động của các nhân tố xã hội lên việc thực hiện lời chỉnh sửa Sidnell J,

Trần Thùy An, Vũ Thị Thanh Hương (2020), đã chỉ ra sự tác động của nhân

tố tudi tác đến việc lựa chọn cách thức khởi xướng chỉnh sửa trong lời chỉnh

sửa do O khởi xướng, S chỉnh sửa Với 68 lời chỉnh sửa do O khởi xướng, S

chỉnh sửa được rút ra từ các cuộc hội thoại tự nhiên của người Việt, bài viếtchỉ ra sự bất đối xứng trong việc duy trì tính liên chủ thể của tương tác thông

3l

Trang 36

qua hành động khởi xướng chỉnh sửa của người lớn tuổi hơn và người ít tuổihơn khi họ ở vai người nghe trong các cuộc trò chuyện Người lớn tuổi hơnthường khởi xướng chỉnh sửa bằng một hình thức day trách nhiệm giải quyết

nguồn sự cố lên người nói là người ít tuổi hơn (thường là bằng cách sử dụng các thành tố khởi xướng chỉnh sửa cho thay họ không nắm bắt được thông tin

gì ở lượt lời của người nói trước đó trừ việc có một điều gì đó đã được nói ra) Ngược lại, người ít tuổi hơn thường khởi xướng chỉnh sửa theo những cách

thé hiện sự chú ý và cách hiểu chi tiết của người nói về những gì đã được nói

ra và yêu cầu người nói lớn tuổi hơn xác nhận [Sidnell J, Trần Thùy An, VũThị Thanh Hương, 2020].

Có thể nhận thấy, chỉnh sửa hội thoại tiếng Việt đã bắt đầu thu hút được

sự quan tâm trong những năm gần đây Các nghiên cứu này tập trung vào việc

tìm hiểu lời chỉnh sửa trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau; trong các ngôn

ngữ khác nhau (tiếng Việt và tiếng Anh) và có những so sánh về sự khác biệt

giữa lời chỉnh sửa giữa hai ngôn ngữ này Đặc biệt đáng chú ý là lời chỉnh sửa

tiếng Việt bước đầu được chú trọng tìm hiểu trong mối quan hệ với các nhân

tố xã hội

Nghiên cứu về lời chỉnh sửa trong tiếng Việt có thể được chia theo 2nhóm: nhóm các nghiên cứu sử dụng nguồn tư liệu nghệ thuật đã có sự can

thiệp của nhà văn (được rút ra từ các truyện ngắn, tiểu thuyết, phim truyền

hình ) và nhóm các nghiên cứu sử dụng tư liệu tự nhiên được ghi âm và

ghi hình.

Ở nhóm thứ nhất, lời chỉnh sửa sử dụng nguồn tư liệu được rút ra từ các

truyện ngắn, tiêu thuyết hoặc trên các bộ phim truyền hình chủ yếu dựa trên

các phân tích mang tính định lượng mà chưa có những phân tích và miêu tảmột cách chỉ tiết cu trúc của lời chỉnh sửa Hơn nữa, việc phân chia lời chỉnh

sửa chưa thê hiện được môi tương quan giữa việc ai là người đê xuât chỉnh

32

Trang 37

sửa, ai là người chỉnh sửa trong tương tác Đây là một khoảng trống và cũng

là lí do khi tìm hiểu về lời chỉnh sửa trong giao tiếp hội thoại tiếng Việt, luận

án chủ yếu khảo sát và phân tích lời chỉnh sửa từ quan điểm của phân tích hội

thoại bằng phương pháp miêu tả định tính Phương pháp này giúp miêu tả cặn

kẽ cấu trúc của lời chỉnh sửa cũng như cách thức chỉnh sửa theo từng tiểu loại dựa trên việc xác định ai là người đề xuất (khởi xướng) chỉnh sửa, ai là người chỉnh sửa, đồng thời chỉ ra được những chức năng ngữ dụng của hành động

này trong giao tiếp hội thoại tiếng Việt

Với những nghiên cứu sử dụng nguồn tư liệu tự nhiên được ghi âm vàghi hình, lời chỉnh sửa được tìm hiểu băng phương pháp phân tích hội thoại

đã bước dau chi ra câu trúc và miêu tả được một số chiến lược thực hiện lờichỉnh sửa Mặc dù vậy, các nghiên cứu này còn khá tản mát và mới chỉ dừnglại ở một vài khía cạnh của một tiểu loại chỉnh sửa cụ thể (như chỉnh sửa do Skhởi xướng, S chỉnh sửa và chỉnh sửa do O khởi xướng, S chỉnh sửa) hoặc ở

một số bối cảnh cụ thể (như trên lớp học và trong cuộc gọi hon) Có thé nói,

cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về lờichỉnh sửa, phân loại lời chỉnh sửa cũng như cấu trúc của chúng trong giao tiếphội thoại tiếng Việt từ quan điểm của phân tích hội thoại Xuất phát từ thực té

đó, luận án sẽ tìm hiểu một cách hệ thống về lời chỉnh sửa trong giao tiếp hội

thoại tiếng Việt từ quan điểm của phân tích hội thoại bao gồm cấu trúc và chiến lược mà những người tham gia giao tiếp thực hiện lời chỉnh sửa, và một

số chức năng của lời chỉnh sửa theo hai loại chỉnh sửa chính (lời chỉnh sửa do

S khởi xướng và lời chỉnh sửa do O khởi xướng).

1.3 Cơ sở lí thuyết

1.3.1 Phân tích hội thoại

Phân tích hội thoại là một hướng tiếp cận nghiên cứu tương tác trong xãhội, quan tâm đến các tình huống giao tiếp bằng lời và phi lời trong cuộc sống

33

Trang 38

thường nhật Như tên gọi của nó, phân tích hội thoại tập trung vào việc phântích các cuộc nói chuyện ngẫu nhiên Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu trong

lĩnh vực nay sử dụng tư liệu từ các bối cảnh mang tính quy phạm như tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân, giữa giáo viên và học sinh, giữa thâm phán, luật

sư và bị cáo trong các phiên tòa hoặc các cuộc phỏng vấn trên báo đài Thuật

ngữ "phân tích hội thoại" có vẻ như không còn đúng nữa nhưng nó vẫn tiếp

tục được sử dụng với tư cách là thuật ngữ để chỉ một cách tiếp cận riêng và

thành công khi phân tích tương tác xã hội.

Phân tích hội thoại được ra đời vào những năm 1960 và 1970, dựa trênnên tang tư tưởng về bộ môn phương pháp dân tộc học (ethno-methodology)

của Harold Garfinkel (1967) và quan điểm về tương tác xã hội của Erving

Goffman (1983) với sự chú ý đặc biệt dành cho những "tình huống tương tác

đời thường" Người được xem là cha đẻ của phân tích hội thoại là nhà xã hội

học Harvey Sacks va hai cộng sự gần gũi của ông là Emanuel Schegloff và

Gail Jefferson.

Năm 1963, Sacks được Garfinkel mời đến Đại học California, Los

Angeles (University of California, Los Angeles viết tắt là UCLA) dé làm việctrong một chương trình phòng chống tự tử Với công việc nay, Sacks quantâm nghiên cứu các băng ghi âm lời nói tự nhiên của con người và tìm cách lígiải một số đặc trưng của lời nói trong tương tác Bài giảng đầu tiên trong loạtbài giảng của Sacks ở UCLA có nhan đề là “Các quy tắc của chuỗi thoại”

(Rules of Conversational Sequence) Ông bắt đầu bằng ba ví dụ được trích

dẫn từ các băng ghi âm đoạn mở đầu trong các cuộc điện thoại của đường dâyphòng chống tự tử:

Trang 39

(3) A: Tôi là Smith đang nghe đây, tôi có thể giúp gì cho ông/bà?

B: Tôi không nghe rõ ông nói gi?

A: Tôi là Smith đang nghe đây.

B: À, ông Smith

Sacks nhận thấy rằng một trong những vấn đề cơ bản mà nhân viên trực

tong đài vấp phải là làm thé nào dé người gọi đến nói tên của mình Khi nghe lại các băng ghi âm, quan sát đầu tiên của Sacks là nếu nhân viên tông đài bắt

dau bằng câu “7i Smith đang nghe đây, tôi có thể giúp gì cho ông/bà?” vàdau dây bên kia có câu trả lời khác với câu “7öi là Brown” thì có nghĩa lànhân viên tổng đài sẽ gặp khó khăn trong việc biết tên của người gọi đến.Điều này dẫn Sacks đến một phát hiện quan trọng Đó là là lượt lời thứ nhất

và lượt lời thứ hai trong ví du (1) và ví dụ (2) tạo thành một đơn vi ma sau

này được gọi là “cặp liền kề” (adjacency pair) Có một sự “thích nghỉ” nào đó giữa hai lượt lời của cặp liền kề, đó là khi người đầu nói “xin chào ” thì người sau cũng nói “xin chào ”, nêu người đầu nói “Tdi là Smith đang nghe đây” thì

người sau cũng nói “Tdi là Brown ” Phát hiện quan trong nay dan Sacks đếnmột quan sát quan trọng khác, đó là nếu có một sự “thích nghi” về hình thứcgiữa lượt lời thứ nhất (lượt lời mở thoại) và lượt lời thứ hai (lượt lời hồi đáp)trong các phần mở đầu của các cuộc điện thoại, thì sẽ có cách để biết được tên

của người gọi đến mà không cần đặt câu hỏi Thay vì hỏi “Ong/ba tên là øì?”, nhân viên tổng đài đã nói “Tôi là Smith đang nghe day ” và như vậy

là đủ cơ sở dé người đầu dây bên kia cũng phải xưng danh của minh Sacks đã quan sát và phát hiện ra nhiều cách thức khác nhau được các thành viên tham gia tương tác sử dụng để thực hiện cùng một hành động Điều này quan trọng

bởi vì nếu nhân viên tổng đài hỏi “Xin ông/bà cho biết quí danh?” thì người

ở đầu dây bên kia có thê hỏi lại “Sao vậy?”, “Dé làm gì?” Nghĩa là người ở dau dây bên kia có thể yêu cầu nhân viên tông đài cho biết lí do phải xưng

35

Trang 40

danh Điều quan trọng ở đây là, bằng câu nói “Tôi là Smith đang nghe đây,tôi có thể giúp gì cho ông/bà?” nhân viên tông đài đã có thé khiến cho người

ở đầu dây bên kia xưng tên của mình (đúng với ý định), nhưng hành động của

nhân viên tông đài lại không bị truy xét lí do, người ở đầu dây bên kia không

thé hỏi “Sao ông lại muốn biết tên tôi?” vì nhân viên tông đài không hề hỏi tên của người gọi điện đến tổng đài Từ những vi dụ phân tích tương tự, Sacks

đã phát hiện ra rằng các cuộc trò chuyện thông thường là một hiện tượng

được sắp xếp theo trật tự (ordered), có phương pháp (methodical), và được tôchức một cách hệ thống chứ không phải một mớ hỗn độn của các phát ngônlộn xộn chồng lắn lên nhau như lâu nay nhiều người vẫn lầm tưởng

Phân tích ví dụ của Sacks trên đây để thấy nguyên tắc làm việc củaphân tích hội thoại Từ những công trình đầu tiên của Sacks, Schegloff,

Jefferson, phân tích hội thoại đã trở thành một khuynh hướng nghiên cứu có

ảnh hưởng lớn trong việc phân tích lời nói (talk) trong tương tac xã hội (social interaction) Schegloff dùng thuật ngữ “loi nói trong tương tác” thay vì thuậtngữ “hội thoại” dé chỉ đối tượng của phân tích hội thoại Các nghiên cứu ditheo đường hướng của phân tích hội thoại quan tâm tìm hiểu xem các thànhviên tham gia tương tác sử dụng các nguyên tắc và chuẩn mực bat thành văn

để thực hiện các hành động xã hội của họ và làm cho người khác hiểu ý địnhcủa mình như thế nào, vì sao, trong hoàn cảnh nảo, và băng cách nào họ có

thê vi phạm những nguyên tắc và chuân mực đó [Garfinkel, 1967] Điều này

cũng có nghĩa là phân tích hội thoại nghiên cứu cơ chế cho phép các thành

viên tham gia tương tác đạt được sự tô chức và trật tự cho hành động của

mình trong tương tác xã hội [Seedhouse, 2004] Nói cách khác, phân tích hộithoại hướng đến việc xác định các phương pháp và cách thức mà những ngườitham gia tương tác sử dụng và dựa vào đó dé tạo ra phần đóng góp của mìnhtrong cuộc thoại và nhận ra những đóng góp của người khác Tiêu điêm của

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 02:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w