1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt

274 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
Tác giả Lê Thị Minh Thảo
Người hướng dẫn GS.TS. Lê Quang Thiêm, PGS. TS. Hồ Ngọc Trung
Trường học Học viện Khoa học Xã hội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 274
Dung lượng 40,79 MB

Nội dung

Từ những lí do nêu trên, để giúp người Anh và người Việt, đặc biệt là ngườihọc và nghiên cứu về hai ngôn ngữ này hiểu được những đặc điểm ngôn ngữ,văn hoá, xã hội hàm chứa trong tên nữ g

Trang 1

VIEN HAN LAM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMHỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HOI

LÊ THỊ MINH THẢO

ĐÓI CHIẾU TÊN RIÊNG NỮ GIỚI NGƯỜI ANH

VÀ NGƯỜI VIỆT

LUẬN AN TIEN SĨ NGON NGỮ HỌC

Hà Nội, 2018

Trang 2

VIEN HAN LAM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMHỌC VIEN KHOA HỌC XÃ HOI

LÊ THỊ MINH THẢO

ĐÓI CHIẾU TÊN RIÊNG NỮ GIỚI NGƯỜI ANH

VÀ NGƯỜI VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu

Mã số: 9222024

LUẬN ÁN TIEN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1 GS.TS Lê Quang Thiêm

2 PGS TS Hồ Ngọc Trung

Hà Nội, 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những tưliệu và số liệu trong luận án là trung thực Đề tài nghiên cứu và các kết quảchưa được ai công bó

Tác giả luận án

Lê Thị Minh Thảo

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNGSTT Tên Bảng Trang

1 | Bang 2.1 Chính tố trong tên nữ giới người Anh 41

2 | Bảng 2.2 Tiền tố trong tên nữ giới người Anh 42

3 | Bảng 2.3 Hậu tố trong tên nữ giới người Anh 42

4 | Bảng 2.4 Mô hình tô hợp định danh nữ giới người Anh 46

5 | Bảng 2.5: Bảng tổng hợp phân bỏ số lượng tên cá nhân nữ 48giới người Anh theo hình thức cấu tạo

6 | Bảng 2.6: Bảng tổng hợp phân bỏ số lượng tên đệm nữ giới 51người Anh theo hình thức cấu tạo

7 | Bảng 2.7: Bảng tổng hợp phân bổ só lượng tên họ nữ giới 55người Anh theo hình thức cấu tao

8 | Bảng 2.8: Bảng tổng hợp phân bỏ số lượng tên nữ giới 66người Anh theo thành té cấu tạo

9 | Bảng 2.9 Mô hình tên người Việt của Trần Ngọc Thêm 6710| Bảng 2.10 Mô hình cấu trúc chính danh nữ giới người Việt 6711| Bảng 2.11: Bảng tổng hợp phân bồ số lượng tên cá nhân nữ 71giới người Việt theo mô hình cấu tao

12| Bảng 2.12: Bảng tổng hợp phân bỏ sé lượng tên đệm nữ 73giới người Việt theo mô hình cấu tạo

13| Bảng 2.13: Bảng tông hợp phân bé số lượng tên nữ giới 86người Việt theo thành tố cầu tạo

14| Bảng 3.1 Tên cá nhân nữ giới liên quan đến các con vật 97

Bảng 3.8 Tên cá nhân nữ giới liên quan đến tên họ có sẵn 103Bảng 3.9 Tên cá nhân nữ giới liên quan đến tước hiệu 103

Trang 5

Bang 3.10 Tên cá nhân nữ giới liên quan đến con số 104Bảng 3.11 Tên họ liên quan đến tên gọi nghề nghiệp 108Bảng 3.12 Tên họ liên quan đến tên địa danh 110Bảng 3.13 Tên họ liên quan đến đặc điềm địa danh 110Bảng 3.14 Tên họ được hình thành từ tên cá nhân của cha 111

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐÒ

Hình 2.1 Sơ đô câu tạo tô hợp định danh nữ giới

người Anh và người Việt

39

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

Trang 8

Tính cấp thiết của đề tai

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu

Đóng góp mới về khoa học của luận án

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

7. Bố cục của luận án ROR RW KE

HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍCHƯƠNG 1 TONG QUAN Ti

THUYET CUA LUẬN ÁN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 51.1.1 Tình hình nghiên cứu tên người Anh

1.1.2 Tình hình nghiên cứu tên người Việt

1.2 Cơ sở lí thuyết 171.2.1 Một số vẫn đề lí thuyết về tên riêng

1.2.2 Vẫn đề giới trong ngôn ngữ học

1.2.3 Nghiên cứu đối chiếu tên riêng nữ giới người Anh và người Việt 33Tiểu kết chương 1 36CHƯƠNG 2 DOI CHIẾU DAC DIEM CAU TẠO TEN NU GIỚI NGƯỜIANH VÀ NGƯỜI VIỆT

2.1 Đặt vấn đề 382.2 Cơ sở phân tích đặc điểm cấu tạo tên nữ giới người Anh và người Việt392.2.1 Một số lí luận về hình vj „392.2.2 Cơ sở phân tích các thành phân câu tạo trong tên nữ giới người Anh

và người Việt

2.3 Đặc điểm cấu tạo tên nữ giới người Anh

2.3.1 Mô hình chung tên nữ giới người Ảnh

2.3.2 Các thành phan cầu tạo tên nữ giới người Anh

2.3.3 Các mô hình cấu tạo tên nữ giới người Anh

2.4 Đặc điểm cấu tạo tên nữ giới người Việt

2.4.1 Mô hình chung tên nữ giới người Vie

2.4.2 Các thành phan cấu tạo tên nữ giới người Việ

2.4.3 Các mô hình cầu tạo tên nữ giới người Việt

Trang 9

2.5 Những nét tương đồng và khác biệt về cấu tạo trong tên nữ giới ngườiAnh và người Việt 842.5.1 Những nét twong đồng về cầu tạo trong tên nữ giới người Anh vàngười Vi 84 2.5.2 Những khác biệt vê cau tạo trong tên nữ giới người Anh và người Việt + „8ŠTiểu kết chương 2 01CHƯƠNG 3 DOI CHIEU ĐẶC DIEM NGỮ NGHĨA VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘIPHAN ANH QUA TÊN NU GIỚI NGƯỜI ANH VÀ NGƯỜI VIET

3.1 Đặt vấn đề 933.2 Đặc điểm nghĩa của tên nữ giới người Anh

3.2.1 Đặc điểm nghĩa của tên cá nhân nữ giới người Anh

3.2.2 Đặc điểm nghĩa của tên đệm nữ giới người Anh

3.2.3 Đặc điểm nghĩa của tên họ nữ giới người Anh

3.3 Đặc điểm nghĩa cia tên nữ giới người Việt

3.3.1 Đặc điểm nghĩa của tên cá nhân nữ giới người Việt

3.3.2 Đặc điểm nghĩa của tên đệm nữ giới người Việ

3.3.3 Đặc điểm nghĩa của tên họ nữ giới người Vit

3.4 Những nét tương đồng và khác biệt về nghĩa và văn hóa - xã hội đượcphản ánh qua tên nữ giới người Anh và người Việt

3.4.2 Những khác biệt về nghĩa và văn hóa - xã hội phản ánh qua tên nữgiới người Anh và người Việt

Tiểu kết chương 3 141KET LUẬN

TAI LIEU THAM KHẢO VA TRÍCH DAN

Trang 10

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Trong mỗi cộng đồng, mỗi ngôn ngữ khác nhau, tên người (nhân danh)không chỉ đơn thuần là những kí hiệu dùng để định danh mà còn chứa đựngnhững dâu ấn về lịch sử, xã hội và truyền thống văn hoá đặc trưng cho mỗi cộngđồng dân tộc đó Tên nữ giới người Anh và Việt cũng vậy, vừa mang đặc trưngcủa ngôn ngữ, vừa là ánh xạ phản chiếu đặc điểm văn hoá - xã hội Do đó, thôngqua việc nghiên cứu tên nữ giới, chúng tôi có thể tìm hiểu được những đặc trưng

về ngôn ngữ và văn hóa — xã hội thể hiện qua tên nữ giới ở mỗi quốc gia.1.2 Tên người nói chung và tên nữ giới nói riêng chiếm một vị trí rất quantrọng trong hệ thông tên riêng Trong mỗi ngôn ngữ, tên nữ giới có những đặcđiểm riêng Xét về số lượng, nữ giới là lực lượng chiếm phân nửa dân số nhânloại Điều đó cũng có nghĩa là số lượng tên nữ giới chiếm phân nửa số lượngtên người trên thế giới Với số lượng rất lớn như vậy, đây chính là một nguồnngữ liệu hết sức phong phú để tìm hiểu và phân tích Hơn nữa, việc nghiên cứutên nữ giới góp phần làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu trong ngôn ngữhọc xã hội về giới cũng như trong ngôn ngữ và văn hoá - xã hội nói chung.1.3 Theo nguồn tư liệu mà chúng tôi tiếp cận được, hiện vẫn còn thiếu vắngnhững công trình nghiên cứu so sánh đối chiếu về tên người Anh và người Việtnói chung và đặc biệt là tên nữ giới nói riêng.

Từ những lí do nêu trên, để giúp người Anh và người Việt, đặc biệt là ngườihọc và nghiên cứu về hai ngôn ngữ này hiểu được những đặc điểm ngôn ngữ,văn hoá, xã hội hàm chứa trong tên nữ giới, chúng tôi chọn van đề “Đói chiếutên riêng nữ giới người Anh và người Việt" làm đề tài luận án

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 11

và dị biệt về cầu tạo, ý nghĩa va văn hóa - xã hội được phan ánh qua tên nữ giới

ở hai ngôn ngữ.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích như trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu như sau:

- Xây dựng hệ thống cơ sở lí thuyết cho toàn bộ nghiên cứu thông qua điểmluận một số van dé lí thuyết quan trọng về danh xưng học, tên riêng, tên ngườinói chung và tên nữ giới nói riêng và lí thuyết về so sánh đối chiếu

- Miêu tả, phân tích các đặc điểm cấu tạo tên riêng nữ giới người Anh vàngười Việt Từ đó, phan tích đối chiếu dé tìm ra những nét tương đồng và dị biệt

về cầu tạo trong tên riêng nữ giới người Anh và người Việt

- Miêu tả, phân tích đặc điểm ngữ nghĩa trong tên riêng nữ giới người Anh

và người Việt Từ đó, phân tích đối chiếu dé tìm ra những tương đồng và dị biệt

về nghĩa, cũng như về văn hóa - xã hội phan ánh qua tên riêng nữ giới ngườiAnh và người Việt.

3 Đối tượng và phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tên chính danh của nữ giới người Anh

và người Việt, trong đó bao gồm cả phần tên họ, tên đệm và tên cá nhân.3.2 Pham vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn ở việc phân tích tên (chính

danh) của nữ giới người Anh tại Anh (England) mà không phải tên nữ giới người

Anh trên toàn Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Đối với tên nữ giớingười Việt, luận án cũng chỉ giới hạn phân tích tên của nữ giới người Kinh tại

Việt Nam.

Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu của luận án cơ bản là nghiên cứu so sánhđối chiếu đồng đại, dé tim ra sự giống và khác nhau giữa các bình điện được đưavào đối chiếu Do đó, dù nguồn ngữ liệu để phân tích của luận án là nguồn ngữliệu hiện đại (từ năm 1975 đến nay) nhưng, luận án vẫn đưa ra các hiện tượng

về tên riêng trong lịch sử dé có cơ sở phân tích và đưa ra được cái nhìn tổng thể

về tên nữ giới người Anh và Việt Chúng tôi chọn phạm vi này bởi lẽ năm 1975

là một dấu mốc về sự phát triển kinh tế, xã hội ở cả Anh và Việt Nam

Trang 12

3.3 Ngữ liệu nghiên cứu

Nguồn ngữ liệu được sử dụng dé phân tích trong luận án được chúng tôithu thập từ danh sách 12.879 tên nữ học viên, sinh viên người Anh của haitrường đại học ở Anh là Đại học Miền Tây (University of the West of England)

và Dai học Cranfied (Cranfied University) Nhờ có mối quan hệ hợp tác quốc

tế giữa Viện Đại học Mở Hà Nội, cũng như sự giúp đỡ của Hội lưu học sinhViệt Nam lại Anh nên chúng tôi mới có được danh sách tên sinh viên ở 2 trường,nói trên Đối với nguồn ngữ liệu tiếng Việt, chúng tôi đã thu thập được danhsách 12.936 tên nữ học viên, sinh viên người Kinh của 3 trường đại học ở ViệtNam là Viện đại học Mở Hà Nội, Đại học Tây Đô Cần Thơ và Đại học Mở báncông Thành phố Hồ Chí Minh Lí do chúng tôi chọn 3 trường đại học này vìcác trường thuộc các khu vực Bắc, Trung, Nam của Việt Nam Như vậy, ngữliệu thu thập được mang tính toàn diện về vùng miền của Việt Nam Đây lànhững nguồn ngữ liệu đáng tin cậy do các trường cung cấp

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Dé đạt được mục đích nghiên cứu của luận án và thực hiện các nhiệm vụ

đã đặt ra, luận án áp dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp diéu tra đễ tổng hợp nguồn ngữ liệu tên nữ học viên, sinhviên tại các trường đại học ở Anh và Việt Nam;

- Phương pháp miêu tả dé miêu tả các đặc điểm về cau tạo và đặc điểm ngữnghĩa của từng thành phần định danh (tên họ, tên đệm, tên cá nhân) trong tôhợp định danh nữ giới người Anh và người Việt;

- Phương pháp so sánh đối chiếu dé tim ra điểm tương đồng và dị biệt vềcấu tạo, ngữ nghĩa và văn hóa - xã hội được phản ánh qua tên nữ giới ngườiAnh và người Việt;

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành được tận dụng dé thay được mối liên

hệ giữa đặc trưng ngôn ngữ với các thuộc tính văn hóa - xã hội được phản ánh Ngoài ra, đê thực hiện luận án một cách khoa học và chính xác luận án còn

áp dụng thủ pháp thống kê định lượng, kết hợp với phân tích định tính, mô hìnhhóa, lập bảng biểu dé đưa ra kết quả phân tích nghiên cứu

Trang 13

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Chúng tôi hi vọng luận án này sẽ giúp cho những người làm công tác

nghiên cứu ngôn ngữ hiểu sâu hơn về đặc điểm ngôn ngữ thẻ hiện ở tên chínhdanh nữ giới người Anh và nữ giới người Việt cùng với những nét văn hoá - xãhội hàm chứa trong đó Đồng thời, luận án cũng sẽ giúp cho những người làmcông tác biên - phiên dịch, giảng viên và sinh viên học tiếng Anh được mởrộng hiéu biết hơn về van đề này

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án sẽ có những đóng góp cả về lý luận và thực tiễn như sau:

Về lý luận, các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏnhững đặc trưng của nhân danh học nữ giới cả về mặt ngôn ngữ lẫn văn hoá -

xã hội.

Về thực tiễn, các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có đóng góp nhấtđịnh cho công tác nghiên cứu ngôn ngữ, công tác dạy và học ngôn ngữ và văn hoá Anh, Việt của giảng viên, sinh viên, nghiên cứu viên của các viện nghiên cứu, các trường đại học và những người yêu thích ngôn ngữ văn hoá Anh, Việt.

Trang 14

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu tên người Anh

Ở Anh, chuyên ngành khoa học nghiên cứu về tên người (nhân danh học)mới chính thức ra đời vào cuối thế ky XIX, là một nhánh thuộc ngành khoa họcnghiên cứu về tên riêng (danh xưng học) Tuy nhiên, nhân danh học Anh đãphát triển một cách nhanh chóng và rộng rãi trên nhiều phương diện như lịch

sử học, xã hội học, triết học, văn hóa học và ngôn ngữ học

1.1.1.1 Lược sử nghiên cứu tên người Anh

Sự ra đời của Tạp chí Nomina — Tạp chí về danh xưng học vào năm 1977

đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành nhân danh học ở Anh Tạp chí lànơi công bố các công trình nghiên cứu tiêu biểu được chọn lọc từ các hội thảokhoa học thường niên và hội thảo quốc tế về địa danh học và nhân danh họccủa Anh với các tác giả ni tiếng như: Carole Hough, Cecily Clark, PatrickHanks, Peter McClure, P.H Reaney, R.M Wison, [203] Mục lục tổng thểcủa 39 số đã phát hành từ năm 1977 đến nay cho thấy, các công trình được công

bố trên tạp chí đã khai thác chủ đề về tên người trên nhiều bình diện, đặc biệtthiên về tìm hiểu nguồn góc, ý nghĩa của tên họ người Anh (surname/familyname/last name) — một thành phần định danh quan trọng trong cấu trúc tênngười Anh (Tên cá nhân — Tên đệm — Tên họ).

Cũng thiên về tìm hiểu tên họ người Anh, có nhiều tác giả đã công bố cáccông trình nồi bật và thu hút được giới nghiên cứu như Barber với cuốn BritishFamily Names, Ewen với cuỗn A History of Surnames of British Isles hay

Trang 15

Reaney với Origin of English Surnames [97] [127] [180] Đây là những cuốnsách tiêu biểu cho hàng trăm công trình công bố về tên họ của người Anh Cáccuốn sách này đề cập một cách khá chỉ tiết các đặc điểm về nguồn gốc và lịch

sử của tên họ người Anh Các tên họ được liệt kê theo van, kèm theo giải thích

về nguồn gốc và phân tích ý nghĩa của các tên họ đó

Các công trình nghiên cứu về tên cá nhân người Anh (given name/firstname) có sé lượng ít hon và thường được đề cập đến trong các công trình nghiêncứu chung về tên người Anh, điển hình như A Short History ofEnglish PersonalNames của MeClure (2016) Trong cuốn sách này, tác giả đã giải thích vềnguồn gốc, sự hình thành, phát triển và phân bồ của tên người Anh [165] Ngoài

ra, cuốn sách còn giới thiệu nguồn gốc phát sinh của rất nhiều tên người Anh

và đề cập khá nhiều đến thói quen đặt tên của người Anh Cuốn Curiosities ofPuritan Nomenclature của Bardsley cũng gây nhiều chú ý [99] Nội dung cuốnsách này trình bày về cách đặt tên theo Kinh thánh và nguồn gốc, ý nghĩa củacác tên thánh hay dùng dé đặt tên của người Anh

Tuy nhiên, tên đệm (middle name) của người Anh lại là một mảng ít đượccác nhà nghiên cứu quan tâm Trong số hàng trăm tài liệu chúng tôi tham khảocũng như xét trong danh mục công trình công bố của các nhà nghiên cứu nồitiếng về nhân danh học Anh, gần như không có sự xuất hiện của các công trìnhnghiên cứu về tên đệm người Anh Sự thiếu quan tâm của các nhà nghiên cứutrong mảng nay cũng như việc không sử dụng tên đệm (tên 2 thành phan: tên

họ và tên cá nhân) hoặc sử dụng dưới dạng viết tắt chữ cái đầu tiên của tên đệmcho thấy tên đệm chỉ được coi là thành phần phụ trong tên người Anh.1.1.1.2 Các van dé nghiên cứu tên riêng người Anh

Qua tìm hiểu sơ lược về lịch sử nghiên cứu tên riêng người Anh, luận ánrút ra một số vấn đề sau:

i Khoa học về tên riêng (danh xưng học) ở Anh

- Thứ nhất, về định lượng

Theo các danh sách, tài liệu tham khảo mà luận án thu thập được thì sốlượng các bài báo, báo cáo khoa học, sách, tài liệu về tên riêng ở Anh rat phongphú Trong đó, phải kể đến các tác giả Carole Hough, Cecily Clark, Patrick

Trang 16

Hanks, Peter McClure, các tác giả đều có gần 100 công trình công bố về tênriêng, đặc biệt là tên người Anh.

Các công trình nghiên cứu về tên họ người Anh có số lượng nhiều nhất,còn các công trình nghiên cứu về tên đệm rất ít hoặc gần như chưa thấy Việc

đề cập đến tên đệm trong các công trình nghiên cứu về tên người nói chungcũng rất hạn chế

Trong các công trình nghiên cứu về tên người Anh (nói chung), các côngtrình chuyên nghiên cứu về tên nữ giới Anh chỉ chiếm một phần nhỏ Có thểthấy số liệu này thẻ hiện rõ qua số lượng các công bố về nghiên cứu tên riêng(nhân danh) trong tạp chí Nomina từ năm 1977 đến nay Trong tổng số 266 bàiđược liệt kê trong mục lục chỉ có 02 bài nghiên cứu về tên nữ giới [203]

- Thứ hai, về định tính

Các ân phẩm về tên riêng người Anh đa dang ở các thé loại như sách, bàibáo, bài đăng kỷ yếu hội thảo, từ điền, đề tài, dự án khoa học Tiêu biểu làTạp chí Nomina xuất bản thường niên với các công bó về lĩnh vực danh xưnghọc của các nhà khoa học nổi tiếng của Anh Hiện nay, trong lĩnh vực nhândanh học ở Anh, có một hoạt động khoa học nổi bật đó là việc triển khai thựchiện dự án nghiên cứu về tên họ người Anh - Family Names of the UK: A NewResearch Project in British Anthroponomastics (Tên họ người Anh: một dự ánnghiên cứu mới về nhân danh học) thu hút được những nhà nghiên cứu hàngđầu về nhân danh học nước Anh [135] Công trình nghiên cứu một cách toàndiện về nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa và sự phân bó của tên họ trên toàn Liênhiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Dự án có sự góp mặt của các nhà nghiêncứu về danh xưng học nổi tiếng như Patrick Hanks, Peter McClure, RichardCoates.

ii Cac phương dién/géc độ nghiên cứu tên người Anh

Tên người Anh vừa là đối tượng nghiên cứu đơn ngành, vừa là đối tượngnghiên cứu liên ngành Chẳng hạn, khi tên người chỉ là đối tượng nghiên cứucủa ngôn ngữ (đơn ngành) thì sẽ được nghiên cứu trên các lĩnh vực như từ vựng,ngữ âm, ngữ pháp Những công trình nổi bật trong lĩnh vực này có thẻ ké đếnnhư: The Grammar of the Names của John M Anderson [96] Cuốn sách chủ

Trang 17

yêu trình bày về hình thái học và cú pháp của tên, trong đó chú trọng đến tênngười Anderson đã nhắn mạnh đến việc tìm hiểu mỗi quan hệ giữa cau trúc tênngười, sự phân bố của tên, ngữ nghĩa học và ngữ dụng học của tên người Trênbình diện ngữ âm, công trình Elizabeth and John: Sound Patterns of Men 's and Women Names hay Hough với công trình Toward an Explanation of Phonetic Differentiation in Masculine and Feminine Personal Names cua nhom tac giaCulter, McQueen va Robinson đã nghiên cứu chuyên sâu về ngữ âm trong tênnam giới và nữ giới Anh Các tác giả đã tìm ra những quy luật về ngữ âm học

và sự khác biệt về ngữ âm trong tên nam và tên nữ giới người Anh [120] [144].Khi tên người Anh là đối tượng của nghiên cứu đa ngành, ngôn ngữ học

có thể kết hợp với sử học dé nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn gốc của tên họngười Anh, các công trình tiêu biểu như: English Surnames Their Sources andSignifications của Bardsley (1875), A History of British Surnames của McKinley (1990), Patterns of Migration in the Late Middle Ages: The Evidence

of English Place-name Surnames của McClure (1979), The Origin of EnglishSurnames của Reaney (1980), [98][167][160] Ngôn ngữ học có thé kết hợpvới xã hội học đề nghiên cứu về tên riêng và các vấn đề xã hội liên quan màđặc biệt là việc đổi tên của nữ giới sau khi kết hôn, các công trình tiêu biểunhư: The Distinction of Gender? Women’s Names in the Thirteenth Century của Postles (1996), A Name of One’s Own: Identity, Choice and Performance

in Marital Relationship của Wilson (2009) hay The Making of Selfhood: Naming Decisions on Marriage cia Thwaites (2013) [179] [191] [187].Ngôn ngữ hoc có thé kết hợp với tôn giáo đề nghiên cứu các tên riêng có nguồngốc từ Kinh thánh, các công trình tiêu biểu như Curiosities of PuritanNomenclature cua Bardsley (1880), Names of Women of the Bible của leron(1998), [99][150] Từ góc độ so sánh đối chiếu, luận án tiến sĩ ngành ngôn

ngữ nghiên cứu tại trường Dai hoc Sussex Anh A Cross-cultural Approach to

Personal Naming: Given Names in the Systems of Vietnamese and English,Nguyễn Việt Khoa đã phân tích và so sánh các đặc điểm liên văn hóa giữa tên

cá nhân người Anh và người Việt [170] Đây là một công trình nghiên cứu công

phu, có tính mới và giá trị khoa học cao Luận án cũng là công trình đầu tiên

Trang 18

về so sánh giữa tên người Anh và người Việt Tuy nhiên, luận án mới chỉ giớihạn so sánh ở tên cá nhân (given name) mà không phải toàn bộ cấu trúc tênngười Anh và người Việt (tên họ - tên đệm — tên cá nhân).

Vé cau tạo tên người, đây là một chủ đề không han đã thu hút được nhiều

sự quan tâm của các nhà nghiên cứu như vân đề ý nghĩa và nguồn gốc của tên

Có một số ít nhà nghiên cứu về van đề này điển hình như John M Anderson(2007) với The Grammar of Names, trong cuốn sách này, tác giả chủ yếu đềcập đến cầu tạo đơn âm tiết (uncompounded name / monothematic) và đa âmtiết (compounded name / dithematic) của tên người [96, tr 88] Còn NguyễnViệt Khoa (2002) cho rằng, tên người Anh là những tô hợp định danh được cầutạo bởi các danh tố (danh tố tên cá nhân, danh tố họ và danh tố đệm) Danh tốgồm hai loại là danh tố đơn âm tiết và đa âm tiết Trong đó, danh té đa âm tiếtđược chia thành hai loại là danh tố đa âm tiết một thành phan và danh tố đa âmtiết đa thành tố Tác giả cũng đã tim ra 12 kiểu cấu trúc với nhóm tên đơn âmtiết và 12 kiểu cấu trúc ở nhóm tên đa âm tiết [40, tr 45-74]

Về ý nghĩa tên người Anh, Nguyễn Việt Khoa (2002) đã phân loại ýnghĩa các danh tố trong tổ hợp định danh tên người Anh Cụ thể như sau: danh

tố tên họ có 5 kiểu phân loại (tên họ đặt theo tên cha, tên họ hình thành từ địadanh và tên họ chỉ nghề nghiệp, tên họ chỉ đặc điểm cá nhân và tên họ có nguồngốc từ tiếng Anh cô); danh té tên cá nhân được phân loại dựa trên các thành tố

từ vựng (49 thành tố) và dựa trên đặc điểm nguồn gốc (9 đặc điểm nguồn gốc);danh tố tên đệm có 4 kiểu phân loại (tên đệm là tên cá nhân thứ hai, tên đệm làtên họ thời con gái của mẹ, tên đệm là tên đệm của cha và tên đệm là tên của

những người mà người đặt yêu quý) [40, tr.92-136].

1.1.1.3 Tình hình nghiên cứu tên nữ giới ở Anh

Tuy các công trình nghiên cứu về tên người Anh nói chung có số lượngrất lớn và đa dạng, song các công trình nghiên cứu về tên riêng nữ giới thì cònhạn chế Trong danh mục 38 số tạp chí Nomina kể từ năm 1977 đến nay, chỉ có

02 trong tổng số 266 công trình công bó về tên nữ giới người Anh như: The

Name-type Maid(en)well của Hough, C (2010) hay Naming Welsh Women của

Margan, G [145] [158].

Trang 19

Trước đó phải kể đến Carter, với tư cách là một nhà văn, nhà thơ, bà đãcho ra đời cuốn sách Lexicon of Ladies Names: With Their Floral Emblems(1865) [106] Cuốn sách nay chủ yếu phân tích ý nghĩa của 162 tên nữ giớitrong mối quan hệ với tên của 141 loài hoa và những ý nghĩa biểu trưng chosắc thái, tình cảm phản ánh qua cái tên đó Cuốn sách cung cấp thêm thông tin

về ngôn ngữ của hoa, từ vựng hoa và có cả những bài thơ xen lẫn trong nộidung cuốn sách Tuy nhiên, công trình này mới chỉ nghiên cứu tên nữ trên bìnhdiện ngữ nghĩa, đặc biệt là ý nghĩa liên quan đến các loài hoa mà chưa phải lànghiên cứu có tính tổng quát về tên riêng nữ giới người Anh

Cũng về chủ đề nghiên cứu tên nữ giới người Anh, Elisabeth Okasha trongWomen's Names in Old English (2011) đã nghiên cứu tên riêng nữ giới trongtiếng Anh cổ [173] Đây là một nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề tên riêng nữgiới thông qua ngữ liệu là tên nữ trong các tài liệu tiếng Anh cổ và cũng là côngtrình nghiên cứu đầu tiên đưa ra quan điểm hoàn toàn khác so với những quanđiểm đã được công nhận trước đây rằng giới tính của mỗi cá thé được xác địnhmột cách chính xác bởi giống ngữ pháp (grammatical gender) trong tên người

đó Bà phủ nhận chức năng ngữ pháp về giới trong tên người ở tiếng Anh cổ

Bà cho rằng rất khó phân biệt giới trong tên người ở tiếng Anh cỏ Trong khi

đó, các nhà nghiên cứu về nhân đanh học đương dai cho ring việc phân biệtgiới tính nam và nữ qua tên người không may phức tạp Tuy nhiên, công trìnhnghiên cứu này chỉ giới hạn nghiên cứu tên nữ giới người Anh trong tiếng Anh

cổ nên cũng chưa nói được đầy đủ về tên riêng nữ giới người Anh

Một bình diện nồi bật trong nghiên cứu tên nữ giới người Anh đó là bìnhdiện ngôn ngữ học xã hội với rất nhiều công trình nghiên cứu về tên nữ giới vàtình trang hôn nhân Góc rễ của vấn đề nằm ở phong tục đồi tên nữ sau khi kếthôn ở Anh cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác trên thé giới Có thé ké đếnmột số công trình như The Distinction of Gender? Women's Names in theThirteenth Century của Postles (1996), A Name of One’s Own: Identity, Choice and Performance in Marital Relationship cia Wilson (2009) hay The Making

of Selfhood: Naming Decisions on Marriage của Thwaites (2013) [179] [191]

[187] Các công trình đều xoay quanh van đề đổi tên của phụ nữ sau khi thay

Trang 20

đổi tình trạng hôn nhân như đổi tên sau kết hôn, đổi tên sau li hôn, đổi tên saukhi chồng mắt, Day là các nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ học, triết học, xãhội học, tâm lý học Các nghiên cứu đã nhắn mạnh đến quyền bình đẳng củaphụ nữ đặc biệt là quyền được giữ lại tên sau kết hôn.

Có thé khang định tên người Anh nói chung và tên nữ giới người Anhnói riêng là một van đề thú vị được các nhà nghiên cứu quan tâm Tuy đã có ratnhiều công trình nghiên cứu về tên người Anh nói chung nhưng những côngtrình nghiên cứu về tên nữ giới người Anh nói riêng từ góc độ đối chiếu còn rấthạn chế Đặc biệt, hiện nay vẫn còn đang thiếu vắng những nghiên cứu về tên

nữ giới người Anh mang tính so sánh đối chiếu với các cộng đồng văn hóa khác.1.1.2 Tình hình nghiên cứu tên người Việt

2.1 Lược sử nghiên cứu tên người Việt

Ở Việt Nam, tên người (nhân danh) là chủ đề được quan tâm khá sớm từnhững năm 30 của thế kỷ XX với những công trình khảo cứu, biên soạn, tổnghợp về tên người trên bình điện dân tộc học hay xã hội học Theo Phạm TấtThắng, “những năm 60-70 của thé ki XX đến nay, tình hình nghiên cứu tênriêng chỉ người trong Việt ngữ học xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau đãphát triển rằm rộ ” [66]

Các công trình nghiên cứu chung về tên người Việt trong đó có đề cậpđến tên nữ giới tương đối phong phú, chẳng hạn, trong bài viết Tên người ViệtNam (1954), Nguyễn Bạt Tụy đã liệt kê được 308 họ và khảo cứu về cách đặttên đệm và tên chính của người Việt Nam [83] Năm 1961, Trịnh Huy Tiến viếtbài Các loại danh nhân Việt Nam đã đề cập đến 15 loại danh hiệu và tên chínhnhưng chưa nói đến tên họ và tên đệm [80] Nói chung, những nghiên cứu ởgiai đoạn này mới chỉ là sự liệt kê danh sách tên hay là những ý kiến về mộtvài lĩnh vực liên quan đến tên người, ví dụ: sự hình thành của tên họ hay cáchđặt tên của người Việt mà chưa có những nghiên cứu chuyên sâu.

Vé van đề chính tả, các tác giả đã đưa ra hệ thống giải pháp viết hoa tênriêng cho hợp lí và tiện dùng Tuy nhiên, vấn đề chính tả và cách viết hoa tênriêng đến giờ vẫn còn tiếp tục được luận bàn Nồi bật ở giai đoạn này là các tácgiả Lê Anh Hiền (1972), Nguyễn Huy Minh (1973), Lê Xuân Thai (1973) [23]

11

Trang 21

[47] Cũng trong giai đoạn này, ngoài vấn đề về chính tả, một số tác giả bắt đầu

đi sâu vào nghiên cứu nghĩa của tên riêng chỉ người, cũng như khai thác nhữngkhía cạnh khác liên quan đến tên người Việt như lịch sử, văn hóa, xã hội, chẳnghạn, năm 1975, Nguyễn Kim Thản đã viết bài Vai nét về tên người Việt, và năm

1976 Trần Ngọc Thêm có bài Về lịch sử, hiện tại và tương lai của tên riêngngười Việt [57] [68] Các nghiên cứu này đã nêu lên nguồn gốc của một số tên

họ, đặc điểm của lớp tên đệm, tên chính cũng như nêu lên chức năng của tênngười và nguyên tắc đặt tên chính của người Việt Đáng chú ý tác giả Lê TrungHoa đã cho ra đời tác phẩm Họ và tên người Việt Nam năm 1992 [27] Tácphẩm được đánh giá là một công trình nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệthống nhất từ trước tới nay về van dé tên gọi của người Việt trên bình diện dântộc — ngôn ngữ học.

Nói đến nhân danh học Việt Nam, phải kế đến Phạm Tắt Thắng, mộttrong những nhà nghiên cứu có rất nhiều công trình đã công bố về tên người(khoảng 50 công trình), tiêu biểu là luận án Đặc điểm của lớp tên riêng chỉngười (chính danh) trong tiếng Việt [59] Trong công trình này, tác giả đã khảosat và miêu tả một cách có hệ thống tên chính thức (chính danh) của người Việt.Gần đây, ông có rất nhiều công trình nghiên cứu về tên riêng, ví dụ: Khônggian tên riêng tiếng Việt [65] Mới gần đây ông công bố bài Tình hình nghiêncứu tên riêng chỉ người trong Việt ngữ học trên tạp chí ngôn ngữ năm 2015 vàTên riêng là một loại don vị từ vựng năm 2016 trong kỉ yếu hội thảo quốc tế vềngôn ngữ học [66] [67].

Về đại thé, van đề nghiên cứu tên người Việt xuất phát từ các bình diệnchủ yếu như: sử học, dân tộc học, xã hội học, văn hoá học và ngôn ngữ học

Vé lịch sử, tên người Việt cũng có nhiều ý kiến chưa thống nhất NguyễnKim Thản, Hồ Hữu Tường cho rằng tên họ người Việt có gốc tích từ Trung

Quốc, trong khi đó Diệp Đình Hoa lại phỏng đoán rằng tên họ của người Việt

có nguồn gốc bản địa, thuần Việt và được ghi lại trong tên làng xã [57][85][24].Trần Ngọc Thêm lại đưa ra giả thuyết tiền thân của tên người Việt xuất phát từtên các vật tổ truyền thống của các bộ lạc [68, tr.15] Một phạm trù khác thuộctên người là tén đệm, vấn đề nguồn gốc của tên đệm cũng gây nhiều tranh cãi

Trang 22

Nguyễn Kim Thản cho rằng “Tên đệm ra đời muộn hơn họ”, còn Trần Ngọc

"Thêm lại nhận định “Tên đệm xuất hiện cùng lúc với họ” [57, tr.69][68, tr.16].Tuy nhiên, các ý kiến đưa ra về nguồn gốc của tên người Việt còn ở dạng giảthuyết hoặc võ đoán cần có những minh chứng lịch sử thuyết phục để đưa raquan điểm thống nhất Nồi bật nhất trong các công trình khảo cứu về tên ngườitrên bình diện lịch sử phải kể đến Tir điển nhân vật lịch sử của Nguyễn Q.Thang và Nguyễn Bá Thé (tái bản lần thứ 4 năm 1997), đây là một công trình

đồ sộ, đòi hỏi nhiều công sức được soạn thảo công phu với 1769 tên nhân vậttrong lịch sử từ thời vua Hùng dựng nước đến năm 1988 kèm theo những thôngtin cá nhân và thông tin lịch sử kèm theo Tuy nhiên, trong 1769 tên các nhân vật chỉ có 66 tên là tên của nhân vật nữ.

Từ góc độ liên ngành ngôn ngữ - văn hóa học, Dương Kỳ Đức đã mởđầu hướng nghiên cứu về mạng danh với định nghĩa: “Mang danh là nhân danh

do mỗi thành viên (chủ tài khoản) của một mạng xã hội ảo tự đặt cho mình bằng

tổ hợp tùy thích các chữ cái, chữ só, từ, ngữ để sử dụng trong giao tiếp phi trựcđiện (ảo) trên mạng” [15, tr.20] Ông cũng tiến hành phân loại mạng danh, xácđịnh vị trí của mạng danh trong hệ thống nhân danh và luận chứng về cơ sởngôn ngữ - văn hóa học của mạng danh tiếng Việt

Trên bình diện ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đếncác đề: chức năng, chính tả, cấu tạo và ý nghĩa của tên người Việt Các tácgiả tiêu biểu trên bình diện này gồm: Lê Anh Hiền (1972), Trần Ngọc Thêm(1976), Nguyễn Văn Thạc (1979), Nguyễn Huy Minh (1993), Dương Kỳ Đức(1998), Lê Trung Hoa (2002), Phạm Tắt Thắng (1996, 2003, 2004, 2011),

Nguyễn Việt Khoa (2010), Nguyễn Văn Khang (2016) [59] [23] [47] [68] [14]

{27](59162]I63][64][170]{39].

Vé chức năng của tên người, Trần Ngọc Thêm (1976) cho rằng tên người

có 5 chức năng cơ bản như: chức năng phân biệt, chức năng biệt giới, chứcnăng thẩm mĩ, chức năng bảo vệ và cuối cùng là chức năng xã hội [68, tr.12-

13].

Về phương diện chính tả, các nghiên cứu tập trung vào thảo luận về cáchviết hoa tên người Phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất viết hoa tat cả

13

Trang 23

các âm tiết trong tên người và giữa các âm tiết không dùng dấu gạch nói, nhưtrong Bản dự thảo về quy tắc viết hoa do Viện Ngôn ngữ học đề xuất năm 1972

[93].

Về phương diện cấu tạo, theo Phạm Tắt Thắng (1996), tên chính danhcủa người Việt (Kinh) là một đơn vị định danh có dạng một tổ hợp gọi là tổ hợpđịnh danh tên người Một tổ hợp định danh tên người day đủ gồm 3 danh té là

họ, đệm và tên cá nhân Mỗi danh tô là một đơn vị có cấu trúc — chức năngriêng Chúng là những kí hiệu định danh có giá trị định danh riêng biệt Mỗidanh té có thể được tạo thành từ các thành tó Một tổ hợp định danh tên ngườitrong tiếng Việt có bao nhiêu âm tiết (tiếng) thì có bấy nhiêu thành tố Nếu dựavào độ dai (số lượng âm tiét/tiéng) của tổ hợp định danh tên người thì trongtiếng Việt có 5 kiểu tên (2 thành tó, 3 thành tố, 4 thành tố, 5 thành tố và 6 thànhtố) Nếu dựa vào đặc trưng cấu tạo thì tên người trong tiếng Việt có 13 khuôncấu trúc [59, tr.44]

Qua tìm hiểu sơ lược về lịch sử nghiên cứu tên riêng người Việt, chúngtôi rút ra một số van đề sau:

i Khoa học về tên riêng (danh xưng học) ở Việt Nam

- Thứ nhất, về định lượng:

Theo các danh sách, tài liệu tham khảo mà chúng tôi thu thập được, sốlượng các bài báo, bài viết, báo cáo khoa học, sách chuyên về tên riêng của cáctác giả Việt Nam còn hạn chế (không quá 300 công trình) Trong đó, phải kểđến tác giả Phạm Tất Thắng có hơn 50 công trình công bó về tên riêng, đặc biệt

là tên người (nhân danh học) So với nội dung nghiên cứu về danh xưng họcrộng lớn và còn nhiều khoảng trồng thì số lượng công trình như vậy còn quá ít

- Thứ hai, về định tinh:

Các ấn phẩm về tên riêng của các tác gia Việt Nam phần lớn chi mangtính chất miêu tả cụ thể và còn tản mạn, thể hiện qua tiêu để của các bài viếtnhư: “bàn thêm”, “nhận xét”, “vài nhận xét”, “một số ý kiến”, “thử tìm hiểu”,

“vài nét”, “về”, Những công trình mang tính học thuật, chuyên sâu còn hạn

chế Sách chuyên khảo, giáo trình, dé tài nghiên cứu về tên riêng (danh xưnghọc) hoặc tên người (nhân danh học) bằng tiếng Việt gần như chưa có, ngoại

Trang 24

trừ cuốn: Họ và tên người Việt Nam (1992) và Nhân danh học Việt Nam (2013)của Lê Trung Hoa hay đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện Tir Hán Việt vớitên chính người Việt (2016) của Nguyễn Văn Khang [27][29][39].

ii Các phương diện/góc độ nghiên cứu tên riêng

Tên riêng, do bản chất của mình là một sự vật đa diện Nó có thê là đốitượng nghiên cứu đơn ngành của danh xưng học hay của ngôn ngữ học hoặccủa sử học Nó cũng có thể là đối tượng nghiên cứu liên ngành, chẳng hạn,ngôn ngữ học với sử học, ngôn ngữ học với dân tộc học/nhân học, ngôn ngữhọc với xã hội học hoặc với văn hóa học Mỗi công trình nghiên cứu danh xưng,học dù ít hay nhiều vẫn thường phải sử dụng đến các cứ liệu của các ngànhkhác như địa lí học, khảo cô học, Hoặc nếu nghiên cứu tên riêng từ phươngdiện ngôn ngữ học thì cũng phải xem xét chẳng những về góc độ từ vựng học,

mà cả về ngữ âm hoc, ngữ pháp học, văn tự học

iii Các van đề của tên riêng

Tên riêng có thẻ được nghiên cứu theo các vấn đề chủ yếu sau: bản chất(định nghĩa, nhận diện), phân loại, cấu tạo/cấu trúc, chính tả, ngữ pháp, ỞViệt Nam, do danh xưng học và nhân danh học chưa tồn tại như những ngànhkhoa học độc lập nên những van dé này chủ yếu được giới ngôn ngữ học quantâm Tuy vậy, những vấn đề như bản chát, định nghĩa, nhận điện cũng chỉ đượcmột số rất ít nhà nghiên cứu quan tâm (Nguyễn Tài Cẩn [1975], Đỗ Hữu Châu[1993], Phạm Tat Thắng [2004] ) [2][5][63]

Van dé phân loại tên riêng cũng chỉ được một số ít nhà nghiên cứu ngônngữ học bàn tới (Hoàng Tuệ [1996], Pham Tắt Thắng [2003], Dương Kỳ Đức[2017], ) Chang hạn, theo Hoàng Tuệ, có 5 loại tên riêng (1/tên người, 2/ tênnơi chốn, 3/ tên thời kì, thời điểm, sự kiện lịch sử, 4/ tên tổ chức, 5/ tên côngtrình); theo Phạm Tất Thắng có 11 loại (1/ tên người, 2/ tên động vật, 3/ tênthực vật, 4/ tên gọi các hiện tượng tự nhiên, 5/ tên gọi các công trình kiến trúc,6/ tên gọi các phương tiện giao thông, 7/ têm gọi các đơn vị hành chính, 8/ têncác cơ quan tô chức, 9/ tên các sản phẩm, hàng hóa, 10/ tên gọi sách báo, 11/tên gọi các văn bản hành chính); Còn Dương Kỳ Đức lại tìm ra 30 kiểu loại tên

riêng [82][62, tr.47][16, tr.23].

Trang 25

Còn các van đề khác về tên riêng như: cầu tạo/ cấu trúc, chính tả thì đượcbàn đến rộng rãi, chủ yếu trong giới ngôn ngữ học.

Qua nghiên cứu những van đề trên, các nhà khoa học thường rút ra đượcrất nhiều điều hữu ích về mặt tâm lí — xã hội và văn hóa của cộng đồng ngườiKinh và các dân tộc thiểu sé anh em Chang hạn, qua ý nghĩa của tên người,tên đất cụ thể nào đó, cũng như lí do đặt ra các tên riêng đó, người ta có thểnhận biết được nhiều điều về giá trị văn hóa, về lịch sử

iv Việc nghiên cứu tên người (nhân danh) ở Việt Nam

Trong điều kiện hiện nay, việc nghiên cứu tên người (nhân danh) ở ViệtNam có một số đặc điểm như sau:

- Một là, chủ yêu nghiên cứu tên riêng (nhân danh) của người Việt/Kinhnói chung Hiện nay có 01 công trình về tên riêng các dân tộc khác, chẳng hạnnhư Các dan tộc Việt Nam - Cách dùng họ và đặt tên của Nguyễn Khôi năm

2006 [41].

- Hai là, các công trình chưa có sự đi sâu nghiên cứu theo giới (nam, nữ).Hiện có 2 công trình về tầng lớp, giai cấp, chẳng han Hoang téc Nguyễn củaThái Văn Kiểm (1963) hay Đặc trung văn hóa xã hội — ngôn ngữ học của tênriêng chỉ người trong tiếng Việt của Vũ Thị Kim Thoa (2005) [43] [79]

- Ba là, các công trình chủ yếu nghiên cứu tên riêng trong phạm vi tiếngViệt, ít công trình so sánh — đối chiếu đa ngữ Có một vài luận văn thạc sĩ nhưĐặc điểm tên người Hán hiện nay (Đối chiếu với tên người Việt) của MôngLâm (2010) hay Đặc điểm cấu trúc — ngữ nghĩa của tên chính danh người Nhật(có đối chiếu với tên người Việt) của Vương Đình Hòa (2005), [44][30].Đáng kề nhất trong các công trình so sánh đối chiếu đa ngữ là luận án tiến sĩcủa Nguyễn Việt Khoa (2010) tại Anh Một bước tiếp cận liên văn hóa tới van

đề nhân danh: tên cá nhân trong hệ thong tên riêng người Việt và người Anh[170] Tuy nhiên, công trình này chỉ giới hạn nghiên cứu một phan trong tổ hợpđịnh danh tên người Anh và người Việt, đó là phần tên cá nhân mà không đốichiếu phan tên họ và tên đệm

Trang 26

1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu tên nữ giới ở Việt Nam

Mặc dù, tình hình nghiên cứu về tên người ở Việt Nam ngày càng pháttriển nhưng những công trình chuyên nghiên cứu về tên nữ giới người Việt cònrat hạn chế Có thể ké đến Dương Xuân Đống, một trong sé ít người đã có nhữngcông trình công bé về tên nữ giới Trong bài Tir Thi trong họ tên người phụ nữViệt Nam tác giả đã luận giải về ý nghĩa của từ “Thi” và dua ra các quan điểm

về nguồn gốc của từ “7hi” trong tên nữ giới người Việt cũng như xu thé sử dụng

từ “Thi” làm tên đệm trong việc đặt tên cho nữ giới [11, tr.23-24] Xét cho cùng,đây vẫn chỉ là bài nghiên cứu từ một góc độ rất nhỏ nhưng mang tính đặc trưng

về tên nữ giới trong nhân danh Việt

Nhu vậy có thé thấy, tình hình nghiên cứu tên người Anh (nhân danh họcAnh) và tên người Việt (nhân danh học Việt) trong hơn nửa thé ki qua da datđược những thành tựu đáng kể Tuy nhiên, những thành tựu đó phan lớn xuấtphát chủ yếu từ bình diện dân tộc học hay xã hội học Những công trình nghiêncứu về tên người trên bình diện ngôn ngữ học vẫn còn khá khiêm tồn.Một điểm chung trong tình hình nghiên cứu nhân danh ở cả Anh và ViệtNam là những công trình chuyên nghiên cứu về tên nữ giới còn hạn chế, đặcbiệt gần như chưa thấy những công trình nghiên cứu so sánh đối chiếu tên nữgiới giữa các ngôn ngữ, giữa các cộng đồng văn hóa - xã hội với nhau Xuấtphát từ thực tiễn trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu “Đối chiếu tên nữ giớingười Anh và người Việt ”.

1.2 Cơ sở lí thuyết

Trong cả tiếng Anh và tiếng Việt, tên riêng thuộc hệ thông từ vựng nhưngbản thân nó có thé tự hình thành một kiểu loại riêng biệt bao gồm tên người vàtên các sự vật hiện tượng khác Để có cơ sở lí luận nghiên cứu tên nữ giới (một

bộ phận của tên người), luận án căn cứ trên một số lí luận liên quan đến tênriêng nữ giới, vấn đề giới trong ngôn ngữ và vấn đề nghiên cứu đối chiếu tên

riêng.

Trang 27

1.2.1 Một số van đề lí thuyết về tên riêng

1.2.1.1 Danh xưng học

Trong hệ thống tên riêng, tên người (nhân danh) là một mảng quan trọng

so với các nhóm tên khác, trong đó bộ môn chuyên nghiên cứu vẻ tên riêng làdanh xưng học (onomastics).

Có nhiều quan điểm khác nhau về danh xưng học Blackburn cho rằngdanh xưng học là một nhánh của ngữ nghĩa học, nghiên cứu về từ nguyên củadanh từ riêng [101] Trong khi đó, Colman thì miêu tả danh xưng học như mộtngành khoa học nghiên cứu về tên và cách đặt tên Ông cho rằng danh xưng họcchia thành nhân danh học (anthroponomastics) nghiên cứu về tên người và địadanh học (toponomastics) nghiên cứu về tên đất nhưng danh xưng học thiên vềnghiên cứu tên người nhiều hơn [1 15] Trên quan điểm ngôn ngữ học, Matthews,Crystal và Bussmann đã đưa ra những định nghĩa đáng chú ý Matthews đã địnhnghĩa danh xưng học là ngành khoa học nghiên cứu về cả tên người và tên địadanh [159] Crystal thì đưa ra định nghĩa rằng danh xưng học là một nhánh củangữ nghĩa học nghiên cứu về từ nguyên trong danh từ riêng bao gồm danh từriêng chỉ người và danh từ riêng chỉ địa danh [118] Bussmann thì đưa ra địnhnghĩa cụ thể hơn về danh xưng học Ông đưa ra nhận định rằng danh xưng học

là một ngành khoa học nghiên cứu về nguồn gốc, ý nghĩa và sự phân vùng địa

lý của tên riêng Ông chia danh xưng học thành các nhóm nhỏ hơn đó là nhân

danh học, thủy danh học và địa danh học [105].

Dù có rất nhiều quan điểm khác nhau về danh xưng học, chúng tôi chorằng danh xưng học là một ngành khoa học nhân văn, nghiên cứu về tên và cáchđặt tên người, tên nơi chốn và các sự vật, hiện tượng khác

1.2.1.2 Van đề tên riêng

¡ Các khái niệm về tên riêng

Cho đến nay, các nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới đã đưa nhiềuquan điểm khác nhau về tên riêng (proper name)

Crystal hay Chalker và Weiner cho rằng “tên riêng (proper name) là têncủa từng cá thé riêng biệt, đó là tên người, tên địa điểm, sự vật, sự kiện, xuấtbản phẩm [118, tr.208][107, tr.96] hay nói cách khác, tên riêng là các danh

Trang 28

từ riêng chỉ các thực thể tồn tại duy nhất, ví dụ: London, Hà Nội, sông Thames,sông Hong,.

Theo Huddleston, tên riêng là một phân lớp của danh từ về mặt ngữ pháp

và tên riêng là tên được cá thé hoá cho cá nhân, địa điểm hay tổ chức , việc cáthể hoá này được thực hiện thông qua việc đặt tên [149, tr.27]

Trên quan điểm ngữ dụng, ngữ nghĩa, cú pháp, Van và Mark đã đưa rađịnh nghĩa về tên riêng như sau:

Về ngữ dụng học, tên riêng là một danh từ biểu thị cho những thực thể tồntại duy nhất ở cấp độ qui ước hình thành ngôn ngữ, khiến cho thực thé đó nồibật về mặt tâm lí trong phạm vi phạm trù được đưa ra ở mức độ cơ bản véngữ nghĩa học, ý nghĩa của tên riêng (nếu có) thi rất khó có thé xác định được

Vé cú pháp học, một sự phản ánh quan trọng của đặc điểm ngữ nghĩa - cúpháp của tên riêng là khả năng xuất hiện của tên riêng trong một cấu trúc đóng[188, tr.116].

Trong tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học cũng đưa ra các định nghĩa vàquan điểm khác nhau về tên riêng

Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật Tênriêng hoàn toàn không phải không có nghĩa biểu niệm” Ông cũng chỉ ra: “Chứcnăng cơ bản của tên riêng là chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù cá thể đượcgọi tên bằng tên riêng đó ( ) Quan trọng hơn là tên riêng được dùng trong chứcnăng xưng hô Tuy là phạm trù ngôn ngữ học phổ quát, nhưng tên riêng mangđậm bản sắc dân tộc cả về qui tắc đặt tên và qui tắc dùng” [5]

Theo quan niệm của Dương Kỳ Đức, tên riêng là “tên gọi cho một sự vật,hiện tượng duy nhất, độc nhất dé phân biệt, cá thé hóa sự vật, hiện tượng đóvới sự vật, hiện tượng gần gũi trong một tập hợp nào đó” [16, tr.17] Theo ông,tính chất duy nhát, độc nhất, cá thé hóa này được hiểu không phải theo nghĩatuyệt đôi mà theo nghĩa tương đối, trong quan hệ với các sự vật, hiện tượng gầngũi trong một tập hợp nào đó Chẳng hạn, trong tập hợp “các xe máy tay ga củaYamaha” thì Acruzo là một tên riêng, dé phân biệt với các xe Nozza, Grande,Janus, Sirius, , mặc dù có hàng nghìn chiếc xe máy tay ga Acruzo đời 2016giống nhau như đúc Tương tự trong tập hợp “các ngày tết trong chu kì một

19

Trang 29

năm”, thì Tếr com mới là một tên riêng, để phân biệt, cá thể hóa với các tên gọitết khác, như 7ết hàn thực, Tết đoan ngo, Tết trung thu, Cũng vậy, trong tậphợp một “thập lục hoa giáp” (chu kì 60 năm) thì Dinh Dậu là một tên riêng của nam, trong quan hệ với các năm khác như Nhdm, Bính, Quy, [16, tr 18]Như vậy, tên riêng được định nghĩa từ nhiều góc độ khác nhau Do đó,việc đưa ra một khái niệm chính xác nhất về tên riêng là rất khó vì mỗi tác giảđều có những lí luận riêng khi đưa ra quan điểm của mình Tuy nhiên, quanđiểm của chúng tôi là tên riêng là một loại don vị từ vựng ding dé gọi tên một

cá thể đơn nhất, dé phân biệt giữa cá thé này với cá thé khác

Trong việc xác định kiểu loại của tên riêng, các nhà ngôn ngữ học Anh

và Việt Nam đều có những quan điểm khác nhau như sau:

Đại điện là Huddleston và nhiều tác giả khác thì cho rằng “trên quanđiểm cú pháp học, tên riêng phải là một danh từ mà danh từ đó có thé có chứcnăng của một cụm danh từ” [149, tr.96] Ở Việt Nam, Mai Ngọc Chir cho rằng

“danh từ được phân chia bước đầu thành hai lớp nhỏ là danh từ riêng và danh

từ chung” [6] Nói như vậy có nghĩa là tên riêng (danh từ riêng) thuộc từ loại danh từ.

Còn theo Nguyễn Tài Cần, “tên riêng đáng được tách ra thành một hệthống còn danh từ chung có thể với động từ và tính từ làm thành một hệ thốngkhác tên riêng [3] Nguyễn Văn Khang đưa ra quan điểm rất rõ ràng trong đềtài nghiên cứu khoa học cấp Viện về Từ Hán Việt với tên chính người Việt “cónên xếp tên riêng vào từ loại danh từ hay không và tên riêng có nên coi là danh

từ riêng trong mối quan hệ với danh từ chung hay không? Câu trả lời là không”[39, tr 40] Trong một công bó mới gần đây của Phạm Tắt Thắng về tên người,ông cho rằng “Tên riêng được coi là một don vi từ vựng đặc biệt có giá tri tươngđương với từ, được gọi là Ngữ định danh tên riêng” [67] Theo Phạm Tắt Thắng,

“ các tên riêng không thỏa mãn các đặc trưng chủ yếu của từ loại danh từ Vìthế, chúng cần được tách khỏi danh từ làm thành một lớp riêng, có cấu trúc -chức năng đặc biệt, khác han với danh từ chung và các lớp từ loại khác trong

hệ thống ngôn ngữ” [64]

Trang 30

Luận án nhất trí với quan điểm cho rằng nếu xếp tên riêng vào loại danh

từ và là danh từ riêng thì chưa thỏa đáng vì có nhiều điểm khác với danh từchung.

Như vậy, ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã đưa ra nhiều định nghĩa

về tên riêng, song đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào được coi là thoảmãn Theo Phạm Tat Thắng, nếu xét trên bình diện nghĩa biểu vật và đặc điểmngữ pháp thì có thé xép tên riêng vào nhóm danh từ và được gọi là danh từriêng Nếu xét trên bình diện cấu trúc, thì tên riêng không đơn giản là từ màcòn là một tổ hợp từ hay ngữ Quan điểm của chúng tôi là cần tách tên riêng rathành một kiêu loại riêng mà không phải là thuộc danh từ hay cụm từ bởi xét

về ngữ nghĩa, cấu tạo, tên riêng mang những đặc thù khác hẳn với các danh từhay cụm từ bình thường khác.

Xác định tên người là một tổ hợp định danh nên luận án thống nhất sửdụng thuật ngữ “tổ hợp định danh nữ giới người Anh” và “tổ hợp định danh nữgiới người Việt” cho đối tượng nghiên cứu là tên riêng nữ giới người Anh vàngười Việt.

Trong hệ thống tên người có nhiều loại tên khác nhau như pháp danh, nghệdanh, biệt danh, bút danh, tên chính danh Trong phạm vi nghiên cứu của luận

án, chúng tôi chỉ tập thực hiện nghiên cứu tên chính danh của nữ giới người Anh

và người Việt.

Theo quan điềm của Pham Tat Thắng (2005) có hai cách phân loại tên người

đó là cách phân loại dựa vào chức năng và dựa vào phạm vi sử dụng Nếu xét

về chức năng thì tên người phân biệt thành hai loại là tên chính thức và tênkhông chính thức, Nếu căn cứ vào phạm vi sử dụng thì có thể phân thành hailoại là tên thường dùng và tên không thường dùng Theo logic phân loại tênngười của ông thì tên chính thức của người Việt thường gọi bằng tên thật, tên

chính, tên chính danh, tên khai sinh, tên nguyên hoặc tên cái [63, tr.61,62] Nhu

vậy, với giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án là tên chính danh, luận án đưa

ra quan điểm về tên chính danh như sau:

Về định nghĩa, tên chính danh là tên chính thức của mỗi cá nhân, được sử

dụng một cách thường xuyên trong cuộc đời mỗi con người, có vai trò quan

21

Trang 31

trọng nhất trong các hình thức tên gọi của mỗi người, có giá trị về mặt pháp lí

trong việc định danh cho mỗi cá nhân

Vé phạm vi sử dụng, tên chính danh được sử dụng trong phần lớn các hoạtđộng giao tiếp, trong các văn bản hành chính, pháp lí như giấy khai sinh, chứng

minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu, số hộ tịch, hợp đồng, văn bằng, chứng chỉ

Về đặc trưng, tên chính danh có tính bền vững (tên được cha mẹ đặt cho từkhi sinh ra và gần như được sử dụng đến hết cuộc đời), tính pháp lí (tên đượcđăng kí chính thức trong các số hộ tịch của cơ quan quản lí ở địa phương vàđược sử dung trong các văn bản hành chính của Nhà nước) và tính phé biến (tênđược sử dụng trong phạm vi rộng lớn, trong mọi hoàn cảnh gia tiếp)

ii Sự khác biệt giữa tên chung và tên riêng,

Trong tiếng Anh cũng như các ngôn ngữ của nhiều quốc gia trên thế giới,việc phân tích sự khác biệt giữa tên chung (common name) và tên riêng (propername) diễn ra sôi nổi Ở Anh, các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra nhiều luận điểmkhác nhau về tên riêng và tên chung

Theo Crystal, tên riêng và tên chung khác nhau ở ba điểm như sau:

Tên riêng có thể đứng một mình, làm thành một bộ phận của câu, ví dụ: Ilike London (Tôi thích London), Fred is here (Fred đang ở đây), trong khi đóchỉ có một số tên chung nhất định mới có chức năng ngữ pháp như vậy.Tên riêng không ở dang số nhiều trong khi đó tên chung lại có dạng số nhiều,

ví dụ: books, pens, (những quyền sách, những cái bút) Tuy nhiên, khi tênriêng ở dạng số nhiều thì chúng đã chuyển sang nghĩa 4n dụ, ví dụ: There aretwo Londons in Canada (có hai London ở Canada), lúc này London không còn

có nghĩa là tên gọi của thủ đô của Anh nữa mà là 2 địa điêm có những thuộctính giống London

Tên riêng không đi với mạo từ và giới từ, trong khi đó tên chung lại

có thường kết hợp với mạo từ và giới từ [119, tr.208]

Coates cho rằng, một trong những sự phân biệt cổ điển nhất trong ngônngữ học đó là tên chung để biểu thị cho một nhóm hoặc một tập thể, còn tên

riêng biêu thị cho cá nhân, ví dụ: queen (nữ hoàng) — tên chung va Victoria — tên riêng [111, tr.312].

Trang 32

Trong Việt ngữ học, sự khác nhau căn bản giữa tên riêng và tên chung

đã được tác giả Phạm Tất Thắng phân biệt một cách khá chỉ tiết Ông chorằng:

“Tên chung (general names) — đó là những từ chung có ý nghĩa chỉ ra một

lớp đối tượng cùng loại; còn tên riêng (proper names) chỉ là những kí hiệu định

danh cho một đối tượng cá biệt, đơn nhất và xác định Nói cách khác, tên chung

có mối liên hệ với khái niệm, còn tên riêng thì không có mối liên hệ bat kì vớimột khái niệm nào Tên riêng thì cá thể hoá, còn tên chung thì khái quát hoá.Nếu tính cá thể của đối tượng được gọi tên trở nên không xác định và có tínhkhái quát hoá, thi sẽ nay sinh hiện tượng, chuyển tên riêng thành tên chung”

Ông còn nêu ra: “Trong bắt kỳ một hệ thống ngôn ngữ nào cũng diễn

ra một sự chuyền hoá thường xuyên giữa tên chung và tên riêng Chính sựchuyển hoá này đã làm phong phú thêm vốn từ vựng của ngôn ngữ” [63,tr.HI].

Tuy có những khác biệt rõ rệt nhưng cũng không thể phủ định được sựtồn tại những điểm chung giữa tên chung và tên riêng, có những trường hợprất khó xác định ranh giới giữa tên chung và tên riêng Theo Coates và Crystal

đã chỉ ra rằng tên riêng thì phải viết hoa nhưng không phải tất cả các từ đượcviết hoa đều là tên riêng, có những trường hợp không chắc chắn được nên xácđịnh là tên riêng hay tên chung Các ông đã đưa ra một số ví dụ sau:

- The West Bank is not a bank.

- The Sun might not be a sun [119, tr.1161][111, tr 208].

Vi dụ trên cho thấy hau hết các tên riêng đều sử dụng các kí hiệu có sẵncủa tên chung Do đó, sự khác nhau cơ bản giữa tên riêng và tên chung khôngnằm ở mặt hình thức mà thể hiện ở nội dung, tức là cái được biểu hiện thôngqua các kí hiệu ngôn ngữ Đó chính là lí do tại sao Bank lại không phải là

bank (ngân hàng), hay Sun lại không phải là sun (mặt trời).

Có thể thấy rằng, các nhà ngôn ngữ học của Anh và Việt Nam đều đã phântích sự giống và khác nhau giữa tên riêng và tên chung Có những khácchung nhất giữa tên riêng và tên chung ở tiếng Anh và tiếng Việt đó là tên riêng

để gọi tên những cá thé đơn nhất, còn tên chung để gọi tên cho một nhóm, một

23

Trang 33

tập thé; tên riêng thường đứng độc lập và ít khi kết hợp với các thành phần khác,

ví dụ: mạo từ, số từ (a/an/the/two, trong tiếng Anh, hay cdc/nhitng trongtiếng Việt)

1.2.1.3 Vấn dé nghĩa cia tên riêng

Tên có nghĩa hay không có nghĩa, đó là chủ đề hap dẫn thu hút được các

ý kiến đa chiều của các nhà khoa học Có những ý kiến cho rằng tên có nghĩa,đối lập với quan điểm này lại có những ý kiến cho rằng tên không có nghĩa.Van đề nghĩa của tên riêng gắn liền với bản chất của tên

Đi đầu trong quan điểm tên riêng không có nghĩa đó là Mill (1843) — mộttriết gia người Anh Ông cho rằng: tên riêng không có nghĩa hàm chỉ(connotative meaning) Theo ông, tên riêng chỉ ra những cá nhân mà được gọibằng chính cái tên đó, nhưng không bao hàm ý nghĩa biểu niệm của từ dùng đểđặt tên Ông chứng minh quan điểm của mình bằng vi dụ với cái tên Georgecủa một người bình thường và King George II (Vua George III) Ông chi rarằng ở ví dụ này, tên George không đưa ra được ý nghĩa gì về thứ bậc cũng nhưthông tin giữa hai con người (một người được đặt tên là George và ông vua George III của Anh) [197, tr33-34] Cũng theo trường phái này có Kripke, ôngcho rằng tên riêng chỉ gọi tên một sự vật một cách cứng nhắc và không có nghĩahàm chỉ Nếu tên riêng có nghĩa thì dường như nghĩa biểu vật của tên riêng sẽthay đổi trong các thế giới khác nhau [152]

Đối lập với quan điểm này, Frege — nhà toán học, triết học nồi tiếng ởĐức lại cho rằng tên riêng có nghĩa Frege cho rằng “nếu thay đồi nội dung củanhững tên cùng tham chiếu thì sẽ thấy tên riêng có nghĩa Ông chứng minh choquan điểm của minh bằng ví dụ nếu X (sao Mai) và Y (sao Hôm) là tên củacùng một loại sự vật S (ngôi sao), khi đó nếu coi khái niệm chung là S = S (ngôisao là ngôi sao) thì có nghĩa X = Y, tức là sao Mai (sao mọc vào buổi sáng) vàsao Hôm (sao mọc buổi tối) giống nhau là hoàn toàn sai [trích theo 188, tr.25-28] Như vậy, cùng giá trị tham chiếu là ngôi sao, nhưng mỗi sao lại có một cáitên riêng Ý nghĩa của tên riêng đó là để phân biệt ngôi sao này với ngôi sao

khác.

Trang 34

Viét ngữ học cũng ton tại hai trường phái khác nhau về van đề nghĩa củatên riêng Hoàng Phê theo trường phái tên riêng không có nghĩa Ông cho rằngtên riêng là những kí hiệu thuần túy không có nghĩa Có những tên riêng vốn

có nghĩa thì cái nghĩa đó thường cũng không ai nghĩ đến, nó trở thành vô nghĩa[50] Trái ngược với trường phái này có Hoàng Tuệ, ông cho rằng tên riêngkhông phải là một con số, một cái nhãn chỉ có tác dụng để phân biệt, mà là mộtbiểu trưng [82] Cùng lập trường quan điểm tên riêng có nghĩa, Bình Long chorằng “ngoài các mặt cấu tạo, chính tả, phát âm và cách dùng khi xưng hô, tênriêng của các nước, các dân tộc còn đáng được tìm hiểu về mặt nghĩa” [46]

Để đưa ra quan điểm về van dé này, chúng tôi xem xét tên riêng trongtrường hợp cụ thể - đó là tên người Tên người dùng dé gọi tên cho từng cá thériêng biệt và là phương tiện quan trọng trong giao tiếp để phân biệt giữa cánhân này với cá nhân khác Như vậy, tên người có nghĩa hay không?

Về ý nghĩa của tên người (tên chính danh), Phạm Tất Thắng (1996) chorằng tên người là một đơn vị có nghĩa, nó mang chức năng biểu đạt (giúp tanhận biết được đối tượng) và là loại nghĩa hàm chỉ [59, tr.79] Dựa theo đặcđiểm từ vựng — ngữ nghĩa của từ, tên riêng người Việt có các loại (các trường)nghĩa hàm chỉ sau: sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội, con người, trạng thái tâm sinh lí của con người.

Dương Kỳ Đức quan niệm nghĩa của tên riêng chỉ người (nhân danh) làmột loại nghĩa văn hàm, phản ánh văn hóa của một cộng đồng người Cụ thể,theo ông, tên riêng có nghĩa, nhưng đấy không phải là nghĩa khái niệm như ởthực từ, mà là nghĩa văn hàm Khác với nghĩa ngữ hiệu là cái biểu đạt khái niệm,cái phản ánh các đặc trưng chung của đối tượng được con người nhận thức quathực tiễn xã hội, nghĩa hàm văn là một hàm tố văn hóa của từ, chứa đựng độnghình văn hóa, tức là chứa đựng cái cách riêng trong việc tạo ra đối tượng hoặcthao tác với nó hay trong cảm nhận của nó bởi một cộng đồng ngôn ngữ Vớiquan niệm đó, nghĩa của tên riêng không phải chỉ là sự hàm chỉ, mà được hiểu

rộng hơn, nó là cái hàm tích động hình văn hóa, hàm tích cái cách cảm nhận

đầy bản sắc của một cộng đồng người Chẳng hạn, tên người Việt hàm tích tínngưỡng phon thực (Boi, Him, ), tín ngưỡng sing bái tự nhiên (May, Nguyệt,

25

Trang 35

Tuyết, Thu, Xuân, ), đề cao nông nghiệp (Lúa, Bưởi, Chanh, Lua, Lượt ),sing bái người đã chết (kiêng đặt tên trùng với tên tô tiên), tâm lí dung hợp,hòa điệu (Thảo, Thủy, Ngọc, Nôen, Lêna ) [4].

Sau khi phân tích quan điểm về nghĩa trong tên người của các nhà khoahọc trong và ngoài nước, chúng tôi cho rằng tên người có nghĩa Nghĩa ở đâykhông phải hiểu theo cách là tổng hợp các đặc trưng ngữ nghĩa khái quát hóa

và phản ánh một cách có chọn lọc một tập hợp các sự vật đồng nhất (như thườngthấy ở các thực từ), mà là thông tin có tính chất lịch sử - văn hóa hoặc có tínhchất xã hội, thường gắn liền với một thời đại nhất định, một cộng đồng xã hộinhất định (họ tộc, tang lớp, cư dân địa phương ) và phan ánh thị hiếu cũngnhư tập tục, thói quen và các sắc thái tình cảm, cảm xúc Từ một khía cạnh khác,nếu quan niệm nghĩa của từ là một hình thức tồn tại của ý thức xã hội, phản ánh

sự tri nhận theo cách riêng của mỗi cộng đồng người là chủ thé của ngôn ngữ,thì nghĩa của tên người không phải là nghĩa ngữ hiệu (biêu đạt khái niệm, phảnánh các đặc trưng chung của loạt đối tượng giống nhau được cộng đồng ngườitri nhận) mà là nghĩa văn hàm (chứa đựng các cách riêng trong việc tri nhậnmột con người riêng biệt, như một cá nhân biệt lập, cụ thể).

Như vậy, nghĩa của tên nữ giới được phân tích trong luận án không phải

là nghĩa của thực từ mà là nghĩa biểu trưng theo cách phân tầng nghĩa của LêQuang Thiêm Ông cho rằng “Khởi nguyên nội dung tên riêng không nói gì vềcái được gọi tên Một bộ phận tên riêng thể hiện ước muốn, hi vọng có tính vănhóa - xã hội được gửi gắm của chủ đặt tên trở thành nội dung nghĩa” [76, tr 125]

Ý nghĩa này do người đặt tên lựa chọn và mang trong đó một ước vọng củangười đặt tên Khi một người có tên là Rosy (tên nữ giới người Anh) hay Hong(tên nữ giới người Việt) không có nghĩa người được đặt tên đó là một bônghồng mà cái tên đó gợi lên ý nghĩa về một loài hoa đẹp, có thể mang trong tên

đó là ước vọng, mong muốn của ông bà, cha mẹ về một người con gái đẹp tựanhư hoa Quan điểm này có nhiều nét tương đồng với Nguyễn Văn Khang

“Nghĩa của tên riêng không hoàn toàn độc lập với nghĩa từ vựng của những từ ngữ dùng làm tên riêng mà nghĩa của tên riêng được xây dựng trên cơ sở nghĩa

hay là được gợi ra từ nghĩa của từ” [39, tr.40].

Trang 36

Cũng về vấn đề này nhưng dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận,Trần Văn Cơ cho rằng nghĩa biểu trưng là kết quả của quá trình con người sửdụng ngôn ngữ dé biểu tượng hóa Trong quá trình tri nhận thế giới khách quan,ngoài khái niệm là trung tâm của bức tranh khoa học về thé giới, con người còntạo ra một thế giới nữa, nằm giữa thế giới khách quan và con người, đó là thếgiới trung chuyền Thế giới này bao gồm những cảm nhận và tưởng tượng củacon người Dé tạo ra thế giới trung chuyền này, con người phải thực hiện việcbiểu trưng hóa, làm cho khách thé trong thé giới khách quan có được nhữngthuộc tính của chủ thể, còn chủ thể có được những thuộc tính của khách thê [7,

tr 112-119] Chẳng hạn các vị thần thánh như Ngọc Hoàng, Bồ Tát, ông Địa,

cô tiên, my phù thủy, đều có hình hài như con người và ho cũng vui buồn,nổi giận, như con người Còn những người con gái thì cũng mảnh mai, yếuđuối như cây liễu, cây đào (phận liễu yếu đào tơ) và họ cười tươi tắn như bônghoa nở, ăn nói nhỏ nhẹ như tiếng ngọc va nhau (hoa cười ngọc thốt đoan trang).Trong lĩnh vực tên riêng ở Việt Nam, để biểu trưng hóa cho ước vọng về concái mình, muốn chúng sau này có đức tính tốt, ho đặt tên con là Hanh, Thdo, ,muốn con mang vẻ cao quý, cao sang, họ đặt tên Châu, Ngoc, , muốn chúng

có dung nhan khả ái, họ đặt tên Lệ, Mỹ, Diễm

1.2.2 Vấn đề giới trong ngôn ngữ học

Tên nữ giới là đối tượng của ngôn ngữ học và được nghiên cứu trong mộtchuyên ngành riêng biệt đó là môn tên riêng hay Nhân danh học(Anthroponomastics) Tên nữ giới chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thongtên riêng, chính vì thế trong “Từ loại danh từ trong Tiếng Việt hiện đại”, NguyễnTài Can (1975) đã xem tên người (trong đó có tên nữ giới) là “ mảng quantrọng nhất” trong tên riêng Việt Nam [2] Như vậy, về tổng thể, tên nữ giới làmột bộ phận của Nhân danh học Tên nữ giới trong hệ thống, tên riêng của mỗingôn ngữ không chỉ thể hiện đặc trưng của ngôn ngữ đó mà còn thể hiện nhữngkhía cạnh văn hoá xã hội được phản ánh thông qua nó.

Tên nữ giới thuộc loại tên riêng, là một bộ phận rất quan trọng trong hệthống từ vựng của ngôn ngữ học Tên nữ giới thuộc hệ thống tên người, do đótên nữ giới cũng gồm các bộ phận như dm, hình, nghĩa mà các bộ phận này

27

Trang 37

đều có liên quan tới ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học, phương ngôn học,

tu từ học thuộc phạm vi của ngành ngôn ngữ học Khi nghiên cứu nhân danhhọc, các nhà nghiên cứu có thé tìm hiểu được những van đề liên quan như lịch

sử, kết cấu, quá trình phát triển hay diễn biến của ngôn ngữ, thực tiễn của ngônngữ những vấn đề được nêu trên đều là những vấn đề đang được nghiên cứutrong phạm vi ngôn ngữ học.

Trong hệ thông ngôn ngữ, tên nữ giới thuộc lớp từ vựng tên riêng Trongtên riêng chỉ người (thuộc bộ môn nhân danh học) có nhiều loại tên khác nhaunhư pháp danh, hiệu danh, nghệ danh, biệt danh, bút danh, bí danh, tên hiệu, tên

tự, tên thụy, tên tục, tên chính Những tên gọi khác nhau này không chỉ mangtheo nhiều ý nghĩa lịch sử, truyền thống, văn hóa của cả cộng đồng nói chung

mà nó còn phản ánh đặc điểm tâm lý, tính thấm mỹ của mỗi cá nhân Các loạitên này giúp ta xác định tương đối rạch ròi các giai đoạn lịch sử khác nhau, thànhphần xã hội khác nhau, tôn giáo khác nhau

Nếu xét ngôn ngữ học là một chỉnh thể thì tên nữ giới là một bộ phận,nhưng bộ phận không hoàn toàn nằm trong chỉnh thé vì bộ phận đó còn bị ảnhhưởng bởi nhiều yếu tố khác như lich sử, truyền thống văn hóa, xã hội Do đó,khi nghiên cứu về tên nữ giới, không chỉ nghiên cứu về phương diện từ vựngnói chung mà cần phải đặt trong mối quan hệ với các ngành khoa học xã hộikhác Điều này có thẻ thấy khi nghiên cứu về cấu tạo của tên nữ giới, tuy khôngphải là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của ngôn ngữ học xã hội hay sử học nhưngnhững thay đổi trong cấu tạo của tên nữ giới trong những giai đoạn lịch sử và

xã hội khác nhau lại phản ánh những đặc trưng văn hóa, lịch sử, xã hội ở nhữnggiai đoạn đó Ví dụ, ở Việt Nam vào thế kỷ 18, 19 khi tiếng Hán có những ảnhhưởng mạnh mẽ trong xã hội, có nhiều văn tự chính thức viết bằng chữ Hán nên

đa phần tên nữ giới thời kỳ đó xuất phát là những từ Hán — Việt Đến cuối thé

kỷ 19, chữ quốc ngữ phát triển, tên thuần Việt được sử dụng nhiều hơn Haytrước năm 1975, người Việt có xu thế đặt tên có phân biệt giới tính rõ ràng quacách đặt tên đệm cho nam là Van và nữ là Thi Theo Dương Xuân Đống (2002)

hai chữ này được sử dụng rộng rãi trong việc làm tên đệm trong tên người Việt

Nam qua nhiều thế kỷ Văn nghĩa là người có học, nhà nho Thị có nghĩa là đàn

Trang 38

bà [11, tr.23] Tuy nhiên, cách phân biệt giới tính thông qua tên gọi này khôngcòn được người thời nay ưa chuộng lắm Do đó, người Việt nay có khuynhhướng chọn những tên đệm khác mang tính thâm mỹ cao hơn và có sự kết hợp

ý nghĩa sâu sắc hơn với tên họ và tên cá nhân

Còn ở Anh, tỉ lệ đổi tên họ theo họ chồng sau khi kết hôn của phụ nữ Anhcũng thay đổi theo xu hướng ngày càng giảm đi do phong trào nữ quyền đòi hỏiquyền bình dang cho phụ nữ nổi lên mạnh mẽ ở các nước châu Âu Như vậy,khi nghiên cứu về tên người không chỉ nghiên cứu về mặt ngôn ngữ học mà phảiđặt đối tượng nghiên cứu trong tương quan với các ngành khoa học khác.1.2.2.1 Mối liên hệ giữa ngôn ngữ và giới

Tác giả Nguyễn Văn Khang (1996) đã phân biệt hai góc độ chính đề nhìnvan đề giới trong giao tiếp ngôn ngữ, đó là: Ngôn ngữ nói về mỗi giới và ngônngữ của mỗi giới Tuy nhiên, phần ngôn ngữ về mỗi giới, tác giả mới chỉ dừnglại ở một nhận xét duy nhất là những từ nhất định chỉ dùng cho giới này hoặcgiới kia mà thôi Ở phần ngôn ngữ của mỗi giới thì tác giả đã chỉ ra rằng: “sựdiễn đạt, cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau của hai giới để biểu thị cùng mộtvan dé, cùng một nội dung giao tiếp” [34]

Tác gia Nguyễn Văn Khang cũng đã đề cập đến những van dé ngôn ngữ

có liên quan đến giới, đặc biệt tác giả nhấn mạnh về “sự phân biệt đối xử vềgiới tính thể hiện trong ngôn ngữ” Theo tác giả thì 04 biểu hiện của sự phânbiệt đối xử về giới đó là:

- Sự biểu hiện ở mặt cấu tạo từ: hàng loạt từ được cấu tạo có yếu tô “man/đàn ông” đã phản ánh vị thé xã hội nam quyền trong tiếng Anh

- Dùng đại từ he/his dé thay cho she/her trong tiếng Anh

- Sự phân biệt đối xử về giới thé hiện trong sự giao tiếp ngôn ngữ: nhưviệc sử dụng thiếu cân xứng các danh hiệu như Mr, Mrs, Miss, quan niệmkhông cân bằng về những tập hợp từ như unwed mother (mẹ ngoài giáthú) va unwed father (cha ngoài giá thú) trong tiếng Anh

-_ Việc đánh giá về lời nói của từng giới: cách nhìn nhận khác nhau về lời

nói của từng giới [35].

29

Trang 39

Nhu vậy, giữa ngôn ngữ và giới có sự quan hệ mật thiết với nhau Xã hội

đã phân ra giới nam và giới nữ Ngôn ngữ cũng như vậy, cũng phân định rõ ngôn ngữ dành cho nam giới và ngôn ngữ dành cho nữ giới Tên người là một

bộ phận của ngôn ngữ Dù không có những qui định nghiêm ngặt nhưng phầnlớn rất dễ nhận biết đâu là tên của nam giới và đâu là tên của nữ giới trừ một

số trường hợp đặc biệt

1.2.2.2 Tên nữ giới trong ngôn ngữ học xã hội

Xã hội học là ngành khoa học đề cập tới các chủ thê xã hội, các quá trình

xã hội Trong đó, ngôn ngữ cũng là một hiện tượng xã hội Sự biến đổi của ngônngữ chịu sự ảnh hưởng của các nguyên nhân về kinh tế, văn hóa, xã hội cũngnhư những ảnh hưởng của tôn giáo, phong tục, tập quán của xã hội đó So với tên chung thì tên riêng và đặc biệt là tên nữ giới có lẽ phản ánh một cách khá rõnét những biến động của các yếu tố xã hội

Việc đặt tên người cũng giống các hiện tượng ngôn ngữ học khác đều chịunhững ảnh hưởng không nhỏ của đặc trưng giai cấp Trong cuốn Ngôn ngữ học

xã hội — Những van dé cơ bản, Nguyễn Văn Khang đã chỉ ra rằng: “ ban thânngôn ngữ không có tính giai cấp, nhưng những giai cấp và tầng lớp xã hội khácnhau có ảnh hưởng tới việc sử dụng ngôn ngữ và làm cho ngôn ngữ trong sửdụng vừa phản ánh vừa mang tính đặc thù giai cấp hoặc đặc thù của tang lớp xãhội nào đó Đây chính là nguyên nhân nảy sinh ra sự phân tang xã hội trong sửdụng ngôn ngữ ”[35] Như vậy, tên người mà cụ thể ở đây là tên nữ giới đềuchịu những ảnh hưởng của các yếu té xã hội như nghề nghiệp, trình độ văn hóa,kinh tế, môi trường sóng Theo khảo sát của Vũ Thị Kim Thoa (2005), tên đệmThị trong cấu trúc tên của nữ nông dân chiếm 97,75 %, trong đó tên đệm nàychỉ chiếm 77% ở nữ công nhân và giảm xuống còn 53 % ở tên của nữ trí thức.Đối với tên cá nhân, số lượng tên đơn của nữ nông dân chiếm 99,6 %, nữ côngnhân chiếm 89,2% và nữ trí thức chiếm 62,9 % [79, tr.66]

1.2.2.3 Tên nữ giới và vấn đề giới

Trong hệ thống tên riêng chính danh của các ngôn ngữ, tên riêng của nữgiới cũng đóng vai trò rất quan trọng Theo tác giả Nguyễn Văn Khang “Phươngngữ giới tính là một biểu hiện của sự phân chia hai nửa đàn ông và dan bà trong

Trang 40

xã hội Là công cụ quan trọng bậc nhất của con người, ngôn ngữ không chỉ cóchức năng phản ánh thực tại xã hội mà còn có chức năng củng có và duy trì tồntại xã hội” [38, tr.245] Do đó, việc nghiên cứu tên nữ giới góp phan làm phongphú thêm khía cạnh nào đó trong ngôn ngữ học xã hội về giới.

Trần Xuân Điệp đã cho rằng: “Ngoài chức năng đánh dấu giới, tên riêngcủa con trai và con gái thường phản ánh những đặc điểm rap khuôn về tính nam

và tinh nữ phố biến trong một nền văn hóa hay một xã hội nhất định Chang hạnnhững em trai thường được đặt những tên có nghĩa liên tưởng tới những kháiniệm như: sức mạnh, quyền lực, lòng can đảm trong khi đó tên của các emgái thường phản ánh sự uyên chuyến, sắc đẹp (đặc điểm cơ thể, loài hoa đẹp, đồtrang sức), tính kiên nhẫn, niềm hy vọng, sự phục tùng (đức tính)” [9, tr.91].Như vậy, tên của nam giới thường gắn với những từ có ý nghĩa biểu trưng cho

sự mạnh mẽ, thành công như: Hing, Cường, Dũng, Thắng, Chiến Trong khi

đó, tên của nữ giới thường gắn với những từ có nghĩa biểu trưng cho sắc đẹp,

sự tao nhã như Hién, Hoa, Hạnh, Dung, Lan, Tuyết Tuy nhiên, ngoài những

từ ngữ miêu tả vẻ đẹp dé dùng đặt tên cho nữ thì cũng có những từ ngữ biéu thị

sự yếu ớt, kém coi như Mer, Thi Met, Tet, Đĩ

Một nét tiêu biểu trong việc phân biệt giới tính trong tên người Việt Nam

đó là tên đệm Van dùng cho nam giới và tên đệm Thi dùng cho nữ giới TheoHuard & Durand (1992), Thi vốn được dùng dé đặt tên nữ giới vì đó là lời ướcnguyện mong có đông con nhiều cháu, còn Van được dùng cho nam giới diễn tảmong ước đỗ đạt cao [148] Về vấn đề tên đệm cho từng giới, Trần Xuân Điệpcho rằng: Van và Thị có thé được xem là dau hiệu về tính kì thị giới tính trongtên truyền thống của người Việt ( ) Sở di Van và Thi có ý nghĩa kỳ thị giới là

do xã hội truyền thống của Việt Nam vốn mang nặng tính phụ hệ nên quan niệmphụ nữ chỉ có bổn phận sinh con đẻ cái, còn quyền được học hành đỗ đạt caophải thuộc về nam giới” [9, tr 95]

1.2.2.4 Chức năng của tên nữ giới

Cũng như tên riêng của nam giới, tên riêng của nữ giới cũng mang day đủ

những chức năng của tên riêng chỉ người.

31

Ngày đăng: 19/05/2024, 13:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Sơ đô câu tạo tô hợp định danh nữ giới người Anh và người Việt - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
Hình 2.1. Sơ đô câu tạo tô hợp định danh nữ giới người Anh và người Việt (Trang 6)
HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍCHƯƠNG 1. TONG QUAN Ti - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
1. TONG QUAN Ti (Trang 8)
Hình 2.1: Sơ dé cấu tạo tổ hợp định danh nữ giới người Anh và người Việt - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
Hình 2.1 Sơ dé cấu tạo tổ hợp định danh nữ giới người Anh và người Việt (Trang 47)
Bảng 2.3. Hậu tô trong tên nữ giới người Anh Nguồn gốcHậu tố Nghĩa từ Ví dụ - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
Bảng 2.3. Hậu tô trong tên nữ giới người Anh Nguồn gốcHậu tố Nghĩa từ Ví dụ (Trang 50)
Bảng 2.4. Mô hình khái quát tổ hợp định danh nữ giới người Anh Tổ hợp định danh nữ giới người Anh - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
Bảng 2.4. Mô hình khái quát tổ hợp định danh nữ giới người Anh Tổ hợp định danh nữ giới người Anh (Trang 54)
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp phân bồ số lượng tên nữ giới người Anh theo thành tô cầu tạo - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
Bảng 2.8 Bảng tổng hợp phân bồ số lượng tên nữ giới người Anh theo thành tô cầu tạo (Trang 73)
Hình này chưa khái quát hết toàn bộ tên nữ giới người Việt bởi vì không phải tên nữ nào cũng có tên đệm Thi. - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
Hình n ày chưa khái quát hết toàn bộ tên nữ giới người Việt bởi vì không phải tên nữ nào cũng có tên đệm Thi (Trang 74)
Bảng 3.1. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến các con vật đẹp và đáng yêu Tên cá nhân Ý nghĩa Biến thể - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
Bảng 3.1. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến các con vật đẹp và đáng yêu Tên cá nhân Ý nghĩa Biến thể (Trang 103)
Bảng 3.3. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến hiện tượng tự nhiên Tên cá nhân Ý nghĩa Biến thể - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
Bảng 3.3. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến hiện tượng tự nhiên Tên cá nhân Ý nghĩa Biến thể (Trang 104)
Bảng 3.2. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến các loài cây, hoa Tên cá nhân Ý nghĩa Biến thể - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
Bảng 3.2. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến các loài cây, hoa Tên cá nhân Ý nghĩa Biến thể (Trang 104)
Bảng 3.5. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến vật có giá trị Tên cá Ý nghĩa Biến thể - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
Bảng 3.5. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến vật có giá trị Tên cá Ý nghĩa Biến thể (Trang 105)
Bảng 3.6. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến Kinh thánh Tên Ý nghĩa Nguồn gốc Các biến thể Deborah Con ong Kinh Cựu Ước Deb, Debbi, Debbie, - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
Bảng 3.6. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến Kinh thánh Tên Ý nghĩa Nguồn gốc Các biến thể Deborah Con ong Kinh Cựu Ước Deb, Debbi, Debbie, (Trang 107)
Bảng 3.7. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến nhân vật trong tác phẩm - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
Bảng 3.7. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến nhân vật trong tác phẩm (Trang 108)
Bảng 3.8. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến tên họ có sẵn Tên họ gốc| Nguồn gốc Ý nghĩa Tên cá nhân là biến thể của - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
Bảng 3.8. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến tên họ có sẵn Tên họ gốc| Nguồn gốc Ý nghĩa Tên cá nhân là biến thể của (Trang 109)
Bảng 3.10. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến con số Tên cá nhân Gốc La tỉnh Ý nghĩa Biến thể - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
Bảng 3.10. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến con số Tên cá nhân Gốc La tỉnh Ý nghĩa Biến thể (Trang 110)
Bảng 3.12. Tên họ liên quan đến tên địa danh Tên họ Nghĩa gốc Nguồn gốc - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
Bảng 3.12. Tên họ liên quan đến tên địa danh Tên họ Nghĩa gốc Nguồn gốc (Trang 115)
Bảng 3.15. Tên họ được hình thành từ tên cá nhân của cha thêm “son” - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
Bảng 3.15. Tên họ được hình thành từ tên cá nhân của cha thêm “son” (Trang 117)
Bảng 3.16. Tên họ được hình thành từ tên cá nhân của cha Phụ tố| Têncá | Tên họmới | Nguồn gốc Ví dụ - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
Bảng 3.16. Tên họ được hình thành từ tên cá nhân của cha Phụ tố| Têncá | Tên họmới | Nguồn gốc Ví dụ (Trang 118)
PHỤ LỤC 11: BẢNG TỈ LỆ CÁC MÔ HÌNH CÁU TẠO TÊN NỮ GIỚI NGƯỜI VIET - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
11 BẢNG TỈ LỆ CÁC MÔ HÌNH CÁU TẠO TÊN NỮ GIỚI NGƯỜI VIET (Trang 191)
PHỤ LỤC 13: BẢNG TỈ LỆ Ý NGHĨA TÊN HỌ NỮ GIỚI NGƯỜI - Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học: Đối chiếu tên riêng nữ giới Người Anh và Người Việt
13 BẢNG TỈ LỆ Ý NGHĨA TÊN HỌ NỮ GIỚI NGƯỜI (Trang 194)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN