Luận án tiến sĩ Luật học: Pháp luật về dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ ở Việt Nam hiện nay

201 0 0
Luận án tiến sĩ Luật học: Pháp luật về dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

VIEN HAN LAM KHOA HOC XA HOI VIET NAM HỌC VIEN KHOA HỌC XA HỘI

PHUNG TRONG QUE

PHAP LUAT VE DICH VU GIAO NHAN VAN TAI DUONG BO O VIET NAM HIEN NAY

LUAN AN TIEN SY LUAT HOC

HÀ NOI - 2022

Trang 2

VIEN HAN LAM KHOA HOC XA HOI VIET NAM HỌC VIEN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHUNG TRỌNG QUE

PHAP LUAT VE DICH VU GIAO NHAN VAN TAI DUONG BO O VIET NAM HIEN NAY

Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 938 01 07

LUẬN ÁN TIÊN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: 1 TS Hồ Ngọc Hiển 2 TS Nguyễn Văn Cương

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan rằng nội dung được trình bày trong luận án “Pháp luật về

dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ ở Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên

cứu khoa học độc lập của chính tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Quý Trọng, TS Hồ Ngọc Hiển và TS Nguyễn Văn Cương Việc sử dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học và luận điểm các tác giả khác trong luận án này đều được giữ nguyên ý tưởng hoặc trích dẫn phù hợp theo quy định.

TÁC GIA LUẬN ÁN

Phùng Trọng Quế

Trang 4

MỤC LỤC

LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ::¿222225252222222,22EEEEtrrrrrrrrev 8 1.1 Tổng quan tình hình nghiên Ctra cccccccssssssssssssscssessssssssssssssssssssssssesss § 1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài ¿-2222cccccccccrrccres 25 Kết luận chương 1.

Chương 2: NHỮNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE DỊCH VU GIAO NHAN VAN TAI DUONG BỘ VÀ PHAP LUAT VE DỊCH VU GIAO NHAN VAN TAI DUONG BỘ

2.1 Ly luận về dịch vu giao nhận vận tải đường bộ š sờ 2.2 Lý luận pháp luật về dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ 46

Kết luận chương 2 67

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỀN THỰC THỊ PHAP LUẬT VE DỊCH VỤ GIAO NHẬN VAN TAI DUONG BO O VIET NAM HIEN NAY.

3.1 Thực trang pháp luật vê dich vu giao nhận vận tai đường bộ ở

Việt Nam

3.2 Đánh giá thực trạng pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ ở

Việt Nam

3.3 Thực tiễn thực thi pháp luật vê dịch vụ giao nhận vận tải đường

BOS Việt Na Hiện Nay sew errenven awe 118

Kết luận chương 3 oe Chương 4: CAC YEU CÂU VA GIẢI PHÁP HOÀN THIEN PHAP LUAT, NANG CAO HIEU QUA THUC THI PHAP LUAT VE DỊCH VU GIAO NHAN VAN TAI DUONG BỘ Ở VIET NAM HEN NAY 148

Trang 5

4.1 Các yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ ở Việt Nam 148 4.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về dich vụ giao nhận vận tải

đường bộ ở Việt Nam

4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về dịch vụ giao

nhận vận tai đường bộ ở Việt Nam -.-.- -5556<c< series 163

KẾ luật €hiEÖEiÁsse-czeaganninnggogngn G2 HH gg1201880 0511 0188061816011108316.8058 381 170 KET LUẬN ae

DANH MUC CONG TRINH CONG BO CUA TAC

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -: -¿ 173

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MUC CHU VIET TAT Công ước về vận chuyền hàng hóa nguy hiểm Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á

Cộng hòa liên bang

Công ước về hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ quốc tế năm1961

Hiệp định đối tác toàn diện và tiền bộ xuyên Thái Bình Dương

Doanh nghiệp

Điều kiện kinh doanh chuẩn Liên minh Châu Âu

Liên đoàn giao nhận vận tải quốc tế

Luật Thương mạiLuật Doanh nghiệp

Chỉ số năng lực quốc gia về logistics

Nhà cung ứng dịch vụ logistics (Logistics service provider)

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bang 1: Khối lượng hàng hóa vận chuyền phân theo ngành vận tai Bang 2: Khối lượng hàng hóa luân chuyền phân theo ngành vận tai Bảng 3 Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và đang hoạt động

của ngành vận tải, kho bãi

Bảng 4 Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh 120

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết cúa đề tài

Trong đời sống kinh doanh thương mại, giao nhận vận tải là yếu tố không thể tách rời trong hoạt động mua bán, đóng vai trò cầu nối giữa các khâu cho quá trình hàng hóa được lưu thông Nếu như mua bán hàng hóa có nghĩa là hàng hóa được thay đổi chủ sở hữu thì giao nhận vận tải là việc tổ chức thực hiện sự dịch chuyên quyền sở hữu đó về mặt thực tế Nói cách khác, giao nhận vận tải chính là một trong những nội dung của việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa [83; tr.5] Dịch vụ giao nhận hàng hóa đã có từ lâu trên thé giới và theo thời gian nó càng ngày càng phát triển và giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng Sự hình thành và phát triển của dịch vụ giao nhận trên thế giới gắn liền với sự ra đời và phát triển của quá trình phân công quốc tế [62; tr.385] Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cộng với những tác động to

lớn của cách mạng khoa học kỹ thuật mà dịch vụ giao nhận vận tải hay dịch vụ

logistics nói chung và dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ nói riêng càng khẳng định được vai trò cần thiết cũng như có thêm nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ.

Ké từ sau khi nước ta tiến hành mở cửa nền kinh tế, lĩnh vực giao nhận vận tải và logistics mới bắt đầu được hiện diện và có cơ hội dé phát triển Mặc dù còn “non trẻ” hơn so với nhiều quốc gia khác nhưng dịch vụ này đã bước đầu đạt được những

thành tích đáng khích lệ Nhìn chung các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ GNVT hay

logistics nói chung và GNVT đường bộ nói riêng ở Việt Nam đã và đang cố gắng hoàn thiện mình để đạt được những bước tiến lớn hơn nữa, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta Chỉ số năng lực hoạt động logistics (LPI) 2018 của Việt Nam được WB công bố trong Báo cáo tháng 07/2018, theo đó Việt Nam được xếp hạng 39/160 nước tham gia điều tra, tăng 25 bậc so với xếp hạng năm 2016 (64/160) Giao nhận vận tải giữ vai trò quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng và không thé thiếu được trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình dịch vụ này, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, quy định dé tao dựng hành lang pháp lý cho hoạt động cung

ứng dịch vụ GNVT đường bộ nói riêng và GNVT, logistics nói chung Hơn nữa,

những quy định pháp luật này cũng được sửa đổi, bổ sung để qua đó tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện cho việc cung ứng dịch vụ được thuận lợi hơn,

mang lại hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, thực tiễn trong thời gian qua cũng cho thay những bat cập, yếu kém trong hoạt động cung ứng dịch vụ này Đó là phần lớn các doanh nghiệp cung ứng dich vụ này của nước ta là doanh nghiệp nhỏ va vừa, quy mô vốn thấp, hoạt động

Trang 9

manh mún, thiếu kinh nghiệm, cạnh tranh về giá là chủ yếu, ít giá trị gia tăng, thường chỉ đóng vai trò là nhà thầu phụ hay đại lý cho các công ty nước ngoài Chỉ phí logistics còn ở mức cao, theo một số nghiên cứu chi phí này của Việt Nam năm 2014 chiếm khoảng 20,9% GDP, đến nay còn khoảng 16 đến 17% GDP, đây là mức khá cao so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore [66; tr.113] Trong

lĩnh vực đường bộ thì chỉ phí vận tải của phương thức này hiện nay còn ở mức cao,

chưa phù hợp với thực tiễn do sự canh tranh không lành mạnh giao dịch chủ yếu qua trung gian, chưa tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của đơn vị vận tải Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nội địa cũng chịu thêm sức ép của các cam kết quốc tế của Việt Nam với các tổ chức quốc tế hay quốc gia khác

Thực tiễn đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng không thé phủ nhận lý do từ chính hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ Thời gian qua còn có nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thậm chí là cán bộ quản lý ngành liên quan còn cho rằng đây chỉ là “khâu trung gian” đơn thuần, cần hạn chế hoặc loại bỏ nhằm cắt giảm chi phi logistics [155] Có thể thấy rằng, tuy khung pháp lý ở Việt Nam về hoạt động này đã được hình thành, đã phát huy được vai trò tạo dựng hàng lang pháp lý cho dịch vụ này cũng như đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia Tuy nhiên, vẫn còn đó các quy định bất cập, chồng chéo, không hợp lý, gây khó hiểu và khó thực thi trong thực tế Chang hạn như quy định về khái niệm logistics, điều kiện kinh doanh dịch vụ GNVT đường bộ còn có một số điểm gây khó hiểu, cản trở quyền gia nhập thị trường của chủ thể kinh doanh như quy định về điều kiện tư cách pháp lý của thương nhân cung ứng dịch vụ GNVT, logistics trong LTM với các luật chuyên ngành; một số các quy định còn tăng thêm gánh nặng hành chính cho đơn vị cung ứng dịch vụ Quy định về giao nhận hàng hóa đặc biệt còn có một số quy định chưa tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế, gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp như sự tương thích giữa Nghị định 42/2020/NĐ-CP với các thông lệ quốc tế như Hiệp định ADR Quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ GNVT đường bộ nói riêng và hợp đồng dich vụ logistics nói chung còn khá sơ sài, thiếu các quy định cụ thể hơn trong khi các hợp đồng này ngày một gia tăng tính phức tap, có nhiều sự tùy chỉnh cao Bên cạnh đó, quy định về giới hạn trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các bên còn bat cap, chưa thực sy hợp lý như các quy định về mức giới hạn trách nhiệm còn sơ sài, thiếu các trường hợp giới hạn trách nhiệm trong các trường hợp giao chậm hàng hóa; chưa bao quát hết được các rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra như trong trường hợp Các quy định về thủ tục hành chính liên quan đến việc cung ứng dịch vụ này còn chồng chéo, phức tạp, đặc biệt là liên quan đến các thủ tục hành chính chuyên ngành, liên ngành

Trang 10

Kính doanh dịch vụ GNVT hay logistics nói chung và GNVT đường bộ nói

riêng là loại hình dịch vụ mang tính tổng hợp, đa ngành, có đối tượng đa dạng, phức tạp và đặc biệt là luôn có sự vận động, biến đổi và phát triển theo đời sống kinh doanh thương mại sôi động Điều đó tất yếu dẫn đến yêu cầu pháp luật cần có những điều chỉnh thích hợp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xây dựng và tổ chức thực thi Ngày 14/2/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 200/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 Trong số những giải pháp mà bản kế hoạch hành động này đưa ra thì giải pháp đầu tiên chính là giải pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics, trong đó có cả GNVT đường bộ.

Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn nội dung “Pháp luật về dich vu vận tải giao nhận hàng hóa bằng đường bộ ở Việt Nam hiện nay” làm đề

tài tiên sỹ luật học của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về dịch vụ GNVT đường bộ, pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về địch vụ GNVT đường bộ, luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ ở

Việt Nam trong thời gian tới.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, nhiệm vụ chủ yếu của đề tài là: - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài của

luận án đê đánh giá và xác định những dung luận án sẽ kế thừa, các vấn đề chưa được nghiên cứu cũng như các vấn đề sẽ được luận án triển khai trong nội dung nghiên cứu Xác định cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và các giả thiết

nghiên cứu của luận án.

- Nghiên cứu và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ GNVT đường bộ như khái niệm, đặc điêm; các vấn đề cơ bản của pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ như khái niệm, đặc điểm, cầu trúc cũng như các nội dung cơ bản.

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành và việc thực thi pháp luật

về dịch vụ GNVT đường bộ ở Việt Nam Từ đó trình bày được những ưu điểm và hạn chế, bat cập của pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ, chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế, bat cập đó;

- Trên co sở đánh giá thực trạng pháp luật và thực ién hoạt động

dich vụ GNVT đường bộ, luận án làm rõ các yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp ễn thực

Trang 11

luật cũng như đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

ở Việt Nam.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm khoa học pháp lý về địch vụ GNVT đường bộ, bao gồm các quan điểm lý luận về dịch vụ giao nhận nói chung và GNVT đường bộ nói riêng; những vấn đề lý luận về pháp luật dịch vụ GNVT đường bộ; quy định pháp luật hiện hành về dịch vụ GNVT đường bộ của Việt Nam.

3.2 Pham vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận án nghiên cứu những nội dung cơ bản về dịch vụ GNVT đường bộ và pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ, bao gồm khái niệm, đặc điểm, điều kiện kinh doanh, giao nhận hàng hóa đặc biệt, các vấn đề về hợp đồng dịch vụ, quyền và nghĩa vụ của các bên, các vấn đề pháp lý về miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân cung ứng dịch vụ Tranh chấp phát sinh từ dịch vụ GNVT đường bộ nói riêng và GNVT hay logistics nói chung là những tranh chấp có nội dung mới, nội hàm rất rộng, liên quan đến các thủ tục tố tụng nên luận án không đề cập đến.

Luận án nghiên cứu dịch vụ GNVT đường bộ dưới góc độ là một dịch vụ

thương mại - hoạt động gắn với chủ thể là thương nhân nhằm mục đích lợi nhuận, không nghiên cứu trường hợp GNVT nội bộ của chủ thé kinh doanh Bên cạnh đó, giao nhận vận tải hay logistics nói chung là dịch vụ có phạm vi rộng, trong khuôn khổ của Luận án, NCS không đi sâu phân tích toàn bộ từng loại dịch vụ cụ thể trong chuỗi dịch vụ giao nhận mà chỉ tập trung chủ yếu vào dịch vụ giao nhận hàng hóa trong

hoạt động vận tải đường bộ.

Về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng pháp luật cùng thực tiễn thực thi pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ ở Việt Nam, trên cơ sở có nghiên cứu đối sánh với pháp luật của một sé quốc gia khác dé tham khảo và rút ra bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam.

Về thời gian: Luận án nghiên cứu về pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ ở Việt Nam chủ yếu kể từ năm 2006 - thời điểm LTM 2005 có hiệu lực cho đến nay; số liệu được trình bày trong khoảng 05 năm gần nhất; đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật thực hiện từ nay cho đến năm 2030 Ngoài ra, một số nội dung có dé cập đến thời kỳ sau Đại hội Đảng VI (1986), năm 1997 khi đạo luật thương mại đầu tiên của Việt Nam được ban hành cho đến nay.

Trang 12

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu4.1 Phương pháp luận

Trên cơ sở nhận thức về chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vậy biện chứng của chủ nghĩa Mac-Lénin, tác giả luận giải các vấn về pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ theo tư duy logic biện chứng mang tính khách quan, trong mối liên hệ phổ biến với các vấn đề khác, tránh cách nhìn phiến diện đối với vấn đề nghiên cứu Tác giả cũng dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, dịch vụ GNVT đường bộ trong điêu kiện tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế, kết hợp với lí thuyết và thực tiễn để định hướng cho nghiên cứu của mình.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích,

phương pháp tông hợp, phương pháp đánh giá, dự báo, phương pháp luật học so sánh.Cụ thê:

Chương 1: NCS sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp tổng

hợp tài liệu và phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá các tài liệu trong và ngoài

nước liên quan đến đề tài để làm 16 những vấn đề luận án sẽ kế thừa, những van đề chưa được nghiên cứu và những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu.

Chương 2: NCS sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin để đưa ra

nhận định về khái niệm, đặc điêm của dịch vụ GNVT đường bộ, làm rõ mối quan hệ

giữa GNVT với logistics; tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp dé làm rõ khái niệm, đặc điểm và các nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ; sử dụng phương pháp luật học so sánh nhằm đối chiếu các quy định của pháp luật một số quốc gia với Việt Nam.

Chương 3: NCS sử dụng phương pháp đánh giá để phân tích, đánh giá các quy

phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam; sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, sử

dụng và đánh giá báo cáo chuyên ngành của các cơ quan, tỏ chức liên quan nhằm đánh giá thực trạng và tình hình thực thi pháp luật về GNVT đường bộ Đồng thời sử dụng phương pháp hệ thống nhằm kế thừa và tổng hợp kết quả nghiên cứu đã công bố Chương này cũng sử dụng phương pháp phân tích để chỉ ra các ưu điểm và hạn chế của hệ thống pháp luật cũng như những nguyên nhân của các hạn chế đó.

Chương 4: NCS sử dụng phương pháp phân tích, dự báo dé đưa ra những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật cũng như đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện một số quy định pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ cũng như nâng cao hiệu

quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực này.

Trang 13

5 Đóng góp mới về khoa học của Luận án

Là công trình khoa học nghiên cứu về pháp luật dịch vụ GNVT đường bộ dưới góc độ chuyên ngành là Luật Kinh tế, tác giả mong muốn có thể đóng góp một số những vấn đề mới cho khoa học pháp lý, cụ thể gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ GNVT đường bộ và pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ ở Việt Nam hiện nay.

Luận án cũng đã chỉ ra được những đặc điêm của dịch vụ GNVT nói chung và GNVT

đường bộ nói riêng, phân tích được các đặc điểm, mối quan hệ giữa GNVT với logistics, chỉ ra được những nét đặc trưng cũng như các nội dung cơ bản, sự cần thiết điều chỉnh và các yêu tô ảnh hưởng đến pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ.

Thứ hai, luận án đã phân tích và đánh giá một cách hệ thống thực trạng pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ ở Việt Nam cũng như tình hình thực tiễn thực thi pháp luật về lĩnh vực này ở Việt Nam Đồng thời, luận án cũng chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm trong các quy định, cơ chế thực hiện các quy định đó và lý giải nguyên nhân của những bat cập Trong quá trình phân tích, đánh giá, luận án có so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật nước ngoài và các thông lệ quốc tế để có được

nhận định khách quan và khoa học.

Thứ ba, luận án đã chỉ ra các yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ ở Việt Nam hiện nay, dé xuất các giải pháp có căn cứ khoa học nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực này.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án

Về mặt lý luận, cho đến thời điểm hiện tại, luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên với cấp độ là một luận án tiến sĩ đã nghiên cứu chuyên sâu cả vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ Dựa vào nội dung và kết quả nghiên cứu, luận án đã có những kết luận và kiến nghị những giải pháp mang tính khoa học và có giá trị thực tiễn Kết quả này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc

hoạch định các chính sách phát triên xây dựng pháp luật GNVT đường bộ nói riêng,

gop phan hoan thién hé thống pháp luật về dich vụ GNVT hay logistics nói chung, bảo vệ các quyền và lợi ich hợp pháp của các chủ thé, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, thúc đây sự phát triên của kinh tễ.

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tư liệu cho các nhà làm luật tham khảo trong quá trình hoàn thiện pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ ở Việt Nam hiện nay; là nguồn tham khảo cho các thương nhân cung ứng dịch vụ GNVT đường bộ trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ của mình; là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại học, những nhà nghiên cứu khoa học pháp lý quan tâm dưới góc độ chuyên ngành Luật Kinh tế.

Trang 14

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài ệu tham khảo, bố cục nội dung nghiên cứu của luận án chia làm bốn chương, cụ thê như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận về dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ và pháp luật về dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ

Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về dịch vụ giao

nhận vận tải đường ệt Nam hiện nay

Chương 4: Các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ ở Việt Nam hiện nay.

Trang 15

Chương 1

TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYET NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Dịch vụ GNVT và logistics có mối liên hệ mật thiết với nhau Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về GNVT va logistics dưới nhiều góc độ nhưng chủ yếu dưới góc độ kinh tế.

1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về Lý đến dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ

1.1.1L.1.Các nghiên cứu về lý luận liên quan đến dịch vụ giao nhận vận tải

lận pháp luật có liên quan

đường bộ

Qua thu thập tài liệu, NCS nhận thấy rằng trên thế giới và ở Việt Nam, các nghiên cứu về dịch vụ GNVT đường bộ nói riêng và dịch vụ GNVT nói chung không nhiều, trong khi ngược lại, số lượng công trình nghiên cứu về địch vụ logistics lại áp đảo Và cũng qua đánh giá sơ bộ các công trình nghiên cứu thu thập được, có thé thay rằng GNVT và logistics có mối liên hệ với nhau và các nhà nghiên cứu thường chi tập trung hơn vào logistics với một cách tiếp cận theo nghĩa rộng Vì vậy, NCS sẽ không phân loại thành các nhóm nghiên cứu liên quan đến dịch vụ GNVT đường bộ hay liên quan đến các khái niệm có liên quan như logistics.

Đầu tiên, là Giáo trình “Van tdi và giao nhận trong ngoại thương” của Trường đại học Ngoại thương, do PGS.TS Nguyễn Như Tiến chủ biên, [97] Đây là công trình nghiên cứu mang lại những kiến thức cơ bản về hoạt động vận tải và giao nhận, phục vụ

cho công tác đào tạo của các sinh viên chuyên ngành ngoại thương Công trình đã trình

bày được những kiến thức cơ bản và cô đọng về hoạt động vận tải với từng phương thức và đặc biệt là về hoạt động giao nhận với các nội dung như khái niệm, các tổ chức giao nhận trên thế giới và ở Việt Nam, phân loại và vai trò của người giao nhận cũng như trình bay được cơ sở pháp lý, nguyên tắc và tổ chức hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Đây sẽ là những kiến thức cần thiết mà NCS kế thừa trong phan hệ thống hóa lý luận về hoạt động GNVT và GNVT đường bộ Giáo trình này cũng chỉ ra các đặc điểm cơ bản của giao nhận cũng như đặc thù của hoạt động vận chuyên hàng hóa bằng đường bộ Theo đó, “tuy phương thức vận chuyên bằng đường bộ không bị lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên so với các phương thức vận tải khác, nhưng nhìn chung vẫn

bị lệ thuộc vào địa hình, tuyến đường bộ, không thê hoạt động trong điều kiện mưa hay

gió bão ở mức trung bình, trong khi đường sắt, đường biển vẫn có thé hoạt động bình

Trang 16

thường” Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này mới chỉ ở phạm vi giáo trình, các nộidung được trình bày khái quát, cô đọng.

Giáo trình “Giao nhận, vận tải và bảo hiểm” do TS Đỗ Quốc Dũng chủ biên [62], là công trình nghiên cứu cung cấp các van dé lý luận cơ bản và cần thiết về hoạt động giao nhận, vận tải và bảo hiểm cho học viên trường đảo tạo cán bộ ngoại thương Công trình này đã trình bày những kiến thức cơ bản về hoạt động vận tải, giao nhận, chỉ rõ các đặc điểm gắn với cơ sở vật chất kỹ thuật của phương thức vận chuyền bằng đường bộ Bên cạnh đó, công trình đã có m

quan hệ giữa logistics với dịch vụ vận tải giao nhận, “logistics là sự phát triển cao, số nhận định làm rõ mối hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics” [62; tr.5] Tuy nhiên, cũng giống với công trình ở trên, các nội dung mới chỉ dừng lại ở phạm vi giáo trình, cô đọng và cách tiếp cận đơn ngành kinh tế.

Sách chuyên khảo “Logistics — khả năng ứng dung và phát triển trong kinh

doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Như Tiến, [83].

Trong công trình này, tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản về logistics với ý nghĩa như một phương thức kinh doanh mới, tiên tiến nhằm áp dụng và phát triển

trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam Bên cạnh

đó, công trình đã đánh giá chung về thực trạng áp dụng logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận của Việt Nam và đưa ra các giải pháp phát triển Tuy nhiên, đây là công trình nghiên cứu đơn ngành, dưới góc độ tiếp cận kinh tế.

Tiếp theo là công trình nghiên cứu được coi như là sách giáo khoa về logistics

hiện đại, cuốn “Logistics (Cơ bản - Thực hành - Các tình huông)” của Harald

Gleissner, J Christian Femerling, J Christian [120] Đây được xem là cuốn sách giáo khoa cho sinh viên ngành logistics Tác phẩm đã trình bày và làm rõ những vấn đề cơ bản nhất của logistics hiện đại như: khái niệm, nguyên tắc, hệ thông, quản lý, lập kế hoạch, công nghệ thông tin trong logistics, cơ sở hạ tầng và đầu tư tài chính trong logistics Tuy nhiên, cũng giống với đa phần công trình nghiên cứu khác, các vấn đề được đề cập chủ yếu dưới góc độ kinh tế học.

Sách chuyên khảo “Logistics những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” của Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển, đại học Kinh tế quốc dân do GS.TS Đặng Đình Đào chủ biên [105] là công trình nghiên cứu tập hợp nhiều bài nghiên cứu của các tác giả về logistics và giao nhận Các bài nghiên cứu này đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận chủ yếu về logistics, một số ít về dịch vụ giao nhận cũng như chỉ ra các thách

thức, triển vọng của ngành dịch vụ này ở Việt Nam Tuy nhiên, công trình cũng mới

chỉ chủ yếu tiếp cận ngành dịch vụ này theo góc độ kinh tế.

Trang 17

Báo cáo “Nang cao hiệu quả ngành logistics nhằm cải thiện môi trường kinh doanh” năm 2018, [100] của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã trình bày một số vấn đề lý luận về khái niệm và phân loại dịch vụ logistics Theo đó, báo cáo đã chỉ ra có nhiều khái niệm về logistics nhưng nhìn chung được chia thành 02 loại theo phạm vi rộng và phạm vi hẹp, một lần nữa khẳng định cách tiếp cận của LTM Việt Nam 2005 về logistics là theo nghĩa hẹp và gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa

[100; tr.13] Bài báo “What is the difference between 3PL & frieght fowarding” của

tác giả Jake Rheude, [121] trên tạp chi giao nhận đã trình bày khái quát về dịch vụ

giao nhận hàng hóa, dịch vụ logistics 3PL và chỉ rõ sự khác biệt giữa 2 dịch vụ nay.

Theo đó, “về cốt lõi, giao nhận hàng hóa là một dịch vụ đưa hàng hóa của bạn từ điểm A đến điểm B Vì vậy, các nhà giao nhận hàng hóa là nhà cung cấp dich vụ thực hiện điều này bằng cách sắp xép toàn bộ quy trình Ngay cả khi sản phẩm của bạn di chuyền qua các phương thức khác nhau, chẳng hạn như từ tàu thủy sang xe tải hoặc

tàu hỏa, thì nhân viên giao nhận hàng hóa sẽ quản lý việc này cho bạn” Và sự khác

biệt với 3PL là: “các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba thường cung cấp nhiều dịch vụ hơn là một nhà giao nhận hàng hóa 3PL sẽ bảo vệ và hỗ trợ các sản phẩm từ việc lưu trữ và hoàn thành đơn đặt hàng cho đến khi được vận chuyển bởi các nhà vận chuyên và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng cuối cùng, có khả năng làm lại điều tương tự nếu khách hàng trả lại sản phẩm” [121].

Dich vu logistics có mối liên hệ với dich vụ GNVT Đây vừa là một ngành dịch vụ có sức hấp dẫn nhưng đồng thời cũng là một môn khoa học và trở thành đối tượng được quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Hiện nay, logistics đã được khai thác nghiên cứu nhiều dưới góc độ kinh tế và quản a đã có một sô cáccông trình nghiên cứu khoa học công phu như: Sách chuyên khảo “Logistics — Những

van dé cơ bản và Quan trị logistics” do GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân chủ biên; dé tài NCKH: “Logistics va khả năng áp dung, phát triển logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam” do PGS.TS Nguyễn Như Tiến chủ nhiệm (2004); Dinh Lê Hải Hà, “Phát triển logistics ở Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sỹ kinh tế, 2012; Sách chuyên khảo “Dich vụ logistics ở Việt Nam trong tiền trình hội nhập quốc té” của GS.TS Đặng Dinh Đào chủ biên năm 2011; Trần Sĩ Lam, “Phat triển trung tâm logistics cho Việt Nam, tham khảo thành công một số nước châu Au và châu A”, sách chuyên khảo; Nguyễn Huyền Anh, “Kinh nghiệm phát triển dich vụ Logistics của một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam” luận văn thạc sỹ kinh tế, 2011, Vũ Thị Quế Anh, “Phát triển dịch vụ logistics ở Đông Nam A và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, luận văn thạc sỹ kinh té” v.v Các công

Trang 18

trình nghiên cứu trên đã trình bày và làm rõ các vấn đề cơ bản của dịch vụ logistics và ít nhiều có sự liên quan với dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ Luận án sẽ kế thừa các nội dung nay dé làm rõ hơn về bản chat cũng như múi liên hệ của dịch vụ

giao nhận vận tải đường bộ.

1.1.1.2 Các nghiên cứu về pháp luật về dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ

Tác giả Simone Lamont Black và D Rhidian Thomas trong tác phâm “CurrentIssues in Freight Forwarding: law and logistics”, [127] đã xác định các khái niệm co

ban, phân loại các nhà giao nhận hàng hóa và nhiệm vụ của họ, khẳng định hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa thường liên quan đến việc vận chuyên hoặc tổ chức vận chuyển hàng hóa Qua việc nghiên cứu pháp luật của một số nước châu Âu, công trình chỉ ra vai trò sinh động, nhiều chức năng mà một nhà giao nhận vận tải có thể có, từ đó có thé dẫn đến nhiều sự mơ hồ pháp lý khác nhau Đồng thời, tác giả cũng cho thấy thực trạng phức tạp hơn của người giao nhận khi từ cung cấp dịch vụ vận tải tối thiểu đến các hoạt động chuỗi cung ứng lớn và phức tạp Hơn nữa, công trình nghiên cứu này cũng đi sâu phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận pháp lý trọng tâm

như cách thức cung cấp dịch vụ của người giao nhận, một số vấn đề về hợp đồng, các

van đề về quyền và nghĩa vụ cũng như cập nhật các van đề mới có ảnh hưởng đến

hoạt động giao nhận Ngoài 14 chương là 14 bài nghiên cứu, công trình này cũng đã

dành 3 chương cuối để phân tích các điều khoản và điều kiện tiêu chuẩn của các nhà giao nhận vận tải ở Đức, Ireland và các nước Bắc Âu Nhìn chung, công trình nghiên cứu này thực sự hữu ích, có nhiều vấn đề lý luận về giao nhận vận tải mà luận án sẽ kế thừa Tuy nhiên, công trình này mới chỉ tập trung phân tích, đánh giá dựa trên quy định của Công ước CMR cũng như là pháp luật của một số quốc gia Châu Âu.

Tài liệu của tổ chức ESCAP, (2013), “Guide to key iss

Logistics policy”, [118] đã cung cấp các hướng dẫn hướng dẫn về các tiêu chuẩn và quy tắc ứng xử chuyên nghiệp tối thiểu cho các công ty giao nhận vận tải, các nhà khai thác vận tải đa phương thức và các nhà cung cấp dịch vụ logistics từ thực tiễn

es in development of

của một số quốc gia ở châu Á như Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan Công trình đã

khẳng định “không có định nghĩa được đồng ý rộng khắp cho các địch vụ logistics và vai trò có thé được diễn giải theo những cách rất khác nhau trong khu vực Đồng thời, toàn cầu hóa và tăng cường sử dụng công nghệ đang làm thay đổi kỳ vọng của khách hàng và cách thức cung cấp dịch vụ” Đồng thời chỉ rõ phạm vi giữa giao nhận vận tải với logistics, “Trong các cuộc tham van với các hiệp hội quốc gia và các đại diện ngành công nghiệp khác, rõ ràng là phạm vi dịch vụ được các nhà cung cấp dịch vụ logistics là rộng hơn so với các nhà khai thác vận tải với vai trò hạn chế hơn, ví dụ như người vận chuyền và giao nhận vận tải hàng hóa” [118; tr.9] Bên cạnh việc chi

Trang 19

ra các thách thức mới của ngành nói trên, công trình nghiên cứu đã đi sâu phân tích

sự phức tạp của một số quy định như quy chế gia nhập ngành, trách nhiệm pháp lý

của ngành dịch vụ logistics nói chung và giao nhận nói riêng Các tác giả đã chỉ rõ

“quy định gia nhập vào ngành công nghiệp có thé được thực hiện bởi chính phủ hoặc ngành, hoặc trong một số trường hợp cả hai Trong khi chính phủ có thẩm quyền điều chỉnh hợp pháp các hoạt động của các công ty, hiệp hội quốc gia có thé thực hiện kiểm soát thị trường thông qua tác động danh tiếng của thành viên hiệp hội” [118; tr.17], và đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể ở một số quốc gia Từ đó để thây rằng các nhà cung cấp dịch vụ hiếm khi tìm thấy được danh mục riêng trong quy định của Chính phủ mà phải chịu nhiều điều kiện gia nhập, tùy thuộc vào loại dịch vụ mà họ

dự định cung cấp Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dich vụ có thể bị kiểm soát liên tục

bởi các cơ quan quản lý nhà nước có thấm quyền, liên quan đến gia hạn hoặc giấy phép Luận án sẽ kế thừa nội dung nghiên cứu này để làm rõ hơn về điều kiện kinh

doanh của dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ ở Việt Nam Bên cạnh đó, công trình

trên còn chỉ ra xu hướng phức tạp hơn trong việc cung ứng dịch vụ, dẫn đến sự tùy chỉnh cao trong hợp đồng và điều đó đồng nghĩa với việc xác định trách nhiệm pháp lý cũng sẽ khó khăn và phức tạp hon Trước đó, năm 2011, tổ chức này cũng đã công bố công trình “Hướng dan về tiêu chuẩn tối¡ thiểu và quy tắc ứng xử chuyên nghiệp

cho giao nhận vận tải, NVOCCs và vận tải da phương thức”, [117] Công trình này

đã khái quát một sô vấn đề lý luận về hoạt động GNVT như phân loại, các đặc điểm cơ bản, quy tắc quản lý hay điều kiện kinh doanh từ thực tiễn của một số quốc gia được lựa chọn cũng như là mối liên hệ giữa quy tắc quản lý đó với các tiêu chuẩn ngành (tự điều chỉnh ngành — Hiệp hội).

J Jané va Alfonso de Ochoa với tác phẩm: “S6 tay hợp đồng logistics: hướng dân thực hành” [122] đã cung cấp những kiến thức cần thiết về kinh tế và pháp ly dé hỗ trợ các nhà quản lý đàm phán hợp đồng logistics Cụ thẻ, công trình nghiên cứu tập trung vào hợp đồng logistics 3PL trong một số hợp đồng dịch vụ logistics cơ bản như hợp đồng chuyên chở hàng hóa đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không,

kho bãi, đa phương thức.

Luận án tiến sĩ về “Hop đồng dịch vu logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, 2020 của tác giả Dao Thị Cam [52] đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về hợp đồng dịch vụ logistics như khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò Với múi liên hệ giữa giao nhận vận tải đường bộ với logistics, luận án sẽ kế thừa các nội dung nghiên cứu về hợp đồng nói trên Tuy nhiên, công trình nghiên cứu trên có phạm vi nghiên cứu rộng đối với dich vu logistics nói chung và chỉ tập trung nghiên cứu về khía cạnh pháp lý là hợp đồng - hình thức pháp lý của việc cung ứng dịch vụ Các nội dung khác về dịch

Trang 20

vụ logistics nói chung và dịch vụ giao nhận vận tải nói riêng chưa được làm rõ như điêu

kiện kinh doanh, các quy định về giao nhận hàng hóa đặc biệt

Tác giả Ngô Thị Hải Xuân với Giáo trình Giao nhận vận tải quốc tế [80] đã chỉ ra một số vấn đề cơ bản về trách nhiệm pháp lý của người giao nhận theo pháp luật châu Âu lục địa và hệ thống luật tục Theo đó, địa vị pháp lý của người giao nhận ở

các nước common law dựa trên khái niệm đại lý Người giao nhận là đại lý của người

ủy thác (tức là người gửi hàng hoặc người nhận hàng) trong việc thu xếp vận chuyển hàng hóa cho họ, và người giao nhận phụ thuộc vào những quy tắc truyền thống về đại lý, như việc phải mẫn cán thực hiện nhiệm vụ của minh, phải trung thực với người ủy thác, phải tuân theo những chỉ dẫn hợp lý và phải có khả năng tính toán cho tòan bộ quá trình giao dịch Mặt khác, người giao nhận được hưởng những quyền bảo

vệ và giới hạn trách nhiệm phù hợp với vai trò đại lý Còn ở các nước Civil law thì

địa vị pháp lý của người giao nhận theo thé chế đại lý hưởng hoa hồng: họ vừa là đại

lý của người ủy thác (người gửi hàng hay người nhận hàng), vừa là người ủy thác

(người chuyên chở hay đại lý khác) Tuy nhiên, luật dân sự của mỗi quốc gia có những điểm khác biệt, dẫn đến quyền và nghĩa vụ vủa người giao nhận quy định ở mỗi quốc gia cũng có sự khác nhau Đây là những nội dung cơ bản sẽ được luận án kế thừa đề làm rõ vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ giao nhận vận tải

đường bộ Tuy nhiên, công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, cô

đọng, chưa đi sâu phân tích theo quy định của pháp luật Việt Nam một cách cụ thể.

1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ

1.1.2.1 Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật về dịch vụ giao nhận vận tải

đường bộ

Báo cáo “Nang cao hiệu quả ngành logistics nhằm cải thiện môi trường kinh doanh” năm 2018 của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Ky (USAID) và Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) [100] đã trình bày được khung pháp lý cho hoạt động logistics ở Việt Nam cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia như Singapore, Trung Quốc, Hoa Ky đê từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Tuy nhiên, báo cáo mới chỉ trình bày khung pháp lý chứ chưa đi sâu phân tích.Tác giả Borka Tusevska với bài nghiên cứu “Liability of the freight forwarders

according to nation and international law” [116] Công trình nghiên cứu đã đề cập đến trách nhiệm pháp lý của người giao nhận truyền thống theo luật quốc gia (Maccedonia) và quốc tế, xác định việc kiểm tra lý thuyết về tình trạng giao nhận hàng hóa là rất quan trọng để làm rõ nhiều tình huống khó xử và tranh chấp thực tế

trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa Công trình nghiên cứu chỉ ra việc xác định rõ

Trang 21

trách nhiệm của người giao nhận có liên quan chặt chẽ đến việc xác định vị trí của người giao nhận đối với người ủy thác và bên thứ ba trong nghĩa vụ Đối với mục

đích xác định trách nhiệm của người giao nhận, vị trí của người giao nhận trước các

dịch vụ hải quan, công ty bảo hiểm, kho hàng, công ty kiểm soát chất lượng và số

lượng hàng hóa, sẽ là một đối tượng được xem xét Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng,

“Các chế độ pháp lý quốc gia và quốc tế chỉ ra rằng ngoài trách nhiệm của mình, người giao nhận có quyền chịu trách nhiệm hữu hạn Cụ thể, một số hình thức pháp lý dự đoán giới hạn trách nhiệm tối đa của người giao nhận hàng hóa (giải pháp này tồn tại trong FLATA) Một số hành vi pháp lý này xác định tư cách người giao nhận hàng

hóa như một đại lý trong giao dịch Những người khác xác định vị trí của ông là

chính đối với bên thứ ba trong hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, nói chung trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa được xác định trong các điều kiện chung về điều kiện giao nhận hàng hóa của từng bang riêng biệt” Công trình cũng làm rõ các

loại trách nhiệm pháp lý của người giao nhận theo từng nhóm như đóng gói, dịch vụ

hải quan, vận chuyền, bảo hiểm, trong việc giao nhận hàng ghép, các công việc khác

trên cơ sở pháp luật của nước sở tại của tác giả và một số quốc gia ở Châu Âu Đây là những nội dung cực kỳ hữu ích để NCS kế thừa và đối sánh với quy định pháp luật của Việt Nam Bên cạnh đó, công trình cũng cho thấy sự thiếu vắng của quy định pháp lý trên bình diện quốc tế (và cũng không cần thiết) nhưng vẫn cần thiết phải nghiên cứu bởi vẫn còn khá nhiều các quốc gia có nền kinh tế nhỏ và vừa vẫn dựa trên giao nhận hàng hóa truyền thống.

“Trên bình diện tìm kiếm một luật chung về vận tải, tác giả Jan Ramberg trong

bài nghiên cứu “The future of International Unification of Transport Law” [129] đã

khái quát tiến trình cũng như các nỗ lực và những lưu ý của việc đưa ra sự thông nhất về luật của giao thông vận tải quốc tế Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ ra sự cần thiết phải bảo vệ chống lại rủi ro trong cái gọi là hợp đồng gia nhập (hay hợp đồng theo mẫu) mà không cung cấp bất kỳ khả năng thực sự nào cho khách hàng để đàm phán các điều khoản tốt hơn Đồng thời, công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng “phương pháp không cho phép các thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm bằng các hợp đồng mẫu tiêu chuẩn chứ không phải bằng "đàm phán chỉ tiế là đúng, vì nó hoàn toàn công

nhận sự biến mất của ý định hợp đồng thực tế trong các kỹ thuật hợp đồng hiện đại với các hợp đồng mẫu chuẩn và trao đổi tin nhắn điện tử” Luận án sẽ kế thừa các nội dung này để làm rõ hơn nội dung về phần hợp đồng gia nhập của dịch vụ giao nhận

vận tải đường bộ.

ESCAP với công trình “Hướng dân về tiêu chuẩn tối thiểu và quy tắc ứng xử

chuyên nghiệp cho giao nhận vận tai, NVOCCs và vận tai da phương thức” [117] đã

Trang 22

phân tích quy định về quy tắc quản lý của Chính phủ về ngành nghề GNVT từ thực

tiễn một số quốc gia được lựa chọn như Trung Quốc, Bangladesh, Thái Lan cũng

như sự điều chỉnh của Hiệp hội hay còn gọi là tự điều chỉnh ngành Công trình đã phân tích và thảo luận về một số các điều kiện kinh doanh như đăng ký, cấp phép, vốn tối thiểu, các yêu cầu đối với nhân viên, đào tạo; các quy định về tuân thủ và giám sát như các vấn đề về yêu cầu gia nhập (gia hạn giấy chứng nhận hoặc giấy phép; báo cáo tài chính), các cơ chế giám sát về các hành vi thiếu chuyên nghiệp, bat

hợp pháp của bên cung ứng dịch vụ GNVT, vận tải đa phương thức Bên cạnh đó

công trình cũng chỉ ra trách nhiệm pháp lý và vấn đề bảo hiểm đối với người GNVT,

NVOCGs và nhà vận tải đa phương thức Theo đó, trách nhiệm của người GNVT

thường được đề cập dưới vai trò của một đại lý và giới hạn hơn so với vận tải đa phương thức và NVOCCs Đây là những nội dung mà luận án sẽ kế thừa dé so sánh, đối chiếu và làm rõ hơn trong nội dung điều kiện kinh doanh của dịch vụ GNVT theo

pháp luật Việt Nam.

Tác gia Mikhail Selivanov với bài viết “Forwarder’s Liability in Transport by Road, Ukraine” [124] đã khái quát về nội dung và sự cần thiết của dịch vụ giao nhận vận tải Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh trách nhiệm của người giao nhận — coi đó là quan trọng nhất trong loại hình hoạt động kinh doanh này Bài báo cũng trình bày những nội dung cơ bản của pháp luật Ukraina về vấn đề này và chỉ ra “tại thời điểm hiện tại, không có luật pháp quốc tế thống nhất về mối quan hệ giao nhận hàng hóa Để thiết lập thông lệ thống nhất về hoạt động giao nhận hàng hóa, FIATA đã soạn thảo các quy định và điều khoản không ràng buộc về hoạt động giao nhận hàng hóa và Thỏa thuận giao nhận hàng hóa tiêu chuẩn Các tài liệu này không có giá trị ràng

buộc và không thê là cơ sở cho môi quan hệ pháp lý giữa các bên, trừ khi có thỏa

thuận trực tiếp khác giữa các bên trong Thỏa thuận về việc áp dụng chúng” Luận án sẽ kế thừa các nội dung này để so sánh, đối chiếu với pháp luật Việt Nam

Adry Poelmans, Van Doosselaere Avocaten với bài viết “The Right of Action of the Freight Forwarder under Belgian law”, [113] đã chi ra một van đề đang tranh cãi trong luật học Bi về quyền khởi kiện của người giao nhận vận tải Theo đó, “luật học Bi cho rằng quyền khởi kiện chống lại các bên thứ ba do người giao nhận này chỉ định, về nguyên tắc, chỉ có thể được thực hiện bởi chính người giao nhận Lý do chính cho điều này là dựa trên học thuyết pháp lý rằng một người giao nhận vận tải

hành động dưới danh nghĩa của mình nhưng vì danh nghĩa của người ủy nhiệm” Và

vấn đề pháp lý đặt ra ở đây là liệu quyền khởi kiện của người giao nhận này có thể được anh ta khẳng định và thực hiện một cách tự chủ hay anh ta chỉ phải làm như vậy nếu và khi người chủ của anh ta yêu cầu Thông qua một số phán quyết của Tòa án,

Trang 23

tác giả đã phân tích và chỉ ra rằng, “mặc dù một người giao nhận có quyền hành động của riêng mình, nhưng anh ta vẫn phải thé hiện thiện chí về phía mình rằng anh ta

chứng minh rằng anh ta đã nhận được một hướng dẫn cụ thê để bắt đầu thủ tục tố

tụng, hoặc sau đó anh ta được phép trình bày xác nhận rằng hiệu trưởng của anh ta đã đồng ý với thủ tục tố tụng đang được bắt đầu và đang được tiếp tục” Luận án sẽ kế thừa nội dung này để so sánh, đối chiếu với pháp luật Việt Nam

Roy Gilad, Grossman trong bài nghiên cứu “/s a Freight Forwarder

„ [126] đã phân tích 01 vụ việc thực tế về giao nhận vận tải để đi đến kết luận rằng trong trường hợp người giao nhận không đồng

responsible for late arrival of goods

thời là người vận chuyển thì trách nhiệm pháp lý của anh ta chỉ giới hạn ở phạm vi

hoạt động hợp lý và chuyên nghiệp, nghĩa là người giao nhận đã đã theo dõi lô hàng,

gửi cho nguyên đơn các bản cập nhật theo thời gian thực hoặc gần với thời gian thực, và có gắng xúc tiến vận chuyền lô hàng đến và cũng thực hiện các hành động xác thực dé tim các giải pháp thay thé cho việc vận chuyền lô hàng Nói cách khác, theo phán quyết này của Tòa án thì người giao nhận không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với việc hàng hóa bị chậm giao.

Maurice Lynch trong bài nghiên cứu “4 Technology Swiss Pickle — Freight

Forwarder’s Reliance on Standard Terms”, [123] đã chỉ ra mỗi liên hệ hay sự phụ

thuộc của nhà giao nhận đối với các điều khoản tiêu chuẩn Theo đó, tác giả chỉ ra các nhà giao nhận đều có các điều khoản và điều kiện tiêu chuẩn, và việc sử dụng nó như thế nào để nó có thể trở thành một biện pháp phòng vệ trong các tranh chấp thương mại trên cơ sở pháp luật của nước Úc Tác giả đã phân tích 01 vụ việc thực tế khi điều kiện tiêu chuẩn đó được nhà giao nhận đưa vào hợp đồng dưới hình thức là một email footer Dựa trên phán quyết và các phân tích, tác giả đã kết luận rằng cách thức nói trên là không đủ để kết hợp thành điều khoản và điều kiện tiêu chuẩn của một bên vì nó khiến cho bên kia bị gánh nặng bởi các điều khoản có nhiệm vụ tìm hiểu những điều kiện đó là gì Tuy nhiên, email footer nói trên vẫn có thé trở thành điều kiện tiêu chuẩn của 1 bên nếu như cách thức trình bay của nó khiến cho phía bên kia phải lưu ý rằng các điều khoản đã thay đổi quyền lợi thông thường của các bên.

Luận án tiến sĩ “Hop dong dich vụ logistics theo pháp luật Vi Nam hiện

nay”, 2020 của tác giả Đào Thị Cấm [52] là công trình nghiên cứu chuyên sâu về hop đồng dich vụ logistics Công trình đã thể hiện được thực trạng pháp luật hiện hành điều chỉnh về hợp đồng dịch vụ logistics ở chương 3 Đây là những nội dung cơ bản mà luận án sẽ tiếp thu dé làm rõ các vấn đề thực trạng pháp luật liên quan đến hợp đồng dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ.

Trang 24

Chương 10 của sách chuyên khảo “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và dau tư, những vấn dé cơ bản” của trường đại học Luật Hà Nội”, TS Nguyễn Thi Dung chủ biên năm 2020 [84] đã đề cập khá chỉ tiết đến hợp đồng dịch vụ logistics Tại đây, tác giả đã trình bày các nội dung khái quát về dịch vụ logistics, khái niệm, đặc điểm, cơ sở pháp lý, phân loại, chủ thể cũng như nội dung và những điều khoản quan trọng trong hợp đồng dịch vụ logistics trên cơ sở quy định pháp luật Việt Nam

hiện hành.

Các công trình nghiên cứu bậc thạc sỹ có: “Pháp luật về ich vu logistics ở

Việt Nam - Những van dé lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sĩ luật học”, Đại học Luật Hà Nội, Vũ Thị Nhung, Hà Nội (2009); “Pháp luật Việt Nam về kinh doanh dich

vu Logistics”, luận văn thạc sĩ luật học, Bùi Thái Hà, đại học Luật Hà Nội (2012)

Các công trình này cũng đã trình bày được một số vấn dé cơ bản của logistics, phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của lĩnh vực logistics đối với Việt Nam Tuy nhiên, các công trình nói trên mới chỉ dừng lại ở mức độ khóa luận tốt nghiệp hoặc luận văn thạc sỹ, đối tượng nghiên cứu là logistics nói chung, thời gian nghiên cứu hầu hết trước khi có Nghị định 163/2017/NĐ-CP (thay thế cho Nghị định 140/2007/NĐ-CP) Dẫu vậy, luận án cũng sẽ kế thừa các vấn đề lý luận cơ bản dé hệ thống hóa và làm rõ các vấn dé lý luận về pháp luật giao nhận vận

tải đường bộ.

“Báo cáo kinh nghiệm quốc tế vẻ quản lý dịch vu logistics và đề xuất sửa đổi Nghị định 140/2007 ND-CP” của Viện nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam (VLD [106] là công trình nghiên cứu đã giới thiệu về hệ thống pháp luật điều chỉnh

dich vụ logistics và trình bày quy định pháp luật, mô hình quản lý và các chính sách

phát triển dịch vy logistics của một số nước về dịch vụ logistics như Singapore, Thái Lan, Nhật Ban khá chỉ tiết Day là những nội dung mà luận án sẽ kế thừa dé đối chiếu so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm đối với pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, công trình chỉ mới chỉ thiên về trình bày, giới thiệu về các quốc gia khác mà chưa đi sâu phân tích về thực trạng và thực tiễn thi hành tại Việt Nam Hơn nữa, việc đánh giá và phân tích thực trạng pháp luật đối với quy định pháp luật mà nay đã được thay thế bằng Nghị định 163/2017/NĐ-CP.

1.1.2.2 Các nghiên cứu về thực tién thực thi pháp luật về dịch vụ giao nhận

vận tải đường bộ

Các tổ chức nước ngoài cũng đã có một số nghiên cứu về logistics cũng như là vận tải ở Việt Nam Có thể kể ra báo cáo nghiên cứu của Business Monitor

International (2009, 2011), “Vietnam freight transport” [67] Báo cáo này đã phân

tích thực trạng của các loại hình vận tải ở Việt Nam như hiện trạng, hạ tầng giao

Trang 25

thông, số lượng doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh và dự báo ngành thông qua

phương pháp BMI.

Báo cáo nghiên cứu về logistics thương mại tại Việt Nam và ASEAN, dự án MUTRAP, năm 2011, [75] Nghiên cứu này đã cung cấp những kiến thức về giải thích khái niệm logistics cũng như vai trò của nó đối với kinh tế Việt Nam và các nước ASEAN và một số giải pháp.

Công trình: “Nghiên cứu về toàn điện và phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam”, (VITRANSS2) năm 2010 của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ GTVT Việt Nam [74] Trong số đó có Báo cáo chuyên ngành số 01 về đường bộ và giao thông vận tải đường bộ Đây là công trình nghiên cứu quy mô, đã cho thấy thực trạng của chuyên ngành đường bộ cũng như các chính sách, quy hoạch hiện có Từ đó đưa ra những giải pháp ở cấp độ các quy hoạch tổng thể, chiến lược phát triển nhằm phát triển toàn diện và bền vững hệ thống giao thông vận tải nói

chung và đường bộ nói riêng.

Ngày 07/1/2014, Tổ chức ngân hàng thế giới (WB) đã công bó Báo cáo “Kho vận hiệu quả: Chìa khóa để Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh”, [L10] Nhóm

nghiên cứu báo cáo đã chỉ ra vai trò quan trọng của hoạt động vận tải kho bãi trong

việc thúc day tăng trưởng ở Việt Nam trong thời gian tới, khái quát về thực trang cơ sở hạ tầng, làm rõ các thách thức và cơ hội đôi với các đơn vị tham gia vận tải Hơn

nữa, báo cáo cũng chỉ ra được những vướng mắc trong lĩnh vực kho vận, vận tải.

Trong đó có những vướng mắc phát sinh từ chính sách, pháp luật đối với hoạt động

vận tải, kho vận nói chung Bên cạnh đó, WB còn có báo cáo Tăng cường ngành vận

tải hàng hóa đường bộ Việt Nam, hướng đến giảm chi phi logistics và phát thải khí nhà kính năm 2019 Báo cáo đã chi rõ rằng vận tải hàng hóa đường bộ là nhóm ngành chưa được đầu tư nghiên cứu đầy đủ cả ở Việt Nam cũng như trên thế giới Nội dung của báo cáo đã tập trung làm rõ và đánh giá thực trạng về vận tải hàng hóa đường bộ ở Việt Nam, bao gồm vận tải liên tỉnh và vận tải đô thị, đánh giá chỉ phí vận tải chiếm gần 60% tổng chỉ phí logistics để hướng đến mục tiêu giảm chỉ phí logistics, nâng

cao năng lực cạnh tranh và giảm phát thải khí nhà kính Đây là báo cáo được thực

hiện công phu, toàn diện và các kết quả của báo cáo sẽ được luận án sử dung dé tong hợp, bổ sung thêm các phân tích, đánh giá trong nội dung về thực tiễn hoạt động giao

nhận vận tải tại Việt Nam.

Bộ Công thương với vai trò quản lý nhà nước của mình thường niên công bố

các Báo cáo logistics Việt Nam (2018,2019,2020,2021) [63], [64], [65], [66] Day là

một trong những tài liệu quan trọng, cung cấp góc nhìn trực quan, tổng thé về tình hình, thực trạng logistics của Việt Nam Qua đó, báo cáo hàng năm đều có rà soat,

Trang 26

đánh giá, cung cấp thông tin về tình hình, triển vọng logistics Việt Nam và quốc tế và các quy định chính sách liên quan Đây là những nội dung có ý nghĩa thực tiễn để NCS có thé sử dụng để tổng hợp về thực tiễn hoạt động giao nhận vận tải đường bộ

nói riêng trong luận án của mình.

Hiệp hội logistics Việt Nam (VLA) với vị trí vai trò là hiệp hội ngành nghề quốc gia đã xuất bản ấn phẩm “Sách trắng Logistics”, [71] Tác phẩm này đã cung cấp một cách đầy đủ và đáng tin cậy các thông tin và số liệu về Hiệp hội nói riêng và ngành dịch vụ logistics Việt Nam nói chung, các khuyến nghị cụ thể để phát triển

ngành dịch vụ logistics Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.

Bên cạnh báo cáo thường niên, các hội nghị về diễn đàn logistics cũng được thường xuyên tổ chức như Hội nghị toàn quốc về logistics, 4/2018 [72], [91], với chủ đề các giải pháp giảm chi phí kết nối hiệu quả hệ thống ha tang giao thông; hay Diễn đàn logistics Việt Nam 2020 với chủ đề cắt giảm chỉ phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế [109] Tài liệu hội nghị và diễn đàn này có nhiều báo cáo, thông tin, số liệu, giải pháp cũng như dự báo về ngành logistics của Việt Nam NCS tổng hợp, chọn lọc, bổ sung các phân tích, đánh giá để làm rõ hơn thực tiễn hoạt động cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ.

s nhằm cải thiện môi trường kinh

Báo cáo “Nâng cao hiệu quả ngành logi

doanh” năm 2018 của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Ky (USAID) và Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) [100] đã trình bày một số vướng mắc, khó khăn trong thực thi quy định, chính sách liên quan đến hoạt động logistics sau khi đề cập đến thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam Một số bat cập được báo cáo chỉ ra như: Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, phức tạp, chồng chéo; các quy định điều chỉnh trực tiếp chưa hoàn thiện; thống kê dịch vụ logistics chưa rõ ràng Luận án sẽ kế thừa những nội dung này để tổng hợp và làm rõ, đánh giá tình

hình thực thi pháp luật ở chương 3.

Với tư cách đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, VCCI cũng đã công bố nhiều nghiên cứu liên quan đến các vấn đề về điều kiện kinh doanh, gia nhập thị trường của các doanh nghiệp trong các ngành nghề như Báo cáo rà soát pháp luật kinh doanh, 2011 [102]; Báo cáo rà soát điều kiện kinh doanh và quyền tự do kinh

doanh ở Việt Nam, 2017 [103]; Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2020

(1017, hay những bài viết mang tính đánh giá quy định pháp luật và dự báo về các quy định pháp luật dự thảo Các tài liệu này đều đã đánh giá được sự nỗ lực của Chính phủ trong thời gian qua đề tạo dựng môi trường kinh doanh thông thoáng hơn Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều quy định về điều kiện kinh doanh còn chưa thực sự hợp

Trang 27

lý, cản trở và gây khó khăn cho các chủ thé khi thực hiện quyền tự do kinh doanh,

trong đó có lĩnh vực logistics hay GNVT nói chung, GNVT đường bộ nói riêng.

Luật sư Ngô Khắc Lễ với một số bài báo như “Những bài học từ tranh chấp về giao nhận, vận tải", “Tranh chấp về các điều kiện kinh doanh chuẩn của VLA”, “Coronavirus và hạn chế rủi ro trong giao nhận, vận tai” [77], [78], [79] đã phân tích thực tiễn thi hành pháp luật thông qua một sé vụ việc thực tế được giải quyết tại trọng tài thương mại cũng như sự kiện dịch bệnh covid với những ảnh hưởng về mặt pháp lý đối với hoạt động giao nhận vận tải, logistics Chang hạn, trước sự kiện dịch bệnh covid, tác giả nhận định “Với hợp đồng đặc biệt, trong khi phần lớn ngành giao nhận hoạt động mà không cần có hợp đồng đàm phán đặc biệt (vì dựa trên việc kết hợp với các điều kiện kinh doanh chuẩn), một số nhà giao nhận đã tự thiết lập chuỗi cung ứng hoặc có các thỏa thuận quản lý vận chuyên hàng hóa với các khách hàng quan trọng của họ Với các điều khoản tiêu chuẩn của ngành (giao nhận), trong trường hợp một nhà khai thác giao dịch theo các điều khoản tiêu chuẩn của ngành (ví dụ như các điều kiện kinh doanh chuẩn của hiệp hội giao nhận quốc gia), thì việc gửi thông báo bat khả kháng là điều cần lưu ý.

1.1.3 Các đề xuất, kiến nghị trong các công trình nghiên cứu có liên quan dén pháp luật về dịch vụ giao nhận vận tai đường bộ

WB, Luis, C Blancas (2015), “Huy động tư nhân tham gia vào các giải pháp

hoạch định, xây dựng chính sách giao thông vận tải, hậu can của Việt Nam” [111] đã đưa ra các kinh nghiệm của quốc tế về mô hình tối ưu về tham vấn công-tư trong việc quy hoạch, xây dựng chính sách giao thông vận tải, hậu cần và đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam Các giải pháp đưa ra hướng đến việc giúp cho cơ quan quản lý nhà nước cân nhắc đề hình thành cơ chế đối thoại với khối tư nhân dưới vai trò chủ đạo của nhà nước để có thể quy hoạch, hoạch định, xây dựng chính sách về giao thông vận tải, hậu cần một cách hiệu quả nhất từ trung ương đến địa phương Tác giả cũng nhắn mạnh việc cần thiết có một cơ quan nhà nước chủ tri, đóng vai trò điều phối hoặc xây dựng cơ ché nội bộ dé có thể điều hành chung hoạt động giao thông vận tải, hậu cần.

Jan Ramberg trong bài nghiên cứu “The future of International Unification of

Transport Law” [129] cũng đã đưa ra giải pháp: “Bởi sự cần thiết, phương pháp trong tương lai phải dựa trên các kỹ thuật ký kết hợp đồng tiêu chuẩn Do đó, có thé là một lựa chọn tốt hơn đề tìm kiếm thỏa thuận quốc tế rong rãi về một công ước toàn diện quy định

trách nhiệm pháp lý quá mức với trách nhiệm pháp lý nghiêm ngặt mà không có giới hạn

tiền tệ mà cả hai bên có thể chấp nhận bằng cách "chọn tham gia" hoặc, cách khác, sẽ áp dụng trừ khi một trong các bên từ chối nó bằng cách "từ chối"”.

Trang 28

Mikhail Selivanov trong bài nghiên cứu “Forwarder’s Liability in Transport

by Road, Ukraine”, [124] đưa ra các kiến nghị về pháp lý để giảm thiểu các tranh chấp trong quan hệ giao nhận vận tải dựa trên cơ sở pháp lý và thực tiễn pháp luật tại Ukraina và Công ước CMR Có thé kể đến: nhận thức và hiểu biết của nhà giao nhận về trách nhiệm của mình, các điều khoản thích hợp vào thỏa thuận với nhà thầu phụ và cơ hội đề thực hiện các biện pháp nhanh chóng nhằm giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ lợi ích của họ; cấu trúc chính xác các điều khoản hợp đồng và kết hợp các điều khoản cần thiết điều chỉnh việ áp dụng các hành vi quốc tế đối với một số loại quan

hệ nhất định; vai trò của quy định giao nhận vận tải tiêu chuẩn.

Maurice Lynch trong bài nghiên cứu “A Technology Swiss Pickle — Freight

Forwarder’s Reliance on Standard Terms”, [123] đã chi ra những kiến nghị mang tính thực tế đối với các nha giao nhận nếu như muốn hợp đồng ký kết có din chiếu tới các điều khoản, điều kiện tiêu chuẩn của họ Ví dụ: soạn thảo đầy đủ, cung cấp các ban sao về điều kiện tiêu chuẩn, yêu cầu phản hồi của khách hàng

Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về quản lý dịch vụ logistics và đề xuất sửa đổi

Nghị định 140/2007 ND-CP của Viện nghiên cứu và phát trién logistics Việt Nam

(VLI) [106] đã đưa ra một số kinh nghiệm quốc tế và giải pháp đối với Việt Nam về phát triển dịch vụ logistics Tuy nhiên, các giải pháp này tập trung chủ yếu vào việc thay đổi Nghị định 140/2007/NĐ-CP vốn đã được thay thế bằng Nghị định

Báo cáo “Kho vận hiệu quả: Chìa khóa để Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh” của WB, [110] đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn như về hạn chế thủ tục giấy tờ, tạo điều kiện thuận lợi thâm nhập thị trường đối với các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường vận tải, nâng cao liên kết giữa nội địa với các cảng nước sâu ở các cổng giao dịch quốc tế Báo cáo Tang cường ngành vận tải hàng hóa đường bộ Việt Nam, hướng đến giảm chỉ phi logistics và phát thải khí nhà kính năm 2019 của WB [112] cũng đã đưa ra các giải pháp về chính sách nhằm giảm chỉ phí logistics, phát triển ngành vận tải hàng hóa đường bộ như các phương án chính sách về kết cấu hạ tang, về phía nguồn cung (doanh nghiệp cung ứng), về phía cầu (các công ty môi giới), các phương án liên quan đến quy trình.

Tác giả Vũ Thị Nhung với luận văn thạc sỹ luật học “Pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam, những vấn dé lý luận và thực tiễn", [60], đã chỉ ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này phải đặt trong tổng thể hoàn thiện pháp luật thương mại nói chung và phải đáp ứng yêu cầu của tự do hóa thương mại Công trình cũng chỉ ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao

hiệu quả thực thi, như:

Trang 29

- Xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ: rà soát sửa đổi các quy định về khái niệm logistics, các điều kiện kinh doanh trong Nghị định 140/2007/NĐ-CP: ban hành các văn bản mới phù hợp với thực tế và các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị

trường logistics.

- Nâng cao vai trò của hiệp hội; phát triển nguồn nhân lực; phát triển cơ sở hạ tang và phát huy sự nỗ lực của chính các doanh nghiệp logistics.

Một số các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành cũng nghiên cứu về một số khía cạnh về vận tải đường bộ, có thê kể ra: Nguyễn Tương, “Can sớm giải quyết những bắt cập trong quản lý và điều hành logistics thương mai” [86]; Nguyễn Hùng, “Bo sung, sửa đổi thé chế tạo hành lang pháp lý cho logistics phát triển” [81] đã đưa ra một số bất cập vướng mắc và giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ

logistics như:

- Sửa déi Luật Thương mại 2005, Mục 4, trước hết là nội hàm định nghĩa về logistics đầy đủ như chức năng của nó Định nghĩa về logistics cần bao gồm các nội dung của day chuyền logistics thương mại trong quản lý dây chuyền cung ứng

hiện đại.

- Để tránh các phiền phức trên đây, nên chăng cần bé sung và thay thế bằng khái niệm dịch vụ logistics bên thứ nhất (IPL), bên thứ hai (2PL), bên thứ 3 (3PL), bên thứ 4 (4PL) như cách phân loại tại nhiều nước phát triển logistics hiện nay.

- Bên cạnh đó, cũng cần thể chế hóa các khái niệm trong giao nhận vận tải, phân phối mà các nước đi trước đã có, như định chế người vận tải không điều hành phương tiện (NVOCC), người điều hành vận tải đa phương thức (MTO), người cung cấp dich vu logistics (LSP), dich vụ logistics 3PL hoặc định chế người gom hàng

cho người mua (buyer consolidator), khái niệm dịch vụ kho đa năng (cross docking),

kho của nhà cung cấp (VMI)

- Về mặt quản lý nhà nước ngành dịch vụ logistics cần tăng cường hơn nữa vai trò của Bộ Công Thương như là đầu mối quản lý, tránh trường hợp xem ngành dich

vụ logistics nằm trong xuất nhập khẩu, hoặc vận tải như hiện nay Mô hình Ủy ban

Quốc gia logistics là cần thiết trong giai đoạn hiên nay.

Một số công trình nghiên cứu là các bài báo trên một số tạp chí như Tạ Thị Thùy Trang, “Pháp luật Việt Nam về dịch vụ Logistics trong hoạt động thương mại điện tử”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, [90]; Võ Thị Thanh Linh, Nguyễn Thị Thu Hoài, “Mộ số bắt cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dich vụ logistics”, [108], Tạp chí công thương đã chỉ ra một số bất cập, vướng mắc và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về logistics như:

Trang 30

- Xây dựng khái niệm về e-logistics theo hướng quy định cụ thé các nội dung của dây chuyền logistics thương mại trong quan lý dây chuyền cung ứng hiện đại; bổ sung quy định về thâm quyền quản lý dich vu logistics nhằm bảo đảm sự kiểm soát hoạt động này từ phía cơ quan nhà nước, đồng thời tránh tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan có thâm quyền quản lý; cần phân loại hoạt động quản lý nhà nước về logistics thành hai loại sau: hoạt động logistics truyền thống và e-logistics Đồng thời, Nhà nước cần ban hành các chính sách linh hoạt phù hợp với hoạt động thương mại cụ thể.

- Hoàn thiện khái niệm dịch vụ logistics theo hướng phân biệt với vận

chuyền, thay thế cụm từ “một hoặc nhiều công việc”, thành “một số hoặc tất cả

các công việc”.

- Kiến nghị nên bỏ dich vụ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì hiện nay các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đang chịu 2 tầng điều

kiện kinh doanh.

- Hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch

vu Logistics như làm rõ “

- Hoàn thiện quy định về hợp đồng dich vụ logistics, bỏ quy định giới hạn trách nhiệm 500 triệu đồng; đề nghị thành lập Ủy ban điều phối liên ngành về

chỉ phí hợp lý”; phân biệt lỗi an tỳ và lỗi nội ty.

1.1.4 Đánh giá tong quan về tình hình nghiên cứu 1.1.4.1 Các van dé mà luận án sẽ kế thừa

Qua nghiên cứu tổng quan về hình hình nghiên cứu, nhìn chung chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về dịch vụ GNVT đường bộ Những công trình nghiên cứu mà NCS đã tổng hợp ở trên đã phần nào phản ánh được trạng thái, xu hướng cũng như quy mô của các nghiên cứu về vấn đề này.

Thứ nhất, về mặt lý luận:

- Các công trình ở trong và ngoài nước đã hệ thống được các van dé lý luận liên quan đến dịch vụ GNVT hay logistics nói chung như về khái niệm, đặc điểm,

iữa GNVT với

logistics Day là những nội dung rất quan trong dé trên cơ sở đó, Luận án có thé giải phân loại, vai trò đối với nền kinh tế, phân biệt và chỉ ra mối liên hệ

quyết các vấn đề tiếp theo liên quan tới dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ - Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra được sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động GNVT trong bối cảnh hay xu hướng phát triển của dịch

vụ logistics.

- Một số công trình nghiên cứu đã tổng hợp được nguồn luật áp dụng đối với hoạt động GNVT hay logistics nói chung và nội dung pháp luật về dịch vụ GNVT

Trang 31

bao gồm các vấn dé cơ bản như: về điều kiện kinh doanh của nhà nước, về hợp đồng dịch vụ, về quyền và nghĩa vụ của các bên, các trường hợp miễn trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm của bên cung ứng Tuy nhiên, chủ yếu là các công trình nghiên cứu về logistics và đề cập đơn lẻ một vài khía cạnh pháp lý mà chưa có nghiên cứu một cách toàn diện và thấu đáo.

Thứ hai, về mặt thực tiễn

- Chủ yếu các công trình nghiên cứu dưới góc độ luật thực định, tức là nghiên

cứu thực trạng các quy định pháp luật, thực trạng thi hành, áp dụng các quy định đó

dé từ đó đánh giá được hiệu quả của các quy định pháp luật đó với việc điều chỉnh các hoạt động GNVT, logistics Với cách tiếp cận này, các công trình nghiên cứu đã cung cấp cho NCS các luận cứ dé hình thành các giải pháp để hoàn thiện pháp luật và

nâng cao hiệu quả thực thi ở Việt Nam hiện nay.

- Ngoài cách tiếp cận dưới góc độ

góc độ kinh tế kỹ thuật cũng giúp ích cho việc làm rõ hơn về hoạt động giao nhận vận

tải đường bộ.

- Về định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra yêu cầu việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này phải được đặt trong tong thể hoàn thiện pháp luật thương mại, đảm bảo tự do hóa thương mại, đảm

it học, các công trình nghiên cứu dưới

bảo quyền tự do kinh doanh, có các chính sách khuyến khích phát triển Đây là những nội dung mà luận án sẽ kế thừa để tiếp tục làm rõ và bổ sung trong nghiên cứu

của mình.

1.142 Những vấn đề chưa được đề cập

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, qua đánh giá các công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước về GNVT đường bộ đã được thực hiện, NCS nhận thấy còn một số vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo như sau:

- Khái niệm, đặc điểm dịch vụ GNVT đường bộ chưa được nhắn mạnh, làm rõ các điểm đặc thù so với GNVT nói chung hay so với logistics

- Chưa có nghiên cứu đi sâu làm rõ khái niệm, đặc điểm hay tổng hợp về các nội dung cơ bản của pháp luật về GNVT đường bộ Hầu như các công trình dưới góc độ luật học mới chỉ đề cập đến một số các vấn đề pháp lý cần chú ý đến trong hoạt động này ma chưa xây dựng được những nội dung cơ bản của pháp luật về GNVT nói

chung và GNVT đường bộ nói riêng.

- Thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về GNVT đường bộ ở Việt Nam chưa được tổng hợp, xem xét cụ thể để đánh giá ưu, nhược điểm.

Trang 32

115 Những vấn dé tiếp tục được triển khai nghiên cứu trong nội dung

luận án

Về phương diện lý luận, NCS sẽ tập trung hệ thống hóa và làm nổi bật những vấn dé lý luận về dịch vụ GNVT đường bộ như khái niệm, đặc điểm, vai trò; đặc biệt cần làm rõ khái niệm, đặc điểm và các nội dung cơ bản của pháp luật về GNVT đường bộ Ngoài ra, Luận án sẽ phân tích làm rõ mối quan hệ giữa GNVT và logistics, phân tích những yếu tố chỉ phối, ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực này cũng như tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia khác.

Về phương điện thực tiễn, NCS sẽ tiếp tục phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật cũng như thực tiễn thực thi pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ ở Việt Nam dựa trên cách tiếp cận mới theo đa ngành, liên ngành để từ đó có thé đưa ra những đánh giá khách quan về ưu điểm và hạn chế trong thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi cùng với đó là những lý giải về nguyên nhân.

, do chưa có nhiều những nghiên cứu một cách toàn diện, trực tiếp và cập nhập liên quan đến pháp luật dịch vụ GNVT đường bộ nên

Về các giải pháp hoàn thi

những giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh đối với dịch vụ cũng mới chỉ được các công trình nghiên cứu thực hiện chủ yếu mang tính định hướng chung, trên cơ sở của các giải pháp về kinh tế kỹ thuật và mang tính vĩ mô về quy hoạch, chiến lược Một số Ít nghiên cứu dưới góc độ luật học đã đưa ra được một sô giải pháp, tuy nhiên còn chưa toàn diện và cụ thể Luận án sẽ dựa trên những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn ở trên để đưa ra những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật và những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ ở Việt Nam hiện nay.

1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu dé tài 1.2.1 Lý thuyết nghiên cứu

Dé giải quyết các van đề nghiên cứu, luận án sử dụng một số lý thuyết cơ bản sau: - Lý thuyết về quyên tự do kinh doanh và lý thuyết về về vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế.

Lý thuyết về quyền tự do kinh doanh bao gồm lý thuyết về quyền tự do cá

nhân như quan điêm của các nhà tư tưởng trào lưu “khai sang” như Rousseau,

Mongtesquieu và các quan điểm lý luận về quyền tự do kinh doanh là quyền kinh tế của con người Các lý thuyết về quyền tự đo kinh doanh đều cho rằng đây là quyền có nội hàm rộng, nhưng thường được hiểu là trong phạm vi, chủ thé có thé thực hiện

những hoạt động kinh doanh như sản xuất, mua bán, trao đổi mình muốn mà pháp

luật không cấm nhằm mục đích sinh lời Dưới góc độ pháp lý, quyền tự do kinh doanh không chi bao gồm những quyền của cá nhân hoặc pháp nhân được hưởng mà

Trang 33

bao hàm cả trách nhiệm pháp lý của cơ quan nhà nước, cá nhân hoặc pháp nhân thực

hiện các quyền đó [54, tr.4].

Dịch vụ GNVT đường bộ với đặc thù vốn có, là hoạt động kinh doanh có thể tác động hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người hay trật tự, an toàn xã hội Do đó, việc pháp luật có các quy định về điều kiện kinh doanh đề kiểm soát trước khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh, nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro có thể xảy ra từ hoạt động kinh doanh này là hợp lý Tuy nhiên, cũng cần phải xác định rõ bên cung ứng dịch vụ GNVT đường bộ có phải chịu sự kiểm soát trong trường hợp không tổ chức vận chuyền hay không, mặc dù theo xu hướng

phát triển thì người giao nhận sẽ đảm nhận cả việc vận chuyển Do đó, việc nghiên

cứu dựa trên lý thuyết về quyền tự do kinh doanh vừa nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của các thương nhân, vừa xem xét các quy định kiểm soát của nhả nước còn chứa đựng những rào cản trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh hay không Bên cạnh đó, lý thuyết về vai trò quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường cũng được sử dụng dé thấy được rằng điều kiện kinh doanh không phải là công cụ duy nhất mà nhà nước sử dụng để đạt được mục tiêu quản lý của mình.

- Lý thuyết về ty nhiệm (the principal-agent theory hay the principal-agent problems) và lý thuyết vẻ thông tin bat cân xứng.

Lý thuyết về ủy nhiệm được các nhà kinh tế học người Mỹ, Michael Jensen và William Meckling, đưa ra vào năm 1976 [144] Van đề về principal-agent thường nảy sinh khi hai bên có lợi ích khác nhau và thông tin không cân xứng (agent có nhiều thông tin hơn), do đó principal không thể trực tiếp đảm bảo rằng agent luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của họ [145] Nguyên lý cơ bản của lý thuyết này xuất phát từ hoạt động của các công ty/doanh nghiệp (khu vực tư), nơi các nhà đầu tư (người chủ

-principal) ủy nhiệm (ủy thác) cho một cá nhân làm người đại diện (agent -hay còn gọi

là người được ủy thác/người nhận thác) cho mình để thực hiện những công việc nhất định Về lý thuyết, người được ủy nhiệm cần phải thực hiện các hành động nhân danh và vì lợi ích của người ủy nhiệm (người chủ) Nhưng trên thực tế, mục đích của người ủy nhiệm có thể khác với mục đích của người nhận ủy nhiệm, dẫn đến sự xung đột về lợi ích Trong khi đó, người nhận ủy nhiệm là người trực tiếp thực hiện công việc nên có khả năng tiếp cận, thu thập được thông tin nhanh hơn, nhiều hơn so với người ủy nhiệm NCS sẽ sử dụng lý thuyết này cũng như các giải pháp của nó để phân tích và lý giải về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ giao nhận vận tải đường bộ.

- Ly thuyết về tự do ý chí giao kết hợp đồng

Quyền tự do giao kết hợp đồng xuất phát từ bản chất của hợp đồng Hợp đồng là sự thỏa thuận và thống nhất về mặt ý chí giữa các chủ thẻ, nhưng không phải tắt cả

Trang 34

những thỏa thuận giữa các chủ thể đều là hợp đồng Sự thỏa thuận chỉ có thẻ trở thành hợp đồng khi ý chí của các chủ thé được thé hiện (trong sự thỏa thuận) phù hợp với “ý chí thực” của họ Với yêu cầu đó, tự do trong giao kết hợp đồng phải được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản Vì vậy, lý thuyết này được NCS sử dụng dé làm rõ các vấn đề về hợp đồng GNVT đường bộ Tuy nhiên, trong thực tế, các vấn đề về hợp đồng gia ol hợp đồng theo mẫu dù mang lại sự tiện lợi và kinh tế cho thương nhân nhưng luôn tiềm an

những nguy cơ về quyền tự do giao kết hợp đồng Bên cạnh đó, pháp luật cũng đặt ra một

số quy định về giới hạn tự do ý chí có mối quan hệ mật thiết với hoạt động bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng khi giao kết hợp đồng với thương nhân 1.2.2 Câu hỏi và giá thuyết nghiên cứu

Với tên dé tài nêu trên, một số câu hỏi nghiên cứu chính đã được đặt ra trong

quá trình nghiên cứu:

Câu hỏi nghiên cứu 1: Dịch vụ GNVT đường bộ là dịch vụ như thế nào, điểm đặc thù của dịch vụ thương mại này là gì? Pháp luật điều chỉnh về dịch vụ GNVT đường bộ được hiểu như thé nào và bao gồm những nội dung cơ bản nào?

Giả thuyết nghiên cứu 1: Dịch vụ GNVT đường bộ có những điểm chung cũng như điểm khác biệt nhất định so với dịch vụ GNVT hay logistics Pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ ra đời để đáp ứng yêu cầu khách quan của loại hình dịch vụ này đối với sự phát triển của nền kinh tế Tuy nhiên vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện.

Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực trạng các quy định pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ ở Việt Nam hiện nay như thế nào, có những ưu điểm và còn tồn tại những mâu thuẫn, bất cập gì? Thực tiễn thực thi pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ ở Việt Nam hiện nay còn những bat cập gì? Nguyên nhân?

Giả thuyết nghiên cứu 2: Thực trạng quy định pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ ở Việt Nam đang còn ton tại những hạn chế, bat cập, gây khó khăn cho các chủ thể tham gia vào hoạt động này Việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt động dịch vụ này cũng như làm rõ các nguyên nhân của những hạn chế đó sẽ là cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật Thực tiễn thực thi pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi khách quan của nên kinh tế trong lĩnh vực này, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

Câu hỏi nghiên cứu 3: Việc hoàn thiện pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ ở Việt Nam cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản gì và các giải pháp cụ thể nào? Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ hiện nay

là gì?

Trang 35

Giả thuyết nghiên cứu 3: Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ ở Việt Nam trong thời gian tới là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát t của các thương nhân cung ứng

dịch vụ GNVT đường bộ, GNVT hay logistics nói chung.

Kết luận chương 1

Trong phạm vi của chương | — chương mở đầu của Luận án, NCS rút ra kết luận về các nội dung chính sau đây:

1 Nghiên cứu về dịch vụ GNVT đường bộ là vấn đề cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay Đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới nhưng trong bối cảnh vận động, phát triển của các loại hình dịch vụ giao nhận đã dẫn tới các vấn đề pháp lý điều chinh cần phải được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện Trong chương 1, NCS đã tổng quan tình hình nghiên cứu và đánh giá tình hình nghiên cứu có liên quan đến nội dung của đề tài Đây là nguồn tri thức quan trọng để luậ

thừa và tiếp tục nghiên cứu dé đạt được kết quả nghiên cứu của đề tài.

n án có thể kế

2 Hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu đi sâu vào dich vụ GNVT đường

bộ nên chưa làm rõ được các vấn đề lý luận cơ bản cũng như phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn thực thi pháp luậ

Những kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở lý luận và thực tiễn có giá trị tham khảo đối với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dịch vụ GNVT hay logistics

nói chung và dịch vụ GNVT đường bộ nói riêng hiện tại và trong tương lai.

3 Để thực hiện nghiên cứu đề tài, luận án sử dụng một số lý thuyết nghiên cứu như: lý thuyết về quyền tự do kinh doanh và vai trò quản lý nhà nước về kinh tế; lý thuyết về tự do ý chí giao kết hợp đồng; lý thuyết về ủy nhiệm, về thông tin không cân xứng, lý thuyết quản trị rủi ro để làm nền tảng cho v

luật và đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ GNVT đường bộ ở Việt Nam hiện nay; xác định các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu cho nội

lệc đánh giá thực trạng pháp

dung luận án.

Trang 36

Chương 2.

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE DỊCH VỤ GIAO NHAN VAN TAI DUONG BỘ VÀ PHAP LUAT VE DỊCH VU GIAO NHẬN VAN TAI DUONG BO

2.1 Lý luận về dịch vụ giao nhận vận tai đường bộ

2.1.1 Khái niệm dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ

2.1.1.1 Khái quát về dich vu giao nhận vận tai

Trong hoạt động mua bán hàng hóa, đặc biệt là mua bán hàng hóa quốc tế, yếu tố giao nhận van tải có vị trí “cầu nói” quan trọng và không thể tách rời Mua bán hàng hóa có nghĩa là hàng hóa được thay đổi quyền sở hữu còn giao nhận vận tải là việc tổ chức thực hiện sự di chuyển quyền sở hữu đó Nói cách khác, giao nhận vận tai là việc thực hiện hợp đồng mua bán [83, tr.5] Nghề giao nhận trên thé giới đã ra đời vào năm 1572, hãng giao nhận đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện ở Baliday, Thụy

Sỹ với tên gọi E.Vansai Hãng này kinh doanh vận tải giao nhận và thu phí giao nhận

rat cao khoảng 1/3 giá trị hàng hóa Có thé nói, ở giai đoạn đầu, dịch vụ giao nhận

nằm trong thể thống nhất chưa thực sự đặc trưng riêng biệt, chưa trở thành một ngành

nghề chuyên nghiệp Sau đó với sự phát triển của ngành vận tải và thương mại quốc tế, ngành giao nhận đã tách rời với ngành vận tải và buôn bán đê trở thành một ngành kinh doanh độc lập [62, tr.385] Nói cách khác, ở giai đoạn đầu, khi hoạt động mua bán hàng hóa còn ở thời kỳ sơ khai hay theo phương thức truyền thống thì việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản là hàng hóa sẽ do bên mua hoặc bên bán thực hiện theo thỏa thuận của hai bên Dé thực hiện việc giao hàng từ người bán sang người mua, phải làm hàng loạt công việc như: tập trung hàng, xếp đỡ, đóng gói, bao bì, lưu

an chuyén, người

kho, vận chuyển, làm thủ tục hải quan, bốc hàng, giao cho người

nhận Thực hiện những công việc đó gọi là “giao nhận - Freight Fowarding” [62, tr.387] Tóm lại, giao nhận hàng hóa là việc thực hiện những nghiệp vụ, thủ tục có liên

quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc dịch chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).

Theo từ điển Tiếng Việt thì “giao nhận” có nghĩa là giao và nhận tài sản, hàng

hóa (nói khái quát) hoặc là làm các thủ tục giao nhận hàng Theo từ điên pháp luật

Anh Việt thi “freight” có nghĩa là sự chuyên chở hàng hóa bằng đường thủy, cả đường bộ va “freighter” là người gửi hàng dé chuyên chở [99].

Trong hoạt động thương mại, bên cạnh “trụ cột” mua bán hàng hóa thì dịch vụ

cũng là bộ phận quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong bat cứ một nền

kinh tế quốc gia nào Khi nói đến khái niệm “dịch vụ”, có ý kiên cho rằng, hiện nay

chưa có một định nghĩa thống nhất trên phạm vi toàn cầu mà còn tùy thuộc vào từng

Trang 37

quốc gia, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế mà cũng có nhiều cách hiểu khác nhau Ngay cả Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) của WTO cũng chỉ đưa ra các ngành và phân ngành dịch vụ khác nhau mà không đưa ra khái niệm về dịch vụ Dịch vụ là một khái niệm rất rộng, từ việc đáp ứng nhu cầu cá nhân đến việc

phục vụ cho một ngành sản xuất, là một ngành kinh tế độc lập, hiện nay đang chiếm

một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân và không ngừng được tăng cao Tuy nhiên, theo quan niệm phổ biến nhất cũng như cách tiếp cận chung nhất thì dịch vụ có thé được hiểu là: “Dich vụ là một loại hình hoạt động kinh tế, tuy không đem lại sản phẩm cụ thé như hàng hóa, nhưng cũng là một loại hình hoạt động kinh té nên cũng có người bán (người cung cấp dich vụ) và người mua (khách hàng sử dung dich vụ”

[70, tr 80].

Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA), “dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bat ky loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyền, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dich vụ tư van hay có liên quan đến các dich vụ trên, kế cả các vân đề hai quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá”.

Như vậy, có thể khái quát rằng, dịch vụ giao nhận hàng hóa là một dịch vụ

thương mại, theo đó thương nhân (người giao nhận) sẽ thực hiện tập hợp những

nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải (bằng một hoặc kết hợp nhiều

phương thức) nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng để hưởng thù lao của khách hàng.

2.1.1.2 Giao nhận vận tải và logistics

Ở Việt Nam, lần đầu tiên dịch vụ giao nhận hàng hoá được quy định trong Luật Thương mại 1997 tại điều 163 Đây là “hành vi thương mại, theo đó người làm dich vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyền, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng

cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làmdịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)”.

Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận (Forwader, frieght

forwader, forwader agent) Người giao nhận có thé là chủ hàng khi chủ hàng tự đứng

ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình, là chủ tàu khi đứng ra thay mặt

chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận, công ty xếp đỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận

hàng hóa Theo Luật Thương mại 1997 thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là

thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Trang 38

Trước đây, người giao nhận thường chỉ làm đại lý thực hiện một số công việc do các nhà xuất nhập khẩu ủy thác như: xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, làm thủ tục giấy tờ, lo liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng Cùng với sự phát triển của thương mại quốc té và sự tiến bộ của kỹ thuật trong ngành vận tải mà dịch vụ giao

nhận cũng được mở rộng hơn, Ngày nay, người giao nhận không chỉ làm các thủ tục

hải quan hoặc thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọng gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hóa Ở các nước khác nhau, người kinh doanh dịch vụ giao nhận

được gọi tên khác nhau như “Đại lý hải quan” (customs house agent), “Môi giới hảiquan” (customs broker), “Đại lý thanh toán” (clearing agent), “Dai ly gửi hang vàgiao nhận” (shipping and forwarding agent), “Người chuyên chở chính” (principalcarrier) [97, tr 294].

Tuy nhiên, Luật Thương mại 2005 đã có cách tiếp cận mới và rộng mở hơn, phù hợp với xu thé phát triển của thương mại quốc tế và của ngành dịch vụ giao nhận với các quy định về logistics Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam cũng đã đổi tên thành Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam theo Quyết định số 07/QD-BNV ngày 04 tháng 01 năm 2013 của Bộ Nội vụ Điều này cho thấy giao nhận vận tải và logistics có mối liên hệ mật thiết với nhau, đôi khi khó phân biệt một cách chỉ tiết.

Hiện nay, trong xu thế phát triển của thương mại quốc tế và ngành vận tải,

khái niệm dịch vụ giao nhận đã được hiéu theo nghĩa rộng hơn - Logistics Nói cách

khác, logistics là hình thức phát triển cao và hoàn thiện của giao nhận vận tải Logisties đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của nhân loại, nhưng đầu tiên được phát minh và sử dụng lại là trong lĩnh vực quân sự Cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa tìm được thuật ngữ thống nhất, phù hợp đẻ dịch từ logistics sang tiếng Việt Có tài liệu dịch là hậu cần, có tài liệu dịch là tiếp vận hoặc tổ chức cung ứng, đảm bảo, thậm chí là giao nhận [105, tr 6] Cũng theo một số chuyên gia về logistics thì đây là một trong số ít những thuật ngữ khó dịch nhất, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và

thậm chí cả những ngôn ngữ khác Bởi bao hàm nghĩa của từ này quá rộng nên không

một từ đơn ngữ nao có thé truyền tải được hết ý nghĩa của nó Một số định nghĩa là hậu cần, số khác lại định nghĩa là nhà cung ứng dịch vụ kho bãi và giao nhận hàng hóa [62, tr2] Trong bang phân nhóm dịch vụ của Liên hợp quốc (CPC) không có dich vụ logistics nói chung mà chỉ có từng dịch vụ cụ thé trong mảng hoạt động logistics.

Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều cách định nghĩa khác nhau về

logistics, dựa trên các các góc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên, có

thé phân chia thành cách tiếp cận theo nghĩa rộng và nghĩa hep.

Theo nghĩa rộng, logisitics được hiểu như là một quá trình có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng, tiêu

Trang 39

biểu là các định nghĩa sau Theo Hội đồng quản trị logistics của Hoa Kỳ (CLM) thì “Logisitics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả về mặt chỉ phí dòng lưu chuyển và phan dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm va thành phẩm, cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được các yêu cầu của khách

hàng” [130].

Hay theo Liên Hợp Quốc tại Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức

và quản lý Logisitcs, Đại học Ngoại thương 2002 thi: “Logistics là hoạt động quản ly

quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.”

Theo Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Châu Âu (CEN) thì logsitics được hiểu là: “ lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát về sự di chuyển và bố trí của người và/hoặc hàng hóa và trong số các hoạt động hỗ trợ liên quan đến việc di chuyển và bé trí như vậy, trong một hệ thống được tổ chức dé đạt được các mục tiêu cụ thể” [120, tr.4].

Theo các quan niệm nay, Logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng Hay nói cách khác, logistics ở đây sẽ do một nhà cung, cấp dich vụ chuyên nghiệp đảm nhận toàn bộ một chuỗi bao gồm các hoạt động từ quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

Theo nghĩa hẹp, Logistics được hiểu như là các hoạt động dịch vụ gắn liền với quá trình phân phối, lưu thông hàng hóa và đây là hoạt động thương mại gắn với các

dịch vụ cụ thị

Cách tiép cận của các nhà làm luật Việt Nam về logistics được thê hiện

trong Luật Thương mại 2005 là một điên hình Theo đó, “Dịch vụ logistics là hoạt

động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyên, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hang dé hưởng thù lao” Như vậy, theo nghĩa hẹp thì chỉ định nghĩa logistics trong phạm vi một số hoạt động cụ thể.

Tùy từng quốc gia mà cách tiếp cận của pháp luật về dịch vụ giao nhận vận tải

hay logistics cũng có sự khác nhau theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng.

Vi dụ ở Singapore, Chính phủ nước này hiểu rõ sự phát triển các khái niệm dich vụ giao nhận vận tai, dich vụ logistics, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng, và luôn đồng hành với sự phát triển trên thế giới Mặt khác, Chính phủ

Trang 40

Singapore tôn trọng ý kiến của Hiệp hội Logistics Singapore (SLA) Trong chương

trình dao tạo của SLA, Hiệp hội trích dân khái niệm “dịch vụ giao nhận va logistics”

hóa cũng như các dịch vụ tư van, cố

và các vấn đề tài chính, kê khai hàng hóa theo quy định, mua bảo hiém, thu hoặc chi

các khoản thanh toán hoặc các chứng từ liên quan đến Hàng hóa Dịch vụ giao nhận

ấn, bao gồm nhưng không giới hạn về hải quan

(hiện đại) cũng bao gồm các dịch vụ logistics với công nghệ thông tin và truyền

thông hiện đại tích hợp với việc vận chuyên, xử lý hoặc dự trữ hàng hóa và trên thực

tế là quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng Những dịch vu này có thé được thiết kế riêng biệt để đảm bảo các dịch vụ được cung cấp một cách linh hoạt” Như vậy, ở

Singapore thì gần như không có sự phân biệt giữa logistics hay là giao nhận Ví dụ ở Thái Lan, nước này quan niệm về logistics giống với cách tiếp cận của Hội đồng quản lý logistics của Hoa Ky đã nêu ở trên Ở Malaysia, Ban phát triển đầu tư của của nước này định nghĩa về logistics như sau: “Thuật ngữ Dịch vụ Logistics đề cập đến một quá trình quản lý chuỗi cung ứng bao gôm lập kế hoạch, thực hiện, và kiểm soát tính hiệu quả và hiệu suất của dòng lưu chuyển và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ, và thông tin liên quan từ điểm xuất phát gốc đến điểm tiêu thụ cuối cùng của

khách hang”.

Một quốc gia cũng có chỉ số năng lực logistics cao là Nhật Bản thì lại không đưa ra định nghĩa rõ ràng về logistics là gì Tuy nhiên, Nhật Ban chia nhỏ các phân ngành của logistics để quy định theo từng lĩnh vực riêng Tuy nhiên, pháp luật Nhật Bản có định nghĩa về giao nhận hàng hóa (Freight Forwarding) là địch vụ nhằm mục dich vận chuyển hàng hóa, thông qua người vận tải thực tế đường bộ, đường biển, đường hàng không và đường sắt.

Như vậy, mặc dù có nhiều quan điểm về logistics nhưng nhìn chung có thể phân chia các quan điểm này thành hai loại là theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.

Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biêu là định nghĩa của Luật Thương mại 2005

có nghĩa hẹp, coi logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa Tuy nhiên cũng cần chú ý là định nghĩa trong Luật Thương mại có tính mở, thẻ hiện trong

đoạn in nghiêng “hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa” Khái niệm

logistics trong một số lĩnh vực chuyên ngành cũng được coi là có nghĩa hep, tức là chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành đó Theo trường phái này, bản chất của dich vy logistics là việc tập hợp các yêu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyền sản

Ngày đăng: 13/04/2024, 15:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan