1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ vũ khí Anh - Việt

245 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luận Án Tiến Sĩ Ngôn Ngữ Học: Nghiên Cứu Đối Chiếu Thuật Ngữ Vũ Khí Anh - Việt
Tác giả Lưu Văn Nam
Người hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Cam Lan
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 245
Dung lượng 53,51 MB

Nội dung

Các nội dung cơ bản gồm: 1 nguồn thuật ngữ cần được lựa chọn, phân loại và sắp xếp; 2 việc quản lý thuật ngữ phải được thực hiện thông qua chiếnlược ngôn ngữ, hệ thống thuật ngữ, tiếp cậ

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NOI TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

LUU VAN NAM

LUAN AN TIEN Si NGON NGU HOC

HA NOI - 2022

Trang 2

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NOI TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

LUU VAN NAM

Chuyên ngành: Ngôn ngữ hoc so sánh - đối chiếu

Mã số: 62 22 02 41

LUẬN ÁN TIEN SĨ NGÔN NGỮ HOC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS TRINH CAM LAN

HA NOI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết

quả được trình bày trong luận án này là trung thực, không trùng lặp và chưa từng

được công bồ trong bat kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả luận án

Lưu Văn Nam

Trang 4

LOI CAM ON

Trước hết, Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô

của Khoa Ngôn ngữ học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học

Quốc gia Hà Nội, các chuyên gia về lĩnh vực ngoại ngữ, ngôn ngữ học ở Việt Nam,những người đã cho tôi cả kiến thức chuyên môn và sự đam mê trong quá trình học

tập và nghiên cứu luận án.

Nghiên cứu sinh cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Cam

Lan - Người đã không những tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho Nghiên cứu sinhnhững ý kiến vô cùng quý báu mà còn không ngừng khích lệ, động viên và chia sẻnhững khó khăn, vat vả với Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập dé có đượckết quả như ngày hôm nay

Nghiên cứu sinh cũng xin chân thành cảm ơn Đảng ủy Trường Si quan Lục

quân 1, Lãnh đạo Khoa Ngoại ngữ-Tiếng Việt và các đồng nghiệp đã luôn tạo điềukiện tốt nhất cho Nghiên cứu sinh trong quá trình học tập và nghiên cứu luận án

Sau cùng, Nghiên cứu sinh xin cảm ơn các thành viên trong đại gia đình thân

yêu đã luôn luôn khích lệ, ủng hộ cả mặt tinh thần lẫn vật chất dé Nghiên cứu sinh

hoàn thành luận án.

Tác giả luận án

Lưu Văn Nam

Trang 5

MỤC LỤC

MUC n0 0 1

DANH MỤC CAC KY HIỆU VA CHU VIET TẮTT 2 22252 4DANH MỤC BẢNG 5 - ST TS E1 1121121111111 1101111211111 11011011 1111k 5/006.1000115 6

L Ly do 0: 88 aal3-: A 6

2 Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên Cứu 2-2 ©2+£+++£x+zx+zxzzserxees 7

3 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU - - - ¿+ +11 +kEESeeEEeeeereerereereeee 8

4 Phương pháp nghiên cứu của luận án - - s25 1+ k*S + it 9

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án -2- 2 2 22 £+E+£E+£x+zxerszrszez 106.Y nghĩa lý luận và thực tiễn của luận At ceececececcssessssecsesessesssessseessseeseseesees 10

7 Bố cục của luận ấn cv tSEEEEEESEEEEEEEEEEEE1E1E11111111111111111111 1 xe 11

CHUONG 1 TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU VA CO SO LY

1.1 Tình hình nghiên cứu thuật ngỮ - - 5 311v v.v kg re 12

1.1.1 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thể 2 12

1.1.2 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt NGIH c5 525 <<<<<+<<+ 18

1.1.3 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ quân sự và thuật ngữ vũ khi 22

1.2 Cơ sở lý luận liên quan đến luận án 2 +¿©+2+++x++zx+zx+erxesrxez 25

1.2.1 Cơ sở lý luận về thuật ngữ -2¿©52+scExSEE2EE2EEEEEEEEEEEEEerkerkres 251.2.2 Cơ sở lý luận về nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ -cc5e+5+ 431.2.3 Cơ sở lý luận về 011.8211710 451.2.4 Cở sở lý luận về dich thuiẬt - 5-5 SEESE‡E+ESEEEEEEEEerkerrkerererkee 481.3 THU c1 56CHUONG 2 DOI CHIEU ĐẶC DIEM CẤU TẠO THUAT NGỮ VŨ KHÍ

2.1 Nhận diện và xác lập danh sách thuật ngữ vũ khí Anh-Việt 58

2.2 Đặc điềm cấu tạo thuật ngữ vũ khí Anh- Việt xét theo phương thức cấu tạo.59

2.2.1 Đặc điển cấu tạo thuật ngữ vũ khí tiếng ADIN NESESSSE.a 59

Trang 6

2.2.2 Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ vũ khí tiếng VIỆT K G55 5< se Sex Seseekserreers 632.2.3 Đối chiếu đặc điển cầu tạo thuật ngữ vũ khí Anh-Việt xét theo phương

thức cầu 7= 642.3 Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ vũ khí Anh-Viét xét theo số lượng yếu tố thuật ngữ 6

2.3.1 Số hượng yếu t6 thuật ngữ của thuật ngữ vũ khí Anh - Việt có cầu tạo là tir 662.3.2 Số lượng yếu tố thuật ngữ của thuật ngữ vũ khí Anh- Việt có cầu tạo

2.5.1 VỀ phương thurc CẤU QO vecseessesssesssesssesssessussssssesssessssssecssessssssesssecssesseseses 832.5.2 Về số lượng yếu 16 CAU LAO ceecsessesssessessesssessessesssssssssecsessusssessecsecssesseeseess 842.5.3 VE MO hirrh 5g an 84Pu 86CHƯƠNG 3 DOI CHIEU DAC DIEM ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ VŨ KHÍ

,ˆ90j;4i% 0 LBÄ 88

3.1 Các phạm trù nội dung của thuật ngữ vũ khí Anh-VIỆt «<- 88

3.2 Đặc điểm định danh của thuật ngữ vũ khí Anh-Việt xét theo kiểu ngữ nghĩa 89

3.2.1 Đặc điểm định danh của thuật ngữ vũ khí tiếng Anh xét theo kiểu

1378/14/17 909

3.2.2 Đặc điểm định danh của thuật ngữ vũ khí tiếng Việt xét theo kiểu

NG NNT ieee 0a)ạ 91

3.2.3 Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ vũ Anh- Việt xét theo kiểu ngữ

3.3 Đặc điểm định danh của thuật ngữ vũ khí Anh-Việt xét theo cách thức biểu thị 93

3.3.1 Đặc điểm định danh của thuật ngữ vũ khí Anh- Việt xét theo lối hòa kết

hay phâh tich tinh vecececcssccescecessesseceecsceesecsseeseeeseesecececseeseeeseesseeeeseesseseeeeaees 93

Trang 7

3.3.2 Mô hình định danh thuật ngữ vũ khí Anh- VIỆT -c 5+5 << s+<cs+sx 95

3.3.3 Đối chiếu đặc điềm định danh thuật ngữ vũ khí Anh- Việt xét theo cách

0077800127871 PP na 1173.4 Điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm định danh của thuật ngữ vũ khí

Anh-ViỆ 2 52 2s 2E EE2E1211271127112711211211271.112111 1T11 1111k 118

3.4.1 Xét theo kiểu ngữ NNT veccecceccesscescessessesseessessessesssessessessesssssessesseessesses 1183.4.2 Xét theo cách thức biểu thị eccccecccsseecsessessssssessessessesssessessessessseesessessseeees 1213.5 Tiểu KGt oeccceccsccccsessesssssessessessusssessessssssessessessuessessessessusssessessessuessessesseseseeses 1231CHUONG 4 TUONG DUONG DICH THUAT VA CHUAN HOA THUAT

NGU VŨ KHÍ ANH - VIET oo ccccceccccccccecsccsecsessssssessessecsusssessesscsssssessessessssseeees 123

4.1 Thực trạng tương đương dich thuật thuật ngữ vũ khí Anh-Việt 123

4.1.1 Tương đương dịch thuật thuật ngữ vũ khí Anh-Việt xét về phương diện

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VA CHỮ VIET TAT

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1: Đặc điểm cấu tạo TNVK trong tiếng Anh và tiếng Việt - 59

Bảng 2.2: Phương thức cau tạo TNVK tiếng Anh là từ ¿ -¿©csccscccs+ 60 Bảng 2.3: TNVK tiếng Anh là từ phái sinh xét theo phương thức cau tạo 61

Bang 2.4: TNVK tiếng Anh là từ ghép xét theo phương thức cấu tạo - 61

Bảng 2.5: Phương thức cau tạo TNVK tiếng Việt là từ ¿©7ccccccccccree 63 Bảng 2.6: TNVK tiếng Việt là từ ghép xét theo phương thức cấu tạo - 64

Bảng 2.7: Số lượng YTTN trong TNVK tiếng Anh có cấu tạo là từ 66

Bang 2.8: Số lượng YTTN trong TNVK tiếng Việt có cấu tạo là từ - 67

Bảng 2.9: Số lượng YTTN trong TNVK tiếng Anh có cấu tạo là ngữ 68

Bang 2.10: Số lượng YTTN trong TNVK tiếng Việt có cau tạo là ngữ 69

Bang 3.1: Số lượng TNVK tiếng Anh xét theo lối hòa kết hay phân tích tính 94

Bảng 3.2: Số lượng TNVK tiếng Việt xét theo lối hòa kết hay phân tích tính 94

Bang 3.3: Các đặc trưng định danh thuật ngữ vũ khí tiếng Anh - 97

Bảng 3.4: Các đặc trưng định danh thuật ngữ vũ khí tiếng VIỆ( - 108

Bảng 4.1: Các kiểu tương đương dịch thuật TNVK Anh-Việt về hình thức 125

Bảng 4.2: Các kiểu tương đương dich thuật TNVK Anh-Việt theo nội dung 127

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Song hành với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học vàcông nghệ hiện đại, ngành công nghiệp chế tao vũ khí ở các nước tiên tiến trên thégiới cũng được chú trọng phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Đặc biệt,các nước phát triển có nền khoa học công nghệ cao như Nga, Mỹ đã sáng chế ra ratnhiều loại vũ khí có uy lực mạnh, có tính năng siêu việt và độ chính xác cao nhưsúng, pháo, tên lửa, tàu ngầm, máy bay chiến đấu, xe tăng, Những loại vũ khí nàykhông chỉ góp phan to lớn bảo vệ an ninh, chủ quyền lãnh thổ của mỗi quốc gia màcòn tạo ra sự răn đe không nhỏ đối với các quốc gia khác trong bối cảnh tình hìnhchính trị có nhiều diễn biến phức tạp Tat nhiên, mọi người có thé thay mặt trái của

vũ khí ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hoà bình và an ninh nhân loại nhưngkhông phải vì thế mà ngành công nghiệp này bị kìm hãm sự phát trién

Ở Việt Nam, ngành chế tạo vũ khí đã được quan tâm phát triển ké từ khinước nhà giành được độc lập vào năm 1945 Đến nay, ngành này đã đạt được không

ít thành tựu ấn tượng về cải tiến các loại vũ khí sẵn có hay các phát minh một sốloại vũ khí mới Những điều này góp phần thiết thực giúp Quân đội Nhân dân ViệtNam giành được những thang lợi vẻ vang, chấn động năm châu bốn bể khi đấutranh chống lại các nước dé quốc hùng mạnh như thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.Tuy nhiên, khả năng chế tạo các loại vũ khí mới mà có nhiều tính năng hiện đại,thông minh còn khá hạn chế Một trong những hệ quả của điều này là việc địnhdanh các loại vũ khí hiện đại có nhiều đặc điểm, chức năng ưu việt và việc xâydựng hệ thống thuật ngữ vũ khí (TNVK) chủ yếu dựa vào các thuật ngữ tiếng Anh,tiếng Nga, v.v

Nhu chúng ta biết, thuật ngữ là hệ thống từ ngữ khoa hoc phản ánh sự pháttriển của một ngành khoa học hay lĩnh vực chuyên môn cụ thể Nghiên cứu về thuậtngữ đã được chú ý từ rất lâu, và cho đến nay, những nghiên cứu về thuật ngữ vẫntiếp tục được chú ý song song cùng với sự phát triển của khoa học-công nghệ Do

đó, công tác nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với quá

Trang 11

trình phát triển khoa học công nghệ của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong giai đoạnphát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng hơn bao giờ hết hiện nay Đối với ngành chếtạo vũ khí, một ngành có vai trò quan trọng đối với nền an ninh quốc phòng của mỗiquốc gia, công tác nghiên cứu về TNVK cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự pháttriển của ngành Tuy nhiên, việc nghiên cứu này ở Việt Nam vẫn chưa nhận đượcnhiều sự quan tâm thích đáng.

Xem xét lịch sử nghiên cứu, có thé nói, số lượng các công trình, bài nghiêncứu liên quan đến thuật ngữ vũ khí còn hạn chế Đặc biệt, những công trình nghiêncứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu đối chiếu TNVK trong hai ngôn ngữ - tiếngAnh và tiếng Việt cho đến thời điểm này hoàn toàn chưa có Trong khi những nămgan đây, việc nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ của một chuyên ngành nào đó giữa

tiếng Anh và tiếng Việt đã được thực hiện trên rất nhiều lĩnh vực khoa học, chuyên

môn cụ thể Chính vì vậy, việc khảo sát sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấutạo, đặc điểm định danh và vẫn đề tương đương dịch thuật giữa hệ TNVK tiếng Anh

và tiếng Việt sẽ giúp ích cho việc chỉnh lý, chuẩn hóa TNVK tiếng Việt nhằm nângcao năng lực sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực vũ khí, biên soạn từ điển đối dịch và

từ điển giải thích TNVK Có thé thấy, đây là việc làm cần thiết, cần được triển khai

nghiên cứu Với những lý do trên, chúng tôi chọn nội dung nghiên cứu “Nghiên

cứu đối chiếu thuật ngữ vũ khí Anh- Việt” đề làm đề tài luận án.

2 Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu

2.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ TNVK tiếng Anh với 1083 thuật ngữ

và các tương đương dịch thuật của hệ thuật ngữ này trong tiếng Việt Những thuậtngữ này được thu thập trong các cuốn từ điển quân sự Anh-Việt và một số giáotrình tiếng Anh quân sự được sử dụng dé giảng day trong các trường quân đội Tuynhiên, chỉ những thuật ngữ biểu đạt các khái niệm hoặc đối tượng gọi tên các loại

vũ khí mới được chú ý thu thập, còn tên riêng của các loại vũ khí - tức danh pháp

chỉ vũ khí - sẽ không được chúng tôi lựa chọn bởi vì chúng không thuộc đối tượng

nghiên cứu của luận án.

Trang 12

2.2 Pham vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án là chỉ tập trung vào các TNVK tiếng Anh cótương đương chuyền dịch trong tiếng Việt mà được biên soạn trong các cuốn từđiển, giáo trình phục vụ cho công tác giảng dạy về tiếng Anh quân sự hiện nay CácTNVK tiếng Anh chưa có tương đương chuyền dịch trong tiếng Việt không đượcthu thập vì luận án chú trọng đến cả nghiên cứu đối chiếu và khảo sát, đánh giá

tương đương dịch thuật TNVK Anh-Việt.

2.3 Tw liệu nghiên cứu

Vì luận án tập trung khảo sát, đánh giá tương đương dịch thuật TNVK

Anh-Việt, nên tư liệu nghiên cứu chúng tôi ưu tiên lựa chọn là các cuốn từ điển quan sựđối dịch Anh-Việt được lưu hành rộng rãi ở nhiều trường quân sự, đặc biệt là cuốn

Từ điển quân sự Anh-Việt với hơn 70000 mục từ do nhóm tác giả Phạm Bá Toàn,Nguyễn Văn Tư, Phạm Sĩ Tám biên soạn năm 2007 Ngoài ra, luận án cũng lựachọn thêm một số giáo trình tiếng Anh quân sự là tài liệu chính thức được dùngtrong quá trình dạy và học ở một số trường quân sự ở Việt Nam Các tư liệu cụ thểgồm:

1 Từ điển quân sự Anh-Việt, Phạm Bá Toàn, Nguyễn Văn Tư, Phạm Sĩ

Tám, NXB Quân đội nhân dân, 2007.

2 Từ điền Anh-Việt quân sự, NXB Quân đội nhân dân, 2006

3 Từ điển Anh-Việt quân sự, Phạm Công Tuấn, NXB Quân đội Nhân dân,

Trang 13

Luận án nghiên cứu đối chiếu TNVK Anh-Việt không chỉ nhằm xác định

điểm tương đồng và khác biệt về mặt cấu tạo và định danh giữa hai hệ thuật ngữ màcòn nhằm khảo sát và đánh giá tương đương dịch thuật TNVK Anh-Việt Trên cơ sở

đó, luận án đề xuất chỉnh lý, chuẩn hóa các TNVK tiếng Việt chưa đạt chuẩn với

mong muốn góp phần nho nhỏ vào quá trình chuẩn hóa hệ thuật ngữ khoa học tiếng

Việt.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé dat được các mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ

- Khảo sát và đánh giá tương đương dịch thuật TNVK Anh-Việt.

4 Phương pháp nghiên cứu của luận án

Đề thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các phương

pháp và thủ pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:

> Phương pháp miêu tả

Phương pháp miêu tả là hệ thống các thủ pháp nghiên cứu dùng dé thể hiệnđặc tính của các hiện tượng ngôn ngữ trong một giai đoạn phát triển nào đó

[Nguyễn Thiện Giáp, 2015, tr 422] Phương pháp miêu tả được luận án vận dụng

để miêu tả đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh của thuật ngữ vũ khí bang cachphân tích các yêu tô cau tao thuật ngữ, phan loại va miêu tả các đặc trưng được sửdụng dé định danh thuật ngữ

> Phương pháp đổi chiếuPhương pháp đối chiếu được vận dụng để phát hiện ra những điểm tươngđồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh của TNVK trong tiếng

Trang 14

Anh và tiếng Việt Đồng thời, phương pháp đối chiếu cũng được sử dụng kết hợpvới phương pháp dịch dé tìm ra các phương pháp thích hợp dé chuyên dich cácTNVK tiếng Anh sang tiếng Việt.

> Phương pháp nghiên cứu dịch thuật

Phương pháp nghiên cứu dịch thuật được dùng đề khảo sát cách thức chuyêndịch TNVK tiếng Anh sang tiếng Việt về phương diện hình thức, phương diện nộidung và phương pháp chuyền dịch

Ngoài ra, luận án còn vận dụng một số thủ pháp nghiên cứu khác, gồm: thủpháp thống kê, thủ pháp mô hình hóa Những thủ pháp này được vận dụng nhằmxác định tần số của các thuật ngữ, tần số của các đặc điểm về cấu tạo và định danh, Kết qua thong kê được thé hiện thành các bảng biểu, các mô hình Trên cơ sở đó,luận án có thể tiến hành phân tích, đối chiếu hệ TNVK tiếng Anh với hệ TNVKtiếng Việt theo các bình diện nghiên cứu

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Có thể nói đây là luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đối chiếu các bìnhdiện cấu tạo, định danh và tương đương dịch thuật giữa TNVK tiếng Anh vớiTNVK tiếng Việt Kết quả của luận án sẽ cung cấp những mô hình cấu trúc điểnhình dé cấu tạo TNVK ở hai ngôn ngữ; làm rõ đặc điểm định danh TNVK trong haithứ tiếng xét về mặt ngữ nghĩa và cách thức thé hiện; và chỉ ra sự tương đồng vàkhác biệt về đặc điểm cấu tạo và đặc điểm định danh giữa hệ TNVK tiếng Anh và

hệ TNVK tiếng Việt

Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án có cơ sở dé đề xuất các phương phápchuyển dịch hiệu quả các TNVK tiếng Anh sang tiếng Việt va đề xuất lựa chon,chỉnh lý, chuẩn hóa các TNVK Anh-Việt chưa đạt chuẩn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Về mặt lý luận

Luận án chỉ ra những tương đồng và dị biệt về đặc điểm cấu tạo và đặc điểmđịnh danh của TNVK tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt;

10

Trang 15

Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm minh chứng củng cé lý thuyết về đốichiếu, định danh và chuyên dịch thuật ngữ khoa học, xây dựng và hoàn thiện hệthong TNVK tiếng Việt.

6.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể:

Giúp người đọc hiểu rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh của TNVKAnh-Việt và phương pháp chuyên dịch TNVK tiếng Anh sang tiếng Việt;

Góp phan chỉnh lý, chuẩn hóa những TNVK tiếng Việt chưa đạt chuẩn;

Là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho quá trình giảng dạy và biên soạn

giáo trình tiếng Anh chuyên ngành quân sự và biên soạn từ điển TNVK Anh-Việt

7 Bố cục của luận án

Ngoài các phần Mở dau, Kết luận, Danh mục các công trình đã công

bồ liên quan đến luận án, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án bao gồm 4 chương

như sau:

CHUONG 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận

CHƯƠNG 2 Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ vũ khí Anh-Việt

CHƯƠNG 3 Đối chiếu đặc điểm định danh thuật ngữ vũ khí Anh-Việt

CHƯƠNG 4 Tương đương dịch thuật và chuẩn hóa thuật ngữ vũ khí Anh-Việt

11

Trang 16

CHƯƠNG 1TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong chương 1, chúng tôi sẽ trình bày khái quát những nét chính về tìnhhình nghiên cứu thuật ngữ và thuật ngữ vũ khí trên thế giới và ở Việt Nam Chúngtôi cũng trình bày những vấn đề cơ bản về ngôn ngữ học đối chiếu, lý thuyết địnhdanh, lý thuyết dịch thuật làm cơ sở cho việc nghiên cứu luận án

1.1 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ

1.1.1 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới

Từ thế kỷ 18, việc nghiên cứu về thuật ngữ thường do các nhà nghiên cứutrong lĩnh vực khoa học tự nhiên thực hiện Trong số này, giới nghiên cứu thấy nổilên một số tên tuổi hàng đầu như: nhà sinh vật học Carl von Linne/Carl Linnaeus(1707-1778), người đưa ra qui tắc phân loại và đặt tên đôi các loài thực vật mà saunày được sửa đổi, bố sung thành qui tắc quốc tế về cách đặt tên thực vật [Das,

2018]; các nhà nghiên cứu hóa học như Louis-Bernard Guyton Morveau

(1737-1816), người cải cách các danh pháp hóa học mang tính cồng kênh [Wisniak, 2003],

hay Antoine-Laurent Lavoisier (1743-1794), cha đẻ của hóa học hiện đại

[Rappaport, 1963], v.v Có thé nói, các nhà nghiên cứu trên là những người đặtnền móng cho lĩnh vực sinh học, hóa học và cũng là những người đi tiên phong, cóvai trò quan trong trong việc chuẩn hóa danh pháp thực vật học, động vật học vàhóa học Tuy nhiên, cho đến tận đầu thế kỉ XX, việc nghiên cứu thuật ngữ mớimang tính chuyên sâu và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của thuật ngữ họcnói riêng và ngôn ngữ học nói chung Từ đó, công tác nghiên cứu thuật ngữ mới bắtđầu có những định hướng khoa học, những phương pháp và nguyên tắc nghiên cứu

rõ ràng thé hiện qua các công trình nghiên cứu

Từ những năm 1930, việc nghiên cứu thuật ngữ thực sự diễn ra một cách sâu

rộng và nở rộ Những công trình nghiên cứu trong thời kỳ này tạo nên những bước

ngoặt lớn và được xem là nền tảng cơ bản cho sự phát triển sâu rộng và lâu dài củangành thuật ngữ học Các nhà khoa học Xô Viết cũ (Nga), Tiệp Khắc (Cộng hòa

12

Trang 17

Séc) và Áo là những người góp công lớn trong thời kì này và nhờ đó mà thế giớiđược chứng kiến sự hình thành của ba trường phái nghiên cứu thuật ngữ lớn là:Trường phái nghiên cứu thuật ngữ Áo, Trường phái nghiên cứu thuật ngữ Tiệp Khắc vàTrường phái nghiên cứu thuật ngữ Xô Viết Đây chính là các trường phái coi thuật ngữ

học là một chuyên ngành nghiên cứu độc lập trong giai đoạn 1970-1990.

Trường phái nghiên cứu thuật ngữ Áo: Người khai sinh ra trường phái thuậtngữ Ao là E Wiister (1902-1977) [Felber, 1981; Campo, 2012] Ông là người đưa

ra nhiều luận điểm khoa học về thuật ngữ có sức ảnh hưởng rất lớn đối với các nhànghiên cứu khác ở Áo và các nước vùng Trung Âu và Bắc Âu (Áo, Đức, Na Uy,

Thuy Si, Dan Mạch) trước đây cũng như ngành thuật ngữ học hiện đại Những luận

điểm khoa học của ông mà không thể không nhắc đến chính là các luận điểm đượcông trình bày trong công trình luận án tiến sĩ Wiister của ông vào năm 1931 Nhữngluận điểm này đã mở ra các đường hướng, phương pháp và nguyên tắc nghiên cứurộng mở cho nghiên cứu lí luận và thực tiễn của thuật ngữ Cụ thể là: xác định

phương pháp nghiên cứu thuật ngữ; phương pháp xử lý dữ liệu thuật ngữ; xác định

tên gọi của hệ thong khái niệm, đối tượng trong lĩnh vực kĩ thuật và cuối cùng là

một số nguyên tắc xây dựng thuật ngữ Trọng tâm nghiên cứu của trường pháinghiên cứu thuật ngữ Ao là tập trung vào chuẩn hóa các thuật ngữ và các khái niệm.Hướng nghiên cứu của trường phái này bắt nguồn từ nhu cầu chuẩn hóa thuật ngữcủa các nhà kĩ thuật và các nhà khoa học trong lĩnh vực của họ nhằm đảm bảo sựgiao tiếp hiệu quả và truyền tải chính xác kiến thức chuyên môn

Trường phái nghiên cứu thuật ngữ Tiệp Khắc: Các nhà khoa học Tiệp Khắchướng mọi hoạt động cơ bản vào việc xây dựng hệ thuật ngữ tiếng Slavơ trong sựđối lập với các thuật ngữ tiếng Đức và Hy Lạp - Latin [Nguyễn Đức Tôn, 2008].Đại diện ưu tú nhất của trường phái thuật ngữ Tiệp Khắc là L Drodz Ông là nhànghiên cứu tiếp cận thuật ngữ theo hướng chức năng luận của trường phái Praha.Các học giả của trường phái này có sự quan tâm đặc biệt đến chuẩn hóa ngôn ngữ

nói chung và thuật ngữ nói riêng Trường phái này thường tập trung miêu tả đặc

điểm cấu tạo và chức năng của ngôn ngữ mà ở đó thuật ngữ đóng vai trò quan trọng

13

Trang 18

Ngôn ngữ chuyên ngành được trường phái này xem là mang tính văn phong nghềnghiệp và ton tại song hành cùng với những văn phong khác như văn học, báo chí,

kỹ thuật và hội thoại Vì thế, thuật ngữ được coi là những đơn vi tạo nên các vănphong nghề nghiệp cụ thé Và thuật ngữ còn được hình thành tùy thuộc vào bản chat

ngôn ngữ ở mỗi khu vực địa lí khác nhau Vì lẽ đó, trường phái thuật ngữ Tiệp

Khắc rất chú trọng đến van đề chuẩn hóa các ngôn ngữ và chuẩn hóa thuật ngữ

Trường phái nghiên cứu thuật ngữ Xô Viết: Không giỗng các nhà ngôn ngữhọc Tiệp Khắc, các học giả Xô Viết thực hiện các nghiên cứu theo hướng quốc tếhóa các thuật ngữ Trong hơn một thế kỉ hình thành và phát triển, trường pháinghiên cứu thuật ngữ Xô Viết đã đạt được rất nhiều thành tự to lớn Hàng nghìn bàibáo, hàng nghìn từ điển bách khoa thuật ngữ chuyên ngành được công bố, hàngtrăm luận án tiến sĩ và phó tiến sĩ ra đời Đặc biệt, những công trình về mặt lý luận

ngôn ngữ cua D S Lotte, E K Drezen, A A Reformatsklj và G O Vinokur

[Nguyễn Văn Lợi (2010)] Tuy nhiên, do hình thành, phát triển sau và chịu ảnhhưởng bởi Wũster nên trường phái nghiên cứu thuật ngữ Xô Viết vẫn tập trungnghiên cứu việc chuân hóa các khái niệm, chuẩn hóa các thuật ngữ phát sinh từ các van

đề liên quan đến chủ nghĩa đa ngôn ngữ ở Xô Viết Quá trình phát triển của trường pháinghiên cứu thuật ngữ Xô Viết được chia làm bốn giai đoạn, gồm: Giai đoạn chuẩn bị(1870 - cuối những năm 1920); giai đoạn thứ nhất (1930 - 1960); giai đoạn thứ hai (1970

- 1990); và giai đoạn thứ ba (từ thập niên cuối của thế kỉ XX) Qua các thời kì phát triển,các nhà nghiên cứu thuật ngữ Xô Viết quan tâm chủ yếu đến các vấn đề: phương thứcsáng tạo thuật ngữ, nguyên tắc xây dựng thuật ngữ, chỉnh lý thuật ngữ Hiện nay, khoahọc thuật ngữ Xô Viết đã phát triển lên tầm cao mới theo hướng tri nhận luận [theo Hà

Quang Năng (2012) và Nguyễn Văn Lợi (2010)].

Nhìn chung, điểm xuất phát của cả ba trường phái nghiên cứu thuật ngữ nóitrên là đều coi thuật ngữ như là một phương tiện dé diễn đạt, truyền đạt tri thức vàgiao tiếp hiệu quả trong các lĩnh vực khoa học chuyên ngành Vì thé, ho cùng tiếnhành nghiên cứu các đặc điểm của thuật ngữ nhằm mục đích xây dựng và chuẩn hóathuật ngữ Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu của ba trường phái trên đã

14

Trang 19

tạo nên những cơ sở lý thuyết nền tang chi phối các hoạt động nghiên cứu về thuật

ngữ ở các nước khác.

Từ những năm cuối của thế ki XX trở lại đây, thuật ngữ vẫn tiếp tục thu hútđược sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu khác Nhưng các nhà nghiên cứu lại cóquan điểm và hướng nghiên cứu khác với ba trường phái thuật ngữ Áo, Xô Viết vàTiệp Khắc mà họ gọi là 3 trường phái thuật ngữ cô điền

Các tác giả như Sager (1990), Cabré (1995), Kageura (2002), Temmerman

(2000) đều cho rằng thuật ngữ học không phải là một chuyên ngành khoa học độclập và không thé tách nó ra khỏi ngôn ngữ học Trong đó Temmerman (2000, tr.16)phản bác lại 5 nguyên tắc căn bản của thuật ngữ học truyền thống như sau:

Nguyên tắc của thuật ngữ họctruyền thống

1) Thuật ngữ học xuất phát từ khái niệm

mà không cần xem xét đến ngôn ngữ

2) Một khái niệm có tính rõ ràng và có

thể được chỉ định một vị trí trong một

hệ thống khái niệm có cấu trúc mang

tính logic học hoặc bản thể học

3) Một khái niệm được định nghĩa theo

cách lý tưởng là định nghĩa theo nội

hàm.

4) Một khái niệm được quy cho một

thuật ngữ và một thuật ngữ chỉ biểu

đạt một khái niệm.

5) Khái niệm/thuật ngữ được xác lập

là có định

Luận diém phan bác

- Ngôn ngữ đóng vai trò trong nhận

thức và truyền đạt các phạm trù

- Nhiều phạm trù còn chưa rõ ràng vàkhông thể được phân loại theo cácphương tiện của logic học và bản thé học

- Định nghĩa theo nội hàm là vừa không khả thi và không đáp ứng đủ kì vọng.

- Sự đa nghĩa, đồng nghĩa và ngôn ngữmang nghĩa bóng có diễn ra và thiết

thực trong ngôn ngữ chuyên môn.

- Các phạm trù phát triển, các thuật ngữ

thay đôi vê nghĩa, quan niệm biên đôi theo.

Sager (1990) bác bỏ quan niệm cho rằng thuật ngữ học là một ngành nghiên

cứu độc lập vì theo E Wiister, nó là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành có liên quan

đến ngôn ngữ học, bản thể học, logic học và khoa học thông tin do ít nhiều đều bàn

15

Trang 20

về mối quan hệ khái niệm-thuật ngữ Ngoài ra, tác giả cho rằng thuật ngữ học cònliên quan đến triết học, nhận thức luận, tâm lý học, ngôn ngữ học, ngôn ngữ họcứng dụng và từ điển học, và không thể tách thuật ngữ khỏi ngôn ngữ mà phảinghiên cứu thuật ngữ trong văn bản hoặc giao tiếp [tr.1-7].

Cabré (1995), Temmerman (1998) và Temmerman (2000) cho rằng một sốhiện tượng thuật ngữ có thé được mô tả tốt hơn bằng cách sử dụng các cấu trúc khái

niệm có tính linh hoạt và hiệu lực cao hơn như lý thuyết điển mẫu Họ nhấn mạnh

mối quan hệ linh hoạt giữa các khái niệm và thuật ngữ cũng như khó khăn trongviệc xác định đường biên của một khái niệm Do vậy, họ hướng về bình diện ngôn

ngữ tự nhiên của thuật ngữ học.

Bên cạnh việc đưa ra các luận điểm phản bác lại quan điểm và nguyên tắccủa thuật ngữ học truyền thống, các nghiên cứu mới được thực hiện theo ba hướng

cơ bản: nghiên cứu thuật ngữ học theo hướng ngôn ngữ học (linguistic approach), nghiên cứu thuật ngữ học theo hướng dịch thuật (translation-oriented approach) và

nghiên cứu thuật ngữ học theo hướng kế hoạch hóa ngôn ngữ (language planning)

Hướng nghiên cứu thuật ngữ học theo góc độ ngôn ngữ học chủ yếu vẫn dựavào nền tang lý thuyết thuật ngữ học truyền thống được phát triển bởi E Wiister vànhững học giả kế thừa hướng nghiên cứu của ông Cơ sở lý thuyết của hướngnghiên cứu này là Lý thuyết thuật ngữ học tổng quát (General Theory ofTerminology) Cũng xuất phát từ góc độ ngôn ngữ học, nhưng Cabré (2003) nghiêncứu lý thuyết thuật ngữ trên bình diện giao tiếp, với tên gọi là Lý thuyết thuật ngữhọc theo hướng giao tiếp (Communicative Theory of Terminology) Bà cho rằngWiister đã phát triển một lý thuyết thuật ngữ theo hướng chuan hóa nhằm đảm bảo

sự giao tiếp đa ngôn ngữ được rõ ràng nhưng chưa phải một lý thuyết thuật ngữthực sự xem xét đến sự đa dạng về chung loại va đồ sộ về số lượng của chúng [tr.165-167] Do vậy, Cabré đã hướng tới xây dựng một lý thuyết mới về thuật ngữ họcdựa trên hai nhận định: 1) thuật ngữ học với tư cách một ngành chuyên môn nhấtđịnh phải tiền giả định được các nhu cầu liên quan đến việc biểu đạt và chuyển dịchtri thức chuyên môn đồng thời đưa ra các giải pháp thỏa đáng; 2) đối tượng trung

16

Trang 21

tâm của thuật ngữ học là các đơn vi thuật ngữ mang tính đa diện vi nó đồng thờivừa là thực thể của nhận thức (khái niệm), vừa là thực thể ngôn ngữ (thuật ngữ) và

thực thé giao tiếp (tinh huống) [tr.182-187].

Nghiên cứu thuật ngữ theo hướng dịch thuật và kế hoạch hóa ngôn ngữ xuấtphát từ nhu cầu trao đổi ngôn ngữ của các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tô chức quốc

tế giao tiếp bằng hai hoặc nhiều ngôn ngữ khác nhau, như vùng Quebec (Canada),Walloon (Bi) hay các tô chức quốc tế như Liên hợp quốc, FAO, UNESCO Nghiêncứu thuật ngữ trong môi trường đa ngôn ngữ sẽ rất thiết thực cho công tác dịchthuật vì chuyển dịch thuật ngữ đòi hỏi dịch giả phải có cả kiến thức ngôn ngữ vàchuyên môn Hướng nghiên cứu này góp phần tạo ra nguồn ngữ liệu thuật ngữ vôcùng hữu ích dé tra cứu và từng bước xây dựng các hệ thuật ngữ tương đương trongnhiều ngôn ngữ

Theo hướng kế hoạch hóa ngôn ngữ, Antia (2000) xây dựng chiến lược mới

về quản lý, kế hoạch hoá ngôn ngữ, thuật ngữ và áp dụng vào thực tiễn ở một số

nước châu Phi Các nội dung cơ bản gồm: 1) nguồn thuật ngữ cần được lựa chọn,

phân loại và sắp xếp; 2) việc quản lý thuật ngữ phải được thực hiện thông qua chiếnlược ngôn ngữ, hệ thống thuật ngữ, tiếp cận theo hướng xã hội học, giao tiếp và trithức; 3) thuật ngữ cần được nghiên cứu trong các mối quan hệ giữa các yếu tố: động

lực, tác nhân, lĩnh vực, thách thức từ các mối quan hệ cộng đồng, phương pháp thực

hiện; 4) thuật ngữ cần được kế hoạch hóa thông qua các mô hình và chính phủ cầnquản lý các mô hình này; 5) công tác nghiên cứu thuật ngữ cần được thực hiện

thông qua nghiên cứu ngôn ngữ văn bản, nghiên cứu ngôn ngữ chuyên ngành,

nghiên cứu ngôn ngữ hoc; và 6) cần phải rối wu hóa và tdi thiết kế nguồn ngữ liệuthuật ngữ (tối uu hóa đề cập đến việc cải thiện nguồn ngữ liệu thuật ngữ sẵn có dé

nó phục vụ tốt hơn chức năng thúc day quá trình tạo ra nó, còn tdi thiét kế là trang

bị lại công cụ cho nguồn ngữ liệu thuật ngữ dé nó phục vụ một chức năng mới hoặc

mở rộng trong bat cứ trường hợp nào hay có thể hiểu là sự tìm kiếm các chiến lược

có khả năng hỗ trợ sự chuyên đổi chức năng của nguôn ngữ liệu thuật ngữ).

17

Trang 22

Có thể thấy, thuật ngữ học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau

kể từ thé kỷ 18 với một số đường hướng khác nhau Về cơ bản, nhiều nhà ngôn ngữhướng đến việc xác định các nguyên tắc phù hợp cho việc xây dựng, mô ta và chuẩnhóa thuật ngữ nhằm dam bảo tính chính xác, hiệu quả trong việc biéu đạt, chuyểndich và phát triển các hệ thuật ngữ chuyên môn

1.1.2 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam

Thực tế nghiên cứu thuật ngữ khoa học ở Việt Nam được khởi xướng từ đầuthé ki XX với một số ít thuật ngữ lẻ tẻ trong vài lĩnh vực hẹp Dương Quảng Ham(1919) được cho là người mở đầu cho công cuộc nghiên cứu về thuật ngữ Tác giảcho răng tiếng An Nam không nên mượn từ tiếng Pháp mà nên mượn từ tiếng Tàu(chữ Nho) dé chuyén dịch các thuật ngữ, vi về triết học, khoa học, kĩ nghệ, tiếngTàu “vừa tiện vừa chóng”, “đồng-chủng” với tiếng ta, sang, đúng nghĩa và rõ ràng[tr.292-293] Vũ Công Nghi (1922) và Nguyễn Ứng (1924) cũng lần lượt bày tỏquan điểm tương tự trong các ấn phẩm như Tiếng An Nam có nghèo không? và Về

sự dịch tiếng hóa học Tiếp đến là công trình Hán Việt Từ điển của Đào Duy Anhđầu những năm 1930, với nhiều thuật ngữ thuộc nhiều môn khoa học khác nhau

được định nghĩa, giải thích [Đào Duy Anh, 2005].

Tiếp đó phải kế đến công trình “Danh tir khoa hoc” của tác giả Hoang XuânHãn (1942) Đây là công trình đầu tiên được trình bày một cách có hệ thống về các

danh từ khoa học (toán, vật lí và hóa học) trong tiếng Việt băng chữ quốc ngữ Và

trong công trình này, tác giả đã đưa ra ba phương thức xây dựng thuật ngữ băngcách dựa vào từ ngữ thông thường, phiên âm từ các ngôn ngữ An-Au và mượn tiếngHán Ông cũng đưa ra tám yêu cau cốt lõi cần phải đáp ứng khi đặt tên một thuậtngữ khoa học Tiếp bước công trình Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hãn, rấtnhiều công trình về thuật ngữ thuộc các lĩnh vực khác nhau cũng bắt đầu được

biên soạn và công bố Trong đó có các công trình như: Danh tir vạn vật học của

Đào Văn Tiến (1945); hay Danh từ y học của Lê Khắc Thiền và Phạm Khắc

Quảng (1951).

18

Trang 23

Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, nước nhà thống nhất, công tác xâydựng thuật ngữ tiếp tục được đây mạnh, phát triển và đạt được nhiều thành tựu cảtrong xây dựng đường hướng phát triển và công tác nghiên cứu.

Đáng chú ý, năm 1959, Ủy ban Khoa học nhà nước được thành lập, trong đó

có Tổ Thuật ngữ-Từ điển khoa học Điều này đánh dau sự phát triển có kế hoạch dàihạn của ngành khoa học-kỹ thuật nước ta Vào tháng 12 năm 1964, Ủy ban Khoahọc nhà nước đã tô chức Hội nghị khoa học lần thứ nhất, bàn về Vấn đề xây dựngthuật ngữ khoa học Hội nghị đã thành lập được một Ban chuyên nghiên cứu vềthuật ngữ bao gồm các nhà khoa học như: Tạ Quang Bửu, Nguyễn Thạc Cát,Nguyễn Tài Cân, Nguyễn Văn Chiến, Ngụy Như Kon Tum, Lưu Vân Lăng, vàđưa ra Dé án về “Quy tắc phiên chuyển thuật ngữ An-Au ra tiếng Việt” Hội nghịlần 2 diễn ra vào tháng 5 năm 1965, một bản Đề án mới về qui tắc phiên thuật ngữnước ngoài ra tiếng Việt đã được trình bày và sau đó tiếp tục được chỉnh sửa vàthong nhất bởi Hội đồng Thuật ngữ-Từ điển khoa học Tháng 6 năm 1966, Quy địnhtạm thời về qui tắc phiên thuật ngữ nước ngoài ra tiếng Việt được Ủy ban Khoa học

xã hội Việt Nam công bồ và yêu cầu áp dụng tạm thời trong tat cả các lĩnh vực khoahọc [Lê Quang Thiêm, 2018] Điều này góp phần thúc đây công tác xây dựngthuật ngữ cũng như công tác nghiên cứu thuật ngữ phát triển mạnh mẽ Và chỉsau hơn 10 năm, các nhà nghiên cứu thuật ngữ đã biên soạn được hơn 50 cuốnthuật ngữ đối chiếu trong hoàn cảnh chính trị và kinh tế gặp nhiều khó khăn [Hà

Quang Năng, 2009].

Từ năm 1975, vấn đề chuẩn hóa chính tả và thuật ngữ liên tiếp được tậptrung trình bày và thảo luận tại nhiều hội nghị khoa học lớn với sự tham gia củanhiều nhà ngôn ngữ học, các nhà khoa học và cả các chuyên gia có uy tín thuộcnhiều lĩnh vực khác nhau Kết quả là, đã có nhiều công trình và báo cáo khoa họcđăng trên các tạp chí chuyên ngành Lê Khả Kế (1979) bàn “Về van dé thong nhất

và chuẩn hoá thuật ngữ khoa học tiếng Việt” trên tạp chí Ngôn ngữ; Lưu Vân Lăng(1979) với bài nghiên cứu Thống nhất về tiêu chuẩn của thuật ngữ khoa học; HoàngVăn Hành (1983) với ấn phẩm “Về sự hình thành và phát triển thuật ngữ tiếng

19

Trang 24

Việt”; Lê Khả Kế (1984) với công trình Chuẩn hóa thuật ngữ khoa học tiếng Việt,Chuẩn hóa chính tả và thuật ngữ Dang chú ý, vào năm 1984, Hội dong Chuẩn hóaChính tả và Hội đồng chuẩn hóa thuật ngữ đã được thành lập để thực hiện vai tròhoạch định đường hướng chung trong công tác giải quyết những vấn đề liên quanđến việc phiên chuyên thuật ngữ vay mượn Còn về công tác biên soạn từ điển thuậtngữ, theo thống kê của tác giả Lê Quang Thiêm (2018), giai đoạn 1996-2005 chứngkiến sự gia tăng đáng kinh ngạc với 172 cuốn từ điển thuật ngữ của 131 chuyênngành được xuất bản, nhiều hơn 2 lần so với giai đoạn 1986-1995 với 83 cuốn, vàgần 3 lần so với giai đoạn 1976-1985 với 65 cuốn.

Những năm đầu thế kỉ XXI, một số công trình đáng chú ý về thuật ngữ đượcthực hiện bởi các tác giả như Nguyễn Đức Tồn (2008) với Thuật ngữ học tiếng Việthiện đại, Hà Quang Năng (2009), với công trình Sự phát triển của từ vựng tiếngViệt nửa sau thế kỷ XX Những công trình này tổng kết một số vấn đề lý luận cơ bản

về thuật ngữ học, những vấn đề lý luận và thực tiễn của từ điển học thuật ngữ ở ViệtNam và nước ngoài, quan điểm mới về chuẩn hoá thuật ngữ Nguyễn Đức Tén(2008) trình bày và vận dụng lý thuyết điển mẫu vào quá trình nghiên cứu thuật ngữ

và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt Hà Quang Năng (2009) thì chi ra các phươngthức xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt Cả hai tác giả trên đều cho răng

năm 1930 là một cái mốc đánh dấu sự xuất hiện của thuật ngữ khoa học tiếng Việt,

ban đầu chủ yếu là thuật ngữ khoa học xã hội

Bên cạnh các công trình nghiên cứu về mặt lý luận, rất nhiều công trình khảosát thuật ngữ của một chuyên ngành cụ thé duoc thuc hién Đối với các thuật ngữtiếng Việt, các nghiên cứu chủ yếu tập trung tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, đặc điểmđịnh danh của các thuật ngữ và đề xuất phương hướng chỉnh lý, chuẩn hóa chúng.Người mở đầu cho hướng đi này là tác giả Vũ Quang Hào (1991) với Hệ thuật ngữquân sự tiếng Việt: đặc điểm và cầu tạo Công trình nay đã đưa ra những đánh giá

chuyên sâu, xác đáng về đặc điểm cấu tạo của hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt và

góp phan thúc đây việc xây dựng và thống nhất các van dé cụ thể đối với một hệthuật ngữ cụ thê Tiếp đó, hàng loạt các công trình luận án nghiên cứu về thuật ngữ

20

Trang 25

của nhiều chuyên ngành khác nhau được công bố, như: luận án “So sánh cấu tạothuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đạt” của NguyễnThị Bích Hà (2000); luận án “Khảo sát hệ thuật ngữ tin học viễn thông tiếng Việt”của Nguyễn Thị Kim Thanh (2005); luận án “Đặc điểm cầu tạo và ngữ nghĩa thuậtngữ sở hữu trí tuệ tiếng Việt” của Mai Thi Loan (2012); luận án "Nghiên cứu thuậtngữ kĩ thuật xây dựng tiếng Việt" của Vũ Thị Thu Huyền (2013); luận án "Nghiêncứu các phương thức cầu tạo hệ thống thuật ngữ khoa học tự nhiên (trên tư liệu

thuật ngữ Toán - Cơ - Tin học, Vật lý)" của Ngô Phi Hùng (2014); luận án "Nghiên

cứu thuật ngữ báo chí tiếng Việt" của Quách Thi Gam (2015); luận án "Nghiên cứuđặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt” củaNguyễn Quang Hùng (2016).

Đối với các thuật ngữ nước ngoài, các nghiên cứu chủ yếu: tập trung khảo sát đặcđiểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa, phương thức chuyên dịch thuật ngữ tiếng Anh sangtiếng Việt như ở luận án “Khảo sát thuật ngữ y học tiếng Anh và cách phiên chuyển sangtiếng Việt” của Vương Thị Thu Minh (2005) và luận án "Cách dich thuật ngữ Anh - Việt

chuyên ngành cảnh sát" của Nguyễn Thị Bích Hường (2014);

Hay gần đây nhất, các nghiên cứu thuật ngữ có xu hướng tập trung nhiều vàoviệc đối chiếu thuật ngữ Anh-Viét ở một ngành khoa học, lĩnh vực chuyên môn nào

đó như: luận án “Thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt và tương đương dịch thuậtcủa chúng trong tiếng Anh” của Không Minh Hoàng Việt (2017); luận án “Thudtngữ kĩ thuật thương mại Anh - Việt” của Trần Quốc Việt (2017); luận án “Khảo sátdoi chiếu chuyển dịch thuật ngữ tài chính Anh - Việt (trên văn bản chuyên ngành tàichính)” của Đỗ Thị Thu Nga (2018); luận án “Đối chiếu thuật ngữ hôn nhân và gia

đình Anh-Viét (Qua Family law act của Anh và Luật hôn nhân và gia đình của Việt

Nam) ” của Nguyễn Thị Minh Trang (2018); luận án “Đối chiếu thuật ngữ dâu khíAnh-Viét” của Nguyễn Thị Thu Hà (2019); và luận án “Đối chiếu thuật ngữ xã hội

học Anh-Viét” của Ñgô Thị Thanh Vân (2019).

Như vậy, có thê thấy hoạt động nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam đang

thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu cũng như những người

21

Trang 26

làm công tác giảng dạy và thực sự đã và đang diễn ra rất sôi nổi và rộng khắp trênnhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau Các hoạt động nghiên cứu về thuật ngữchú trọng đến cả về lý thuyết lẫn thực tiễn trên nhiều lĩnh vực chuyên môn khácnhau Kết quả là, công tác nghiên cứu thuật ngữ đã đạt được rất nhiều thành tựu, cả

về số lượng và chất lượng Điều này thực sự có ý nghĩa đối với quá trình truyền tải

và truyền bá kiến thức chuyên môn, đồng thời đánh dấu những bước phát triển

mạnh mẽ trong công tác nghiên cứu thuật ngữ nói riêng và ngành ngôn ngữ học nói chung ở Việt Nam.

1.1.3 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ quân sự và thuật ngữ vũ khí

1.1.3.1 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ quân sự và thuật ngữ vũ khí trong tiếng Anh

Cứ liệu từ thực tế khảo sát cho thấy, việc quan tâm nghiên cứu về thuật ngữquân sự nói chung và TNVK nói riêng trong tiếng Anh chỉ ở mức khá khiêm tốn

Các công trình chủ yếu tập trung vào việc biên soạn từ điển giải thích thuậtngữ tiếng Anh hoặc từ điển đối chiếu giữa tiếng Anh với tiếng Việt hoặc một ngônngữ khác nhằm phục vụ cho nhu cầu giao tiếp, học tập, nghiên cứu hàng ngày.Chang hạn, Bộ quốc phòng Mỹ thường xuyên cập nhật an pham từ điển Dictionary

of Military and Associated Terms (Tw điển thuật ngữ quân sự và liên ngành) kể từnăm 1989 nhằm đảm bảo sự chuẩn mực, thống nhất hiểu theo một nghĩa trong cáchoạt động chung của Mỹ cũng như các hoạt động chung của liên minh Tổ chứcHiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng cho biên soạn từ điển thuật ngữ nhămdam bao sự nhất quán trong các hoạt động chung của họ Và nhiều an phâm từ điểngiải thích thuật ngữ tiếng Anh, hay từ điển đối chiếu tiếng Anh với một thứ tiếngkhác như tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng A Rập, cũng được tô chức biên soạn, trong

đó có các ấn pham từ điển quân sự Anh-Việt của Nhà xuất bản Quân đội nhân dânnhư: Từ điển Anh-Việt quân sự của Phạm Công Tuấn (2003), Từ điển Anh-Việtquân sự do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân phát hành năm 2006 va Tir điển quân

sự Anh-Việt của Phạm Bá Toàn, Nguyễn Văn Tư, Phạm Sĩ Tám (2007).

Bên cạnh các ấn phẩm từ điển, có một số ít bài nghiên cứu về thuật ngữ quân

sự trong tiếng Anh như: Frane Malenica and Ivo Fabijanié (2013) nghiên cứu về

22

Trang 27

một số kiểu viết tắt của các thuật ngữ quân sự trong bài viết Abbreviations inEnglish Military terminology; Roman (2013) khảo sát tỉ lệ tương đương về nội hàmkhái niệm giữa thuật ngữ quân sự tiếng Anh-Anh và Anh-Mỹ trên ngữ liệu gồm 673thuật ngữ trong bài viết Comparative analysis of British and American military.

Sự quan tâm về thuật ngữ vũ khí tiếng Anh mới chỉ được thể hiện trong một

số nghiên cứu bước đầu của chúng tôi, gồm: 1) Lưu Văn Nam (2017), “Đặc điểm vềcấu tạo và định danh của hệ thống từ ngữ chỉ vũ khí trong tiếng Anh”, Tạp chí Ngônngữ & Đời sống Sô 4(258), tr 68-73; 2) Luu Van Nam (2020), “Nominative

features of weapon terms in English”, American Journal of Educational Research

Vol 8 (5), pp 278-281; va 3) Luu Van Nam (2021), “Nominative features of

English-Vietnamese weapon terms”, British Journal of English Linguistics

Vol 9 (3), pp.20-28.

Có thé nói, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu toàn diện và chuyênsâu nào khảo sát về đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh của thuật ngữ quânsự/thuật ngữ vũ khí tiếng Anh

1.1.3.2 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ quân sự và thuật ngữ vũ khí trong tiếng Việt

Không giống với các hệ thuật ngữ khác, hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt luôngăn liền với đời sống chính trị của nhân dân Việt Nam từng giờ, từng phút vì đấtnước và người dân thì luôn phải on mình chống lại các cuộc chiến tranh xâm lượctrong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước Mặc dù vậy, sự quan tâmnghiên cứu chuyên sâu đối với hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt dường như khámuộn Các công trình đề cập đến thuật ngữ quân sự nói chung, TNVK nói riêngthuộc nhiều thé loại khác nhau: từ bài giảng, giáo trình trong các trường đại họcchuyên ngành quân sự, đến các từ điển giải thích thuật ngữ quân sự, đến các côngtrình nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ học của thuật ngữ quân sự Trong số đó, các

công trình nói chung, đặc biệt là những công trình thực sự là những nghiên cứu

thuật ngữ có số lượng rất hạn chế

Trong công tác biên soạn bài giảng, giáo trình, vào năm 1982 - 1983, thuật

ngữ quân sự tiếng Việt mới lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy tại Trường Đại học

23

Trang 28

Ngoại ngữ Quân sự bằng các tập bài giảng của các giảng viên Dương Kỳ Đức(1983), Nguyễn Văn Dựng (1983), Vũ Quang Hào (1983), Gần đây, có thêm cuốngiáo trình “Thuật ngữ quân sự tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Trọng Khánh (2014)

được đưa vào giảng day tại Học viện Khoa hoc Quân sự (tên gọi mới của Trường

Đại học Ngoại ngữ Quân sự) Cuốn giáo trình này đề cập đến những khái niệm cơbản về các đặc trưng của thuật ngữ quân sự tiếng Việt và vấn đề chuẩn hoá, cách sử

dụng thuật ngữ quân sự trong biên - phiên dịch các văn bản quân sự.

Trong công biên soạn từ điển, vào năm 1985, ấn phẩm đầu tiên về thuật ngữquân sự tiếng Việt mới được công bó Do là cuốn Tir điển giải thích thuật ngữ quân

Sự tiếng Việt của Cục Khoa học quân sự với 1500 mục từ Tiếp đó, vào năm 2007,cuốn từ điển này được Trung tâm từ điển bách khoa Quân sự, Bộ Quốc phòng bổsung, chỉnh lý và xuất bản thành cuốn Tir điển thuật ngữ Quân sự với 2500 mục từ

Trong công các nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ học của thuật ngữ, tác giả VũQuang Hào (1991) bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ “Hé thuật ngữ quân sự tiếngViệt: đặc điểm và cấu tạo” Đây là công trình đầu tiên quan tâm nghiên cứu và đưa

ra những đánh giá chuyên sâu, xác đáng về đặc diém nguồn gốc và đặc điểm cau tạocủa hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt từ việc khảo sát 3000 thuật ngữ quân sự tiếngViệt Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những đề xuất chỉnh lý đối với thuật ngữ quân

sự.

Gần 30 năm sau, có sự xuất hiện của nghiên cứu tiếp theo cũng ở cấp độ củamột luận án Tiến sĩ: “Thudt ngữ quân sự trong tiếng Việt trên bình diện cấu tạo vàđịnh danh” Trong luận án này, tác giả Trần Thị Hà (2018) tập trung nghiên cứu

thuật ngữ quân sự tiếng Việt về bình diện đặc điểm cấu tạo và đặc điểm định danh

trên cơ sở khảo sát 4346 thuật ngữ quân sự tiếng Việt, trong đó có quan tâm đếnnhóm thuật ngữ chỉ vũ khí, khí tài (gồm 534/4346 thuật ngữ) và xác định được 4

đặc trưng định danh khái quát gồm: đặc trưng phạm vi, đặc trưng tinh năng, tác

dụng; đặc trưng khả năng cơ động và đặc trưng đặc điểm

Trên bình diện nghiên cứu đối chiếu, có luận văn Thạc sĩ “Đối chiếu thuậtngữ quân sự giữa tiếng Anh và tiếng Việt” của Nguyễn Văn Khánh (2013) được bảo

24

Trang 29

vệ tại Đại học KHXH&NV - DHQGHN Trong luận văn nay, tac giả miêu tả và đốichiếu đặc điểm cấu tạo, mô hình cấu tạo của hệ thuật ngữ quân sự tiếng Anh và cáctương đương chuyên dịch của chúng trong tiếng Việt Bên cạnh đó tác giả khảo sát

và đánh giá cách chuyền dịch thuật ngữ quân sự từ tiếng Anh sang tiếng Việt, đồngthời đưa ra một số đề xuất về việc chuyên dịch các thuật ngữ quân sự cũng như cách

sử dụng chúng Tuy nhiên, nguồn tư liệu của luận văn chỉ gồm 780 thuật ngữ quân

sự tiếng Anh và 940 tương đương dịch thuật trong tiếng Việt được thu thập trongcuốn Giáo trình Command English được biên soạn tại Trường Sĩ quan Lục quân 1.Trong đó, sé luong TNVK 1a kha han chế Thêm vào đó, tác giả chỉ đề cập và đưa

ra các van dé về thuật ngữ quân sự ở góc độ hẹp như bình diện đặc điểm cấu tạo vàtương đương dịch thuật, chưa di sâu vào tìm hiểu các cơ sở lý luận và tiêu chí nhấtđịnh trong việc đối chiếu đặc điểm định danh thuật ngữ quân sự trong tiếng Anh và

cả tiếng Việt

Hơn nữa, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu toàn diện và chuyênsâu nào khảo sát, đối chiếu về đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh của thuật ngữquân sự/thuật ngữ vũ khí giữa tiếng Anh và tiếng Việt Chúng tôi cũng chưa tìmthấy một nghiên cứu nào đánh giá kết quả chuyên dịch các thuật ngữ vũ khí từ tiếngAnh sang tiếng Việt hay ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng Anh

Thực tế trên đặt ra yêu cầu cần phải có những nghiên cứu mang tính toàndiện va chuyên sâu hơn về mặt lý luận cũng như thực tiễn nhăm tìm hiểu chỉ tiếtnhững nét tương đồng và khác biệt giữa hệ TNVK trong tiếng Anh và tiếng Việt.Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hỗ trợ không nhỏ cho quá trình dạy và học tiếngAnh chuyên ngành nói riêng, đồng thời cung cấp những cơ sở khách quan cho việcchỉnh lý, chuẩn hóa các TNVK được chuyền dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt chưa

thỏa đáng.

1.2 Cơ sở lý luận liên quan đến luận án

1.2.1 Cơ sở lý luận về thuật ngữ

1.2.1.1 Khái niệm thuật ngữ

25

Trang 30

Ké từ khi được quan tâm nghiên cứu, khái niệm thuật ngữ đã được địnhnghĩa theo nhiều cách khác nhau Dường như để tiễn tới một cách hiểu chung vềkhái niệm thuật ngữ thì không hề đơn giản Bởi lẽ, khi định nghĩa thuật ngữ, các nhànghiên cứu thường xuất phát ở các góc độ khác nhau Và hệ quả tất yếu là sẽ có

những định nghĩa khác nhau.

Định nghĩa thuật ngữ theo hướng gắn với khái niệm, Danilencé (1977) cho

rằng: “Thuat ngữ dù là từ (ghép hoặc đơn) hay cụm từ đều là một kí hiệu mà một

khái niệm tương ứng với nó” “Bản chất của thuật ngữ với tư cách là một khái nệm

hoàn toàn không trùng với từ thông thường của ngôn ngữ toàn dân” [theo Vũ Quang

Hào,1991, tr.13] Erhart Oeser và Gerhart Budin cũng cho rằng: “Thuat ngữ là một

tập hợp các khái niệm, trong mỗi lĩnh vực chuyên ngành đều có các mô hình cấutrúc đại diện cho tập hợp các khái niệm Kiến thức khoa học được sắp xếp thành cáccấu trúc khái niệm, các phương tiện biểu đạt ngôn ngữ va kí hiệu tương ứng được

sử dụng trong văn phong khoa học để thông tin với người khác về kết quả khoa học

và bình luận các ngôn bản khác” [theo Vuong Thị Thu Minh 2005, tr.11] Các nhà

Việt ngữ học như Nguyễn Văn Tu (1968), Hoàng Văn Hành (1983), Đái Xuân Ninh

và các cộng sự (1984), Đỗ Hữu Châu (1999), Hà Quang Năng (2009), NguyễnThiện Giáp (2016), v.v cũng theo khuynh hướng định nghĩa thuật ngữ gắn liền vớikhái niệm Theo tác giả Đỗ Hữu Châu (1999), thuật ngữ không chỉ biểu thị kháiniệm khoa học mà còn biểu thị tên một sự vật, một hiện tượng khoa học nhất định

“Thuat ngữ khoa hoc, kĩ thuật bao gồm các đơn vi từ vựng dùng dé biểu thị những

sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm trong những ngành kĩ thuật công nghiệp

và trong những ngành khoa học tự nhiên hay xã hội” [tr.237-238] Tương tự, tác giả

Nguyễn Đức Tén (2008) và Nguyễn Thiện Giáp (2016) cùng cho rằng thuật ngữkhông chỉ biểu thị khái niệm khoa hoc mà còn biểu thị cả các đối tượng NguyễnĐức Tôn (2008) khang định: “Thuật ngữ là từ ngữ biểu hiện khái niệm hoặc biểu thị

đối tượng trong phạm vi một lĩnh vực khoa học, công nghệ hoặc chuyên môn”

[tr.364] Còn tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2016) nhắn mạnh cụ thé hơn: “Thudt ngữ

là bộ phận từ ngữ đặc biệt cua ngôn ngữ Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định

26

Trang 31

là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực

chuyên môn cua con người ” [tr.270].

Định nghĩa thuật ngữ theo hướng chức năng là quan điểm của một số nhà nghiêncứu Xô Viết Tiêu biểu là Vinokur, G.O, Lenkovxkaya, Moixeev, A.L, Vinogradov,

V.V, Kapatnadze, L.A v.v Tuy nhiên, các định nghĩa theo hướng này không phải hoàn

toàn giống nhau Theo Vinokur, "Thuật ngữ - không phải là một từ đặc biệt mà chỉ là từ

có chức năng đặc biệt ( ) là chức năng gọi tên” [theo Vương Thị Thu Minh, 2005,

tr.10] Moixeev (1978) có quan nệm: “Có thể xác định chức năng ngôn ngữ của thuật

ngữ như là một chức năng gọi tên, định danh Thuật ngữ định danh sự vật, hiện tượng

trong hiện thực và định danh những khái niệm về chung” [tr.21]

Còn Lenkovxkaya (1978) va Vinogradov cùng có quan niệm rằng thuật ngữ

không chỉ đảm nhận chức năng định danh mà đảm nhận cả chức năng định nghĩa.

Trong đó, Vinogradov cho rằng: “Tir dam nhiệm chức năng định danh, nghĩa làhoặc nó là phương tiện biểu thị, lúc đó nó chỉ là một kí hiệu giản đơn, hoặc là nó làphương tiện dé định nghĩa lôgic, lúc đó nó là thuật ngữ khoa hoc” [theo Vương ThịThu Minh, 2005, tr.10] Kapanadze (1978) thì chỉ nhấn mạnh chức năng định nghĩa

của thuật ngữ: “Thudt ngữ không gọi tên khái niệm như từ thông thường mà là khái

niệm được gán cho nó, giống như định nghĩa về nó Ý nghĩa của thuật ngữ là định

nghĩa khái niệm, là cải định nghĩa được gan cho no” [tr.136].

Trong thời gian gần đây, vấn đề thuật ngữ tiếp tục tiếp tục nhận được nhiều

sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, và đã có khá nhiều cách hiểu mới về thuật ngữ

từ quan điểm của “triết học - nhận thức luận”, kí hiệu học, ngôn ngữ học và đặc biệt

là quan điểm của thuật ngữ học Leichik quan niệm răng: “Thuật ngữ là một thểphúc hợp da tang, gồm tang nên ngôn ngữ tự nhiên và tang thượng thuộc về logic.Theo đó, thuật ngữ có cầu tạo: trén-tang thượng (superstratum) và dudi-tang nên(substratum), bao bọc hạt nhân thuật ngữ ở gửữa, gồm cấu trúc hình thức, cấu trúcchức năng và cấu trúc khái niệm chuyên ngành Ba cau trúc này lại tương tác vớitang nên ngôn ngữ và tang thượng logic” [theo Hà Quang Năng, 2012, tr I 5]

27

Trang 32

Như vậy, khái niệm thuật ngữ được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm vàđược hiểu theo nhiều cách khác nhau Trong đó, định nghĩa thuật ngữ gắn với kháiniệm và đối tượng được rất nhiều nhà Việt ngữ đồng tình Do vậy, trong luận ánnày, chúng tôi cũng tiếp thu cách hiểu đó và quan niệm rằng: Thuật ngữ là từ ngữbiểu đạt khái niệm hay đối tượng trong phạm vì một ngành khoa học hoặc lĩnh vựcchuyên môn nhất định Trong đó, các ngữ tham gia cau tạo thuật ngữ phải là nhữngngữ định danh mà không phải là ngữ giải thích hay diễn giải Cách hiểu này là cơ sở

dé chúng tôi thu thập và nghiên cứu TNVK, đối tượng nghiên cứu của luận án

1.2.1.2 Đặc điểm của thuật ngữ

Bên cạnh việc đưa ra khái niệm, chỉ ra bản chất, chức năng của thuật ngữ,các nhà nghiên cứu thuật ngữ trong và ngoài nước còn chỉ ra một loạt các đặc điểmquan trọng của chúng nhằm tạo ra những tiêu chí khách quan dé làm căn cứ cho côngtác xây dựng và chuan hóa thuật ngữ Những quan điểm này cũng khá phong phú

Sager (1990) đề xuất 12 tiêu chuẩn đặt thuật ngữ, trong đó những tiêu chuẩnhàng đầu gồm: tính ngắn gọn, tính chính xác, tính hệ thống, thuật ngữ phải có liên

hệ trực tiếp với khái niệm, tuân theo các nguyên tắc chung về cấu tạo từ của mỗi

ngôn ngữ, có khả năng tạo các thuật ngữ phái sinh khác [tr.89].

Nhóm tác giả V.S Kulebakin và I.A Klimovitskij cho rằng thuật ngữ phảiđáp ứng ba tiêu chuẩn quan trọng: tính chính xác, tính hệ thống, tính ngắn gọn [theo

Lưu Vân Lăng, 1998, tr.420].

Trong tài liệu ISO 704 (2000), Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế về “Công rácnghiên cứu thuật ngữ - các nguyên tắc và phương pháp” khuyến nghị 7 tiêu chuẩncần đạt được khi đặt thuật ngữ: (1) rõ ràng, (2) nhất quán, (3) hợp lý, (4) ngắn gọn,

(5) có khả năng phái sinh, (6) chính xác, và (7) tính dân tộc [tr.25-26].

Ở Việt Nam, có lẽ tác giả Hoàng Xuân Hãn (1942) là người đầu tiên đặt racác tiêu chuan cần có đối với các danh từ khoa học và thuật ngữ Trong cuén Danh

từ khoa học, tác giả đã đặt ra 8 tính cách của danh từ khoa học, gồm: rành mạch,

chính xác, hệ thống, ngắn gon, dân toc.

28

Trang 33

Lưu Vân Lăng (1968) cho rằng, thuật ngữ tiếng Việt cần phải có: tính chínhxác, tính hệ thống, tính bản ngữ (ngôn ngữ dân tộc), tính ngắn gon, tính dé dùng.Trong đó, tiêu chuẩn cơ bản nhất đó là tính chính xác, tính hệ thống và tính bảnngữ Đỗ Hữu Châu (1999) và Nguyễn Thiện Giáp (2016) có chung quan điểm đó làthuật ngữ phải có tính chính xác, tính hệ thống và tính quốc tế Nguyễn Đức Tồn(2011) cho rằng thuật ngữ cần phải có hai đặc điểm mang tính bản thé, đó là, tínhkhoa học và tính quốc tế, còn những đặc tính khác chỉ là thứ yếu.

Dựa vào quan niệm của các tác gia di trước về đặc điểm của thuật ngữ,chúng tôi nhận thấy TNVK cần phải có tiêu chuẩn thuộc về bản thé, đó là: tínhchính xác, hệ thống, ngắn gọn, tính quốc tế; và thuật ngữ có tiêu chuẩn không thuộc

về ban thé, đó là, tính dân tộc Sau đây, luận án sẽ tập trung phân tích và lý giải délàm rõ từng đặc điểm nêu trên

a Tính chính xác

Tinh chính xác được các nhà nghiên cứu coi là đặc điểm quan trọng nhất của mộtthuật ngữ khoa học Tính chính xác giúp thuật ngữ biéu đạt đúng nội dung bản chất củakhái niệm khoa học mà không gây nên tình trạng nhằm lẫn và mập mờ về nghĩa

Reformatxki (1978) cho rang: “Thuat ngữ của mỗi số hạng của hệ thống khái

niệm cần phải tương ứng với khái niệm đó, với nội hàm của nó, hoặc là trong bat cứ

trường hợp nào cũng không được mâu thuẫn với nó, tức là thuật ngữ phải chính

xác” [tr.257] Lê Khả Kế (1979) khăng định “lý tưởng nhất là thuật ngữ phản ánhđược đặc trưng cơ bản, nội dung, bản chất của khái niệm” [tr.33]

Cabré (1999) cũng nhắn mạnh rằng “Nghia đen của một thuật ngữ phải phảnánh được đặc điểm của khái niệm mà nó định danh” và “thuật ngữ cần phải chínhxác ở mức tôi đa mà không làm giảm nghĩa” Ngoài ra, bà cũng nhấn mạnh răngnhiều thuật ngữ có nhiều hơn một nghĩa là điều không tránh khỏi, nhưng sự đanghĩa này chỉ gây nhằm lẫn khi các nghĩa đồng thời giống nhau và nếu hai thuậtngữ thường xuất hiện trong các văn bản giống nhau “Trong trường hợp đó, cầnphải tạo ra các thuật ngữ khác nhau dé biểu đạt các nghĩa khác nhau của một thuậtngữ gây mập mờ về nghĩa” [tr.1 12]

29

Trang 34

Đỗ Hữu Châu (1999) cho rang tính chính xác của thuật ngữ thé hiện ở haimặt: ngữ nghĩa và hình thức Về mặt ngữ nghĩa, tính chính xác của thuật ngữ “biểu

thị cho đúng khái niệm (đúng hoặc sai) mà chúng gọi tên Một thuật ngữ chính xác

là một thuật ngữ khi nói, viết ra, người nghe, người đọc hiểu một và chỉ một kháiniệm khoa học (đúng hoặc sai) ứng với nó mà thôi.” Về mặt hình thức, tính chínhxác đảm bảo cho các thuật ngữ không chứa những hình vị dư thừa mà có thé gâyhiểu lầm, đồng thời tạo ra sự phù hợp với khái niệm khoa học Cũng theo tác giả,tính chính xác sẽ đảm bảo cho thuật ngữ vẫn giữ nguyên ý nghĩa, nội dung khái

niệm trong những ngữ cảnh khác nhau [tr.240-241].

Như vậy, tính chính xác bảo đảm cho mỗi thuật ngữ biểu hiện một khái niệmchính xác về đối tượng khoa học trong nội bộ một ngành khoa học đó và tránhnhững hiện tượng đồng nghĩa, mập mờ nghĩa hay nhiều nghĩa trong cùng ngànhkhoa học đó Muốn tránh những hiện tượng đồng nghĩa, thì mỗi khái niệm chỉ nên

có một thuật ngữ biểu hiện Một yêu cầu cần có nữa để đảm bảo tính chính xác của

thuật ngữ là thuật ngữ phải có tính đơn nghĩa, nghĩa là mỗi thuật ngữ chỉ được dùng

để biểu hiện một khái niệm trong nội bộ một ngành khoa học Ngoài ra, muốn tạo rađược một thuật ngữ chính xác thì phải am hiểu tường tận về ngành khoa học cóthuật ngữ đó, vì tất cả các thuật ngữ đều là các yếu tố của một lý thuyết nhất định,

và dé hiểu thuật ngữ nào đó, cần phải hiểu tất cả lý thuyết cơ bản liên quan đến

thuật ngữ đó.

b Tính hệ thốngTính hệ thống cũng là một tiêu chuẩn quan trọng của thuật ngữ vì mỗi thuậtngữ khoa học đều thuộc về một hệ thống thuật ngữ nhất định Bàn về tính hệ thongcủa thuật ngữ, nhiều tác giả cho rang tính hệ thong của thuật ngữ được thé hiện ở haimặt: hệ thống khái niệm và hệ thong ký hiệu Hai mặt này có quan hệ chat chẽ vớinhau dé đảm bảo cả mặt nội dung và hình thức của thuật ngữ Tác gia Lotte (1978) chorằng: “Nói đến tính chất hệ thong của thuật ngữ khoa học, chúng ta cần phải chú ý đến

cả hai mặt: hệ thống thuật ngữ và hệ thống kí hiệu Nói đến việc xây dựng hệ thống

30

Trang 35

thuật ngữ khoa học của một ngành nào đó thì không thé không nói đến việc xây dựngmột sự tương ứng giữa hệ thống khái niệm và hệ thống kí hiệu” [tr.27].

Các nhà Việt ngữ học như Lưu Vân Lăng (1977), Nguyễn Đức Tén (2013),Nguyễn Thiện Giáp (2016) cũng có chung quan điểm này Trong đó, Lưu Vân Lăng(1977) cho răng khi tiễn hành xây dựng hệ thống thuật ngữ, trước tiên phải xác địnhcho được hệ thống khái niệm (về nội dung của nó) rồi mới đặt hệ thống kí hiệu (vềhình thức) Do đó, khi đặt thuật ngữ không thể tách rời từng khái niệm mà phải hìnhdung và xac định vi trí của nó trong toàn bộ hệ thống khái niệm

Chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm trên và thay rằng khi nói đến tính hệthống của thuật ngữ, cần phải chú ý đến cả mặt hệ thong khái niệm (tức là xét về nộidung) và mặt hệ thống kí hiệu (xét về hình thức) Tính hệ thống về nội dung củathuật ngữ kéo theo tính hệ thống về hình thức của nó

c Tĩnh ngắn gọnTính ngắn gọn: Theo tác giả Belakhov, “tính ngắn gọn của thuật ngữ canđược hiểu là, trong thành phan cầu tao thuật ngữ, chỉ can chứa một số lượng đặctrưng toi thiểu can thiết, nhưng vẫn đủ dé dong nhất hóa và khu biệt hóa các kháiniệm được phản ánh bằng thuật ngữ đó ” [theo Nguyễn Quang Hùng, 2016, tr.21]

Đồng tình với quan điểm này, các nhà Việt ngữ học cũng nhất trí rằng thuậtngữ vừa phải có tính chính xác về mặt ngữ nghĩa mà còn phải ngắn gọn, chặt chẽ vềmặt hình thức “Một thuật ngữ dài dòng thì thường có tính chất miêu tả đối tượnghay định nghĩa khái niệm khoa học Tính chất dài dòng này không những làm cho hệthống ký hiệu của thuật ngữ bị huỷ hoại, mà có khi còn làm lu mờ, thậm chí phá vỡ tínhchất của bản thân nó Do đó, muốn cho kết câu của thuật ngữ được chặt chẽ, đảm bảotính chất định danh của thuật ngữ thì về mặt hình thức đòi hỏi thuật ngữ phải ngăn gọn,chặt chẽ, cô đọng Thuật ngữ có dang lý tưởng nhất xét theo tiêu chuan này là thuật ngữ

có dạng từ (từ đơn hoặc từ ghép)” [Nguyễn Đức Tôn, 2013, tr.348] Như vậy, muốn cóđược một thuật ngữ ngắn gọn thì chỉ lựa chọn yêu tố cốt lõi, súc tích nhất, đồng thời loại

bỏ những yếu tố rườm rà, không cần thiết khi đặt thuật ngữ

d Tính quốc tế

31

Trang 36

Tính quốc rế là một đặc điểm quan trọng khác của thuật ngữ Đây là một điềutất yếu, bởi thuật ngữ khoa học là tri thức, là tài sản chung cho các dân tộc khácnhau trên thế giới Thế nên mỗi khái niệm khoa học do thuật ngữ biểu thị phải đượchiểu như nhau theo đúng nội hàm qui ước của nó ở tất các thứ tiếng khác nhau trênthế giới Nói về tính quốc tế của thuật ngữ, Nguyễn Thiện Giáp (2016) quan niệm:

“Thuat ngữ là bộ phận từ vựng đặc biệt biểu hiện những khái niệm khoa học chungcho những người nói các tiếng khác nhau Vì vậy, sự thống nhất thuật ngữ giữa cácngôn ngữ là cần thiết và bổ ích Chính điều này đã tạo nên tính quốc tế của thuậtngữ” Tác giả nhắn mạnh thêm: “Nếu chú ý tới mặt nội dung của thuật ngữ thì phảithừa nhận rằng tính quốc tế của thuật ngữ là một nội dung quan trọng, phân biệt

thuật ngữ với các bộ phận từ vựng khác” [tr 274-275].

Tính quốc tế cũng được thé hiện ở cả mặt hình thức cấu tạo của của thuậtngữ Trên thực tế, điều này được thể hiện rất rõ ràng ở các ngôn ngữ cùng loại hìnhnhư tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Pháp hay qua các từ ngữ được vay mượn nguyêndạng hay bang cách phiên âm hoặc chuyền tự từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ di vaymượn Tuy nhiên, tính quốc tế về hình thức cấu tạo của thuật ngữ chỉ mang tính tươngđối Bởi “đường như không có thuật ngữ nào có sự thống nhất ở tất cả các ngôn ngữ.Mức độ thống nhất của các thuật ngữ là khác nhau, có thuật ngữ thống nhất trong phạm

vi rộng, có thuật ngữ thống nhất trong phạm vi hẹp do truyền thống lịch sử hình thành

các khu vực văn hoá khác nhau” [Nguyễn Thiện Giáp, 2016, tr 274].

Nguyễn Đức Tôn (2013) cũng cho rang tính quốc tế của thuật ngữ cần phảiđược thê hiện ở cả mặt hình thức và nội dung: “Tính quốc tế của thuật ngữ khôngphải chỉ được thể hiện ở mặt hình thức cấu tạo ngữ âm hoặc chữ viết, mà đặc biệtcòn được thê hiện ở hình thái bên trong của thuật ngữ (nghĩa là cách chọn đặc trưngcủa sự vật, khái niệm làm cơ sở định danh khi đặt thuật ngữ) Nói cụ thé hơn, tínhquốc tế của nội dung thuật ngữ còn được thé hiện ở chỗ: cùng một khái niệm hayđối tượng trong một lĩnh vực khoa học/chuyên môn, các ngôn ngữ chọn cùng một

đặc trưng nao đó làm co sở định danh, đưa vào tên gọ1/thuật ngữ làm thành hình

thái bên trong của tên gọi/thuật ngữ ấy” [tr.349]

e Tính dân tộc

32

Trang 37

Thuật ngữ khoa học trong mỗi ngôn ngữ cũng là một bộ phận từ vựng của

ngôn ngữ đó, nên không ít nhà nghiên cứu cho rằng chúng cũng cần có tính dân tộcbên cạnh các đặc điểm mang tính bắt buộc như tính khoa học, tính quốc tế Theocác nguyên tắc cấu tạo thuật ngữ được khuyến nghị bởi ISO Standard R704: “Hìnhthức ngữ âm và chữ viết của thuật ngữ cần phải phù hợp với ngôn ngữ mà nó là một

bộ phận của ngôn ngữ đó” [theo Cabré, 1999, tr.212].

Các nhà Việt ngữ đều muốn các thuật ngữ nước ngoài khi đưa vào tiếng Việtphải thật dé hiểu dé mọi đối tượng có thé tiếp thu được tiến bộ khoa học Dé cậpđến tính dân tộc của thuật ngữ, tác giả Lưu Vân Lăng (1968) khăng định: “Thuậtngữ, dù là thuộc lĩnh vực khoa học, chuyên môn nào, cũng nhất thiết là một bộ phậncủa từ ngữ dân tộc Do đó thuật ngữ phải có tính chất dân tộc và phải mang màu sắc

ngôn ngữ dân tộc” [tr.58].

Theo chúng tôi, du đề cao tính dân tộc của thuật ngữ, nhưng điều này không

có nghĩa là chỉ dùng các từ thuần Việt mà loại bỏ hết các từ Hán -Việt và An-Au.Bởi các từ Hán -Viét và An-Au ma được vay mượn thường ngắn gọn, súc tích và đã

đi sâu vào quần chúng Tuy nhiên, trong quá trình vay mượn các từ ngữ nước ngoàihay đặt thuật ngữ mới, tính dân tộc vẫn cần được hướng đến nhăm góp phần giữ gìn

và phát triển hệ thuật ngữ tiếng Việt nói riêng và từ ngữ tiếng Việt nói chung

1.2.1.3 Phân biệt thuật ngữ và một số khái niệm liên quan

Dựa vào bản chất của thuật ngữ là gắn liền với khái niệm, chức năng, chúng

ta cần có những sự phân biệt rõ ràng giữa thuật ngữ với các khái niệm có quan hệgần gũi, dé gây nhằm lẫn với nó trong hệ thống từ vựng như danh pháp, từ ngữ chinghề nghiệp, từ ngữ thông thường

a Thuật ngữ với danh pháp khoa học

Như đã trình bày, thuật ngữ gắn với hệ thống khái niệm của một ngành khoahọc cụ thé, gồm những từ, cụm từ biểu thị chính xác các loại khái niệm/đối tượng

thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người.

Còn danh pháp thường được định nghĩa trong mối liên hệ với thuật ngữ.Palamarchuk (1975) quan niệm: “Hệ thuật ngữ trước hết có mối liên quan với hệ

33

Trang 38

khái niệm cua một môn khoa học nào đó, còn danh pháp chỉ nhãn hiệu hóa đốitượng của khoa học Và danh pháp có thể coi là thể liên tục của các chữ cái(vitamin A, vitamin B ) hay là thé lién tuc cua cdc con số (MAC-5, MAC-8), và cuamọi thứ dấu hiệu có tính cách ước lệ, tiy tiện khác, danh pháp không tương quanvới các khái niệm của khoa học, vì vậy, danh pháp không tiêu biểu cho hệ khái niệm

của khoa học” [tr 89-90].

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2016) cũng cho rằng: “Hệ thuật ngữ trước hếtgắn liền với hệ thống các khái niệm của một khoa học nhất định Còn danh pháp là

toàn bộ những tên gọi được dùng trong một ngành chuyên môn nao đó, nó không

gắn trực tiếp với các khái niệm của khoa học này mà chỉ gọi tên các sự vật trongkhoa học đó mà thôi” Theo đó, những từ như sông, hỗ, núi là các thuật ngữ, còncác tên cụ thé như sông Hồng, sông Mã, núi Trường Sơn, hồ Ba Bề đều là nhữngdanh pháp Ông quan niệm rằng: “Về mặt chức năng, danh pháp giống với các tênriêng Về bản chất, danh pháp là tên riêng của các đối tượng” Và theo ông, “danhpháp có thé là một chuỗi kế tiếp nhau của các chữ cái (vitamin A, vitamin B v.v ),hay là một chuỗi các con số (MA 65, TU 104, MA68) hay bất kì cách gọi tên võ

đoán nào” [tr.270].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định: Danh pháp không biểu đạt khái

niệm khoa học và không tương quan với khái niệm khoa học, mà chúng chỉ là tên

gọi các sự vật, hiện tượng cụ thể trong một ngành khoa học hay chuyên môn nhất

định; và chúng có thé là một chuỗi kế tiếp nhau của các chữ cái (súng máy Maxim,tên lửa Scud, FN-MAG ) hoặc một chuỗi kế tiếp nhau của các chữ cái kết hợp vớicon số (MIG-21, MIG-31, B-40, B-41 ) hay bất kì cách gọi tên võ đoán nào

b Thuật ngữ với từ ngữ nghề nghiệp

So với thuật ngữ, từ ngữ chỉ nghề nghiệp là bộ phận từ vựng có số lượng vàphạm vi sử dụng hạn chế hơn vì nó không phải là các khái niệm khoa học chung của

cả nhân loại mà chỉ là những từ ngữ chung của một nhóm người trong cùng một

lĩnh vực sản xuất thủ công ở cùng một địa phương nhất định Nói về vấn đề này, tác

34

Trang 39

giả Nguyễn Như Ý (1996) cho rang “tr nghề nghiệp là các từ, ngữ đặc trưng chongôn ngữ của một nhóm người thuộc cùng một ngành nghề hoặc cùng một lĩnh vựcnào đó” [tr.389] Theo tác giả Nguyễn Văn Khang (1999), “ ngữ nghé nghiệp lànhững từ ngữ có tính chuyên môn cao mà chỉ có những người làm nghề mới có thểhiểu được” [tr.118] Con tác gia Đỗ Hữu Châu (1999) thì nhấn mạnh cụ thé hon:

“Từ vựng nghề nghiệp bao gốm những đơn vị từ vựng được sử dụng để phục vu cáchoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp,nông nghiệp và các ngành lao động trí óc (nghề thuốc, van thư, v.v ) ”[tr.249-250]

Như vậy, nhiều tác giả đều có chung quan điểm: từ ngữ chỉ nghề nghiệp là

bộ phận từ vựng được sử dụng bởi một nhóm người thuộc cùng một ngành nghề sảnxuất thủ công tại một làng, một vùng cư dân nào đó Đây cũng là quan điểm củaluận án về từ ngữ chỉ nghề nghiệp

c Thuật ngữ với từ ngữ thông thường Thuật ngữ va từ thông thường cùng là những bộ phận của tt vựng nói chung

nên chúng đều phải tuân theo các quy luật chung về ngữ âm, cấu tạo từ và ngữ phápcủa ngôn ngữ [Nguyễn Thiện Giáp, 2016] Tuy nhiên, về bản chất khái niệm, về đối

tượng và phạm vi sử dụng của hai bộ phận này là hoàn toàn khác nhau.

Về bản chất khái niệm, không như từ thông thường, “thudt ngữ có ngoạidiên hẹp hơn nhưng nội hàm sâu hơn và được biểu đạt một cách logic chặt chẽhon” [Mai Ngọc Chir và các cộng sự, 2008, tr.220] Hay có thé hiểu là: nghĩa biểu

vật của thuật ngữ hoàn toàn trùng với sự vật, hiện tượng có thực trong thực tiễn của

lĩnh vực khoa học đó Và ý nghĩa biểu niệm của thuật ngữ cũng chính là những kháiniệm về các sự vật hiện tượng đó đúng như chúng tôn tại trong tư duy [Đỗ HữuChâu, 1999, tr.238] Do đó, dù cả hai bộ phận từ ngữ này đều có chức năng định

danh, nhưng định danh ở thuật ngữ là gọi tên khái niệm, còn ở từ thông thường là

gọi tên sự vật Thêm vào đó, thuật ngữ không mang tính hình tượng, giá tri gợi cảm

thé hiện sự đánh giá chủ quan của con người như từ thông thường vì ý nghĩa củathuật ngữ là định nghĩa khái niệm một cách logic và mang nội dung thuần lý trí

35

Trang 40

Về đối tượng và phạm vi sử dụng, Cabré (1999) nhận định rằng những người

sử dụng từ thông thường là những người nói ngôn ngữ, còn những người sử dụng

thuật ngữ là những nhà chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể Thuật ngữ thuộc một

lĩnh vực chuyên ngành chỉ được sử dụng giới han trong lĩnh vực chuyên ngành đó

trong khi từ thông thường lại được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau.Thuật ngữ thường được sử dụng dé nhắc đến những chủ đề chuyên môn, còn từthông thường được sử dụng dé nhắc đến về bat kỳ chủ đề nào trong cuộc sống hàngngày, dé diễn đạt cam xúc, [tr.136]

Bên cạnh đó, theo các tác giả Lê Khả Kế (1979) và Nguyễn Thiện Giáp (2016),giữa từ thông thường và thuật ngữ có quan hệ chuyền hóa qua lại với nhau Từ thôngthường có thé được thuật ngữ hóa và ngược lại thuật ngữ có thé trở thành từ thông thường

Thuộc lĩnh vực vũ khí, chúng tôi nhận thấy trong tiếng Anh có nhiều từ ngữthông thường đi vào hệ thống TNVK như tank (xe tăng), bow (cung), shell (đạnpháo), buffalo (xe tăng lội nước), sleeper (bom hàng không nồ chậm) Ngược lại,

cũng có không ít TNVK đã trở thành từ thông thường và ngày càng trở nên quen

thuộc với đời sống của người dân như: bomb (bom), gun (súng), tracer (đạn vạchduong) trong tiếng Anh; và bơm, min, tên lửa, súng, đạn, kiếm trong tiéng Việt

1.2.1.4 Thuật ngữ vũ khí

Theo Từ điển bách khoa thư quân sự Việt Nam (2004), vũ khí được hiểu là

“phương tiện kĩ thuật hoặc tổ hợp các phương tiện kĩ thuật dùng tiêu diệt đốiphương trong đấu tranh vũ trang Thường gồm: phần trực tiếp diệt mục tiêu (gươm,

giáo, tên, bom, đạn ), phương tiện đưa chúng tới mục tiêu (cung, no, súng, pháo,

tên lửa )” [tr.1179].

Tuy nhiên, nội hàm của định nghĩa trên vẫn chưa bao chứa được một số loạivật chất mà cũng được dùng làm vũ khí trong các cuộc đấu tranh vũ trang Thực tế,trong các cuộc chiến tranh ở Việt Nam, bộ đội ta đã cho kích nồ rất nhiều khốithuốc né lớn, nhỏ khác nhau dé tiêu diệt lực lượng địch Hay lực lượng quân đội Mỹcòn dùng máy bay hay các phương tiện khác dé rải rất nhiều loại chất độc hóa họckhác nhau bao phủ lên các khu rừng nhằm tiêu diệt sinh lực của những người línhViệt Các loại thuốc nỗ hay chất độc đó cũng cần phải được coi là vũ khí

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w