1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tiểu luận cuối kỳtrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

20 30 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Tác giả Nguyễn Thị Phương Thùy
Người hướng dẫn ThS. Lê Trương Thảo Nguyên
Trường học ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Vĩnh Long
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,65 MB

Nội dung

Xác định được ảnh hưởng của Stakeholder có tác dụng gì?...7Phần 2: Lựa chọn một doanh nghiệp tại Việt Nam, phân tích trách nhiệm xã hội củaDoanh nghiệp đó và nêu bật ý nghĩa của trách nh

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÂN HIỆU VĨNH LONG



TIỂU LUẬN CUỐI KỲ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

GVHD: ThS Lê Trương Thảo Nguyên

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thùy

Mã số sinh viên: 31211570321

Khóa lớp : K47 - QTKD1

Mã lớp: 23C9MAN50212401

Vĩnh Long, 12/2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

Phần 1: Stakeholder là gì? Xác định được ảnh hưởng của stakeholder có tác dụng gì? 4 1.1 Stakeholder là gì? 4

a) Định nghĩa Stakeholder 4

b) Phân loại Stakeholder 4

c) Vai trò của Stakeholder 5

d) Tầm quan trọng của Stakeholder 5

e) Lợi ích của Stakeholder 6

f) Những rắc rối liên quan đến Stakeholder 6

1.2 Xác định được ảnh hưởng của Stakeholder có tác dụng gì? 7

Phần 2: Lựa chọn một doanh nghiệp tại Việt Nam, phân tích trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp đó và nêu bật ý nghĩa của trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp cũng như vai trò của đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp và CSR trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp như thế nào? (không sử dụng công ty Vinamilk và FPT) .8 2.1 Giới thiệu về công ty MWG 8

2.2 Trách nhiệm xã hội của MWG 9

a) Khái niệm trách nhiệm xã hội 9

b) Trách nhiệm xã hội của MWG 10

2.3 Ý nghĩa của trách nhiệm xã hội của MWG 15

2.4 Vai trò của đạo đức kinh doanh trong sự phát triển bền vững của MWG 16

2.5 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong sự phát triển bền vững của MWG 17

2.6 Vai trò của CSR trong sự phát triển bền vững của MWG 18

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh doanh mà còn phải hoạt động dựa trên nguyên tắc vì sự phát triển bền vững Hiện nay, xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững đang ngày càng được quan tâm Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, người tiêu dùng đặc biệt coi trọng việc doanh nghiệp thực thi trách nhiệm xã hội (CSR) như thế nào Với bối cảnh đó, việc nghiên cứu về CSR và phân tích các hoạt động CSR của doanh nghiệp có ý nghĩa thiết thực

Tiểu luận này tập trung phân tích các lý thuyết liên quan đến Stakeholder và hoạt động CSR của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) cũng như vai trò của CSR đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp MWG là một trong những doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam, hoạt động trên nhiều lĩnh vực với hàng ngàn cửa hàng trên toàn quốc

Trên cơ sở lí thuyết về CSR của Carroll và các dữ liệu thực tế về hoạt động của MWG, tiểu luận phân tích CSR của doanh nghiệp này dưới góc độ 4 trách nhiệm: kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện Qua đó, chỉ ra vai trò quan trọng của CSR cũng như các nhân

tố đạo đức kinh doanh, văn hóa đối với sự phát triển dài hạn và bền vững của MWG

Do kiến thức về môn “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” của em vẫn còn nhiều hạn chế Nên trong quá trình làm bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong sự góp ý chân thành của cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

3

Trang 4

Phần 1: Stakeholder là gì? Xác định được ảnh hưởng của stakeholder có tác dụng gì?

1.1 Stakeholder là gì?

a) Định nghĩa Stakeholder

Stakeholder là thuật ngữ tiếng Anh còn được gọi là “đối tượng hữu quan”: là những

cá nhân hay nhóm cá nhân hoặc tổ chức nào có ảnh hưởng đến sự sống còn và sự thành công của một hoạt động kinh doanh Stakeholder này có thể tác động đáng kể đến kết quả, tích cực hoặc tiêu cực Họ là những người có những quyền hạn nhất định để đòi doanh nghiệp làm theo ý muốn của họ

b) Phân loại Stakeholder

Phân loại các đối tượng hữu quan là một phần quan trọng trong quá trình quản lý Stakeholder Bằng việc hiểu rõ về các loại các bên liên quan khác nhau, doanh nghiệp và tổ chức có thể điều chỉnh chiến lược của mình một cách hiệu quả hơn để đáp ứng những nhu cầu cũng như là sự quan tâm cụ thể

Việc xác định rõ Stakeholder bao gồm những ai sẽ giúp đảm bảo thành công của dự

án Thông thường, Stakeholder được chia thành hai nhóm gồm bên trong và bên ngoài:

 Bên trong: Các bên liên quan bên trong là những cá nhân hoặc nhóm hưởng lợi từ

mối quan hệ trực tiếp hoặc tức thời với doanh nghiệp, tổ chức, có thể thông qua quyền sở hữu, có việc làm, cổ phần, hoặc đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp đó Họ thường đóng vai trò tích cực trong quá trình ra quyết định Stakeholder bên trong bao gồm: nhân viên, ban giám đốc, công nhân viên chức, hội đồng quản trị, cổ đông,

Ví dụ, một công ty công nghệ thuê một nhóm kỹ sư để phát triển một sản phẩm mới.

Nhóm kỹ sư này được xem là một bên liên quan bên trong của công ty công nghệ này, vì họ có ảnh hưởng đến sự thành công của công ty thông qua việc phát triển sản phẩm mới Sản phẩm mới có thể giúp công ty công nghệ mở rộng thị trường, tăng doanh thu, hoặc tăng lợi nhuận

 Bên ngoài: Những bên liên quan bên ngoài là những cá nhân hoặc nhóm không tham

gia trực tiếp vào các hoạt động của doanh nghiệp, nhưng vẫn có thể chịu ảnh hưởng hoặc tạo ra tác động đối với doanh nghiệp thông qua các hành động và kết quả kinh doanh Mặc dù các bên liên quan bên ngoài không tham gia trực tiếp vào các hoạt

4

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

động hàng ngày, nhưng vẫn tác động đáng kể đến sự thành công của dự án Stakeholder bên ngoài bao gồm: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, cơ quan chính phủ, cộng đồng địa phương,

Ví dụ, một doanh nghiệp khai thác mỏ quyết định mở một mỏ mới ở một khu vực có

giá trị sinh thái cao Các nhà hoạt động môi trường có thể được coi là các bên liên quan bên ngoài quan trọng, vì họ có thể bị ảnh hưởng bởi việc khai thác mỏ này Các nhà hoạt động môi trường có thể có tác động đáng kể đến sự thành công của doanh nghiệp bằng cách phản đối việc khai thác mỏ, vận động hành lang cho các quy định chặt chẽ hơn, hoặc thậm chí phá hoại các hoạt động khai thác mỏ

c) Vai trò của Stakeholder

Vai trò chính của các bên liên quan là giúp công ty đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình bằng cách đưa ra những quan điểm và đóng góp kinh nghiệm của họ vào dự án Ngoài ra, các bên liên quan cũng có thể cung cấp nguồn lực và nguyên vật liệu cần thiết Sự

hỗ trợ của Stakeholder là rất quan trọng cho sự thành công của dự án

d) Tầm quan trọng của Stakeholder

Quản lý các Stakeholder là một chìa khóa quan trọng đưa dự án đến sự thành công Thông qua sự tương tác tích cực với các bên liên quan, doanh nghiệp có thể nhanh chóng nhận diện những rủi ro và thách thức tiềm ẩn Bằng cách giải quyết các mối quan tâm và tìm kiếm điểm chung giúp chúng ta có thể giảm thiểu những rủi ro này trước khi chúng trở thành các vấn đề lớn và nghiêm trọng

Niềm tin là nền tảng của mọi mối quan hệ thành công nào và mối quan hệ với các bên liên quan cũng không là ngoại lệ Sự giao tiếp minh bạch và giải quyết lợi ích của các bên liên quan sẽ tạo niềm tin và sự tự tin trong dự án hoặc tổ chức Quản lý các bên liên quan khuyến khích sự hợp tác và tham gia tích cực từ tất cả các bên liên quan Khi họ cảm thấy ý kiến của họ được đánh giá cao, họ sẽ “hứng khởi” đóng góp tích cực hơn cho các mục tiêu chung của dự án

Sự hỗ trợ từ các bên liên quan (Stakeholder) là yếu tố không thể thiếu để doanh nghiệp phát triển Bằng cách quản lý tốt những mối quan hệ này, tổ chức có thể đạt được sự bền vững và thành công dài hạn trong các nỗ lực phát triển kinh doanh Mối quan hệ tích cực với các bên liên quan đóng góp quan trọng vào việc xây dựng hình ảnh và danh tiếng

5

Trang 6

thương hiệu mạnh mẽ Những bên liên quan hài lòng sẽ trở thành những người ủng hộ, lan truyền những đánh giá tích cực về tổ chức thông qua lời nói và chia sẻ kinh nghiệm tích cực với cộng đồng Điều này không chỉ tạo ra một môi trường tích cực mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ đối tác mạnh mẽ và bền vững

e) Lợi ích của Stakeholder

 Tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh và quản lý dự án: Các bên liên quan có cơ hội đưa ra ý tưởng, tham gia lập kế hoạch và giám sát tiến độ của các dự án, hoạt động kinh doanh Điều này giúp dự án đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mục tiêu của tất cả các bên

 Quản lý rủi ro và thiệt hại: Các bên liên quan có quyền giám sát, đánh giá và đưa ra giải pháp quản lý rủi ro, hạn chế thiệt hại cho hoạt động kinh doanh

 Mở rộng quan hệ với các đối tác: Thông qua hoạt động kinh doanh, các bên liên quan

có cơ hội kết nối, hợp tác với nhiều đối tác khác, tạo dựng các mối quan hệ hữu ích

 Đặt ra quy định và điều khoản: Tùy thuộc vào phạm vi liên quan, các bên có thể đưa

ra những quy định, điều khoản trong hợp tác để đảm bảo lợi ích cho mình

 Hưởng các quyền lợi thỏa thuận: Các bên sẽ được hưởng các quyền lợi đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác

f) Những rắc rối liên quan đến Stakeholder

Thứ nhất, vấn đề cạnh tranh về quyền lợi là điều khó tránh khỏi Dù là cổ đông lớn hay nhỏ, mỗi bên đều muốn tối đa hóa lợi ích cho riêng mình Có xung đột khi doanh nghiệp chỉ tập trung vào lợi nhuận, trong khi khách hàng muốn sản phẩm chất lượng với giá

rẻ Hay người lao động muốn tăng mức lương cao và điều kiện làm việc tốt trong khi chủ doanh nghiệp lại muốn cắt giảm chi phí Sự chênh lệch về quyền lợi giữa các bên sẽ dẫn tới xung đột Đây là vấn đề nan giải mà nhiều doanh nghiệp gặp phải khi cố gắng cân bằng các lợi ích giữa các nhóm cổ đông và các bên liên quan khác

Thứ hai, việc cạnh tranh về ý tưởng giữa những bên cùng vai trò cũng tiềm ẩn rắc rối

Ví dụ, trong Hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc, các thành viên cạnh tranh đưa ra ý tưởng

về chiến lược phát triển doanh nghiệp hoặc sản phẩm mới Mỗi người đều muốn đưa ra quyết định tốt nhất cho mình, dẫn tới mâu thuẫn và tranh luận kéo dài mà không đi đến thống nhất Do đó, ngay từ đầu các bên cần thống nhất rõ về trách nhiệm và nghĩa vụ để hạn chế tranh cãi

6

Trang 7

Thứ ba, khó khăn trong việc cân bằng các nhu cầu đa dạng của các bên liên quan cũng là vấn đề mà doanh nghiệp đang quan tâm mạnh mẽ Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sẽ tương tác với nhiều bên liên quan khác nhau như nhà đầu tư, cổ đông, nhân viên, khách hàng, nhà cung ứng, cơ quan quản lý nhà nước, Mỗi nhóm sẽ có những lợi ích

và nhu cầu khác nhau Khi các yêu cầu trên mâu thuẫn nhau, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc cân bằng các lợi ích giữa các bên Không thể đáp ứng tối đa nhu cầu của tất cả mọi người Đây chính là thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong quản trị các mối quan hệ với các bên liên quan Cần tìm ra giải pháp hài hòa các lợi ích sao cho vừa đảm bảo mục tiêu chung, vừa đem lại lợi ích thiết thực cho từng nhóm

Có nhiều rắc rối tiềm ẩn có thể phát sinh như xung đột về quyền lợi, tranh chấp ý tưởng, hoặc khó khăn trong việc cân bằng các nhu cầu đa dạng Những vấn đề này nếu không được giải quyết tốt có thể gây tổn hại đến uy tín và hoạt động chung của doanh nghiệp Vì vậy, các nhà quản trị cần xây dựng chiến lược quản trị các bên liên quan một cách bài bản Xác định rõ các bên liên quan then chốt, đối thoại thường xuyên để nắm bắt nhu cầu, và đưa ra các giải pháp cân bằng lợi ích một cách hợp lý

1.2 Xác định được ảnh hưởng của Stakeholder có tác dụng gì?

Xác định được ảnh hưởng của Stakeholder có tác dụng rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong quản lý dự án và quản lý doanh nghiệp Cụ thể, xác định được ảnh hưởng của Stakeholder có tác dụng như sau:

 Hiểu rõ hơn về các bên liên quan của mình: Khi xác định được ảnh hưởng của Stakeholder, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về mong muốn, nhu cầu và mục tiêu của các Stakeholder Điều này sẽ giúp các công ty, doanh nghiệp xây dựng mối quan

hệ tốt với các bên liên quan và đáp ứng được nhu cầu của họ

 Giảm thiểu rủi ro: Bằng cách xác định được ảnh hưởng của các bên liên quan, doanh nghiệp sẽ có thể dự đoán được những rủi ro tiềm ẩn của các các bên liên quan và quản lý các rủi ro có thể phát sinh từ mối quan hệ với họ, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn

7

Trang 8

 Xử lý xung đột: Phát hiện sớm và quản lý các xung đột tiềm ẩn giữa các Stakeholser.

Tổ chức có thể phát triển chiến lược xử lý xung đột một cách thông minh, tránh được các tình huống tiêu cực và duy trì một môi trường làm việc tích cực

 Tăng cường mối quan hệ bền vững: Việc xác ảnh hưởng giúp xác định cơ hội để tăng cường mối quan hệ với các bên liên quan Điều này có thể bao gồm việc thiết lập kênh giao tiếp hiệu quả, đáp ứng nhanh chóng đối với phản hồi, và xây dựng lòng tin

Từ sự hiểu biết vững chắc về nhóm này, tổ chức có thể phát triển các chiến lược giao tiếp, chăm sóc khách hàng và các chương trình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp để thúc đẩy mối quan hệ tích cực

 Nâng cao uy tín và danh tiếng Khi doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của các bên liên quan, doanh nghiệp sẽ được xem là đối tác đáng tin cậy Do

đó, tạo sự tin tưởng và ủng hộ, giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và danh tiếng

 Tối ưu hóa hỗ trợ: Tổ chức có thể tập trung vào việc tối ưu hóa hỗ trợ từ những bên quan trọng nhất Sự hỗ trợ này không chỉ là về khía cạnh tài chính mà còn liên quan đến việc đảm bảo nguồn lực tài trợ, hoặc sự chia sẻ thông tin quan trọng và cam kết

hỗ trợ dài hạn

Phần 2: Lựa chọn một doanh nghiệp tại Việt Nam, phân tích trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp đó và nêu bật ý nghĩa của trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp cũng như vai trò của đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp và CSR trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp như thế nào? (không sử dụng công ty Vinamilk và FPT)

2.1 Giới thiệu về công ty MWG

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) là viết tắt của Mobile World Investment Corporation MWG là nền tảng bán lẻ đa ngành nghề số 1 Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận Với chiến lược omni-channel của mình, MWG đã xây dựng một mạng lưới hàng ngàn cửa hàng trên khắp quốc gia Đồng thời, họ tận dụng sự hiểu biết sâu rộng về khách hàng thông qua nền tảng dữ liệu lớn Sự chủ động trong triển khai các hoạt động hỗ trợ bán lẻ được xây dựng nội bộ và sự đổi mới liên tục trong công nghệ, đều được kết hợp

để nhằm tạo ra trải nghiệm khách hàng vượt trội Điều này không chỉ thống nhất ở mọi kênh

mà còn tăng cường sự gắn kết giữa người tiêu dùng và các thương hiệu thuộc MWG

8

Trang 9

Trong hệ sinh thái đa dạng của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động, ngoài các công ty con chuyên vận hành chuỗi bán lẻ như thegioididong.com, Bách Hóa Xanh, Điện Máy Xanh, nhà thuốc An Khang, còn có các công ty chuyên cung cấp dịch vụ liên quan

Đó là các dịch vụ về hậu mãi – lắp đặt – bảo trì, dịch vụ quản lý kho vận logistics, dịch vụ giao hàng chặng cuối và mảng phân phối sản phẩm nông nghiệp an toàn 4Kfarm, Đồng thời, MWG còn mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế thông qua liên doanh bán lẻ điện máy tại Indonesia Ngoài ra, MWG còn là mã chứng khoán của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động trên sàn giao dịch

MWG đặt trọng tâm vào việc xây dựng các dịch vụ khách hàng có sự độc đáo với chất lượng vượt trội, phù hợp với văn hóa đặt khách hàng làm trung tâm trong mọi suy nghĩ

và hành động của công ty

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động có tên trong các bảng xếp hạng danh giá nhiều năm liền như Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam (Nhịp Cầu Đầu Tư), Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương (Retail Asia), Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Châu Á của tạp chí uy tín Forbes

2.2 Trách nhiệm xã hội của MWG

a) Khái niệm trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội thường được viết tắt là “CSR” (Corporate social responsibility)

là một khái niệm chỉ các hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện không chỉ với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mà còn nhằm đảm bảo sự liên kết chặt chẽ với lợi ích xã hội CSR thể hiện cam kết đạo đức kinh doanh, mục tiêu đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, cộng đồng địa phương

và xã hội nói chung

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (theo Carroll) được định nghĩa như là việc doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện các hoạt động đối với xã hội trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhằm tối đa hóa lợi ích xã hội và giảm thiểu thiệt hại gây ra cho xã hội

Carroll (1979, 1991) đã khái quát hóa các trách nhiệm xã hội thành bốn nhóm:

 Trách nhiệm kinh tế: Tức là doanh nghiệp có nghĩa vụ tạo ra lợi nhuận, cung cấp việc làm và sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng

9

Trang 10

 Trách nhiệm pháp lý: Là doanh nghiệp phải có nghĩa vụ tuân theo các quy định của pháp luật, các luật lệ, luật pháp của địa phương, của đất nước và cả luật quốc tế trong quá trình hoạt động của mình

 Trách nhiệm đạo đức: Tức là doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, chuẩn mực,

kỳ vọng khác của xã hội mà những điều này không được quy định trong luật, cụ thể hơn là trách nhiệm đáp ứng được các chuẩn mực, kỳ vọng của các bên liên quan, gồm có khách hàng, nhân viên, cổ đông và cộng đồng

 Trách nhiệm từ thiện: Doanh nghiệp nên đáp ứng các kỳ vọng của xã hội thông qua các đóng góp về nguồn lực tài chính, giáo dục, tham gia các hoạt động vì cộng đồng như một công dân tốt

b) Trách nhiệm xã hội của MWG

Ở thời điểm hiện tại, người tiêu dùng đang ngày càng có xu hướng chú trọng hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) là một trong số những doanh nghiệp tiên phong xây dựng chiến lược phát triển bền vững, thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh thông qua nhiều hoạt động thiết thực

 Trách nhiệm kinh tế:

 MWG đã duy trì tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ấn tượng trong nhiều năm liên tiếp Trong năm 2022, MWG ghi nhận doanh thu đạt 133.405 tỷ đồng tăng 8% so với năm 2021 Theo thông báo mới nhất từ Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG), doanh thu tổng cộng trong tháng 10/2023 đã vượt qua mức 11.000 tỷ đồng Điều này đặt ra một kỷ lục tích cực, khiến tháng này trở thành tháng đầu tiên trong năm 2023 với sự gia tăng tích cực về doanh thu so với cùng kỳ năm trước Trong danh sách này, hai chuỗi bán lẻ hàng đầu của MWG, Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, đã đạt doanh số hơn 7.600 tỷ đồng, mở rộng tăng trưởng lên trên 5% so với tháng trước Đồng thời, chuỗi Bách Hóa Xanh đã vượt qua ngưỡng 3.000 tỷ đồng doanh thu trong tháng 10, tăng trưởng hơn 5% so với tháng trước Điều đáng chú ý, doanh thu bình quân mỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh đạt đến con số ấn tượng là hơn 1,7 tỷ đồng, làm tăng thêm sức hút đối với khách hàng Lũy

kế trong 6 tháng đầu năm 2023, MWG ghi nhận lợi nhuận sau thuế là 38,7 tỷ đồng

10

Ngày đăng: 20/06/2024, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w