1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hiệu quả học tiếng anh cho sinh viên ngành quản lý nhà nƣớc tại học viện hành chính quốc gia

56 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Học Tiếng Anh Cho Sinh Viên Ngành Quản Lý Nhà Nước Tại Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Tác giả Nguyễn Tuấn Anh, Bùi Thị Đào Tiên, Vũ Đức Nam, Hoàng Hải Ninh
Người hướng dẫn TS. Phạm Ngọc Hà
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Quản Lý Nhà Nước
Thể loại Báo cáo Tổng Hợp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,16 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (10)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài (0)
  • 3. Mục đích nghiên cứu (12)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu (12)
  • 5. Nhiệm vụ nghiên cứu (12)
  • 6. Đối tượng, phạm vi và khách thể nghiên cứu (0)
  • 7. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 8. Đóng góp mới của đề tài (14)
  • 9. Kết cấu của đề tài (14)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HỌC TIẾNG ANH CỦA (15)
    • 1.1. Một số khái niệm chung (15)
      • 1.1.1. Khái niệm “Học” (15)
      • 1.1.2. Khái niệm về học ngoại ngữ và học tiếng Anh (15)
      • 1.1.3. Khái niệm về hiệu quả học tiếng Anh (16)
    • 1.2. Tầm quan trọng của việc học tiếng Anh (16)
      • 1.2.1 Ngôn ngữ chung của toàn cầu (16)
      • 1.2.2 Tiếp cận, tiếp nhận tri thức từ khắp nơi trên thế giới (16)
      • 1.2.3 Mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp (17)
      • 1.2.4 Mở rộng kết nối (17)
    • 1.3. Tiêu chí đo lường hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên (18)
    • 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên (19)
      • 1.4.1 Nguồn tài nguyên học tập, cơ sở vật chất (19)
      • 1.4.2 Động lực, thái độ và phong cách học tập (19)
      • 1.4.3. Phương pháp học tiếng Anh của sinh viên (19)
      • 1.4.4. Phương pháp giảng dạy, sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên (20)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC (22)
    • 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng (22)
    • 2.2. Kết quả khảo sát về thực tiễn học tiếng Anh của sinh viên ngành QLNN 14 2.3. Kết quả khảo sát về hiệu quả học tiếng Anh của sinh ngành QLNN (23)
      • 2.3.1. Kết quả học tập tại trường của sinh viên ngành QLNN (26)
      • 2.3.2. Mức độ thành thạo các kỹ năng tiếng Anh của sinh viên ngành QLNN 19 2.3.3. Sự cải thiện về trình độ tiếng Anh sau khi học tập tại trường và các khóa học bên ngoài (28)
    • 2.4. Hạn chế, trở ngại trong việc học tiếng Anh của sinh viên ngành QLNN và nguyên nhân của những hạn chế (29)
      • 2.4.1. Về tài nguyên học tập, cơ sở vật chất (30)
      • 2.4.2. Về phương pháp giảng dạy, sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên . 23 2.4.3.Về động lực, thái độ và phong cách học tập sinh viên (32)
      • 2.4.4. Một số nguyên nhân khác (36)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA (38)
    • 3.1 Giải pháp về phía Học viện (38)
      • 3.1.1 Đầu tư cơ sở vật chất và tài nguyên học tập (38)
      • 3.1.2 Đối với khoa Ngoại ngữ Tin học (39)
        • 3.1.2.1 Đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ (39)
      • 3.1.3 Đối với khoa Hành Chính Học (40)
    • 3.2. Giải pháp về phía sinh viên (41)
      • 3.2.1. Nâng cao ý thức và cải thiện phương pháp học tập (41)
      • 3.2.2 Tạo cho bản thân môi trường học tập tiếng Anh hiệu quả (41)
      • 3.2.3 Lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với bản thân (42)
      • 3.2.4 Khắc phục rào cản tâm lý (sự thiếu tự tin, e ngại…) (42)
  • KẾT LUẬN (45)
  • PHỤ LỤC (48)

Nội dung

Theo thông tin từ các hội nghị về nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ tại các trường đại học và các bài báo, bài nghiên cứu khoa học về thực trạng học ngoại ngữ hiện nay của sinh viên, thì v

Mục đích nghiên cứu

Đề tài hướng tới đề xuất các giải pháp học tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên ngành quản lý nhà nước nói riêng và sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia nói chung.

Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng học tiếng Anh của sinh viên ngành quản lý nhà nước tại HVHCQG đang diễn ra như thế nào?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới việc học tiếng Anh của sinh viên ngành quản lý nhà nước tại HVHCQG?

- Có những giải pháp nào được đề ra để nâng cao hiệu quả học tiếng Anh đối với sinh viên ngành quản lý nhà nước tại HVHCQG?

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu và trả lời câu hỏi nghiên cứu nói trên, đề tài tập trung làm rõ các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

+ Xây dựng cơ sở lý luận về hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên ngành quản lý nhà nước

+ Đánh giá thực trạng việc học tiếng Anh của sinh viên ngành quản lý nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc Gia

+ Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả học tiếng Anh cho sinh

4 viên ngành quản lý nhà nước

6 Đối tƣợng, phạm vi và khách thể nghiên cứu

6.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên ngành quản lý nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia

6.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên ngành quản lý nhà nước

Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá việc học tiếng Anh của sinh viên ngành quản lý nhà nước tại HVHCQG, được thực hiện từ tháng 2/2024- 4/2024

Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu và triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài như đã đề cập ở trên, nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

7.1.Phương pháp thu thập dữ liệu:

+ Phương pháp khảo cứu tài liệu: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp này để hệ thống các sách chuyên khảo, tham khảo, các đề tài khoa học, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học có chỉ số ISSN có liên quan đến đề tài

+ Phương pháp điều tra khảo sát: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện trên 201 sinh viên ngành QLNN thuộc Khoa Hành chính học – HVHCQG Nội dung bảng hỏi được thiết kế gồm ba phần chính: Thứ nhất là đánh giá về năng lực tiếng Anh của sinh viên Thứ hai là tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về việc học tiếng Anh và mục cuối là các yếu tố ảnh hưởng tới việc học tiếng anh của sinh viên Với các câu hỏi định tính và định lượng, bảng câu hỏi thanh dạng mức độ 1-5, cùng các câu hỏi để sinh viên có thể đưa ra ý kiến cá nhân Với công cụ Google Form nhóm khảo sát đã gửi cho các sinh viên thông qua Messenger, Zalo, Email Sau đó tiến hành phân tích, theo dõi dữ liệu

+ Phương pháp phỏng vấn sâu

Nghiên cứu đã sử dụng 5 câu hỏi đặt ra cho khoảng 10 sinh viên và 2 giảng viên giảng dạy tiếng Anh của HVHCQG Cụ thể, phương pháp thực hiện đối với 05 sinh viên lớp 2305QLNA và 05 sinh viên lớp 2305QLNG Các câu hỏi dưới dạng định tính giúp sinh viên có thể tự do thể hiện quan điểm cá nhân,

5 từ những ý kiến đó hỗ trợ cho bài nghiên cứu khách quan nhất, rõ ràng, chi tiết

(Mẫu câu hỏi phỏng vấn ở Phụ lục 2)

7.2.Phương pháp phân tích dữ liệu

Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu xem xét, phân loại, tổng hợp, phân tích thống kê, đánh giá các dữ liệu gồm các nội dung liên quan nhận thức của sinh viên ngành QLNN về tầm quan trọng của tiếng Anh, trình độ tiếng Anh hiện tại, các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của sinh viên ngành QLNN và giải pháp để nâng cao hiệu quả học tiếng Anh Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu lý giải, đánh giá và phân tích để rút ra một số kết luận về thực trạng học tiếng Anh của sinh viên ngành QLNN và xác định những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế; từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tiếng Anh cho sinh viên ngành QLNN tại HVHCQG

(Mẫu phiếu khảo sát ở phụ lục 1)

8 Đóng góp mới của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài được kỳ vọng sẽ là gợi ý cho HVHCQG và bản thân các sinh viên ngành QLNN tại HVHCQG trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh trong thời gian tới, đồng thời giúp tạo ra môi trường học tập tích cực hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sinh viên

9 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên

Chương II: Thực trạng học tiếng Anh của sinh viên ngành Quản lý nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả học tiếng Anh cho sinh viên ngành Quản lý nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HỌC TIẾNG ANH CỦA

SINH VIÊN 1.1 Một số khái niệm chung

Học là quá trình tiếp thu và tiếp xúc thêm các kiến thức mới, kỹ năng mới, bổ sung trau dồi các kiến thức nâng cao từ các kiến thức ban đầu mà ta đã tiếp thu từ trước Học còn là quá trình thu nhận những hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới Việc học giúp con người tìm hiểu, rèn luyện, phát triển khả năng suy nghĩ, hiểu biết và kỹ năng của mình [5]

Học tập là rất quan trọng đối với tất cả mọi người, nhất là trong thời đại hội nhập toàn cầu sâu rộng Ngay từ thời cha ông ta, học thức đã được coi là tiêu chí quan trọng để đánh giá một con người Trong thời đại này, học tập không chỉ còn là một trách nhiệm, mà nó còn là chìa khóa quan trọng mở ra cánh cửa của thành công và phát triển Sự tiến bộ không ngừng của thế giới yêu cầu chúng ta không ngừng mở rộng vốn kiến thức của mình, vì chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể vượt qua thách thức và tồn tại trong môi trường ngày càng thay đổi và phức tạp [6]

1.1.2 Khái niệm về học ngoại ngữ và học tiếng Anh

Ngoại ngữ (tiếng nước ngoài) là ngôn ngữ không phải ngôn ngữ chính thức hay ngôn ngữ “mẹ đẻ” và không phải là ngôn ngữ thường được sử dụng ở một quốc gia cụ thể Nói cách khác ngoại ngữ là ngôn ngữ của nước ngoài được sử dụng trong một quốc gia nhất định

Học ngoại ngữ là quá trình tiếp thu và tiếp xúc thêm các kiến thức mới, kỹ năng mới liên quan tới ngôn ngữ thứ hai ngoài tiếng “mẹ đẻ” để có thể hiểu, giao tiếp ứng dụng trong công việc và học tập

Tiếng Anh là một trong những ngoại ngữ của người Việt Nam Tiếng Anh là một ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, chính vì tính phổ biến đấy nó đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, giáo dục, công nghệ, văn hóa và giao tiếp quốc tế Vì tính toàn cầu nên việc học tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng, nhất là trong thời kì đất nước đang hội nhập và toàn cầu

Trên cơ sở khái niệm học ngoại ngữ ở trên, nhóm nghiên cứu đưa ra khái niệm về học tiếng Anh như sau: Học tiếng Anh là quá trình tiếp thu và tiếp xúc thêm các kiến thức mới, kỹ năng mới liên quan tới ngôn ngữ tiếng Anh để có thể hiểu, giao tiếp ứng dụng trong công việc và học tập

1.1.3 Khái niệm về hiệu quả học tiếng Anh

Hiệu quả học tiếng Anh là khả năng của mỗi người học để đạt được mục tiêu học tập của mình trong một thời gian cụ thể Đánh giá độ hiệu quả có thể dựa trên việc tiếp thu kiến thức, nâng cao kỹ năng, và thái độ tích cực Để học tiếng Anh hiệu quả, người ta cần chọn phương pháp phù hợp, tạo điều kiện học tích cực, và duy trì sự kiên nhẫn và động lực cao Điều này giúp họ phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh một cách linh hoạt và tự tin trong cuộc sống hàng ngày

1.2 Tầm quan trọng của việc học tiếng Anh

1.2.1 Ngôn ngữ chung của toàn cầu

Có thể nói rằng tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận thông tin và kiến thức trên toàn cầu Với tiếng Anh, chúng ta có thể dễ dàng truy cập vào nhiều tài liệu giáo dục, trang web, báo chí và các dịch vụ trực tuyến khác trên Internet Sự phổ biến của tiếng Anh không chỉ giúp chúng ta tiếp cận nguồn thông tin đa dạng mà còn mở ra cơ hội học tập và phát triển trong một môi trường toàn cầu Điều này thực sự là một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc sử dụng và học tiếng Anh

1.2.2 Tiếp cận, tiếp nhận tri thức từ khắp nơi trên thế giới

Trong thời đại hiện nay, việc sử dụng tiếng Anh trên các trang web ngày càng trở nên phổ biến Điều này mở ra cơ hội lớn cho mọi người học tiếng Anh để mở rộng kiến thức và kỹ năng của mình Các phần mềm phổ biến nhất, các cổng thông tin lớn nhất, thường được biết đến bằng tiếng Anh, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và học hỏi thêm nhiều thông tin hữu ích Điều này không chỉ giúp cải thiện trình độ cá nhân mà còn tăng cường khả năng hoạt động trong môi trường toàn cầu

Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu và triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài như đã đề cập ở trên, nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

7.1.Phương pháp thu thập dữ liệu:

+ Phương pháp khảo cứu tài liệu: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp này để hệ thống các sách chuyên khảo, tham khảo, các đề tài khoa học, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học có chỉ số ISSN có liên quan đến đề tài

+ Phương pháp điều tra khảo sát: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện trên 201 sinh viên ngành QLNN thuộc Khoa Hành chính học – HVHCQG Nội dung bảng hỏi được thiết kế gồm ba phần chính: Thứ nhất là đánh giá về năng lực tiếng Anh của sinh viên Thứ hai là tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về việc học tiếng Anh và mục cuối là các yếu tố ảnh hưởng tới việc học tiếng anh của sinh viên Với các câu hỏi định tính và định lượng, bảng câu hỏi thanh dạng mức độ 1-5, cùng các câu hỏi để sinh viên có thể đưa ra ý kiến cá nhân Với công cụ Google Form nhóm khảo sát đã gửi cho các sinh viên thông qua Messenger, Zalo, Email Sau đó tiến hành phân tích, theo dõi dữ liệu

+ Phương pháp phỏng vấn sâu

Nghiên cứu đã sử dụng 5 câu hỏi đặt ra cho khoảng 10 sinh viên và 2 giảng viên giảng dạy tiếng Anh của HVHCQG Cụ thể, phương pháp thực hiện đối với 05 sinh viên lớp 2305QLNA và 05 sinh viên lớp 2305QLNG Các câu hỏi dưới dạng định tính giúp sinh viên có thể tự do thể hiện quan điểm cá nhân,

5 từ những ý kiến đó hỗ trợ cho bài nghiên cứu khách quan nhất, rõ ràng, chi tiết

(Mẫu câu hỏi phỏng vấn ở Phụ lục 2)

7.2.Phương pháp phân tích dữ liệu

Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu xem xét, phân loại, tổng hợp, phân tích thống kê, đánh giá các dữ liệu gồm các nội dung liên quan nhận thức của sinh viên ngành QLNN về tầm quan trọng của tiếng Anh, trình độ tiếng Anh hiện tại, các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của sinh viên ngành QLNN và giải pháp để nâng cao hiệu quả học tiếng Anh Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu lý giải, đánh giá và phân tích để rút ra một số kết luận về thực trạng học tiếng Anh của sinh viên ngành QLNN và xác định những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế; từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tiếng Anh cho sinh viên ngành QLNN tại HVHCQG

(Mẫu phiếu khảo sát ở phụ lục 1)

Đóng góp mới của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài được kỳ vọng sẽ là gợi ý cho HVHCQG và bản thân các sinh viên ngành QLNN tại HVHCQG trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh trong thời gian tới, đồng thời giúp tạo ra môi trường học tập tích cực hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sinh viên.

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên

Chương II: Thực trạng học tiếng Anh của sinh viên ngành Quản lý nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả học tiếng Anh cho sinh viên ngành Quản lý nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HỌC TIẾNG ANH CỦA

Một số khái niệm chung

Học là quá trình tiếp thu và tiếp xúc thêm các kiến thức mới, kỹ năng mới, bổ sung trau dồi các kiến thức nâng cao từ các kiến thức ban đầu mà ta đã tiếp thu từ trước Học còn là quá trình thu nhận những hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới Việc học giúp con người tìm hiểu, rèn luyện, phát triển khả năng suy nghĩ, hiểu biết và kỹ năng của mình [5]

Học tập là rất quan trọng đối với tất cả mọi người, nhất là trong thời đại hội nhập toàn cầu sâu rộng Ngay từ thời cha ông ta, học thức đã được coi là tiêu chí quan trọng để đánh giá một con người Trong thời đại này, học tập không chỉ còn là một trách nhiệm, mà nó còn là chìa khóa quan trọng mở ra cánh cửa của thành công và phát triển Sự tiến bộ không ngừng của thế giới yêu cầu chúng ta không ngừng mở rộng vốn kiến thức của mình, vì chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể vượt qua thách thức và tồn tại trong môi trường ngày càng thay đổi và phức tạp [6]

1.1.2 Khái niệm về học ngoại ngữ và học tiếng Anh

Ngoại ngữ (tiếng nước ngoài) là ngôn ngữ không phải ngôn ngữ chính thức hay ngôn ngữ “mẹ đẻ” và không phải là ngôn ngữ thường được sử dụng ở một quốc gia cụ thể Nói cách khác ngoại ngữ là ngôn ngữ của nước ngoài được sử dụng trong một quốc gia nhất định

Học ngoại ngữ là quá trình tiếp thu và tiếp xúc thêm các kiến thức mới, kỹ năng mới liên quan tới ngôn ngữ thứ hai ngoài tiếng “mẹ đẻ” để có thể hiểu, giao tiếp ứng dụng trong công việc và học tập

Tiếng Anh là một trong những ngoại ngữ của người Việt Nam Tiếng Anh là một ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, chính vì tính phổ biến đấy nó đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, giáo dục, công nghệ, văn hóa và giao tiếp quốc tế Vì tính toàn cầu nên việc học tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng, nhất là trong thời kì đất nước đang hội nhập và toàn cầu

Trên cơ sở khái niệm học ngoại ngữ ở trên, nhóm nghiên cứu đưa ra khái niệm về học tiếng Anh như sau: Học tiếng Anh là quá trình tiếp thu và tiếp xúc thêm các kiến thức mới, kỹ năng mới liên quan tới ngôn ngữ tiếng Anh để có thể hiểu, giao tiếp ứng dụng trong công việc và học tập

1.1.3 Khái niệm về hiệu quả học tiếng Anh

Hiệu quả học tiếng Anh là khả năng của mỗi người học để đạt được mục tiêu học tập của mình trong một thời gian cụ thể Đánh giá độ hiệu quả có thể dựa trên việc tiếp thu kiến thức, nâng cao kỹ năng, và thái độ tích cực Để học tiếng Anh hiệu quả, người ta cần chọn phương pháp phù hợp, tạo điều kiện học tích cực, và duy trì sự kiên nhẫn và động lực cao Điều này giúp họ phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh một cách linh hoạt và tự tin trong cuộc sống hàng ngày.

Tầm quan trọng của việc học tiếng Anh

1.2.1 Ngôn ngữ chung của toàn cầu

Có thể nói rằng tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận thông tin và kiến thức trên toàn cầu Với tiếng Anh, chúng ta có thể dễ dàng truy cập vào nhiều tài liệu giáo dục, trang web, báo chí và các dịch vụ trực tuyến khác trên Internet Sự phổ biến của tiếng Anh không chỉ giúp chúng ta tiếp cận nguồn thông tin đa dạng mà còn mở ra cơ hội học tập và phát triển trong một môi trường toàn cầu Điều này thực sự là một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc sử dụng và học tiếng Anh

1.2.2 Tiếp cận, tiếp nhận tri thức từ khắp nơi trên thế giới

Trong thời đại hiện nay, việc sử dụng tiếng Anh trên các trang web ngày càng trở nên phổ biến Điều này mở ra cơ hội lớn cho mọi người học tiếng Anh để mở rộng kiến thức và kỹ năng của mình Các phần mềm phổ biến nhất, các cổng thông tin lớn nhất, thường được biết đến bằng tiếng Anh, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và học hỏi thêm nhiều thông tin hữu ích Điều này không chỉ giúp cải thiện trình độ cá nhân mà còn tăng cường khả năng hoạt động trong môi trường toàn cầu

Hầu hết các trang web trên toàn cầu được viết bằng tiếng Anh, vượt xa số lượng trang web viết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào khác, và thậm chí nhiều hơn cả tổng số trang web sử dụng ngôn ngữ thứ hai phổ biến nhất là tiếng Nga, chiếm 6% tổng số Bằng cách nhập từ khóa bằng tiếng Anh, bạn có thể tìm kiếm thông tin phù hợp một cách dễ dàng

Ngoài ra, tiếng Anh cũng là ngôn ngữ phổ biến trong lĩnh vực khoa học, 95% bài báo được thu thập tại Viện Thông tin Khoa học ở Hoa Kỳ được viết bằng tiếng Anh, mặc dù một nửa số đó được viết bởi các tác giả từ các quốc gia không nói tiếng Anh

1.2.3 Mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp

Trong bối cảnh toàn cầu ngày càng kết nối chặt chẽ hơn và các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Việt Nam, tầm quan trọng của trình độ tiếng Anh ngày càng gia tăng Sở hữu khả năng sử dụng tiếng Anh tốt cho phép cộng tác liền mạch với các đối tác nước ngoài, mở ra cơ hội quốc tế và thúc đẩy sự thăng tiến trong sự nghiệp

Ngoài ra, đối với những cá nhân đang tìm kiếm công việc, trình độ tiếng Anh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện kỹ năng và trí tuệ của họ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn để họ có thể tìm được một công việc có mức lương cao hơn Sự thành thạo trong tiếng Anh cũng sẽ giúp họ có lợi thế trong quá trình xin việc Việc đạt được trình độ tiếng Anh đáng kể đòi hỏi sự cống hiến và kiên trì, và đây cũng là điểm mà họ có thể chứng minh nỗ lực và sự kiên trì của mình Tóm lại, trình độ tiếng Anh không chỉ là khả năng ngôn ngữ mà còn là một thành tựu đáng nể trong hành trình phát triển cá nhân của họ

Tầm quan trọng của tiếng Anh được nhấn mạnh hơn thông qua khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp và tương tác dễ dàng với bạn bè trên toàn thế giới Tham gia vào các hội nghị, đối thoại quốc tế và xây dựng mối quan hệ trong cộng đồng toàn cầu không chỉ giúp hiểu sâu hơn về các nền văn hóa đa dạng mà còn mở rộng mạng lưới quan hệ cá nhân

Sở hữu trình độ tiếng Anh là một lợi thế trong các lĩnh vực chuyên môn

Nó cho phép tham gia tích cực vào các diễn đàn trực tuyến, hội nghị ảo và các tổ chức ngành quốc tế, thúc đẩy mạng lưới chuyên nghiệp và tạo cơ hội hợp tác, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp toàn cầu

Trong lĩnh vực kinh doanh, kỹ năng giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh không chỉ hỗ trợ trong việc xây dựng quan hệ cá nhân mà còn nâng cao khả năng tham gia vào cuộc đàm phán và hợp tác trong bối cảnh thương mại toàn cầu.

Tiêu chí đo lường hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên

Trong việc đo lường hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên, việc chỉ dựa vào việc hoàn thành chương trình học không đủ để đảm bảo tính chính xác và toàn diện Thay vào đó, dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài, nhóm nghiên cứu đã xem xét một loạt các chỉ số khác nhau để đánh giá mức độ hiệu quả trong việc học tiếng Anh Các yếu tố quan trọng cần xem xét bao gồm: a) Kỹ năng nghe (Listening): Khả năng hiểu và phản hồi lại thông tin từ người nói tiếng Anh, đây là một phần quan trọng để đánh giá hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên b) Kỹ năng nói (Speaking): Khả năng sử dụng từ vựng và ngữ pháp để truyền đạt ý kiến và ý tưởng của sinh viên c) Kỹ năng đọc (Reading): Khả năng đọc hiểu và rút ra thông tin từ văn bản tiếng Anh d) Kỹ năng viết (Writing): Khả năng sử dụng từ vựng và ngữ pháp để viết các loại văn bản tiếng Anh e) Sự tiến bộ (Progress): Sự cải thiện trong kỹ năng ngôn ngữ theo thời gian

Tóm lại, việc đo lường hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên đòi hỏi sự kết hợp của nhiều chỉ số khác nhau, từ kết quả học tập đến mức độ tự tin trong việc sử dụng ngôn ngữ Chỉ khi xem xét toàn diện các yếu tố này, nhóm ngiên cứu mới có thể đưa ra đánh giá chính xác và có ích về hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên

1.4.1 Nguồn tài nguyên học tập, cơ sở vật chất

Một trong những yếu tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng đến kỹ năng học tiếng Anh của sinh viên là sự sẵn có của các nguồn tài nguyên học tập Việc tiếp cận sách giáo khoa, thiết bị nghe nhìn và công nghệ có thể nâng cao đáng kể trải nghiệm học tập của sinh viên và cải thiện trình độ tiếng Anh của các họ Việc tiếp xúc với môi trường nói tiếng Anh bên ngoài lớp học, chẳng hạn như thông qua các chương trình du lịch hoặc hòa nhập, cũng có thể mang lại nhiều lợi ích Ngoài ra, sự hỗ trợ tại nhà và cộng đồng cho việc học tiếng Anh, chẳng hạn như sự khuyến khích của phụ huynh và tiếp cận với các bạn cùng lớp nói tiếng Anh, có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của sinh viên trong việc học tiếng Anh

1.4.2 Động lực, thái độ và phong cách học tập

Khả năng tiếng Anh của sinh viên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cá nhân như động lực, thái độ và phong cách học tập Những người có cảm hứng và thái độ tích cực trong việc học tiếng Anh thường có lợi thế hơn những người thiếu cảm hứng hoặc có thái độ tiêu cực Ngoài ra, phong cách học tập và sở thích có tác động đáng kể đến kỹ năng tiếng Anh của sinh viên Trong khi một số sinh viên có thể thích phương tiện trực quan, những sinh viên khác có thể thích các phương pháp tương tác như trò chuyện nhóm hoặc nhập vai Ngoài ra, khả năng nhận thức, bao gồm trí nhớ, sự chú ý và khả năng giải quyết vấn đề, là những yếu tố quan trọng quyết định tầm quan trọng của tiếng Anh trong việc học vì chúng là nền tảng cho khả năng ghi nhớ và áp dụng những cách mới để thể hiện ý tưởng

Sự tự tin trong giao tiếp cũng là yếu tố giúp cho sinh viên nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh, đặc biệt là đối với những sinh viên sử dụng ngôn ngữ khác là ngôn ngữ đầu tiên

1.4.3 Phương pháp học tiếng Anh của sinh viên

Phương pháp học tiếng Anh của sinh viên có thể là chìa khóa quyết định cho hiệu quả học của họ Nếu họ tiếp cận một cách có tổ chức và sáng tạo, việc

11 hiểu bài sẽ nhanh chóng hơn, và khả năng ghi nhớ cũng sẽ được củng cố Bằng cách tham gia vào các hoạt động học thú vị, họ cũng có thể tăng cường động lực và hứng thú Kết quả cuối cùng thường phản ánh sự khác biệt giữa việc áp dụng phương pháp học hiệu quả và việc chọn lựa cách học không phù hợp Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của việc chọn lựa phương pháp học phù hợp để đạt được mục tiêu học tập của mình

1.4.4 Phương pháp giảng dạy, sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên

Các yếu tố liên quan đến lớp học như phương pháp giảng dạy, chất lượng giảng dạy và sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên có thể ảnh hưởng đáng kể đến kỹ năng học tiếng Anh của sinh viên Giảng viên sử dụng nhiều phương pháp và chiến lược giảng dạy khác nhau, chẳng hạn như kết hợp các tài liệu đa phương tiện hoặc sử dụng trò chơi và hoạt động, có thể giúp thu hút sinh viên và nâng cao trải nghiệm học tiếng Anh của các em Chất lượng giảng dạy và sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên cũng rất quan trọng trong việc tạo ra một môi trường học tập tích cực và hiệu quả Quy mô và thành phần lớp học, bao gồm sự đa dạng về ngôn ngữ và trình độ thành thạo, cũng có thể ảnh hưởng đến kỹ năng học tiếng Anh của sinh viên vì giảng viên phải điều chỉnh phương pháp và chiến lược giảng dạy của mình để đáp ứng nhu cầu của tất cả sinh viên

Chương 1 đã tập trung xây dựng khung lý luận làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng ở chương 2 Cụ thể, chương 1 đã đưa ra các khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài, xác định tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, cũng như đưa ra những tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc học tiếng Anh của sinh viên; đồng thời, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đếu hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên như sự tự tin khi giao tiếp, động lực, thái độ học tập,…

THỰC TRẠNG HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC

Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng

Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát sinh viên Khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia Thời gian khảo sát từ tháng 2 năm 2024 đến tháng 3 năm 2024

Bảng 1 Thống kê mẫu nghiên cứu Đặc điểm Số lƣợng Tỷ trọng (%)

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)

Nội dung khảo sát gồm hai phần chính là thông tin cá nhân và trình độ, nhận thức, phương pháp học tiếng Anh của sinh viên được khảo sát Bảng khảo sát được thiết kế trên Google Form và thực hiện khảo sát với các sinh viên từ năm 1 đến năm 4 Khoa Hành chính học (ngành quản lý nhà nước), Học viện Hành chính Quốc gia Kết quả thu được 201 mẫu, trong đó có 201 mẫu đạt yêu cầu để phân tích (đạt 100%) Như vậy, số mẫu của nghiên cứu đảm bảo yêu cầu phân tích Đặc điểm mẫu nghiên cứu được trình bày ở Bảng 1.

Kết quả khảo sát về thực tiễn học tiếng Anh của sinh viên ngành QLNN 14 2.3 Kết quả khảo sát về hiệu quả học tiếng Anh của sinh ngành QLNN

- Về nhận thức tầm quan trọng của việc học tiếng Anh của sinh viên ngành QLNN

Kết quả khảo sát ở Hình 4 cho thấy, sinh viên của ngành QLNN nhận thức rõ được mức độ quan trọng của việc học tiếng Anh Ở cả 4 mục: Học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu tài liệu phục vụ cho chuyên môn, tăng khả năng giao tiếp và tạo cơ hội việc làm trung bình tỉ lệ sinh viên chọn quan trọng và rất quan trọng tương đối cao

- Trụ sở chính Hà Nội 86 42,8

Hình 1 Khảo sát đánh giá mức độ quan trọng của việc học tiếng Anh

Hầu hết sinh viên đều nhận diện được việc cơ hội việc làm khi học tiếng Anh là rất quan trọng Tuy nhiên, đối lập với tỉ lệ đó là tỉ lệ sinh viên chọn học tập nâng cao trình độ là rất không quan trọng lại tương đối nhiều Đây là dấu hiệu cho thấy sinh viên không chú trọng nâng cao trình độ bản thân mặc dù biết tầm quan trọng của việc học tiếng Anh

- Về lựa chọn các chương trình, khóa học tiếng Anh

Việc lựa chọn các chương trình, khóa học tiếng Anh là bước quan trọng trong quá trình tiếp thu kiến thức tiếng Anh của sinh viên, cũng nhằm đánh giá khả năng nhận thức tầm quan trọng của môn tiếng Anh ở sinh viên ngành QLNN, HVHCQG

Theo khảo sát, trong số 201 sinh viên tham gia khảo sát đã có 87 sinh viên chỉ sử dụng các phương thức học tiếng anh miễn phí có ở Youtube chiếm 48,3% Trong khi đó, tỉ lệ tham gia vào các khóa luyện tiếng anh (cơ bản, nâng cao) tại các trung tâm Tiếng Anh chiếm 25% Còn lại là số liệu về các khóa luyện nâng cao tiếng Anh khác

Hình 1 Kết quả khảo sát về việc sinh viên ngành QLNN tham gia các chương trình hoặc khóa học tiếng Anh

Kết quả trên cho thấy việc sinh viên của ngành quản lí nhà nước chưa thực sự đề cao giá trị của việc học tiếng Anh, sinh viên còn lựa chọn các phương thức học ở mức độ cơ bản chưa chuyên sâu Với tỉ lệ lớn sinh viên lựa chọn các hình thức học cơ bản như vậy thấy được sự thụ động và chủ quan của sinh viên trong vấn đề nâng cao trình độ học Tiếng Anh của mình

- Về thời gian dành cho việc học tiếng Anh Đối với việc sinh viên, việc dành thời gian để tập trung học tiếng Anh mỗi ngày là điều tất yếu, không thể thiếu trong quá trình nâng cao trình độ tiếng Anh Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát tại Hình 3, sinh viên dành rất ít thời gian cho viện học tiếng Anh Chiếm lớn nhất chỉ từ 15-30 phút/ngày (42,3%), từ 30-

60 phút mỗi ngày chiếm 22,4% Trong khi đó, tỉ lệ học tiếng Anh từ 1-2 tiếng (11,9%), trên 2 tiếng (8%), là rất hạn chế Điều đáng chú ý, tỉ lệ sinh viên không bao giờ học tiếng Anh mỗi ngày chiếm 15.4% Đây là một thực tế đáng báo động đối với sinh viên ngành QLNN

Hình 2 Thời gian sinh viên dành để học tiếng Anh mỗi ngày

2.3 Kết quả khảo sát về hiệu quả học tiếng Anh của sinh ngành QLNN

2.3.1 Kết quả học tập tại trường của sinh viên ngành QLNN

Kết quả khảo sát tại Hình 1 cho thấy số lượng sinh viên trong từng khoảng điểm:

- Dưới 4.0 điểm chiếm 25,00% tương ứng với 50 sinh viên Đây là điểm số thấp nhất trong khoảng điểm cho thấy một bộ phận lớn sinh viên gặp khó khăn lớn trong việc hiểu và sử dụng tiếng Anh cơ bản Dữ liệu cũng cho thấy sinh viên có thể có sự thiếu tự tin và sự lo ngại về việc giao tiếp và hiểu tiếng Anh

- Từ 4.0-5.4 điểm chiếm 25.5% tương ứng với 51 sinh viên, phân khúc này cho thấy sinh viên có khả năng hiểu và sử dụng tiếng Anh cơ bản, nhưng có thể cần cải thiện về từ vựng, ngữ pháp và kỹ năng giao tiếp và sinh viên trong phân khúc này có thể gặp khó khăn trong việc áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế

- Từ 5.5-6.9 điểm chiếm 26% tương ứng với 52 sinh viên, số liệu này cho thấy một bộ phận sinh viên có thể hiểu và giao tiếp tiếng Anh một cách tự tin trong hầu hết các tình huống thông thường Tuy nhiên, vẫn cần cải thiện để đạt được sự chính xác và sự linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ

- Từ 7.0-8.4 điểm chiếm 15% tương ứng với 30 sinh viên, từ dữ liệu này ta thấy được tỉ trọng sinh viên đạt điểm phân khúc này còn thấp

- Từ 8.5-10 điểm chiếm 8.5% tương ứng với 17 sinh viên, dữ liệu cho ta

18 thấy số lượng sinh viên giỏi tiếng Anh trong học viện chiếm tỉ lệ khá thấp

- Điểm trung bình tính được từ dữ liệu được cung cấp là khoảng 5.75, với mức điểm trung bình này ta thấy được năng lực tiếng Anh của sinh viên chỉ đang ở mức trung bình

Kết quả khảo sát về điểm trung bình học phần tiếng Anh của sinh viên tại Hình 1 đã cho thấy:

- Phân phối điểm: Điểm trung bình cao nhất (khoảng từ 5.5 đến 6.9 điểm) có số lượng sinh viên nhiều nhất, chiếm 26.4% tổng số Điểm trung bình thấp nhất (dưới 4.0 điểm) cũng có tỷ lệ cao, chiếm 24.9% tổng số

- Phần trăm sinh viên đạt điểm cao và thấp: Có 17 sinh viên (8.5%) đạt điểm từ 8.5 đến 10 điểm Trong khi đó, có 101 sinh viên (50.2%) đạt điểm từ 4.0 đến 5.4 điểm

- Biến động giữa các khoảng điểm: Sự biến động giữa các khoảng điểm không đồng đều Ví dụ, số lượng sinh viên đạt điểm từ 5.5 đến 6.9 điểm nhiều hơn nhiều so với số lượng sinh viên đạt điểm từ 7.0 đến 8.4 điểm

Hình4 Kết quả khảo sát điểm trung bình học phần tiếng anh của sinh viên

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu) Mặc dù có một phần không nhỏ sinh viên đạt điểm cao, nhưng vẫn có một số lượng đáng kể sinh viên đạt điểm thấp Sự phân bố điểm không đồng đều có thể chỉ ra rằng có sự chênh lệch trong việc hiểu và áp dụng kiến thức giữa sinh viên Cần thiết phải xem xét các biện pháp để cải thiện hiệu quả học tập của sinh

19 viên, đặc biệt là trong việc nâng cao khả năng hiểu và sử dụng tiếng Anh của họ

2.3.2 Mức độ thành thạo các kỹ năng tiếng Anh của sinh viên ngành QLNN

Bảng 2 Kết quả khảo sát các kỹ năng tiếng Anh

STT Kỹ Năng Mức đánh Giá Trung bình

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu) Đối với 04 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, kết quả khảo sát tại Bảng 2 từ mức độ kém đến giỏi cho thấy bình quân kỹ năng của sinh viên đều ở mức dưới trung bình Mặc dù đối với 04 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết sinh viên nhìn chung đều đang ở mức trung bình, nhưng với việc nước ta đang ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, đây là mức thấp và đáng báo động

Hạn chế, trở ngại trong việc học tiếng Anh của sinh viên ngành QLNN và nguyên nhân của những hạn chế

Từ kết quả khảo sát ở trên, có thể thấy rằng, năng lực tiếng Anh của sinh viên ngành QLNN cũng như sự đầu tư thời gian cho việc học tiếng Anh còn rất hạn chế Tỉ lệ cao sinh viên đạt kết quả học tập tiếng Anh dưới mức khá 7.0 (khoảng 77%); mức độ thành thạo 4 kỹ năng tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) đều ở mức trung bình và thời gian dành cho việc học tiếng Anh hàng ngày của sinh viên dưới 01 tiếng ở mức rất cao (80%) cho thấy rât rõ hạn chế này Đề tỉm hiểu nguyên nhân của thực trạng này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi đối với sinh viên và phỏng vấn sâu đối với 10 sinh viên và 02 giảng viên môn tiếng Anh của HVHCQG Các ý kiến trả lời khảo sát và phỏng vấn đều làm rõ các yếu tố trở ngại đối với việc học tiếng Anh, cụ thể như sau:

2.4.1 Về tài nguyên học tập, cơ sở vật chất

Bảng tổng hợp dữ liệu phân tích về vấn đề Tài nguyên học tập có ảnh hưởng đến việc học tiếng anh của sinh viên ngành quản lý nhà nước tại HVHCQG cho thấy một cái nhìn tổng quan về ý kiến của sinh viên về ba khía cạnh chính Đối với vấn đề thời lượng học tiếng Anh ít, tỷ lệ đồng ý và rất đồng tương đối cao (7.2%) cho rằng thời lượng học tiếng Anh ít là một trở ngại đối với việc học của họ Trong khi đó, về chương trình học tiếng Anh chưa được thiết kế phù hợp, tỷ lệ đồng ý và rất đồng ý tương đôi cao ở mức gần 50% (48.2%)

Cũng đáng chú ý, về môi trường giao tiếp tiếng Anh, hầu hết sinh viên (khoảng 52.8%) đồng ý rằng không có môi trường giao tiếp tiếng Anh thuận lợi, đồng nghĩa với việc họ gặp khó khăn trong việc thực hành ngôn ngữ ngoại ngữ này Điều này có thể gây ra sự không tự tin trong việc thực hành và sử dụng tiếng Anh trong các tình huống thực tế, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và hiệu quả học tập chung của họ

Bảng 4 Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên về vấn đề tài nguyên học tập

Thời lượng học tiếng Anh ít

Chương trình học tiếng Anh chưa được thiết kế phù hợp

Không có môi trường giao tiếp tiếng Anh thuận lợi

Hình 5 Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên về quan điểm cơ sở vật chất của học viện

Về cơ sở vật chất, theo kết quả ta có thể thấy rõ sinh viên chia làm năm luồng ý kiến khác nhau về cơ sở vật chất còn hạn chế của trường, trong đó có 19% số lượng sinh viên tham gia khảo sát cho ý kiến “hoàn toàn không đồng ý” với ý kiến trên 16% tiếp theo lại cho ý kiến “cơ bản không đồng ý” (tổng 35%)

Số sinh viên cho cho ý kiến rằng “cơ bản đồng ý” và “ hoàn toàn đồng ý” với việc cơ sở vật chất của trường còn hạn chế lần lượt là 22% và 18% (tổng là 40%) Số còn lại “không ý kiến” là 25% Từ số liệu trên ta có thể thấy rõ, phần lớn sinh viên tham gia bài khảo sát cho rằng cơ sở vật chất của trường còn nhiều sự hạn chế, chưa được đầy đủ và hiện đại thậm chí trong quá trình sử dụng các thiết bị máy móc cũng gặp sự cố kĩ thuật, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên Đồng quan điểm này, một giảng viên tham gia phỏng vấn sâu cũng có chia sẻ về vấn đề cơ sở vật chất của trường như sau “bản thân cô cũng nhận thấy cơ sở vật chất của học viện chưa thật sự tốt và đầy đủ trong quá trình giảng dạy, trang bị còn thiếu và chất lượng chưa thật sự cao, một số giảng viên vẫn phải tự chuẩn bị các thiết bị trong quá trình giảng dạy như loa, mic dẫn đến trong quá trình đứng lớp chưa thật sự đạt được hiệu quả truyền đạt kiến thức cho các bạn sinh viên như bản thân cô mong muốn”

Hoàn toàn không đồng ý Cơ bản không đồng ý Không ý kiến

Cơ bản đồng ý Hoàn Toàn đồng ý

2.4.2.Về phương pháp giảng dạy, sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên

Bảng 5 Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên về cách giảng dạy của giáo viên tiếng Anh tại HVHCQG

Khẳng định Hoàn toàn đồng ý (%)

Hoàn toàn không đồng ý (%) Giảng viên cứng nhắc và dùng hình phạt trong quá trình giảng dạy

Giảng viên không nói tiếng Anh và không chú trọng phát âm

Phương pháp giảng dạy khó hiểu

Phương pháp giảng dạy không tạo động lực cho người học

Dựa trên bảng tổng hợp phân tích về cách giảng dạy của giáo viên tiếng Anh tại HVHCQG, có thể thấy rằng, có một tỉ lệ đáng kể, dù không phải là đa số (33,83) sinh viên tham gia khảo sát cho rằng giảng viên còn áp dụng phương pháp cứng nhắc và sử dụng hình phạt đối với sinh viên, điều có thể gây tâm lý ức chế trong quá trình học, từ đó giảm hiệu quả việc học tiếng Anh; 31,83% cho rằng giảng viên không nói tiếng Anh và không chú trọng vào việc phát âm, điều này ảnh hưởng tới kỹ năng nghe nói và giao tiếp tiếng Anh của sinh viên; trong khi đó 36,32% sinh viên được hỏi cho rằng phương pháp giảng dạy của giảng viên khó hiểu, từ đó ảnh hưởng tới khả năng tiếp thu kiến thức mới Tương tự, 37,31 % cho rằng phương pháp giảng dạy kém hấp dẫn, không tạo động lực cho

Như vậy, kết quả này chứng tỏ sự cần thiết của việc điều chỉnh và cải thiện trong cách giảng dạy tiếng Anh tại HVHCQG để tạo ra một môi trường học tập tích cực và chủ động hơn cho sinh viên

2.4.3.Về động lực, thái độ và phong cách học tập sinh viên

Bảng 6 Kết quả khảo sát những yếu tố tác động đến hiệu quả học tiếng Anh xuất phát từ bản thân sinh viên

Hoàn toàn không đồng ý (%) Giảng viên cứng nhắc và dùng hình phạt trong quá trình giảng dạy

Giảng viên không nói tiếng Anh và không chú trọng phát âm

Phương pháp giảng dạy khó hiểu

Phương pháp giảng dạy không tạo động lực cho người học

Dựa trên bảng phân tích về các khó khăn và trở ngại trong quá trình học tiếng Anh của sinh viên ngành quản lý nhà nước tại HVHCQG, chúng ta nhận thấy có rất nhiều những khó khăn mà sinh viên đang phải đối mặt

Trước hết, điểm nổi bật là, đa số sinh viên tham gia khảo sát (57,4%) thừa nhận ý thức tự học của mình chưa cao, thời gian dành cho việc học tiếng Anh hàng ngày của sinh viên dưới 01 tiếng ở mức rất cao (80%) là một minh chứng rất rõ điều này

Sự thiếu động lực cũng là một vấn đề đáng chú ý khi 51,9% sinh viên cho rằng thiếu động lực học tập Số liệu về lý do lựa chọn học tiếng Anh của sinh viên ngành QLNN cũng phản ánh khá rõ nét điều này Một tỉ lệ khá lớn sinh viên học tiếng Anh vì đây là môn bắt buộc trong chương trình đào tạo (39,3%) và do tác động của gia đình (25,9%) Đáng chú ý, tỉ lệ sinh viên học tiếng Anh vì đó là môn yêu thích (19,4%) tương đối thấp, trong khi đây là một trong những động lực chính để học tiếng Anh hiệu quả Do đó, cần phải tìm kiếm các phương pháp học tập mới để kích thích lòng ham học và sự hứng thú trong quá trình học tập, từ đó có thể nâng cao chất lượng học tập

Hình 5 Lí do việc học tiếng Anh của sinh viên ngành QLNN

Ngoài ra, việc thiếu động lực học tiếng Anh của sinh viên ngành QLNN còn do thiếu khả năng hay năng khiếu học tiếng Anh Đa số sinh viên khi được khảo sát cho rằng bản thân không có khả năng học tiếng Anh tốt (36.9%) và không có nền tảng tiếng Anh tốt (62,2%) và do vậy, tỉ lệ lớn sinh viên không đồng ý (54.2%) cho rằng tiếng Anh không khó và tỉ lệ nhỏ sinh viên (35.4%) thừa nhận không cảm thấy căng thẳng và sợ hãi khi học tiếng Anh giống nhiều bạn bè của họ

Bảng 7 Kết quả khảo sát năng khiếu học tiếng Anh của sinh viên

Nội dung Rất không đồng ý

Không ý kiến Đồng ý Rất đồng ý

Tôi có khả năng học tiếng Anh tốt

Tôi có nền tảng tiếng

Tôi không cảm thấy sợ hãi khi học tiếng

Một khía cạnh khác là tâm lý e ngại khi sử dụng tiếng Anh, điều này thường xuất phát từ sự lo lắng về việc mắc lỗi hoặc sợ bị mọi người phê phán khi sử dụng ngôn ngữ này Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tự tin và khả năng giao tiếp của sinh viên, đặc biệt trong các tình huống giao tiếp chuyên môn hoặc trong môi trường học tập quốc tế Tỉ lệ 53,7% sinh viên thừa nhận đây là yếu tố rào cản đối với việc học tiếng Anh của mình

Từ các phân tích trên, ta có thể kết luận rằng việc cải thiện ý thức tự học, tăng cường động lực và giảm bớt tâm lý e ngại khi sử dụng tiếng Anh là những yếu tố then chốt để nâng cao khả năng học tập và giao tiếp của sinh viên Đồng thời, việc tăng cường giáo dục và tạo ra các chương trình hỗ trợ phù hợp sẽ giúp

27 họ vượt qua những trở ngại này một cách hiệu quả và đạt được thành công trong việc học tập và sự nghiệp sau này

2.4.4 Một số nguyên nhân khác

Nơi mà sinh viên sống và học trước khi bước vào đại học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cá nhân và ảnh hưởng đến quá trình học tập của họ Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan tâm đến việc tìm hiểu cách môi trường sống này ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của sinh viên

Hình 6 Nơi sinh sống và học tập của sinh viên trước khi học đại học

Môi trường sống đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng văn hóa, xã hội và giáo dục cho sinh viên trước khi họ bước vào cánh cửa của trường đại học Đô thị và nông thôn, hai môi trường sống phổ biến nhất, mang lại những trải nghiệm đối lập mà có thể ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận và tiến triển trong việc học tiếng Anh

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Giải pháp về phía Học viện

3.1.1 Đầu tư cơ sở vật chất và tài nguyên học tập

Thực tế cho thấy rằng, nội dung giảng dạy tại học viện hiện nay vẫn ở mức độ cơ bản, thiếu sự đa dạng và sáng tạo Phương pháp giảng dạy chủ yếu tập trung vào thuyết trình, làm bài tập và thiếu đi các hoạt động thực hành và luyện các kỹ năng Điều này dẫn đến sự thiếu hứng thú của sinh viên trong quá trình học tập Để cải thiện tình hình này, học viện cần bổ sung các phần mềm giảng dạy và các bài tập trực tuyến Điều này giúp sinh viên có thêm kênh luyện tập và tự học tại nhà, từ đó nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình một cách linh hoạt và hiệu quả Đồng thời, việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy cũng giúp tạo ra một môi trường học tập hiện đại và hấp dẫn hơn, thúc đẩy sự tích cực và tương tác từ phía sinh viên Ngoài ra, quy mô lớp nhỏ cũng là một trong những ưu tiên để đảm bảo chất lượng dạy và học tiếng Anh tại trường Đa số sinh viên tham gia khảo sát của nhóm nghiên cứu khi được tham khảo ý kiến thì đều mong muốn “học tại lớp quy mô nhỏ với sự hướng dẫn của giáo viên thông qua các trò chơi ngôn ngữ, bài hát tiếng anh, ”

Ngoài ra, việc tạo môi trường học tiếng Anh cũng là một giải pháp cần thiết Để khuyến khích sinh viên thể hiện và phát triển khả năng tiếng Anh của mình một cách tự tin và thoải mái hơn, học viện cần tạo ra môi trường thích hợp và đa dạng cho hoạt động tiếng Anh Để nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên, học viện cần tạo ra các cơ hội giao lưu tích cực với người nước ngoài Các

30 hoạt động giao lưu này sẽ không chỉ giúp cải thiện khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn mở ra cơ hội học hỏi về văn hóa và phong tục của các quốc gia khác

Hơn nữa, việc tổ chức các khóa học, talkshow và buổi tập huấn sẽ cung cấp cho sinh viên các chiến lược học tiếng Anh mới và hiệu quả Đồng thời, những hoạt động này sẽ tạo ra động lực và cảm hứng cho sinh viên để tham gia và trau dồi kiến thức tiếng Anh

Ngoài ra, việc thành lập các câu lạc bộ ở cấp khoa cũng là một cách hiệu quả để tạo ra một môi trường giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong quá trình học tiếng Anh Những câu lạc bộ này có thể cung cấp một diễn đàn cho sinh viên để thảo luận, tự tin thể hiện ý kiến và cùng nhau nâng cao trình độ tiếng Anh của mình thông qua các hoạt động như thảo luận, trò chơi, hoặc thậm chí là các buổi giao lưu văn hóa và học thuật Điều này giúp sinh viên cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh trong các tình huống khác nhau

3.1.2 Đối với khoa Ngoại ngữ Tin học

3.1.2.1 Đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ Để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, việc đầu tư vào đội ngũ giảng viên bộ môn ngoại ngữ là một yếu tố cơ bản và quan trọng Học viện cần thúc đẩy các hoạt động bồi dưỡng và tập huấn chuyên môn cho giảng viên thông qua việc cử họ tham gia các lớp học và hội thảo, không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài Điều này giúp giảng viên tiếp cận với những xu hướng mới nhất và phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất trong lĩnh vực ngoại ngữ

Các giảng viên bộ môn cần liên tục cập nhật kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy hiện đại để áp dụng vào quá trình giảng dạy của mình

Kỹ thuật linh hoạt trong việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy trong một buổi học giúp tạo ra một môi trường học tập đa dạng và hấp dẫn, khuyến khích sự tương tác và hứng thú từ phía sinh viên Giảng viên cũng cần tích cực nói tiếng Anh trong quá trình giảng dạy và chú trọng vào phát âm để luyện kỹ năng nghe và nói- các kỹ năng được đánh giá là tương đối hạn chế của sinh viên ngành QLNN nói riêng và sinh viên nói chung Do đó, cần tạo ra các hoạt động

31 thú vị và thường xuyên để sinh viên tham gia và phát triển kỹ năng này Sử dụng công nghệ như ứng dụng học từ vựng và trang web học ngữ pháp cũng có thể giúp sinh viên tự học một cách hiệu quả

Ngoài ra, cần khuyến khích sinh viên tạo ra một môi trường học tập tiếng Anh tích cực bằng cách sử dụng ngôn ngữ này trong cuộc sống hàng ngày, kể cả trong và ngoài lớp học Thực hành nghe và nói cũng là một phần quan trọng, do đó, cần phải rèn luyện thường xuyên

Việc thay đổi hình thức kiểm tra và đánh giá của giảng viên đối với môn tiếng Anh cũng không kém phần quan trọng Thay vì tập trung chỉ vào kiến thức lý thuyết, các kỳ thi và đánh giá sẽ được thiết kế để phản ánh khả năng thực hành sử dụng tiếng Anh của sinh viên trong các tình huống thực tế và có liên quan đến chuyên ngành Cụ thể, các bài kiểm tra có thể bao gồm việc viết bài về các vấn đề chuyên ngành, đọc hiểu và phân tích văn bản tiếng Anh liên quan đến lĩnh vực học, bài thi nghe để đánh giá khả năng hiểu và phản hồi trực tiếp với các tình huống giao tiếp thực tế, cũng như các bài thảo luận để đánh giá khả năng giao tiếp và ứng dụng của sinh viên trong lĩnh vực đào tạo

Ngoài ra, việc thiết lập mối quan hệ hợp tác tích cực giữa giảng viên và sinh viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hứng thú và động lực học tiếng Anh cho sinh viên Một môi trường học tập thân thiện và động viên cùng với các phương pháp giảng dạy sáng tạo và phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sinh viên

3.1.3 Đối với khoa Hành Chính Học

Khoa quản lý có thể áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường hiệu quả học tiếng Anh cho sinh viên Đầu tiên, có thể tạo ra một môi trường tích cực bằng cách tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sự kiện, hoặc câu lạc bộ tiếng Anh, giúp sinh viên thực hành ngôn ngữ một cách tự nhiên Thứ hai, khuyến khích sử dụng tiếng Anh trong quá trình giảng dạy và học tập, tạo cơ hội cho sinh viên luyện nói và luyện nghe Thứ ba, cung cấp các khóa học tiếng Anh linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và trình độ của từng sinh viên Thứ tư, sử dụng công nghệ thông tin, như các ứng dụng di động và phần mềm học tiếng Anh trực tuyến, để cung cấp

32 tài nguyên học tập và bài tập thực hành Cuối cùng, khích lệ sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa và sự kiện liên quan đến tiếng Anh, như cuộc thi nói tiếng Anh hoặc chương trình trao đổi sinh viên quốc tế Sự kết hợp của những biện pháp này có thể giúp khoa quản lý đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả học tiếng Anh cho sinh viên.

Giải pháp về phía sinh viên

3.2.1 Nâng cao ý thức và cải thiện phương pháp học tập

- Xác định mục tiêu học tập: Để đạt được hiệu quả trong học tập tiếng Anh, sinh viên cần thiết lập mục tiêu cụ thể và xác định rõ ràng kế hoạch học tập Bằng cách này, họ có thể tập trung vào việc học và luyện tập mỗi ngày một cách hiệu quả Quan trọng hơn, sinh viên cần phải đặt ra những mục tiêu cụ thể cho mỗi buổi học, xác định rõ những gì họ cần học và đạt được trong thời gian đó Điều này sẽ giúp họ tối ưu hóa thời gian và nỗ lực học tập của mình, đồng thời tạo ra cảm giác tự tin và hứng thú trong quá trình học

- Chủ động tìm hiểu kiến thức: sinh viên cần tự chủ trong việc nắm vững kiến thức và kỹ năng Sinh viên cần kết hợp việc học lý thuyết với việc thực hành giao tiếp không chỉ trong lớp học mà còn ở môi trường bên ngoài Bằng cách này, họ có thể tăng cường sự tự tin và kỹ năng giao tiếp của mình một cách toàn diện và hiệu quả Cụ thể, ngoài việc tham gia đầy đủ và chủ động các giờ học trên lớp, sinh viên cần tự học trên mạng, qua đài, tivi, ứng dụng học tiếng Anh; học tại các Trung tâm ngoại ngữ có người nước ngoài; xem phim hoặc nghe bài hát tiếng Anh trong thời gian rảnh rỗi; tham gia các kỳ thi (thử và chính thức) tiếng Anh quốc tế có uy tín để kiểm tra trình độ (Ielts, Toeic, Toefl)

- Dành thời gian hợp lý cho việc học tiếng Anh: Sinh viên cần chủ đông thu xếp thời gian nhất định (ít nhất 30 phút/ngày) để học tiếng Anh Thực tế chứng minh rằng, để thành thạo bất cứ ngoại ngữ nào, người học cũng phải dành thời gian phù hợp và thường xuyên luyện tập, thực hành

3.2.2 Tạo cho bản thân môi trường học tập tiếng Anh hiệu quả Để giúp sinh viên học tiếng Anh hiệu quả, một môi trường học tập phù hợp là vô cùng quan trọng Đầu tiên, phòng học cần được trang bị đầy đủ tài liệu

33 và nguồn thông tin tiếng Anh, đồng thời cung cấp không gian yên tĩnh và thoải mái để sinh viên có thể tập trung

Thứ hai, sử dụng công nghệ và tài nguyên trực tuyến là rất quan trọng Sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận video, bài báo, và ứng dụng học tiếng Anh để nâng cao kỹ năng của mình

Thứ ba, việc khuyến khích học tập theo nhóm hoặc tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh giúp sinh viên có cơ hội thực hành và phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình

Cuối cùng, việc sử dụng tiếng Anh trong mọi tình huống và nhận phản hồi cũng rất quan trọng Bằng cách tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và tạo cơ hội giao tiếp tự nhiên, sinh viên có thể tiến bộ nhanh chóng và cảm thấy đầy động lực

3.2.3 Lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với bản thân

Lựa chọn cách học phù hợp là yếu tố quyết định đối với việc cải thiện kỹ năng tiếng Anh của sinh viên Mỗi người có phong cách học và cách tiếp cận riêng, vì vậy việc chọn phương pháp phù hợp sẽ giúp họ tiến bộ nhanh chóng hơn

Một số sinh viên thích học thông qua thảo luận và tương tác, nên tham gia vào các nhóm học tập hoặc câu lạc bộ tiếng Anh là một lựa chọn tốt Trong khi đó, những sinh viên khác ưa thích học độc lập, vì vậy họ có thể tìm kiếm tài liệu trực tuyến để tự nghiên cứu

Hơn nữa, việc sử dụng các phương pháp học sáng tạo như trò chơi hoặc xem phim cũng có thể thúc đẩy sự hứng thú và động lực trong việc học tiếng Anh

Tóm lại, việc chọn phương pháp học tập phù hợp sẽ giúp sinh viên tiến bộ nhanh chóng hơn Quan trọng nhất là họ cần nhận biết và áp dụng phương pháp học tập phản ánh tốt nhất phong cách học và mục tiêu cá nhân của mình

3.2.4 Khắc phục rào cản tâm lý (sự thiếu tự tin, e ngại…)

Sinh viên nên dũng cảm tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm phù hợp, bao gồm cả từ giảng viên và bạn bè Đây là cách giúp họ phát triển và hoàn thiện

34 quá trình học tiếng Anh của mình một cách hiệu quả Đồng thời, tìm kiếm các cơ hội giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp nói chung và tiếng Anh nói riêng, từ đó gia tăng sự tự tin và xóa bỏ tâm lý e ngại Chẳng hạn, đến những nơi có nhiều người nước ngoài và chủ động giao tiếp; chủ động và tích cực tham gia các hoạt động trong giờ học tiếng Anh (phát biểu, tham gia trò chơi ngôn ngữ, làm bài tập về nhà,…) hoặc tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh tại cộng đồng hoặc tại khoa, trường

Dựa trên các tài liệu và quan sát thực tế, chúng tôi đưa ra kết luận rằng việc cải thiện chất lượng học tiếng Anh cho sinh viên đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và sinh viên Trong nỗ lực này, nhà trường cần đặc biệt chú trọng vào việc nâng cao trình độ và phương pháp giảng dạy của giảng viên, thông qua việc cung cấp các khoá đào tạo và hội thảo chuyên môn Đồng thời, việc đầu tư cơ sở vât chất và xây dựng một môi trường học tập sôi động và đa dạng cũng là một yếu tố không thể thiếu

Tuy nhiên, không kém phần quan trọng, sinh viên cũng cần phải đảm bảo sự chủ động và tự giác trong quá trình học Việc xác định rõ mục tiêu học tập, lập kế hoạch hợp lý và tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ là những bước quan trọng mà sinh viên cần thực hiện Hơn nữa, việc chủ động tìm hiểu kiến thức, học hỏi từ giảng viên và bạn bè, cũng như mạnh dạn tham gia các hoạt động giao tiếp sẽ giúp họ nâng cao khả năng tiếng Anh của mình

Ngày đăng: 20/06/2024, 14:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  1.  Thống  kê  mẫu  nghiên cứu - nâng cao hiệu quả học tiếng anh cho sinh viên ngành quản lý nhà nƣớc tại học viện hành chính quốc gia
ng 1. Thống kê mẫu nghiên cứu (Trang 22)
Hình 1. Khảo sát đánh giá mức độ quan trọng của việc học tiếng Anh - nâng cao hiệu quả học tiếng anh cho sinh viên ngành quản lý nhà nƣớc tại học viện hành chính quốc gia
Hình 1. Khảo sát đánh giá mức độ quan trọng của việc học tiếng Anh (Trang 24)
Hình 1. Kết quả khảo sát về việc sinh viên ngành QLNN tham gia các chương - nâng cao hiệu quả học tiếng anh cho sinh viên ngành quản lý nhà nƣớc tại học viện hành chính quốc gia
Hình 1. Kết quả khảo sát về việc sinh viên ngành QLNN tham gia các chương (Trang 25)
Bảng 2. Kết quả khảo sát các kỹ năng tiếng Anh - nâng cao hiệu quả học tiếng anh cho sinh viên ngành quản lý nhà nƣớc tại học viện hành chính quốc gia
Bảng 2. Kết quả khảo sát các kỹ năng tiếng Anh (Trang 28)
Bảng  tổng  hợp  dữ  liệu  phân  tích  về  vấn  đề  Tài  nguyên  học  tập  có  ảnh  hưởng  đến  việc  học  tiếng  anh  của  sinh  viên  ngành  quản  lý  nhà  nước  tại  HVHCQG cho thấy một cái nhìn tổng quan về ý kiến của sinh viên về ba khía  cạnh chính - nâng cao hiệu quả học tiếng anh cho sinh viên ngành quản lý nhà nƣớc tại học viện hành chính quốc gia
ng tổng hợp dữ liệu phân tích về vấn đề Tài nguyên học tập có ảnh hưởng đến việc học tiếng anh của sinh viên ngành quản lý nhà nước tại HVHCQG cho thấy một cái nhìn tổng quan về ý kiến của sinh viên về ba khía cạnh chính (Trang 30)
Hình 5. Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên về quan điểm cơ sở vật chất của - nâng cao hiệu quả học tiếng anh cho sinh viên ngành quản lý nhà nƣớc tại học viện hành chính quốc gia
Hình 5. Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên về quan điểm cơ sở vật chất của (Trang 31)
Bảng 5. Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên về cách giảng dạy của giáo viên - nâng cao hiệu quả học tiếng anh cho sinh viên ngành quản lý nhà nƣớc tại học viện hành chính quốc gia
Bảng 5. Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên về cách giảng dạy của giáo viên (Trang 32)
Bảng 6. Kết quả khảo sát những yếu tố tác động đến hiệu quả học tiếng Anh - nâng cao hiệu quả học tiếng anh cho sinh viên ngành quản lý nhà nƣớc tại học viện hành chính quốc gia
Bảng 6. Kết quả khảo sát những yếu tố tác động đến hiệu quả học tiếng Anh (Trang 33)
Hình 5. Lí do việc học tiếng Anh của sinh viên ngành QLNN - nâng cao hiệu quả học tiếng anh cho sinh viên ngành quản lý nhà nƣớc tại học viện hành chính quốc gia
Hình 5. Lí do việc học tiếng Anh của sinh viên ngành QLNN (Trang 34)
Bảng 7. Kết quả khảo sát năng khiếu học tiếng Anh của sinh viên - nâng cao hiệu quả học tiếng anh cho sinh viên ngành quản lý nhà nƣớc tại học viện hành chính quốc gia
Bảng 7. Kết quả khảo sát năng khiếu học tiếng Anh của sinh viên (Trang 35)
Hình 6. Nơi sinh sống và học tập của sinh viên trước khi học đại học - nâng cao hiệu quả học tiếng anh cho sinh viên ngành quản lý nhà nƣớc tại học viện hành chính quốc gia
Hình 6. Nơi sinh sống và học tập của sinh viên trước khi học đại học (Trang 36)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w