1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Hành Phòng Ngừa Rủi Ro Cho Hoạt Động Kinh Doanh Của Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam Bằng Hợp Đồng Tương Lai Trên Sàn Giao Dịch Giả Lập Cme Trading Simulator.pdf

44 18 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực hành phòng ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam bằng hợp đồng tương lai trên sàn giao dịch giả lập CME Trading Simulator
Tác giả Đặng Thuỳ Dung, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Thị Bích Hồng, Hoàng Thanh Tâm, Phạm Thị Như Quỳnh, Trần Phương Xa
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thu Hằng
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Công Cụ Phái Sinh
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 7,07 MB

Cấu trúc

  • 1. Giới thiệu về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex (5)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (5)
    • 1.2. Lĩnh vực hoạt động (6)
  • 2. Giới thiệu hợp đồng gốc được giả định (8)
    • 2.1. Các giả định quan trọng trong hợp đồng gốc (8)
    • 2.2. Rủi ro mà các doanh nghiệp có thể gặp phải khi ký kết hợp đồng gốc (12)
  • 3. Phương án phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp trong hợp đồng gốc (17)
    • 3.1. Lập phương án phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng công cụ phái sinh (17)
    • 3.2. Giới thiệu về thị trường giao dịch phái sinh CME (Chicago Mercantile Exchange) (17)
      • 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển (17)
      • 3.2.2. Cơ chế giao dịch (18)
      • 3.2.3. Đặc điểm giao dịch (18)
      • 3.2.4. Hình thức giao dịch (19)
    • 3.3. Giới thiệu về sản phẩm phái sinh doanh nghiệp dự định sử dụng: Hợp đồng tương lai (19)
      • 3.3.1. Khái niệm (19)
      • 3.3.2. Đặc điểm (20)
      • 3.3.3. Kết quả hợp đồng tương lai khi đáo hạn (pay off) (21)
      • 3.3.4. Giới thiệu hợp đồng tương lai doanh nghiệp dự định giao dịch (21)
    • 3.4. Giới thiệu phần mềm giao dịch CME Institute Trading Simulator (23)
    • 3.5. Quy trình giao dịch sản phẩm phái sinh trên CME Simulator (25)
      • 3.5.1. Mở tài khoản giao dịch trên CME (25)
      • 3.5.2. Giao dịch mua hợp đồng tương lai trên CME (32)
      • 3.5.3. Tính toán lãi lỗ của giao dịch phái sinh (35)
  • 4. Nhận xét, đánh giá về cách thức sử dụng, các đặc tính và ưu nhược điểm của phương án (38)
    • 4.1. Ưu điểm của phương án phòng ngừa rủi ro doanh nghiệp sử dụng (38)
    • 4.2. Nhược điểm (38)
  • Kết luận (41)

Nội dung

Với vị trí chủ lực trên thị trườngxăng dầu nội địa, Petrolimex có quy mô toàn quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cảnước; là doanh nghiệp tiên phong trong công cuộc chuyển đổi và kinh do

Giới thiệu về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex

Lịch sử hình thành và phát triển

1956: Thành lập Tổng công ty Xăng Dầu Mỡ

1970: Đổi tên thành Tổng công ty Xăng dầu

1992: Petrolimex liên doanh với Bristish Petrolium Oil

1995: Sát nhập Công ty Dầu lửa Quốc gia vào Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam

2011: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam được hình thành từ việc cổ phần hóa và tái cấu tr†c Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, tổ chức thành công IPO trong năm 20112014: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với JX Nippon Oil & Energy(Nhật Bản)

2016: Phát hành thành công cổ phần riêng lẻ và hợp tác chiến lược với JX NOE 2017: Chính thức niêm yết trên sàn HOSE và trở thành doanh nghiệp niêm yết hàng đầu trên sàn chứng khoán Việt Nam

2018: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc hợp tác đầu tư phát triển năng lượng sạch LNG

2020 - nay: Tập trung nghiên cứu phát triển năng lượng mới, thân thiện với môi trường

Lĩnh vực hoạt động

Petrolimex chiếm khoảng 50% thị phần nội địa với 5500 cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc - dẫn đầu thị trường kinh doanh xăng dầu, cung cấp các nguồn nhiên liệu sạch với tiêu chuẩn cao.

Petrolimex sở hữu 2 tổng công ty kinh doanh xăng dầu trong lĩnh vực vận tải xăng dầu đường thủy và đường bộ, sở hữu hệ thống tuyến ống vận chuyển dài nhất Việt Nam với 570 km.

Gas Petrolimex (PGC) là một trong những thương hiệu uy tín nhất trên thị trường Việt Nam trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, là một trong số ít đơn vị của Việt Nam tham gia tổ chức LPG thế giới (World LP Gas Association).

Gas Petrolimex định hướng đẩy mạnh gia tăng thị phần; nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới như LNG, CNG bên cạnh mặt hàng LPG truyền thống.

Petrolimex là thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dầu mỡ nhờn, nhựa đường, hóa chất.

Sản phẩm đa dạng được xuất khẩu sang các nước như Lào, Campuchia, TrungQuốc, Hồng Kông, Đài Loan, Philippines…

Dầu mỡ nhờn: dầu mỡ nhờn Petrolimex, Lubmarine, dầu mỡ nhờn Castrol BP…

Nhựa đường: nhựa đường nhũ tương, nhựa đường Polime…

Xây lắp và thương mại

Tổng Công ty xây lắp và Thương mại Petrolimex (PGCC) hoạt động thi công lắp đặt hệ thống công nghệ, hệ thống ống dẫn, hệ thống kho bể cho ngành xăng dầu và hóa chất Đồng thời có các chức năng xuất nhập khẩu máy móc thiết bị vật tư phục vụ ngành xăng dầu và các ngành công nghiệp trên thị trường (vật tư, vật liệu, thiết bị, máy móc…).

Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) trở thành thương hiệu bảo hiểm phi nhân thọ uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu.

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) được thành lập ngày 13/11/1993.

Với việc Petrolimex trở thành cổ đông chiến lược và đồng hành cùng PG Bank trong 15 năm qua, PG Bank đã có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ Ngân hàng có 80 Chi nhánh và Phòng giao dịch hoạt động trên cả nước; tổng số nhân viên của Ngân hàng lên tới hơn 1.600 người.

Giới thiệu hợp đồng gốc được giả định

Các giả định quan trọng trong hợp đồng gốc

Ngày 1/10/2023, Petrolimex đã ký kết hợp đồng nhập khẩu 10.000 thùng dầu thô Brent từ Tập đoàn năng lượng đa quốc gia Chevron Theo đó, giá giao dịch sẽ dựa trên giá giao ngay trên thị trường vào ngày 30/10/2023.

Thời hạn thực hiện hợp đồng bắt đầu từ ngày 01/11/2023 đến ngày 15/12/2023.

Tập đoàn Chevron (Chevron Corporation có trụ sở tại San Ramon, California.) Bên mua (bên B):

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (viết tắt là Petrolimex) có trụ sở tại số 1 Khâm Thiên, P Khâm Thiên, Q Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam. Đối tượng giao dịch: Bên B nhập khẩu dầu thô Brent từ bên A với thông số như sau:

Hàng hoá: dầu thô Brent

Khối lượng lít dầu trong thùng: 159 lít/thùng

Giá: Giá dầu Brent giao ngay trên thị trường ngày 30/10/2023

Hai bên thống nhất với nhau sẽ thanh toán bằng phương thức thư tín dụng L/C thông qua ngân hàng Vietcombank vào ngày 15/12/2023. Địa điểm giao dịch và thời gian giao hàng Được thực hiện vào ngày 01/12/2023, bên A sẽ giao hàng hóa theo điều khoản của hợp đồng đã ký kết vào ngày 01/10/2023 tại cảng Hải Phòng (Việt Nam), với giá thị trường tại thời điểm ngày 30/10/2023.

Chi tiết bản hợp đồng gốc được mô tả như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU DẦU THÔ

– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Căn cứ Luật Thương mại năm 2005;

– Căn cứ vào nhu cầu, khả năng của các bên.

Hôm nay, ngày 01 tháng 10 năm 2023, tại Hà Nội chúng tôi gồm:

Tên cơ quan (doanh nghiệp): Công Ty Chevron

Tell: 503 876 7890 7899 Đại diện bởi bà: Michael K Wirth Chức vụ: Tổng giám đốc công ty

Tên cơ quan (doanh nghiệp): Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)

Tell: (024) 3851-2603 Fax: (024) 3851-9203 Đại diện bởi ông: Đinh Thái Hương Chức vụ: Uỷ viên-trưởng ban QLCĐ Bên mua đồng ý mua và bên bán đồng ý bán mặt hàng dưới đây theo những điều kiện sau: ĐIỀU 1: Hàng hoá và số lượng giao dịch

1.1 Hàng hoá: Dầu Thô Brent

1.3 Giá cả: Giá giao dịch trên thị trường ngày 30/10/2023. ĐIỀU 2: CHẤT LƯỢNG VÀ PHƯƠNG THỨC BẢO QUẢN.

2.1 Dầu thô phải đảm bảo đ†ng loại, chất lượng, số lượng quy định tại Điều 1 Hợp đồng này.

Phải đáp ứng các yêu cầu mà Chính Phủ quy định theo Thông tư 69/2016/TT-BTC. ĐIỀU 3: THỜI GIAN GIAO HÀNG VÀ PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN 3.1 Thời gian giao hàng:

Giao hàng vào khoảng từ ngày 1 tháng 12 năm 2023 đến ngày 15 tháng 12 năm 2023

Bên A được lựa chọn phương thức vận chuyển nhưng phải đảm bảo quy trình bảo quản theo quy định tại Điều 2

Tại kho hàng của bên B địa chỉ: Tại cảng Hải Phòng (Việt Nam) ĐIỀU 4: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN:

Hai bên thống nhất với nhau sẽ thanh toán bằng phương thức thư tín dụng L/C thông qua ngân hàng Vietcombank vào ngày 15/12/2023. ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

-Giao đủ số hàng theo thỏa thuận tại Điều 1.

-Bồi thường cho Bên B khi không thực hiện đ†ng theo thỏa thuận.

-Yêu cầu Bên B thanh toán khi đến thời hạn theo Hợp đồng này.

-Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

-Bên B có nghĩa vụ thanh toán số tiền cho bên A theo thỏa thuận tại Điều 4 hợp đồng này.

-Kiểm tra hàng, chất lượng, số lượng hàng hóa, ký xác nhận đã nhận hàng.

-Thông báo cho Bên A biết khi Bên A giao không đủ số lượng, chủng loại theo thỏa thuận.

-Tạo điều kiện cho Bên A khắc phục sự cố (nếu có) trong vòng 1 ngày kể từ khi bên B thông báo đến bên A

-Được quyền trả lại hàng khi Bên A giao hàng không đ†ng chất lượng, quy trình bảo quản sai dẫn tới hư hỏng nhưng phải thông báo cho Bên A biết trước 02 ngày làm việc kể từ ngày bên B phát hiện Bên A giao hàng không đ†ng chất lượng, quy trình bảo quản sai dẫn tới hư hỏng.

-Có quyền thay đổi địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng nhưng phải báo trước cho Bên A biết và được sự đồng ý của Bên A trước ít nhất 5 ngày kể từ ngày dự kiến giao hàng trong hợp đồng này.

-Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. ĐIỀU 7: PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG

7.1 Trường hợp Bên A giao không đ†ng số lượng, chất lượng, chủng loại theo thỏa thuận dẫn tới thiệt hại thực tế cho Bên B thì Bên A có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. 7.2 Trường hợp Bên B thay đổi thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng nhưng không thông báo theo thỏa thuận dẫn tới Bên A đã giao hàng tới thì Bên B có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Bên A.

7.3 Trường hợp Bên B chậm thanh toán theo thỏa thuận tại Điều 4 thì lãi suất chậm trả là 9%/ngày (hoặc theo lãi suất ngân hàng) Nhưng thời gian chậm thanh toán không được quá 30 ngày kể từ ngày giao nhận hàng theo nội dung Hợp đồng này. 7.4 Trường hợp Bên A không giao hàng cho Bên B thì Bên A phải chịu phạt 4% tổng giá trị hợp đồng và thiệt hại thực tế khi Bên B không khắc phục được sự cố. ĐIỀU 8: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

8.1 Hợp đồng đã được hoàn thành.

8.2 Khi một trong các bên không tuân thủ nghĩa vụ của mình, bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

8.3 Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. ĐIỀU 9: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Khi có tranh chấp các Bên ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng Trong trường hợp không thể thỏa thuận, thì các bên có quyền đưa sự việc ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật Các tranh chấp, vi phạm hợp đồng xuất hiện vì lý do bất khả kháng sẽ được giải quyết tuân theo quy định của pháp luật hiện hành. ĐIỀU 10: HIỆU LỰC THI HÀNH

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, và chỉ được coi là kết th†c khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình trong Hợp đồng này Trong trường hợp một bên muốn sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng thì phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất là 03 ngày và nội dung sửa đổi phải được cả hai bên cùng nhau thỏa thuận lại. Việc sửa đổi Hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản.

Hợp đồng này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau.

Bên A (Ký và ghi rõ họ tên)

Bên B (Ký và ghi rõ họ tên)

Rủi ro mà các doanh nghiệp có thể gặp phải khi ký kết hợp đồng gốc

Rủi ro tín dụng đối tác

Vì được ký kết trên sự tin tưởng lẫn nhau, Petrolimex có thể gặp rủi ro tín dụng đối tác khi bên đối tác giao hàng sai thời gian, chất lượng, số lượng, không thực hiện theo hợp đồng gốc đã ký Nếu nhà cung cấp không thể đáp ứng yêu cầu của PLX hoặc không thể cung cấp nguyên vật liệu đ†ng thời hạn, PLX có thể phải đối mặt với những thiệt hại lớn như sự gián đoạn trong sản xuất và giảm lợi nhuận, chịu các khoản chi phí phát sinh…

Rủi ro chính sách, pháp lý

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, mọi hoạt động của Tập đoàn được điều chỉnh bởi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, các văn bản pháp luật và các thông tư hướng dẫn liên quan Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách như chính sách thuế, tài chính, chính sách, cơ chế điều hành giá xăng dầu, chính sách sản phẩm luôn có thể xảy ra sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của Tập đoàn Ngoài ra,khi ký kết hợp đồng, sự khác biệt về khung pháp lý giữa Việt Nam và các nước trên thế giới là rất lớn Pháp luật bên đối tác có thể thay đổi trong thời gian ký kết hợp đồng, gây bất lợi với Petrolimex, thêm vào đó sự khác biệt về văn hóa, bất đồng ngôn ngữ cũng khiến Petrolimex bị ảnh hưởng.

Rủi ro về biến động giá xăng dầu tăng

Giá dầu Brent thế giới giao động mạnh trong hơn 3 năm vừa qua

Năm 2020 đã đi vào lịch sử của ngành dầu mỏ thế giới khi đại dịch

Covid-19 đã khiến giá dầu liên tục lao dốc do nhu cầu sụt giảm bởi các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại Thậm chí lần đầu tiên các giao dịch về dầu mỏ diễn ra ở mức giá âm trên thị trường hợp đồng tương lai ở Mỹ do cuộc khủng hoảng thừa dầu mỏ và chiến tranh giá, áp lực cung cầu dầu mỏ trong ngắn hạn gây ra dư thừa lớn lượng cung trong cuộc chiến giữa 2 cường quốc sản xuất dầu là Ả Rập và Nga.

Sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh toàn cầu từ Trung Quốc, sang Châu Âu, Mỹ áp dụng hàng loạt biện pháp phong tỏa, nền kinh tế thế giới bị tê liệt và sự sụp đổ nhanh chóng của nhu cầu dầu mỏ thế giới Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng

Mỹ (EIA), tiêu thụ dầu thô và các loại nhiên liệu lỏng của thế giới trong năm 2020 đã giảm xuống 92,4 triệu thùng/ngày, giảm 9% so với mức 101,2 triệu thùng/ngày trong năm 2019.

Cuối năm 2020 và sang đầu năm 2021, Covid-19 diễn ra ngày càng phức tạp, các doanh nghiệp bắt đầu mở cửa trở lại trên toàn cầu, tình trạng gián đoạn, đình trệ chuỗi cung ứng trên thế giới và việc các nhà sản xuất dầu không kịp thích ứng với thay đổi trên thị trường đã dẫn đến thiếu hụt nhiên liệu, đẩy giá dầu lên cao Tính chung năm 2021, giá dầu thô bình quân ở mức khoảng 69,4USD/thùng, tăng khoảng 70% so với giá dầu thô bình quân năm 2020, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2009 Trong đó, giá dầu thô Brent khoảng 70,68 USD/thùng. Nhằm đạt được mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050, chính phủ các nước phương Tây đã giảm đầu tư vào sản xuất nhiên liệu hóa thạch Các ngân hàng lớn của châu Âu đã giảm hỗ trợ tài chính cho các công ty nhiên liệu hóa thạch ở mức 27,6% trong năm 2021, giai đoạn các hoạt động kinh tế bắt đầu được nối lại và cần dầu mỏ nhất Những nhân tố này đã làm giá dầu thô Brent tăng hơn 60% trong năm 2021.

Năm 2022, giai đoạn đầu năm giá dầu và lạm phát tiếp tục đà tăng.

Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã dẫn đến các lệnh trừng phạt của G7 và các đồng minh, tác động mạnh đến lĩnh vực dầu mỏ của Nga, khiến giá dầu tăng vọt và dao động quanh mức 100 USD/thùng Giá dầu Brent trung bình đạt khoảng 106,92 USD/thùng, có thời điểm vượt 130 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 8/2008, góp phần làm gia tăng lạm phát toàn cầu.

Năm 2023, nhu cầu dầu mỏ thế giới vẫn tăng để đáp ứng mức độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, theo báo cáo tháng 2/2023 của

Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nhu cầu dầu thô của thế giới năm

2023 tăng khoảng 2,3 triệu thùng/ngày do nhiều nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh tế vững chắc Trong quý 3/2023, giá dầu đã tăng gần 30% so với quý 2/2023, có thời điểm giá dầu Brent chạm mốc 95 USD/thùng.

Dự đoán giá dầu thô Brent quý 4/2023

Ngày 5/9, Saudi Arabia đã gia hạn cắt giảm sản lượng dầu 1 triệu thùng/ngày đến cuối năm Nga cũng tuyên bố giảm xuất khẩu 300.000 thùng dầu/ngày cho đến cuối năm Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), giá dầu Brent sẽ giao dịch trung bình quanh 93 USD/thùng trong quý 4/2023 Ngân hàng Thế giới dự đoán giá dầu Brent sẽ đạt mức trung bình 84 USD/thùng trong cả năm.

2023 Còn Yuanta kỳ vọng giá dầu sẽ giữ ở mức cao từ đây đến cuối năm 2023 nhờ hành động cắt giảm sản lượng của OPEC+; vấn đề Nga – Ukraine vẫn tiếp diễn làm hạn chế nguồn cung từ Nga; nhu cầu dự kiến sẽ tăng khi nền kinh tế thế giới phục hồi có thể gây nên sự mất cân bằng cung - cầu nên giá dầu thô có thể tiếp tục tăng trong quý 4 năm 2023.

Giá xăng dầu trên thế giới liên tục biến động bất thường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung và Tập đoàn Petrolimex nói riêng Các thời điểm biên độ giá tăng lớn, một số thương nhân đầu mối/thương nhân phân phối/cửa hàng xăng dầu ngoài xã hội hạn chế bán hàng đã tạo ra áp lực lớn cho các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex.

Khi tình hình kinh tế suy thoái, hoặc do tác động của yếu tố bên ngoài (thiên tai,chiến tranh thương mại, chiến tranh Nga - Ukraine, yếu tố chính trị, dịch bệnhCovid-19) khiến 2 bên không thể thực hiện tốt nghĩa vụ của mình sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Tập đoàn cũng như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế Ví dụ như bên đối tác không thể giao hàng đ†ng thời hạn do bão lũ, hàng hóa bị thiệt hại do hạn chế xuất khẩu, lật tàu Bên nhập khẩu (bên mua) là Petrolimex kinh doanh không thuận lợi, không đủ tiền trả cho bên bán.

Phương án phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp trong hợp đồng gốc

Lập phương án phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng công cụ phái sinh

Để phòng ngừa rủi ro giá dầu Brent tăng, dẫn đến chi phí nhập khẩu (mua) hàng tăng, Petrolimex quyết định phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng công cụ phái sinh, cụ thể là mua hợp đồng tương lai dầu Brent Nhờ đó, công ty sẽ được mua dầu Brent với mức giá xác định, từ đó cố định được chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh Nếu giá dầu giao ngay tại ngày thực hiện hợp đồng gốc tăng thì chi phí phải trả để nhập khẩu tăng, nhưng Petrolimex sẽ được bù đắp một phần nhờ thu nhập từ hợp đồng tương lai.

Giới thiệu về thị trường giao dịch phái sinh CME (Chicago Mercantile Exchange)

CME là viết tắt của Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (Chicago Mercantile Exchange), một công ty phi lợi nhuận cung cấp nền tảng giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn tại Chicago, đảm bảo vận hành cơ chế thanh toán bù trừ, giám sát tuân thủ các quy tắc giao dịch, thu thập và cung cấp thông tin thị trường.

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

CME ra đời vào năm 1898, sàn chỉ giao dịch 2 hợp đồng tương lai duy nhất là trứng và bơ, hoạt động dưới hình thức là một tổ chức phi lợi nhuận.

Năm 1919 tổ chức này được tái cơ cấu và đổi tên là Chicago Mercantile Exchange (CME) với mục đích cung cấp các sản phẩm tương lai giao dịch mới chuyên về sản phẩm nông nghiệp.

Từ năm 70 của thế kỷ 20 trở đi CME trở thành 1 sàn giao dịch đa dạng cung cấp hợp đồng phái sinh và tương lai dựa trên các sản phẩm tài chính và hàng hóa Năm 1976, hợp đồng giao dịch lãi suất và trái phiếu đầu tiên được đưa vào giao dịch ở CME

Năm 2000, từ hình thức phi lợi nhuận, CME chính thức chuyển thành 1 công ty cổ phần được giao dịch công khai và trở thành sàn giao dịch đầu tiên của nước Mỹ niêm yết cổ phiếu.

Năm 2007, CME được sáp nhập với Ủy ban Thương mại Chicago tạo thành Tập đoàn CME và trở thành sàn giao dịch tài chính lớn nhất thế giới.

Năm 2008, CME Group mua lại NYMEX Holdings, Inc – công ty mẹ của Sở giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) và Sở giao dịch hàng hóa, Inc (COMEX) Đến nay, CME Group sở hữu 5 sàn giao dịch hàng hóa lớn tại Mỹ, bao gồm CBOT, CME, COMEX, NYMEX và KCBT.

CME Group cung cấp nhiều sản phẩm tương lai và quyền chọn để quản lý rủi ro, công ty có cơ chế hoạt động như sau:

Sở giao dịch tương lai CME cung cấp các dịch vụ có tính thanh khoản cao, để đảm bảo thực hiện các giao dịch đã thỏa thuận, sàn giao dịch sử dụng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt và báo cáo giao dịch cho phép giao dịch một cách hiệu quả nhất.

Sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro là một chiến lược phổ biến trong thị trường hàng hóa Các nhà đầu tư sử dụng hợp đồng tương lai để quản lý rủi ro bằng cách khóa giá hàng hóa cơ sở trong tương lai Bằng cách thực hiện giao dịch đối ứng trên thị trường hợp đồng tương lai, họ có thể bù đắp sự biến động giá của hàng hóa cơ sở, từ đó giảm thiểu rủi ro tài chính tiềm ẩn.

CME giao dịch các hợp đồng tương lai cho phép nhà đầu tư mua hàng với mức giá định trước, có thể nhận sản phẩm khi có nhu cầu.

CME có những đặc điểm sau:

Cung cấp các sản phẩm lãi suất, chỉ số chứng khoán, ngoại hối, sản phẩm nông nghiệp, kim loại, thời tiết và bất động sản.

Dễ dàng giao dịch, mua bán với một hợp đồng khối lượng lớn chỉ trong thời gian rất ngắn.

Tạo ra một thị trường an toàn và minh bạch bằng hệ thống các quy định, tiêu chuẩn chặt chẽ khi tham gia giao dịch trên sàn cũng như giao dịch phi tập trung.

Cơ chế linh hoạt và tiện lợi bằng các công nghệ tân tiến, sự đổi mới và các giải pháp cho thị trường.

Có nguồn dữ liệu về thị trường phong ph† về các hợp đồng tương lai, ngoại hối, chứng khoán để cung cấp cho khách hàng là các định chế cũng như khách hàng cá nhân.

Các giao dịch diễn ra theo hình thức giá công khai, theo 2 chế độ: Đấu thầu rộng rãi

Phòng thương mại điện tử

CME là một sàn giao dịch điện tử uy tín, trong đó 80% giao dịch diễn ra trên nền tảng CME Globex Bên cạnh đó, CME còn vận hành CME Clearing, một dịch vụ thanh toán đối tác trung tâm hàng đầu cung cấp bảo vệ rủi ro và xác định giá cho các hoạt động kinh doanh.

Giới thiệu về sản phẩm phái sinh doanh nghiệp dự định sử dụng: Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai (HĐTL) là một thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định Bên mua trong trong hợp đồng tương lai gọi bên có trạng thái trường Bên bán gọi là bên có trạng thái đoản.

Bên mua (trạng thái trường): đồng ý mua tài sản vào một ngày nhất định với mức giá đã xác định trước.

Bên bán (trạng thái đoản): đồng ý bán tài sản vào một ngày nhất định với mức giá đã xác định trước.

Thứ nhất, HĐTL được giao dịch tại thị trường tập trung hay còn gọi là các sở giao dịch tương lai.

Thứ hai, vì giao dịch tập trung, nên các sở giao dịch đã đặt ra những tiêu chuẩn nhất định khi giao dịch các hợp đồng tương lai.

HĐTL được tiêu chuẩn hóa về:

Tài sản: tài sản giao dịch trong HĐTL rất đa dạng và được chia thành hai nhóm là tài sản hàng hóa – gồm các hàng hóa thực được mua bán trong hợp đồng tương lai và tài sản tài chính.

Quy mô hợp đồng - lượng tài sản giao dịch trong hợp đồng.

Việc quy định rõ quy mô hợp đồng nhằm làm tăng tính thanh khoản của thị trường. Nếu quy mô hợp đồng quá lớn, nhiều nhà đầu tư mong muốn bảo hiểm những khoản rủi ro nhỏ tương đối hoặc mong muốn đầu cơ một lượng nhỏ tương đối sẽ không thể tham gia thị trường Ngược lại, nếu quy mô hợp đồng quá nhỏ, các giao dịch sẽ rất tốn vì phải trả phí trên mỗi hợp đồng.

Thời gian đáo hạn và nơi giao hàng:

+ Thời gian đáo hạn: sở giao dịch quy định khoảng thời gian giao hàng chính xác trong tháng giao hàng, nhiều trường hợp khoảng thời gian giao hàng kéo dài cả tháng.

+ Nơi giao hàng: đối với các HĐTL, đặc biệt là với hợp đồng hàng hóa, nơi hàng hóa được chuyển giao sẽ được quy định bởi SGD.

Yết giá: giá tương lai được yết sao cho thuận tiện và dễ hiểu. +Tick size - bước giá: Sự biến động giá nhỏ nhất trong giao dịch, phải phù hợp với cách yết giá.

+ Tick value: giá biến động nhỏ nhất của một hợp đồng

Tick value = Tick size khối lượng 1 hợp đồng

Giới hạn giá và giới hạn trạng thái được nắm giữ:

+ Giới hạn giá: Nếu biến động xuống một lượng bằng giới hạn giá hàng ngày, hợp đồng gọi là giới hạn xuống (limit down) Nếu giá lên bằng giới hạn, hợp đồng gọi là giới hạn lên Nếu giá một hợp đồng tăng lên và giảm xuống đến giới hạn giá quy định trước, thị trường sẽ “khóa” không cho giá tiếp tục lên hoặc xuống và cho giao dịch cho đến khi nào giá đạt đến mức có thể chấp nhận được.

Giới hạn trạng thái hợp đồng có nghĩa là số lượng hợp đồng tối đa mà các nhà đầu tư được phép nắm giữ Mục đích của giới hạn này là để ngăn chặn các nhà đầu cơ chi phối thị trường quá mức, đảm bảo tính công bằng và ổn định của thị trường.

Giá trị hợp đồng được điều chỉnh hàng ngày theo giá thị trường nhằm ngăn chặn rủi ro đổ vỡ hợp đồng khi một bên tham gia bị thiệt hại và không thực hiện nghĩa vụ của mình.

Thứ tư, HĐTL thường tất toán trước khi đáo hạn

3.3.3 Kết quả hợp đồng tương lai khi đáo hạn (pay off)

Cũng như hợp đồng kỳ hạn, kết quả hợp đồng tương lai thể hiện lãi lỗ của người nắm giữ hợp đồng (mua/bán) tại ngày đáo hạn Kết quả này được xác định bằng sự chênh lệch giữa giá tương lai và giá giao ngay vào ngày đáo hạn hợp đồng.

3.3.4 Giới thiệu hợp đồng tương lai doanh nghiệp dự định giao dịch Đặc tả hợp đồng tương lai dầu thô Brent (Brent Last Day Financial Futures) được niêm yết trên sàn NYMEX.

CONTRACT UNIT (Độ lớn hợp đồng): 1,000 thùng

PRICE QUOTATION (Đơn vị yết giá): USD và cent mỗi thùng

TRADING HOURS (Thời gian giao dịch):

Chủ Nhật - Thứ Sáu 6:00 p.m - 5:00 p.m (5:00 p.m - 4:00 p.m CT), thời gian nghỉ 60 ph†t mỗi ngày bắt đầu l†c 5:00 p.m (4:00 p.m CT).

TAS: Chủ Nhật - Thứ Sáu 6:00 p.m - 2:30 p.m (5:00 p.m - 1:30 p.m CT).

Chủ Nhật 5:00 p.m - Thứ Sáu 4:00 p.m CT, không có báo cáo Thứ Hai - Thứ Năm từ 4:00 p.m - 5:00 p.m CT.

MINIMUM PRICE FLUCTUATION (Biến động giá tối thiểu):

TAS: 0 hoặc +/- 40 bước giá với khoảng tăng 0,0025

PRODUCT CODE (Mã sản phẩm):

LISTED CONTRACTS (Hợp đồng niêm yết): Các hợp đồng hàng tháng được liệt kê cho năm hiện tại và 7 năm dương lịch tiếp theo và 3 tháng hợp đồng bổ sung Liệt kê các hợp đồng hàng tháng cho một năm dương lịch mới và 3 tháng hợp đồng bổ sung sau khi chấm dứt giao dịch trong hợp đồng tháng 12 của năm hiện tại.

SETTLEMENT METHOD (Phương thức thanh toán): thanh toán bằng tiền

FLOATING PRICE (Giá thả nổi): Giá thả nổi = Giá Chỉ số Dầu thô Brent ICE được công bố một ngày sau ngày giao dịch cuối cùng của tháng hợp đồng.

TERMINATION OF TRADING: Giao dịch trong tháng hợp đồng tháng 2 chấm dứt vào ngày làm việc cuối cùng thứ 2 tại London trong tháng, 2 tháng trước tháng hợp đồng Giao dịch trong tất cả các tháng hợp đồng khác chấm dứt vào ngày làm việc cuối cùng tại London trong tháng, 2 tháng trước tháng hợp đồng.

Ví dụ: Hợp đồng tháng 3 sẽ đáo hạn vào ngày làm việc cuối cùng của tháng

SETTLEMENT PROCEDURES (Thủ tục thanh toán)

Với hợp đồng tương lai dầu thô Brent tháng 12, mã hợp đồng BZZ3:

Ngày cuối cùng giao dịch (Last trade): 31/10/2023

Ngày thông báo đầu tiên (First notice): -

CME đặt ra giới hạn trạng thái nắm giữ là 1000 hợp đồng, trong đó không quá 300 hợp đồng thuộc cùng một tháng giao hàng Quy định này nhằm hạn chế khả năng thao túng thị trường của các nhà đầu cơ và đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong giao dịch.

Giới thiệu phần mềm giao dịch CME Institute Trading Simulator

CME Institute Trading Simulator (Trình mô phỏng giao dịch của CME) là một sản phẩm được thiết kế để cung cấp cho người dùng cơ hội trải nghiệm và tìm hiểu về Phái sinh mà chưa cần phải đầu tư tiền thật Mỗi tài khoản sẽ có sẵn $100,000 tiền ảo trong tài khoản Nhà đầu tư được sử dụng số tiền này để mua bán các công cụ tài chính như hợp đồng tương lai và quyền chọn với tài sản cơ sở thuộc các ngànhNông nghiệp, Năng lượng, Kim loại, Chỉ số vốn chủ sở hữu, Lãi suất, Ngoại hối Phần mềm mô phỏng các điều kiện thị trường thực và cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào dữ liệu lịch sử, tin tức thị trường và các công cụ phân tích để nâng cao quá trình học tập và ra quyết định Đây là một công cụ hữu ích cho cả người mới giao dịch và người có kinh nghiệm để phát triển và cải tiến chiến lược giao dịch của họ mà không gặp rủi ro mất tiền thật.

CME Institute Trading Simulator còn cho phép người dùng truy cập nhiều tài nguyên giáo dục và hướng dẫn để nâng cao kiến thức và kỹ năng giao dịch miễn phí Người dùng có thể truy cập thư viện tài liệu rộng lớn, bao gồm các bài viết, video và khóa học tương tác với đa dạng chủ đề như phân tích thị trường, quản lý rủi ro và tâm lý giao dịch.

Phần mềm giao dịch có tính khả dụng cao trên nhiều nền tảng và thiết bị, cho phép người dùng có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi Dù sử dụng máy tính để bàn, máy tính xách tay hay điện thoại thông minh, người dùng đều có khả năng truy cập liền mạch vào tài khoản và tiếp tục thực hiện các giao dịch của mình Ngoài ra, phần mềm còn cung cấp các thông báo và cập nhật thị trường theo thời gian thực, đảm bảo rằng người dùng luôn được cập nhật về các biến động của thị trường.

Quy trình giao dịch sản phẩm phái sinh trên CME Simulator

Nhóm đã mở tài khoản giao dịch phái sinh trên ứng dụng CME trên điện thoại. Bước 1: Tải ứng dụng CME Group Mobile trên Appstore (IOS) hoặc CH Play

(Android) hoặc vào trang web “cmegroup.com”.

Bước 2: Sau khi tải ứng dụng thành công mở ứng dụng vào phần Tạo tài khoản(Create a CME group account).

Bước 3: Điền các thông tin cần thiết để lập tài khoản giao dịch.

Bước 4: Chọn đồng ý với tất cả các điều khoản giao dịch của CME, sau đó chọn “Submit”.

Bước 5: Vào tài khoản gmail đã đăng ký ở bước 3, chọn “CLICK TOACTIVE” để xác minh email và kích hoạt tài khoản.

Bước 6: Sau khi hoàn tất bước 5, màn hình chuyển sang trang đăng nhập củaCME => Điền email/ID người dùng và mật khẩu => Chọn “ĐĂNG NHẬP”.

Bước 7: Hoàn tất xác minh.

3.5.2 Giao dịch mua hợp đồng tương lai trên CME

Bước 1: Tại giao diện chính của CME => Chọn “ EDUCATION” => Chọn “Trading Simulator” để tiến hành giao dịch giả lập.

Bước 2: Tại giao diện của Trading Simulator, chọn “Energy” => Chọn ô “BrentCrude” => “TRADE” để giao dịch sản phẩm hợp đồng tương lai dầu thô Brent.

Bước 3: Thực hiện giao dịch như sau:

1 Chọn giao dịch sản phẩm hợp đồng tương lai dầu thô Brent tháng 12 năm

2 Chọn “FUTURES” để mua/bán hợp đồng tương lai

3 Chọn lệnh LMT (Limit order) để mua hợp đồng ở một mức giá cụ thể hoặc tốt hơn.

4 Điền số hợp đồng tương lai muốn giao dịch là 10 hợp đồng

Do khối lượng dầu thô Brent giao dịch trong hợp đồng gốc là 10,000 thùng nên cần được phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng tương lai với khối lượng tương đương

Mỗi hợp đồng BZZ3 có khối lượng 1,000 thùng Số hợp đồng cần mua là 10,000

5 Điền Limit Price (giá đặt lệnh) với giá $89.58

6 Chọn thời hạn lệnh có hiệu lực là “DAY” (lệnh có hiệu lực trong ngày đặt lệnh)

7 Click chọn “BUY” (vị thế mua hợp đồng tương lai)

8 Chọn “SUBMIT ORDER” để gửi lệnh

Bước 4: Xác nhận lệnh (CONFIRM ORDER) => Chọn “OK” để hoàn tất đặt lệnh.

Tại bảng vị thế mở (Open Positions) hiển thị đã khớp lệnh thành công 10 hợp đồng tương lai tháng 12/2023 (BZZ3) tại mức giá $89.58.

3.5.3 Tính toán lãi lỗ của giao dịch phái sinh

Tính toán lãi/lỗ tại 3 thời điểm bất kì trong thời gian nắm giữ hợp đồng BZZ3

Lãi/lỗ tích lũy (Unrealized P/L) = (Giá tương lai - Giá giao dịch) x số nhân x Số hợp đồng

Số dư tài khoản = Số dư ban đầu + lãi/lỗ tích lũy

Trạng thái Mua Đơn vị

Tài sản Dầu thô Brent

Quy chuẩn 1000 thùng/hợp đồng

Ngày Giá tương lai Unrealized

Kết th†c giao dịch: Nhóm giữ hợp đồng đến ngày đáo hạn (31/10/2023), hợp đồng được tự tất toán lãi/lỗ và thực hiện bù trừ thanh toán.

Hợp đồng được tất toán bằng lệnh thị trường (MKT), khớp với mức giá 87.88.

=> Tổng lãi/lỗ tại thời điểm đáo hạn = (87.88 - 89.58) x 1000 x 10 = - $17,000

Số dư tài khoản giao dịch sau khi kết th†c hợp đồng BZZ3 = 109,800 - 17,000 $ 92,800

Lịch sử giao dịch của nhóm:

Nhận xét, đánh giá về cách thức sử dụng, các đặc tính và ưu nhược điểm của phương án

Ưu điểm của phương án phòng ngừa rủi ro doanh nghiệp sử dụng

Thông tin minh bạch, rõ ràng

Khi tham gia hoạt động giao dịch tất cả những giá trị trong thị trường sẽ được công khai Mỗi một hợp đồng đều sẽ được niêm yết và có những tiêu chuẩn riêng Về việc định giá dầu thô, hay khối lượng đều được công khai minh bạch từ đó có thể gi†p hạn chế tối đa những rủi ro về việc làm giá và bất cân xứng thông tin giữa hai bên giao dịch hợp đồng.

Hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh được niêm yết trên sàn giao dịch và được chuẩn hóa dựa trên thỏa thuận Và khi tham gia giao dịch, Petrolimex có thể mở và đóng vị thế một cách dễ dàng, nhanh chóng Điều này làm cho thị trường hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao, và biến hợp đồng tương lai thành công cụ thuận lợi để Petrolimex sử dụng vào những mục đích khác nhau.

Hợp đồng tương lai dầu thô Brent tháng 12 đem lại cơ hội cho doanh nghiệp quản lý rủi ro biến động giá bằng cách chuyển những rủi ro đó sang cho những cá nhân với hy vọng không ngừng gia tăng lợi nhuận mà sẵn sàng chấp nhận rủi ro Trên thực tế, việc phòng ngừa rủi ro được thực hiện bằng cách bù trừ rủi ro về giá hiện hữu trên thị trường giao dịch thông qua việc giữ vị thế trái ngược nhưng có giá trị tương đương trên thị trường hợp đồng tương lai Bằng cách này, Petrolimex sẽ cố định được mức giá ở mức chấp nhận được và hạn chế những thiệt hại gây ra bởi biến động giá.

Nhược điểm

Phòng ngừa rủi ro làm giảm tiềm năng gia tăng lợi nhuận

Khi giá dầu Brent trên thị trường giao ngay diễn biến theo xu hướng giảm (có lợi cho hợp đồng gốc), sử dụng hợp đồng tương lai không có khả năng tận dụng biến động có lợi đó để giảm thiểu chi phí cho Petrolimex do hiện tượng bù trừ (lãi/lỗ) giữa các vị thế đối lập

Tại ngày 30/10, giá tham chiếu trên thị trường giao ngay là $86.35.

Biểu đồ giá dầu giao ngay (Nguồn: oiprice.com) Khi không phòng ngừa rủi ro:

Chi phí trên hợp đồng gốc = 86.35 x 10,000 = $863,500

Khi phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng tương lai:

Chi phí trên hợp đồng gốc = 86.35 x 10,000 = $863,500

Lãi/lỗ từ hợp đồng tương lai: (87.88 - 89.58) x 1000 x 10 = -$17,000 Tổng chi phí = 863,500 + 17,000 = $880,500 > Chi phí khi không phòng ngừa rủi ro

Rủi ro của hiệu ứng đòn bẩy

Sự thay đổi về giá tài sản cơ sở trên thị trường không đ†ng với dự đoán làm căn cứ cho giao dịch hợp đồng tương lai ban đầu, thua lỗ sẽ xảy ra và do tác động đòn bẩy, mức độ thua lỗ tính theo tỷ lệ phần trăm trên “số vốn đầu tư ban đầu” sẽ lớn hơn rất nhiều (so với đầu tư trên thị trường giao ngay).

Giá trị vị thế của PLX = 89.58 x 1,000 x 10 = $895,800

Mức ký quỹ yêu cầu = $63,294

Khi không phòng ngừa rủi ro:

Khi phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng tương lai:

Mức độ thua lỗ = Lỗ từ hợp đồng tương la

63,294 x 100= -26.859% Yêu cầu ký quỹ bổ sung

Cơ chế thanh toán hợp đồng tương lai là thanh toán hàng ngày, các khoản lãi, lỗ phát sinh từ hợp đồng tương lai được hiện thực hóa hàng ngày và phản ánh ngay trên tài khoản ký quỹ Petrolimex phải thực hiện ký quỹ bổ sung ngay khi số tiền trên tài khoản ký quỹ của Petrolimex xuống bằng hoặc thấp hơn mức ký quỹ duy trì Điều này đòi hỏi khi tham gia vào thị trường hợp đồng tương lai Petrolimex phải có sự chuẩn bị nhất định về năng lực tài chính, bởi nếu không thực hiện ký quỹ bổ sung kịp thời khi có yêu cầu thì vị thế của Petrolimex trên thị trường hợp đồng tương lai sẽ bị đóng lại, gây thua lỗ và có thể dẫn tới phá sản.

Ngày đăng: 19/06/2024, 17:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. BSC (2019), “Những rủi ro trong hợp đồng tương lai là gì?”, BIDV Securities JSC, https://www.bsc.com.vn/tin-tuc/tin-chi-tiet/651690-nhung-rui-ro-trong-hop-dong-tuong-lai-la-gi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những rủi ro trong hợp đồng tương lai là gì
Tác giả: BSC
Năm: 2019
6. Đặng Ánh (2022), “Hệ lụy từ biến động của giá dầu đối với xu hướng toàn cầu hóa”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM261680 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ lụy từ biến động của giá dầu đối với xu hướng toàncầu hóa
Tác giả: Đặng Ánh
Năm: 2022
7. Minh Hằng (2020), “2020 - Một năm đầy biến động đối với thị trường dầu thế giới”, Báo Vietnamplus, https://www.vietnamplus.vn/2020-mot-nam-day-bien-dong-doi-voi-thi-truong-dau-the-gioi-post687165.vnp Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2020 - Một năm đầy biến động đối với thị trường dầuthế giới
Tác giả: Minh Hằng
Năm: 2020
8. Vũ Thị Huyền Trang, Nguyễn Viết Thắng (2022), “Ảnh hưởng của biến động giá dầu đến kinh tế Việt Nam 2022”, Cổng thông tin điện tử ViệnChiến lược và Chính sách tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của biếnđộng giá dầu đến kinh tế Việt Nam 2022
Tác giả: Vũ Thị Huyền Trang, Nguyễn Viết Thắng
Năm: 2022
3. Giới thiệu Petrolimex, Trang web của Tập đoàn Petrolimex, https://www.petrolimex.com.vn/gioi-thieu-plx.html Link
4. Báo cáo tài chính quý III năm 2023 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (2023), https://files.petrolimex.com.vn/files/6783dc1271ff449e95b74a9520964169/application=pdf/5df3c22006d1435b9f041035a5a69eaa/20231030%20-%20PLX%20-%20BCTC%20Cong%20ty%20me%20Quy%203%20nam%202023.pdf Link
1. PGS.TS. Đỗ Thị Kim Hảo (Chủ biên), Nxb. Lao động (2022), Giáo trình Các công cụ phái sinh Khác
2. Khoa Ngân hàng – Bộ môn Quản trị ngân hàng, Học viện Ngân Hàng (2023), Tài liệu học tập Công cụ tài chính phái sinh.Tài liệu trực tuyến tiếng Việt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w