1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai Trò Của Nhà Nước Trong Đảm Bảo Hài Hoà Các Lợi Ích Kinh Tế. Liên Hệ Thực Tiễn Nhà Nước Việt Nam Khi Thực Hiện Mục Tiêu Xoá Đói, Giảm Nghèo.pdf

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài hoà các lợi ích kinh tế. Liên hệ thực tiễn Nhà nước Việt Nam khi thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo
Tác giả Nguyễn Hà Trang
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Giang
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác- Lenin
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích 3 Chương 2: Phân tích thực trạng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo .... Để đạt được mục tiêu này,

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Kinh tế chính trị Mác- Lenin

ĐỀ TÀI:

Vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài hoà các lợi ích kinh tế Liên hệ thực tiễn Nhà nước Việt Nam khi thực hiện mục tiêu xoá

đói, giảm nghèo

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Giang

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hà Trang

Lớp : F15D

Mã sinh viên : F15-247

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2023

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

Phần 1 Khái quát lý luận 2

1 Lợi ích kinh tế 2

2 Vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích 3 Chương 2: Phân tích thực trạng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo

7 Chương 3: Giải pháp thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo trong giai đoạn tiếp theo

10 KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

MỞ ĐẦU

Đối với một quốc gia, vai trò của Nhà nước không chỉ đóng vai trò quản lý mà còn định hình và thúc đẩy sự phát triển kinh tế cũng như hệ thống chính trị xã hội Trong bối cảnh thế giới đang chuyển đổi về mô hình kinh tế thị trường, Việt Nam -một quốc gia đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH và tiếp cận với dòng chảy kinh

tế thế giới thông qua các tổ chức, diễn đàn kinh tế lớn như Diễn dàn hợp tác Á- Âu (ASEM), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn dàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), vì vâỵ vai trò quản lý của Đảng và Nhà nước trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết Điều này đảm bảo rằng sự phát triển kinh tế không chỉ tập trung vào mục tiêu tăng trưởng

mà còn hướng tới sự bền vững, bao gồm cả việc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững cho mọi tầng lớp nhân dân Để đạt được mục tiêu này, Nhà nước cần phải cân bằng giữa các lợi ích kinh tế của các đối tượng khác nhau, như doanh nghiệp, người lao động, người tiêu dùng, người nghèo, người già, người khuyết tật, v.v Từ lẽ đó, Nhà nước Việt Nam đã áp dụng những chính sách, và cơ chế quản lý nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo và hợp tác của các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người lao động, nâng cao thu nhập và tiêu dùng của người dân, giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập và tài sản giữa các vùng, miền và đối tượng, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững cho mọi tầng lớp nhân dân Những biện pháp và chính sách phải được thiết kế và thực hiện sao cho mang lại sự công bằng và hài hoà trong việc phân phối lợi ích kinh tế Qua việc tập trung vào mục tiêu này, Nhà nước Việt Nam đang góp phần không nhỏ vào việc cải thiện điều kiện sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời giúp họ vươn lên từ tình trạng nghèo đói Tuy nhiên, để thực hiện được nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, Nhà nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau từ việc phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo rằng

Trang 4

các lợi ích kinh tế của các đối tượng khác nhau được đối xử công bằng đến các chính sách và cơ chế quản lý cũng cần phải được thiết kế một cách minh bạch, công bằng và hiệu quả để đảm bảo rằng tiền bạc được sử dụng một cách có ích nhất cho cộng đồng

Hiểu được lẽ đó, bài luận này nhằm mục đích phân tích vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài hoà các lợi ích kinh tế và liên hệ thực tiễn Nhà nước Việt Nam khi thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo Bài luận sẽ được chia làm ba phần chính:

- Phần thứ nhất sẽ trình bày khái niệm về lợi ích kinh tế và vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo hài hoà các lợi ích kinh tế

- Phần thứ hai sẽ chỉ ra thực trạng của Nhà nước Việt Nam khi thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo

- Phần thứ ba sẽ đề xuất một số giải pháp để thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo trong giai đoạn tiếp theo, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế

- xã hội bền vững của Việt Nam

NỘI DUNG

Phần 1 Khái quát lý luận

1 Lợi ích kinh tế

1.1 Khái niệm

Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó

Để tồn tại và phát triển, con người cần được thỏa mãn các nhu cầu vật chất cũng như nhu cầu tinh thần Trong mỗi điều kiện lịch sử, tùy từng bối cảnh mà vai trò quyết định đối với hoạt động của con người là lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thần Nhưng

Trang 5

xuyên suốt quá trình tồn tại của con người và đời sống xã hội thì lợi ích vật chất đóng vai trò quyết định, thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức cũng như xã hội

Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh

tế của con người

1.2 Ví dụ về lợi ích kinh tế

Ví dụ lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhu cầu được chuyển đổi từ sử dụng lao động thủ công sang lao động sử dụng công nghệ tạo ra năng suất lao động hiệu quả Lợi ích kinh tế của nông dân là tổng thể những nguồn thu từ hoạt động kinh tế của họ để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho mọi thành viên trong gia đình

2 Vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích

Hài hòa các lợi ích kinh tế là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh tế của các chủ thể, trong đó mặt mâu thuẫn được hạn chế, tránh được va chạm, xung đột; mặt thống nhất được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển cả chiều rộng và chiều sâu,

từ đó tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế, góp phần thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích xã hội

Vì vậy, vai trò của nhà nước là làm sao để trong nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa phải đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế, tức là điều hòa được lợi ích cá nhân, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội; kiểm soát, ngăn ngừa khi phát sinh những hiện tượng tiêu cực trong mối quan hệ về lợi ich kinh tế

2.1 Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế.

Các hoạt động kinh tế bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường nhất định Môi trường càng thuận lợi, các hoạt động kinh tế càng hiệu quả và không ngừng mở

Trang 6

rộng.

Trang 7

Tuy nhiên, môi trường vĩ mô thuận lợi không tự hình thành, mà phải được nhà nước tạo lập Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã thực hiện rất tốt việc tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, trước hết là giữ vững ổn định về chính trị Nhờ đó, các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất yên tâm khi tiến hành đầu

tư Vì vậy, tiếp tục giữ vững ổn định về chính trị là góp phần bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế ở Việt Nam

Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đòi hỏi phải xây dựng được môi trường pháp luật thông thoáng, bảo vệ được lợi ích chính đáng của các chủ thể trong và ngoài nước (doanh nghiệp, các cá nhân ), đặc biệt là lợi ích của đất nước Trong những năm vừa qua, khi đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hệ thống pháp luật của nước ta đã và đang thay đổi tích cực để phù hợp, tuân thủ theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế Tại Việt Nam, Luật quy định các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá; điều này khá thông thoáng tạo niềm tin cho chủ thể đầu tư, khác với 1 số nước quy định rằng trong những trường hợp đặc biệt sẽ quốc hữu hoá và có khoản đền bù xứng đáng

Tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, trong

đó con người năng động, sáng tạo; tôn trọng kỷ cương, pháp luật; giữ chữ tín… Tiếp đó, tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế tất yếu phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không ; hệ thống cầu cống; hệ thống điện, nước… Trong những năm vừa qua, kết cấu hạ tầng của nền kinh tế nước ta đã được cải thiện rất đáng kể, đáp ứng nhu cầu của các hoạt động kinh tế Môi trường vĩ mô về kinh tế đòi hỏi Nhà nước phải đưa ra các chính sách phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế trong từng giai đoạn Thực tế cho thấy, các chính sách kinh tế của Việt Nam đang từng bước đáp ứng yêu cầu này

Trang 8

2.2 Điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều hòa lợi ích kinh tế giữa cá nhân, doanh nghiệp và xã hội Nhà nước đóng vai trò như một người giám sát, kiểm soát

và hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế trong quốc gia Nhà nước cần có những chính sách phân phối thu nhập nhằm bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế

- Về phía cá nhân và doanh nghiệp, nhà nước cần cung cấp cho họ các điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế, đồng thời đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của họ được bảo vệ, cần thúc đẩy giáo dục và đào tạo để nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động Từ đó, giúp họ có được công việc tốt và thu nhập cao hơn

- Nhà nước cũng có nhiệm vụ quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đảm bảo các hoạt động này không gây thiệt hại đến môi trường, sức khỏe người dân và các lợi ích của xã hội

- Về phía xã hội, các lợi ích của cộng đồng cần được nhà nước bảo vệ và phát triển, nhất là trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, an ninh, an toàn, văn hóa và môi trường Nhà nước cũng cần xây dựng các chính sách kinh tế và xã hội hợp

lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước

- Ngoài ra phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ để nâng cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế, là những điều kiện vật chất

để thực hiện sự công bằng xã hội trong phân phối Điều này là hoàn toàn đúng đắn Tuy nhiên, việc đạt được sự công bằng xã hội trong phân phối cũng đòi hỏi nhiều yếu tố khác tác động như chính sách công bằng, phát triển giáo dục

và đào tạo, tăng cường an sinh xã hội và bảo vệ môi trường

Tóm lại, sự công bằng xã hội trong phân phối đòi hỏi cần có nhiều yếu tố tác động cùng nhau Chính phủ cần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đồng thời đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các chủ thể kinh tế vừa và nhỏ, người lao động và các đối tượng khó

Trang 9

khăn Không những vậy mà còn phải thúc đẩy giáo dục và đào tạo, và xây dựng một môi trường văn hóa, xã hội chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt

2.3 Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với

sự phát triển xã hội.

Lợi ích kinh tế là kết quả trực tiếp của phân phối thu nhập, do đó phân phối công bằng, hợp lý góp phần quan trọng đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế Vì vậy, Nhà nước phải tích cực, chủ động thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập Hiện nay, công bằng trong phân phối có hai quan niệm chính: công bằng theo mức

độ và công bằng theo chức năng Hai quan niệm này đều có ưu điểm và nhược điểm, do đó cần được sử dụng kết hợp như sau:

Trước hết, Nhà nước phải chăm lo đời sống vật chất cho mọi người dân Ở mỗi giai đoạn phát triển, để người dân ít nhất đạt được mức sống tối thiểu, Nhà nước cần thực hiện có hiệu quả các chính sách xóa đói, giảm nghèo, tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, hường thu các dịch vụ xã hội cơ bản, vươn lên thoát đói nghèo vững chắc ở các vùng nghèo và các bộ phận dân cư nghèo, khắc phục tư tưởng bao cấp, ý lại Chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội, vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn Đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ người nghèo, đồng bào các vùng gặp thiên tai Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, tạo điều kiện và giúp đỡ họ bằng mọi biện pháp

Để lợi ích kinh tế thật sự là động lực của các hoạt động kinh tế, người lao động và người sử dụng lao động phải hiểu được các nguyên tắc phân phối của kinh tế thị trường để có sự phân chia hợp lý giữa tiền lương và lợi nhuận Không chỉ vậy, chủ doanh nghiệp còn phải hiểu và tự thực hiện nghĩa vụ nộp thuế Do vậy, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hiểu biết về phân phối thu nhập cho các chủ thể kinh tế - xã hội là những giải pháp rất cần thiết để loại bỏ những đòi hỏi không hợp

Trang 10

lý về thu nhập Trong truong hop người lao động và người sử dụng lao động không

tự nhận thức và thực hiện được, Nhà nước cần có sự tư vấn, điều tiết hợp lý Bên cạnh đó, trong cơ chế thị trường, các hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái; lừa đảo; tham nhũng tồn tại khá phổ biến và nếu càng gia tăng sẽ càng làm tổn hại lợi ích kinh tế của các chủ thể làm ăn chân chính Để chống lại các hình thức thu nhập bất hợp pháp, bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế, trước hết, phải có bộ máy nhà nước liêm chính, có hiệu lực nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiêm tra và xử lý vi phạm Nhà nước phải kiểm soát được thu nhập của công dân, truoc het là thu nhập của cán bộ, công chức nhà nước Trước pháp luật, mọi người dân và cán bộ, công chức nhà nước phải thực sự bình đẳng; mọi vi phạm phải được xét xử theo quy dinh của pháp luật Theo đó, việc thực hiện công khai, minh bach mọi cơ chế, chính sách và quy định của Nhà nước

sẽ giúp người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức nhà nước hiểu rõ được quyền lợi, trách nhiệm của mình, tránh được tình trạng lạm quyền, thiếu trách nhiệm, tham nhũng

2.4 Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế:

Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là khách quan, nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động lực của các hoạt động kinh tế Do đó, để giải quyết kịp thời khi có mâu thuẫn phát sinh, các cơ quan chức năng của nhà nước phải thường xuyên quan tâm phát hiện mâu thuẫn và chuẩn bị chu đáo các giải pháp đối phó Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là phải có sự tham gia của các bên liên quan, có nhân nhượng và phải đặt lợi ích đất nước lên trên hết Tuy ngăn ngừa là chính, nhưng khi mâu thuẫn xảy ra giữa các lợi ích kinh tế bùng phát có thể dẫn đến xung đột (đình công, bãi công ) Khi đó, cần có sự tham gia hòa giải cua các tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt là Nhà nước

Chương 2: Phân tích thực trạng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện mục tiêu

Trang 11

đói giảm nghèo.

Ngay từ đầu, Đảng ta xác định rõ ràng rằng con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển Nhờ vậy, Nhà nước Việt Nam đã và đang thực hiện hàng loạt chương trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Một trong những mục tiêu quan trọng của Nhà nước Việt Nam là xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống và chất lượng cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là những người nghèo, những người thuộc diện chính sách, những người dân tộc thiểu

số và những người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn

Trong giai đoạn 2016- 2020, Chính phủ đã tổ chức quán triệt, tuyên truyền, ban hành Chương trình hành động, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; chỉ đạo xây dựng, ban hành hệ thống khung khổ pháp lý triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững kịp thời, đầy

đủ, bảo đảm tính khách quan và minh bạch, như việc xây dựng các tiêu chí xác định đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và huyện nghèo, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn; tiêu chí hộ thoát nghèo, huyện, xã, thôn bản thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện Đồng thời, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo Trung ương rà soát, đề xuất sửa đổi

cơ chế, chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững với sự tham gia của lãnh đạo

11 Bộ, ngành; phân công cụ thể các Bộ, ngành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách giảm nghèo trong phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước; lập kế hoạch, lộ trình từng bước tích hợp, sửa đổi, bổ sung theo hướng tập trung chính sách, nguồn lực, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo

Ngày đăng: 19/06/2024, 17:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w