Sáng kiến kinh nghiệm đạt điểm cao cấp huyện năm 2024 “Một số biện pháp đưa trò chơi lập trình không dây (wireless coding) ứng dụng vào trong hoạt động âm nhạc để nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”

22 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Sáng kiến kinh nghiệm đạt điểm cao cấp huyện năm 2024 “Một số biện pháp đưa trò chơi lập trình không dây (wireless coding) ứng dụng vào trong hoạt động âm nhạc để nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là sáng kiến kinh nghiệm mầm non đạt loại tốt cấp huyện năm 2024 mới nhất, áp dụng cho trẻ 5-6 tuổi, Tại trường mầm non nơi tôi công tác, nhà trường đã tổ chức các chuyên đề, các đợt bồi dưỡng để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ. Tuy nhiên, trong cách thức tổ chức các hoạt động của giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo; chưa thu hút được hứng thú của trẻ; đồ dùng âm nhạc còn đơn điệu, chưa tận dụng được các nguyên liệu tự nhiên để sử dụng vào trò chơi; chưa biết lồng ghép ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế trò chơi âm nhạc vì vậy hiệu quả chưa cao. Là một giáo viên được nhà trường phân công trực tiếp phụ trách lớp 5 tuổi B2, đứng trước thực trạng đó, tôi đã nhận thức được rằng mình cần phải tìm tòi đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất; xây dựng, thiết kế và tổ chức các trò chơi âm nhạc theo hình thức tiên tiến mới nhằm kích thích sự hứng thú, say mê, phát triển tính chủ động, tích cực, sáng tạo giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận với các thể loại nhạc khác nhau, tránh sự nhàm chán trong cách thức tổ chức thực hiện. Chính những lý do trên khiến tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp đưa trò chơi lập trình không dây (wireless coding) ứng dụng vào trong hoạt động âm nhạc để nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp đưa trò chơi lập trình không dây (wireless coding) ứng dụng vào trong hoạt động âm nhạc để nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thẩm mỹ

3 Tác giả: Họ và tên:

Ngày tháng năm sinh: Chức vụ, đơn vị công tác:

Điện thoại: Email:

4 Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị:

Địa chỉ: Điện thoại:

I MÔ TẢ TÌNH TRẠNG GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT

Như chúng ta đã biết, phát triển thẩm mỹ là 1 trong 5 lĩnh vực cần đạt của giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo nghệ thuật, yêu cái đẹp Trong đó, hoạt động giáo dục âm nhạc là một trong hai nội dung quan trọng của lĩnh vực phát triển thẩm mỹ trong nhà trường hiện nay

Đề cập đến vấn đề này đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm, những bài viết trên mạng nói tới, như:

- Sáng kiến: “Một số biện pháp làm sinh động trò chơi âm nhạc giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả

năng âm nhạc” Tác giả: Hồ Thị Huế – Trường mầm non Định Trung – Vĩnh Phúc (Tháng 4/2020)

- Sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động âm nhạc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ

5-6 tuổi” của cô giáo Nguyễn Thị Út Quyên – Trường mẫu giáo Hoa Phượng – Hà Nội (27/04/2022)

Sau khi nghiên cứu các sáng kiến, bài viết trên, tôi nhận thấy:

* Ưu điểm:

- Đưa ra được nhiều giải pháp để giáo viên lựa chọn trong tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ như: tạo môi trường hoạt động thuận lợi, thiết kế 1 số trò chơi mới, cách làm dụng cụ âm nhạc đa dạng, lồng ghép với các hoạt động khác…

Tóm lại: Trong các giải pháp đề cập trên, mỗi giải pháp đều có những ưu, nhược điểm

nhất định phù hợp với khả năng nhận thức và tư duy của trẻ ở mỗi địa phương Từ những bài học kinh nghiệm hay những hạn chế của các tác giả đó, cùng với cơ sở thực tiễn tại trường nơi

Trang 2

tôi công tác và những đòi hỏi của sự thay đổi phát triển trong xã hội ngày nay nên tôi chọn đề tài

“Một số biện pháp đưa trò chơi lập trình không dây (wireless coding) ứng dụng vào trong hoạt động âm nhạc để nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm

non” để nghiên cứu áp dụng tại trường năm học 2023-2024

II NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Nói về sự phát triển của trẻ em, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”

Đúng vậy! Để giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện, đặc biệt có những kỹ năng của con người thế kỷ 21 là hợp tác, giao tiếp, tư duy phản biện và sáng tạo thì việc hình thành cho trẻ những tố chất nền tảng chuẩn phải thông qua giáo dục, trong đó giáo dục âm nhạc đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hoàn thiện cơ thể của trẻ mầm non cả về đức, trí, thể, mỹ Âm nhạc đem đến cho trẻ cái đẹp, tạo cho trẻ một tâm hồn vui tươi, sảng khoái, giúp trẻ yêu đời hơn trong cuộc sống Thông qua âm nhạc, trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi nghe hát, khi vận động theo nhạc cùng các trò chơi thú vị sẽ thúc đẩy vận động cơ thể sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai, từ đó giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện theo các lĩnh vực

Đúng như theo nhận định của giáo sư Michael Schulte – Markwort, người đúng đầu Viện Tâm lý trẻ em ở bệnh viện đại học Hamburg, Đức: “Âm nhạc giúp trung tâm xử lý ngôn ngữ của não phát triển tốt, khiến trẻ có thể bộc lộ khả năng âm nhạc ở độ tuổi sớm nhất, phục vụ cho việc học và nói sớm hơn những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình không có cơ hội tiếp cận với âm nhạc” Chính vì thế, khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với âm nhạc, vốn từ ngữ của trẻ phong phú hơn; trẻ nhận ra được cái hay cái đẹp, tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước con người; thể hiện những sắc thái cảm xúc, tình cảm phù hợp thông qua các bài hát, bản nhạc

Tại trường mầm non nơi tôi công tác, nhà trường đã tổ chức các chuyên đề, các đợt bồi dưỡng để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ Tuy nhiên, trong cách thức tổ chức các hoạt động của giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo; chưa thu hút được hứng thú của trẻ; đồ dùng âm nhạc còn đơn điệu, chưa tận dụng được các nguyên liệu tự nhiên để sử dụng vào trò chơi; chưa biết lồng ghép ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế trò chơi âm nhạc vì vậy hiệu quả chưa cao

Là một giáo viên được nhà trường phân công trực tiếp phụ trách lớp 5 tuổi B2, đứng trước thực trạng đó, tôi đã nhận thức được rằng mình cần phải tìm tòi đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất; xây dựng, thiết kế và tổ chức các trò chơi âm nhạc theo hình thức tiên tiến mới nhằm kích thích sự hứng thú, say mê, phát triển tính chủ động, tích cực, sáng tạo giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận với các thể loại nhạc khác nhau, tránh sự nhàm chán trong cách thức tổ chức thực hiện

Chính những lý do trên khiến tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp đưa trò chơi lập trình không dây (wireless coding) ứng dụng vào trong hoạt động âm nhạc để nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”

II.0 Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất:

Trang 3

Sáng kiến tôi nêu ra 4 giải pháp đưa trò chơi lập trình không dây ứng dụng trong hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, cụ thể:

- Thiết kế trò chơi lập trình không dây âm nhạc đa năng cho trẻ hoạt động

- Vận dụng linh hoạt lập trình không dây vào tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc - Tích hợp đưa trò chơi lập trình không dây âm nhạc vào 1 số hoạt động khác

- Phối hợp với phụ huynh trong việc giúp trẻ vận dụng tốt trò chơi lập trình nhằm nâng cao khả năng vận động âm nhạc cho trẻ khi ở nhà

Các giải pháp trên đã được tôi lựa chọn áp dụng có hệ thống trong thực tế tại trường mầm non và đã được Ban giám hiệu, chị em đồng nghiệp đánh giá rất cao Nội dung cụ thể các

giải pháp như sau:

3.1 Giải pháp 1: Thiết kế trò chơi lập trình không dây âm nhạc đa năng cho trẻ hoạt động

Thiết kế trò chơi lập trình không dây âm nhạc đa năng là việc giáo viên tạo ra các trò chơi lập trình qua các bảng biểu, hình ảnh, video theo một bài hát, bản nhạc nào đó để giúp trẻ dễ dàng thực hiện và có thể tự sáng tạo nội dung chơi khác nhau theo tư duy, khả năng của trẻ

Một bảng chơi trẻ sẽ lập trình ra thành nhiều trò chơi với các mức độ khác nhau dễ hiểu, dễ thực hiện, đa dạng nguyên vật liệu thiên nhiên (bìa cattton, meca, vải bạt, vỏ chai lọ, cốc nhựa…được in phun, sơn vẽ, gắn dính)

*Thiết kế bảng chơi “Bộ gõ cơ thể”:

Khi dạy nhạc cho trẻ mầm non, nhiều người kỳ vọng âm nhạc phải đến từ những điều vĩ đại, nhạc lý phức tạp, nhạc cụ chuyên nghiệp… mà quên mất rằng âm nhạc luôn vô cùng chân thực và đơn giản “ Bộ gõ cơ thể” một chất liệu âm nhạc đã mang đến cho các hoạt động âm nhạc một hơi thở mới, thú vị và độc đáo Bộ gõ cơ thể là nghệ thuật tạo ra âm thanh bằng sự tương tác giữa các bộ phận trên cơ thể, bao gồm các động tác rất đơn giản mà trẻ hoàn toàn có thể làm được như búng tay, vỗ tay, dậm chân, vỗ đùi…

- Cách làm bảng chơi như sau:

+ Bước 1: Cắt những tấm bìa catton hay xốp 3ly theo khổ A4, A3 (tuỳ vào không gian môi trường trong lớp hay ngoài trời) tạo thành bảng chơi hay 1 tập album cuốn sách lớn có thể dựng, lật mở được

+ Bước 2: Sưu tầm hình ảnh mẫu động tác của các bộ phận cơ thể trên internet hoặc có thể chụp lại ảnh trực tiếp để in ra gắn vào bảng, cuốn sách Các trang cuốn sách sẽ dán những mẫu động tác theo từng mức độ lập trình tăng dần độ khó, hoặc có thể để trang trống cho trẻ tự vẽ lập trình, gắn hình ảnh, ký hiệu, số lần thực hiện thao tác theo ý muốn của trẻ

+ Bước 3: Để bảng chơi ở góc âm nhạc trong lớp hoặc ngoài trời để trẻ dễ nhìn thấy và tự chơi theo bảng mẫu

*Thiết kế video trò chơi:

Trong tổ chức hoạt động âm nhạc, giáo viên có ứng dụng CNTT để tạo 1 số trò chơi âm nhạc trên máy tính như: “Ô cửa bí mật”, “Nốt nhạc vui”…, đó là những trò chơi quen thuộc

Tuy nhiên, để tăng hứng thú trò chơi trên máy tính, tôi đã tìm kiếm nguồn video trên mạng hoặc tự thiết kế một số video trò chơi mới có ứng dụng lập trình không dây bằng phần mềm Camtasia 9

Trang 4

Ví dụ, trò chơi lập trình qua bản nhạc nước ngoài “cockoo cockoo zythm”, “Clap clap sound”, “bim bum”…

- Cách làm video trò chơi:

+ Với phần mềm Camtasia 9, tôi sẽ dễ dàng tạo video trò chơi bằng cách: chèn âm thanh, hình ảnh (động tác cơ thể, dụng cụ âm nhạc) theo 1 chu kỳ lập trình phù hợp với giai điệu của bản nhạc Và chắc chắn các cô giáo chỉ cần có kỹ năng công nghệ một chút là cũng có thể sử dụng được tốt phần mềm này.

+ Lập trình theo mức độ tăng dần độ khó: chỉnh nhạc nhanh dần, thay đổi nhạc nhanh chậm, 1 chu kỳ phối hợp nhiều động tác hơn… giúp trẻ tò mò, bất ngờ, hứng thú hơn khi chơi - Cách chơi: Trẻ thực hiện trò chơi theo video với từng mức độ Giáo viên quan sát nếu trẻ nào thực hiện không đúng với thao tác đã lập trình trong video thì sẽ phải ra ngoài 1 lượt chơi

Tóm lại, Việc thiết kế trò chơi lập trình không dây âm nhạc đa năng cho trẻ hoạt động giúp trẻ tích cực, chủ động trong việc tự chơi các trò chơi thông qua các bảng biểu, video ở các mức độ khác nhau qua đó rèn khả năng nhanh nhẹn, linh hoạt và sáng tạo của trẻ khi tham gia trò chơi

3.2 Giải pháp 2: Vận dụng linh hoạt lập trình không dây vào tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc

Thông thường, giáo viên thường tổ chức dạy âm nhạc theo các nội dung như dạy hát, vận động múa minh hoạ, vận động vỗ tay theo các tiết tấu Tuy nhiên tôi nhận thấy việc dạy múa hay vận động vỗ tay theo tiết tấu đối với trẻ thấy quá quen thuộc và thường không hứng thú nên tôi đã suy nghĩ và vận dụng linh hoạt đưa lập trình không dây vào tổ chức hoạt động âm nhạc giúp trẻ hào hứng, say mê vào tiết học

*Vận dụng lập trình trong giờ dạy vận động âm nhạc Ví dụ 1, hoạt động học: “Lập trình nhịp cơ thể”

- Ở phần trò chơi âm nhạc: Tôi sử dụng video trò chơi đã thiết kế ở giải pháp 1 để cho trẻ chơi theo giai điệu của bản nhạc “bim, bum”

- Ở hoạt động chính: Cho trẻ nghe bản nhạc “Cockoo cuckoo zythm” và vận động theo ý thích + Mức độ 1: Lập trình theo mẫu của cô (mẫu qua bảng hình ảnh/video/trực tiếp)

Hình ảnh mô phỏng vận động theo chuỗi:

+ Mức độ 2: Tăng độ khó: Mã hoá hình kết hợp số (Giới thiệu thêm mã lệnh mới trên màn hình máy tính và cho trẻ thực hiện)

+ Mức độ 3: Trẻ tự thiết kế mã lệnh: Cho trẻ về theo nhóm tự thảo luận và thiết kế mã lệnh theo ý trẻ Mời các nhóm lên thực hiện theo mã lệnh của nhóm mình đã thiết kế

Ví dụ 2, hoạt động học: “Lập trình vũ công nhí”

- Ở phần trò chơi âm nhạc: Tôi cho trẻ chơi “Vòng tròn tiết tấu” theo nhạc, sử dụng vòng thể dục Thực hiện: dậm chân tại chỗ 2 lần, bước vào vòng dậm chân 2 lần, di chuyển sang phải 2 vòng (cứ như vậy thực hiện hết bản nhạc)

- Ở hoạt động chính: Cho trẻ nghe bản nhạc “Hoa bướm say” (Nhạc Trung) và vận động theo ý thích

Trang 5

+ Mức độ 1: Lập trình theo mẫu của cô: sơ đồ bàn chân quy ước: Bàn chân màu đỏ là bước về phía trước, bàn chân màu vàng bước sang trái, bàn chân màu xanh bước sang phải

*Vận dụng lập trình trong giờ dạy hát

Ví dụ 1, hoạt động học: Dạy hát ‘Mẹ ơi có biết” ở chủ đề Gia đình Tôi vẫn tổ chức dạy

trẻ hát theo các hoạt động thông thường Tuy nhiên ở phần giới thiệu vận động, tôi đã kết hợp đưa lập trình “Bộ gõ cơ thể” vào để vận động minh hoạ cho bài hát

(Mẹ ơi có biết = 2 lần vỗ tay, con thương mẹ nhiều = 3 lần vỗ vai, Cứ muốn ôm mẹ = 2 lần vỗ tay, Và cười thật tươi = 3 lần vỗ vai…)

Hoặc cũng có thể sử dụng các dụng cụ như cốc nhựa, chai lọ nhựa đập lên bàn hay đập vào nhau tạo ra âm thanh theo lập trình như trên

Ví dụ 2, hoạt động học: Dạy hát “Đi cấy” của dân ca Thanh Hoá Ở phần giới thiệu vận

động, tôi cho trẻ sử dụng dụng cụ âm nhạc gõ đệm theo 1 lập trình hoặc mỗi trẻ sử dụng một tờ giấy trắng A4 làm đạo cụ để tạo âm thanh minh hoạ cho bài hát

Tóm lại, vận dụng linh hoạt lập trình không dây vào tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc không những giúp trẻ tiếp cận được những nội dung âm nhạc phong phú, dễ dàng cảm nhận được những giai điệu thuộc các thể loại nhạc khác nhau (dân ca, cổ điển, hiện đại, nhạc nước ngoài…) mà còn giúp giáo viên đổi mới được các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ

3.3 Giải pháp 3: Tích hợp đưa trò chơi lập trình không dây âm nhạc vào một số hoạt động khác

Tích hợp đưa trò chơi lập trình không dây âm nhạc vào một số hoạt động khác là việc giáo viên lựa chọn các trò chơi lập trình đã thiết kế để lồng ghép vào các hoạt động trong ngày như: thể dục sáng, hoạt động ngoài trời, liên hoan văn nghệ cuối tuần, tổ chức ngày hội ngày lễ…nhằm làm phong phú, đa dạng các hình thức tổ chức, kích thích sự hứng thú của trẻ với âm nhạc

*Tích hợp trong giờ thể dục sáng: Ngoài các trò chơi thông thường mà giáo viên hay

sử dụng cho trẻ chơi theo các chủ đề, chẳng hạn như: Lộn cầu vồng, mưa to mưa nhỏ, thể hiện

Trang 6

niềm vui…quen thuộc Thì thay vào đó tôi đã đưa lập trình âm nhạc vào trò chơi vừa giúp trẻ lĩnh hội kiến thức âm nhạc mọi lúc mọi nơi mà vẫn đảm bảo cho trẻ chơi hứng thú và khoẻ khoắn sau mỗi bài thể dục sáng

Vì vậy, tôi đã đầu tư thời gian nghiên cứu và thiết kế một ngân hàng trò chơi lập trình cho thể dục sáng theo các chủ đề, mỗi chủ đề ít nhất một trò chơi lập trình

Ví dụ,

1 Bản thân Trò chơi kết hợp bản nhạc “Rửa tay” 2 Gia đình Trò chơi kết hợp bản nhạc “Baby shark” 3 Nghề nghiệp Trò chơi kết hợp bản nhạc dân ca “Đi cấy” 4 Động vật Trò chơi kết hợp bản nhạc “Chicken dance”

*Tích hợp trong giờ hoạt động ngoài trời: Để giúp trẻ được làm quen, thực hành, trải

nghiệm thường xuyên với các bài hát thuộc các thể loại nhạc khác nhau và phát huy tính tích cực chủ động, nhanh nhẹn vận động với âm nhạc thì ngoài môi trường âm nhạc trong lớp, tôi đã cùng chị em trong tổ tạo môi trường âm nhạc ngoài trời cho trẻ hoạt động

Tùy vào vị trí của sân trường mà chúng tôi chọn và bố trí góc âm nhạc ở nơi bằng phẳng, có nhiều ánh sáng, bóng mát Ở đó có trưng bày những đạo cụ như trang phục biểu diễn, dụng cụ âm nhạc (mõ, sắc xô, thanh phách, trống, đàn…) và đặc biệt là treo bảng chơi/cuốn sách trò chơi lập trình âm nhạc đã nói ở giải pháp 1 sẽ làm cho góc này trở nên mời gọi hơn, giúp trẻ dễ dàng chủ động chơi theo trò chơi lập trình ở đó

Ngoài ra, với vai trò là tổ trưởng chuyên môn, tôi động viên, khuyến khích chị em trong tổ cùng làm thêm đồ dùng sáng tạo cho góc âm nhạc ngoài trời như đàn từ ống tre, âm thanh chuông gió từ vỏ lon bia, nước ngọt; bảng lập trình vũ điệu nhí từ các bàn tay, bàn chân in phun trên bạt … tạo sự đa dạng phong phú đồ dùng và nội dung chơi âm nhạc cho trẻ

*Tích hợp trong tổ chức ngày hội ngày lễ: Tôi đề xuất với nhà trường lồng ghép vào

chương trình một số trò chơi vận động lập trình âm nhạc tập thể cho trẻ chơi để tạo không khí ngày hội thêm rộn ràng, vui tươi Chẳng hạn như: Trò chơi rap IQ sôi động, Vũ điệu hoá đá, A ram sam sam…(nhạc nhanh dần tăng độ khó)

Ví dụ cụ thể, khi tổ chức chương trình Noel, đóng vai trò là MC của chương trình, để

giúp trẻ tập trung chú ý, ổn định gây hứng thú, tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc tập thể toàn trường theo bài “Zinger bell” vẫn áp dụng theo lối lập trình sử dụng bộ gõ cơ thể để khởi động theo giai điệu: “Vỗ đùi 2 lần + vỗ tay 1 lần”, hết đoạn nhạc đầu thay đổi lập trình: “cuộn tay di chuyền sang bên phải 1 lần + cuộn tay sang trái 1 lần” hoặc 2 bạn quay vào nhau thành cặp thực hiện các động tác vận động “vỗ vai 2 cái + đập tay bạn 2 cái”…cứ như vậy thực hiện hết bản nhạc có thay đổi tốc độ nhanh chậm

Tóm lại, việc đưa trò chơi lập trình không dây âm nhạc tích hợp vào một số hoạt động khác sẽ giúp trẻ được tiếp cận các trò chơi đó ở mọi lúc mọi nơi, qua đó khắc sâu cho trẻ giá trị nội dung và nghệ thuật qua các bài hát, bản nhạc

Trang 7

3.4 Giải pháp 4: Phối hợp với phụ huynh trong việc giúp trẻ vận dụng tốt trò chơi lập trình nhằm nâng cao khả năng vận động âm nhạc cho trẻ khi ở nhà

Phối hợp với phụ huynh giúp trẻ vận dụng tốt trò chơi lập trình là việc giáo viên trao đổi, chia sẻ với ba mẹ trẻ hàng ngày về các bài hát, bản nhạc kết hợp trò chơi theo dạng lập trình không dây (wireless coding) mà các con được làm quen, thực hiện ở trên lớp Biện pháp này giúp sự kết nối hai chiều giữa giáo viên và phụ huynh tốt hơn; phụ huynh biết và cùng phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục âm nhạc cho con khi ở nhà, tạo niềm vui, không khí gắn kết gia đình

Tôi đã có các hình thức phối kết hợp với phụ huynh như: Thông qua bảng tuyên truyền, qua ngày hội ngày lễ, qua các kênh zalo, facebook,…

+ Trao đổi, gửi các bài tập trò chơi lập trình âm nhạc trên nhóm zalo để phụ huynh có thể hướng dẫn, ôn luyện và chơi cùng con ở nhà

+ Gửi mã QR hướng dẫn một số trò chơi lập trình âm nhạc qua bảng tuyên truyền, từ đó phụ huynh có thể tự làm, tự thiết kế trò chơi đa dạng, phong phú hơn với nhiều ý tưởng về nội dung và cách chơi khác nhau để bổ sung, đóng góp vào ngân hàng trò chơi lập trình trên lớp cho trẻ hoạt động

Với cách làm này tôi thấy phụ huynh đã có sự thấu hiểu và kết hợp chặt chẽ cùng cô trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và ôn luyện củng cố các trò chơi âm nhạc mà lớp thực hiện nói riêng

Thực tế cho thấy, khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường sẽ tạo được một mối quan hệ hai chiều thấu hiểu, gần gũi, cởi mở; giúp trẻ thêm yêu thích âm nhạc và tự tin hơn trong mọi hoạt động

II.1 Tính mới, tính sáng tạo II.1.1 Tính mới

Các giải pháp mà tôi đã lựa chọn để đưa trò chơi lập trình không dây ứng dụng vào trong hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường, cái mới thể hiện:

- Giải pháp đã nêu bật được cách xây dựng và thiết kế trò chơi lập trình âm nhạc trên bảng biểu, trên video có ứng dụng công nghệ thông tin (sử dụng phần mềm để cắt ghép hình ảnh, tạo video minh hoạ theo bài hát, bản nhạc với các mức độ lập trình)

- Giờ dạy vận động âm nhạc đa dạng nội dung mới: dạy nhảy dân vũ, vũ công, nhịp cơ thể…kết hợp các trò chơi theo lập trình

- Trẻ được tự do thiết kế ra các mức độ và kiểu chơi khác nhau theo ý thích, tư duy và khả năng của trẻ dựa trên mức độ lập trình mẫu đơn giản ban đầu của cô

- Môi trường âm nhạc không chỉ dừng lại ở trong lớp học mà còn tạo được môi trường âm nhạc ngoài trời cho trẻ hoạt động một cách đa dạng với các trò chơi lập trình giúp trẻ thoải mái vận động và sáng tạo nghệ thuật với môi trường đó

- Phối kết hợp cùng phụ huynh tạo ra ngân hàng trò chơi lập trình cho trẻ phong phú

II.1.2 Tính sáng tạo

Các giải pháp trong sáng kiến tôi đưa ra đều có tính hệ thống, phù hợp, đồng bộ liên hoàn và có tính sáng tạo riêng so với các giải pháp của các sáng kiến và bài viết đã biết, cụ thể:

Trang 8

- Tôi đã sử dụng các hình ảnh thật từ các động tác cơ thể như búng tay, vỗ vai, đùi…để cắt ghép đưa vào bảng trò chơi, tạo video lập trình qua các bàn nhạc, bài hát Từ đó tôi chủ động thiết kế được các trò chơi lập trình theo mức độ mà tôi mong muốn trẻ thực hiện

- Từ một bài hát hay bản nhạc bất kỳ thuộc các thể loại nhạc khác nhau tôi đều có thể tự tạo ra các động tác vận động minh hoạ lập trình phù hợp với giai điệu

- Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, có sẵn làm nhạc cụ minh hoạ như giấy A4, chai lọ bát sứ, ống tre trúc…để tạo ra các âm thanh lập trình theo giai điệu sáng tạo hoặc theo giai điệu của bài hát nào đó

II.2 Khả năng áp dụng, nhân rộng

- Các giải pháp này đã được áp dụng tại các lớp 5-6 tuổi trong tổ chức giải pháp sáng tạo chuyên

đề phát triển thẩm mỹ của trường mầm non và mang lại hiệu quả cao (Được áp dụng từ tháng 10/2023 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ)

- Các biện pháp có thể áp dụng được ở tất cả các lớp trong nhà trường cũng như trong toàn huyện và thành phố; là tài liệu cho giáo viên các khối tham khảo, làm cơ sở khoa học để tuyên truyền tới các bậc phụ huynh phối hợp giáo dục phát triển thẩm mỹ thông qua việc cho trẻ chơi

các trò chơi lập trình âm nhạc mọi lúc, mọi nơi một cách hiệu quả II.3 Hiệu quả, lợi ích thu dược do áp dụng giải pháp

a Hiệu quả kinh tế:

- Giáo viên tự thiết kế được các video trò chơi, tận dụng được các nguyên liệu thiên nhiên có sẵn dễ kiếm tìm, tiết kiệm được một nguồn kinh phí lớn cho nhà trường trong việc thuê dịch vụ làm video cắt ghép nhạc và đầu tư mua sắm đồ dùng đồ chơi âm nhạc

- Được sử dụng như một tài liệu “miễn phí” cho các bạn đồng nghiệp tham khảo và áp dụng trong trường, lớp của mình

b Hiệu quả về mặt xã hội:

Khi áp dụng các giải pháp của đề tài đưa trò chơi lập trình không dây ứng dụng trong hoạt động âm nhạc để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 ở trường mầm non, tôi nhận thấy:

* Với giáo viên:

- Đưa ra các giải pháp phù hợp với khả năng để giáo viên dễ dàng áp dụng và tổ chức thực hiện các trò chơi âm nhạc đa dạng, mới mẻ trong các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ tại trường mầm non

* Với phụ huynh:

Trang 9

- Phụ huynh thấy có trách nhiệm cao hơn trong việc giúp con vận dụng tốt trò chơi âm nhạc ngay tại nhà, và thấy được rằng giáo dục con phát triển toàn diện không phải chỉ là việc của giáo viên và nhà trường mà là của cả gia đình và toàn xã hội

- Công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường ngày càng khăng khít hơn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao

c Giá trị làm lợi khác

- Làm thay đổi nhận thức, tư duy của cán bộ, giáo viên trong việc vận dụng linh hoạt và sáng tạo các trò chơi âm nhạc, thấy được rằng trò chơi lập trình không dây (wireless coding) không phải là trò chơi gì đó cao siêu hay khó hiểu mà chính là những trò chơi, những vận động âm nhạc thường ngày chúng ta vẫn hay sử dụng cho trẻ như các bài tập rửa tay, chicken dance…hay trò chơi được tạo ra giai điệu từ các động tác đơn giản của cơ thể, và đó cũng là dạng trò chơi của lập trình không dây mà thôi Giáo viên chỉ cần thay đổi hoặc sáng tạo một chút thì những trò chơi tưởng chừng đơn giản đó lại trở lên rất thú vị với trẻ

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục âm

nhạc cho trẻ góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và nhiệm vụ giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2020-2025 của nhà trường

Qua đề tài này, bản thân tôi sẽ không ngừng phấn đấu, học tập, rèn luyện và sẽ tích cực tìm tòi, sáng tạo ra những giải pháp hay hơn nữa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mỹ nói chung, âm nhạc nói riêng cho trẻ ngay tại trường

Trên đây là bản mô tả sáng kiến “Một số biện pháp đưa trò chơi lập trình không dây (wireless coding) ứng dụng vào trong hoạt động âm nhạc để nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” Rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý

của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện đầy đủ hơn Xin trân trọng cảm ơn!

Thủy Nguyên, ngày 10 tháng 3 năm 2024

CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

(Xác nhận)

……… ………

………

Trang 10

CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: (minh chứng giải pháp 1)

PL1.1 BẢNG CHƠI “BỘ GÕ CƠ THỂ” – GÓC ÂM NHẠC

PL1.2 THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI TẠO ALBUM CUỐN SÁCH TRÒ CHƠI LẬP TRÌNH THEO NHẠC:

*Bài tập kết hợp: các động tác cơ bản

Trang 11

*Bài tập đệm hát: (Từ 2 – 3 động tác kết hợp đệm)

Đệm cho bài hát Cô giáo em

Đệm cho bài hát Sắp đến Tết rồi

Đệm cho bài hát Lý cây xanh

*Bài tập trò chơi với chiếc cốc nhựa:

Ngày đăng: 19/06/2024, 16:18