1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích diễn biến của thất nghiệp hiện nay và nguyên nhân của thất nghiệp trong giai đoạn hiện nay

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Diễn Biến Thất Nghiệp Ở Việt Nam Và Nguyên Nhân Của Thất Nghiệp Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Tác giả Vũ Thị Loan, Vũ Thị Thuỳ Nga, Trần Minh Anh, Nguyễn Thị Mai, Thạch Mỹ Linh, Dương Thị Ngọc, Vũ Thị Hồng, Nguyễn Như Quỳnh, Nguyễn Thị Hồng Trang, Nguyễn Phương Anh, Lê Phương Anh, Đặng Thị Việt Hà
Người hướng dẫn Hồ Thị Mai Sương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Vĩ Mô 1
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 769,77 KB

Nội dung

Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp Nhằm hiểu rõ hơn về những khái niệm trên, chúng ta có thể khái quát lại theo hình dưới đây: Bảng 1: Phân biệt một số khái

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KINH TẾ VĨ MÔ 1

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THẤT NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN

Trang 2

Bảng phân chia công việc

110 Nguyễn Thị Mai 20D190148 Tình trạng thất nghiệp năm 2019

111 Thạch Mỹ Linh 20D190027 Tình trạng thất nghiệp năm 2016

112 Dương Thị Ngọc 20D190095 Thuyết trình

113 Vũ Thị Hồng 20D190137 Tình trạng thất nghiệp năm 2017

114 Nguyễn Như Quỳnh 19D190044 Tình trạng thất nghiệp năm 2020

115 Nguyễn Thị Hồng

Trang 20D190110 Tình trạng thất nghiệp năm 2018

116 Nguyễn Phương Anh 20D190123 Một số khái niệm về thất nghiệp

117

Lê Phương Anh 20D190121

Đánh giá nguyên nhân và tác động của thất nghiệp ở Việt Nam đến phát triển kinh tế xã hội

119 Đặng Thị Việt Hà 18D100192 Powerpoint

Trang 3

1

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG 2

DANH MỤC HÌNH 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương 1 Cơ sở lý luận về thất nghiệp 4

1.1 Một số khái niệm 4

1.1.1 Thất nghiệp 4

1.1.2 Người thất nghiệp 4

1.1.3 Đo lường thất nghiệp 5

1.2 Nguyên nhân của thất nghiệp 5

1.2.1 Theo lý thuyết tiền công linh hoạt (quan điểm trường phái cổ điển) 5

1.2.2 Theo lý thuyết tiền công cứng nhắc (quan điểm của Keynes) 6

1.3 Tác động của thất nghiệp đến phát triển kinh tế - xã hội 7

1.4 Giải pháp 8

Chương 2 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 8

2.1 Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 8

2.1.1 Năm 2016 8

2.1.2 Năm 2017 10

2.1.3 Năm 2018 11

2.1.4 Năm 2019 14

2.1.5 Năm 2020 16

2.2 Tác động và các nguyên nhân của thất nghiệp ở Việt Nam đến phát triển kinh tế xã hội 19

2.2.1 Tác động của thất nghiệp ở Việt Nam đến phát triển kinh tế xã hội 19

2.2.1 Nguyên nhân thất nghiệp 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 4

2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Phân biệt một số khái niệm có liên quan đến thất nghiệp 4

Bảng 2 Số người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp theo giới tính, thành thị/nông thôn và nhóm tuổi 9

Bảng 3 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 2017 10

Bảng 4 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2016 11

Bảng 5 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2018 11

Bảng 6 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước, nông thôn và thành thị, năm 2017 13

Bảng 7 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước theo giới tính năm 2017 13

Bảng 8 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2019 14

Bảng 9 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước, nông thôn và thành thị, năm 2018 15

Bảng 10 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước theo giới tính năm 2018 16

Bảng 11 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, năm 2020 16

Bảng 12 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (2019-2020) 19

DANH MỤC HÌNH Hình 1 Thất nghiệp theo lý thuyết tiền công linh hoạt 5

Hình 2 Thất nghiệp theo lý thuyết tiền công cứng nhắc 6

Hình 3 Số lượng người thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo trình độ CMKT 9

Hình 4 Tỷ lệ thất nghiệp qua các quý năm 2018 13

Hình 5 Tỷ lệ thất nghiệp qua các quý năm 2019 15

Hình 6 Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị theo nhóm tuổi và giới tính, năm 2020 18

Hình 7 Tỷ lệ thất nghiệp qua các quý năm 2020 18

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

CPI: Chỉ số giá tiêu dùng

CMKT: Chuyên môn kỹ thuật

Trang 5

3

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, do nền kinh tế của toàn thế giới có nhiều thay đổi, các quốc gia dần và đang chuyển mình để hoà nhập với xu thế toàn cầu hoá Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động cạnh tranh luôn diễn ra gay gắt nhằm thu lại lợi nhuận cao và đứng vững trên thị trường Các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải biết cách tiếp cận, nắm bắt nhanh chóng những vấn đề của nền kinh tế mới Một trong những vấn đề đó là lạm phát, tham nhũng, hối lộ nhưng nổi bậc nhất chính là vấn đề thất nghiệp Do đó, nhóm

chúng tôi đã chọn đề tài “Phân tích diễn biến thất nghiệp ở Việt Nam và nguyên nhân của thất nghiệp trong giai đoạn hiện nay” để tìm hiểu sâu sắc hơn vấn đề trên

Thất nghiệp như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó khiến cho kinh tế của một đất nước có thể phát triển nhanh hoặc cũng có thể thụt lùi một cách nhanh chóng,

nó hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và trí tuệ mới có thể có kết quả khả quan được Việc giảm thiểu tình trạng thất nghiệp không chỉ là việc của các Doanh nghiệp mà nó còn là nhiệm vụ của chính phủ Thất nghiệp ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động

Ở nước ta hiện nay, giảm lạm phát, giữ vững kinh tế phát triển ổn định, cân đối là mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân Vấn đề thất nghiệp đã được nhiều quốc gia quan tâm, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp khắc phục, trong đó có Việt Nam chúng ta Nét đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có thất nghiệp là hầu hết nhu cầu chi tiêu bị giảm đi bởi không có nguồn thu nhập thì người dân sẽ hạn chế tiêu dùng để có thể tiết kiệm một cách tối đa Do điều kiện và khả năng hạn chế, chắc rằng trong bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót Nhóm chúng em rất mong được cô xem xét và có ý kiến để cho nhóm chúng em có thể có bài làm tốt hơn nữa

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô và các bạn!

Trang 6

4

Chương 1 Cơ sở lý luận về thất nghiệp

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Thất nghiệp

Thất nghiệp là số lượng người nằm trong lực lượng lao động xã hội hiện đang chưa

có việc làm nhưng mong muốn tìm kiếm việc làm

Để có thể xác định rõ hơn nữa về thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, ta cần phân biệt một vài khái niệm sau đây:

+ Việc làm theo định nghĩa của Bộ Lao động và Tổng cục Thống kê: là một hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, có thu nhập hoặc tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho những người trong cùng một hộ gia đình

+ Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong Hiến pháp

+ Lực lượng lao động gồm những người sẵn sàng và có khả năng lao động Theo định nghĩa của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) hoặc thất nghiệp

Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp

Nhằm hiểu rõ hơn về những khái niệm trên, chúng ta có thể khái quát lại theo hình dưới đây:

Bảng 1: Phân biệt một số khái niệm có liên quan đến thất nghiệp

Có việc DÂN SỐ Trong độ tuổi lao

động/ dân số trưởng thành

Lực lượng lao động

Thất nghiệp

Ngoài lực lượng lao động

Ngoài độ tuổi lao động

Dân số bao gồm hai bộ phận : trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động Trong độ tuổi lao động hay còn gọi là dân số trưởng thành được tiếp tục chia làm hai nhóm : trong lực lượng lao động và ngoài lực lượng lao động

1.1.2 Người thất nghiệp

Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc nhưng mong muốn và đang tìm kiếm việc làm

* Lưu ý : Ngoài những người có việc và thất nghiệp, những người còn lại trong độ

tuổi lao động hoặc trong dân số trưởng thành được coi là những người không nằm trong

Trang 7

5

lực lượng lao động, bao gồm người đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật… và một bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau

1.1.3 Đo lường thất nghiệp

Để đo lường mức độ thất nghiệp, các nhà thống kê thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động bị thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp được xác định theo công thức:

Tỷ lệ thất nghiệp= (Số người thất nghiệp /Lực lượng lao động) x 100%

1.2 Nguyên nhân của thất nghiệp

1.2.1 Theo lý thuyết tiền công linh hoạt (quan điểm trường phái cổ điển)

Trong nền kinh tế giá cả và tiền công là hết sức linh hoạt nên thị trường lao động luôn tự động điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng Do mức lương trong nền kinh

tế cao hơn mức lương cân bằng thực tế trên thị trường lao động dẫn đến trên thị trường lao động xuất hiện hiện tượng dư cung lao động và gia tăng thất nghiệp Thị trường lao

động luôn ở thế cân bằng và thị trường chỉ có một loại thất là thất nghiệp tự nguyện

Hình 1: Thất nghiệp theo lý thuyết tiền công linh hoạt

Nguồn: Giáo trình kinh tế vĩ mô 1

Đường 𝐿∗ biểu thị lực lượng lao động xã hội, 𝐷𝐿 biểu thị cầu lao động của doanh nghiệp và 𝑆𝐿 biểu thị cung lao động Thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng tại điểm E (𝑊0, 𝐿0), với E là giao điểm của 𝐷𝐿 và 𝑆𝐿 Tại trạng thái cân bằng, thị trường lao động chỉ có 𝐿0 người muốn đi làm, nhưng lực lượng lao động xã hội là 𝐿∗, như vậy 𝐸𝐹̅̅̅̅

là số người thất nghiệp tự nguyện chưa muốn đi làm ở 𝑤0 Đây là những người không sẵn lòng làm việc với mức lương 𝑤0, họ có thể sẵn sàng làm việc ở mức lương cao hơn nhưng vì thị trường chấp nhận mức lương là 𝑤0 nên họ tự nguyện chấp nhận tình trạng thất nghiệp tại mức lương đó Các nhà kinh tế học cho rằng, tại điểm cân bằng của thị trường lao động thất nghiệp tự nguyện chính là thất nghiệp tự nhiên

Trang 8

6

Giả sử mức lương tối thiểu được xã hội quy định ở mức 𝑤1 cao hơn mức lương cân bằng 𝑤0 Xét trong ngắn hạn, tại mức tiền lương 𝑤1, cung lao động tại H ứng với số lượng lao động là 𝐿2, trong khi đó cầu lao động tại K, ứng với số lượng lao động là 𝐿1,

do đó thị trường lao động dư cung lao động, nhưng lúc này thị trường lao động không thể ngay lập tức tự điều tiết do mức tiền công này đã được Chính phủ ấn định dẫn đến tăng số người thất nghiệp Trong đó, thất nghiệp tự nguyện được đo lường bằng 𝐻𝐺̅̅̅̅ và 𝐻𝐾

̅̅̅̅ bao gồm những người mong muốn có việc làm ở mức lương 𝑤1 nhưng họ không được thuê mướn vì mức cầu lao động chỉ lên đến điểm K, như vậy, nếu xét trên góc độ

cá nhân người lao động thì đây là thất nghiệp không tự nguyện Tuy nhiên, nếu đứng trên góc độ lợi ích của tổng thể lực lượng lao động, khi mà xã hội quy định mức tiền lương tối thiểu cao hơn mức tiền lương cân bằng là nhằm bảo vệ lợi ích cho bộ phận lao động yếu thế trên thị trường, đa số lao động được hưởng lợi từ quyết định này, và họ ủng hộ quyết định này Vì vậy, nếu xét trên góc độ toàn xã hội thì đây là bộ phận thất nghiệp tự nguyện Nếu theo lập luận này thì thất nghiệp tự nguyện sẽ là 𝐾𝐺̅̅̅̅ Trong trường hợp này, thất nghiệp tự nguyện khác thất nghiệp tự nhiên

Tuy nhiên, điều này chỉ diễn ra trong ngắn hạn Trong dài hạn, vì giá cả và tiền lương trong nền kinh tế hết sức linh hoạt nên tiền lương sẽ tự điều chỉnh về mức cân bằng 𝑤0 Cơ chế tự điều tiết như sau, tại 𝑤1 cung lao động tại H ứng với số lượng lao động là 𝐿2, trong khi đó cầu lao động tại K, ứng với số lượng lao động là 𝐿1 dẫn đến

dư cung lao động Do giá cả và tiền lương rất linh hoạt nên tiền lương giảm dần, khi tiền lương giảm dần thì cung lao động giảm đi, cầu lao động lại tăng lên do đó thị trường lao động lại quay trở về trạng thái cân bằng tại E ( 𝑤0, 𝐿0)

1.2.2 Theo lý thuyết tiền công cứng nhắc (quan điểm của Keynes)

Trong nền kinh tế tiền công và giá cả không linh hoạt như người ta tưởng mà nó bị dính (cứng nhắc) bởi sự ràng buộc bằng những thỏa thuận trong hợp đồng và những quy định của chính phủ

Quan điểm này cho rằng thất nghiệp xảy ra là do sự suy giảm của tổng cầu trong thời kì suy thoái kinh tế dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm xuống, đường cầu lao động dịch chuyển sang trái trong khi giá cả và tiền lương cứng nhắc dẫn đến toàn

bộ thị trường lao động xã hội bị mất cân bằng Thị trường lao động sẽ có lúc ở trạng thái không cân bằng và nền kinh tế sẽ có hai loại thất nghiệp là thất nghiệp tự nguyện

và thất nghiệp không tự nguyện

Hình 2: Thất nghiệp theo lý thuyết tiền công cứng nhắc

Trang 9

7

Nguồn: Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1

Giả sử thị trường lao động đang đạt trạng thái cân bằng tại E ( 𝑤0, 𝐿0), tại trạng thái thị trường lao động cân bằng, 𝐸𝐹̅̅̅̅ là thất nghiệp tự nguyện đồng thời là thất

nghiệp tự nhiên

Giả sử do tác động của suy thoái kinh tế làm cho tổng cầu giảm, cầu về lao động giảm, đường cầu lao động dịch chuyển sang trái từ 𝐷𝐿 đến 𝐷𝐿1 Mặt khác do thời kì suy thoái, giá cả và tiền lương cứng nhắc, do vậy nó không biến đổi kịp với biến động của cầu lao động trên thị trường, như vậy, với mức tiền lương vẫn là 𝑤0 cung lao động vẫn là 𝐿0, cầu lao động giảm xuống mức 𝐿1, thị trường lao động bị dư cung lao động Vậy trong nền kinh tế sẽ có 2 loại thất nghiệp: Thất nghiệp không tự nguyện đoạn 𝐺𝐸̅̅̅̅ hay còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ; Thất nghiệp tự nguyện đoạn 𝐸𝐹̅̅̅̅ , lúc này thất nghiệp tự nguyện không phải là thất nghiệp tự nhiên nữa

1.3 Tác động của thất nghiệp đến phát triển kinh tế - xã hội

- Góc độ kinh tế

Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội – nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái- suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến bờ vực của lạm phát Thất nghiệp cao →

cá nhân và gia đình người thất nghiệp chịu nhiều thiệt thòi từ việc mất nguồn thu nhập, tâm lý không tốt, kỹ năng xói mòn

- Góc độ xã hội

Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp, trở lại thị trường lao động; con cái

họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng,

Trang 10

1.4 Giải pháp

- Đối với thất nghiệp tự nhiên:

• Tạo điều kiện để thị trường lao động hoạt động hiệu quả

• Tăng cường công tác đào tạo

• Cần áp dụng chính sách tài khóa, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, theo đó thu hút được nhiều lao động

- Đối với thất nghiệp khác:

• Điều chỉnh cơ cấu đào tạo / đào tạo lại đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

• Thực hiện chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

• Cải cách chính sách tiền lương để thu hút nhiều lao động hơn

• Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được tình trạng thất nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia

• Tăng cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt thị trường lao động

Chương 2 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020

2.1 Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020

2.1.1 Năm 2016

Thực trạng:

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2016 là 2,30%, trong đó khu vực thành thị là 3,18%; khu vực nông thôn là 1,86% Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15-24 tuổi) năm 2016 là 7,34%, trong đó khu vực thành thị là 11,30%; khu vực nông thôn là 5,74% Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2016 là 1,64%, thấp hơn mức 1,89% của năm 2015 và 2,40% của năm 2014, trong đó khu vực thành thị là 0,73%; khu vực nông thôn là 2,10% Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính

Trang 11

9

thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2016 ước tính là 55,9%, trong đó khu vực thành thị là 47,0%; khu vực nông thôn là 64,1%

Bảng 2: Số người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp theo giới tính, thành

thị/nông thôn và nhóm tuổi

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2016

So sánh tỷ lệ thất nghiệp của năm 2016 với năm 2015

Tình trạng thất nghiệp năm 2016 nói chung giảm nhẹ cả về số lượng và tỷ lệ Trong quý IV-2016, cả nước có 1.110 nghìn người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, giảm 7,7 nghìn người so với quý III-2016, nhưng tăng 58,4 nghìn người so với cùng kỳ năm 2015 Số thanh niên bị thất nghiệp cũng cùng với xu thế trên (giảm 56 nghìn người

so với quý III-2016 nhưng tăng 27,3 nghìn người so với cùng kỳ năm 2015)

Song đáng chú ý là thất nghiệp tăng lên ở nhóm có trình độ đại học trở lên Trong

số những người thất nghiệp, có 471 nghìn người có chuyên môn kỹ thuật (chiếm 42,43%), nhiều nhất ở nhóm trình độ “đại học trở lên” (218,8 nghìn người, tăng 16,5 nghìn người so với quý trước), tiếp theo là nhóm “cao đẳng” (124,8 nghìn người, giảm 5,9 nghìn người) và “trung cấp” (70,2 nghìn người, giảm 14,1 nghìn người) Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm “cao đẳng” giảm nhẹ so với quý trước, tuy nhiên vẫn cao; nhóm “đại học” tăng nhẹ lên 4,43% Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên là 7,28%, giảm so với quý III-

2016 nhưng vẫn cao hơn so cùng kỳ năm 2015 và gấp hơn ba lần tỷ lệ thất nghiệp chung (2,31%)

Hình 3: Số lượng người thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo trình độ CMKT

Trang 12

Các đặc trưng cơ bản Chung

Khu vực cư trú Giới tính Thành

thị

Nông thôn

Trang 13

Nguồn: Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2017, Tổng cục Thống kê

Bảng 3 trình bày về tỷ lệ thất nghiệp trong tuổi lao động (nam từ 15-59 tuổi và nữ

từ 15-54 tuổi) theo một số đặc trưng cơ bản Năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của Việt Nam biến động không nhiều so với năm 2016 (2,24% so với 2,30% theo tuần tự) Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn gần 1,8 lần (3,18%

so với 1,78%) Mức độ thất nghiệp của nam và nữ trong độ lao động chênh lệch không đáng kể (2,36% so với 2,11%)

So sánh theo vùng, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất với 3,1%, trong khi đó tỷ lệ này thấp nhất là ở Đông Nam Bộ (0,5%) Riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, tỷ lệ thiếu việc đặc biệt thấp (lần lượt là 0,8%

và 0,3%)

So sánh tỷ lệ thất nghiệp năm 2017 với năm 2016

Bảng 4: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2016

Đơn vị tính: Phần trăm

Các đặc trưng cơ bản Chung Khu vực cư trú Giới tính

Thành thị Nông thôn Nam Nữ

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2016

Trong năm 2016, cứ 1000 lao động đang làm việc trong độ tuổi thì có tới 17 người thiếu việc làm Số liệu bảng 4 chỉ ra rằng tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động chung toàn quốc hiện là 2,3%, giảm 0,01 điểm phần trăm so với năm 2015 (2,31%) Trong đó, tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 3,18% và ở khu vực nông thôn là 1,86%

Ngày đăng: 18/06/2024, 21:34

w