1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích diễn biến và nguyên nhân dẫn đến lạm phát tại việt nam giai đoạn 2016 2020

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích diễn biến và nguyên nhân dẫn đến lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020
Tác giả Trần Văn Giang, Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Thu Hà, Quách Thị Hà, Dương Thúy Hằng, Lê Thị Thu Hằng, Ngọ Thu Hiền, Nguyễn Thúy Hiền, Phạm Quang Hòa
Người hướng dẫn Hồ Thị Mai Sương
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế vĩ mô
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 742,02 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của lạm phát (7)
  • 2. Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan (8)
  • 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề lạm phát (9)
  • 4. Đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu (9)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (9)
  • 6. Kết cấu đề tài nghiên cứu (10)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT (11)
    • 1.1. Khái niệm và thước đo (11)
      • 1.1.1. Khái niệm (11)
      • 1.1.2. Thước đo (11)
    • 1.2. Phân loại lạm phát (13)
      • 1.2.1. Theo mức độ lạm phát (13)
      • 1.2.2. Theo nguyên nhân gây ra lạm phát (13)
    • 1.3. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế (16)
      • 1.3.1. Tác động tiêu cực (16)
      • 1.3.2. Tác động tích cực (17)
      • 1.3.3. Tác động đến kinh tế và việc làm (17)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 (18)
    • 2.1. Tình hình lạm phát trong 5 năm từ năm 2016 - 2020 (18)
    • 2.2. Tình hình lạm phát năm 2016 (19)
      • 2.2.1. Thực trạng (19)
      • 2.2.2. Nguyên nhân (20)
    • 2.3. Tình hình lạm phát năm 2017 (21)
      • 2.3.1. Thực trạng (21)
      • 2.3.2. Nguyên nhân (21)
    • 2.4. Thực trạng lạm phát năm 2018 (22)
      • 2.4.1. Thực trạng (22)
      • 2.4.2. Nguyên nhân (23)
    • 2.5. Tình hình lạm phát năm 2019 (24)
      • 2.5.1. Thực trạng (24)
      • 2.5.2. Nguyên nhân (24)
    • 2.6. Tình hình lạm phát năm 2020 (25)
      • 2.6.1. Thực trạng (25)
      • 2.6.2. Nguyên nhân (25)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC (27)
    • 3.1. Một số giải pháp đối với vấn đề lạm phát hiện nay ở Việt Nam (27)
      • 3.1.1. Tác động vào tổng cầu (27)
      • 3.1.2. Tác động vào tổng cung (28)
      • 3.1.3. Một số giải pháp nhằm mở rộng khả năng cung ứng hàng hóa (28)
    • 3.2. Kết luận (29)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (30)

Nội dung

Bằng kiến thức và sự tìm hiểu của nhóm, nhóm đã vẽ nên một bức tranh tuy không phải toàn diện nhưng đã thể hiện được một phần về tình hình lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 5 năm từ

Tính cấp thiết nghiên cứu của lạm phát

Lạm phát là vấn đề nan giải trong đời sống kinh tế - xã hội và điều hành kinh tế vĩ mô Lạm phát là hiện tượng tăng giá hàng loạt của hầu hết các sản phẩm hàng hóa, làm cho chất lượng cuộc sống của người lao động và người tiêu dùng giảm xuống Cho dù thu nhập danh nghĩa tăng lên chút ít nhưng thường không đủ bù đắp cho mức tăng giá cả hàng hóa Còn đối với người sản xuất, người bán phải lo lắng trước những cơn lốc xoáy của hiện tượng lạm phát khi mà giá trị của đồng tiền ngày càng suy giảm Lạm phát đã tác động tới toàn thể các quốc gia làm cho nền kinh tế bị trì trệ bởi vậy mà các quốc gia đều cố gắng tìm ra các giải pháp để kiềm chế lạm phát, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, nền kinh tế được ổn định Giống như chủ tịch WB Robert Zoellick phát biểu: “Cuộc khủng hoảng toàn cầu này cần một giải pháp toàn cầu và việc ngăn chặn một thảm họa kinh tế ở các nước đang phát triển có ý nghĩa quan trọng trong những nỗ lực chống khủng hoảng toàn cầu Chúng ta cần đầu tư vào các mạng lưới an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo việc làm, cũng như tránh bất ổn xã hội và bất ổn chính trị.”

Lạm phát trong thời gian vừa qua thực sự đã trở thành một đề tài nóng bỏng Với nỗ lực của các nước trên thế giới nói chung cũng như những nỗ lực kiềm chế lạm phát ở Việt Nam nói riêng Năm 2008 lạm phát của Việt Nam tăng đột biến, giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng cao, lạm phát tăng cao, lạm phát phi mã, lãi suất tăng vọt, tỷ giá biến động mạnh, tình hình kinh tế vĩ mô hết sức khó khăn thì ngược lại 4 tháng cuối năm, cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ lan rộng khắp thế giới, hầu hết các nền kinh tế lớn đều bước vào suy thoái, giá cả nguyên vật liệu liên tục giảm, thiếu việc làm, thu nhập và đời sống người lao động rơi vào khó khăn Những tác động của khủng hoảng đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp Nhưng đến năm 2009 lạm phát ở Việt Nam chỉ còn dưới 10% Các công trong năm

2009 đã dầy lấy lại được đà tăng trưởng của mình Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn lớn bởi một khó khăn đang xảy ra là lạm phát cao đang có thể quay trở lại Việt Nam

Lạm phát vốn dĩ là đề tài nhạy cảm của các quốc gia Là một trong số chỉ tiêu để đánh giá trình độ kinh tế phát triển của một quốc gia song lạm phát cũng chính là công cụ trở ngại trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước Chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của nhà nước chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng lạm phát và làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội Cùng với các nước khác trên thế

8 giới, Việt Nam cũng đang tìm kiếm giải pháp phù hợp với nền kinh tế đất nước để kìm hãm sự lạm phát giúp phát triển nền kinh tế nước nhà

Là sinh viên, chúng em thông qua các phương tiện truyền thông để tìm hiểu và đưa ra những giải pháp hợp lý để giảm tỷ lệ lạm phát Vì vậy nhóm đã chọn đề tài: “Phân tích diễn biến và nguyên nhân dẫn đến Lạm Phát tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020”

Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan

Tài liệu 1: Theo Tổng cục thống kê, vào năm 1999 và 2 năm đầu thế kỷ 21, tỷ lệ lạm phát của nước ta rất thấp Nguyên nhân chủ yếu là do giá lương thực, thực phẩm và nhiều nông sản khác giảm mạnh trên thị trường thế giới như thóc, gạo, cà phê, cao su,…trong khi chính sách tiền tệ lại liên tục được nới lỏng Hai năm 2002 và 2003, lạm phát tăng trở lại nhưng không quá cao Năm 2002, với tỷ lệ lạm phát là 4%, năm 2003 là 3% Có thể kết luận rằng, lạm phát giai đoạn 1999-2003 là giai đoạn lạm phát vừa phải, tỷ lệ lạm phát chỉ dừng lại ở

1 con số Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm và các mặt hàng nông sản trên thị trường Song thời điểm 2003, 2004 đã đánh dấu sự quay trở lại của lạm phát tăng cao

Nguồn tài liệu: Tài chính cá nhân, Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1999 đến chín tháng đầu năm 2013 và giải pháp trong tương lai, ngày truy cập 24/4/2022, Link

Tài liệu 2: Theo Tổng cục thống kê, từ năm 2004 trở đi, lạm phát ở Việt Nam luôn duy trì ở mức cao, duy trì ở mức 10% Cụ thể là lạm phát đã đạt ngưỡng 2 con số lần lượt là 12,36% và 24,4% vào các năm 2007 và 2008 Nguyên nhân là do cùng với đà suy thoái kinh tế thế giới, đồng USD mất giá, giá dầu thô tăng cao, giá cả lương thực và nguyên nhiên vật liệu tăng đột biến cộng với tác động của thiên tai, dịch bệnh đã làm cho nền kinh tế Việt Nam bộc lộ những nhược điểm cố hữu của một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi Sau đó, nhờ những nỗ lực kịp thời mà Chính phủ đã bình ổn được lạm phát, đưa nó về một con số 7% vào năm 2009 Từ đó, có thể nhận diện lạm phát thời kỳ 2004-2009 là sự tích hợp của lạm phát tiền tệ, lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy Ba loại này tác động lẫn nhau làm cho diễn biến lạm phát trở nên rất phức tạp

Nguồn tài liệu: Tài chính cá nhân, Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1999 đến chín tháng đầu năm 2013 và giải pháp trong tương lai, ngày truy cập 24/4/2022, Link

Dự báo trong giai đoạn tới, lạm phát sẽ vẫn tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp Nhận diện những tác động hai mặt của lạm phát thấp là rất quan trọng và cần thiết cho việc lựa chọn

9 chính sách phát triển phù hợp trong những năm tới Dự báo CPI năm 2015 và trong những năm tiếp theo, cuối cùng đưa ra những cơ hội và thách thức.

Xác lập và tuyên bố vấn đề lạm phát

Qua đề tài này, nhóm muốn tìm hiểu rõ hơn về tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian gần đây để trả lời câu hỏi: Lạm phát là gì ? Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế và đời sống xã hội ? Nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam hiện nay là gì? Có những giải pháp nào để khống chế tình trạng lạm phát ở Việt Nam ?

Đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu

Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 5 năm từ 2016 đến 2020

Không gian: Tiến hành nghiên cứu trên tổng thể toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

Thời gian: Tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn 2016 - 2020

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu sâu hơn về lạm phát và đặc biệt là tình hình lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020 Đặc biệt muốn tìm ra những biện pháp tối ưu nhất, những biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát và hạn chế những ảnh hưởng xấu của nó đến nền kinh tế - xã hội.

Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Nghiên cứu được tiếp cận thông qua phương pháp định tính để tìm hiểu về lạm phát và nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam; phương pháp định lượng để phân tích tình hình lạm phát và so sánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Nhóm quyết định sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, từ những lý thuyết cơ bản, mô hình liên quan đến lạm phát để có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề nghiên cứu, bản chất lạm phát và cơ chế tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát

Nhóm đã sử dụng các số liệu điều tra đã được thực hiện điều tra bởi các cơ quan Nhà nước qua các cổng thông tin điện tử của các cơ quan này Ngoài ra, nhóm tìm thêm nguồn số liệu

10 công khai của các doanh nghiệp lớn, uy tín để có thêm nguồn tài liệu làm cơ sở so sánh độ chính xác, mức độ tác động, ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế, cũng như đảm bảo không bỏ sót các biến số quan trọng.

Kết cấu đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, bài nghiên cứu kết cấu thành 3 chương Nội dung chính của từng chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về lạm phát Đề cập đến một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu, một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu, nội dung và nguyên lý giải quyết vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến lạm phát giai đoạn 2016 - 2020

Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu, phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu, các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực do lạm phát gây ra giai đoạn 2016 – 2020

Quan điểm/định hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu, các đề xuất với vấn đề nghiên cứu, các kiến nghị với vấn đề nghiên cứu, những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT

Khái niệm và thước đo

Lạm phát là vấn đề không mấy xa lạ, hầu hết người dân đều có thể chứng kiến hay trải qua thời kì lạm phát ở những mức độ khác nhau Nhưng hiểu biết chính xác là gì thì không phải dễ Có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát

Marx cho rằng: “Lạm phát là sự phát hành tiền mặt quá lố.”

Lenin đưa ra khái niệm tương tự: “Lạm phát là sự thừa ứa tiền giấy trong lưu thông.” Tuy nhiên loại lạm phát này không giải thích được hiện tượng chi phí đẩy do loại lạm phát này vẫn có thể xảy ra trong khi cung tiền tăng ổn định

Vào những năm gần đây, sự khác biệt giữa các trường hợp ngày càng thu hẹp Các nhà kinh tế học đã đưa ra khái niệm chung về lạm phát như sau: “Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác”

Mức giá chung hay chỉ số giá cả để đánh giá lạm phát là các chỉ số sau: chỉ số giảm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất (PPI)

1.1.2 Thước đo Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các nhà thống kê kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát, phản ánh tỷ lệ tăng lên hay giảm bớt đi của mức số giá chung thời kỳ nghiên cứu so với thời kỳ gốc

𝐼 𝑝 : Chỉ số giá chung của thời kỳ nghiên cứu

𝐼 𝑝−1 : Chỉ số giá chung của thời kỳ gốc so sánh gp: Tỷ lệ lạm phát thời kỳ nghiên cứu Để đo lường chỉ số giá chung các nhà thống kê đã đưa ra 3 loại chỉ số đánh giá:

+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

+ Chỉ số giá sản xuất (PPI)

+ Chỉ số giá điều chỉnh

Chỉ số CPI được sử dụng rộng rãi và quan tâm nhiều nhất bởi vì nó gắn bó với cuộc sống thường ngày của người lao động Còn chỉ số PPI được các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn do được tính theo giá bán buôn Chi tiết hơn CPI có chỉ số điều chỉnh GDP (hoặc GNP) thường sử dụng để đánh giá khái quát tình trạng giá cả cả nước

Mã Các nhóm hàng và dịch vụ Quyền số (%)

C Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng 100,00

01 I- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 36,12

013 3 Ăn uống ngoài gia đình 9,06

02 II Đồ uống và thuốc lỏá 3,59

03 III- May mặc, mũ nón, giày dép 6,37

04 IV- Nhà ở, điện, nước, chất đốt và

05 V- Thiết bị và đồ dùng gia đình 7,31

06 VI- Thuốc và dịch vụ y tế 5,04

08 VIII- Bưu chính viễn thông 2,89

10 X- Văn hoá, giải trí và du lịch 4,29

11 XI- Hàng hoá và dịch vụ khác 3,30

Bảng 1.1: Nhóm hàng hóa, dịch vụ và Quyền số chỉ số CPI toàn quốc (2015 – 2020)

Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê 2019

Phân loại lạm phát

1.2.1 Theo mức độ lạm phát a) Lạm phát vừa phải (lạm phát cơ bản): Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát một con số Mức độ tỷ lệ lạm phát dưới 10%” Thực tế mức độ lạm phát vừa đưa ra không có tác động đến nền kinh tế Những kế hoạch dự đoán tương đối ổn định không bị xáo trộn

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam hiện nay đang trong mức lạm phát vừa phải b) Lạm phát phi mã: Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát hai hoặc ba con số Mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm phát từ 20% đến 100% hay 200% mỗi năm Khi mức độ lạm phát như vậy kéo dài nó có tác động mạnh đến nền kinh tế gây ảnh hưởng nghiêm trọng c) Siêu lạm phát: Đây là tình trạng lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao Mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm phát trên 200%” Hiện tượng này không phổ biến nhưng nó đã xuất hiện trong lịch sử

Ví dụ như ở Đức, Trung Quốc, Brazil, Zimbabwe Nếu trong lạm phát phi mã, nền kinh tế xem như đang đi dần vào cõi chết

1.2.2 Theo nguyên nhân gây ra lạm phát a) Lạm phát cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo có nghĩa là khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên, sẽ kéo theo giá cả của mặt hàng đó cũng tăng theo Điều này khiến giá cả của nhiều mặt hàng khác cũng “leo thang” Giá trị của đồng tiền vì thế bị mất giá, người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để mua một hàng hóa hoặc sử dụng một dịch vụ

Hình 1.1: Đồ thị minh họa lạm phát do cầu kéo

Nguồn: Giáo trình kinh tế vĩ mô 1

- Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ban đầu ở E với mức giá P0 và sản lượng Y*

- Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng hoặc do đầu tư tăng mạnh làm cho nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tăng lên nên đường cầu dịch chuyển sang bên phải từ AD thành AD1

- Trạng thái cân bằng mới được xác định tại E1 với mức giá P1> P0 và mức sản lượng Y1

=> P1 > P0: mức giá trung bình trong cân bằng dài hạn trên thị trường tăng lên dẫn dẫn đến lạm phát Ở Việt Nam ví dụ điển hình cho tình trạng lạm phát do cầu kéo có thể kể đến như giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng b) Lạm phát chi phí đẩy

Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên làm tổng cung giảm điều này khiến doanh nghiệp buộc phải tăng giá thành sản phẩm nhằm bảo toàn lợi nhuận Và cuối cùng dẫn đến mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên

Hình 1.2: Đồ thị minh họa lạm phát do chi phí đẩy

Nguồn: Giáo trình kinh tế vĩ mô 1

- Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng dài hạn ban đầu tại E với mức giá P0 và mức sản lượng Y*

- Nếu chi phí đầu vào tăng lên sẽ làm cho các doanh nghiệp cắt giảm sản xuất nên tổng cung giảm, đường tổng cung dịch chuyển sang trái từ AS thành AS1

- Xác định trạng thái cân bằng mới tại E1 với mức giá P1> P0 và mức sản lượng Y1

=> P1> P0: mức giá trung bình trong cân bằng dài hạn của thị trường tăng lên dẫn tới lạm phát

Lý do dẫn đến lạm phát chi phí đẩy:

+ Khan hiếm tương đối nguyên liệu thô (dầu mỏ, than đá, litinium )

+ Khan hiếm tương đối về lao động, vốn (do di cư, đầu tư ra bên ngoài )

+ Chính sách của nhà nước (tăng giá trần các mặt hàng, tăng thuế, tăng lương cơ bản ) + Thời tiết (thiên tai, dịch bệnh )

+ Một số nguyên nhân khác c) Lạm phát dự kiến: Là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai Xảy ra là do lạm phát trong quá khứ ảnh hưởng đến kỳ vọng về lạm phát trong tương lai và kỳ vọng này tác động đến tiền lương và giá cả mà mọi người ấn định

16 d) Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế

Lạm phát của quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia

Lãi suất: Tác động đầu tiên đến lạm phát chính là lãi suất

Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát

Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao nhưng muốn giữ lại suất thực ổn định và dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng và khi lãi suất danh nghĩa tăng thì hậu quả của nền kinh tế là bị suy thoái và thất nghiệp gia tăng

Thu nhập thực tế: Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người dân có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không tăng thì thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống Do đó ta có công thức:

“Thu nhập thực tế > Thu nhập danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát”

Và khi thu nhập thực tế của người dân bị giảm xuống sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế, đời sống lao động khó khăn và do đó làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ

Nợ quốc gia: Lạm phát gia tăng thì Chính phủ được lợi vì thuế đánh vào người dân càng nhiều Tuy nhiên mặt trái của nó chính là khi lạm phát tăng lên thì nợ quốc gia sẽ trở nên nghiêm trọng vì nếu cùng một số tiền đó mà chi trong quá trình chưa lạm phát thì chỉ trả với “a” phí, nhưng khi tiến đến tình trạng lạm phát thì phải trả với “a+n" phí Thế nên là tình trạng nợ quốc gia ngày càng gia tăng lên

Phân bố thu nhập: Khi lạm phát tăng khiến người thừa tiền và giàu có dùng tiền của mình vơ vét hết hàng hóa ở ngoài thị trường sẽ dẫn đến nạn đầu cơ xuất hiện và tình trạng này làm mất cân đối nghiêm trọng trong quan hệ cung - cầu hàng hóa Giá cả hàng hóa mà theo đó sẽ cao hơn và những người dân nghèo ngày càng nghèo hơn bởi họ sẽ không có đủ tiền mua những hàng hóa cần thiết cho bản thân mình

Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:

+ Kích thích tiêu dùng, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội

+ Kích thích doanh nghiệp tăng đầu tư, tăng sản lượng hàng hóa và sản xuất được mở rộng

+ Tăng đầu tư dẫn đến tăng thu nhập và tăng tổng cầu giúp sản xuất phát triển

1.3.3 Tác động đến kinh tế và việc làm

Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn diện, lạm phát vừa phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế và làm tăng khối tiền lưu thông, cung cấp thêm vốn cho đơn vị sản xuất kinh doanh, kích thích tiêu dùng Chính phủ và nhân dân Lạm phát và thất nghiệp tỷ lệ nghịch với nhau: lạm phát tăng thì thất nghiệp giảm và ngược lại

THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Tình hình lạm phát trong 5 năm từ năm 2016 - 2020

Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 luôn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát bình quân tăng 3,15%/năm, thấp hơn mục tiêu 4% của Quốc hội đề ra; tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 5,99%/năm và nếu loại trừ năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, bình quân giai đoạn 2016 - 2019, tốc độ tăng GDP đạt 6,78%/ năm Điều này có thể thấy trong giai đoạn 2016 - 2020, chúng ta đặt lạm phát mục tiêu 4% là phù hợp; giữ ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng ở mức khá trong bối cảnh kinh tế thế giới ổn định, thương mại toàn cầu và các chuỗi liên kết kinh tế không đứt gãy

Năm Chỉ số CPI Lạm phát cơ bản (%)

Bảng 2.1: Chỉ số CPI và lạm phát cơ bản của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020

Nguồn số liệu: Tổng Cục Thống Kê

Năm Tỷ lệ lạm phát (%)

Bảng 2.2: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 (Đơn vị:%)

Nguồn số liệu : Tổng Cục Thống Kê

Mặc dù năm 2020 nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng trong giai đoạn 2016-2020, kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn duy trì ổn định vững chắc, lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội Giá cả các mặt hàng diễn biến tương đối ổn định Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 4%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 (7,65%) Lạm phát cơ bản bình quân được kiểm soát tốt qua các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 1,64%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 -

Lạm phát cơ bản bình quân được kiểm soát qua các năm , giữ mức tương đối ổn định , bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 1,64% , giảm mạnh so với giai đoạn 2011- 2015 là 5,15%

Tình hình lạm phát năm 2016

Lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước (lạm phát sau khi loại trừ giá lương thực - thực phẩm, giá năng lượng và giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục), tăng nhẹ so với mức 1,69% của năm 2015

Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát của năm 2016 tăng cao hơn năm 2015, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân của một số năm gần đây, đồng thời vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra

Tổng cục Thống kê cho biết thêm, lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước Lạm phát cơ bản bình quân năm 2016 tăng 1,83% so với bình quân năm 2015

Trong năm 2016 cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế chỉ số CPI Đó là: chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống năm 2016 (nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 11 nhóm hàng chính) chỉ tăng 2,36% so với năm trước, thấp hơn nhiều so với mức 4% của năm 2014 hay mức 8,12% của năm 2012

Năm 2016, giá xăng dầu bình quân giảm 15,95% so với năm trước và giảm 3,35% so tháng 12 năm trước, kéo theo chỉ số giá nhóm hàng “giao thông” năm 2016 giảm 7,31% so với năm trước và giảm 1,12% so tháng 12 năm trước Giá gas sinh hoạt trong nước cũng

20 được điều chỉnh theo giá gas thế giới, tháng 12 năm 2016 giá gas giảm 1,63% so với tháng

Hình 2.1: Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2016 (%)

Nguồn số liệu: Tổng cục Thống Kê 2.2.2 Nguyên nhân:

Nguyên nhân chủ yếu do giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư liên tịch số 37 có hiệu lực từ ngày 1/3/2016

Trong năm có nhiều kỳ nghỉ kéo dài nên nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí tăng cao, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng lên Ngoài ra, thiên tai và thời tiết bất lợi, rét đậm rét hại trên diện rộng ở phía Bắc; mưa lũ, ngập lụt nghiêm trọng ở miền Trung; khô hạn ở Tây Nguyên và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng làm chỉ số giá nhóm lương thực tháng 12/2016 tăng

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng do nhu cầu mua sắm hàng mùa đông tăng lên; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng do giá gas còn ảnh hưởng từ đợt tăng giá tháng trước và nhu cầu sửa chữa nhà ở tăng cao trong những tháng cuối năm; đồ uống và thuốc lá, thiết bị và đồ dùng gia đình tăng

Ngoài ra có những nguyên nhân khách quan như: thời tiết không thuận lợi dẫn đến ngành nông nghiệp tăng trưởng chậm với mức 1,36% và khai khoáng bị sụt giảm 4% do giá nguyên liệu trên thế giới ở mức thấp

Tình hình lạm phát năm 2017

CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016 và tăng 2,6% so với tháng 12/2016 Lạm phát cơ bản bình quân năm 2017 tăng 1,41% so với bình quân năm 2016 Chỉ số giá vàng tháng 12/2017 giảm 0,12% so với tháng trước; tăng 4,74% so với cùng kỳ năm 2016; bình quân năm 2017 tăng 3,71% so với năm 2016 Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ mức CPI bình quân năm 2017 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2017

Hình 2.2: Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2017

Nguồn số liệu: Tổng cục Thống Kê 2.3.2 Nguyên nhân :

Giá dịch vụ y tế tăng, các tỉnh tăng học phí ở các cấp theo Nghị định của Chính phủ

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng Mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tăng đã làm cho một số loại dịch vụ như: dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình; bảo dưỡng nhà ở; dịch vụ điện, nước; dịch vụ thuê người giúp việc tăng

Bên cạnh đó, giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá và giá các loại quần áo may sẵn tăng cao; giá nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng khá mạnh, giá vật liệu xây dựng cũng tăng 5,23% do giá cát xây dựng tăng rất mạnh vì các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương siết chặt việc quản lý khai thác cát Giá sắt thép tăng do giá nguyên liệu đầu vào như phôi thép, than điện tăng mạnh

Ngoài những yếu tố tăng giá, cũng có những yếu tố kiềm chế CPI Đó là, chỉ số giá nhóm thực phẩm giảm, chủ yếu giảm ở nhóm thịt tươi sống.

Thực trạng lạm phát năm 2018

Lạm phát cơ bản bình quân năm 2018 tăng 1,48% so với bình quân năm 2017 Chỉ số giá vàng tháng 12/2018 tăng 0,41% so với tháng trước; giảm 0,41% so với cùng kỳ năm 2017, bình quân năm 2018 tăng 2,36% so với năm 2017

Trong 2 tháng đầu năm 2018, sự tăng tốc của lạm phát theo tháng (0,5% và 0,7%) đã khiến cho lạm phát cùng kỳ tăng theo, từ mức 2,6% vào tháng 12/2017 lên mức 3,15% vào tháng 2/2018 Mặc dù, lạm phát có xu hướng chững lại trong các tháng 3, tháng 4 nhưng sự tăng tốc nhanh trong tháng 5 và tháng 6 đã khiến cho lạm phát cùng kỳ tăng cao, đạt tới mức 4,67% vào giữa năm 2018

Kể từ tháng 7/2018, lạm phát cùng kỳ bắt đầu giảm và đến tháng 11/2018 chỉ còn ở mức 3,46%, đồng thời, lạm phát trung bình trong 12 tháng năm 2018 đã ổn định ở mức 3,59%

Hình 2.3: Diễn biến lạm phát so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước từ tháng 12/2017 đến tháng 12/2018 (%)

Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê

- Do yếu tố điều hành của Chính phủ:

Giá dịch vụ y tế điều chỉnh giảm theo Thông tư số 15/2018/TT/BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế về việc quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, theo đó chỉ số giá dịch vụ y tế tháng 7/2018 giảm 7,58%, góp phần giảm CPI chung 0,29%

Thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ, đã tăng học phí các cấp học làm cho chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm 2018 tăng 7,12% so với cùng kỳ, tác động làm cho CPI năm 2018 tăng 0,37% so với cùng kỳ

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng Dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ sửa chữa, lắp đặt điện, nước; dịch vụ thuê người giúp việc gia đình có mức tăng giá từ 3%-5% so với cùng kỳ năm trước

- Do yếu tố thị trường:

Giá các mặt hàng lương thực tăng 3,71% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm cho CPI tăng 0,17% do giá gạo tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán và tăng theo giá gạo xuất khẩu (giá gạo xuất khẩu tăng do nhu cầu gạo tăng từ thị trường Trung Quốc và thị trường các nước Đông Nam Á) Giá thịt lợn tăng 10,37% so cùng kỳ năm trước làm cho CPI chung tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước Giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá và các loại quần áo may sẵn tăng cao trong dịp Tết và các tháng giao mùa do nhu cầu tăng Giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 2,54% do một số đơn vị vận tải hành khách kê khai tăng giá chiều đông khách, cùng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tăng giá vé tàu hỏa vào dịp Tết Nguyên đán và dịp hè

Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 6,59% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm cho CPI tăng 0,1% do nhu cầu xây dựng tăng cùng với giá thép Trung Quốc tiếp tục duy trì ở mức cao nhất trong vòng hơn 5 năm qua; giá xi măng tăng do giá than đầu vào tăng cao

Giá nhà ở thuê tăng 1,01% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của giá bất động sản tăng mạnh ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương

Tình hình lạm phát năm 2019

CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với năm 2018 và tăng 5,23% so với tháng 12 năm 2018 Lạm phát cơ bản bình quân năm 2019 tăng 2,01% so với bình quân năm 2018.-

Mặt bằng giá thị trường trong năm 2019 biến động theo hướng tăng cao trong tháng diễn ra Tết Nguyên đán, giảm nhẹ trong tháng 3, tăng dần trở lại trong hai tháng tiếp theo, sau đó giảm trở lại vào tháng 6 và tiếp tục tăng vào các tháng cuối năm Cùng với diễn biến tăng/giảm giá cả thị trường, CPI các tháng cũng tăng/ giảm theo xu hướng của thị trường CPI tăng cao nhất vào tháng 2 tăng 0,8%, tháng 11 tăng 0,96%, tháng 12 tăng 1,4%

Hình 2.4: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam năm 2019 (%)

Nguồn số liệu: Tổng cục Thống Kê 2.5.2 Nguyên nhân

Chủ yếu là do sự tăng giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng tới 3,42% Và lý do khiến nhóm hàng này tăng cao, chính là do giá thịt lợn tăng mạnh Do dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung thịt lợn đã giảm mạnh, khiến giá thịt lợn tháng 12/2019 tăng 19,7% so với tháng trước, làm CPI chung tăng 0,83%

Giá thực phẩm tăng cũng đã làm cho nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 2,44% so với tháng trước, khiến CPI chung tăng khoảng 0,22%

Việc giá xăng dầu điều chỉnh tăng ngày 30/11/2019 và giảm vào ngày 16/12/2019, bình quân tháng 12/2019 giá xăng dầu tăng 1,27% so với tháng trước, cũng làm CPI chung tăng khoảng 0,05%.

Tình hình lạm phát năm 2020

Chỉ số giá tiêu dùng năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019 và tăng 0,19% so với tháng

12 năm 2019 Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm

Mặt bằng giá cả thị trường trong năm 2020 chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các yếu tố cung cầu thay đổi liên tục và phức tạp trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19 Mặt bằng giá có xu hướng giảm hoặc ổn định ở mức thấp trong các thời điểm cung cầu chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh và hồi phục khi dịch bệnh được kiểm soát CPI tăng cao nhất vào tháng

1, tăng 1,23% và giảm mạnh nhất vào tháng 4, giảm 1,54%

Hình 2.5: Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2020 (%)

Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê 2.6.2 Nguyên nhân

Tháng 01 và tháng 02 là tháng Tết nên nhu cầu mua sắm tăng cao, giá các mặt hàng lương thực bình quân năm 2020 tăng 4,51% so với năm trước góp phần làm cho CPI chung tăng 0,17% Giá gạo năm 2020 tăng 5,14% so với năm trước do giá gạo xuất khẩu tăng cùng với nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng

Do giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, nhất là giá mặt hàng thịt lợn tăng cao do nguồn cung chưa được đảm bảo, giá thịt lợn tăng 57,23% so với năm trước làm cho CPI chung tăng 1,94%

Do ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10 và tháng 11 tác động làm cho diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng trại bị hư hỏng, cuốn trôi làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng

Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp, nhu cầu về một số loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh phục vụ trong nước và xuất khẩu ở mức cao nên giá các mặt hàng này có xu hướng tăng nhẹ Bình quân năm 2020 giá thuốc và thiết bị y tế tăng

Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,03% so với năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào

Bên cạnh đó có một số yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2020: Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm ; giá dầu hỏa giảm 31,21%; giá gas trong nước giảm 0,95% do ảnh hưởng của giá nhiên liệu thế giới; nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 6,24% so với năm trước; giá cước vận tải của các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

Một số giải pháp đối với vấn đề lạm phát hiện nay ở Việt Nam

Nhìn chung nguyên nhân lạm phát giai đoạn 2016-2020 là do giá một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại nhưng vẫn tạo điều kiện để điều chỉnh giá một số mặt hàng do Chính phủ quản lý tiệm cận dần với giá thị trường, lạm phát hằng năm được kiểm soát dưới mục tiêu Quốc hội đề ra: Năm 2016, lạm phát ở mức 2,66%; năm 2017 ở mức 3,53%; năm

2018 ở mức 3,54%; năm 2019 ở mức 2,79% và năm 2020 ở mức 3,23% dù bị ảnh hưởng rất lớn của việc tăng giá thịt lợn do dịch tả lợn châu Phi kéo dài

Nguyên nhân gây nên lạm phát chủ yếu do đẩy tổng cầu tăng quá mức hoặc tổng cung giảm do chi phí tăng lên, vì vậy Chính phủ sử dụng một hệ thống các giải pháp nhằm làm giảm sự gia tăng của tổng cầu hoặc khắc phục các nguyên nhân làm tăng chi phí

3.1.1 Tác động vào tổng cầu

Các giải pháp nhằm hạn chế sự gia tăng quá mức của tổng cầu

Thực hiện chính sách tiền tệ khan hiếm bằng việc kiểm soát và hạn chế cung ứng tiền trung ương, từ đó hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Lãi suất ngân hàng và lãi suất thị trường tăng lên sau đó sẽ làm hạn chế nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, giảm áp lực đối với hàng hóa và dịch vụ cung ứng

Kiểm soát chi tiêu Ngân sách Nhà nước, tiết kiệm chi Ngân sách Nhà nước, cắt giảm các khoản chi không có hiệu quả Nâng cao hiệu quả thu Ngân sách Nhà nước, tăng thu nhưng phải đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu, chính sách thuế phải có tác dụng hướng dẫn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển

Khi các biện pháp tăng thu và giảm chi không giải quyết được vấn đề thâm hụt ngân sách, khiến lạm phát chưa được giải quyết, Chính phủ phải sử dụng các biện pháp khác:

+ Vay trong nước (Vay dân): vay trong nước là Chính phủ vay chính người dân nước đó

Chính phủ vay dân chúng thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước Các khoản vay trong nước thường không gây ra lạm phát trong ngắn hạn, không làm giảm dự trữ ngoại tệ quốc gia và tránh được nguy cơ phụ thuộc vào nước ngoài Biện pháp góp phần làm giảm lượng tiền trong nền kinh tế và bù đắp được thâm hụt Ngân sách Nhà nước, từ đó làm giảm lạm phát trong nền kinh tế

+ Vay nước ngoài: là việc nhận viện trợ hoặc vay từ các Chính Phủ nước ngoài, các tổ chức tài chính phát triển quốc tế như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á

(ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IFM) Vay nước ngoài giúp giảm sức ép lạm phát đối với nền kinh tế và tạo nguồn vốn giúp phát triển kinh tế đất nước

Thực hiện chính sách khuyến khích tiết kiệm giảm tiêu dùng Lãi suất danh nghĩa được đưa lên cao hơn tỷ lệ lạm phát để hấp dẫn người gửi tiền

Khi nền kinh tế đang tăng trưởng nóng ( mức sản lượng cao hơn mức sản lượng tiềm năng, lạm phát gia tăng), “Chính sách tài khóa thu hẹp” được sử dụng nhằm đưa nền kinh tế về hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng và kiểm soát mức lạm phát Vì chi tiêu của Chính Phủ là một yếu tố cấu thành nên Tổng chi tiêu ( hay tổng cầu) nên khi Chính phủ giảm chi tiêu sẽ làm cho tổng cầu giảm Bên cạnh đó, việc Chính phủ tăng thuế khiến tiêu dùng hay đầu tư giảm đi, tương ứng làm cho tổng cầu giảm Hoặc Chính phủ có thể kết hợp cả giảm chi tiêu Chính phủ và tăng thuế để tổng cầu giảm đi nhanh hơn Tổng cầu giảm khiến các doanh nghiệp tương ứng giảm sản xuất cũng như giảm giá thành của các hàng hoá và dịch vụ Từ đó, lạm phát của nền kinh tế được kiềm chế Vì vậy, việc sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp giúp cho nền kinh tế kìm hãm được sự tăng trưởng nóng, đưa sản lượng về mức sản lượng tiềm năng và kiểm soát mức giá chung của nền kinh tế

3.1.2 Tác động vào tổng cung

Tác động vào mối quan hệ giữa mức tăng tiền lương và tăng của năng suất lao động xã hội bằng việc thiết lập một cơ chế để đảm bảo mức chi trả tiền lương phù hợp với hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế Bao gồm các phương pháp:

Chính sách thu nhập mang tính chất quy định, tức là Nhà nước tham gia tối đa vào việc xác định các khoản thu nhập đơn phương

Chính sách thu nhập mang tính hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận giữa các thành phần xã hội Hợp đồng thỏa thuận này được tiến hành giữa các nhà lãnh đạo xí nghiệp Nhà nước và có tổ chức công Đoàn của công nhân, do Nhà nước gợi ý hoặc đứng ra bảo trợ, sau đó lấy nội dung và tinh thần đó áp dụng cho khu vực kinh tế tư nhân

Chính sách thu nhập mang tính chất hướng dẫn theo một chương trình kế hoạch hóa cũng có tính chất hướng dẫn

3.1.3 Một số giải pháp nhằm mở rộng khả năng cung ứng hàng hóa

Nhập khẩu là giải pháp để đưa vào thị trường trong nước các mặt hàng đang thiếu hay lên giá, rất hữu hiệu trong việc chặn đứng sự khan hiếm hàng hóa, làm giảm sự gia tăng của giá cả Tuy nhiên giải pháp này cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng: Làm cạn kiệt

29 nguồn dự trữ quốc tế, tạo thói quen dùng hàng ngoại và đặc biệt làm suy giảm sức sản xuất trong nước

Tăng khả năng sản xuất hàng hóa trong nước nhằm tăng mức sản lượng tiềm năng của xã hội, tập trung vào việc khai thác triệt để năng lực sản xuất của xã hội, nâng cao trình độ của lực lượng lao động, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất và quan trọng nhất là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, khuyến khích cạnh tranh và hiệu quả

Trên đây là những giải pháp chủ yếu mà nhóm đã tìm hiểu và đưa ra, ngoài ra còn rất nhiều những giải pháp khác để có thể hạn chế tác động tiêu cực mà lạm phát gây nên đối với nền kinh tế Việt Nam.

Kết luận

Lạm phát chính là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung trong nền kinh tế, hay là sự mất đi giá trị thị trường, giảm sức mua của đồng tiền Lạm phát ảnh hưởng đến đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, đặc biệt khi lạm phát cao hay siêu lạm phát không dự đoán được sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng đối với kinh tế, từ đó cơ cấu nền kinh tế mất cân đối dẫn đến hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào khủng hoảng, nguồn thu ngân sách nhà nước giảm, sản xuất bị suy thoái, do vậy nhà nước cần có những biện pháp để kiềm chế tình trạng lạm phát

Về mặt dài hạn thì giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay sẽ giúp giữ giá trị tiền tệ ổn định nhằm tạo điều kiện tăng sản lượng thực tế và giảm thất nghiệp Vì vậy, duy trì sự ổn định tiền tệ chính là mục tiêu dài hạn của mọi nền kinh tế Nhưng ở trong từng thời kỳ thì việc lựa chọn được giải pháp kiềm chế lạm phát cũng như liều lượng sự tác động của nó phải phù hợp với các yêu cầu tăng trưởng và các áp lực xã hội mà nền kinh tế phải chịu đựng Chính phủ ở các nước có thể chọn các chiến lược giảm lạm phát từ từ, ít gây ra biến động cho nền kinh tế hoặc các chiến lược giảm tỷ lệ lạm phát nhanh chóng nhằm tạo nên sự giảm mạnh về sản lượng trong cả quá trình điều chỉnh Để giải quyết được những nguyên nhân gây nên lạm phát này cần phải có thời gian và kèm theo các cuộc cải cách lớn Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước phải luôn thận trọng trong mỗi bước đi để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển vững mạnh, làm nền tảng để phát triển khoa học, giáo dục, đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên thế giới nói chung

Ngày đăng: 18/06/2024, 21:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Khánh Linh (2016), Lạm phát cả năm 2016 tăng 4,74%, Thời báo Tài chính Việt Nam, Link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lạm phát cả năm 2016 tăng 4,74%
Tác giả: Khánh Linh
Năm: 2016
2. Lê Thị Dung, Giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh mặt ngày dây và cáp điện trên thị trường điện Hà Nội, truy cập 24/4/2022, Link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh mặt ngày dây và cáp điện trên thị trường điện Hà Nội
3. ThS. Phạm Ngọc Anh (Phòng Tổ chức cán bộ - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp ), Thực trạng lạm phát ở Việt Nam và những giải pháp, ngày truy cập 11/4/2022, Link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam và những giải pháp
4. ThS.Đỗ Thị Ngọc (Vụ trưởng Vụ Thống kê giá – TCTK), Lạm phát 2018 tác động điều hành giá hiệu quả của Chính phủ, ngày truy cập 10/4/2022 Link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lạm phát 2018 tác động điều hành giá hiệu quả của Chính phủ
5. ThS.Đỗ Thị Ngọc (Vụ trưởng Vụ Thống kê giá – TCTK), Điều hành của Chính phủ và lạm phát Việt Nam năm 2019, ngày truy cập 11/4/2022 Link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều hành của Chính phủ và lạm phát Việt Nam năm 2019
6. Hà nguyễn, Lạm phát năm 2019 là 2,79% thấp nhất trong 3 năm, ngày truy cập 12/4/2022, Link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lạm phát năm 2019 là 2,79% thấp nhất trong 3 năm
7. ThS.Đỗ Thị Ngọc ( Vụ trưởng Vụ Thống kê giá – TCTK), Điều hành của chính phủ và lạm phát năm 2020, ngày truy cập 12/4/2022 Link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều hành của chính phủ và lạm phát năm 2020
8. Tài chính cá nhân, Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1999 đến chín tháng đầu năm 2013 và giải pháp trong tương lai, ngày truy cập 24/4/2022, Link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1999 đến chín tháng đầu năm 2013 và giải pháp trong tương lai
9. Tiểu luận về “Lạm phát ở Việt Nam”, ngày truy cập 22/4/2022, Link Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu luận về “Lạm phát ở Việt Nam”

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Đồ thị minh họa lạm phát do cầu kéo. - phân tích diễn biến và nguyên nhân dẫn đến lạm phát tại việt nam giai đoạn 2016 2020
Hình 1.1 Đồ thị minh họa lạm phát do cầu kéo (Trang 14)
Hình 1.2: Đồ thị minh họa lạm phát do chi phí đẩy. - phân tích diễn biến và nguyên nhân dẫn đến lạm phát tại việt nam giai đoạn 2016 2020
Hình 1.2 Đồ thị minh họa lạm phát do chi phí đẩy (Trang 15)
Hình 2.1: Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2016 (%) - phân tích diễn biến và nguyên nhân dẫn đến lạm phát tại việt nam giai đoạn 2016 2020
Hình 2.1 Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2016 (%) (Trang 20)
Hình 2.2: Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2017 - phân tích diễn biến và nguyên nhân dẫn đến lạm phát tại việt nam giai đoạn 2016 2020
Hình 2.2 Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2017 (Trang 21)
Hình 2.3: Diễn biến lạm phát so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước từ - phân tích diễn biến và nguyên nhân dẫn đến lạm phát tại việt nam giai đoạn 2016 2020
Hình 2.3 Diễn biến lạm phát so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước từ (Trang 22)
Hình 2.4: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam năm 2019 (%) - phân tích diễn biến và nguyên nhân dẫn đến lạm phát tại việt nam giai đoạn 2016 2020
Hình 2.4 Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam năm 2019 (%) (Trang 24)
Hình 2.5: Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2020 (%) - phân tích diễn biến và nguyên nhân dẫn đến lạm phát tại việt nam giai đoạn 2016 2020
Hình 2.5 Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2020 (%) (Trang 25)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w