1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích diễn biến thất nghiệp và nguyên nhân của thất nghiệp trong giai đoạn từ 2017 2020

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đối với các doanh nghiệp vẫn hoạt động, các biện pháp cho người lao động nghỉ việc không lương hoặc giảm giờ làm đã tác động đến trên 30% người lao động.. Thất nghiệp dẫn đến nhiều vấn đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 5

1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ THẤT NGHIỆP 5

1.2.1 Đo lường thất nghiệp 5

2.2.2 Phân loại thất nghiệp 5

1.3 NGUYỄN NHÂN, TÁC ĐỘNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP 7

1.3.1 Nguyên nhân thất nghiệp 7

2.1.1 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2017 10

2.1.2 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2018 11

2.1.3 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2019 11

2.1.4 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2020 11

2.1.5.Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2021 12

2.1.6 Nhận xét chung về tình trạng thất nghiệp trong giai đoạn 2017-2021 12

2.2 NGUYÊN NHÂN THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 - 2021 14

2.2.1 Ảnh hưởng của dịch Covid 19 14

2.2.2 Khả năng ngoại ngữ kém 15

Trang 3

2.2.3 Thiếu các kỹ năng mềm 15

2.2.4 Năng suất, chất lượng lao động vẫn còn kém 16

2.2.5 Yêu cầu của người lao động cao hơn so với năng lực 17

2.2.6 Thị trường làm trường thay đổi đa dạng 17

2.2.7 Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu 17

2.2.8 Công tác quản lý nhà nước về lao động - việc làm còn nhiều hạn chế: 17

2.2.9 Lực lượng lao động phân bố không đồng đều 18

2.2.10 Không có nhiều công việc cho người lao động lớn tuổi 18

2.2.11.Mức lương chưa hấp dẫn 18

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP 19

Thất nghiệp là vấn đề lớn liên quan đến sinh kế người dân và hệ lụy xã hội, tăng trưởng kinh tế của đất nước Trước thực trạng thất nghiệp trong giai đoạn 2017 – 2021, có thể đề xuất những phương án sau để giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp: 19

3.1 Về phía nhà nước: 19

3.2 Về phía doanh nghiệp: 20

3.3 Đối với những người lao động: 21

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Tài liệu tham khảo 22

Danh mục bảng biểu Hình 1 Thất nghiệp theo lí thuyết tiền công linh hoạt 6

Hình 2 Thất nghiệp theo lí thuyết tiền công cứng nhắc 7

Hình 3 Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, các quý năm 2020 và năm 2021 12

Hình 4 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II các năm giai đoạn 2011-2020 chia theo thành thị, nông thôn 13

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thế giới đã có không ít bước nhảy vọt về nhiều mặt, đưa văn minh nhân loại ngày càng trở nên tân tiến Trong những năm gần đây, cùng với sự đi lên của toàn cầu, nước ta cũng đạt được những thành tựu nhất định về khoa học kỹ thuật ở các ngành như du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu, Nhưng bên cạnh những thành tựu đó, chúng ta cũng có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm và có những hành động để giảm thiểu tối đa như tệ nạn xã hội, thất nghiệp, lạm phát, Có quá nhiều vấn nạn trong xã hội cần được giải quyết nhưng có lẽ vấn đề gây nhức nhối và được quan tâm hàng đầu hiện nay chính là thất nghiệp

Việt Nam đang là một trong những đất nước đông dân trên thế giới với cơ cấu dân số trẻ, thị trường lao động đang phát triển mạnh Do đó, tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam luôn là một trong những điều đáng lo ngại nhất

Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động Việt Nam khảo sát với 292 người lao động và 58 doanh nghiệp vào nửa cuối tháng 4/2020 cho thấy: 1/4 doanh nghiệp tham gia khảo sát đã phá sản hoặc tạm ngừng kinh doanh; 2/3 số doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí lao động Đối với các doanh nghiệp vẫn hoạt động, các biện pháp cho người lao động nghỉ việc không lương hoặc giảm giờ làm đã tác động đến trên 30% người lao động

Theo Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2021 là hơn 1.4 triệu người, tăng 203.7 nghìn người so với năm trước Thất nghiệp dẫn đến nhiều vấn đề trong xã hội như: gia tăng tệ nạn xã hội, sự phân biệt giàu nghèo, sụt giảm nền kinh tế, …

Với đề tài “Phân tích diễn biến thất nghiệp ở Việt Nam và nguyên nhân của thất nghiệp trong giai đoạn 5 năm gần đây 2017 - 2021”, nhóm 5 chúng em hy vọng có thể tìm hiểu sâu hơn về vấn đề thất nghiệp cũng như biện pháp giảm thiểu thất nghiệp của nước ta để có những kiến thức và hiểu biết chính xác nhất cho vấn đề này

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ( 2018 - 2021)

Phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích và đánh giá Bài thảo luận gồm 4 nội dung chính:

• Phần 1: Cơ sở lý luận

• Phần 2: Thực trạng thất nghiệp trong 5 năm gần đây (2018 - 2021) • Phần 3: Các đề xuất và kiến nghị với vấn đề nghiên cứu

Trang 5

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

- Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ

và quyền lợi lao động được quy định trong hiến pháp

- Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động thực tế có

tham gia lao động và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm

- Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm

được việc làm Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của công cuộc công nghiệp hóa

- Người có việc làm là những người làm một việc gì đó có được trả tiền công,

lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật

- Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn

và đang tìm việc làm

- Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên

tổng số lực lượng lao động xã hội

1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ THẤT NGHIỆP

1.2.1 Đo lường thất nghiệp

Phương pháp đo lường:

Tỷ lệ thất nghiệp = (Số người thất nghiệp)/(Lực lượng lao động) x100% ⇒ u = U/L 100%

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = (Lực lượng lao động)/(Dân số là người lớn) x 100%

=L/POP x 100%

Trong đó:

+ Lực lượng lao động (L) = số người có việc làm (E) + số người thất nghiệp(U)

+ POP : dân số là người lớn ( dân số trưởng thành )

2.2.2 Phân loại thất nghiệp

Trang 6

a) Theo lý do thất nghiệp

- Mất việc (job loser): người lao động không có việc làm do các đơn vị sản

xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó

- Bỏ việc (job leaver): là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ

quan của người lao động, ví dụ: tiền công không đảm bảo, không hợp nghề nghiệp, không hợp không gian làm việc…

- Nhập mới (new entrant): là những người đầu tiên bổ sung vào lực lượng

lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm

- Tái nhập (reentrant): là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay

muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm

b) Theo nguồn gốc thất nghiệp

- Tạm thời: Là thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không ngừng của con

người giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống

- Cơ cấu: Là thất nghiệp xảy ra vì một số thị trường lao động không cung cấp

đủ việc làm cho tất cả những người tìm việc Hay có thể hiểu thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung - cầu trên các thị trường lao động cụ thể (theo các ngành nghề, khu vực ) hoặc khi có sự chuyển đổi động thái sản xuất kinh doanh

- Chu kỳ: Là thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm

xuống Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng cầu Các nền kinh tế thị trường gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại hình thất nghiệp này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề

- Mùa vụ: Là tình trạng người lao động có việc làm trong một mùa/ vụ nhất

định nhưng khi chuyển sang mùa/ vụ khác thì lại không có việc (thường là những công việc gắn với thời tiết, sản xuất đặc thù theo vùng, …)

c) Theo cách phân loại hiện đại

- Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment): là loại thất nghiệp mà

ở mức tiền công nào đó người lao động không muốn làm việc hoặc vì lý do cá nhân nào đó

Trang 7

- Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment): là loại thất

nghiệp mà ở mức tiền công nào đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy thoái, cung lớn hơn cầu về lao động

1.3 NGUYỄN NHÂN, TÁC ĐỘNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP

1.3.1 Nguyên nhân thất nghiệp

a) Theo lý thuyết tiền công linh hoạt (quan điểm trường phái cổ điển)

Trong nền kinh tế giá cả và tiền lương là hết sức linh hoạt Do vậy, thị trường lao động luôn ở thế cân bằng và thị trường có một loại thất nghiệp là thất nghiệp tự nguyện

Hình 1: Thất nghiệp theo lý thuyết tiền công linh hoạt

b) Theo lý thuyết tiền công cứng nhắc (quan điểm trường phái Keynes)

Trang 8

Quan điểm này cho rằng thất nghiệp xảy ra do sự suy giảm của tổng cầu trong thời kỳ suy thoái kinh tế dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm xuống, đường cầu lao động dịch chuyển sang trái trong khi giá cả và tiền lương cứng nhắc dẫn đến toàn bộ thị trường lao động xã hội bị mất cân bằng

Hình 2: Thất nghiệp theo lý thuyết tiền công cứng nhắc

Giả sử thị trường lao động đang đạt trạng thái cân bằng tại E (W0, L0), tại trạng thái thị trường lao động cân bằng, EF là thất nghiệp tự nguyện và cũng đồng thời là thất nghiệp tự nhiên

Giả sử rằng do tác động của suy thoái kinh tế làm cho tổng cầu giảm, cầu về lao động giảm, đường cầu lao động dịch chuyển sang trái từ DL đến DL1 Mặt khác, do trong thời kỳ suy thoái, giá cả và tiền lương cứng nhắc, do vậy nó không biến đổi kịp với biến động của cầu lao động trên thị trường, như vậy, với mức tiền lương vẫn là W cung lao động vẫn là L0, cầu lao động lúc này đã giảm xuống mức L1, thị trường lao động bị dư cung lao động Vậy trong nền kinh tế sẽ có 2 loại thất nghiệp: Thất nghiệp không tự nguyện: đoạn GE hay được gọi là thất nghiệp chu kỳ; thất nghiệp tự nguyện: đoạn EF, lúc này thất nghiệp tự nguyện không phải là thất nghiệp tự nhiên nữa

1.3.2 Tác động của thất nghiệp

• Góc độ kinh tế :

- Nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả

Trang 9

- Cá nhân và gia đình người thất nghiệp chịu nhiều thiệt thòi từ việc mất nguồn thu nhập, kỹ năng xói mòn, tâm lý không tốt

• Góc độ xã hội :

- Dễ nảy sinh ra nhiều tệ nạn xã hội

- Chính phủ phải chi nhiều tiền trợ cấp thất nghiệp • Góc độ chính trị :

- Người lao động giảm lòng tin đối với chính sách của chính phủ

1.3.3 Phương pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp

• Đối với thất nghiệp tự nhiên:

- Tăng cường hoạt động của dịch vụ giới thiệu việc làm - Tăng cường đào tạo và đào tạo lại các nguồn lực - Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp

- Tạo thuận lợi cho di cư lao động • Đối với thất nghiệp tự nguyện:

- Tạo ra công ăn việc làm và mức lương tốt hơn tại mọi mức tiền lương thu hút đề thu hút lao động hơn

- Tổ chức các chương trình dạy nghề và tổ chức tốt các thị trường lao động • Đối với thất nghiệp chu kỳ:

- Áp dụng các chính sách tài khóa, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, thu hút được nhiều lao động hơn

CHƯƠNG 2

Trang 10

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2017-2021

2.1 THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2021

Thất nghiệp là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của một quốc gia ( tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít và cán cân thanh toán có số dư) Giảm thiểu thất nghiệp, duy trì ổn định và phát triển kinh tế đó cũng là một trong những mục tiêu kinh tế mà chính phủ nước ta đề ra Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà tình hình thất nghiệp ở Việt Nam bị tác động khá lớn Qua phân tích từ nhiều khía cạnh đã cho thấy nguyên nhân khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao chủ yếu do nguồn lao động chưa đảm bảo về chất lượng và tình trạng mất cân đối cung – cầu lao động cục bộ vẫn thường xuyên xảy ra làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, gây sức ép cho vấn đề giải quyết việc làm

Sau đây là những phân tích chi tiết về thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm từ 2017 đến 2021

2.1.1 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2017

Kết quả TĐTDS&NO 2019 của Tổng cục Thống kê đã cho thấy, năm 2017 tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam là 2,05%; trong đó theo giới tính thì tỷ lệ thất nghiệp của nam giới từ 15 tuổi trở lên là 2,00%, còn ở nữ giới là 2,11%

Tỷ lệ thất nghiệp của người dân ở khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự khác biệt khá lớn Việt Nam có tới 65,57% dân số cư trú ở khu vực nông thôn nhưng tỷ lệ thất nghiệp của khu vực nông thôn lại thấp hơn gần hai lần so với khu vực thành thị Tỷ lệ thất nghiệp chung của người dân từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn chỉ có 1,64% (trong đó ở nam giới là 1,59%, ở nữ giới là 1,69%); trong khi đó ở thành thị, tỷ lệ này lên tới 2,93% (trong đó ở nam giới là 2,86%, còn ở nữ giới là 3,01%) Sự khác biệt về cơ hội tiếp cận thông tin về việc làm, trình độ chuyên môn kỹ thuật và khả năng lựa chọn công việc linh hoạt của người lao động có thể là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này

Tính theo vùng kinh tế, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên thất nghiệp cao nhất cả nước với 2,65% dân số; tại đây tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 2,96%, ở nông thôn là 2,14%; còn theo giới tính thì nữ giới lại có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới trong Vùng với mức tương ứng là 2,71% và 2,60% Đứng thứ 2 là Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2,42% số dân trong vùng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tỷ lệ 2,14% 2 Vùng kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất cả nước lần lượt là Trung du và miền núi phía Bắc 1,20% và Tây Nguyên 1,50%

Trang 11

2.1.2 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2018

Tính chung cả năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước là 2,0%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,95%; khu vực nông thôn là 1,55% Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2018 là 2,19%, trong đó khu vực thành thị là 3,10%; khu vực nông thôn là 1,74% Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2018 ước tính là 7,06%, trong đó khu vực thành thị là 10,56%; khu vực nông thôn là 5,73%

Năm 2018, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 1,46%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 0,69%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 1,85% (tỷ lệ thiếu việc làm của năm 2017 tương ứng là 1,66%; 0,84%; 2,07%) Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản ước tính là 56,3%, trong đó khu vực thành thị là 48%; khu vực nông thôn là 63% (năm 2017 tương ứng là 57,2%; 48,8%; 64,5%)

Xét trên bình diện giới, lao động thất nghiệp nữ hiện vẫn chiếm số đông Khu vực nông thôn có cùng xu hướng này với toàn quốc, trong khi khu vực thành thị lao động thất nghiệp nữ cao hơn nam Đáng lưu ý, thanh niên thất nghiệp (từ 15-24 tuổi) hiện vẫn chiếm tới gần một nửa tổng số lao động thất nghiệp cả nước (44,2%)

2.1.3 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2019

Năm 2019, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp; trong đó khu vực thành thị chiếm 47,3% và số nam chiếm 52,2% tổng số người thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (nam từ 15-59 tuổi và nữ từ 15-54 tuổi) của Việt Nam năm 2019 là 2,17%, trong đó ở khu vực thành thị là 3,11%, khu vực nông thôn là 1,69%

Số thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi chiếm 42,1% tổng số người thất nghiệp Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao gần 6 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên Ở cấp toàn quốc, tỷ lệ thất nghiệp của nữ thanh niên và nam thanh niên là tương đương nhau (khoảng 6,5%)

2.1.4 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2020

Trong năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp ước khoảng 2,26%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,61%; khu vực nông thôn là 1,59%; Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,48%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,88%; khu vực nông thôn là 1,75%

Ngày đăng: 18/06/2024, 21:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w