Số liệu của Tổng điều tra dân số năm 1999 cho rằng di cư tới các khu vực đô thịchiếm hơn một nửa tổng số di cư trong nước của Việt Nam với 53%, trong đó 27% di cư từ các khu vực nông t
Trang 1KẾT CẤU ĐỀ TÀI
I Bức tranh về sự di cư lao động nông thôn thành thị ở Việt Nam
I.1 Thực trạng di cư lao động nông thôn thành thị trong nước
I.2 Liên hệ sự di cư lao động nông thôn thành thị trên thế giới
I.3 Nguyên nhân sự gia tăng nhanh chóng của dòng di chuyển lao động nông
thôn đến thành thị trong những năm gần đây
II Sự di cư lao động nông thôn thành thị ở Việt Nam
2.2.2 Tác động tiêu cực đến khu vực nông thôn
II.3 Tác động tiêu cực trực tiếp đến người lao động
III Quan diểm đối với nhận định trên
III.1 Nhận định
III.2 Một số biện pháp giảm tắc nghẽn giao thông đô thị, thiếu nhà ở và các
thành phố lớn
I Bức tranh về sự di cư lao động nông thôn thành thị ở Việt Nam
1.1. Thực trạng di cư lao động nông thôn thành thị trong nước
Trang 2 Trong nhiều thập kỷ trước đây, ở Việt Nam, hiện tượng di dân tới đô thị, đặc biệt
là các thành phố lớn đã phần nào bị hạn chế nhờ chính sách kiểm soát dòng nhập
cư Trong thời gian dài, những chính sách này đã phát huy được hiệu quả thôngqua các biện pháp quản lý hành chính và chính sách bao cấp của Nhà nước Côngcuộc đổi mới của Việt Nam được bắt đầu từ năm 1986, đã tạo ra môi trường và sựdân chủ hoá trong hoạt động đời sống xã hội Các cuộc di dân và di chuyển laođộng, đặc biệt là dòng di chuyển tự phát từ nông thôn tới thành phố lớn đang pháttriển với quy mô ngày càng lớn Hiện tượng này đặt ra những thách thức đối vớicác nhà quản lý và hoạch định chính sách
Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, di dân ở Việt Nam là một hiện tượngkinh tế- xã hội mang tính quy luật, một cấu thành tất yếu của sự phát triển Dướitác động của quá trình toàn cầu hoá, sự chênh lệch về mức sống, cơ hội tìm kiếmviệc làm, nhu cầu dịch vụ xã hội và sức ép sinh kế đang ngày càng trở thànhnhững áp lực cơ bản, tạo nên các dòng di chuyển lao động trong và ngoài nước.Thoát ly khỏi đồng ruộng không còn là vấn đề mới mẻ đối với người dân nôngthôn Việt Nam Từ 5 đến 10 năm trở lại đây, di dân lao động diễn ra với quy mô,điều kiện và bản chất khác trước Số lượng lao động từ nông thôn ra thành phốlớn, đến các khu công nghiệp tăng nhanh, dưới nhiều hình thức khác nhau Hiệntượng này xuất hiện, một phần liên quan đến quá trình phân công lao động quốc tế
và xu thế toàn cầu hoá như đầu tư trực tiếp nước ngoài, khả năng hội nhập kinh tếquốc tế và xuất khẩu hàng hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá đất nước
Số liệu của Tổng điều tra dân số năm 1999 cho rằng di cư tới các khu vực đô thịchiếm hơn một nửa tổng số di cư trong nước của Việt Nam với 53%, trong đó 27%
di cư từ các khu vực nông thôn ra thành thị và 26% di cư giữa các khu vực thànhthị Đối với những người di cư từ nông thôn ra thành thị, các nơi đến phổ biến nhất
là các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và ĐàNẵng Dòng di cư tới các khu đô thị này chiếm 1/3 mức tăng dân số của các khu
đô thị trong giai đoạn 1994-1999 Trong trường hợp thành phố Hồ Chí Minh và
Hà Nội, số dân di cư làm tăng gấp đôi dân số ở hai thành phố này
Trang 3 Gần đây di cư đã góp phần phát triển các thành phố địa phương như Cần Thơ,Long Xuyên, Cà Mau tại khu vực Đồng bằng sông Mê kông và góp phần pháttriển các trung tâm kinh tế như Quảng Ninh, Bình Dương và Đồng Nai.Di cư trongkhu vực nông thôn cũng đóng góp một phần không nhỏ vào di cư trongnước,chiếm 47% dòng di dân được thống kê trong cuộc tổng điều tra năm 1999.
Những năm gần đây, tỷ trọng dân số thành thị ngày một tăng và đạt 27% vào năm
2006 Nhà nước ta dự kiến phấn đấu để tỷ trọng dân số thành thị đạt 40% vào năm
2020 Để đạt được mức nói trên, tỷ lệ tăng trưởng bình quân năm của dân số thànhthị là khoảng 3% Tỷ trọng này cao hơn hai lần so với tỷ lệ tăng tự nhiên của dân
số (khoảng 1,3%), tức là sẽ có luồng di cư vào các đô thị (nguồn: tổng cục dân
số-kế hoạch hóa gia đình) Quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra đồng hành với phát triển, làquy luật tất yếu và động lực của phát triển
Nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp với lực lượng lớn lao động ở khuvực nông thôn và đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế Vấn đề lao động
và giải quyết việc làm ở nông thôn vốn tồn tại nhiều khó khăn nay lại trở nên khókhăn hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế ước tính cho thấy khoảng 35-40% lực lượng lao động nông thôn bị dư thừa và năng suất lao động nông thôn cực
kỳ thấp Trong giai đoạn 2000-2008, lao động nông nghiệp (bao gồm nông lâmnghiệp và thủy sản) luôn chiếm khoảng 51-65% lực lượng lao động (LLLĐ) cảnước trong khi giá trị tạo ra của ngành này chỉ đạt ở mức 22-25% tổng sản phẩm
Số liệu điều tra mới nhất năm 2006 cho thấy trong tống số 486.500 người di cưgiai đoạn 5 năm trước cuộc điều tra, số người đến khu vực thành thị chiếm 57%,tiếp đến là luồng di cư nông thôn-nông thôn (30%) Luồng di cư yếu nhất là di cưthành thị - nông thôn(13%) Ở khu vực nông thôn, nữ giới chiếm tỷ trong cao hơnnam giới ở cả hai luồng di cư nông thôn-thành thị (21% so với 18%) và nông thôn-nông thôn (16% so với 14%).( nguồn: Vụ lao động, bộ lao động thương binh và xã
Trang 4hội) Điều này chủ yếu do sự phát triển của thị trường lao động tại các thànhphố/khu đô thị đã thu hút một lực lượng lớn lao động từ nông thôn ra thành thị
Di cư ngoại tỉnh vào khu vực thành thị phân theo vùng
Nơi thường trú 1/4/2009 Nơi thường trú 1/04/2004
Số người Phần trăm cả nướcMiền núi và trung du Bắc Bộ 103409 5.3
Nguồn: Xử lí từ cơ sở dữ liệu điều tra mẫu 15% - TĐT DS 2009
Năm tỉnh, thành phố có số người nhập cư ngoại tỉnh vào đô thị lớn nhất cả nước
Trang 5Tỷ lệ và số lượng người di cư đến Hà Nội qua các năm
Nguồn: Số liệu thống kê dân số Hà Nội qua các năm
(*) là số dự báo
1.2 Liên hệ sự di cư lao động nông thôn thành thị trên thế giới.
Sự xuất hiện khổng lồ của con người từ nông thôn ra thành thị đã xuất hiện trongthế kỷ 20 khi số lượng công việc ở nông thôn bị thu nhỏ.Trong năm 1910,54% dân
số Mỹ sống ở nông thôn.Đến năm 1980 tỷ lệ này đã trở nên ổn định ở 26%.Chỉriêng những năm 1960 công việc đồng áng giảm tới 40% và các vùng đất nôngthôn của California,Dakotas,Nebraska,và Kansas đã chứng kiến dân số giảm từ10-16%
Một đặc điểm tiêu biểu của di cư nông thôn-thành thị trong thế kỷ 20 chính là sự
di cư ồ ạt của người da đen từ vùng nông thôn phương Nam sang các vùng thành
Trang 6thị phương khác.Trong một thập kỷ hưng thịnh của những năm 1950 và 1960,hơn2,9 triệu người da đen đã rời miền Nam.
Rất nhiều các Bang phương Nam cũng gặp phải vấn đề về sự di cư của người datrắng Có nhiều hơn những người da trắng rời các Bang Alabama, Kentucky,Oklahoma,và Tây Virginia trong suốt những năm 1950 và 1960 hơn là số ngườinhập cư vào đây, trong khi đó Arkansas, Carolinas, Georgia,và Tennesse chứngkiến việc nhập cư của những người da trắng trong suốt những năm 1950 và đặcbiệt là những năm 1960
Sự di cư không trọn vẹn của người da đen rời khỏi phương Nam đã dẫn tới sựgiảm xuống trong công việc nông nghiệp được biểu thị rõ nét bởi thực tế rằngtrong khi những người da đen rời phương Nam trong suốt những năm 1960,thìtương ứng với đó người da trắng cũng di chuyển vào phương Nam khi số lượngcông việc dư thừa ở đây càng lớn.Giữa năm 1970 và 1980 có một sự di chuyển của
209000 người da đen vào phương Nam-lần đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ mườihai.Sự di chuyển này của những người da đen tới phương Nam còn tiếp tục vàonhững năm 1980,và trong năm 1980-1990 đã có 20000 người da đen di chuyển tớiđây
Ví dụ ở đất nước Trung Quốc:
o Lần đầu tiên số dân thành thị Trung Quốc vượt nông thôn Trung Quốc chobiết lần đầu tiên số người sống ở thành thị của nước này đã vượt số ngườisống ở vùng nông thôn, do ngày càng nhiều người rời các khu vực nôngthôn ra thành thị tìm kiếm cơ hội kinh tế
o Năm 2011, một lượng dân số bằng cả nước Sri Lanka, 21 triệu người, ở cácvùng nông thôn chuyển tới các thành phố, thị trấn ở Trung Quốc.Theo Cụcthống kê quốc gia (NBS), số người thành thị hiện chiếm 51,27% toàn dân
số 1,35 tỷ của Trung Quốc, tức 690,8 triệu người
o Suốt nhiều thế kỷ qua, Trung Quốc chủ yếu vẫn là nước nông nghiệp,nhưng những cải cách kinh tế được thực hiện trong suốt hơn 3 thập niên
Trang 7qua đã thúc đẩy phát triển với tốc độ chóng mặt, kéo theo đó là một lượnglớn dân số dịch chuyển ra các thành phố, các khu vực ven biển.
o Theo NBS, 21 triệu người đã chuyển ra thành phố vào năm 2011 Con sốnày bằng toàn bộ dân số của Sri Lanka, trong khi số dân nông thôn giảmtương ứng Trong số 21 triệu người trên gồm một lượng lớn dân nhập cư,những người ra thành thị tìm kiếm việc làm ở các thành phố, thị trấn, nhữngngười đã giúp tăng nhiệt tăng trưởng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này
1.3 Nguyên nhân sự gia tăng nhanh chóng của dòng di chuyển lao động nông thôn đến thành thị trong những năm gần đây
Thứ nhất, do khó khăn về kinh tế, thiếu việc làm hoặc không có việc làm ở nơi
xuất cư Đây là nguyên nhân chính khiến hơn 50% số di dân lâu dài và hơn 90%
số di dân mùa vụ di chuyển đến các thành phố lớn Phân tích các dòng nhập cưvào Hà Nội cho thấy đa số người dân từ các tỉnh đông dân ở đồng bằng sôngHồng, các tỉnh trung du đều gặp khó khăn về phát triển kinh tế do đất đai ít, lạicằn cỗi, ít có cơ hội để phát triển việc làm có thu nhập cao Đặc biệt, ở các vùngnông thôn đồng bằng sông Hồng "đất chật, người đông", đất canh tác bình quânthấp, nên hàng năm, quỹ thời gian lao động còn dư thừa chiếm tới 30% - 40%; ởnhiều địa phương con số này lên đến 50% (Viện Nghiên cứu phát triển thành phố
Hồ Chí Minh) Số lao động không có việc làm ở nông thôn trong vùng là 4,5% 5,0% (năm 2007) (3)( viện nghiên cứu và phát triển thành phố hồ chí minh) Dân
-số ngày càng tăng, diện tích đất canh tác có hạn, ngày càng ít đi trong cơ cấu kinh
tế chuyển đổi chậm chạp, kinh tế hàng hoá chưa phát triển dẫn đến tình trạng thiếuviệc làm và kinh tế vốn khó khăn càng trở nên căng thẳng hơn Một bộ phận dân
cư sống dưới mức nghèo đói trong khi thời kỳ nông nhàn lại không có việc làm
Trang 8Điều đó tất yếu dẫn đến việc người lao động có sức khoẻ phải ra đi tìm việc ở cácthành phố lớn nhằm tăng thêm thu nhập, nơi có nhiều cơ hội rộng mở hơn Mặtkhác, người di cư mùa vụ không còn giữ nguyên nghĩa của từ này, sự có mặt của
họ ở thành phố gần như là quanh năm Điều này cho thấy, hiện tại, khả năng sửdụng lao động ở nhiều vùng nông thôn còn hết sức hạn chế
Thứ hai, sự khác biệt về tiền lương và thu nhập giữa các vùng, đặc biệt giữa
nông thôn và thành phố lớn là yếu tố thúc đẩy quá trình di dân và di chuyển laođộng tới đô thị Sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa nông thôn và thành thị đãhối thúc người nông dân tự nguyện rời bỏ đồng ruộng ra thành phố tìm việc Họchấp nhận những công việc nặng nhọc, vất vả để mưu sinh, có tiền gửi về cho giađình ở quê nhà Thực tế, chúng ta chưa có được cái nhìn khách quan và côngbằng đối với lực lượng lao động này Mặc cho những nỗ lực xoá đói giảm nghèo,chúng ta vẫn chưa thực sự tạo được sức bật và tiềm năng lâu dài cho lao độngnông thôn Nguồn tiền, vốn, hàng hoá và thông tin đã, đang được những người di
cư chuyển về quê dưới nhiều hình thức trợ giúp khác nhau cho gia đình, ngườithân, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn
Thứ ba, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều đô thị khác là miền đất hứa của
nhiều người về môi trường giáo dục và đào tạo, nghiên cứu, về điều kiện y tế,chăm sóc sức khoẻ, đời sống văn hoá tinh thần, các phương tiện thông tin đạichúng Do vậy, họ đến các thành phố lớn và đô thị để lập nghiệp, mưu cầu cuộcsống tốt đẹp trong tương lai
Thứ tư, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Khủng hoảng kinh tế thế giới đã và
đang ảnh hưởng đến vấn đề lao động việc làm ở nông thôn Đình đốn sản xuất ở các doanh nghiệp trong nước dẫn đến tình trạng mất việclàm, trực tiếp thu hẹp quy mô việc làm ở cả nông thôn và thành thị Theo Hiệp hộicác Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cả nước có khoảng 350.000 doanh nghiệp, hằngnăm, đóng góp khoảng 40% - 50% việc làm mới cho người lao động Nhưng tớithời điểm này đã có hơn 200.000 doanh nghiệp (60%) đang gặp khó khăn Chưa
có số liệu chính thức, tuy nhiên theo ước tính trong năm 2008 đã có hàng chục
Trang 9ngàn lao động mất việc và trong 6 tháng đầu năm 2009 sẽ có khoảng hàng ngànlao động khác mất việc làm do khủng hoảng kinh tế (nguồn: bộ kế hoạch và đầutư).Thất nghiệp thành thị đang gây ra một dòng di chuyển lao động “ngược” vềnông thôn Khủng hoảng kinh tế làm nhiều nền kinh tế trên thế giới bị suy thoái –
dự báo năm 2009 toàn thế giới sẽ giảm khoảng 210 triệu chỗ làm việc.(4)(www.vneconomy.com.vn) Tình hình này chắc chắn sẽ ảnh hướng xấu đến cơ hộixuất khẩu lao động của Việt Nam mà chủ yếu là lao động từ nông thôn Mặt khác,sụt giảm xuất khẩu hàng hóa do khung hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là hàng hóanông lâm sản đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp trong nước Theo BộCông thương, xuất khẩu hàng hoá Việt Nam từ tháng 10/2008 đã sụt giảm rấtmạnh Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, dầuthô, điều, hải sản, cà phê, cơ khí, điện tử đều có mức tăng trưởng rất thấp vàđang đi xuống Xu hướng này sẽ không chỉ làm giảm cầu lao động trong sản xuấtcông nghiệp, đặc biệt là các ngành gia công, chế biến mà còn giảm cả cầu laođộng trong sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình Lực lượng lao động dư thừa
ở nông thôn sẽ đổ xô về các thành phố, các khu công nghiệp, nơi mà họ hy vọng
có thể tìm thấy việc làm
II Sự di cư lao động nông thôn thành thị ở Việt Nam
2.1 Tác động tích cực
2.1.1 Tác động tích cực đến khu vực thành thị
Dòng di chuyển lao động nông thôn thành thị còn làm giảm khoảng
cách chênh lệch về trình độ phát triển văn hóa xã hội giữa nông thôn
và thành thị, giúp nâng cao tay nghề cho người lao động.
Di dân vào thành thị góp phần thúc đẩy sự phát triển đa dạng của các
lĩnh vực và các ngành nghề, dịch vụ và có ý nghĩa đối với sự tăng trưởng kinh tế của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa
Trang 10- Chính những người di cư tới thành thị để tìm kiếm việc làm đã góp phần
bổ sung nguồn lực lao động cho thành phố, đặc biệt là thúc đẩy phát triểnngành kinh tế dịch vụ, ngoài ra họ tham gia vào phát triển khu vực phi kếtcấu góp phần thỏa mãn nhu cầu về các ngành nghề như: mộc, nề, rèn Cung cấp các mặt hàng lương thực và thực phẩm
- Họ cũng tham gia vào lĩnh vực hoạt động lao động phổ thông mà nhànước chưa bao quát được trong quá trình đô thị hóa như: xích lô, vậnchuyển hàng hóa, chuyên chở hành khách và nhiều hình thức hoạt động laođộng khác
Những người lao động này đã bù đắp cho nguồn lực lao động ở đô thị
khi tham gia vào những công việc mang tính chất lao động giản đơn, hoặc lao động nặng nhọc nhưng rất cần thiết cho đời sống kinh tế xã hội
- Người dân di cư ngoại tỉnh vào thành thị với mục đích tìm kiếm việc làm,tăng thu nhập Do vậy tính năng động trong việc tìm kiếm việc làm của họrất cao, tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, sức khỏe, khả năng của mỗingười mà họ sẵn sàng tham gia vào các lĩnh vực khác nhau
- Một số lượng lớn lao động ngoại tỉnh làm việc có tính chất thời vụ vào đôthị tìm việc, họ có thể làm bất cứ công việc gì mà lao động ở thành phốkhông muốn làm, những công việc nặng nhọc phải dùng sức cơ bắp mặc dùthu nhập của họ không cao lắm song vẫn hơn hẳn mức thu nhập ở nôngthôn
2.2.2 Tác động tích cực đến khu vực nông thôn
Di dân là một giải pháp quan trọng về sinh kế cho đa số hộ gia đình
nông thôn
Trang 11- Việc tìm hiểu cuộc sống của nông hộ và nắm bắt cơ hội làm ăn trong bốicảnh kinh tế thị trường và quy định chính sách của chính phủ là rất quantrọng Những quyết định di chuyển không đơn giản chỉ xuất phát từ mụcđích và nhu cầu của cá nhân người di cư mà còn là quyết định của cả giađình nhằm có được nguồn thu nhập ổn định và giảm thiểu nhiều nhất cácrủi ro cho gia đình Các hộ gia đình ở nông thôn thường phân công laođộng trên nhiều địa bàn khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro Nguồn sinh kếnhiều chiều và đa dạng, bởi thông qua di dân, các thành viên trong hộ cùngnhau đóng góp và chia sẻ thu nhập chung Theo phương thức đó, tiền docác thành viên đi làm ăn xa gửi về không phải là một kết quả ngẫu nhiên domỗi thành viên thực hiện mà là một bộ phận hợp thành trong cuộc sống củacác nông hộ nghèo
- So với thu nhập từ nông nghiệp khoản tiền người di cư dành dụm đượchàng tháng là không nhỏ Bình quân mỗi người di dân thu nhập697.874đ/tháng, lớn hơn rất nhiều so với số liệu dự án VIE/93/P02 do ViệnKinh tế thành phố Hồ Chí Minh khảo sát năm 1994 về lao động ngoại tỉnhcho thấy số tiền trung bình của người di dân gửi về cho gia đình là77.600đ/tháng Kết quả khảo sát của dự án “Di dân và sức khoẻ”, do Viện
Xã hội học triển khai ở 6 tỉnh - thành, trung bình số tiền gửi về cho gia đìnhcủa một người di dân là 94.000đ/tháng Theo kết quả khảo sát về lao độngthời vụ ở Hà Nội năm 1995, mỗi tháng họ gửi về cho gia đình ít nhất200.000đ Như vậy, rõ ràng khoản tiền đóng góp của người di cư là khôngnhỏ so với mức thu nhập từ đồng ruộng, nó là phần đóng góp quan trọngcho ngân sách gia đình
- Tuy nhiên, nó còn hiệu quả hơn đối với các hộ gia đình nông thôn khi họdành số tiền đó đầu tư cho sản xuất Bởi có thể họ tìm thấy ở đây hướng đicủa sự phát triển, điều đó có nghĩa là họ buộc phải tự tổ chức sản xuất: đầu
tư cho đồng ruộng để có năng suất cao, tổ chức chăn nuôi, trồng trọt để có
Trang 12thu nhập thêm Và như thế, di dân trở thành phương thức hữu hiệu để tạolập nguồn vốn nhằm thực hiện một sự đầu tư sinh lãi và phát triển ở nôngthôn
Quá trình di dân từ nông thôn - đô thị đã tạo điều kiện cho người di cư
có cơ hội được tiếp xúc thường xuyên với xã hội đô thị và họ dần dần làm quen với lối sống của người đô thị, học hỏi thêm những kiến thức cần thiết phục vụ cho bản thân, cũng như sự phát triển của gia đình
- Việc áp dụng những kiến thức mới, những thành quả tiến bộ của khoa học
kỹ thuật vào phục vụ sản xuất có ý nghĩa không chỉ nâng cao năng suất laođộng mà còn nâng cao trình độ kỹ năng cho người nông dân, giúp họ giảmbớt thời gian lao động và có điều kiện nghỉ ngơi phục hồi sức khoẻ Có48,9% người di cư khẳng định họ có thêm được nhiều kỹ năng nghề nghiệp
và trở nên thành thạo, có tay nghề vững vàng hơn; 20% người di cư họcđược nghề mới; 10% có thêm kinh nghiệm về thị trường giá cả
- Sự nhạy bén trong việc tiếp nhận những thông tin, kỹ năng hay nghề mớigiúp người di dân năng động, linh hoạt hơn trong tổ chức hoạt động kinh tếcho hộ gia đình, cũng như khả năng phát triển, mở mang ngành nghề mới ởnông thôn Như vậy, những tri thức, kinh nghiệm người di cư học đượckhông chỉ làm giầu vốn hiểu biết của bản thân mà những tri thức mới,những kinh nghiệm đó đã được truyền tải về cho các thành viên khác tronggia đình Thông qua việc di chuyển đó người di cư được tiếp cận với môitrường mới và họ học hỏi được nhiều kiến thức để mở rộng sản xuất, kinhdoanh nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sinh hoạt Điều này thúcđẩy tính năng động, sáng tạo của người nông dân, xoá dần sức ỳ tâm lý củangười dân ở nông thôn
- Lối sống đô thị ít nhiều ảnh hưởng tới người di dân và chính họ sẽ lànhững người truyền tải những nét văn hoá: trong giao tiếp, trong sinh hoạt
Trang 13hàng ngày của người đô thị về nông thôn Người nông dân vốn gắn bó vớiđồng ruộng, ít ra khỏi quê, họ thiếu cơ hội tiếp cận với cuộc sống văn minh
đô thị Trong khi đó, những người di cư hàng ngày tiếp xúc với cuộc sống
mà ở đó có mức sống cao, điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần đầy đủ,trình độ dân trí cao, con người hiểu biết Xét ở một khía cạnh nào đó,người di cư thông qua quá trình di chuyển đã và đang gián tiếp chuyển vềnông thôn lối sống đô thị có chiều hướng tích cực, làm thay đổi diện mạocuộc sống ở vùng quê
- Những người di cư cho biết, họ rất quan tâm đến việc giáo dục con cái, cótới 87,8% người được hỏi trả lời họ luôn khuyến khích, động viên con cáihọc tập lên cao hơn Nhất là những người là cha, mẹ trong gia đình rất quantâm tới việc học hành của con cái
Như vậy, di dân đóng vai trò không chỉ để tồn tại mà còn là để phát triểnđối với các gia đình ở nông thôn Di dân không chỉ để giải quyết vấn đề
kinh tế, không còn là vấn đề “cơm, áo” phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cùng với quá trình đôthị hoá diễn ra hết sức mạnh mẽ, nhiều nhu cầu dịch vụ mới xuất hiện, cónhững công việc mà người đô thị thực sự có nhu cầu sử dụng lao động,những lực lượng lao động đô thị không đáp ứng được hoặc không muốnlàm Trong khi đó, người lao động ngoại tỉnh, đặc biệt là số người di cưthời vụ sẵn sàng làm tất cả các công việc nặng nhọc, độc hại…, với mục
đích để có thu nhập Nó phần nào giải quyết được vấn đề “nhu cầu” lao
động của các đô thị Đồng thời, việc di chuyển tới đô thị làm việc để tạonguồn vốn đầu tư cho sản xuất, để học hỏi và tiếp nhận những kiến thứccần thiết nhằm tạo ra sự phát triển toàn diện cho bản thân và con, em mình
ở nông thôn
II.2 Tác động tiêu cực
2.2.1 Tác động tiêu cực đến khu vực thành thị