1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Thực Tập Thực Tế Viện Khoa Học Vật Liệu - Viện Hàn Lâm Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam.pdf

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu và chế tạo vật liệu BiFeO3 pha tạp Nd
Tác giả Ngô Mỹ Hoa
Người hướng dẫn TS Đào Sơn Lâm
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Vật Lý
Thể loại Báo cáo Thực Tập Thực Tế
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 9,24 MB

Nội dung

Minh chứng cho điều đó là các loại vật liệu mới ra đời, cóứng dụng tốt, hiệu quả cao và an toàn.Chính vì vậy mà sinh viên ngành Khoahọc Vật liệu ngày càng phải cố gắng, bên cạnh việc nắm

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Cán bộ hướng dẫn: TS Đào Sơn Lâm

Cơ quan/Doanh nghiệp : Viện Khoa học Vật liệu Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamThời gian thực tập: Từ ngày 24/7/2023 đến ngày 24/8/2023

-Hà Nội - 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠNTrong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu tại Viện Khoa học Vật liệu– Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam em đã nhận được sự quantâm sâu sắc và sự chỉ bảo tận tâm của thầy cô, thầy cô đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi nhất để em học tập

Em đã có cơ hội được mở rộng vốn hiểu biết của bản thân và được tiếpthu thêm kến thức về cả lý thuyết lẫn thực hành để sau này có thể áp dụngcho công việc tương lai

Để hoàn thành được bản báo cáo này em đã được sự giúp đỡ nhiệttình của các thầy cô, bạn bè và gia đình Em xin bày tỏ lòng cảm ơn và kínhtrọng tới tất cả các tập thể và các cá nhân đã tạo điều kiện để giúp đỡ emtrong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Đặc biệt em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Đào Sơn Lâmngười đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập vàhoàn thành báo cáo thực tập này

Tiếp đến em xin được chân thành cảm ơn thầy cô Khoa Vật Lý đã tạomọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em thực tập

Dù đã rất cố gắng nhưng do còn nhiều hạn chế về mặt lý luận và thựctiễn nên bản báo cáo của em vẫn còn nhiều thiếu sót Em rất mong được thầy

cô góp ý để bản báo cáo của em có thể hoàn hảo hơn và kiến thức của emthêm sâu rộng hơn

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2

1.1 Tổng quan vấn đề thực tập 2

1.2 Tổng quan địa điểm thực tập 12

1.1.1 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 12

1.1.2 Viện Khoa học Vật liệu 13

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP, HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 18

2.1 Phương pháp áp dụng 18

2.2 Các hoạt động thực tập 20

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP 24

3.1 Các kết quả thu được theo nội dung thực tập 24

3.1.1 Tính chất cấu trúc của hệ mẫu Bi1-xNd FeOx 3 24

3.1.2 Tính chất từ của hệ mẫu Bi1-xNd FeOx 3 26

3.2 Nhận xét đánh giá về kết quả thu được 30

Trang 4

MỞ ĐẦUVới sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội hiện đại, ngành Khoahọc Vật liệu cũng đang từng bước vươn mình và khẳng định tầm quan trọngtrong cuộc sống Minh chứng cho điều đó là các loại vật liệu mới ra đời, cóứng dụng tốt, hiệu quả cao và an toàn.Chính vì vậy mà sinh viên ngành Khoahọc Vật liệu ngày càng phải cố gắng, bên cạnh việc nắm vững những kiếnthức được học thì việc nghiên cứu và ứng dụng thực tế cũng là vấn đề vô cùngquan trọng và có ý nghĩa to lớn.

Chính vì vậy, trong chương trình thực tập tại nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình củaquý thầy cô trong khoa Vật lý cũng như Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điềukiện cho em được thực tập tại Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn lâm Khoahọc và Công nghệ Việt Nam

Trong suốt thời gian thực tập bản thân em đã hiểu rõ hơn về vai trò, tráchnhiệm của ngành Khoa học Vật liệu Hơn hết là tầm quan trọng của vật liệuđối với đời sống xã hội hiện đại và em đã có cái nhìn bao quát cũng như cácphương pháp trong thực nghiệm mà trước nay ít được biết đến

Vật liệu “đa tính sắt” – multiferroic là loại vật liệu tổ hợp nhiều tính chất trêncùng một pha như tính sắt điện (ferroelectricity), sắt từ (ferromagnetism), sắtđàn hồi (ferroelasticity)… Ngoài các tính chất sắt là thuộc tính cơ bản, đôi khivật liệu multiferroic cũng thể hiện các trật tự thứ cấp khác như phản sắt từ hayferri từ… Vật liệu multiferroic tổ hợp nhiều tính chất như vậy là bởi tương tác

dị thường trong mạng tinh thể, giữa đômen điện và đômen từ hay còn gọi làhiệu ứng từ-điện (magnetoelectric effect – ME effect) Cụ thể là các phân cực

từ có thể được đổi chiều bởi tác dụng của điện trường ngoài; ngược lại, cácphân cực sắt điện cũng được đảo chiều bằng từ trường ngoài Với những tínhchất mới mẻ, đầy lý thú như vậy, vật liệu multiferroic trở thành vật liệu đầytriển vọng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản cũng như trong khảnăng ứng dụng cho các thiết bị công nghệ mới Trên thực tế, loại vật liệu cótính chất tương tự như multiferroic đã được nghiên cứu từ những năm 1960 Tuy nhiên, chỉ sau những phát hiện về độ phân cực lớn trong các màng mỏngepitaxy BiFeO và về liên kết điện – từ mạnh trong TbMnO và TbMn3 3 2O5 kể

từ năm 2003, hướng nghiên cứu về vật liệu multiferroic mới thực sự sôi nổitrở lại Trong các loại vật liệu multiferroic, bismuth ferrite – BiFeO (BFO)3

thu hút được sự quan tâm chú ý nhiều hơn cả do nó là vật liệu duy nhất vừathể hiện tính sắt điện (T ~ 1103 K), vừa thể hiện tính phản sắt từ (T ~ 643C N

K) ở nhiệt độ phòng và tính sắt từ yếu ở nhiệt độ rất thấp Việc tổ hợp được cảtính chất điện và từ ở nhiệt độ phòng của BFO mở ra tiềm năng ứng dụng mớitrên các linh kiện spin điện tử, quang điện tử, thiết bị nhớ từ, cảm biến, namchâm điện…

Trang 5

Tuy nhiên, BFO cũng tồn tại một số nhược điểm như dòng dò lớn, từ tínhyếu…dẫn tới việc ứng dụng thực tiễn gặp nhiều khó khăn Vì vậy, trongnhững năm gần đây, hầu hết các nghiên cứu về vật liệu BFO đều tập trung vàoviệc cải thiện tính chất điện và từ của loại vật liệu này bằng cách pha tạp.Nguyên tố kim loại kiềm thổ như Sr hoặc các ion đất hiếm thuộc họ Lanthannhư La , Sm , Gd , Ho , Pr … có thể được đưa vào để thay thế vị trí của3+ 3+ 3+ 3+ 3+

ion Bi Hướng thứ hai là sử dụng các kim loại chuyển tiếp như Cr , Mn ,3+ 3+ 3+

Sc3+, Ti , Nb … để thay thế vị trí của Fe Nhiều nhóm nghiên cứu đã thu4+ 5+ 3+

được kết quả khả quan khi tiến hành pha tạp trên nền BFO; cụ thể là cấu trúctinh thể thay đổi dẫn đến độ từ hóa tăng, dòng dò giảm… Song các nghiêncứu vẫn chưa làm rõ được cơ chế ảnh hưởng của ion pha tạp lên cấu trúc vàtính chất của vật liệu Bên cạnh đó, có những thí nghiệm tiến hành trên cùngmột hệ vật liệu nhưng kết quả lại không nhất quán Bởi vậy, hướng nghiêncứu BFO pha tạp vẫn đang thu hút được sự chú ý quan tâm của rất nhiều cácnhà khoa học và công nghệ trên thế giới Từ những lý do trên, em lựa chọn đềtài: : “Nghiên cứu và chế tạo vật lệu BiFeO pha tạp Nd3 ” với mong muốnđược tìm hiểu tính chất lý thú, mới mẻ của loại vật liệu multiferroic đầy triểnvọng này

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1.Tổng quan vấn đề thực tập

Tổng quát về vật liệu multiferroic

Vật liệu “đa tính sắt” – multiferroic là loại vật liệu tổ hợp nhiều tínhchất trên cùng một pha như tính sắt điện, sắt từ, sắt đàn hồi… Ngoài các tínhchất sắt là thuộc tính cơ bản, đôi khi vật liệu multiferroic cũng thể hiện cáctrật tự thứ cấp khác như phản sắt từ hay ferri từ

Multiferroic là loại vật liệu sở hữu đồng thời trật tự sắt điện (hoặc phản sắtđiện) và sắt từ (hoặc phản sắt từ) trong cùng một trạng thái và được gọi là vậtliệu có tính chất ferroic Các trật tự này có sự tương tác với nhau thông quahiệu ứng từ - điện Do vậy, vật liệu có thể được phân cực từ bằng điện trườngngoài hoặc phân cực điện bằng từ trường ngoài

Hiệu ứng từ - điện là cơ sở cho việc nghiên cứu ứng dụng vật liệu trong cácthiết bị điện tử như: cảm biến, lò vi sóng, bộ lọc sóng, thiết bị đọc và ghi từ,thiết bị đa chức năng, thiết bị thu và phát sóng siêu âm, thiết bị hoạt động dựatrên hiệu ứng quang điện Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy vật liệumultiferroic được ứng dụng trong lĩnh vực y sinh và xử lí các chất thải hữu

cơ Tuy nhiên, do đặc tính cạnh tranh lẫn nhau giữa các trật tự ferroic, nên vậtliệu multiferroic rất hiếm gặp trong tự nhiên Ở Việt Nam, vật liệumultiferroic đã được tiến hành nghiên cứu bởi một số nhóm nghiên cứu thuộc

Trang 6

Viện Khoa học vật liệu - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ - Đại họcQuốc gia Hà Nội, Trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng và Trường Đại học Sưphạm Hà Nội Đối tượng nghiên cứu chủ yếu dựa trên các vật liệu nềnBaTiO3, SrTiO , PbTiO , BiTiO , LaMnO , Bi3 3 3 3 0,5(K,Na) TiO0,5 3 Nhóm nghiêncứu của PGS TS Ngô Thu Hương thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên– Đại học Quốc gia Hà Nội bước đầu cũng đã tiến hành nghiên cứu họ vậtliệu BiFeO3 pha tạp đất hiếm.

Hình 1.1: ảnh của nhóm nghiên cứu Yi-Hsien Lee, Appl Phys Lett 88,

042903 (2006), và nhóm Nguyễn Hoa Hồng (2015)

Multiferroic là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và ứng dụngcác vật liệu tổ hợp nhiều tính chất ferroic trong cùng một pha cấu trúc Đầuthế kỉ 20, Pierre Curie là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về tinh thể tồn tạiđồng thời trật tự sắt điện và sắt từ Sau đó, năm 1920 Valasek cho rằng muốixenhet điện có các tính chất mà Pierre Curie đã đề cập tới trước đó Nghiêncứu lí thuyết đầu tiên về các hiệu ứng từ - điện và mối quan hệ giữa độ phâncực điện và độ từ hoá trong vật liệu được Dzyaloshinskii tiến hành và nghiêncứu thực nghiệm được Astrov thực hiện đối với vật liệu Cr2O3 Kết quảnghiên cứu đã cho thấy vật liệu thể hiện tính chất thuận điện, phản sắt từ và

đã được ứng dụng trong các lĩnh vực vi điện tử Tới năm 1966, vật liệu tồn tạiđồng thời tính chất sắt điện, sắt từ đã được Hans Schmid phát hiện và cũngđược ứng dụng trong các thiết bị điện tử Tuy nhiên, chúng có tính đối xứngthấp, chỉ tồn tại tính chất sắt điện, sắt từ ở nhiệt độ rất thấp

Khái niệm multiferroic lần đầu tiên được Hans Schmid sử dụng năm 1994trên tạp chí ferroelectrics Trong công bố của mình, Hans Schmid đã sử dụng

Trang 7

định nghĩa multiferroic như một vật liệu đơn pha tồn tại đồng thời hai (hoặcnhiều hơn) tính chất ferroic Ngày nay, khái niệm multiferroic đã được mởrộng ra các loại vật liệu mà mang trong nó bất kì một kiểu trật tự từ, hay điện,hay cơ đàn hồi Lĩnh vực này được ra đời với từ khóa chung là các hệ từ -điện Nhưng sau khi ra đời, lĩnh vực này ít được quan tâm và chỉ thực sự đượctập trung nghiên cứu trở lại vào năm 2003 với nhiều phát hiện về độ liên kếtđiện - từ mạnh trong các vật liệu TbMnO và TbMn3 2O5

Hiện nay, vật liệu multiferroic đang là một lĩnh vực nghiên cứu sôi nổi trongvật lí chất rắn và khoa học vật liệu do khả năng tạo ra nhiều vật liệu tổ hợpmang nhiều tính chất lí thú cả về mặt khoa học cơ bản, cũng như ứng dụngtrong công nghệ mới Vật liệu mutilferroic dạng khối đã được ứng dụng trongcác thiết bị cảm biến, thiết bị lò vi sóng, các bộ lọc sóng, thiết bị chuyển phadòng điện xoay chiều Vật liệu multiferroic dạng màng mỏng được khai thácmạnh để phát triển các thiết bị điện tử, bao gồm các lĩnh vực điện tử học spin,các cảm biến sử dụng hiệu ứng đường ngầm và các thiết bị thay đổi trạng tháispin bằng điện trường

Hình 1.2:Các tính chất vật liệu Multiferroic

Về mặt thực chất, multiferroics là một dạng vật liệu tổ hợp mà điển hình là tổhợp các tính chất sắt điện-từ, do đó vật liệu ở dạng khối được khai thác chocác ứng dụng như các cảm biến đo từ trường xoay chiều với độ nhạy cao, cácthiết bị phát siêu âm điều chỉnh điện từ, hay các bộ lọc, các bộ dao động hoặc

bộ dịch pha mà ở đó các tính chất cộng hưởng từ (sắt từ, feri từ, phản sắt từ )

bị điều khiển bởi điện trường thay vì từ trường

Trang 8

Đối với các vật liệu dạng màng mỏng, các thông số trật tự liên kết sắt điện vàsắt từ có thể khai thác để phát triển các linh kiện spintronics (ví dụ như cáccảm biến TMR, hay spin valve với các chức năng được điều khiểnbằng điện trường Một linh kiện TMR điển hình kiểu này chứa 2 lớp vật liệusắt từ, ngăn cách bởi một lớp rào thế (dày cỡ 2 nm) là vật liệu multiferroics Khi dòng điện tử phân cực spin truyền qua hàng rào thế, nó sẽ bị điều khiểnbởi điện trường và do đó hiệu ứng từ điện trở của hệ màng sẽ có thể đượcđiều khiển bằng điện trường thay vì từ trường Những linh kiện kiểu này sẽrất hữu ích cho việc tạo ra các phần tử nhớ nhiều trạng thái, mà ở đó dữ liệu

có thể được lưu trữ bởi cả độ phân cực điện và từ

Vật liệu multiferroic với việc tồn tại nhiều tính chất ferroic trong cùng mộtpha cấu trúc biểu hiện nhiều hiệu ứng điện - từ phức tạp, hứa hẹn khả năngtạo ra các loại vật liệu mới Do vừa có độ từ hóa tự phát (có thể tái địnhhướng bởi từ trường ngoài), vừa có độ phân cực điện tự phát (có thể tái địnhhướng bởi điện trường ngoài) nên ngoài các hiệu ứng độc lập như vật liệu sắtđiện, sắt từ thông thường, trong vật liệu multiferroic các hiệu ứng điện – từcòn có sự tương tác lẫn nhau Nghĩa là, chúng ta có thể dùng điện trườngngoài để điều khiển tính chất từ và ngược lại Việc tồn tại đồng thời, lai hóa,cạnh tranh và kiểm soát lẫn nhau giữa các tính chất được mô tả trên hình 1.3

Hình 1.3: Tương quan giữa các tính chất của vật liệu multiferroic Hơn nữa, vật liệu multiferroic có độ biến dạng tự phát có thể tái định hướngbởi trường cơ học hoặc trường điện từ Tức là, khi chịu tác dụng của từ trườngngoài, pha Hình 1.3 Tương quan giữa các tính chất của vật liệu multiferroicsắt từ sẽ bị biến dạng tạo nên pha từ giảo Sự biến dạng này sẽ tạo ra ứng suấttruyền sang pha sắt điện làm thay đổi độ phân cực điện trong vật liệu do hiệuứng áp điện xảy ra trong vật liệu Khi đó trong vật liệu sẽ xuất hiện các điệntích cảm ứng (xuất hiện điện trường) gây bởi từ trường ngoài Vật liệumultiferroic điển hình thuộc nhóm perovskite của các kim loại chuyển tiếp và

Trang 9

các nguyên tố đất hiếm có tính sắt từ và ferit từ (TbMnO , HoMn3 2O5 vàLuFe O2 4), hoặc hợp kim của Bi (BiFeO và BiMnO ) và hợp chất không chứa3 3

ôxy (BaNiF4)

Hình 1.4: Cấu trúc vật liệu multiferroic

Hình 1.5: Các linh kiện điện tử ứng dụng của vật liệu multiferoic

Kết luận vật liệu multiferroic:

• Có tính chất đặc biệt

• Có nhiều nhóm đã nghiên cứu

• Pha tạp Nd để cả thiện tính chất từ vì Nd có từ độ lớn

Trang 10

• Mong muốn đóng góp thêm các hiểu biết về vật liệu

Cho thấy Nd có từ độ lớn => chọn Nd để pha tạp

Tổng quát về vật liệu BiFeO3

BiFeO3 (BFO) là multiferroic có cấu trúc ABO do đó nó mang những3

tính chất đặc trưng của vật liệu perovskite thông thường Trong chương này,chúng tôi trình bày khái quát về cấu trúc và tính chất của vật liệu bismuthferrite cũng như những ảnh hưởng của ion đất hiếm pha tạp lên nền BFO

Cấu trúc của vâ mt liệu BiFeO3:

Vật liệu BiFeO (BFO) có thể tồn tại trong nhiều dạng cấu trúc ứng với các3

nhóm đối xứng không gian khác nhau, đó là cấu trúc mă ˜t thoi, trực thoi, đơn

tà, tứ giác và lập phương Trong đó cấu trúc mă ˜t thoi là kiểu cấu trúc thườngtồn tại Sự sắp xếp của các mă ˜t thoi tạo nên ô mạng lục giác, hằng số mạng a

= 5,579Å và c = 13,869Å

Hình 1.6 Cấu trúc mă mt thoi của vâ mt liê mu BiFeO3

Trang 11

Hình 1.7: Cấu trúc ô cơ sở của tinh thể BiFeO3 ở dạng lục giác và giảlập phương xây dựng trên nhóm không gian R3c

Như đã giới thiệu ở phần mở đầu, BFO là vật liệu duy nhất vừa thể hiện tínhsắt điện, vừa thể hiện tính phản sắt từ ở nhiệt độ phòng Trạng thái sắt điệncủa vật liệu BFO bắt nguồn từ việc cation bismuth bị lệch khỏi trung tâm củakhối bát diện FeO6 (hình 1.8) Phân cực sắt điện dọc theo hướng [111] củac

cấu trúc giả lập phương có thể làm hình thành 8 phân cực khác nhau dẫn tớitính sắt điện mạnh của BFO

Dưới đây là hỉnh ảnh Sự lệch khỏi trung tâm khối bát diện FeO6 của cationbismuth theo hướng [111] trong nhóm không gian Rc 3c

Cấu trúc giả lập hình thành 8 phân cực khác nhau dọc theo hướng [111]

Trang 12

Hình 1.8: Sự lệch khỏi trung tâm khối bát diện FeO6 của cation bismuth theo

hướng [111] trong nhóm không gian Rc 3c

Tính chất sắt điện của vâ mt liệu BiFeO3:

Vật liệu BiFeO có tính chất sắt điện với nhiệt độ chuyển pha T =3 c

1100K Trạng thái sắt điện được quyết định bởi sự dịch chuyển tương đối giữanguyên tử Bi với bát diện FeO Các kết quả thực nghiệm cho thấy mẫu chế6

tạo thường tồn tại dưới dạng đa tinh thể, mật độ dòng rò lớn dẫn tới độ phâncực điện nhỏ

Tính chất từ của vâ mt liệu BiFeO :3

BiFeO là vật liệu phản sắt từ kiểu G Vật liệu BiFeO thể hiện trật tự3 3

phản sắt từ ở nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ Nœel T = 643K, các hiệu ứng từ cònN

xảy ra ở nhiệt độ 140 và 200K Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấyvật liệu BiFeO thể hiện trật từ sắt từ yếu, có M nhỏ Ngoài các đặc tính nổi3 s

trội của mình, BFO vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như dòng dò lớn, điệntrở thấp có nguồn gốc từ những pha thứ cấp hay các nút khuyết ôxy Thêmvào đó, BFO có cấu trúc spin xoắn ốc với chu kỳ xoắn cỡ 620Å dọc theo trục[110]h chồng lên trật tự phản sắt từ; kết quả là làm triệt tiêu từ độ mạng tinhthể (net magnetization) do đó làm giảm từ tính ở thang vĩ mô cũng như làmcho việc quan sát hiệu ứng từ - điện tuyến tính (linear ME effect) gặp nhiềukhó khăn Mặt khác, rất khó có thể tổng hợp được BFO đơn pha do bismuth

Trang 13

- Phòng Vật liệu Quang điện tử

- Phòng Vật liệu và Ứng dụng Quang sợi

- Phòng Công nghệ Plasma

- Phòng Hiển vi điện tử

Khối Công nghệ Khoáng sản Môi trường và Vật liệu Polymer (02 phòng thínghiệm và 01 trung tâm)

- Trung tâm Công nghệ và Vật liệu môi trường

- Phòng nghiên cứu Vật liệu Polyme - Compozit

- Phòng Nghiên cứu Vật liệu Khoáng

Khối Vật liệu Kim loại (03 phòng thí nghiệm và 01 trung tâm)

- Phòng Ăn mòn và bảo vệ vật liệu

- Phòng Công nghệ kim loại

- Phòng Vật liệu kim loại tiên tiến

- Trung tâm Đánh giá hư hỏng Vật liệu (COMFA)

Khối Các Nguyên tố hiếm và vật liệu đất hiếm (03 phòng thí nghiệm)

- Phòng Công nghệ và ứng dụng Vật liệu

- Phòng Hóa học và Vật liệu xúc tác

- Phòng Vật liệu Vô cơ

Các đơn vị quản lý nghiệp vụ:

Các hoạt động thường xuyên

• Thực hiện các nghiên cứu cơ bản về vật lý, khoa học vật liệu, côngnghệ nanô

• Thực hiện các nghiên cứu công nghệ định hướng ứng dụng về vậtliệu tiên tiến và vật liệu truyền thống

• Thực hiện triển khai ứng dụng

Trang 14

• Thực hiện công tác đào tạo nhân lực khoa học công nghệ và hợp tácquốc tế

• Thực hiện một số hoạt động về dịch vụ khoa học công nghệ

Những thành tự nổi bật

• 02 giải thưởng Hồ Chí Minh (cá nhân và tập thể, Quyết định971/2005/QĐ-CTN) cho các công trình nghiên cứu xuất sắc về Vật

lý năng lượng cao và về Công tác điều tra khoáng sản, xây dựng bản

đồ địa chất quốc gia;

• 02 Giải thưởng Nhà nước về Khoa học-Công nghệ (tập thể, Quyếtđịnh 972/2005/QĐ-CTN) cho cụm công trình ‘Nghiên cứu cơ bảntính chất quang-điện-từ của một số vật liệu điện tử tiên tiến’ và cụmcông trình ‘Công nghệ vật liệu đất hiếm phục vụ sản xuất, đời sống

và bảo vệ môi trường’

• 01 Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019 cho cụm công trình

“Nghiên cứu công nghệ chế tạo một số cũng loại hợp kim Vonframứng dụng làm lõi đạn xuyên động năng trong quân sự” (mã sốVAST.TĐ.ANQP.02/2014-2016)

Ngày đăng: 18/06/2024, 17:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w