ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN BÁO CÁO CÁ NHÂN ĐỀ TÀI: HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN TẠI HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH Hà Nội, ngày 9, th
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
BÁO CÁO CÁ NHÂN
ĐỀ TÀI: HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN TẠI HẠ
LONG TỈNH QUẢNG NINH
Hà Nội, ngày 9, tháng 12, năm 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tiên, em xin cảm ơn Ban cán bộ cùng các thầy cô của khoa Kinh
tế Phát triển đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội đi trải nghiệm thực tập thực
tế tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh Trong chuyến đi thực tế này, cá nhân em nói riêng
và lớp nói chung đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ cũng như giúp đỡ từ thầy cô Em xin được gửi lời cảm ơn, lời tri ân sâu sắc nhất tới các thầy cô giảng viên hướng dẫn trực tiếp của lớp: PGS TS Lê Đình Hải, TS Trương Thu Hà, TS Nguyễn Thị Quỳnh Anh, TS Trần Thị Hoa Thơm đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ lớp chúng
em trong suốt quá trình đi khảo sát tại địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Do kiến thức, trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
ý kiến đóng góp, ý kiến quý báu của thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn cho các bài báo cáo của mình trong tương lai
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô giảng viên luôn nhiều niềm vui, dồi dào sức khỏe và luôn nhiệt huyết trong sự nghiệp trồng người
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 4
1.1 Mục đích, nhiệm vụ của thực địa KT-XH 4
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.3 Nội dung nghiên cứu 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu sơ cấp 4
1.4.1 Mô tả bảng hỏi 4
1.4.2 Phương pháp khảo sát 5
1.5 Phân loại mô hình nuôi trồng thủy sản 6
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
2.1 Khái niệm về kinh tế biển 7
2.2 Nội dung phát triển kinh tế biển 7
2.3 Vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển của đất nước 8
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA THÀNH PHỐ HẠ LONG VÀ TỈNH QUẢNG NINH 10
3.1 Tỉnh Quảng Ninh 10
3.1.1 Đặc điểm chung của tỉnh Quảng Ninh 10
3.1.2 Tình hình kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh 11
3.1.3 Tình hình nuôi trồng thủy hải sản tại tỉnh Quảng Ninh 11
3.2 Thành phố Hạ Long 12
3.2.1 Đặc điểm Thành phố Hạ Long 12
3.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy hải sản tại thành phố Hạ Long 13
3.3 Phân tích SWOT của thành phố Hạ Long 14
3.3.1 Điểm mạnh (Strengths) 14
3.3.2 Điểm yếu (Weaknesses) 14
Trang 43.3.3 Thách thức (Threats) 15
3.3.4 Cơ hội (Opportunities) 15
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 21
5.1 Kiến nghị 21
5.2 Giải pháp bổ sung 21
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 5CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Mục đích, nhiệm vụ của thực địa KT-XH
- Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu và đánh giá về tiềm năng và triển vọng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất ra các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững
- Nhiệm vụ
Đánh giá về tình hình phát triển kinh tế biển bao gồm khai thác, nuôi trồng thủy hải sản; du lịch biển; dịch vụ vận tải biển, hải cảng/cảng biển, vận chuyển đường thủy; khai thác khoáng sản của huyện Hạ Long nói chung và tỉnh Quảng Ninh
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Hiệu quả mô hình nuôi trồng thủy sản
- Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: : Đề tài nghiên cứu được tiến hành ở các biển đảo tại thành
phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
+ Thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp là những số
liệu hộ thực hiện năm 2023; số liệu thứ cấp là những số liệu từ năm 2013
đến nay
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả của mô hình nuôi trồng thủy sản
- Thực trạng về hiệu quả kinh tế biển trong nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hạ Long nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung
- Giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình trên địa bàn bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
1.4 Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu sơ cấp
1.4.1 Mô tả bảng hỏi
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích chủ yếu là đánh giá hiệu quả của các mô hình nuôi trồng thuỷ sản tại thành phố Hạ Long nói riêng tỉnh Quảng Ninh nói chung Đề tài đặt ra những câu hỏi cụ thể trong bảng điều tra để thu thập thông tin chi tiết về các khía cạnh quan trọng của mô hình này, nhằm hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nó đối với cả kinh tế, xã hội và môi trường Bảng hỏi này được thiết kế gồm 44 câu hỏi (44 biến quan sát) với 3 nhân tố ảnh hưởng chính (Hiệu quả kinh
tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kết hợp mô hình đơn canh và đa canh) để có thể xác định rõ các yếu tố quyết định hiệu suất của mô hình nuôi trồng, từ khía cạnh kỹ thuật đến các vấn đề tài chính và tác động môi trường Thông qua việc trả lời
những câu hỏi này, đóng góp xây dựng được một hình ảnh toàn diện và chi tiết về thực tế của mô hình nuôi trồng thuỷ sản trong bối cảnh đặc biệt của tỉnh Quảng
Trang 6Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng Bảng hỏi bao gồm các 3 phần chi tiết, mỗi phần đề cập đến một khía cạnh quan trọng của nghiên cứu:
• Phần I: Thông tin bảng hỏi (Địa phương, họ tên, giới tính, độ tuổi)
• Phần II: Phân loại mô hình nuôi trồng thuỷ sản (Loại mô hình, hình thức canh tác, môi trường nuôi trồng thuỷ sản và phương thức nuôi)
• Phần III: Đánh giá hiệu quả của mô hình nghiên cứu (Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kết hợp mô hình đơn canh và đa canh)
Thông qua sự hợp tác tích cực của các hộ dân nuôi trồng , đề tài đã xác định được thông tin chất lượng, làm nền tảng cho việc phân tích và đánh giá sâu sắc hơn
về hiệu quả của mô hình nuôi trồng thuỷ sản tại thành phố Hạ Long
và thách thức, để hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các mô hình này Thông tin thu thập được từ phương pháp khảo sát trực tiếp sẽ được phân tích, tổng hợp để đánh giá hiệu quả của các mô hình nuôi trồng 6 thủy sản tại tỉnh
Hạ Long Trên cơ sở đó, có thể đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển ngành thủy sản của tỉnh bao gồm cải thiện chính sách, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, thị trường, đào tạo, tuyên truyền, nghiên cứu, phối hợp, quản lý, giám sát
Trang 71.5 Phân loại mô hình nuôi trồng thủy sản
– Nuôi thâm canh là nuôi ở trình độ kỹ thuật cao, tuân thủ theo quy tắc kỹ thuật chặt chẽ tác động mạnh vào quá trình phát triển và sinh trưởng của đối tượng nuôi: từ chọn giống theo tiêu chuẩn kỹ thuật (thuần, đủ kích cỡ và sức sống) môi trường được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thả giống, mật độ nuôi bảo đảm theo quy định, đối tượng được chăm sóc thường xuyên hàng ngày, hàng giờ để phòng trừ bệnh, 3 bảo đảm điều kiện môi trường phù hợp với phát triển của thuỷ sản nuôi; thức ăn hoàn toàn là thức ăn công nghiệp; cơ sở hạ tầng được đầu tư toàn diện như
hệ thống ao, đầm, thủy lợi, giao thông, cấp thoát nước, sục khí Nuôi thâm canh cho năng suất thu hoạch cao hơn nhiều so với nuôi truyền thống Hệ thống nuôi tuần hoàn nước (hệ thống nuôi kín) cũng là một hình thức nuôi thâm canh cao
– Nuôi bán thâm canh là nuôi thủy sản ở trình độ kỹ thuật thấp hơn so với nuôi thâm canh nhưng cao hơn so với phương thức nuôi quảng canh cải tiến: con giống thả nuôi là giống sản xuất hoặc giống tự nhiên, mật độ thả nuôi cao; hệ thống
ao, hồ, đầm nuôi được đầu tư khá lớn, có các máy móc đi kèm như máy sục khí, quạt đảo nước ; cho ăn hàng ngày với thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp
– Nuôi quảng canh cải tiến là nuôi thủy sản ở trình độ kỹ thuật thấp hơn nuôi bán thâm canh nhưng cao hơn so với nuôi quảng canh: mật độ thả giống thấp; cho
ăn thức ăn công nghiệp hoặc kết hợp với thức ăn tự nhiên với mức độ thường
xuyên nhưng cường độ thấp
– Nuôi quảng canh là nuôi ở trình độ kỹ thuật đơn giản, ít tác động đến quá trình phát triển, sinh trưởng của đối tượng nuôi, con giống thả với mật độ thấp, thức ăn chủ yếu từ tự nhiên thông qua việc lấy nước vào (qua cửa cống) và nhốt giữ vật nuôi trong một thời gian nhất định (tùy thuộc vào đối tượng, mùa vụ), cũng
có thể cho ăn thường xuyên nhưng chưa theo quy trình chặt chẽ Hình thức này còn gọi là nuôi truyền thống, có ưu điểm là phù hợp với quy luật tự nhiên, ít gây tổn hại tới môi trường nhưng năng suất nuôi thủy sản rất thấp
Trang 8CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm về kinh tế biển
Kinh tế biển (Kinh tế đại dương – Ocean Economy) bao gồm các hoạt động kinh tế theo ngành, liên ngành liên quan tới biển, đại dương, đường bờ biển; bao gồm các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, các hoạt động kinh tế sử dụng các nguồn lực từ biển và các hoạt động kinh tế hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển để phục vụ đời sống con người và mang lại lợi ích cho nền kinh tế của mỗi quốc gia, 4 vùng lãnh thổ Các hoạt động kinh tế sử dụng các nguồn lực từ biển và hoạt động kinh tế hỗ được diễn ra ở bất kỳ đâu, kể cả các vùng đất cách xa biển
2.2 Nội dung phát triển kinh tế biển
+ Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng biển
+ Xác định phương hướng, mục tiêu và định hướng sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển + Phân vùng sử dụng biển cho các mục đích phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái và đảo nhân tạo, các thiết
bị, công trình trên biển
+ Xác định vị trí, diện tích và thể hiện trên bản đồ các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo
+ Xác định cụ thể các vùng bờ biển dễ bị tổn thương như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, rừng phòng hộ, đất ngập nước, cát ven biển, xác định vùng đệm và có các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp
+ Giải pháp và tiến độ thực hiện quy hoạch Phát triển tổng hợp kinh tế biển ( đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo) có ý nghĩa:
- Đối với nền kinh tế:
+ Khai thác hợp lý hơn tiềm năng biển - đảo, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
+ Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
Trang 9+ Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch , dịch vụ vận tải biển,
+ Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoảng sản biển, xây dựng các khu du lịch ) Từ đó, làm tăng tiềm lực phát triển kinh tế + Góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực
- Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:
+ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta
+ Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển - đảo tốt hơn
2.3 Vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển của đất nước
Hiện nay theo số liệu thống kê ở biển đông ta thấy nó cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng, theo các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú và trong đó, có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá cụ thể trong đó có 130 loài cá kinh tế, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển Trữ lượng cá biển ước tính khoảng 3,1 – 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 – 1,6 triệu tấn với nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ ba cả nước
Dầu khí được hiểu là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta với trữ lượng và giá trị kinh tế cao, có tầm chiến lược quan trọng và ở hiện nay chúng ta
đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi với tổng trữ lượng
dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4 – 5 tỷ tấn với trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3
Phải kể tới các dải ven biển còn là bàn đạp tiến ra biển, là hậu phương hỗ trợ các hoạt động ở những vùng biển xa bờ, thông qua các trung tâm kinh tế trên các hải đảo và chính nơi này là chỗ trú ngụ tự nhiên, nơi sinh sản và ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ ở ngay trong vùng, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa Các hệ sinh thái như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn đều tập trung tại đây, cung cấp tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học biển và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản và theo đó chúng có tính liên kết 6 sinh thái tự nhiên mật thiết với nhau, tạo ra những dây xích sinh thái quan trọng đối với toàn vùng biển tạo thành vùng có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 1.130.000 ha, trong những năm qua đã
Trang 10đóng góp gần 60% tổng sản lượng thủy sản toàn quốc, góp phần đáp ứng gần 40% protein cho người dân
Bên cạnh đó, hiện nay ở Việt Nam sở hữu chiều dài đường bờ biển hơn 3.260 km và đặc biệt hơn là có nhiều bãi biển cát trắng, hang động, vũng vịnh nổi tiếng và 2.773 hòn đảo ven bờ cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và với
sự phân dị về khí hậu và cấu trúc địa mạo đường bờ, sự đa dạng và phong phú của các các làng nghề , Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển trong khu vực và trên thế giới và đây là một trong những lợi thế chủ yếu của
du lịch Việt Nam trong phát triển du lịch là một trong những ngành công nghiệp không khói đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế hiện nay
Trang 11CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA THÀNH PHỐ HẠ LONG VÀ TỈNH QUẢNG NINH
3.1 Tỉnh Quảng Ninh
3.1.1 Đặc điểm chung của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh, một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, ôm trọn núi rừng ở phía tây và ôm sát vịnh Bắc Bộ với bờ biển uốn lượn và nhiều cửa sông Nơi này giáp biên giới quốc gia và đáp giới hạn biển với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Trên đất liền, phía bắc (bao gồm các huyện Bình Liêu, Hải Hà và TP Móng Cái) kề với huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng của tỉnh Quảng Tây trải dài 118,825
km theo biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây liền kề với Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; và phía nam giáp Hải Phòng Đường bờ biển của tỉnh rộng 250km Diện tích tự nhiên của Quảng Ninh, tính đến ngày 1-10-1998, là 611.081,3
ha, bao gồm đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9
ha và đất chưa sử dụng 268.158,3 ha
a) Về địa hình
Với địa hình đa dạng, vùng núi chia làm hai miền: miền Đông có dãy núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc kéo dài Đông Bắc - Tây Nam Vùng núi miền tây là cánh cung uốn cong, gồm những đỉnh như Yên Tử và Am Váp Khu vực trung du
và đồng bằng ven biển bị phong hoá và xâm thực, tạo ra đồng ruộng từ chân núi xuống sông 7 và bờ biển Mặc dù hẹp và chia cắt, khu vực này thuận lợi cho nông nghiệp và giao thông, là nơi dân cư đông đúc của Quảng Ninh Đặc điểm địa hình biển và hải đảo độc đáo, với hơn 2000 hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước Vịnh
Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi và hang động kỳ thú Ven biển
và hải đảo không chỉ có bãi bồi phù sa mà còn có bãi cát trắng, với mỏ cát trắng và các bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng Đáy biển Quảng Ninh không đồng đều, độ sâu trung bình 20m, có các dải đá ngầm và rạn san hô đa dạng Hệ thống lạch sâu và cảng biển tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thuỷ và phát triển cảng biển
b) Về khí hậu
Khí hậu của Quảng Ninh không chỉ đặc trưng cho các tỉnh miền Bắc Việt Nam mà còn mang nét riêng của một vùng núi gần biển Vùng này thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, có một mùa hạ nóng ẩm với lượng mưa lớn và một mùa đông lạnh khô Do nằm trong vùng nhiệt đới, hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tạo điều kiện cho sự phong phú của bức xạ và nhiệt độ Với ảnh hưởng từ hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á, khí hậu chia thành hai mùa: một mùa hạ nóng ẩm kèm theo mùa mưa ( diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10) và một mùa đông lạnh kèm theo mùa khô ( diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau)
Trang 12c) Kinh tế
Kinh tế Quảng Ninh đang phát triển mạnh mẽ, chủ yếu nhờ vào ngành du lịch với điểm nổi bật là Vịnh Hạ Long - địa danh thu hút du khách trong và ngoài nước Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn cũng đã đưa vào hoạt động, góp phần quan trọng vào việc kết nối vùng này với các địa phương khác và quốc tế Ngoài du lịch, ngành công nghiệp, dịch vụ cũng đang phát triển, và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Móng Cái đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các tỉnh lân cận Đây là những điểm đặc biệt góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với vị trí ven biển và Vịnh Hạ Long nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế biển Công nghiệp chế biến hải sản và đóng tàu, cùng với du lịch, đóng vai trò quan trọng Sự đa dạng của nguồn tài nguyên biển cũng tạo cơ hội cho ngành 8 công nghiệp hàng hải và logistics Tuy nhiên, cần quản lý triệt để để bảo vệ môi trường biển và duy trì nguồn tài nguyên bền vững cho sự phát triển kinh tế
3.1.2 Tình hình kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một trong những địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển Với hơn 2.000 đảo lớn nhỏ và bờ biển dài 250km, tỉnh này
đã tận dụng các tài nguyên tự nhiên này để phát triển ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản
Hiện tại, diện tích nuôi thủy sản tại Quảng Ninh rộng lớn, với hơn 32.000 ha
và hơn 10.000 cơ sở nuôi trồng thủy sản Trong đó, nuôi tôm công nghiệp chiếm một phần quan trọng, với diện tích hơn 4.700 ha Các cơ sở nuôi biển ngày càng chuyển sang áp dụng công nghệ tiên tiến như Biofloc hay GlobalGAP để tăng sản lượng, đồng thời duy trì chất lượng sản phẩm
Ngoài sản xuất thủy sản, Quảng Ninh còn đầu tư mạnh mẽ vào việc sản xuất giống, ương dưỡng giống thủy sản để đáp ứng nhu cầu cung cấp giống cho ngành nuôi trồng Các biện pháp bảo vệ môi trường cũng được thực hiện, như chuyển từ phao xốp sang phao nhựa, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường biển
Kết quả của các nỗ lực này là tăng trưởng ấn tượng trong ngành thủy sản của tỉnh Sản lượng thủy sản tăng mạnh, đạt 59.000 tấn trong 6 tháng đầu năm 2023, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh với tổng giá trị ước đạt 3.243
tỷ đồng Điều này không chỉ góp phần vào kinh tế của Quảng Ninh mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế biển của cả đất nước
3.1.3 Tình hình nuôi trồng thủy hải sản tại tỉnh Quảng Ninh