2.ỨNG DỤNG MÔ HÌNH WOOP ĐỂ XÁC ĐỊNH TÍNH CHỦ THỂ CỦA BẢN THÂN Wish – Mong Muốn Để giúp xác định mục tiêu/mong muốn của mình.. --- OutComes – Kết Quả Sau khi đã xác định được mục tiêu của
Trang 1TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG- NHÓM 12
Giảng viên: Cô Phạm Hồng Hạnh
Mã lớp: 150805
Thành viên nhóm:
• Hồ Xuân Thái - 20225393
• Nguyễn Đình Thắng - 20222860
• Ngô Đức Thắng - 20227032
• Phạm Văn Thắng - 20215758
• Nguyễn Thị Thanh Thúy - 20223067
• Trần Huy Tiến - 20201326
• Tô Mạnh Tiến - 20222686
Trang 2Mô hình huấn luyện WOOP là gì?
-
1.MÔ HÌNH HUẤN LUYỆN WOOP LÀ GÌ?
✓ Định nghĩa: Mô hình huấn luyện WOOP là một phương pháp quản lý mục tiêu bằng tư duy tích cực được phát triển Phương pháp “WOOP” được ra đời dựa trên nghiên cứu về tâm lý học hành vi kéo dài đến 20 năm của Tiến sĩ Grabiele Oettinge – giáo sư tại Đại học New York và Đại học Hamburg – và các đồng nghiệp Cô là một nhà nghiên cứu hàng đầu về tâm lý và đã công bố nhiều nghiên cứu về việc đạt được mục tiêu và khắc phục trở ngại
WOOP là một phương pháp tâm lý thực tế, dễ thực hiện, đã được nghiên cứu và chứng minh có thể giúp chúng ta tìm thấy, đạt được ước mơ của mình và thay đổi thói quen thường ngày Và mô hình WOOP gồm 04 bước chính: Wish, Outcome, Obstacle, Plan
✓ Đối tượng: WOOP có thể được áp dụng cho đối tượng rất rộng, bao gồm:
WOOP có thể áp dụng cho mọi đối tượng có ý định hoặc mục tiêu cụ thể mà họ muốn đạt được, bất kể đó là ở mức cá nhân, nhóm, hoặc tổ chức
Ví dụ: Cá nhân muốn đạt được mục tiêu cá nhân, Nhóm hoặc tổ chức muốn đạt mục tiêu nhóm, Tóm lại, WOOP sẽ giúp thực hiện thực hóa mục tiêu với 04 bước:
1 Xác định mục tiêu
2 Kết quả đạt được
3 Nhận định trở ngại
4 Lập kế hoạch cụ thể
-
Trang 32.ỨNG DỤNG MÔ HÌNH WOOP ĐỂ XÁC ĐỊNH TÍNH CHỦ THỂ CỦA BẢN THÂN Wish – Mong Muốn
Để giúp xác định mục tiêu/mong muốn của mình Chúng ta có thể sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi như:
• Mục tiêu của mình trong năm tới là gì?
• Tại sao mục tiêu này lại quan trọng với mình?
• Nếu mình đạt được mục tiêu này, điều gì sẽ xảy ra?
• Mình cảm thấy như thế nào khi đạt được mục tiêu này?
Đây là những câu hỏi sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mục tiêu của mình, và tại sao nó lại quan trọng
-
OutComes – Kết Quả
Sau khi đã xác định được mục tiêu của mình ở bước (Wish), chúng ta cần tập trung vào việc tưởng tượng Để hiểu rõ hơn về những kết quả mà chúng ta sẽ nhận được từ việc đạt được mục tiêu đó
Để giúp khám phá về kết quả, chúng ta có thể đặt các câu hỏi sau:
• Nếu mình đạt được mục tiêu này, điều gì sẽ xảy ra?
• Mình sẽ cảm thấy như thế nào khi đạt được mục tiêu này?
• Những lợi ích gì mà mình sẽ nhận được từ việc đạt được mục tiêu này?
Khuyến khích tưởng tượng và hình dung rõ ràng về những kết quả tích cực mà chúng ta sẽ đạt được Hãy khích lệ, nghĩ về những cảm xúc, thành tựu và lợi ích mà chúng ta sẽ trải nghiệm khi đạt được mục tiêu Điều này giúp kích thích tư duy tích cực và tiến gần hơn đến mục tiêu của mình
Vậy những điều cần làm ở bước này chính là:
Trang 4• Đặt câu hỏi
• Khuyến khích hình dung về kết quả
• Kích thích tư duy tích cực
-
Obstacles – Chướng ngại vật
Bước thứ ba trong mô hình WOOP là Khó khăn (Obstacle) Sau khi đã xác định mục tiêu và tưởng tượng về kết quả Bước này sẽ tập trung vào việc quản lý mục tiêu bằng cách nhận định những khó khăn, trở ngại có thể xảy ra
Để nhận ra các khó khăn, chúng ta có thể hỏi các câu hỏi sau:
• Những trở ngại nào có thể xảy ra trong quá trình đạt được mục tiêu?
• Những yếu tố nào có thể làm giảm khả năng thành công của mình?
• Mình đã từng gặp phải các khó khăn tương tự trước đây chưa? Và mình đã làm gì để vượt qua chúng?
Khuyến khích suy nghĩ và nhận ra những khó khăn tiềm ẩn Điều này giúp chúng ta chuẩn bị tinh thần và tìm cách vượt qua những rào cản trong quá trình đạt được mục tiêu
-
Plan – Kế hoạch
Bước cuối cùng trong mô hình huấn luyện WOOP chính là tập trung vào việc lập kế hoạch cụ thể
để đạt được mục tiêu Sau khi chúng ta đã xác định mục tiêu, tưởng tượng về kết quả và nhận ra các khó khăn
Và để lập kế hoạch, chúng ta có thể dùng các câu hỏi như:
• Mình sẽ làm gì để đạt được mục tiêu của mình?
Mình cần chuẩn bị những gì để vượt qua các khó khăn?
Trang 5• Mình có thể xác định các bước cụ thể để tiến tới mục tiêu?
Ngoài ra, hãy thiết lập các bước kiểm tra và theo dõi tiến trình Điều này giúp chúng ta dễ dàng theo dõi sự tiến bộ và quản lý mục tiêu Có thể đề xuất việc thiết lập các mốc thời gian hoặc hẹn giờ để đánh giá tiến trình và cung cấp hỗ trợ khi cần thiết
-
3.VÍ DỤ
• Wish:
-Mình muốn đạt được điểm A môn Tâm lý học ứng dụng để cải thiện CPA
-Để đọc vị tâm lý người khác
-Áp dụng các hiện tượng tâm lý vào trong cuộc sống, trong công việc, những mối quan hệ hằng ngày
• Outcomes:
-GPA của mình được cải thiện
-Mình học hỏi thêm được nhiều hơn về môn học này
-Phát huy được nhiều những kĩ năng hơn như giao tiếp, làm việc nhóm
-Mình sẽ tự tin và hài lòng hơn với bản thân, bạn sẽ cảm thấy có nền tảng vững chắc để tiếp tục khám phá sâu hơn về lĩnh vực này
• Obstacles:
-Thời gian hạn chế do phải kết hợp với công việc hoặc các môn học khác
-Có nhiều bài học, không chăm chỉ sẽ không thể bao quát hết kiến thức và khó được điểm A -Nếu không tìm ra phương pháp học hiệu quả, và sắp xếp thời gian học tập hợp lý sẽ khó hoàn thành được mục tiêu
Plan:
Trang 6-Mình sẽ lập lịch học cụ thể, phân bố thời gian học tập hợp lý và tuân thủ nó
-Tìm kiếm các nguồn tài liệu học phù hợp
-Thử nghiệm các phương pháp học khác nhau để tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho bản thân
Trang 7Mô hình huấn luyện SWOT là gì?
1.MÔ HÌNH SWOT LÀ GÌ?
-
Mô hình SWOT là một công cụ phân tích chiến lược được sử dụng để đánh giá các yếu tố nội và ngoại vi ảnh hưởng đến hiệu suất hoặc thành công của một tổ chức, dự án, sản phẩm hoặc cá nhân "SWOT" là viết tắt của "Strengths" (Sức mạnh), "Weaknesses" (Yếu điểm),
"Opportunities" (Cơ hội), và "Threats" (Rủi ro)
Strengths (Sức mạnh): Đây là các yếu tố tích cực hoặc ưu điểm nội tại của tổ chức, dự án hoặc cá nhân Các sức mạnh có thể bao gồm những gì tổ chức làm tốt, những nguồn lực có sẵn, kỹ năng đặc biệt, hoặc vị thế tốt trong thị trường
Weaknesses (Yếu điểm): Đây là các yếu tố tiêu cực hoặc hạn chế nội tại của tổ chức, dự án hoặc
cá nhân Các yếu điểm có thể bao gồm những gì tổ chức làm không tốt, thiếu nguồn lực, kỹ năng thiếu hụt, hoặc điểm yếu trong quản lý
Opportunities (Cơ hội): Đây là các yếu tố tích cực hoặc triển vọng từ môi trường bên ngoài mà tổ chức, dự án hoặc cá nhân có thể tận dụng để phát triển và thành công Cơ hội có thể bao gồm xu hướng thị trường, sự cạnh tranh yếu, hoặc thay đổi về quy định
Threats (Rủi ro): Đây là các yếu tố tiêu cực hoặc nguy cơ từ môi trường bên ngoài có thể gây ra tổn thất hoặc nguy hiểm đến tổ chức, dự án hoặc cá nhân Rủi ro có thể bao gồm sự cạnh tranh mạnh, biến động thị trường, hoặc thay đổi chính sách
-
Đối tượng của mô hình SWOT có thể là bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp, dự án, sản phẩm hoặc cá nhân nào muốn đánh giá và phát triển chiến lược trong môi trường cạnh tranh SWOT giúp họ hiểu rõ hơn về bản thân, xác định các điểm mạnh và yếu kém, cũng như nhìn nhận và tận dụng các cơ hội, đồng thời phòng tránh hoặc giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn
-
Ý NGHĨA CỦA MÔ HÌNH SWOT
Trang 8Đánh giá tổng quan: Giúp chủ thể có cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại và dự đoán khả năng tình hình tương lai
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu: Xác định điểm mạnh chủ thể để khai thác, điểm yếu chủ thể để khắc phục
- Đối phó rủi ro: Nhận biết, và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn nhằm xác định việc phải làm để tránh rủi ro, hoặc phương pháp khắc phục nếu rủi ro xảy ra
- Lập kế hoạch chiến lược: Cung cấp cơ sở chiến lược để khai thác cơ hội và điểm mạnh của mình một cách hợp lý
- Hỗ trợ ra quyết định: SWOT cung cấp thông tin hữu ích để đưa ra quyết định dựa trên cơ
sở dữ liệu đã được thiết lập từ trước, thay vì dựa vào cảm tính hoặc quyết định trực giác đơn thuần
- Theo dõi và đánh giá: Đánh giá hiệu suất sau khi triến lược đã được triển khai, giúp đo lường và kiểm soát tiến trình
-
Ưu nhược điểm của mô hình SWOT
*Ưu điểm của SWOT -Giúp đưa ra những kết quả quan trọng về 4 thành tố là điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra những kết quả chính xác để hoàn thiện về sản phẩm/ dịch vụ, nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường
-Làm cho các vấn đề phức tạp trở nên dễ quản lý hơn, bằng cách liệt kê ra các đầu mục quan trọng, giúp các cá nhân dễ dàng nhìn thấy bức tranh tổng quan về những vấn đề của doanh nghiệp
-Phân tích SWOT có thể được áp dụng cho hầu hết mọi hoạt động, lĩnh vực kinh doanh Đây là một công cụ linh hoạt có nhiều ứng dụng
-SWOT tận dụng các nguồn dữ liệu, tổng hợp ở nhiều khía cạnh khác nhau
Trang 9*Nhược điểm của SWOT
-Mô hình SWOT còn khá đơn giản, kết quả đôi khi chưa phản ánh đúng các khía cạnh sâu hơn của doanh nghiệp Kết quả chưa chuyên sâu vì chỉ tập trung vào chuẩn bị dự án, dữ liệu này không đủ để đưa ra định hướng, mục tiêu
-SWOT chỉ tập trung vào 4 yếu tố chính là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, chưa phân tích chi tiết các yếu tố khác như các văn hóa, tâm lý, môi trường,
-SWOT phụ thuộc vào quan điểm và đánh giá của người phân tích, do đó, những phân tích khác nhau có thể dẫn đến kết quả khác nhau
-Khó để xác định mức độ ưu tiên và quan trọng giữa các yếu tố trong SWOT
SWOT chỉ đưa ra một bức tranh chung về tình hình của doanh nghiệp, không cung cấp giải pháp
cụ thể để giải quyết vấn đề
2.ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWOT VÀO XÁC ĐỊNH TÍNH CHỦ THỂ CỦA BẢN THÂN
• Strengths (Sức mạnh): Đặt ra những câu hỏi để xác định điểm mạnh của bản thân mình gồm những gì?
-Bản thân cảm thấy mình giỏi nhất trong lĩnh vực nào?
-Bản thân có những kỹ năng đặc biệt, nổi trội nào, có thể làm tốt hơn người khác như thế nào?
-Bản thân đã từng đạt được thành công nào đáng kể?
-Những phẩm chất tích cực nào như sự kiên nhẫn, sự quyết tâm hay sự sáng tạo mà mình đang
sở hữu?
-Khả năng làm việc nhóm của bản thân có tốt không? Khả năng lắng nghe và giao tiếp hiệu quả không?
-Bản thân có khả năng tổ chức công việc và quản lý thời gian tốt không? Những sở thích hoặc đam mê nào liên quan đến công việc của mình?
Trang 10-Bản thân có lòng can đảm và sẵn lòng đối mặt với thách thức?
-Những người khác (sếp, bạn bè, ) coi điểm mạnh của bản thân mình là gì? Hãy xem xét điều này từ quan điểm của riêng mình và từ quan điểm của những người xung quanh Đừng khiêm tốn hay ngại ngùng, hãy khách quan nhất có thể Biết và sử dụng điểm mạnh của mình có thể khiến bản thân hạnh phúc và thỏa mãn hơn trong công việc
• Weaknesses (Yếu điểm): Những câu hỏi giúp xác định điểm yếu của bản thân?
-Bản thân thường né tránh những nhiệm vụ nào vì không cảm thấy tự tin khi thực hiện chúng?
-Những người xung quanh coi điểm yếu của bạn là gì?
-Bản thân có thấy tự tin vào trình độ học vấn và kỹ năng của mình không? Nếu không thì bản thân cảm thấy yếu nhất ở đâu?
-Thói quen làm việc tiêu cực của bản thân là gì? (ví dụ: thường xuyên đi muộn, vô tổ chức, nóng nảy hoặc xử lý căng thẳng kém)
-Đặc điểm tính cách nào cản trở bản thân trong lĩnh vực của mình? Ví dụ, nếu phải tổ chức các cuộc họp thường xuyên, nỗi sợ nói trước đám đông sẽ là một điểm yếu lớn Hãy xem xét điều này từ góc độ cá nhân/nội bộ và góc độ bên ngoài Người khác có nhìn thấy điểm yếu mà có thể bản thân không nhận ra Hãy thực tế, tốt nhất là đối mặt với mọi sự thật khó chịu càng sớm càng tốt
• Opportunities (Cơ hội):
-Công nghệ mới nào có thể giúp bản thân trong công việc? Hoặc bản thân có thể nhận được sự giúp đỡ từ người khác hoặc từ mọi người thông qua internet không?
-Ngành mà bản thân theo đuổi có đang phát triển không? Nếu vậy, làm thế nào để tận dụng thị trường hiện tại?
Bản thân có mạng lưới quan hệ chiến lược để giúp đỡ hoặc đưa ra lời khuyên hữu ích khi cần không?
Trang 11-Bản thân thấy những xu hướng nào trong công ty và có thể tận dụng chúng như thế nào? - Có nhu cầu nào trong công ty hoặc ngành của mình mà không ai đáp ứng được không?
-Khách hàng hoặc nhà cung cấp có phàn nàn về điều gì đó trong công ty của mình không? Nếu vậy, bản thân có thể tạo cơ hội bằng cách đưa ra giải pháp không?
Cần đánh giá thật khách quan và sát với thực tế về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân Tự hỏi bản thân nếu khắc phục được những điểm yếu đó thì có tăng thêm các cơ hội mới không?
• Threats (Rủi ro):
-Hiện tại bản thân đang gặp phải những trở ngại gì trong học tập, công việc?
-Bản thân có thể sắp xếp một mô hình, sắp xếp thời gian hợp lý để học tập hay không?
-Ngành học của bản thân sau này có việc làm hay không?
-Khả năng học tập kém so với yêu cầu các môn ở trường dẫn dến tình trạng trượt môn Việc thực hiện phân tích này thường sẽ cung cấp thông tin quan trọng, nó có thể chỉ ra những gì cần phải làm và đưa vấn đề vào tầm nhìn tổng thể
-
3.VÍ DỤ
Ví dụ về trong kì học này mục tiêu của bản thân là đạt điểm A trong môn Đại Số
1 Strengths (Điểm mạnh):
-Kiến thức cơ bản vững chắc về các khái niệm và kỹ năng trong Đại số
-Khả năng áp dụng các phương pháp và công thức Đại số vào giải quyết các bài tập và vấn đề
-Kỹ năng phân tích và suy luận logic tốt, giúp trong việc hiểu và giải thích các vấn đề Đại số
2 Weaknesses (Điểm yếu):
- Thời gian học tập hạn chế hoặc phân tán do các cam kết khác như công việc, hoạt động
xã hội, và các môn học khác
Trang 12- Khó khăn trong việc hiểu và áp dụng một số phần nhất định của môn học Đại số, như đại
số tuyến tính hoặc đại số đa biến
3 Opportunities (Cơ hội):
- Tham gia các nhóm học tập hoặc nhóm ôn tập để học từ những đồng học có kinh nghiệm
và hỗ trợ lẫn nhau
- Sử dụng tài nguyên trực tuyến, sách giáo khoa bổ sung, hoặc các khóa học trực tuyến để tăng cường kiến thức và kỹ năng Đại số
4 Threats (Rủi ro):
- Áp lực từ những kì thi, bài kiểm tra hoặc các yêu cầu khác trong môn Đại số có thể tạo ra căng thẳng và lo lắng, ảnh hưởng đến hiệu suất học tập
- Khả năng mất động lực do thất bại liên tục hoặc cảm giác bế tắc trong việc hiểu và giải quyết các vấn đề Đại số
Dựa trên phân tích SWOT này, bạn có thể phát triển các chiến lược như tăng cường thời gian học tập, tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhóm học tập, tìm hiểu các tài liệu tham khảo bổ sung, và quản lý căng thẳng để tối đa hóa cơ hội và giảm thiểu rủi ro trong việc đạt điểm A trong môn Đại số