1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo bài tập nhóm tinh thần khởi nghiệp của doanh nhân doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hóa học

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hành trình khởi nghiệp...19PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KỸ THUẬT HÓA HỌC VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NHÂN/DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH...211.. TINH THẦN KHỞI NGHIỆP CỦA CÁC DOANH N

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG HÓA VÀ KHOA HỌC SỰ SỐNG

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

NHÂN/DOANH NGHIỆP THUỘC LĨNH VỰCHÓA HỌC

Ngành: KỸ THUẬT HÓA HỌC Giảng viên hướng dẫn: TS NGUYỄN ĐỨC TRỌNG

Mã lớp :142911

Nhóm sinh viên thực hiện : nhóm 22

Trang 2

HÀ NỘI, 2023

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 22:

Tạ Thị Hồng Loan 20201598Lê Thị Nhật Anh 20201351

Nguyễn Thị Hà Giang 20201454Nguyễn Chí Kiên 20191234Doãn Đình Tùng 20181000

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà nội, ngày 21 tháng 06 năm 2023

BIÊN BẢN HỌP PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÓM 22

I/ THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM

- Thời gian : 17h20 thứ Sáu, ngày 16 tháng 6 năm 2023- Địa điểm : Online

- Lê Thị Nhật Anh : Tinh thần khởi nghiệp của Huizhou JB Battery

- Vũ Thu Hà: Tinh thần khởi nghiệp của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh- Thời gian: ngày 22 tháng 6 năm 2023

3 Báo cáo chunga) Nhiệm vụ:

- Lời mở đầu + Phần 3( Kết luận và bài học kinh nghiệm sau khi nghiên cứu nội dung Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp): Nguyễn Thị Hà Giang- Phần 2:

+ Giới thiệu về ngành Kỹ thuật Hóa học : Tạ Thị Hồng Loan

Trang 4

+ Tổng hợp điểm chung điểm khác : Nguyễn Chí Kiên

- Phần 1 ( Tóm lược nội dung học phần Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp) Doãn Đình Tùng

b) Thời gian: 12 giờ ngày 21 tháng 6 năm 2023* Do bạn Tạ Thị Hồng Loan phụ trách

Cuộc họp kết thúc vào 16h cùng ngày/

Trang 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà nội, ngày 21 tháng 06 năm 2023

BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÀNH VIÊN NHÓM 22

1 Lê Thị Nhật Anh 20201351 Hoàn thành xuất sắc2 Tạ Thị Hồng Loan 20201598 Hoàn thành xuất sắc3 Vũ Thu Hà 20201464 Hoàn thành xuất sắc4 Nguyễn Thị Hà Giang 20201454 Hoàn thành xuất sắc5 Doãn Đình Tùng 20181000 Hoàn thành xuất sắc6 Nguyễn Chí Kiên 20191234 Không làm

NGƯỜI LẬP BẢN

LÊ THỊ NHẬT ANH

MỤC LỤC

Trang 6

1.2 Văn hóa doanh nghiệp 9

1.3 Văn hóa doanh nhân 9

1.4 Văn hóa kinh doanh 10

2.TRIẾT LÝ KINH DOANH 10

2.1 Khái niệm 10

2.2 Nội dung của triết lý kinh doanh: 10

2.3 Cách thức xây dưng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp112.4 Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiệnnay 113 ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 11

3.1 Khái niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh trong QTDN .11

3.2 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp 12

3.3 Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh 13

4 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 13

4.1 Khái niệm 13

4.2 Thực trạng xây dựng văn hóa ở các DN Việt Nam 14

4.3 Giải pháp xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp phùhợp Việt Nam 15

5 VĂN HÓA DOANH NHÂN 15

5.1 Khái niệm 15

5.2 Các nhân tố tác động đến VHDN 15

5.3 Các bộ phận cấu thành của VHDN 16

5.4 Phong cách doanh nhân 16

5.5 Tiêu chuẩn đánh giá phong cách doanh nhân 16

6 TINH THẦN KHỞI NGHIỆP 17

6.1 Khái niệm khởi nghiệp 17

6.2 Tinh thần khởi nghiệp 17

Trang 7

6.3 Các yếu tố cốt lõi của tinh thần khởi nghiệp 17

6.4 Khởi nghiệp ở Việt Nam 17

6.5 Mục đích chủ đạo của người khởi nghiệp 17

6.6 Mục đích khơi dậy tinh thần khởi nghiệp 17

6.7 Mô hình khởi nghiệp 18

6.8 Hành trình khởi nghiệp 19

PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KỸ THUẬT HÓA HỌC VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NHÂN/DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH 21

1 GIỚI THIỆU NGÀNH KỸ THUẬT HÓA HỌC 21

2 TINH THẦN KHỞI NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NHÂN/DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH ……….2

2Tinh thần khởi nghiệp của Công ty CP Stavian Hóa chất(Stavian Chemical) 23

Tinh thần khởi nghiệp của công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh26Tinh thần khởi nghiệp của doanh nghiệp HUIZHOU JB BATTERY28Tinh thần khởi nghiệp của công ty Cổ phần Phân bón và Hóachất Dầu khí Phú Mỹ………31

Tinh thần khởi nghiệp của Công ty Cổ phần Phân bón Hà Lan34Điểm chung và điểm khác biệt giữa các doanh nhân/ doanhnghiệp trong lĩnh vực hóa học 36

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 37

1 KẾT LUẬN 37

2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM 37

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Lời đầu tiên, để thành công trong ngành kinh doanh hóa học, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn của ngành này Điều này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học, nơi các sản phẩm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.

Tinh thần khởi nghiệp là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của bất kì ngành nghề nào, và ngành kỹ thuật hóa học không phải là một ngoại lệ Trong tương lai, tinh thần khởi nghiệp của ngành kỹ thuậtsẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các giải pháp sáng tạo và bền vững để giải quyết các thách thức về môi trường và sức khỏe con người

Tinh thần khởi nghiệp trong ngành kỹ thuật hóa học sẽ khuyến khích các nhà khoa học và kỹ sư tìm kiếm những cách tiếp cận mới để tạo ra các sản phẩm và quy trình sản xuất hóa học an toàn và bền vững Các công nghệ mới, như trí tuệ nhân tạo, máy học và blockchain, sẽ được áp dụng để tăng cường hiệu quả sản xuất và giảm tác động của ngành kỹ thuật hóa học đến môi trường Tinh thần khởi nghiệp trong ngành kỹthuật hóa học cũng khuyến khích sự hợp tác và tương tác giữa các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong việc chia sẻ kiến thức và tài nguyên Các startup và doanh nghiệp mới thành lập sẽ được khuyến khích và hỗ trợ để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học

Cuối cùng, tinh thần khởi nghiệp trong ngành kỹ thuật hóa học sẽ mang lại những cơ hội mới cho các nhà khoa học và kỹ sư trẻ, khuyến

Trang 9

khích họ tham gia vào các dự án và ứng dụng mới trong lĩnh vực này Tất cả những yếu tố này sẽ tạo ra một tinh thần khởi nghiệp năng độngvà đầy triển vọng cho ngành kỹ thuật hóa học trong tương lai

PHẦN 1: TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN VĂN HÓA KINH DOANH VÀ

TINH THẦN KHỞI NGHIỆP.

Nội dung cơ bản của học phần:

1 KHÁI NIỆM

1.1 Văn hóa

Nhà nhân học người Anh, Edward Tylor (1871) cho rằng: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, và các khả năng và các thói quen khác mà con người tuân thủ với tư cách là một thành viên của xã hội”.

Văn hóa làm cho mỗi con người trong xã hội có sự giống nhau và làm cho các xã hội khác biệt nhau.

Dù theo cách này hay cách khác thì chúng ta đều thừa nhận và khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa với con người Con người sáng tạo ra văn hóa, đồng thời con người cũng chính là sản phẩm của văn hóa

Trang 10

1.2 Văn hóa doanh nghiệp

Nhà xã hội học người Mỹ E.N.Schein đưa ra định nghiã văn hóa như sau: "Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể những thủ pháp và quy tắc giảiquyết vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong các nhân viên, những quy tắc đã tỏ ra hữu hiệu trong quá khứ và vẫn cấp thiết trong hiện tại Những quy tắc và những thủ pháp này là yếu tố khởi nguồn trong việc các nhân viên lựa chọn phương thức hành động, phân tích và ra quyết định thích hợp Các thành viên của tổ chức doanhnghiệp không đắn đo suy nghĩ về ý nghĩa của những quy tắc và thủ pháp ấy, mà coi chúng là đúng đắn ngay từ đầu".

Văn hóa doanh nghiệp còn đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích tập thể với lợi ích cá nhân và giúp cho mỗi cá nhân thực hiện vai trò của mình theođúng định hướng chung của doanh nghiệp.

1.3 Văn hóa doanh nhân

Văn hóa doanh nhân là hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.

1.4 Văn hóa kinh doanh

Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực.

2.TRIẾT LÝ KINH DOANH

- Định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp trong việc thực hiện mục đích và các mục tiêu.

- Giải quyết mỗi quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và các mục tiêu khác.2.2 Nội dung của triết lý kinh doanh:

Sứ mệnh- Khái niệm:

Trang 11

+ Bản tuyên bố nhiệm vụ của doanh nghiệp.

+ Lý do tồn tại, quan điểm, tôn chỉ, nguyên tắc, mục đích.+ Doanh nghiệp là ai, làm gì, làm vì ai và làm như thế nào?- Các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh:

- Các mục tiêu của doanh nghiệp- Sự phân cấp của các mục tiêu

- Kết hợp mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn; mục tiêu bộ phận và mục tiêu tổng thể

- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệpHệ thống các giá trị

- Xác định thái độ của doanh nghiệp với những người sở hữu, nhà quản trị, người lao động, khách hàng và các đối tượng liên quan khác.- Nội dung:

+ Nguyên tắc của doanh nghiệp+ Lòng trung thành và sự cam kết

+ Hướng dẫn những hành vi ứng xử mong đợi+ Phong cách ứng xử, giao tiếp

2.3 Cách thức xây dưng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp2.3.1 Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của triết lý kinh doanh- Điều kiện về cơ chế luật pháp

- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của doanhnhân

- Năng lực lãnh đạo của doanh nhân

Trang 12

- Sự chấp nhận tự giác của nhân viên2.3.2 Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh

- Từ kinh nghiệm: do người sáng lập đưa ra được kiểm nghiệm, đúc rútvà bổ sung

- Được tạo lập theo mong muốn của người quản lý Sự thảo luận củalãnh đạo và nhân viên.

2.4 Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nayMô hình 3 P:

- Profit- Product- People- People- Profit- Product- Product- People- Profit

3 ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

3.1 Khái niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh trong QTDNKhái niệm

- Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằmđiều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trongmối quan hệ với người khác, với xã hội.

- Chuẩn mực đạo đức: độ lượng, chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, tín,thiện,

Đạo đức Kinh doanh

- Xuất phát từ thực tiễn kinh doanh

- Ở phương tây ĐĐKD xuất phát từ những tín điều trong tôn giáo: sựtrung thực, sự chia sẻ,

- Những năm 70s trở thành vấn đề được nghiên cứu, giảng dạy liênquan đến hối lộ, quảng cáo lừa gạt, an toàn sản phẩm

- Những năm 90s thể chế hóa đạo đức kinh doanh; DN phải có tráchnhiệm với những

việc làm của mình

Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:- Tính trung thực

- Tôn trọng con người

- Gắn lợi ích của DN với lợi ích của KH và xã hội- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt3.2 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp3.2.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trang 13

3.3.4 Đạo đức trong quan hệ với khách hàng- Lợi ích khi sử dụng sản phẩm- Quảng cáo sai sự thât- Sản phẩm không an toàn

4 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.

4.1 Khái niệm

VHDN hay Văn hoá tổ chức được hiểu là một hệ thống hữu cơ các giátrị,các chuẩn mực,các quan niệm và hành vi do các thành viên trongdoanh nghiệp đó sáng tạo và tích luỹ trong quá trình tương tác với môitrường bên ngoài và hội nhập bên trong tổ chức,nó đã có hiệu lực vàđược coi là đúng đắn,do đó, được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa cácthế hệ thành viên như một phương pháp chuẩn mực để nhận thức,tưduy và cảm nhận trong mối quan hệ với các vấn đề mà họ phải đốimặt.

8 Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên tinhthần, tạo động lực cho sự thay đổi

9 Nhận biết các trở ngại và nguyên nhân từ chối thay đổi và xây dựngcác chiến lược để đối phó

10 Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố sự thay đổi văn hóa.

Trang 14

4.1.3 Các mô hình văn hóa doanh nghiệp trên thế giớia Mô hình văn hóa gia đình

b Mô hình tháp Eiffelc Mô hình tên lửa dẫn đườngd Mô hình lò ấp trứng

4.2 Thực trạng xây dựng văn hóa ở các DN Việt Nam

- Văn hóa Việt Nam cũng có những điểm hạn chế: người Việt Nam phấnđấu cốt để “vinh thân phì gia”, dễ dàng thoả mãn với những lợi íchtrước mắt, ngại cạnh tranh

- Trong xã hội tri thức ngày nay, những mặt hạn chế dần được khắcphục bởi trình độ giáo dục của mọi người ngày càng được nâng cao.Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế thế giới, nhất là khi ViệtNam đã chính thức trở thành thành viên của WTO

- Không thể để xảy ra tình trạng quốc tế hóa văn hóa doanh nghiệp.Xu hướng chủ yếu phát triển của văn hóa doanh nghiệp:

- Tôn trọng con người với tư cách là chủ thể hành vi, coi trọng tính tíchcực và tính năng động của con người trong kinh doanh

- Coi trọng chiến lược phát triển và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệpđể bồi dưỡng ý thức văn hóa doanh nghiệp

- Coi trọng việc quản lý môi trường vật chất và tinh thần của doanhnghiệp

- Coi trọng vai trò tham gia quản lý của công nhân viên chứcĐặc điểm nổi bật :

- Tính tập thể: do toàn thể thành viên doanh nghiệp tích luỹ lâu dài- Tính quy phạm: quy định của văn hóa mà doanh nghịêp đã đề ra,đồng thời doanh nghiệp cũng phải biết lắng nghe và cố gắng giải quyếthài hòa

- Tính độc đáo: xây dựng văn hóa doanh nghiệp độc đáo trên cơ sở vănhóa của vùng đất mà doanh nghiệp đang tồn tại

- Tính thực tiễn: văn hóa doanh nghiệp phát huy được vai trò của nótrong thực tiễn thì lúc đó mới thực sự có ý nghĩa

4.3 Giải pháp xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp Việt Nam

- Chúng ta có thể áp dụng mô hình văn hóa gia đình nhưng cần phải cókỷ luật tạo một niềm tự hào gắn bó của nhân viên với công ty thúc đẩysự sáng tạo và cống hiến của họ

- Doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược thị trường chiến lược pháttriển kinh doanh đi đôi với xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Trang 15

- Muốn vậy đầu tiên doanh nghiệp cần phải coi nhân lực là một nguồnvốn đặc biệt cần chăm lo cho con người trong doanh nghiệp về mọikhía cạnh của cuộc

sống cá nhân.

- Tiếp theo là phải xây dựng quan niệm hướng tới thị trường Việc cácdoanh nghiệp phải trở thành doanh nghiệp tự chủ để phù hợp với kinhtế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng hình thành quanniệm thị trường.

- Xây dựng quan niệm khách hàng là trên hết- Hướng tới vấn đề an sinh xã hội.

- Xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội.

- Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm và điều kiệncủa từng ngành màviệc áp dụng các mô hình văn hoá khác như tên lửa dẫn đuờng hay lòấp trứng và tháp Eiffel cũng được các công ty Việt Nam tận dụng khátốt và phát triển trong thời kỳ hội nhập.

5 VĂN HÓA DOANH NHÂN

Vai trò của văn hóa doanh nhân đối với văn hóa kinh doanh- Văn hóa doanh nhân là bộ phận quan trọng nhất, là cốt lõi của vănhóa doanh

nghiệp và văn hóa kinh doanh- Vai trò biểu tượng

- Vai trò dẫn dắt

5.2 Các nhân tố tác động đến VHDN- Nhân tố văn hóa

- Nhân tố kinh tế

- Nhân tố chính trị pháp luật5.3 Các bộ phận cấu thành của VHDN

- Năng lực của doanh nhân: chuyên môn, năng lực lãnh đạo, trí lực,tâm lực, thể lực, kỹ năng quản lý, phong cách lãnh đạo

Trang 16

- Tố chất doanh nhân: tầm nhìn chiến lược, khả năng thích nghi với môitrường, linh hoạt, sáng tạo

- Năng lực quan hệ xã hội- Nhu cầu về sự thành đạt- Say mê, yêu thích kinh doanh5.4 Phong cách doanh nhân

Theo Rensis Likert

- Phong cách quyết đoán – áp chế- Phong cách quyết đoán- nhân từ- Phong cách tham vấn

- Phong cách lãnh đạo theo mục tiêuTheo Daniel Goleman

- Phong cách gia trưởng- Phong cách ủy quyền

- Phong cách khích lệ năng động, sáng tạo- Phong cách dân chủ

- Phong cách nhạc trưởng- Phong cách bề trên

- Phong cách “con sói đơn độc”- Phong cách “nhà sản xuất”- Phong cách hình thức quan liêu- Phong cách người quản lý hành chính- Phong cách “vô chính phủ”

- Phong cách “người mộng tưởng”- Phong cách “người tập hợp”

5.5 Tiêu chuẩn đánh giá phong cách doanh nhân- Tiêu chuẩn về sức khỏe

- Tiêu chuẩn về đạo đức

- Tiêu chuẩn về trình độ và năng lực- Tiêu chuẩn về phong cách

- Tiêu chuẩn về thực hiện trách nhiệm

6 TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

Trang 17

6.1 Khái niệm khởi nghiệp

- Khởi nghiệp kinh doanh được hiểu là những nỗ lực thực hiện cácquyết định mạo hiểm về kinh doanh hoặc thành lập một doanh nghiệpmới, có thể dưới hình thức tự thuê, tự doanh, làm việc một mình, thànhlập một doanh nghiệp mới, hoặc mở rộng doanh nghiệp hiện tại bởimột cá nhân, nhóm cá nhân hoặc bởi một doanh nghiệp đã thành lập…

6.2 Tinh thần khởi nghiệp

- Tinh thần khởi nghiệp (entrepreneurship) còn được gọi là tinh thầndoanh nhân khởi nghiệp, là một thuật ngữ xuất hiện khá lâu trên thếgiới

- Những doanh nhân có tinh thần khởi nghiệp thật sự phải là những conngười mà bản thân họ có hoài bão vượt lên số phận, chấp nhận rủi rovới tinh thần đổi mới và sáng tạo.

- Peter F Drucker cho rằng “tinh thần doanh nhân khởi nghiệp đượchiểu là hành động của doanh nhân khởi nghiệp - người tiến hành việcbiến những cảm nhận nhạy bén về kinh doanh, tài chính và sự đổi mớithành những sản phẩm hàng hóa mang tính kinh tế

6.3 Các yếu tố cốt lõi của tinh thần khởi nghiệp

Khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh; thái độ chấp nhận rủi ro; và ýtưởng đổi mới - sáng tạo Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số đặctrưng của tinh thần khởi nghiệp là:

- Có hoài bão và khát vọng kinh doanh; - Có khả năng kiến tạo cơ hội kinh doanh; - Độc lập và dám làm, dám chịu trách nhiệm;

- Phát triển ý tưởng sáng tạo và đổi mới phương pháp giải quyết vấnđề;

- Bền bỉ và dám chấp nhận rủi ro, thất bại;- Có đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.6.4 Khởi nghiệp ở Việt Nam

- 72% Chủ doanh nghiệp có độ tuổi Khởi từ 30 trở lên, phần lớn chủdoanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp trong độ tuổi 30

- 84% có bằng đại học, 16% không có bằng đại học

- Đa phần các doanh nghiệp khởi nghiệp trong 3 năm gần đây đều cóbằng đại học theo điều tra của VCCI.

6.5 Mục đích chủ đạo của người khởi nghiệp- Trước hết là muốn khẳng định bản thân - Muốn đóng góp cho xã hội

Trang 18

- Còn động cơ vì tiền, vì sự giàu có chỉ là thứ yếu.6.6 Mục đích khơi dậy tinh thần khởi nghiệp

- Hình thành tinh thần khởi nghiệp cho giới trẻ ngay từ khi còn ngồitrên ghế nhà trường Bài học từ các quốc gia phát triển trên thế giớicho thấy, ý chí tự làm chủ của con người phải được tôi luyện trong hệthống giáo dục và xã hội ngay từ khi còn nhỏ

- Để khởi nghiệp thành công cần phải biết được nội lực của mình Từkhi có ý tưởng đến khi thành lập một dự án cần chuẩn bị kế hoạch bàibản gồm: cơ sở, tiền đề để khởi nghiệp, chọn ngành nghề kinh doanhphù hợp, bộ máy điều hành đảm bảo tinh gọn, nhưng hiệu quả.6.7 Mô hình khởi nghiệp

1 Khởi nghiệp xuất phát từ sở thích, đam mê

- Từ sở thích và đam mê, rồi từ đó tạo động lực để phát triển.

- Vì đam mê và thú vui cá nhân, làm không vì ai trừ chính họ, vừa làmvừa hưởng, vừa kiếm tiền vừa thỏa mãn đam mê.

- Điểm bắt đầu kinh doanh có thể đơn giản nhưng chỉ cần đáp ứng nhưcầu thực tế, thì việc người tiêu dùng hưởng ứng chỉ còn là vấn đề thờigian.

2 Khởi nghiệp kinh doanh nhỏ, doanh nghiệp hộ gia đình

- Đây là một mô hình kinh doanh phổ biến chúng ta dễ dàng bắt gặp,đó là một tiệm tạp hóa, một cửa hàng quần áo hay một cửa hàng làmtóc… Chủ cửa hàng thường là một cá nhân hoặc gia đình, kiêm nhiệmnhiều vai trò từ quản lý đến lao động chính.

- Với số vốn không quá lớn, nên mục tiêu của hình thức kinh doanh nàythường là để nuôi sống bản thân và gia đình Tuy không phải là mộtstart-up lớn, nhưng mô hình kinh doanh này là một phần không thểthiếu trong cuộc sống và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

3 Khởi nghiệp hướng chuyển nhượng, doanh nghiệp “nuôi để bán”- Nhiều start-up với số vốn nhỏ không đặt mục tiêu trở thành các tậpđoàn tiền tỷ mà mục đích của họ là xây dựng ý tưởng để bán chodoanh nghiệp lớn hơn Những thương vụ mua bán có thể đạt đến giá trịhàng tỷ đô, mang đến lợi nhuận kinh tế vô cùng lớn cho nhà đầu tư - Ví dụ như câu chuyện của Linkedin – trang mạng xã hội cho người laođộng và nhà tuyển dụng – đã chính thức về tay Microsoft với mức giá26,2 tỷ đô la Mỹ.

4 Khởi nghiệp hướng xã hội, phi thương mại

- Đây thường là tổ chức cộng đồng, thuộc chính phủ hoặc phi chínhphủ Họ được xây dựng để làm từ thiện, giúp đỡ các hoàn cảnh khókhăn

Trang 19

- Mục đích của họ không phải để làm giàu mà muốn hướng đến nhữngđiều tốt đẹp cho cộng đồng

- Gọi vốn để duy trì các hoạt động xã hội, họ thường gọi vốn bằng việcgây quỹ, gọi quyên góp hoặc tài trợ từ các cá nhân, tổ chức, mạnhthường quân.

5 Khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng, tham vọng lớn

- Trên thực tế, hình thức doanh nghiệp này không nhiều Tuy nhiên, họlại là những sắc màu nổi trội nhất, không thể thiếu của làng khởinghiệp thế giới

- Google đã mở đầu cho cuộc cách mạng thông tin toàn cầu

- Facebook đã tạo nên kỷ nguyên mới của việc kết nối, chia sẻ và traođổi thông tin trực tuyến

Trọng tâm của giai đoạn này là tìm kiếm cơ hội, nâng cao kinh nghiệm cùng kỹ năng, xây dựng doanh nghiệp (cơ cấu, cố vấn, kế hoạch,…) và giải quyết vấn đề nguồn vốn.

Có thể nói, nguồn vốn là vấn đề cơ bản cũng là quan trọng nhất khi thành lập một doanh nghiệp Hầu hết các startup đều cần vay mượn từbạn bè, người thân, các nhà đầu tư cá nhân, hay đăng ký vay từ ngân hàng, chính phủ hoặc các tổ chức tài chính.

2.Giai đoạn khởi động.

Khi đã có nguồn vốn, doanh nghiệp có thể tập trung vào phát triển và sản xuất sản phẩm của mình và tung ra thị trường Giai đoạn này cũng là giai đoạn thử thách, bởi doanh nghiệp sẽ mất thời gian để định vị thương hiệu, vị thế, tìm kiếm các khách hàng trung thành

Đây là giai đoạn lợi nhuận thu về sẽ không được cao, đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi Nhưng không nên vì vậy mà nản lòng Một nhà quản trị cần biết nhẫn nại, khảo sát thực tế nhu cầu từ khách hàng và chắc chắn rằng hướng đi của doanh nghiệp là đúng đắn

3.Giai đoạn phát triển.

Sang đến giai đoạn này, doanh nghiệp đã có những bước đi vững vàng và có kinh nghiệm hơn Doanh thu cùng với lượng khách hàng cũ và mới đều tăng lên Tuy nhiên, lợi nhuận sẽ đi kèm với rủi ro và cạnh tranh cao Sức ép đến từ các đối thủ cạnh tranh đặt ra thách thức trongviệc tiếp tục kêu gọi được nguồn vốn

Trang 20

Để làm được thì nhà quản trị cần hoàn thiện kế hoạch kinh doanh và phương pháp điều hành Nhịp độ tăng trưởng phụ thuộc vào sự vận hành của doanh nghiệp đó Doanh nghiệp cần áp dụng hệ thống quản lý, phương pháp tính toán và có đội ngũ nhân viên chất lượng cao để xử lý tốt các vấn đề phát sinh

Quản trị vừa là nghệ thuật vừa là khoa học, chủ doanh nghiệp cần vận dụng linh hoạt mọi thứ để đảm bảo sự thành công Đó mới chính là chìa khóa của giai đoạn này

4.Giai đoạn ổn định.

Nếu nói giai đoạn 3 là giai đoạn ‘thành niên” thì sang giai đoạn 4 sẽ là giai đoạn “trưởng thành” Khi này, việc kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng ổn định Doanh nghiệp duy trì hoạt động cùng với lượng khách trung thành tăng cao, khẳng định vị thế trên thị trường.Các phương án và kế hoạch đều được tính toán phù hợp với mục tiêu ổn định lâu dài của doanh nghiệp Ngoài ra, đây cũng là thời gian chuẩn bị cho bước ngoặt mới Do vậy, doanh nghiệp cần tăng năng suất hoạt động, thiết lập chu trình mới, tạo hình ảnh vững chắc hơn Đồng thời cần tránh các tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng khiến doanh nghiệp bị suy yếu

Nguồn vốn để tái tạo, đổi mới của doanh nghiệp có thể lấy từ lợi nhuậnhay các khoản đầu tư, viện trợ của ngân hàng, chính phủ

5.Giai đoạn mở rộng.

Khách hàng đã quen thuộc với các sản phẩm của doanh nghiệp, vì thế, thay đổi chính là cốt lõi của giai đoạn này Doanh nghiệp có thể hướng tới nhóm đối tượng mới, tung ra sản phẩm, dịch vụ mới,… Đây có thể làthách thức lớn cho người đứng đầu

Việc tiếp cận thị trường mới đòi hỏi tiền bạc và thời gian để nghiên cứu,tìm tòi và lên chiến lược Tuy bước vào một lĩnh vực mới là nước đi mạo hiểm nhưng cũng là cơ hội để mở rộng quy mô và lợi nhuận của doanh nghiệp

Nguồn vốn cho giai đoạn này có thể kêu gọi từ các đối tác, các nhà đầutư hay phát hành chứng khoán.

6.Giai đoạn suy thoái.

Có thịnh tất có suy, sau thời gian phát triển mạnh mẽ, doanh nghiệp sẽdần có sự suy yếu Sự thay đổi về thị trường, kinh tế, xã hội làm cho doanh thu sụt giảm nhanh chóng Đôi khi doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tình trạng thua lỗ và nhiều vấn đề phát sinh

Vấn đề lớn nhất cần giải quyết là kéo dài thời gian để huy động thêm vốn từ bên ngoài đồng thời giải quyết các vấn đề bên trong doanh nghiệp Vì thế, doanh nghiệp thường cắt giảm tối đa chi phí và nguồn vốn, đồng thời tìm ra hướng đi mới để vượt qua thời kỳ khủng hoảng

Trang 21

Không thể phủ nhận, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp đến khi chuẩn bị phá sản nhưng lại hồi sinh vào phút cuối Tuy nhiên, những trường hợp này không nhiều, nên chủ doanh nghiệp không nên đặt quá nhiều kỳ vọng

7.Giai đoạn tan rã.

Giai đoạn này là thời điểm mà doanh nghiệp tan rã, phá sản, chấm dứt tất cả công việc kinh doanh Vị thế doanh nghiệp đã không còn như xưa, thua lỗ trầm trọng không thể cứu vớt được nữa, nhân viên rời bỏ tổ chức

Cuối cùng, nhà quản trị sẽ phải đưa ra quyết định, có thể là thông báo phá sản hoặc thỏa thuận mua bán, chuyển nhượng kinh doanh,… Đây là thời gian chấm hết của quá trình khởi nghiệp.

PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KỸ THUẬT HÓA HỌC VÀ TINH THẦN

KHỞI NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NHÂN/DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH

1 GIỚI THIỆU NGÀNH KỸ THUẬT HÓA HỌC

Kỹ thuật hóa học là một nhánh của kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế, phát triển và vận hành các quy trình và thiết bị hóa học Các kỹ sư hóa học áp dụng các nguyên tắc hóa học, vật lý và toán học để phát triển và tối ưu hóa các quy trình sản xuất hóa chất, nhiên liệu, dược phẩm và các sản phẩm khác.

Kỹ thuật hóa học liên quan đến việc thiết kế và vận hành các nhà máy hóa chất, có thể bao gồm các quy trình như phản ứng hóa học, kỹ thuật phân tách và hoạt động truyền nhiệt Các kỹ sư hóa học chịu trách nhiệm lựa chọn và thiết kế thiết bị, kiểm soát các điều kiện của quy trình và đảm bảo rằng quy trình vận hành an toàn và hiệu quả.Ngoài việc thiết kế và vận hành các nhà máy hóa chất, các kỹ sư hóa học còn đóng vai trò phát triển các vật liệu và sản phẩm mới Họ có thểlàm việc để phát triển các polyme mới, chất xúc tác hoặc các hợp chất hóa học khác để sử dụng trong nhiều ứng dụng.

Nhìn chung, kỹ thuật hóa học là một lĩnh vực đa dạng và liên ngành, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất nhiều sản phẩm và vật liệumà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày,bao gồm :

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:08

w