1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Eg48 soạn thảo văn bản hành chính Đề số 1

5 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc trưng về thể thức của công văn? Phân biệt công văn hướng dẫn và công văn giải thích. Anh (chị) hãy soạn hoàn chỉnh một trong 2 loại công văn này
Tác giả Họ Tên Sinh Viên
Trường học Trường
Chuyên ngành Soạn thảo văn bản hành chính
Thể loại Bài làm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 484,87 KB

Nội dung

EG48_Soạn thảo văn bản hành chính_đề số 1 EG48_Soạn thảo văn bản hành chính_đề số 2 EG48_Soạn thảo văn bản hành chính_đề số 3 EG48_Soạn thảo văn bản hành chính_đề số 4 EG48_Soạn thảo văn bản hành chính_đề số 5

Trang 1

TRƯỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2024

Họ tên sinh viên:

Đề 01: Đặc trưng về thể thức của công văn? Phân biệt công văn hướng dẫn và công

văn giải thích Anh (chị) hãy soạn hoàn chỉnh một trong 2 loại công văn này

Bài làm

1 Một số khái niệm

1.1 Khái niệm công văn

Công văn (bức thư công) là văn bản hành chính được sử dụng để giao dịch chính thức giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức

và công dân nhằm thực hiện hoạt động quản lý, điều hành một cách có hiệu quả nhất

1.2 Phân loại công văn

Công văn được rất nhiều chủ thể sử dụng làm phương tiện trong hoạt động quản lí, do vậy có rất nhiều loại công văn trong đó chứa đựng nội dung truyền tải khác nhau Dựa vào nội dung, mục đích sử dụng và mối quan hệ giữa các chủ thể ban hành, công văn được phân chia thành các loại sau:

* Công văn do cấp trên ban hành:

- Công văn chỉ đạo, yêu cầu, đôn đốc, nhắc nhở

- Công văn hướng dẫn thực hiện văn bản hoặc công việc

- Công văn giải thích

- Công văn trả lời đề nghị của cấp dưới

- Công văn chấp thuận, cho phép

- Công văn thăm hỏi

* Công văn do cấp dưới ban hành:

- Công văn trình cấp trên đề án, kế hoạch

- Công văn đề nghị, xin ý kiến giải quyết công việc

Trang 2

- Công văn tiếp thu, phê bình

- Công văn cảm ơn

* Công văn do các chủ thể ngang cấp ban hành:

- Công văn giao dịch, trao đổi ý kiến

- Công văn đề nghị phối hợp, giải quyết công việc;

- Công văn từ chối

* Công văn Nhà nước gửi cho công dân

- Công văn hướng dẫn, giải thích

- Công văn trả lời

3 Yêu cầu đối với soạn thảo công văn

Công văn là văn bản hành chính đa dạng về loại hình nhằm giải quyết nhiều vấn đề trong hoạt động quản lí nhưng khi ban hành người soạn thảo phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Khi soạn thảo phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về thể thức, kỹ thuật trình bày ( Thông tư số 01/2011/TT-BNV, ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ quy

định về thể thức văn bản hành chính), hình thức công văn có một số điểm đặc thù sau:

+ Công văn là văn bản không có tên Đây là điểm phân biệt giữa công văn và các loại văn bản khác Bởi công văn thực chất được hiểu là “công thư”, tức bức thưgiải quyết việc công nên không có tên loại Do vậy công văn là văn bản hành chính duy nhất không được trình bày tên loại ở chính giữa văn bản

+ Trích yếu nội dung văn bản trình bày góc trái dưới số và ký hiệu văn bản

Do công văn không có tên ở chính giữa như các văn bản khác nên trích yếu nội dung trình bày lệch về góc trái, dưới số và ký hiệu văn bản; trong khi đó phần trích yếu nội dung của văn bản khác được trình bày dưới tên văn bản

4 Đặc trưng của công văn

Công văn được sử dụng nhiều bởi vì công văn có nhiều đặc điểm nổi bật Đặc

Trang 3

Thứ nhất: Công văn không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên trình tự, thủ tục ban hành đơn giản, nhanh chóng, phù hợp với những trường hợp giải quyết các công việc khẩn cấp

Thứ hai: Công văn có nhiều loại khác nhau được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật,… phù hợp với nhiều mục đích khác nhau của các chủ thể ban hành

Thứ ba: Công văn không bắt buộc là đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ban hành mà có thể do các cá nhân nếu văn bản pháp luật, điều lệ tổ chức, doanh nghiệp có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đó

Thứ tư: Trong công văn không có hiệu lực thi hành nên công văn chấm dứt hiệu lực khi các chủ thể thực hiện xong, giải quyết xong các công việc trên thực tế

Thứ năm: Công văn không được áp dụng rộng rãi phổ biến mà chỉ được áp dụng cho chủ thể đó, công việc đó Nhất là đối với công văn hướng dẫn, nếu có sự việc tương tự, muốn được giải quyết vẫn phải xin hướng dẫn từ đầu

Phân biệt Công văn hướng dẫn và công văn giải thích

* Giống nhau:

- Đều là công văn sử dụng để giao dịch chính thức giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức và công dân

- Khác nhau về đối tượng

– Công văn hướng dẫn:

Công văn hướng dẫn là công văn có nội dung hướng dẫn thực hiện về nội dung nào đó đã được quy định mà chưa rõ ràng hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, văn bản nội bộ, quy định của đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo yêu cầu của cấp dưới

– Công văn giải thích:

Công văn giải thích là công văn được dùng để cụ thể hóa, chi tiết hóa nội dung của các văn bản khác về thực hiện một công việc nào đó mà cơ quan, cá nhân nhận được chưa rõ, có thể hiểu không đúng về các quy định

Trang 4

Về cơ bản, công văn hướng dẫn và công văn giải thích khá giống nhau nên sẽ

có nhiều người hiểu nhầm về 2 loại công văn này

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2024

Số: 6082/VPCP-KGVX V/v tăng

cường thực hiện công tác phòng,

chống dịch Covid-19

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng;

- Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Bộ Y tế

Nhằm kiểm soát tốt dịch Covid-19 tại thành phố Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu:

1 Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt các chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 (Thông báo số 253/TB-VPCP ngày 25 tháng 7 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ)

2 Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, hỗ trợ thành phố Đà Nẵng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin truy vết trên diện rộng tại thành phố Đà Nẵng, nhất là các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm, kể cả khách du lịch

3 Bộ Y tế chỉ đạo, hỗ trợ thành phố Đà Nẵng tăng cường năng lực xét nghiệm, điều trị; điều tra, giám sát dịch, nhất là các đối tượng, các khu vực có nguy

cơ cao

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân

Trang 5

Nơi nhận:

- Như trên;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng (để báo cáo);

HONG

- Các thành viên BCĐ Quốc gia p/c dịch Covid-19,

- VPCP: BTCN, PCN nguyễn Xuân Thành; các Vui tết

QHĐP, KTTH, TH; Trợ lý TTg; TGĐ Cổng TTĐT, CỬ

- Lưu: VT, KGVX (3).vt.38

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

Ngày đăng: 17/06/2024, 15:15

w