1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh khai thác phần mềm violet xây dựng trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi dạy tiết bài tập về sóng điện từ

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KHAI THÁC PHẦN MỀM VIOLET XÂY DỰNG TRÒ CHƠINHẰM TAO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI DẠY TIẾT

Trang 2

MỤC LỤCPHẦN 1 MỞ ĐẦU 2

1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 21.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

PHẦN 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3

2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 32.1.1 Chức năng về phần mềm Violet 3

2.1.2 Hệ thống kiến thức của sóng điện từ 3

2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4

2.3.4 Các hoạt động tiến hành trên lớp 16

2.4 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG 172.4.1 Đối với hoạt động giáo dục 17

2.4.2 Đối với bản thân và đồng nghiệp 172.4.3 Đối với Nhà trường 17

PHẦN 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19

3.2 KIẾN NGHỊ 19

Trang 3

PHẦN 1 MỞ ĐẦU1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có vai trò rấtquan trọng trong hoạt động của con người Nó là động cơ thúc đẩy con ngườitham gia tích cực vào hoạt động đó Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dùphải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao.Vì vậy trong công việc giảng dạy việc tạo hứng thú cho học sinh đóng một vaitrò rất quan trọng Nó giúp học sinh tập trung hơn và tiếp nhận kiến thức tốthơn.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ có những bước phát triển đột phá củacông nghệ thông tin, cung cấp rất nhiều phương tiện có thể giúp giáo viên trongviệc làm sinh động bài giảng của mình Ví dụ như Violet, Canva, powerpoint…….

Lứa tuổi của các em học sinh có tâm lý tò mò, ham hiểu biết, thích khẳng

định mình, thích được “học mà chơi – chơi mà học” Nên việc tạo ra các trò chơi

khi tổ chức hoạt động dạy học chắc chắn sẽ có tác dụng rất tốt trong việc tạohứng thú cho học sinh

Trong tiết bài tập về sóng điện từ vật lý 11 cần phải củng cố và khắc sâu

nhiều kiến thức hay về sóng điện từ, nó rất quan trọng với các em trong các kìthi cấp phổ thông, là nền tảng cho việc tiếp cận một số vấn đề trong các trườngchuyên nghiệp, thậm chí có thể còn phục vụ cho công việc của các em sau này.Tuy nhiên nội dung cần ôn tập khá nhiều lý thuyết nên dẫn đến học sinh có tâmlý nhàm chán, thiếu tập trung dẫn đến kết quả của giờ học không tốt

Để khắc phục những khó khăn này, với cương vị là một giáo viên vật lý

tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Khai thác phần mềm Violet xây dựng tròchơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi dạy tiết bài tập về sóng điện từ”

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

- Giúp học sinh hứng thú với bài học và yêu thích môn vật lý

- Giúp học sinh hiểu nắm vững kiến thức về sóng điện từ và thang sóng điện từ- Học sinh vận dụng được những kiến thức đã học để giải thích được các ứngdụng của các loại sóng điện từ trong cuộc sống

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

- Nội dung kiến thức cần đạt trong tiết bài tập về sóng điện từ

- Cách khai thác phần mềm Violet để tạo trò chơi một cách hiệu quả để học sinhnắm được hết các yêu cầu cần đạt một cách hứng thú

- Học sinh lớp 11A1 năm học 2023 – 2024 trường THPT Hậu Lộc 2 và học sinh

lớp 11A5 năm học 2023 - 2024 trường THPT Hậu Lộc 2, Tỉnh Thanh Hóa.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp hoạt động nhóm, phương phápdạy học bằng trò chơi, phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, phương phápthống kê xử lý số liệu

Trang 4

PHẦN 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1.1 Chức năng về phần mềm Violet

- ViOLET (Visual & Online Lesson Editor for Teachers) theo nghĩa

Tiếng Việt thì nó là công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên

- Với ViOLET có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả.

- Vì phần mềm là dành riêng cho việc soạn bài giảng nên ViOLET rất chú trọng trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác…

- Ngoài các chức năng cơ bản như PowerPoint, phần mềm còn có những chức năng đặc biệt khác như: tạo bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ, kéo thả chữ, đặc biệt là tạo bài tập tổng hợp với giao diện trò chơi rất hấp dẫn

2.1.2 Hệ thống kiến thức của sóng điện từ2.1.2.1 Sóng điện từ

- Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong khônggian.

- Tốc độ lan truyền của sóng điện từ trong chân khôngbằng 3.108 (m/s) Đúng bằng tốc độ ánh sáng trong chânkhông.

- Ánh sáng là sóng điện từ.

- Sóng điện từ là sóng ngang, phương truyền sóngvuông góc với phương dao động của điện trường và từtrường.

- Các thành phần vectơ đặc trưng cho điện trường và từtrường dao động cùng pha, vuông góc với nhau vàvuông góc với phương truyền sóng điện từ.

2.1.2.2 Thang sóng điện từ

Trang 5

- Toàn bộ thang sóng điện từ, từ sóng dài nhất (hàng chục km) đến sóngngắn nhất (cỡ 1012m đến 10-15 m) đã được khám phá và sử dụng.

- Bức xạ có bước sóng càng ngắn, thì tần số càng lớn, mang năng lượng cànglớn và ngược lại.

Bảng so sánh các bức xạ trong thang sóng điện từLoại

bức xạ

Bước sóngNguồn phátỨng dụngBức xạkhả kiếnHồng

khoảng từ 0,76𝜇m đến 1 mm

Vật có nhiệt độcao hơn môitrường xungquanh.

Ví dụ: Bóngđèn dây tóc,bếp ga, bếpthan,…

- Công nghiệp: sấy khôcác sản phẩm.

- Y học: sưởi ấm chữacác bệnh ngoài da, bệnhvề xương khớp, giúpmáu lưu thông.

- Quân sự: đèn hồngngoại, tên lửa dẫn đườngban đêm

Khôngnhìn thấy

khoảng từ 0,38nm đến 0,76𝜇m, ánh sángđỏ 0,76 𝜇m,ánh sáng tímkhoảng 0,38nm.

Mặt trời, tiasét, bóng đèn,bếp lửa…

- Tác dụng nhiệt: làmnóng vật

- Tác dụng sinh học: gâyra các biến đổi sinh họctrong cơ thể sinh vật- Tác dụng quang điện:tác dụng lên pin quangđiện.

Nhìnthấy.Quangphổ làmột dảimàu biếnthiên liêntục từ tímđến đỏ.

Nằm trongkhoảng từ10 nm đến400 nm

Vật có nhiệt độtrên 2000°C

- Đời sống: Chụp ảnh- Công nghiệp: Phát hiệncác vết nứt, trầy xướctrên bề mặt sản phẩm- Y tế: Khử trùng, chữacòi xương

Khôngnhìn thấy

Nằm trongkhoảng từ1 mm đến100 km

Phát ra từ anten Sử dụng để "mang" cácthông tin như âm thanh,hình ảnh đi rất xa

- Sử dụng trong đài phátthanh, truyền hình địaphương

- Sử dụng trong viễnthông quốc tế, truyềnhình qua vệ tinh

Khôngnhìn thấy

Tia X Bước sóngnhỏ hơn tia

Tia X được tạora khi các

- Y học: chẩn đoán hìnhảnh, chữa trị

Khôngnhìn thấy

Trang 6

tử ngoại(khoảng từ30 pm đến3 nm)

chuyển độngvới tốc độ caotới đập vào tấmkim loại cónguyên tửlượng lớn trongống tia X

- Công nghiệp: phát hiệncác khuyết tật của vậtliệu đúc

- Giao thông: kiểm trahành lí của khách hàng…

Khoảng từ 10-5

từ các phảnứng hạt nhân.

- Y học: dùng trong phẫuthuật, điều trị các cănbệnh liên quan đến khốiu, dị dạng mạch máu, cácbệnh chức năng của não.- Công nghiệp: phát hiệncác khuyết tật của mộtcách rõ nét

Khôngnhìn thấy

2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINHNGHIỆM.

2.2.1 Thực trạng về phía học sinh

Trong các giờ học rất nhiều học sinh thường xuyên bị mất tập trung đặcbiệt là những đối tượng học sinh có học lực trung bình và dưới trung bình Córất nhiều học sinh có tâm lý rất ngại học, ngại đến trường, xem một tiết học trôiqua rất nặng nề, vẫn còn hiện tượng ngủ trong giờ, bỏ tiết, nghỉ học…

2.2.2 Thực trạng về phương pháp giảng dạy hiện tại của giáo viên

Đa phần giáo viên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, nếu cóứng dụng công nghệ thông tin thì cũng chủ yếu là trên Word hoặc Power pointvới những tính năng thông thường, vì vậy bài giảng rất dễ gây nhàm chán khôngkích thích được sự chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh

2.2.3 Thực trạng kết quả trước khi áp dụng sáng kiến

Khi thực tế dạy tại lớp 11A5 trường THPT Hậu Lộc 2 tiết bài tập về sóngđiện từ, Tôi áp dụng cho học sinh ôn tập và chữa bài tập theo kiểu vấn đáptruyền thống và quan sát thấy có nhiều em bị thiếu tập trung trong tiết học, cónhững em bị cô nhắc nhở nhiều lần trong giờ Sau khi dạy tiết học này và cholàm bài khảo sát 10 phút tôi thu được kết quả như sau:

Sĩ sốHS

Trang 7

Bước 2: Chọn vào ô khoanh tròn

Bước 3 Ấn vào tải về

Bước 4: Sau khi tải xong vào mục Downloads của máy tính nháy đúp vàovùng khoanh tròn để bắt đầu cài đặt

Bước 5 Để cài đặt ấn: tiếp tục >> tiếp tục >> tiếp tục >> cài đặt >> Kếtthúc

2.3.2 Hệ thống câu hỏi sử dụng trong bài 2.3.2.1 Nhóm 1 game đua xe

Trang 8

Câu 1: Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, sóng vô tuyến cực ngắn FM, ánh sáng đỏ,

được sắp xếp theo thứ tự thê hiện tính chất sóng tăng dần là

A tử ngoại, sóng FM, hồng ngoại, tia đỏ.B hồng ngoại, tử ngoại, tia đỏ, sóng FM C tử ngoại, tia đỏ, hồng ngoại, sóng FM.D sóng FM, tử ngoại, hồng ngoại, tia đỏ

Câu 2: Tia hồng ngoại

A được ứng dụng để sưởi ấm B là ánh sáng nhìn thấy, có màu

C không truyền được trong chân không D không phải là sóng điện từ.

Câu 3: Tia hồng ngoại và tia X đều có bản chất là sóng điện từ, có bước sóng

dài ngắn khác nhau nên

A chúng bị lệch khác nhau trong từ trường đều

B có khả năng đâm xuyên khác nhau.

C chúng bị lệch khác nhau trong điện trường đều.

D chúng đều được sử dụng trong y tế để chụp X-quang (chụp điện

Câu 4: Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây về tia X là sai?

A Tia X truyền được trong chân không

B Tia X không bị lệch hướng đi trong điện trường và từ trường.

C Tia X có bước sóng lớn hơn bước sóng tia hồng ngoại D Tia Rơnghen có khả năng đâm xuyên.

Câu 5: Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?

A Tia hồng ngoại và tia tử ngoại gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi

Câu 1: Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động: hồ quang điện, màn hình máy

vô tuyến, lò sưởi điện, lò vi sóng; nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất là

A màn hình máy vô tuyến B lò vi sóng C lò sưởi điện D hồ quang điện.

Câu 2: Tia tử ngoại

A được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn B có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma C không truyền được trong chân không

D có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước.

Câu 3: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?

A Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.

B Các vật ở nhiệt độ trên 2000°C chỉ phát ra tia hồng ngoại C Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím D Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.

Câu 4 : Tia tử ngoại được dùng

A trong y tế để chụp điện, chiếu điện

Trang 9

B để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại C để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh

D để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại.

Câu 5: Một sóng vô tuyến có tần số 108 Hz được truyền trong không trung vớitốc độ 3.108 m/s Bước sóng của sóng đó là

2.3.2.3 Nhóm 3 game sút luân lưu

Câu 1: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?

A Tia tử ngoại làm phát quang một số chất.

B Tia tử ngoại có một số tác dụng sinh lí: diệt khuẩn, nấm mốc, C Tia tử ngoại có tác dụng lên phim ảnh

D Tia tử ngoại là dòng các êlectron có động năng lớn.

Câu 2 : Tia X

A cùng bản chất với tia tử ngoại.

B mang điện tích âm nên bị lệch trong điện trường C cùng bản chất với sóng âm.

D có tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại

Câu 3 : Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây đúng?

A Tia X có khả năng đâm xuyên kém hơn tia hồng ngoại B Tia X có tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.

C Tia X có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy D Tia X có tác dụng sinh lí: nó hủy diệt tế bào

Câu 4: Khi nói về tia X, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A Tia Rơn-ghen có tác dụng lên kính ảnh.

B Tia Rơn-ghen bị lệch trong điện trường và trong từ trường C Tần số tia Rơn-ghen nhỏ hơn tần số tia hồng ngoại.

D Trong chân không, bước sóng tia Rơn-ghen lớn hơn bước sóng tia tím.

Câu 5: Tính chất nào sau đây không phải là của tia tử ngoại?

A Không bị nước hấp thụ.B Làm ion hóa không khí.

C Tác dụng lên phim ảnh.D Có thể gây ra hiện tượng quang

2.3.3 Thiết kế trò chơi

2.3.3.1 Thiết kế trò chơi đua xeBước 1: Mở phần mềm để thao tác

- Ấn vào biểu tượng phần mềm trên màn hình

- Ấn vào phím dùng thử nếu chưa mua bản quyền

Trang 10

Bước 2: Cập nhật chức năng game đua xe- Ấn vào tuỳ chọn

- Ấn vào cập nhật chức năng mới

- Ấn vào chức năng mới trên violet store chọn vào game đua xe rồi ấn cập

nhật

Trang 11

Bước 3: Nhập câu hỏi- Ấn vào dấu +

- Nhập chủ đề rồi ấn tiếp tục- Chọn công cụ

- Chọn đua xe

- Chỉnh sửa và nhập câu hỏi

- Nhập đến câu hỏi cuối cùng rồi ấn đồng ý

Trang 13

Để lưu lại chọn vào ô khoanh trònSau đó chọn thư mục lưu rồi ấn đồng ý

Trang 15

Bước 4: Lấy để trình bày

Ấn vào biểu tượng như bên dưới ở nơi mình lưu fileChọn vào Lesson.exe

Rồi bắt đầu cho học sinh tham gia chơi

Trang 17

2.3.3.2 Trò chơi cóc vàng tài ba và sút luân lưu

Tiến hành tương tự trò đua xe

Trang 18

2.3.4 Các hoạt động tiến hành trên lớp

Hoạt động 1: Ổn định lớp học kiểm tra sĩ số ( 5 phút)

Hoạt động 2: Nhắc lại một số kiến thức cơ bản về sóng điện từ ( 5 phút)

 Rút thăm một em bất kì từ bộ bài mang tên học sinh do cô tự chế ra đểtìm người sẽ lên để hoàn thiện bảng kệ thống kiến thức

Trang 19

Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi, tổng kết và tuyên dương đội dành chiến

+ Khi tham gia chơi nếu đội tham gia trước trả lời sai thì sẽ mấtlượt tham gia nhường cho đôi tiếp theo chơi lại trò chơi này

+ Cuối cùng nếu đội nào vượt qua được nhiều trò chơi nhất đội đósẽ chiến thắng

+ Đội chiến thắng sẽ được cộng 1 điểm vào bài kiểm tra thườngxuyên gần nhất cho các thành viên trong đội.

Hoạt động 4: Kiểm tra 10 phút sau tiết học (10 phút)

2.4 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠTĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀTRƯỜNG.

2.4.1 Đối với hoạt động giáo dục.

Sau khi dạy tiết bài tập về sóng điện từ tại lớp 11A1 bằng cách xây dựngtrò chơi tôi quan sát thấy học sinh rất có hứng thú và chủ động hơn trong hoạtđộng học tập Điều này cũng giúp cho các em có nhiều động lực học tập hơn vàkhông còn cảm thấy bị nhàm chán trong giờ học Ngoài ra khi tham gia trò chơitheo nhóm còn giúp tăng tinh thần đoàn kết trong lớp học, tạo cơ hội cho các emgắn kết và gần gũi với nhau hơn

2.4.2 Đối với bản thân và đồng nghiệp.

Sau khi dạy tiết học này tôi cũng đã dùng phần mềm này để tạo trò chơicho rất nhiều tiết học khác và cũng trình bày với các giáo viên trong tổ để mọingười cùng áp dụng Tôi đã được mọi người rất ủng hộ Sau một năm học ápdụng học sinh có phản hồi lại là rất mong đến những tiết dạy vật lý mà các thầycô có tổ chức trò chơi Nhận được những phản hồi tích cực làm tôi và các thầycô trong tổ lại có thêm động lực và tâm huyết với nghề hơn

2.4.3 Đối với Nhà trường.

- Lan toả phong trào dạy học tích cực ứng dụng công nghệ thông trong

giảng dạy ở nhà trường,

- Sau khi áp dụng tiết dạy này tại lớp 11A1 tôi cho làm bài kiểm tra và thu

được kết quả sau Phần trăm khá giỏi tăng hơn rất nhiều so với khi chưa áp dụngtại lớp 11A5, hai lớp cùng mức độ đầu vào

Sĩ sốHS

45 15 33,3 21 52,5 9 14,2 0 0

Trang 20

Mặt khác trong khi dạy tôi thấy học sinh lớp 11A1 các em cảm thấy rấtvui và chờ đón đến giờ vật lý không còn cảm thấy nhàm chán như trước

Hình ảnh tuyên dương đội chiến thắng

Trang 21

Đội trưởng đội 2 trả lời câu hỏi giúp đội về đích ở cuộc thi đua xe

Từ đó nhà trường rất ghi nhận những cố gắng của tôi và yêu cầu tôi viết thànhsáng kiến kinh nghiệm để các đồng nghiệp trong tổ và trong trường tham khảovà góp ý kiến

PHẦN 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ3.1 KẾT LUẬN.

Với thời gian nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc trong năm học 2023 2024 cũng như phản hồi tích cực học và các đồng nghiệp, bản thân tôi thấysáng kiến đã đem lại những hiệu quả nhất định trong việc phát triển sự hứng thúvà khả năng chủ động học tập của học sinh

-Đối với học sinh: thông qua việc thường xuyên sử dụng phần mềm vào quá

trình học tập giúp học sinh có thái độ tích cực chủ động và yêu thích môn họchơn Không những vậy còn rèn luyện cho học sinh những phẩm chất và năng lựccốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đối với giáo viên: việc khai thác và sử dụng phần mềm góp phần nâng cao

hiệu quả học tập cho học sinh là mục tiêu và nhiệm vụ của người dạy Bên cạnhđó nó còn giúp đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy và học, giúp giáo viênbồi dưỡng thêm về phương pháp dạy học mới góp phần thực hiện chủ trươngcủa đổi mới giáo dục của Bộ giáo dục và đào tạo.

Theo tôi đề tài nghiên cứu này rất phù hợp với thực tế giảng dạy ở cáctrường THPT và đặc biệt trong giai đoạn đẩy mạnh chuyển đổi số như hiện nay.Vì vậy tôi tin tưởng rằng nó sẽ rất cần thiết để cho nhiều giáo viên tham khảo vàáp dụng.

3.2 KIẾN NGHỊ

Để đề tài có thể áp dụng được rộng rãi, thường xuyên thì bản thân tôi xintrình bày một số mong muốn, kiến nghị như sau:

Đối với học sinh : cần chủ động, tích cực hơn trong việc chuẩn bài học

theo sự phân công nhiệm vụ của giáo viên

Đối với giáo viên: cần phải trau dồi kĩ năng công nghệ thông tin, ứng dụng

công nghệ thông tin vào dạy học Mạnh dạn đổi mới phương pháp và hình thứctổ chức dạy học, thường xuyên trao đổi, đóng góp ý kiến để cùng rút ra nhữngkinh nghiệm quý báu sau các tiết dạy.

Đối với tổ - nhóm chuyên môn: thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt

chuyên đề, trao đổi các vấn đề về chuyên môn, nhất là các vấn đề đổi mới vềphương pháp và hình thức tổ chức dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vàodạy học Đây cũng là điều kiện thuận lợi để giáo viên dễ dàng tiếp cận vớichương trình sách giáo khoa mới và phương pháp dạy học mới

Đối với nhà trường và cấp trên: cần tăng cường hỗ trợ và trang bị cơ sở vật

chất, phương tiện dạy học cho nhà trường, kết nối mạng internet cần được ổnđịnh tai từng lớp học để có thể tổ chức các hoạt động dạy học hiệu quả hơn

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w