1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng về sự phát triển con người của việt nam giai đoạn 2017 2021 và các nước đang phát triển khác

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 656,91 KB

Cấu trúc

  • 1.1. QUAN ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TRÊN THẾ GIỚI VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (5)
    • 1.1.1. Khái niệm về phát triển con người (5)
    • 1.1.2. Mục tiêu và quan điểm phát triển con người của các tổ chức trên thế giới (5)
    • 1.1.3. Phương pháp tính và ý nghĩa chỉ số phát triển con người HDI (6)
    • 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển con người (0)
  • 1.2. QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (9)
    • 1.2.1. Khái niệm về các nước đang phát triển (9)
    • 1.2.2. Đặc điểm các nước đang phát triển (10)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CỦA VIỆT (12)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 – 2021 (12)
    • 2.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI HDI VÀ CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 – 2021 (15)
      • 2.2.1. Phương pháp tính chỉ số phát triển con người HDI của cả nước giai đoạn 2017 – 2021 (15)
      • 2.2.2. Chỉ số phát triển con người HDI của cả nước giai đoạn 2017 – 2021 18 2.2.3. Các chỉ số phát triển thành phần của cả nước giai đoạn 2017 – 2021 23 2.3. SO SÁNH CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI HDI CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN KHÁC (18)
      • 2.3.1. Đánh giá chênh lệch giữa chỉ số phát triển con người HDI của Việt (32)
      • 2.3.2. Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc phát triển con người của Việt Nam trong giai đoạn 2017 - 2021 (34)

Nội dung

QUAN ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TRÊN THẾ GIỚI VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Khái niệm về phát triển con người

Theo UNDP, phát triển con người là quá trình làm tăng khả năng lựa chọn của mỗi người cũng như mức độ đạt được phúc lợi của họ Trong đó, sự lựa chọn cốt yếu là trường thọ, khỏe mạnh, được học hành và được tận hưởng mức sống tử tế; đồng thời, được bảo đảm về nhân quyền và bình đẳng về chính trị Để đo lường sự phát triển con người, năm 1990 UNDP đã đề xuất và khởi xướng tính Chỉ số phát triển con người (HDI) Báo cáo phát triển con người (HDR) đầu tiên đã được UNDP biên soạn năm 1990 và công bố năm 1991

Trong các Báo cáo phát triển con người hằng năm, UNDP đưa ra khái niệm HDI là Chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp đo lường sự phát triển của con người trên

3 phương diện: Sức khỏe, giáo dục và thu nhập của quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa bàn địa phương của quốc gia, vùng lãnh thổ trong kỳ quan sát Khái niệm này cho thấy, HDI có thể và cần phải được tính toán ở những thời gian và không gian khác nhau UNDP khuyến cáo các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế tính toán và công bố thường xuyên Chỉ số này.

Mục tiêu và quan điểm phát triển con người của các tổ chức trên thế giới

Phát triển con người trên thế giới đều hướng tới mục đích nâng cao năng lực và tạo điều kiện cho sự phát triển của con người một cách toàn diện, đặc biệt gia tăng về giá trị cho con người ở mức sống, giáo dục và y tế.

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, thuật ngữ phát triển nguồn nhân lực hay phát triển nguồn tài nguyên người (HRD) được hình thành và phát triển dựa trên lý thuyết phát triển của Liên Hợp Quốc về vị trí của con người, bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.Đến năm 1990, khái niệm “phát triển con người” xuất hiện gắn với báo cáo về phát triển con người trong Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố: “Phát triển con người là quá trình mở rộng sự lựa chọn cho con người Điều quan trọng nhất của phạm vi lựa chọn rộng lớn đó là để con người sống một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, được giáo dục và được tiếp cận đến các nguồn lực cần thiết cho một mức sống cao” Từ năm 1990, UNDP lần đầu tiên đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI), đây là chỉ số so sánh định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới HDI trở thành một trong những công cụ quản lý và hoạch định chính sách, nhờ có chỉ số HDI, việc đánh giá thành tựu phát triển được toàn diện hơn,song chỉ số này chưa phản ánh được hết sự phát triển con người trong mối quan hệ với các vấn đề như chính trị, văn hóa, bất bình đẳng trong xã hội… Từ năm 2010, UNDP sử dụng phương pháp tính HDI mới, trong đó giá trị của HDI được tính là trung bình nhân của chỉ số tuổi thọ (LEI), chỉ số giáo dục (EI) và chỉ số thu nhập (II) So với thời điểm trước năm 2010, phương pháp tính mới này có thêm vào chỉ số nghèo đói đa chiều (MPI) gắn với hai yếu tố: bình đẳng và bền vững.

Phương pháp tính và ý nghĩa chỉ số phát triển con người HDI

a Phương pháp tính chỉ số HDI

Từ năm 1990 - 2010 (tính theo trung bình cộng):

Trong đó, các tiêu chí đo lường trình độ phát triển con người gồm:

Sống lâu: chỉ số tuổi thọ trung bình (A)

Tri thức: chỉ số giáo dục (E)

Chỉ số biết chữ của người lớn (E1)

Chỉ số nhập học chung của các cấp (E2)

Mức sống khá giả: chỉ số thu nhập bình quân đầu người (W) b Tính các chỉ số cơ cấu thành HDI

Chỉ số thước đo thành phần ¿ Giá trị xithực tế−Giá trị xi tối thiểu

Giá trị xi tối đa−Giá trị xitối thiểu

Riêng đối với chỉ số về thu nhập (W) được tính theo công thức: min max min log log log log y y y y

Với y là là thu nhập bình quân đầu người hiện tại c Từ năm 2010 (tính theo trung bình nhân):

Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình

Tri thức: Được đo bằng số năm đi học bình quân và số năm đi học kỳ vọng

Thu nhập: Mức sống đo bằng GNI bình quân đầu người (PPP,USD) d Ý nghĩa chỉ số HDI

Các quốc gia được xếp vào 4 nhóm chính về phát triển con người: rất cao, cao, trung bình và thấp

HDI < 0,5: Nước có trình độ phát triển con người thấp

0,5 ⦤ HDI ⦤ 0,79: Nước có trình độ phát triển con người trung bình

0,8 ⦤ HDI ⦤ 0,9: Nước có trình độ phát triển con người cao

HDI ⦥ 0,91: Nước có trình độ phát triển con người rất cao

Chỉ số phát triển con người HDI là thước đo tổng hợp được thiết kế đánh giá trình độ phát triển của con người của các quốc gia:

Nó phản ánh những thành tựu về các năng lực cơ bản nhất của con người: sống lâu, tri thức và mức sống khá.

Giúp đánh giá chính xác tiềm năng phát triển con người của một quốc gia

Là thước đo bổ sung để có thể đánh giá mức độ phát triển của một nước bên cạnh việc xem xét các số liệu thống kê tiêu chuẩn về mức tăng trưởng kinh tế Được sử dụng để xem xét về các lựa chọn chính sách khác nhau xem có phù hợp với người dân không.

Xác định nhu cầu công việc, tâm lý xã hội có tác động như nào đến sức khỏe người dân ở các nước có chỉ số cao so với các nước có chỉ số thấp. Được dùng để đo lường sự tiến bộ và chất lượng cuộc sống của con người Từ đó, chính phủ sẽ đưa ra các chính sách về chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho phù hợp.

1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển con người

Con người là tài sản thực sự của một quốc gia Mục tiêu cơ bản của phát triển là nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho con người sống lâu, luôn khỏe mạnh và sáng tạo điều này dường như là một sự thật đơn giản tuy nhiên, sự thật này lại thường bị lãng quên trong các mối quan tâm tích lũy hàng hóa và của cải tài chính….

Trình độ phát triển con người được đánh giá qua các chỉ tiêu : a Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức sống:

Chỉ tiêu GNI/người và tốc độ tăng trưởng GNI/người: Các chỉ tiêu này phản ánh khả năng và tốc độ gia tăng của việc nâng cao mức sống trung bình của người dân.

Khả năng thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng tính theo calo bình quân đầu người/ngày b Các chỉ tiêu phản ánh trình độ dân trí và giáo dục như:

Tỷ lệ người lớn biết chữ có phân theo giới tính, khu vực

Tỷ lệ nhập học của các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Số năm đi học trung bình của người dân ( tính cho những người từ 7 tuổi trở lên )

Tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục so với tổng chi ngân sách nhà nước hay so với GDP. c Các chỉ tiêu phản ánh tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khỏe:

Tuổi thọ bình quân kì vọng từ thời điểm mới sinh.

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng theo các tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng.

Tỷ lệ các bà mẹ tử vong vì lí do sinh sản

Tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng dịch.

Tỷ lệ ngân sách cho cho y tế so với tổng chi ngân sách nhà nước hay so với GDP. d Nhóm chỉ tiêu về dân số và việc làm:

Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên.

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị.

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn. e Chỉ số hạnh phúc: là 1 mô hình giúp đánh giá khách quan mức độ hạnh phúc theo nhiều khía cạnh khác nhau Những khía cạnh này được gọi là các chỉ số hạnh phúc thành phần

Hạnh phúc về mặt: Cảm xúc, thể chất, xã hội, nghề nghiệp, trí tuệ, môi trường, tinh thần,…

Chỉ số đo lường bất bình đẳng

Các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển con người

f Trình độ phát triển của con người được thể hiện qua chỉ số phát triển con người (HDI):

Chỉ số phát triển con người ( HDI): là một chỉ số dùng để đo lường mức độ phát triển con người của các quốc gia, để đánh giá và phơi bày những khả năng tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống tồn tại ở những nơi này

Mục tiêu chính của nó là để biết thực tế mà các cá nhân của mỗi quốc gia đang sống, điều này để phát triển các dự án bền vững nhằm cải thiện tất cả những khía cạnh đang suy tàn và ngăn cản việc đạt được hạnh phúc của con người. g Các biến số đo lường của chỉ số phát triển con người:

Chỉ số tuổi thọ trung bình (A) Các tuổi thọ khi sinh và đảm bảo sức khỏe tốt

Chỉ số giáo dục, tỷ lệ biết chữ của người lớn và trình độ học vấn đạt được được tính đến, tức là giáo dục tiểu học, trung học và cao hơn.

Chỉ số biết chữ của người lớn (E1) Chỉ số nhập học chung các cấp (E2)

QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Khái niệm về các nước đang phát triển

Nước đang phát triển là quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con người ( HDI) không cao Ở các nước này, thu nhập đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu tư bản thấp “Nước đang phát triển” gần nghĩa với các nước thuộc thế giới thứ ba thường dùng trong chiến tranh lạnh.

Đặc điểm các nước đang phát triển

Mức độ nghèo đói cao

Sức khỏe: tuổi thọ trung bình thấp, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao, suy dinh dưỡng

Giáo dục: tỉ lệ mù chữ cao, tỉ lệ đi học thấp,…

Năng suất lao động thấp:

Yếu tố đầu vào có hạn

Trình độ quản lí, sản xuất kém chất lượng

Cơ chế quản lí cồng kềnh

Tốc độ tăng dân số cao, áp lực việc làm và gánh nặng người ăn theo lớn

Tỉ lệ sinh, tử cao Áp lực việc làm lớn

Gánh nặng ăn theo lớn

Nền kinh tế phụ thuộc nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm giá trị gia tăng thấp

Lệ thuộc nhiều vào nước ngoài

Thị trường Điểm khác biệt giữa các nước đang phát triển:

Quy mô của đất nước: Quy mô về diện tích và dân số.

Bối cảnh lịch sử: Nguồn gốc lịch sử khác nhau của các nước đang phát triển cũng tác động đến những xu hướng khác nhau trong quá trình phát triển Cơ cấu kinh tế cũng như nền tảng giáo dục và xã hội thông thường đều dựa vào mô hình của những nước đã từng cai trị họ trước đây.

Vai trò của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân: ở hầu hết các nước đang phát triển đều song song tồn tại khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân Tuy vậy xác định tầm quan trọng tương đối giữa hai khu vực này tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế chính trị của mỗi nước.

Xung đột bất ổn, chính trị hoặc xã hội kéo dài.

Kìm kẹp tự do kinh tế.

Thiếu biện pháp bảo vệ những ngành công nghiệp còn non trẻ.

Cơ sở hạ tầng và môi trường còn kém phát triển

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên không được sử dụng hiệu quả

Các tiềm năng sẵn có về nguồn lực và con người còn ít.

THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CỦA VIỆT

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 – 2021

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2017 – 2019 tăng ổn định mặc dù GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% thấp hơn mức tăng 7,08% của năm

2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017 Điều này khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện Đến năm 2020 ước tính tăng 2,91% so với năm trước, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới Đối với năm 2021, GDP có sự giảm nhẹ do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh, đây là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh.

Năng suất cây trồng và chăn nuôi năm 2017, 2018 duy trì ở mức ổn định tuy nhiên đến năm 2019 do nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng. Dịch tả lợn châu Phi lây lan trên tất cả các địa phương gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi và ảnh hưởng tới người tiêu dùng Không chỉ vậy, năm 2020 do tác động của hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt; dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu và tiêu thụ nông sản Trước những khó khăn đó, ngành Nông nghiệp đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả nên năng suất các loại cây trồng đạt khá, lúa các vụ được mùa, được giá; sản lượng các loại cây lâu năm có mức tăng trưởng khá; chăn nuôi gia cầm phát triển tốt; đàn lợn đang dần khôi phục Sản xuất nông nghiệp năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất cây trồng và chăn nuôi đạt khá Bên cạnh đó, sản xuất lâm nghiệp và thủy sản thì có nhiều khởi sắc hơn Đối với sản xuất lâm nghiệp có mức tăng trưởng ổn định, sản lượng gỗ và lâm sản khai thác đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu Ngành thủy sản đạt mức tăng trưởng cao, sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác đều tăng khá Kết quả hoạt động năm 2021 của sản xuất nông, lâm, thủy sản đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.

Ngành công nghiệp duy trì tăng trưởng khá đặc biệt năm 2020, Dịch Covid-19 được kiểm soát tốt ở trong nước, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA) được thực thi nên sản xuất công nghiệp đã có sự khởi sắc với giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 3,36% so với năm 2019 Công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế.; sản xuất và phân phối điện bảo đảm cung cấp đủ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; ngành khai khoáng giảm do sản lượng khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm.

Từ năm 2017 đến năm 2019, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng đáng kể từ 126 859 lên đến 138,1 nghìn doanh nghiệp Điển hình nhất là năm 2019, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 12,5 tỷ đồng, mức cao nhất so với các năm trước, dự báo sức khỏe tốt hơn của các doanh nghiệp mới ra nhập thị trường Sang đến năm 2020, với sự quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp trước ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2020 có những kết quả đáng ghi nhận cả nước có 134,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2,3% so với năm trước nhưng có số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 16,6 tỷ đồng, tăng 32,3% Trong năm 2021, sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài đã tác động tiêu cực đến gia tăng số lượng doanh nghiệp Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong năm

2021 đạt gần 160 nghìn doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm 2020; 119,8 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,8%, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp thành lập dưới 5 năm, quy mô vốn nhỏ.

Hoạt động thương mại, dịch vụ của cả nước giai đoạn 2017 - 2019 phát triển ổn định và tăng trưởng khá Lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 tăng cao 11,8% so với năm trước, mức tăng cao nhất giai đoạn 2016-

2019 Trong năm 2020, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới nhưng được kiểm soát tốt trong nước nên hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng vẫn đạt mức tăng cao trong những tháng cuối năm và dần được khôi phục trở lại vào năm 2021.

Hoạt động vận tải đạt mức tăng khá do được chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, đảm bảo kết nối thuận tiện giữa các địa phương và chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, trước tác động tiêu cực của đại dịch hoạt động vận tải vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vận tải ngoài nước.

Thu ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản thu tiền sử dụng đất, thu từ dầu thô và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu vượt mức dự toán, các khoản thu quan trọng khác như thu từ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, thu thuế thu nhập cá nhân… cũng đạt trên 90% dự toán năm Chi ngân sách để đáp ứng các nhiệm vụ đầu tư phát triển, chi trả nợ, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hoạt động của bộ máy Nhà nước Ngoài ra, chi ngân sách Nhà nước còn tập trung ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, khắc phục hậu quả thiên tai, và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Dân số trung bình của Việt Nam tăng liên tục qua các năm trong đó tỷ trọng dân số sống ở khu vực thành thị tiếp tục xu hướng tăng lên Chất lượng dân số được cải thiện, tuổi thọ trung bình tăng, tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong mẹ và trẻ em giảm mạnh. Tình hình lao động, việc làm giai đoạn 2017 - 2019 của cả nước có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm, số người có việc làm tăng, thu nhập của người lao động làm công hưởng lương có xu hướng tăng Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm nhanh, lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động của nền kinh tế Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm tính chung năm 2020 và 2021 cao hơn các năm trước trong khi số người có việc làm, thu nhập của người làm công hưởng lương lại thấp hơn. Đời sống dân cư nhìn chung được cải thiện, thiếu đói trong nông dân giảm mạnh và hầu như không xảy ra vào những tháng cuối năm 2020 Chương trình xây dựng nông thôn mới qua các năm có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn, đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội khu vực nông thôn Hệ thống cơ sở vật chất văn hóa, trường học được đầu tư xây dựng mới, cải tạo đạt chuẩn, các chương trình hỗ trợ giống cây trồng cho sản xuất nông nghiệp, chính sách cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo… giúp người nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.

Công tác an sinh xã hội định kỳ và công tác giảm nghèo bền vững được quan tâm,chỉ đạo Đặc biệt trong đợt dịch Covid-19 Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương ưu tiên cho công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh với nhiệm vụ trọng tâm là bảo đảm công tác an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người dân ở các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, bảo đảm người dân có đủ ăn, đủ mặc.

Năm học 2019-2020, ngành giáo dục đào tạo tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp giáo dục trung học theo hướng hợp lý và hiệu quả; tăng cường nền nếp, kỷ cương trong các cơ sở giáo dục; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới Giáo dục nghề nghiệp năm 2019 đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng nguồn nhân lực tiếp tục được nâng cao; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Trong 2 năm 2020 và 2021, công tác giáo dục, đào tạo bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên ngành Giáo dục đã kịp thời đưa ra các phương án ứng phó; những chỉ đạo, hướng dẫn phù hợp để vừa đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên vừa thực hiện kế hoạch năm học.

Tại Việt Nam tình hình dịch bệnh Covid – 19 cơ bản được kiểm soát vào năm

2020 Tuy nhiên năm 2021 với sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron số ca mắc mới tiếp tục tăng tại nhiều địa phương; số bệnh nhân nặng và số ca tử vong chưa giảm Bên cạnh đó tình hình tai nạn giao thông có nhiều chuyển biến tích cực Số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông giảm do thực hiện nghiêm các quy định về an toàn giao thông và phòng, chống dịch Covid–19.

Thiên tai xảy ra chủ yếu là ảnh hưởng của mưa lớn, lũ quét, ngập lụt và sạt lở đất.Thiệt hại do thiên tai giảm nhiều qua các năm từ 2017 – 2019 Tuy nhiên trong năm 2020,thiên tai xảy ra liên tiếp, diễn biến phức tạp với 14 cơn bão đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân ở một số địa phương.

PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI HDI VÀ CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 – 2021

2.2.1 Phương pháp tính chỉ số phát triển con người HDI của cả nước giai đoạn 2017 – 2021

HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người, phản ánh mức độ đạt được những khát vọng chung của họ Đó là có sức khoẻ dồi dào, có tri thức và mức thu nhập cao Trước năm 2010, chỉ số HDI được dùng để đo thành tựu của mỗi quốc gia trên

Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh được đo bằng tuổi thọ trung bình dự kiến từ lúc sinh.

Kiến thức của dân cư được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (với trọng số 2/3) và tỷ lệ nhập học các cấp (tiểu học, THCS, THPT và đại học, với trọng số 1/3).

Mức sống của con người được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người và điều chỉnh theo phương pháp sức mua tương đương (Purchasing Power Parity- PPP), tính bằng đô la Mỹ - USD.

Phương pháp sức mua tương đương (PPP) do Liên Hợp Quốc đưa ra cho phép có sự so sánh chuẩn về giá thực tế giữa các quốc gia Tại mức giá PPP, một đôla có sức mua đối với GDP trong nước ngang bằng USD đối với US.GDP Như vậy chỉ tiêu GDP điều chỉnh theo PPP tính bằng USD phản ánh đúng hơn kết quả sản xuất hàng hoá và dịch vụ của từng quốc gia và được so sánh trên cùng một mặt bằng là sức mua tương đương.GDP và PPP bình quân đầu người được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội và GDP được chuyển đổi theo phương pháp sức mua của một quốc gia chia cho tổng số dân cư ở một thời kỳ nhất định, đơn vị tính là USD/người. Để tính được giá trị HDI, trước hết cần phải tính ba chỉ số thành phần: tuổi thọ, kiến thức và thu nhập Quy tắc chung để tính các chỉ số thành phần này là sử dụng các giá trị tối thiểu và tối đa cho từng chỉ số theo công thức sau:

Chỉ số thước đo thành phần ¿ Giá trị xithực tế−Giá trị xi tối thiểu

Giá trị xi tối đa−Giá trị xitối thiểu

Các giá trị biên (tối đa - max và tối thiểu - min) của tuổi thọ, kiến thức và GDP/ người thực tế theo PPP là chung cho tất cả các nước, là giá trị quốc tế.

Việc tính chỉ số thu nhập có phức tạp hơn, được thống nhất tính theo công thức sau:

Tổng hợp ba chỉ số thành phần sẽ có được chỉ số HDI theo công thức sau:

Giá trị của chỉ số HDI sẽ ở trong phạm vi từ 0,000 đến 1,000 Nước nào có HDI gần 1,000 hơn, chứng tỏ phát triển con người ở nước đó cao hơn Trên cơ sở giá trị này, cơ quan báo cáo con người của LHQ đã phân chia thành 3 nhóm như sau:

Nhóm HDI thấp, có giá trị từ 0,000 đến 0,499

Nhóm HDI trung bình, có giá trị từ 0,500 đến 0,799

Nhóm HDI cao, có giá trị từ 0,800 đến 0,899

Nhóm HDI rất cao, có giá trị từ 0,900 đến 1,000. Để phản ánh đúng hơn, gần hơn sự phát triển con người trong điều kiện không muốn mở rộng thêm các thành tố tính HDI nên đã xuất hiện công thức tính mới Chỉ số HDI được tính bằng căn bậc 3 của các chỉ số thành phần:

Trên cơ sở giá trị này, UNDP đã phân chia thành tựu phát triển con người thành 4 nhóm sau:

Nhóm HDI thấp, có giá trị từ 0,000 đến 0,499

Nhóm HDI trung bình, có giá trị từ 0,500 đến 0,698

Nhóm HDI cao, có giá trị từ 0,699 đến 0,789

Nhóm HDI rất cao, có giá trị từ 0,790 đến 1,000

Như vậy, so với phương pháp tính cũ, sau năm 2010 HDI sử dụng chỉ tiêu GNI (Tổng thu nhập quốc dân) thay cho chỉ tiêu GDP, thay chỉ tiêu tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp (tính bằng năm) bằng số năm đến trường và kỳ vọng số năm đến trường tính từ 5 tuổi; thay một số max và min với một chỉ tiêu liên quan đến tính HDI, như: tuổi sống được, với số năm đi học… và công thức tính toán một số chỉ số thành phần, sự phân chia các cấp phân loại mức HDI cũng có sự thay đổi.

Chỉ số HDI cho thấy quốc gia nào có thu nhập cao, có chính sách giáo dục và chăm sóc sức khỏe dân cư thích đáng thì vị trí HDI sẽ cao Một số nước có mức thu nhập cao, nhưng không quan tâm đầy đủ tới việc nâng cao dân trí và chăm sóc sức khỏe dân cư thì vị trí HDI sẽ giảm đi Một số quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, tuy mức thu nhập thấp nhưng do chính sách của nhà nước quan tâm đến y tế, giáo dục nên vị trí HDI tăng.

2.2.2 Chỉ số phát triển con người HDI của cả nước giai đoạn 2017 – 2021

Trong giai đoạn 2017 - 2021, kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và sự phát triển con người nói riêng đạt được những thành tựu quan trọng Chỉ số tổng hợp HDI đã tăng từ 0,687 năm 2017 lên 0,693 năm 2018; 0,703 năm 2019; 0,706 năm 2020 và giảm còn 0,704 năm 2021 So với năm trước, HDI năm 2018 tăng 0,006 với tốc độ tăng 0,87%;

2019 tăng 0,01 và tăng 1,44%; 2020 tăng 0,003 và tăng 0,43%; 2021 giảm 0,002 và giảm 0,28% bất chấp bối cảnh gặp nhiều khó khăn trong đại dịch Covid 19 Tính chung những năm 2017 - 2021 tăng 0,017 với tốc độ tăng 2,47%; bình quân mỗi năm tăng 0,62% Nhìn bảng số liệu có thể thấy giai đoạn tăng ấn tượng từ 2017 đến 2019 do các chính sách áp dụng để phát triển con người đưa ra là hợp lí, năm 2020 thì tốc độ tăng trưởng HDI của nước ta bị tăng chậm lại do sự xuất hiện của dịch COVID – 19 chớm bùng gây ít nhiều ảnh hưởng Năm 2021 chỉ số phát triển HDI bị hụt do với năm 2020 có lẽ lí do lớn nhất do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch thứ 3 tại miền Nam nước ta đặc biệt khu vực HồChí Minh, Bình Dương, Đồng Nai làm tỉ lệ người chết tăng đột biến do chưa được tiêm vắc xin làm giảm chỉ số HDI

Bảng 2.1 Chỉ số HDI Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

UNDP đã phân chia HDI thành 4 nhóm: (i) Nhóm 1 là nhóm đạt rất cao với HDI ≥ 0,800; Nhóm 2 đạt cao với 0,700 ≤ HDI < 0,800; Nhóm 3 đạt mức trung bình với 0,550 ≤ HDI < 0,700; Nhóm 4 đạt thấp với HDI < 0,550 Theo tiêu chuẩn này, HDI của cả nước đã từ nhóm trung bình những năm 2017 - 2018 lên nhóm cao trong năm 2019 - 2021 Thứ hạng HDI của Việt Nam tăng từ vị trí 119 năm 2017; 118 năm 2018 và 117 năm 2019 lên vị trí 115 năm 2021 trong tổng số 180 quốc gia, vùng lãnh thổ thế giới Với việc tăng trưởng HDI từ mức trung bình lên mức cao trong khoảng từ 2017-2021, điều này đã thể hiện những phát triển trong bộ máy nhà nước, công tác quản lý và phúc lợi xã hội của nước ta trong giai đoạn vừa qua Tuy nhiên, sự cải thiện về thứ bậc xếp hạng HDI của Việt Nam vẫn ở mức chậm so với các nước láng giềng Ví dụ như việc trong năm 1980, chỉ số HDI của Việt Nam nhỉnh hơn Trung Quốc và tương đương với Thái Lan những năm 2014, Trung Quốc đã được xếp vào nhóm những nước có chỉ số HDI cao (0,727) và Thái Lan cũng tương tự (0,726), trong khi Việt Nam vẫn ở nhóm HDI trung bình (0,676). Trong giai đoạn vừa rồi, gần nhất là 2018, Thái Lan đã vươn lên top đầu của những nước có chỉ số HDI cao (0,765), Trung quốc đạt 0,758 và chỉ số HDI của Việt Nam năm 2018 mới chỉ gần đạt mức cao 0,693.

Bảng 2.2: Tổng hợp động thái HDI và các chỉ số thành phần của cả nước giai đoạn

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Trên thực tế, trong thời gian khoảng chừng hai, ba thập kỷ vừa qua Việt Nam có sự tăng tiến rất mạnh về chỉ số phát triển con người, với tốc độ tăng trưởng khoảng 45 - 46% Năm 1990, Việt Nam mới tham gia vào việc đánh giá chỉ số phát triển con người và đạt 0,48, một mức rất thấp Còn hiện nay, Việt Nam đã lọt vào bảng của các nước phát triển cao Theo báo cáo của UNDP, các điều kiện mà Việt Nam có được thành quả như thế là bởi trong 20 năm qua tuổi thọ trung bình của người Việt Nam thăng tiến rất tốt, khoảng chừng 4,85 Nghĩa là so với 20 năm trước, hiện giờ tuổi thọ của người già ở Việt Nam tăng khoảng gần 5 năm Số năm đi học cũng vậy, trung bình tăng ở mức 4,5 - 4,95, tức là khoảng gần 5 năm Và chúng ta thấy ở Việt Nam ai cũng được đi học, có người lấy từ 2-3 bằng đại học, học nhiều thứ ngành nghề, hoặc vừa đi làm vừa đi học, có người học xong lại tiếp tục học nữa Việc phổ cập giáo dục cho học sinh, công tác xóa mù chữ ở Việt Nam cũng đã đạt được thành tích rất cao Về chỉ số phát triển giới, Việt Nam đạt 0,997, đứng thứ 65 trong số 162 quốc gia và nằm trong nhóm cao nhất trong 5 nhóm trên thế giới Ở Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ tham gia các cơ quan dân cử (như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) chiếm tới 26% Chỉ số này so với thế giới cũng khá cao Qua đó Việt Nam được đánh giá là chú trọng đến phụ nữ, trong khi vẫn còn nhiều nước trên thế giới còn không có phụ nữ tham gia các cơ quan này Phải nói rằng để đạt được những sự tiến bộ như vậy, rõ ràng trong nhiều năm qua Chính phủ Việt Nam đã thực hiện hàng loạt biện pháp và điều chỉnh hàng loạt luật Không thể phủ nhận trong vòng ba mươi năm quaViệt Nam nằm trong các nước có tốc độ gia tăng về chỉ số phát triển con người rất cao.Việt Nam thực hiện tốt các chỉ số về giáo dục, y tế, việc làm, các vấn đề phát triển nông thôn Bởi khi xét về chỉ số phát triển con người, UNDP xem xét cả số giường bệnh trên

100 nghìn dân, tỷ lệ giáo viên tiểu học được đào tạo toàn bộ, rồi các vấn đề điện khí hóa nông thôn, tỷ lệ thất nghiệp của người dân…

Tìm hiểu về chỉ số phát triển con người, chúng ta thấy đây là một chỉ số thể hiện tính nhân văn, là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: sức khỏe tri thức và thu nhập HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia, dựa vào năm tiêu chí: Một là con người là trung tâm của sự phát triển; hai là người dân là mục tiêu của sự phát triển; ba là việc nâng cao vị thế của người dân (bao gồm cả sự hưởng thụ và cống hiến); bốn là chú trọng việc tạo lập sự bình đẳng cho người dân về mọi mặt (thí dụ như tôn giáo, dân tộc, giới tính, quốc tịch, ); năm là tạo cơ hội để lựa chọn tốt nhất cho người dân về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa Những năm gần đây ở Việt Nam tỷ lệ người dân tham gia vào hệ thống chính trị cũng khá cao, người dân được tham gia vào các việc như đưa ra các ý kiến góp ý cho các đường lối, các chính sách, thậm chí là tự do ngôn luận, cũng như sử dụng mạng in-tơ-nét Những tiêu chí trên đây là những điều mà hầu như các nước trên thế giới phải noi theo

Quyền con người, đúng hơn là việc phát triển con người, là một vấn đề trung tâm trong tiến trình phát triển ở Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam và các chính sách pháp luật Việt Nam lúc nào cũng xác định đó là nhiệm vụ trung tâm Trên các diễn đàn quốc tế có rất nhiều đánh giá tích cực về Việt Nam trong vấn đề nỗ lực về bình đẳng giới, bảo đảm quyền con người Nhìn lại lịch sử, từ khi nước Việt Nam mới thành lập năm 1945,Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của Việt Nam đã đưa ra các yêu cầu về các quyền con người Trong hơn ba phần tư của thế kỷ qua, chúng ta thấy ViệtNam nỗ lực xây dựng một nhà nước theo đúng nghĩa của nó là do dân, vì dân, của dân nên lúc nào cũng phải hoạt động, đấu tranh và phấn đấu Việc Việt Nam quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - tức là xây dựng một xã hội coi trọng luật pháp, con người sống theo pháp luật, là khái niệm mà các năm gần đây chúng ta nghe nói rất nhiều Hơn nữa gần đây, công cuộc chống tham nhũng, do Tổng Bí thư, Chủ tịch nướcNguyễn Phú Trọng phát động đang ngày càng trở nên sâu rộng, hiệu quả, được dư luận xã hội và người dân hết sức đồng tình, ủng hộ và tin tưởng Qua đó cho thấy không có một giới hạn nào hết, càng lúc pháp luật càng được đặt lên trên hết, mỗi người đều phải tuân thủ và không một ai có thể đứng ngoài lề, không ai có thể đứng trên pháp luật Vấn đề dân chủ, quyền con người, trong đó quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ chính kiến và các quyền được pháp luật quy định và ngày càng rõ ràng, nhất quán Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam khẳng định mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng trước pháp luật Công tác cải cách pháp luật hay là hoàn thiện các thể chế được nhấn mạnh, chẳng hạn khi chuẩn bị Đại hội lần thứ XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam nói nhiều tới đột phá về thể chế và các chính sách Các chính sách pháp luật của Việt Nam đều có nội dung liên quan đến các quyền con người và vấn đề phát triển con người, vì xác định con người chính là trung tâm của xã hội, trung tâm của sự phát triển, của nền kinh tế Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là để phục vụ con người Phục vụ con người chính là mục tiêu đã kết nối, quyết định mọi thứ và việc bảo đảm các quyền đó trong lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, tạo điều kiện để người dân tham gia và hưởng thụ dưới các hình thức Mọi người dân nếu muốn cũng có thể mở một tài khoản trên mạng xã hội, có thể đưa ra các ý kiến của mình, tham gia thể hiện chính kiến của mình, bình luận trước một vấn đề được xã hội quan tâm…

Ngày đăng: 16/06/2024, 22:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Chỉ số HDI Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021 - thực trạng về sự phát triển con người của việt nam giai đoạn 2017 2021 và các nước đang phát triển khác
Bảng 2.1. Chỉ số HDI Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021 (Trang 19)
Bảng 2.2: Tổng hợp động thái HDI và các chỉ số thành phần của cả nước giai đoạn - thực trạng về sự phát triển con người của việt nam giai đoạn 2017 2021 và các nước đang phát triển khác
Bảng 2.2 Tổng hợp động thái HDI và các chỉ số thành phần của cả nước giai đoạn (Trang 20)
Bảng 2.3: Tuổi thọ trung bình người dân Việt Nam giai đoạn 1989 – 2021 - thực trạng về sự phát triển con người của việt nam giai đoạn 2017 2021 và các nước đang phát triển khác
Bảng 2.3 Tuổi thọ trung bình người dân Việt Nam giai đoạn 1989 – 2021 (Trang 24)
Bảng 2.4: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc  sinh của cả nước 2017-2021 chia theo từng vùng - thực trạng về sự phát triển con người của việt nam giai đoạn 2017 2021 và các nước đang phát triển khác
Bảng 2.4 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của cả nước 2017-2021 chia theo từng vùng (Trang 25)
Bảng 2.5: Số năm đi học bình quân và số năm đi học kỳ vọng của cả nước giai đoạn - thực trạng về sự phát triển con người của việt nam giai đoạn 2017 2021 và các nước đang phát triển khác
Bảng 2.5 Số năm đi học bình quân và số năm đi học kỳ vọng của cả nước giai đoạn (Trang 26)
Bảng 2.6: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 - thực trạng về sự phát triển con người của việt nam giai đoạn 2017 2021 và các nước đang phát triển khác
Bảng 2.6 Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 28)
Bảng 2.9: Bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021 - thực trạng về sự phát triển con người của việt nam giai đoạn 2017 2021 và các nước đang phát triển khác
Bảng 2.9 Bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021 (Trang 31)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w