1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu về cách lãnh đạo ảnh hưởngđến tạo động lực và cam kết của nhân viêntrong tổ chức

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu về cách lãnh đạo ảnh hưởng đến tạo động lực và cam kết của nhân viên trong tổ chức
Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh
Người hướng dẫn ThS. Trần Hà Triêu Bình
Trường học Đại Học Kinh Tế Tp. HCM, Trường Kinh Doanh, Khoa Quản Trị
Chuyên ngành Quản Trị
Thể loại Tiểu luận cuối kì
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

Thông qua việc nghiên cứu này sẽ giúp tìm ra được những mặthạn chế cần khắc phục và loại bỏ, những ưu điểm cần phát huy và việc áp dụng vàothực tiễn sẽ mang lại hiệu quả như thế nào để n

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM TRƯỜNG KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

BỘ MÔN: LÃNH ĐẠO

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ CÁCH LÃNH ĐẠO ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO ĐỘNG LỰC VÀ CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN TRONG TỔ CHỨC

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2023

GVHD: ThS Trần Hà Triêu Bình

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

MSSV: 31211023992

Mã HP Phòng học: A104a – Chiều thứ 7

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

TLM TMT: 1

Từ khóa: Cam kết của nhân viên trong tổ chức; Động lực và sự cam kết của nhân viên; Lãnh đạo chuyển đổi; Lý thuyết đường dẫn mục tiêu; Phong cách lãnh đạo 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do thực hiện đề tài 1

1.2 Tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu về lãnh đạo 2

1.3 Xác định vấn đề nghiên cứu 2

1.4 Kết cấu chính của bài tiểu luận 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐÁNH GIÁ ÁP DỤNG 3

2.1 Tổng quan về lãnh đạo 3

2.2 Lý thuyết đường dẫn mục tiêu 4

2.2.1 Tổng quan thuyết đường dẫn mục tiêu 4

2.2.2 Lý thuyết đường dẫn mục tiêu ảnh hưởng đến tạo động lực và cam kết của nhân viên trong tổ chức 8

2.3 Lãnh đạo chuyển đổi 10

2.3.1 Tổng quan lãnh đạo chuyển đổi 10

2.3.2 Lãnh đạo chuyển đổi ảnh hưởng đến tạo động lực và cam kết của nhân viên trong tổ chức 13

CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN VÀ GỢI Ý ƯU - NHƯỢC ĐIỂM 16

3.1 Ưu điểm và nhược điểm của lý thuyết đường dẫn mục tiêu 16

3.1.1 Ưu điểm 16

3.1.2 Nhược điểm 17

3.2 Ưu và nhược điểm của lãnh đạo chuyển đổi 18

3.2.1 Ưu điểm 18

3.2.2 Nhược điểm 18

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI 19

CHƯƠNG 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề tài này được hoàn thiện dưới dự chỉ dẫn của giảng viên: ThS Trần Hà Triêu Bình –Khoa Quản trị Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy đã rất tâm huyết truyền đạtkiến thức, kỹ năng cần thiết để em có thể hoàn thiện đề tài này Em chân thành cảm ơnthầy và chúc thầy nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui, công tác tốt và nhận được nhiều sựyêu quý đến từ sinh viên

Sinh viên thực hiện đề tài Nguyễn Thị Lan Anh

Trang 4

TLM TMT:

Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của tổ chức, ảnh hưởngđến việc tạo động lực và cam kết làm việc của nhân viên Bài viết nghiên cứu đề cậpđến về đánh giá sự ảnh hưởng của lãnh đạo với việc nâng cao động lực, sự hài lòng và

sự gắn kết của nhân viên trong công việc Đây là một yếu tố quan trọng giúp cácdoanh nghiệp trong việc tuyển chọn, giữ chân nhân tài cũng như cải thiện hiệu suấtlàm việc của tổ chức Thông qua việc nghiên cứu này sẽ giúp tìm ra được những mặthạn chế cần khắc phục và loại bỏ, những ưu điểm cần phát huy và việc áp dụng vàothực tiễn sẽ mang lại hiệu quả như thế nào để nâng cao niềm tin, động lực, sự hài lòng

và gắn kết của nhân viên với tổ chức

Từ khóa: Cam kết của nhân viên trong tổ chức; Động lực và sự cam kết của nhân

viên; Lãnh đạo chuyển đổi; Lý thuyết đường dẫn mục tiêu; Phong cách lãnh đạo

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

sự phát triển và thành công của bất kỳ tổ chức nào Sự ảnh hưởng của lãnh đạo không

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

chỉ giới hạn ở mức cơ bản, mà nó có thể tạo ra sự khác biệt lớn về hiệu suất làm việc,

sự hài lòng của nhân viên và kết quả tổng thể của tổ chức

Việc nghiên cứu về cách lãnh đạo ảnh hưởng đến tạo động lực và cam kết cũng có thểgiúp tạo ra hướng dẫn và phương pháp tốt hơn cho các lãnh đạo và quản lý trong việcthực hiện vai trò của họ Điều này có thể dẫn đến cải thiện trong quản lý và lãnh đạo tổchức, mang lại lợi ích cho cả nhân viên và tổ chức Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và thực

tiễn về tầm quan trọng của lãnh đạo, tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu về cách lãnh đạo

ảnh hưởng đến động lực và cam kết của nhân viên trong tổ chức ”.

1.2 Tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu về lãnh đạo.

Đề tài nghiên cứu này sẽ cung cấp kiến thức về mối quan hệ giữa lãnh đạo với việc tạođộng lực và gắn kết của nhân viên trong tổ chức Cách lý thuyết đường dẫn mục tiêu

và lãnh đạo chuyển ảnh ảnh hưởng đến việc tạo động lực và cam kết của nhân viên và

từ đó tìm cách cách lãnh đạo sao cho phù hợp, áp dụng vào tổ chức như thế nào trongbối cảnh hiện nay Nhằm giúp chúng ta có cơ sở tham khảo, nhận xét, điều chỉnh, rènluyện những thói quen, tính cách của bản thân để lãnh đạo hiệu quả hơn

1.4 Kết cấu chính của bài tiểu luận

Nội dung chính mà bài tiểu luận tập trung giải quyết bao gồm các phần:

● CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

● CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐÁNH GIÁ ÁP DỤNG

2

Trang 6

● CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM

● CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI

● CHƯƠNG 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐÁNH GIÁ ÁP DỤNG

“Lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích ngườikhác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trựcthuộc” House (2004)

Qua thời gian, lãnh đạo đã được định nghĩa và khái niệm hóa theo nhiều cách, tuynhiên nó đều có nghĩa chung đó là quá trình mà một cá nhân tác động đến một nhóm

để đạt được mục tiêu chung Tất cả các khái niệm trên đều nhấn mạnh sự quan trọngcủa việc tạo động viên, tạo sự ảnh hưởng, và khuyến khích người khác để đạt đượcmục tiêu tổ chức Lãnh đạo không chỉ đơn thuần là việc chỉ huy hoặc quản lý, mà còn

là việc tạo ra sự thay đổi tích cực và đồng thuận trong tổ chức

Trong số những ý tưởng liên quan đến lãnh đạo, có ba khía cạnh luôn được sự đồngthuận phần lớn của mọi người về lãnh đạo - con người, sự ảnh hưởng và các mục tiêu.Lãnh đạo xuất hiện trong mối quan hệ tương tác giữa những cá nhân với nhau, baohàm cả việc sử dụng ảnh hưởng để tác động đến người khác, và đạt được các mục tiêu.Như vậy, lãnh đạo được định nghĩa như là khả năng gây ảnh hưởng đến người khácnhằm đạt được các mục tiêu

Trang 7

Việc xác định lãnh đạo là một quá trình có nghĩa là nó không phải là đặc điểm haynhững đặc tính có sẵn về lãnh đạo, mà là giao dịch diễn ra giữa người lãnh đạo vànhân viên Quá trình ngụ ý rằng một người lãnh đạo có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnhhưởng bởi nhân viên của họ Nhấn mạnh rằng lãnh đạo không phải từ một chiều mà làmột sự tương tác 2 chiều Khi lãnh đạo được định nghĩa theo cách này, nó sẽ trở nên

có giá trị hơn cho tất cả mọi người Nó không bị hạn chế đối với người lãnh đạo đượcchỉ định trong nhóm

Bởi vì cả hai: nhà lãnh đạo và nhân viên là một phần của quá trình lãnh đạo, điều quantrọng là phải giải quyết các vấn đề với nhân viên cũng như các vấn đề đối với nhà lãnhđạo Các nhà lãnh đạo và nhân viên cần được hiểu là có mối liên quan lẫn nhau

2.2 Lý thuyết đường dẫn mục tiêu.

2.2.1 Tổng quan thuyết đường dẫn mục tiêu.

Lý thuyết đường dẫn - mục tiêu (Path Goal Theory) là một thuật ngữ thường được sửdụng trong lĩnh vực kinh doanh Thuyết này xuất hiện lần đầu tiên trong lãnh đạo vàođầu những năm 1970 trong các tác phẩm của Evans (1970), sau đó được các tác giảiHouse (1971), House and Dessler (1974), và House và Mitchell (1974) tiếp tục nghiêncứu và phát triển

Theo giả thuyết đường tới mục tiêu, hành động của nhà lãnh đạo bị ảnh hưởng bởi sựthỏa mãn công việc, động lực và kết quả đầu ra của cấp dưới Người ta tin rằng vai tròcủa nhà quản lý là hỗ trợ nhân viên xác định cách thức hành động tốt nhất để đạt đượccác mục tiêu của cả cá nhân và tổ chức Theo quan niệm, các hành vi lãnh đạo khácnhau sẽ được yêu cầu dựa trên hoàn cảnh và nhu cầu của thời điểm này

Vai trò của người lãnh đạo là hướng dẫn và khuyến khích những người theo dõi đạtđược mục tiêu của họ đồng thời đảm bảo rằng những mục tiêu đó phù hợp với mụctiêu của tổ chức Giả thuyết về con đường mục tiêu đưa ra giả định rằng các nhà lãnhđạo có khả năng thích ứng và họ có thể thay đổi cách tiếp cận của mình khi cần thiết.Mục đích để nâng cao hiệu suất và sự hài lòng của cấp dưới bằng cách tập trung vàođộng lực của cấp dưới

4

Trang 8

Theo thuyết đường dẫn vai trò của nhà lãnh đạo là chỉ đạo và hỗ trợ nhân viên để đạtđược mục tiêu và giải quyết các khó khăn trong quá trình làm việc Lãnh đạo cung cấphướng dẫn rõ ràng thiết lập mục tiêu và mô tả chi tiết về công việc, cung cấp nhữngphần thưởng và đánh giá công bằng để khuyến khích tinh thần làm việc và loại bỏ cácrào cản và khó khăn để giúp nhân viên tiếp cận thành công.

VD: Đặc điểm cá nhân của cấp dưới quyết định cách hiểu môi trường và người lãnhđạo Các nhà lãnh đạo hiệu quả làm rõ con đường để giúp những người theo dõi họ đạtđược mục tiêu và làm cho cuộc hành trình trở nên dễ dàng hơn bằng cách giảm bớtnhững trở ngại và cạm bẫy

H1 The Basic Idea Behind Path-Goal Theory

Thuyết đường tới mục tiêu cung cấp cho các nhà quản lý ba nguyên tắc để trở thànhnhà lãnh đạo hiệu quả:

1 Tìm ra những kết quả đầu ra (outcomes) về cấp dưới của bạn đang cố gắng để

có được từ công việc của họ và tổ chức

2 Thưởng cấp dưới khi hiệu suất cao và đạt được mục tiêu với kết quả đầu ra mà

họ mong muốn

Trang 9

3 Xác định rõ con đường để đạt mục tiêu cho cấp dưới, loại bỏ bất kỳ trở ngại đốivới hiệu suất cao, và thể hiện sự tin tưởng vào khả năng của cấp dưới.

Tóm lại, lý thuyết đường dẫn mục tiêu được thiết kế để mô tả cách mà các nhà lãnhđạo giúp những người cấp dưới làm theo đường dẫn của họ để đạt đến mục tiêu bằngcách chọn các hành vi cụ thể phù hợp Đă ˜c tính của cá nhân người lao đô ˜ng là khácnhau, sức ép của môi trường làm viê ˜c là khác nhau và nhu cầu của người lao đô ˜ngcũng rất khác nhau trong những tình thế khác nhau Vì thế muốn thành công ngườilãnh đạo phải dựa theo những phong cách phù hợp Việc sử dụng một phong cách lãnhđạo nhất định sẽ phụ thuộc vào cấu trúc nơi làm việc và các hành vi trong mối quan hệnhư sự tôn trọng và tin tưởng của các thành viên trong nhóm Bằng cách chọn phongcách phù hợp, các nhà lãnh đạo làm tạo động lực, tăng kỳ vọng của người cấp dướicho sự thành công và cải thiện sự gắn kết và hài lòng với tổ chức Những người theothuyết này cũng đưa ra bốn phong cách lãnh đạo (Hourse, R.J, & Mitchell, T.R ( 1974)

“Path –Goal Theory Of Leadership” ) chính , đó là:

● Lãnh đạo chỉ thị: (Directive Leadership) là một trong các phong cách lãnh đạo

được mô tả trong các nghiên cứu của Bang Ohio (Ohio State Studies) do RalphMelvin Stogdill và Robert Blake tiến hành vào những năm 1940 và 1950.Phong cách này được mô tả bởi Halpin và Winer vào năm 1957 Lãnh đạo chỉthị ở đây có nghĩa là nhà lãnh đạo hướng dẫn cho người cấp dưới của họ (nhữngngười nhân viên có tính độc đoán và bất tuân) về nhiệm vụ, những điều mà lãnhđạo mong đợi, cách thực hiện, thời gian để hoàn thành mục tiêu Đồng thờicũng đưa ra những tiêu chuẩn về hiệu suất làm việc, quy tắc và quy định về thờigian, kỹ năng, thái độ làm việc, của người cấp dưới

● Lãnh đạo hỗ trợ: Phong cách này tập trung vào các mối quan hệ Nhà lãnh đạo

đặt lợi ích và nhu cầu của các thành viên trong nhóm lên trên; Cung cấp mộtcảm giác gắn kết của người cấp dưới tham gia vào hoạt động nhàm chán, lặplại Đối với những nhiệm vụ căng thẳng hoặc lặp đi lặp lại, kiểu lãnh đạo này sẽ

là thích hợp nhất Phong cách này phù hợp với các tình huống sau:

- Khi công việc đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp cao

6

Trang 10

- Khi nhân viên cần được động viên và khuyến khích

- Khi cần tạo ra một môi trường làm việc tích cực

● Lãnh đạo tham gia: Kiểu lãnh đạo này tập trung vào sự tham gia của cả hai

bên Bạn tham khảo ý kiến của nhóm và cân nhắc các ý tưởng, kiến thứcchuyên môn của họ trước khi đưa ra quyết định Cách tiếp cận này hoạt độngtốt nhất khi các thành viên trong nhóm của bạn có kinh nghiệm, nhiệm vụ phứctạp, đầy thử thách và khi họ muốn cung cấp cho bạn ý kiến đóng góp

Phong cách này phù hợp với các tình huống sau:

- Khi công việc đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới

- Khi nhân viên có trình độ cao và có kinh nghiệm

- Khi cần xây dựng lòng trung thành và cam kết của nhân viên

● Lãnh đạo định hướng thành tựu: Tại đây, người lãnh đạo đặt ra các mục tiêu

đầy thách thức cho nhóm của mình Nhà lãnh đạo tin tưởng vào khả năng củanhóm, vì vậy mong đợi nhóm sẽ hoạt động tốt và luôn duy trì các tiêu chuẩncao đối với mọi người, làm gia tăng sự tự tin và cho họ nhận ra họ có khả năngthành công Phương thức này hoạt động tốt nhất khi các thành viên trong nhómmất động lực hoặc không bị thách thức trong công việc của họ

Phong cách này phù hợp với các tình huống sau:

- Khi nhân viên có trình độ cao và có động lực

- Khi cần đạt được mục tiêu cao

- Khi cần tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh

Trang 11

H2 Major Components of Path-Goal Theory

Ngoài các hành vi lãnh đạo, lý thuyết đường dẫn mục tiêu còn hai thành phần khác làđặc điểm của cấp dưới và đặc điểm nhiệm vụ Những nhân tố này xác định tiềm năngcủa việc động viên và cách thức mà người lãnh đạo có thể hành động để làm tăng độngviên

2.2.2 Lý thuyết đường dẫn mục tiêu ảnh hưởng đến tạo động lực và cam kết của nhân viên trong tổ chức.

Đối với nhà lãnh đạo, yêu cầu cần phải sử dụng một phong cách lãnh đạo phù hợp đểđáp ứng nhu cầu, tạo động lực tốt nhất cho nhân viên Và lý thuyết đường dẫn mụctiêu cung cấp cho nhà lãnh đạo cơ sở để hình thành nên các phong cách lãnh đạo phùhợp với tổ chức để từng bước cùng với nhân viên đạt được những mục tiêu đã đề ratrước đó Ngoài ra, chúng còn giúp cung cấp mục tiêu rõ ràng, định hướng công việc

và giúp xây dựng sự cam kết của nhân viên với tổ chức và công việc của họ Cụ thể:

● Đạt được mục tiêu của bản thân và tổ chức:

Nhà lãnh đạo thành công là nhà lãnh đạo biết cách chỉ hướng cho nhân viên đi đúngđến mục tiêu và hỗ trợ họ vượt qua những rào cản trên con đường đi đến mục tiêu Cácmục tiêu đặt ra cần đảm bảo tuân theo các quy tắc thiết lập mục tiêu để mục tiêu đó

8

Trang 12

mang tính thực tế và khả thi Nghĩa là đường dẫn mục tiêu giúp cho các nhà lãnh đạoxác định được tầm nhìn và mục tiêu của tổ chức Điều này giúp lãnh đạo có thể truyềncảm hứng và động lực cho nhân viên, giúp họ hiểu rõ và đồng hành với tầm nhìn vàmục tiêu đó Ngoài ra, cũng giúp nhân viên biết rõ được mục tiêu và hướng đi củamình, họ sẽ có động lực cao để nỗ lực và hoàn thành công việc.

● Vượt qua những thách thức, trở ngại:

Trong môi trường làm việc của tổ, chúng ta không thể tránh khỏi các thách thức và trởngại cản bước Thông qua việc áp dụng lý thuyết đường dẫn mục tiêu, nhà lãnh đạocung cấp cho nhân viên những công cụ cần thiết để giải quyết các vấn đề tại nơi làmviệc để đảm bảo hạn chế được các cản trở cho con đường đạt được mục tiêu

● Tăng động lực, sự tự tin cho nhân viên:

Lý thuyết đường dẫn mục tiêu cho thấy thông qua phong cách lãnh đạo phù hợp sẽgiúp nhân viên tự tin hơn nhờ sự công nhận các đóng góp của nhân viên, khen ngợi họ

và cung cấp phản hồi thường xuyên về công việc Hiểu tầm quan trọng của việc khenthưởng và công nhận những nỗ lực thông qua việc sử dụng các biện pháp khuyếnkhích và động lực nội tại Bằng cách áp dụng các phong cách lãnh đạo theo mục tiêucon đường khác nhau, bạn có thể thúc đẩy nhân viên phát huy tối đa tiềm năng của họ.Thông qua việc ủng hộ đến từ lãnh đạo, nhân viên sẽ thấy mình được tôn trọng và cógiá trị Họ sẽ gắn bó chặt chẽ hơn với tổ chức và có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn,tăng năng suất làm việc, đạt hiệu quả tối đa cho tổ chức

● Khuyến khích mạng lưới hỗ trợ

Đường dẫn mục tiêu giúp nhà lãnh đạo đưa ra nhiều thách thức cho nhân viên vàkhuyến khích sự sáng tạo của họ Khi nhân viên được đặt trước những mục tiêu caohơn, họ có xu hướng tìm kiếm các giải pháp mới, nâng cao chất lượng công việc vàđóng góp ý tưởng sáng tạo để đạt được mục tiêu đó Khi nhân viên cảm thấy được tôntrọng và đánh giá cao, họ có nhiều khả năng phát triển mối quan hệ gắn bó hơn với tổchức và đồng nghiệp của họ và có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn

Ngày đăng: 16/06/2024, 15:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w