1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài thực trạng học môn tiếng anhcủahọc sinh thpt nguyễn thị minhkhai

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng học môn Tiếng Anh của học sinh THPT Nguyễn Thị Minh Khai
Tác giả Đoàn Mạnh Quang Huy
Người hướng dẫn TS. Chu Thị Hồng Nhung, ThS. Nguyễn Thiều Dạ Hương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Giáo dục
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học
Thể loại Bài tiểu luận học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,09 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (7)
    • 1.1 Lý do khách quan (7)
    • 1.2 Lý do chủ quan (8)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (9)
  • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu (9)
  • 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu (9)
  • 5. Câu hỏi nghiên cứu (10)
  • 6. Giả thuyết nghiên cứu (10)
  • 7. Phương pháp nghiên cứu (10)
    • 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận (10)
    • 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (11)
  • 8. Cấu trúc đề tài (11)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH THPT (11)
    • 1.1 Tổng quan nghiên cứu và một số nghiên cứu liên quan (12)
    • 1.2. Một số vấn đề lý luận về việc học tiếng Anh ở Trường THPT (15)
    • 1.3. Sơ lược về việc học tiếng Anh hiện nay của học sinh THPT (18)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (19)
      • 1.4.1. Câu hỏi khảo sát (19)
      • 1.4.2. Câu hỏi phỏng vấn (19)
  • CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (11)
    • 2.1. Tổ chức nghiên cứu (20)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (22)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HỌC TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG (25)
    • 3.1. Thực trạng học Tiếng Anh của học sinh THPT NTMK hiện nay (26)
    • 3.2. Phân tích chung về thực trạng học tiếng Anh của học sinh Trường THPT NTMK (47)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG (11)
    • 1. Kết luận (51)
    • 2. Khuyến nghị (51)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)
  • PHỤ LỤC (55)

Nội dung

Thông qua bài này, emmong muốn mình có thể sử dụng những kiến thức mình học được trên giảngđường vào thực hiện đề tài một cách có hiệu quả nhất.Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh/chị

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về những khó khăn trong việc học tiếng anh và thực trạng học Tiếng Anh của học sinh hiện nay Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tối ưu nhằm khắc phục, nâng cao khả năng Tiếng Anh cho học sinh, đồng thời hỗ trợ cho nhà trường cải thiện vấn đề về dạy mônTiếng Anh tốt hơn.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn từ đó xây dựng hệ thống khái niệm của thực trạng và kỹ năng học.

- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng học tiếng Anh của học sinh THPT hiện nay.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc học Tiếng Anh của học sinh THPT, tìm hiểu nguyên nhân khiến các em chưa học tốt môn Tiếng Anh hiện nay.

- Đề xuất giải pháp cải thiện, nâng cao việc học Tiếng Anh cho học sinhTHPT.

Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu Thực trạng kỹ năng học Tiếng Anh của học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.

4.2 Khách thể nghiên cứu Học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.

4.3.1 Phạm vi không gian Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc

4.3.2 Phạm vi thời gian Tháng 03 năm 2023 đến tháng 05 năm 2023.

4.3.3 Phạm vi nội dung Đề tài nghiên cứu về thực trạng học Tiếng Anh của học sinh THPT Nguyễn Thị Minh Khai Từ đó phân tích thực trạng chỉ ra nguyên nhân gây khó khăn cho học sinh học chưa tốt môn Tiếng Anh và đưa ra giải pháp giúp học sinh nâng cao trình độ học Tiếng Anh.

Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng học Tiếng Anh của học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai đang diễn ra như thế nào?

- Nguyên nhân, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình học Tiếng Anh của học sinh hiện nay?

- Giải pháp giúp các em học sinh cải thiện, nâng cao kỹ năng học TiếngAnh là gì?

Giả thuyết nghiên cứu

- Thông qua giáo dục kỹ năng, các bạn học sinh trường THPT NTMK nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, tuy nhiên còn thụ động và chưa có kế hoạch cho hoạt động học lập của mình khoa học nên hiệu quả chưa cao.

- Nguyên nhân chủ yếu từ cơ sở vật chất đầu từ cho hoạt động học tiếng Anh và chưa có đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp.

- Hiện nay, BGH nhà trường đã và đang nỗ lực để cải thiện môi trường học tập cho học sinh của trường, tạo điều kiện tốt cho các bạn rèn luyện.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp nghiên cứu lý luận cung cấp những thông tin dữ liệu đã được công bố trong các công trình nghiên cứu trước đó về vấn đề học tiếng Anh của học sinh THPT Để có được những dữ liệu phục vụ đề tài, em đã tiến hành thu thập các tài liệu liên quan, phân loại, tiến hành tra cứu, phân tích, khái quát các loại thông tin từ:

Các tài liệu, các quy chế, quy định của ngành giáo dục và đào tạo có liên quan đến đề tài nhằm xác lập cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

Các công trình nghiên cứu đã được công bố (bài báo, sách chuyên khảo,luận văn…)

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra qua bảng hỏi dưới hình thức trực tuyến Google Forms cho học sinh THPT; phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm khảo sát đánh giá thực trạng học tiếng Anh tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai từ đó hỗ trợ cho nhà trường cải thiện vấn đề về dạy học môn tiếng Anh.

Phương pháp phỏng vấn sâu học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai nhằm thu thập thông tin chi tiết, tìm hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh tại Nhà trường.

Các phương pháp bổ trợ: lập hồ sơ, biểu bảng, biểu mẫu, thống kê so sánh, phân tích trường hợp đặc biệt.

Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, tóm tắt, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 4 chương nội dung chính:

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH THPT

Tổng quan nghiên cứu và một số nghiên cứu liên quan

Sử dụng thành thạo tiếng Anh ngày càng khẳng định sự cần thiết trong xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam Tuy nhiên, cho dù các Đề án dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân 2022 của Bộ GD&ĐT đã được thực hiện liên tục, thường xuyên nhưng cho đến nay, có thể thấy nó vẫn chưa đáp ứng được tham vọng mà nó đề ra.

Dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam đã rất nỗ lực song chưa thực sự hiệu quả và còn nhiều hạn chế, vậy đâu là nguyên nhân? Có thể đó là do chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, hay do phương pháp kiểm tra kết quả học tập đánh giá chưa đúng và chưa phản ánh thực chất, kết quả đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu và mục đích của việc kiểm tra đánh giá. Đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm đổi mới chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: thay đổi giáo trình, sách giáo khoa, bồi dưỡng năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn cho giáo viên, thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học, Tuy nhiên cần có sự hỗ trợ trong công tác dạy và học của chúng ta về mô hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học nhằm tác động trở lại quá trình dạy và học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng.

Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về các phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ nhưng những nghiên cứu ở Việt Nam chưa đầy đủ, cũng như chưa có những nghiên cứu sâu về năng lực học ngoại ngữ dựa trên khung đánh giá năng lực cụ thể Tiếng Anh tuy chỉ là một công cụ để giao tiếp nhưng phải làm thế nào để giảng dạy và học tập hiệu quả: Đổi mới phương pháp dạy hay là điều chỉnh các cách thức kiểm tra đánh giá hiện nay.

Do vậy, học ngoại ngữ nói chung hay học Tiếng Anh nói riêng là vô cùng quan trọng.

Tác giả Hồng Văn Lân - một Việt kiều đang sinh sống tại Mỹ có nhiều tâm huyết với việc dạy và học Tiếng Anh tại Việt Nam hiện nay, từng làm công tác giảng dạy nên tác giả đã nắm được những điểm yếu của người Việt trong việc học Tiếng Anh, nhất là cách phát âm, nhấn giọng, dùng từ ngữ; vì vậy, ông tâm huyết muốn viết một giáo trình tự học Tiếng Anh dành riêng cho người Việt, phiên âm theo cách đọc của người Việt Về những cái khó trong Tiếng Anh, chính tác giả đã phải thừa nhận “ Học cách phát âm Tiếng Anh là một vấn đề rất khó Tiếng Anh viết một đường, đọc một nẻo Âm tiết và chính tả không đi đôi với nhau, vì thế ta phải nhớ âm của từng chữ một chứ không thể đọc theo âm của chữ viết”.

Các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của Tiếng Anh trong chính sách giáo dục ngôn ngữ của Việt Nam, tuy nhiên năng lực Tiếng Anh của học sinh nói chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước Năng lực là yếu tố cần thiết trong bất kỳ hoạt động nào Các nghiên cứu gần đây chỉ rõ vai trò và nhấn mạnh vai trò của năng lực để thành công trong học tập Nhìn chung các nghiên cứu đều chỉ rõ cái đích của việc dạy và học Tiếng Anh, đồng thời đề cập đến vai trò của năng lực học tập Tuy nhiên cần phát hiện những trở ngại trong học tập thì mới dựa vào năng lực để cải thiện kết quả học tập. a) Thực trạng học Tiếng Anh của học sinh THPT

Theo nhiều nghiên cứu tại Việt Nam về việc học tiếng Anh của học sinh THPT cho thấy, hầu hết học sinh đã được học tiếng Anh từ 7 đến 10 năm nhưng chưa thể thực hiện được các giao tiếp tiếng Anh cơ bản Bên cạnh đó, số liệu thống kê của các kỳ thi phổ thông quốc gia những năm gần đây cho thấy khả năng tiếng Anh của học sinh còn rất hạn chế Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lành, Phạm Lương Giang và Nguyễn Thị Phương Thảo (2018) cho thấy rằng chỉ có 22% sinh viên có điểm tiếng Anh đầu vào tại Trường Đại học đạt điểm A2, ngoài những nguyên nhân được đề cập trong các nghiên cứu khác, thì nghiên cứu này cũng chỉ ra nguyên nhân nổi bật là thời gian trên lớp học dành cho môn tiếng Anh còn ít và tính tự chủ của sinh viên còn hạn chế.[9]

 Tác giả Nguyễn Thị Thu Hoài và Nguyễn Thị Hoa với đề tài “Sử dụng tài liệu bổ trợ trong dạy kỹ năng nói Tiếng Anh tại Trường Trung học Phổ thông” năm 2020, cho thấy việc sử dụng tài liệu bổ trợ tiếng Anh trong giảng dạy đã trở nên cần thiết và phổ biến hơn Lợi ích của sử dụng tài liệu đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh.[8]

 Tác giả Nguyễn Thị Thu Hoài với đề tài “Thực trạng thực tập giảng dạyTiếng Anh ở một số Trường THPT tại Thành phố Thái Nguyên và các đề xuất giải pháp” năm 2017, đã chỉ ra đa phần các sinh viên biết áp dụng phương pháp dạy học tích cực, các hoạt động hiệu quả trong giảng dạy, tuy nhiên vẫn còn nhiều sinh viên ít sử dụng phương pháp mới như theo dự án hay tình huống, ngữ cảnh trong dạy học tiếng Anh tại bậc THPT.[7]

 Tác giả Lê Thị Tuyết Hạnh với đề tài “Thực trạng năng lực tự chủ trong việc học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Vinh” năm 2019 Qua đó, có thể thấy, việc dạy học và tự học tiếng Anh tại Nhà trường của học sinh còn rất hạn chế, cho dù học sinh luôn ý thức và mong muốn cải thiện năng lực tiếng Anh của mình.[6] b) Tầm quan trọng của Tiếng Anh với học sinh THPT trong thời đại hiện nay

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sử dụng tốt Tiếng Anh có rất nhiều cơ hội và khả năng thành công trong lĩnh vực nghiên cứu cũng như thăng tiến trong nghề nghiệp sau này.

Lý do đơn giản là vì Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thông dụng nhất toàn cầu.Theo thông tin của WikiPedia:

Có hơn 400 triệu người dùng Tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ Hơn 1 tỷ người dùng Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.

Tiếng Anh có vốn từ lớn nhất trong tất cả ngôn ngữ với hơn 500.000 từ trong quyển Oxford Dictionary.

Là ngôn ngữ của khoa học công nghệ và kinh doanh vốn từ Tiếng Anh ngày càng thêm nhiều từ mới.

Những quốc gia có thu nhập đầu người cao trên thế giới đều thành thạo Tiếng Anh hết, tiếng mẹ đẻ hoặc học trong trường. Đối với học sinh thì việc học Tiếng Anh là điều quan trọng hơn cả Đầu tiên, đây là môn học bắt buộc trong chương trình dạy học Thứ hai, việc thành thạo Tiếng Anh sẽ giúp ích rất nhiều cho học sinh trong việc xét tuyển vào các trường Đại học yêu cầu đạt chuẩn ngoại ngữ đầu vào như Đại học Ngoại Thương, Học viện Ngoại Giao , hay tạo cơ hội cho học sinh có thể tìm học bổng hay đi du học ở những đất nước tân tiến. c) Giải pháp nâng cao, phát triển khả năng học Tiếng Anh của học sinh THPT

Tác giả Hoàng Thu Hà, Hà Minh Nguyệt với đề tài “ Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp nội dung, ngôn ngữ trong thiết kế giáo án hóa học cho học sinh trung học phổ thông ” cho thấy việc dạy học các môn Khoa học theo phương pháp Học tích hợp Nội dung và Ngôn ngữ (CLIL) cho thấy tiềm năng ứng dụng cao nhờ khả năng cân bằng đồng thời cả hai yếu tố - Kiến thức Khoa học và Tiếng Anh trong một tiết học.

Tác giả Dương Mỹ Thắm, Tạ Thị Hồng Lụa với đề tài “Việc áp dụng các chiến lược học tập tự điều chỉnh trong việc học tiếng Anh tại một trường trung học ở thành phố Hồ Chí Minh” đã đưa ra một số hàm ý sư phạm và khuyến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo về việc sử dụng các chiến lược học tập tự điều chỉnh trong ngữ cảnh tiếng Anh như một ngoại ngữ (EFL) được đưa ra.

Qua đó, ta có thể thấy, việc đề ra các giải pháp, ý tưởng để giúp nâng cao khả năng học Tiếng Anh đang có chút tiến triển, số lượng học sinh học tốt môn Tiếng Anh đã tăng đáng kể so với những năm trước.

Một số vấn đề lý luận về việc học tiếng Anh ở Trường THPT

1.2.1 Vị trí, mục tiêu của môn tiếng Anh trong Trường THPT

Vị trí của môn tiếng Anh Tiếng Anh có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển đất nước, tiếng Anh là yêu cầu tất yếu trong thời đại mà luôn đòi hỏi, đáp ứng các quy trình công nghệ đổi mới, mà biết tiếng Anh là năng lực cần thiết đối với sự hội nhập của đất nước hiện nay.

Theo quy định trong chương trình giáo dục: “Ngoại ngữ được quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế” (Điều 7, mục 3 của Luật giáo dục, 2005), ở các trường THPT thì ngoại ngữ là môn học bắt buộc, đa phần là môn Tiếng Anh Môn Tiếng Anh ở trường THPT hỗ trợ học sinh có thể giao tiếp và tiếp thu những nguồn tri thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến, hiểu biết thêm về các nền văn hóa đa dạng, phong phú của các quốc gia khác trên thế giới, từ đó dễ dàng hội nhập với cộng đồng Quốc tế.

Môn tiếng Anh cũng góp phần hình thành phát triển nhân cách cá nhân của học sinh, giúp cho học sinh được giáo dục một cách toàn diện đạt được mục tiêu giáo dục ở trường THPT.

Mục tiêu của môn tiếng Anh Mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Anh trong chương trình GDPT mới là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp ở mức cơ bản thông qua rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ, như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Học sinh năm được tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về tiếng Anh, qua đó giúp các em đạt bậc

3 khi kết thúc cấp THPT theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, tạo nền tảng cho học sinh sử dụng tiếng Anh trong học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời để trở thành những công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập. Đồng thời, môn Tiếng Anh bậc phổ thông giúp học sinh hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một số quốc gia nói tiếng Anh, từ đó biết tự hào, yêu quý và tôn trọng nền văn hóa cũng như ngôn ngữ dân tộc mình.

Ngoài ra, chương trình tiếng Anh nâng cao giúp học sinh sử dụng tiếng Anh thành thạo, có kiến thức tiếng Anh hoàn chỉnh và hệ thống nhằm đáp ứng được các điều kiện đòi hỏi sự am hiểu chuyên sâu về khoa học xã hội và nhân văn trong các dự án, chương trình Quốc tế.

1.2.2 Nội dung của dạy học tiếng Anh trong Trường THPT

Nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh thể hiện những định hướng cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở cấp trung học phổ thông, việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh dựa trên nền tảng chương trình Tiếng Anh các cấp tiểu học và trung học cơ sở, trang bị cho học sinh kỹ năng học tập suốt đời để không ngừng học tập và phát triển năng lực làm việc trong tương lai.

Các nội dung dạy học ở bậc THPT cần bảo đảm giúp học sinh, sau khi tốt nghiệp, có thể sử dụng tiếng Anh làm phương tiện giao tiếp cơ bản Dạy và học tiếng Anh phải đạt được hai mục đích chính: trang bị cho học sinh một công cụ giao tiếp mới đồng thời thông qua việc sử dụng giao tiếp học sinh có thể tiếp thu những giá trị văn hóa của các dân tộc sử dụng ngôn ngữ đang học.

Dựa trên mục tiêu, yêu cầu và cơ sở lý luận, những nội dung thiết yếu của dạy ngoại ngữ là giáo dục tư tưởng đạo đức, bồi dưỡng tri thức văn hóa và rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ Các nội dung này có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất đều lấy kỹ năng giao tiếp làm trung tâm để từ đó thông qua các hoạt động dạy và học ở mỗi cá nhân sẽ tạo cho học sinh khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ Nội dung dạy học trong Chương trình GDPT môn Tiếng Anh được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, bao gồm: Hệ thống các chủ đề (khái quát), các chủ điểm (cụ thể) mang tính gợi ý; các năng lực giao tiếp phù hợp với chuẩn năng lực cần đạt; danh mục kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) gợi ý phù hợp với việc phát triển năng lực giao tiếp ở cấp độ đã được quy định trong chuẩn đầu ra.

Nội dung văn hoá được dạy học lồng ghép, tích hợp trong hệ thống các chủ đề, chủ điểm Các chủ đề và chủ điểm có mối liên quan chặt chẽ với nhau, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và môi trường sinh hoạt, học tập của học sinh Các chủ điểm được lựa chọn theo hướng mở, nhưng phải đảm bảo được các giá trị văn hoá, xã hội của Việt Nam và hội nhập quốc tế.

1.2.3 Đặc trưng của hoạt động dạy học tiếng Anh trong Trường THPT

Bắt đầu từ năm học 2006-2007, chương trình Sách giáo khoa mới được đưa vào dạy học ở bậc THPT Chương trình mới này đòi hỏi sự thay đổi toàn diện quan điểm dạy học, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, cơ sở vật chất trong quá trình dạy, vai trò của người dạy và người học trong quá trình học tập… Đặc biệt, yếu tố được thay đổi lớn nhất chính là phương pháp dạy học, yêu cầu người dạy và người học thực hành các hoạt động dạy học tiếng Anh chủ yếu theo phương pháp giao tiếp (Communicative Approach).

Thứ nhất, tính giao tiếp vừa là mục tiêu trực tiếp đồng thời là phương thức chủ yếu giúp học sinh hình thành khả năng giao tiếp Tiếng Anh.

Thứ hai, học sinh được hình thành kỹ năng giao tiếp thông qua việc làm quen và luyện tập sử dụng các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp trong giao tiếp.

Thứ ba, các hoạt động dạy học tiếng Anh phải được thiết kế đa dạng, phong phú và hấp dẫn, tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp thông qua nhiều hình thức mới và thực tiễn: phỏng vấn (interview), đóng vai ( role-play ) hay thuyết trình ( presentation )…

Thứ tư, ngoài việc học sinh phải ngồi đối diện giáo viên để nghe, ghi chép bài giảng thì học sinh phải chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo hoạt động cặp, theo nhóm nhằm góp phần nâng cao và rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và tăng cường sự tương tác trong một bài học Bên cạnh đó, về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học, trong quá trình dạy và học tiếng Anh, giáo viên và học sinh cần biết sử dụng các phương tiện dạy học, cơ sở vật chất hiện đại: máy tính, máy chiếu, băng đĩa các phần mềm thiết kế giáo án: powerpoint,… để phục vụ tốt nhất cho quá trình tiếp nhận kiến thức.

Về phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh cũng được thay đổi, phù hợp với mục tiêu và phương pháp dạy Việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành xuyên suốt trong cả quá trình học của học sinh, kết quả học tập phải được dựa trên đánh giá tiến trình học tập chứ không phải chỉ dựa trên các bài kiểm tra của học sinh Nội dung kiểm tra phải đảm bảo tất cả kỹ năng giao tiếp, mức độ phân hóa và sự cân đối giữa các chủ đề để đánh giá được khách quan và chính xác nhất đối với học sinh.

Sơ lược về việc học tiếng Anh hiện nay của học sinh THPT

Tại bậc học THPT, học sinh Việt Nam đã được tiếp cận với tiếng Anh được từ 7 đến 9 năm, và đa phần các trường THPT hiện nay, đều chọn tiếng Anh là bộ môn chính và là ngoại ngữ 2 bắt buộc của nhà trường trong chương trình đào tạo theo chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Hiện nay, điểm bình quân của học sinh Việt Nam dao động ở mức 200 – 250/990 điểm TOEIC, và với mức điểm này học sinh cần nhiều thời gian để đạt tới mức chấp nhận mà các doanh nghiệp đang coi là mức tối thiểu Trình độ của học sinh không đồng đều và có sự khác biệt lớn về năng lực tiếng Anh Mặc dù đã có những kỳ thi xếp lớp vào đầu năm học nhưng trong quá trình học, việc ngại giao tiếp bằng tiếng Anh và kiến thức cơ bản hạn chế, không theo kịp lượng kiến thức của chương trình đã gây ra nhiều khó khăn cho giáo viên, khiến giáo viên khó có thể quán xuyến hết tất cả học sinh, từ đó gây cản trợ cho việc dạy và học Có rất nhiều nguyên nhân để lí giải cho trình độ học tiếng Anh của học sinh tại Việt Nam hiện nay tại sao lại thấp như vậy. Đầu tiên là do chương trình học quá nặng về ngữ pháp, trong khi việc luyện phản xạ và giao tiếp lại không được chú trọng Sinh viên có thể nắm chắc ngữ pháp tiếng Anh, nhưng lại không thể biến chúng thành công cụ để giao tiếp.

Thứ hai, là sự không đồng đều về năng lực sử dụng tiếng Anh giữa các học sinh trong cùng lớp.

Thứ ba, là học sinh thiếu tự tin và không vượt qua được sức ỳ của bản thân Học sinh ngại học vì sợ sai, chê cười và trở lên khép mình trong các giờ học.

Cuối cùng, môi trường học tập cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng Hiện nay, học sinh chỉ sử dụng tiếng Anh trong giờ học bắt buộc,còn hầu như bị bỏ quên trong các hoạt động khác Do vậy, để việc học tiếngAnh hiệu quả, bản thân mỗi học sinh, các bạn phải tự ý thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ, ý thức tự nâng cao năng lực của bản thân Từ đó xây dựng được động cơ, phương pháp học tập thích hợp thì mới có thể cải thiện trình độ.

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tổ chức nghiên cứu

2.1.1 Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu

Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai được thành lập vào mùa thu năm

1965 với tên gọi Trường cấp III Trần Phú đến năm 1972 trường đổi tên là trường cấp 3 Minh Khai và vào năm 1995, trường đổi tên là “Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai” và được sử dụng cho đến hiện tại.

Năm 2005, trường đạt danh hiệu trường Tiên tiến và Tiên tiến xuất sắc của thủ đô, được thủ tướng chính phủ tặng bằng khen, Ban thi đua khen tặng huân chương Lao động hạng Ba.

Trải qua hơn hàng chục năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng giáo dục và luôn đứng trong top đầu đạt chuẩn cả đầu vào lẫn đầu ra trên thành phố Hà Nội

Công tác quản lý của BGH: Đề ra kế hoạch rõ ràng đầy tính sáng tạo, logic phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của nhà trường Chiến lược trung và dài hạn có tính khả thi và thiết thực, được sự ủng hộ và đồng lòng của các cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường.

Chương trình giáo dục: Trường giáo dục và đào tạo các khối A00 (Toán,

Lý, Hóa), khối A01 (Toán, Văn, Anh), khối B01 (Toán, Hóa, Sinh), khối D01 (Toán, Văn, Anh), khối C01 (Văn, Sử, Địa) Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Nhiệt tình, yêu nghề, luôn gắn bó với nhà trường với hi vọng trường sẽ ngày càng phát triển Chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng, theo kịp được nhu cầu đổi mới giáo dục, nhu cầu học tập của học sinh và sự tín nhiệm của phụ huynh đối với giáo viên và nhà trường.

Cơ sở vật chất: Trải qua quá trình nhiều năm hình thành và phát triển, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai luôn luôn đầu tư và cải thiện cơ sở vật chất của trường nhằm đảm bảo môi trường dạy và học tốt nhất cho giáo viên, học sinh.

Hiện nay, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai đã được xây dựng khang trang và sạch đẹp, trường có 1 tòa nhà 4 tầng với 21 phòng học, 3 phòng thực hành Lý – Hoá - Sinh, 3 phòng học đa năng có trang bị máy chiếu thế hệ mới, 3 phòng học CNTT, 1 phòng học quốc tế đảm bảo tiêu chuẩn học ngoại ngữ Bên cạnh đó là tòa nhà 2 tầng với 9 phòng học Các phòng học đều đảm bảo đầy đủ bàn ghế tiêu chuẩn, ánh sáng, quạt và điều hòa nhiệt độ.

Các phòng thí nghiệm được đầu tư máy móc hiện đại đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh Thư viện, sân bóng rổ, sân cỏ tự nhiên, nhà thi đấu đa năng,… của nhà trường hiện đại, phục vụ thiết thực cho việc dạy, học và các hoạt động vui chơi thể thao. Hoạt động ngoại khóa: Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những trường cấp 3 tại Hà Nội nổi tiếng với những hoạt động ngoại khoá và các câu lạc bộ học sinh nổi bật: Nhóm Lãnh đạo trẻ THPT Nguyễn Thị Minh Khai, L E G O - Nguyễn Thị Minh Khai’s Debate and Social Activities, MPC - Minh Khai Photography Club, Văn nghệ Truyền thông Nguyễn Thị Minh Khai,

2.1.2 Một số đặc điểm về khách thể nghiên cứu

Tổng cộng có 88 khách thể nghiên cứu là học sinh đến từ 3 khối lớp 10,11,12 tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.

Trong 88 phiếu được phát cho học sinh, tôi thu về đầy đủ 88 phiếu hợp lệ và được sử dụng cho nghiên cứu.

Bảng 2 1 Đặc điểm khách thể nghiên cứu

STT Học sinh khối Số lượng Tỷ lệ

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ giới tính trong số học sinh được khảo sát 2.1.3 Quy trình tổ chức nghiên cứu

Sau khi tìm hiểu tài liệu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, tiến hành xác định các vấn đề liên quan đến đề tài và từ đó xây dựng đề cương nghiên cứu.

Tiếp theo, em tiến hành tìm kiếm, tra thông tin và đọc tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài ở sách, các trang tài liệu chất lượng, uy tín như Google Scholar,… tìm hiểu các tài liệu phù hợp rồi xây dựng bảng hỏi, trước khi lấy số liệu thực tế tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Để có thể tiếp cận được nhiều đối tượng, em đã tạo một bảng hỏi trên Google Forms để gửi đường link tới các học sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai cùng với sự giúp đỡ của các em và thầy cô chủ nhiệm các lớp mà em từng học tập Sau một thời gian khảo sát đã thu được kết quả học sinh của 3 khối lớp 10,11,12 nhưng đa số là ở học sinh khối 10 ở trường THPT, em tiến hành xử lý và phân tích các số liệu để viết ra kết quả cho việc điều tra, khảo sát Từ đó đưa ra các kết luận và giải pháp cho đề tài nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng công cụ tìm kiếm Google Chrome, các cơ sở dữ liệu khoa học khác, trang web của thư viện đại học Quốc gia Hà Nội hay các trang uy tín như Google Scholar, em đã tìm 20 kiếm tài liệu với một số từ khóa bằng tiếng việt và Tiếng Anh như: Thực trạng, Thực trạng học Tiếng Anh của học sinh sinh viên hiện nay, các kỹ năng cũng như phương pháp học Tiếng Anh của học sinh ngày nay, learning english ability of high school students Em đã tìm hiểu nghiên cứu trên các trường học trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng và thế giới nói chung Ngoài ra, em có tìm hiểu thêm ở các luận án,luận văn, nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề này.

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi

Em đã tham khảo các bảng hỏi, thang đo các công trình nghiên cứu ở các trang mạng tại Việt Nam về vấn đề này, dưới sự hướng dẫn của giảng viên nhằm điều tra thực trạng kỹ năng học Tiếng Anh của học sinh THPT hiện nay Nhận thức, phương pháp học tập của nhiều học sinh, cũng như nguyên nhân khiến học sinh học chưa tốt môn Tiếng Anh hay nói cách khác các em đang gặp khó khăn rất nhiều trong việc học Tiếng Anh Bảng hỏi được xây dựng dưới dạng trưng cầu ý kiến cá nhân gồm 2 phần chính :

Phần I là phần giới thiệu tóm tắt, thông tin cá nhân của học sinh như trường, khối lớp, giới tính [Những thông tin được các bạn học sinh tham gia phỏng vấn sẽ được bảo mật tuyệt đối, chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu khoa học] ; Phần II là câu hỏi khảo sát với những câu hỏi dạng Đã từng/ Chưa từng và thang đo Likert cũng những câu hỏi dạng trả lời ngắn.

Cách thức tiến hành: Do điều kiện đi thực tế không cho phép do đó bảng hỏi được thực hiện trên nền tảng Google Form Đường link dẫn tới bảng hỏi được gửi tới cho các bạn học sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai thông qua những đầu mối là giáo viên CN, lớp trưởng, lớp phó, bí thư qua messenger, zalo, gmail Sau khoảng 2 tuần thực hiện phiếu hỏi, kết quả thu được là 88 phiếu trả lời.

Nội dung điều tra: Các câu hỏi về nhận thức thái độ và sự quan tâm của học sinh đến việc học Tiếng Anh Cụ thể, em có hỏi về mức độ yêu thích môn Tiếng Anh của bản thân (Rất thích, thích, không thích, rất không thích) hay những chủ đề Tiếng Anh khiến các em cảm thấy hứng thú, mỗi ngày bạn dành bao nhiêu giờ để học Tiếng Anh (1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, hay nhiều hơn 3 giờ đồng hồ) và bạn có thường xuyên tìm kiếm tài liệu học Tiếng Anh không ? Nếu có thì bạn hay tìm ở kênh nào? Bạn có học thêm Tiếng Anh ở bên ngoài không ? Câu hỏi về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều học sinh bị điểm kém môn tiếng anh: Bản thân bạn đang gặp khó khăn gì khi học Tiếng Anh ?

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu phỏng vấn sâu

Mục đích: Mở rộng thêm những quan điểm chủ quan về thực trạng học Tiếng Anh tại trường thông qua những cảm nhận chủ quan của các bạn học sinh từ đó góp phần làm tăng sức thuyết phục, độ tin cậy cho đề tài nghiên cứu.

Sau khi đến trường quan sát thực tế thì em đã xin phép BGH và thầy cô giáo để được phỏng vấn trực tiếp 2 em học sinh lớp 11, 1 em học sinh lớp

12 Bằng các dụng cụ như sổ ghi chép, bút viết và máy quay Em đã đặt ra câu hỏi về cái nhìn cùng sự quan tâm của học sinh đối với môn Tiếng Anh, nguyên nhân khiến nhiều học sinh ở mỗi kì thi còn chưa đạt được điểm cao và một số phương pháp nhằm cải thiện khả năng học Tiếng Anh.

2.2.4 Phương pháp nghiên cứu xử lý số liệu

Thực hiện đề tài, bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng phần mềm phân tích và xử lí dữ liệu SPSS Kết quả khảo sát được thực hiện trên 88 học sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập qua Google Forms, thống kê lại trên Excel và kết hợp với phần mềm SPSS để phân tích Quy trình chọn mẫu: (1) Lập kế hoạch tổng thể, (2) Thiết kế bảng hỏi, (3) Quyết định cách thức, mẫu khảo sát, (4) Thu thập dữ liệu (gửi link Google Forms), (5) Phân tích dữ liệu, (6) Viết báo cáo.

THỰC TRẠNG HỌC TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG

Thực trạng học Tiếng Anh của học sinh THPT NTMK hiện nay

Hiện nay, môn tiếng Anh đã được đưa vào dạy ở bậc phổ thông từ các Trường Tiểu học, THCS đến THPT và môn Tiếng Anh là 1 trong 3 môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc hằng năm Tuy nhiên, một thực tế là chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh của các trường trung học phổ thông còn thấp (nếu không nói là quá thấp) và vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Thực trạng dạy và học tiếng Anh ở trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai: Đối với trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai – là một trường nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội, có nhiều học sinh thành phố với điều kiện dân trí cao, các em được tiếp xúc khá sớm với môn Tiếng Anh, được bố mẹ định hướng học thêm Tiếng Anh từ khá sớm để thi những chứng chỉ như IELTS, TOEIC, , song bên cạnh đó cũng có cả những học sinh ở ngoại thành đến trường để học tập Có thể là do điều kiện học tập và giao lưu còn hạn chế nên một số bạn vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học môn Tiếng Anh Từ đó dẫn đến thực trạng chất lượng môn Tiếng Anh của nhà trường trong một vài năm gần đây cũng có những thời điểm thấp hơn so với những năm trước Theo khảo sát thực tế, tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên của môn tiếng Anh ở trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai trong kỳ thi học kỳ I năm học 2020 – 2021 theo đề thi của Sở, đứng trong top 10 trong tổng số trường trong thành phố Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm qua (thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan), hầu hết tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi môn Tiếng Anh nhiều, số học sinh đạt điểm trung bình chiếm không nhiều nhưng tổng thể còn ở mức độ khá Cũng phải nói rằng Tiếng Anh là 1 môn học khó đối với tất cả học sinh Với Tiếng Việt học sinh còn nói và viết không đúng dẫn đến tình trạng học sinh nói và viết sai từ Tiếng Anh là rất phổ biến Mặc dù học sinh đã được học tiếng Anh 4 năm ở bậc THCS nhưng khi vào lớp 10 rất nhiều em học sinh không biết viết và nói

1 từ Tiếng Anh nào, hay không biết phân biệt các từ loại: danh từ, động từ,trạng từ hay tính từ… Tiếng Anh là một môn thi bắt buộc trong kỳ thi TNTHPT, một bộ môn đóng vai trò rất quan trọng, mặc dù học sinh nhận thức được điều đó những vẫn còn rất nhiều em vẫn không chịu khó học, còn lơ là hoặc chỉ học để đối phó vượt qua điểm liệt trong các bài thi, chủ quan dẫn đến mất gốc, học kém nên sinh việc chán học.

3.1.1 Nhận thức về tầm quan trọng của Tiếng Anh của học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

Môn tiếng Anh đang được sử dụng giảng dạy rộng rãi trong các cấp học từ THCS – THPT, đây là một ngôn ngữ đẹp, gắn liền với nhiều nền văn hóa độc đáo từ các quốc gia sử dụng nó Ngày nay, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, ngôn ngữ chính thức của EU và là ngôn ngữ thứ 3 sử dụng nhiều nhất bởi nhiều chỉ sau Trung Quốc và Tây Ban Nha (do sự khác biệt trong các quốc gia dân số sử dụng) Đặc biệt, đối với nhiều học sinh có ước mơ theo đuổi ngành học Tiếng Anh và muốn nghiên cứu nhu cầu ở nước ngoài, và các nước trong khối châu Âu thì tiếng Anh là một ngôn ngữ không bao giờ có thể được bỏ qua.

Khi tiến hành phỏng vấn học sinh trường THPT Thị Minh Khai em đã bắt đầu từ những câu hỏi nhằm lấy thông tin khối, lớp mà học sinh đang theo học Sau đó với những câu hỏi đi sâu vào trọng tâm về việc học Tiếng Anh nhằm thu được những thông tin chính xác nhất cũng như chính suy nghĩ của các em về môn học này.

Biểu đồ 3.2: Thời điểm các em học sinh bắt đầu học môn Tiếng Anh Đa số các em được tiếp xúc với môn Tiếng Anh từ khá sớm, cụ thể là lớp

1, một bộ phận nhỏ học sinh là học Tiếng Anh từ lớp 3 và lớp 5 Tuy có sự chênh lệch khá lớn về thời gian xuất phát học Tiếng Anh nhưng dường như điều đó không ảnh hưởng quá nhiều đến sự chênh lệch trình độ Tiếng Anh của các em Bởi lẽ, một bộ phận học sinh còn chưa chú tâm vào việc học Tiếng Anh khi còn nhỏ, chỉ khi lên cấp 2 hay cấp 3 thì các em mới thực sự chú trọng vào bộ môn này.

“ Em học Tiếng Anh từ Tiểu học, cụ thể là lớp hai ạ Nhưng mà do thời điểm đó mình còn quá bé nên em chưa nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh nên là em cũng chưa quan tâm đến bộ môn này lắm Nếu mà nói về độ nghiêm túc thì em nghĩ là mình nghiêm túc học Tiếng Anh khi mà em vào cấp hai, lúc này em bắt đầu dành nhiều thời gian cho môn học này hơn.”

Khảo sát học sinh - Đ.T.H, lớp 11B10, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.

Biểu đồ 3.3: Mức độ yêu thích môn Tiếng Anh

Từ kết quả khảo sát, ta có thể thấy sự yêu thích của các em học sinhTHPT đối với môn Tiếng Anh với lớn biết bao Tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn này chiếm tới 84,1%, một lượng ít học sinh ( 15,9 %) còn chưa cảm thấy thích thú với môn Tiếng Anh Có thể nhận thấy, việc xuất phát điểm là niềm đam mê, yêu thích với môn học Tiếng Anh sẽ là những điều kiện thuận lợi nhất để xúc tác cho những thái độ tích cực trong quá trình học tập Một số bạn còn chưa thích Tiếng Anh có thể là do chưa tìm được sự hứng thú với bộ môn này, cũng có thể là do đang theo học ban không có Tiếng Anh hay do học kém bộ môn này.

Khi vào cấp 3, em đã chọn ban D, ban có môn Tiếng Anh, đầu tiên là bởi vì Tiếng Anh là đam mê của em nên em nghĩ khi vào ban này, Tiếng Anh sẽ là một lợi thế đối với em, thứ hai là vì Tiếng Anh hiện nay rất phổ biến, nó không chỉ là công cụ giúp mình hoàn thiện hay nâng cấp bản thân hơn mà nó cũng là yếu tố để giúp em xét tuyển đại học ạ

Khảo sát học sinh - Đ.T.H, lớp 11B10, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.

Biểu đồ 3.4: Thời gian tự học Tiếng Anh mỗi ngày của học sinh

Dựa vào số liệu trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy 98% số lượng học sinh đã có ý thức tự học Tiếng Anh tại nhà Trong nhóm học sinh này, các em dành ra 1-2 tiếng/ngày để học Tiếng Anh là chiếm nhiều nhất với 42%, nhưng đối với bộ môn khó học như Tiếng Anh thì 1-2 tiếng là chưa đủ đối với các bạn học nhưng lại không tập trung hoàn toàn, trong thời gian tự học đó, các em sẽ phải làm bài tập cô giao trên lớp hay đi học thêm Tiếng Anh bên ngoài, đối với những em biết cách phân phối nội dung học tập phù hợp thì 1-2 tiếng mỗi ngày, duy trì đều đặn thì sẽ đem lại hiệu quả cao khi học.Tuy nhiên, đối với 38% học sinh chỉ học dưới 1 tiếng/ngày thì thời gian đó là chưa đủ, trừ những bạn đã giỏi Tiếng Anh sẵn thì trong thời gian ngắn như vậy, các em chỉ có thể học một lượng kiến thức rất nhỏ Cuối cùng, số lượng các em học từ 2-3 tiếng/ngày chiếm 10% và học trên 3 tiếng/ngày chiếm 8%, tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ nhưng điều đó cũng đã cho thấy rằng có những em học sinh học tập bộ môn này rất chăm chỉ, đầu tư nhiều thời gian cho Tiếng Anh, chỉ cần em xác định và phân phối những nội dung cần học một cách hợp lý thì trình độ Tiếng Anh sẽ ngày càng được nâng cao hơn.

Biểu đồ 3.5: Chủ đề Tiếng Anh yêu thích

Từ kết quả khảo sát, ta có thể thấy chủ đề Tiếng Anh mà các em quan tâm rất đa dạng, phong phú, gần gũi, gắn liền với đời sống xã hội Những chủ đề mà các em yêu thích nhất đó là gia đình (50/88), khoa học - công nghệ(46/88), bạn bè (45/88) hay tình yêu (40/88), đây đều là những số lượng khá cao, điều này phản ảnh rằng những chủ gắn liền với đời sống sinh hoạt, học tập, những yếu tố không thể thiếu trong đời sống chúng ta rất được các em học sinh chú ý, quan tâm Chính những sự quan tâm này sẽ giúp các em tạo thêm động lực khi học Tiếng Anh, quá trình tiếp thu những kiến thức mới, ghi nhớ từ vựng, cấu trúc hay ngữ pháp sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, những chủ đề cũng được các em quan tâm như Kinh doanh và Robot ( 28/88) hay những chủ đề khác như phim, môi trường, thể thao, (10/88) Tuy chỉ là một bộ phận nhỏ học sinh nhưng qua các thông số dữ liệu trên, ta có thể thấy ở mọi em đều có hứng thú đối với bộ môn này chỉ là ở mức độ như thế nào, em nào có thể tự tạo hứng thú học môn Tiếng Anh cho bản thân càng sớm thì sẽ càng tốt, tránh những suy nghĩ ghét bỏ bộ môn này.

Biểu đồ 3.6: Tầm quan trọng của môn Tiếng Anh hiện nay

Ta có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết tất cả mọi học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh khi tỉ lệ học sinh đánh giá mức độ quan trọng và rất quan trọng chiếm tới 94,3%, số ít còn lại thì nhận thấy đó là điều bình thường và đặc biệt không có ai đánh giá mức độ không quan trọng, nhưng nhận thức thôi có lẽ chưa đủ Bởi lẽ, dù nhận thức được Tiếng Anh quan trọng nhưng lại không biết cách để cố gắng học môn Tiếng Anh hay còn có những phương pháp lệch lạc, còn chưa đúng đắn thì sẽ không mang lại hiệu quả cao.

Trong thời đại hội nhập hiện này thì Tiếng Anh đóng vai trò rất quan trong. Trước tiên, việc học bộ môn này giúp em nâng cao vốn Tiếng Anh, trau dồi từ vựng, làm nền tảng sau này cho bản thân em với mong muốn có thể giao tiếp với những người nước ngoài hay làm việc trong môi trường Tiếng Anh, trong tương lai em nghĩ Tiếng Anh sẽ trở thành ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam chứ không còn là ngoại ngữ nữa, và điều thứ hai là học Tiếng Anh để giúp bản thân em trong kỳ thi TN THPT sắp tới ạ.

Khảo sát học sinh - N.Q.D, lớp 12A9, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.

Bảng 3.1: Mục đích học Tiếng Anh

Phục vụ cho việc du học 26,1 %

Phục vụ cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT 81,8 %

Nâng cao khả năng giao tiếp với người nước ngoài 62,5 %

Tăng khả năng xét tuyển vào các trường Đại học 67 %

Giúp bản thân trở nên tự tin hơn so với những người khác 61,4 %

Tạo tiền đề để có một công việc tốt sau này, có thể có nhiều lựa chọn việc làm

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG

Kết luận

Đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng học Tiếng Anh của học sinh trường THPT Thị Minh Khai” được thực hiện trên cơ sở lý luận và thực tế tình hình học tập tiếng Anh nói chung của học sinh tại trường THPT Thị Minh Khai Kết quả khảo sát cho thấy học sinh hoàn toàn ý thức về tầm quan trọng của tiếng Anh nói chung và của từ vựng tiếng Anh nói riêng Tuy nhiên giữa suy nghĩ và việc làm của học sinh có sự mâu thuẫn tương đối lớn Trong đó, từ vựng là yếu tố căn bản mà học sinh cần phải trang bị Còn việc học sinh muốn giao tiếp tốt hay sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả thì họ cần phải tăng cường luyện tập (Practice makes perfect).

Ngày đăng: 16/06/2024, 10:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018); Chương trình giáo dục phổ thông:Chương trình giáo dục tổng thể Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018); Chương trình giáo dục phổ thông
[2] Nguyễn Ngọc Ân, 2011, “Thực trạng và giải pháp rèn luyện kỹ năng nghe hiểu trong việc học ngoại ngữ đối với sinh viên không chuyên ở trường đại học – cao đẳng”. Tạp chí khoa học Trường ĐHSP TPHCM, 25: 130-133 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp rèn luyện kỹ năngnghe hiểu trong việc học ngoại ngữ đối với sinh viên không chuyên ở trườngđại học – cao đẳng”
[3] Huỳnh Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Hiệp Thanh Nga (2020) “Khó khăn trong việc nghe hiểu Tiếng Anh của sinh viên không chuyên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khó khăn trongviệc nghe hiểu Tiếng Anh của sinh viên không chuyên
[4] Vũ Minh Đức, Phạm Thị Hoàng Ngân ( 2019), “Thực trạng tự học Tiếng Anh của sinh viên Đại học Đại học điều dưỡng Nam Định” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng tự học TiếngAnh của sinh viên Đại học Đại học điều dưỡng Nam Định
[5] Hoàng Thu Hà, Hà Minh Nguyệt (2019), “Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp nội dung, ngôn ngữ trong thiết kế giáo án hóa học cho học sinh trung học phổ thông ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vận dụng phương pháp dạyhọc tích hợp nội dung, ngôn ngữ trong thiết kế giáo án hóa học cho học sinhtrung học phổ thông
Tác giả: Hoàng Thu Hà, Hà Minh Nguyệt
Năm: 2019
[6] Lê Thị Tuyết Hạnh (2019); “Thực trạng năng lực tự chủ trong việc học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Vinh”, Luận văn Tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng năng lực tự chủ trong việc họctiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Vinh”
[7] Nguyễn Thị Thu Hoài (2017); “Thực trạng thực tập giảng dạy Tiếng Anh ở một số Trường THPT tại Thành phố Thái Nguyên và các đề xuất giải pháp”, Luận án Thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng thực tập giảng dạy Tiếng Anhở một số Trường THPT tại Thành phố Thái Nguyên và các đề xuất giảipháp”
[8] Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Thị Hoa (2020); “Sử dụng tài liệu bổ trợ trong dạy kỹ năng nói Tiếng Anh tại Trường Trung học Phổ thông”, Luận án Thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng tài liệu bổ trợtrong dạy kỹ năng nói Tiếng Anh tại Trường Trung học Phổ thông”
[9] Nguyễn Thị Lành, Phạm Thị Lương Giang, Nguyễn Thị Phương Thảo (2018); “Thực trạng năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngoại ngữ tại Trường Đại học Vinh”áTạp chớ Giỏo dục, số 436, tr60-63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngoạingữ tại Trường Đại học Vinh”
[10] Dương Mỹ Thắm, Tạ Thị Hồng Lụa (2022), “Việc áp dụng các chiến lược học tập tự điều chỉnh trong việc học tiếng Anh tại một trường trung học ở thành phố Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Việc áp dụng các chiếnlược học tập tự điều chỉnh trong việc học tiếng Anh tại một trường trung họcở thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Dương Mỹ Thắm, Tạ Thị Hồng Lụa
Năm: 2022
[11] Thương Nguyễn (2017), “Vietnam’s national foreign language 2020 project after 9 years: A difficult Stage. The Asian Conference on Education& International Development 2017”, Retrieved from Official Conference Proceedings, Taiwan Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vietnam’s national foreign language 2020project after 9 years: A difficult Stage. The Asian Conference on Education"& International Development 2017”
Tác giả: Thương Nguyễn
Năm: 2017
[12] Trần Quốc Thảo (2018), Kasetsart Tạp chí Khoa học Xã hội, 39(1) 1-6, Dương Mỹ Thẩm, “Nhận thức của người học tiếng Anh về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tính tự chủ của người học” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nhận thức của người học tiếng Anh về các yếu tố ảnhhưởng đến sự phát triển tính tự chủ của người học
Tác giả: Trần Quốc Thảo
Năm: 2018
[13] Trần Quốc Thảo, Trần Phan Ngọc Tú (2021), “Vietnamese EFL High School Students' Use of Self-Regulated Language Learning Strategies for Project-Based Learning”, trang 459-474 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vietnamese EFL HighSchool Students' Use of Self-Regulated Language Learning Strategies forProject-Based Learning”
Tác giả: Trần Quốc Thảo, Trần Phan Ngọc Tú
Năm: 2021
[14] Hoàng Văn Vân (2016), Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục 32(4) 20-9 Đổi mới thiết kế chương trình và biên soạn sách giáo khoa:“Giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trong nhà trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trong nhàtrường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa
Tác giả: Hoàng Văn Vân
Năm: 2016
[15] Hoàng Văn Vân (2018), Tạp chí nghiên cứu nước ngoài của ĐHQGHN 34(2) 1-24, “Ba chương trình thí điểm tiếng Anh giao tiếp dành cho học sinh phổ thông tại Việt Nam của Bộ GD&ĐT: Cơ sở lý luận, thiết kế và triển khai” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ba chương trình thí điểm tiếng Anh giao tiếp dành cho học sinhphổ thông tại Việt Nam của Bộ GD&ĐT: Cơ sở lý luận, thiết kế và triểnkhai
Tác giả: Hoàng Văn Vân
Năm: 2018
[16] Nguyễn Thị Vân (2021); “Phát triển năng lực tự học môn Tiếng Anh của sinh viên Đại học Văn Lang: Thực trạng và giải pháp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển năng lực tự học môn Tiếng Anhcủa sinh viên Đại học Văn Lang: Thực trạng và giải pháp
[17] Michael Yao-Ping Peng , Yunying Xu, Cheng Xu, “Enhancingstudents’ English language learning via M-learning: Integrating technology acceptance model and S-O-R model”https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2405844023005091 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Enhancing"students’ English language learning via M-learning: Integrating technologyacceptance model and S-O-R model”
[18] Mehrak Rahimia , Maral Katal; “Metacognitive listening strategies awareness in learning English as a foreign language: a comparison between university and high-school students - ScienceDirect” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Metacognitive listening strategiesawareness in learning English as a foreign language: a comparison betweenuniversity and high-school students - ScienceDirect

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Tên bảng Trang - đề tài thực trạng học môn tiếng anhcủahọc sinh thpt nguyễn thị minhkhai
ng Tên bảng Trang (Trang 5)
Bảng 3.1: Mục đích học Tiếng Anh - đề tài thực trạng học môn tiếng anhcủahọc sinh thpt nguyễn thị minhkhai
Bảng 3.1 Mục đích học Tiếng Anh (Trang 32)
Bảng 3.2: Những thuận lợi trong việc phát triển ngoại ngữ của bản - đề tài thực trạng học môn tiếng anhcủahọc sinh thpt nguyễn thị minhkhai
Bảng 3.2 Những thuận lợi trong việc phát triển ngoại ngữ của bản (Trang 34)
Bảng 3.3: Khó khăn của học sinh khi học Tiếng Anh tại trường - đề tài thực trạng học môn tiếng anhcủahọc sinh thpt nguyễn thị minhkhai
Bảng 3.3 Khó khăn của học sinh khi học Tiếng Anh tại trường (Trang 38)
Bảng 3.4 : Những thiếu hụt kỹ năng Tiếng Anh của học sinh - đề tài thực trạng học môn tiếng anhcủahọc sinh thpt nguyễn thị minhkhai
Bảng 3.4 Những thiếu hụt kỹ năng Tiếng Anh của học sinh (Trang 43)
Bảng 3.5: Những phương thức học sinh tìm kiếm nguồn tài liệu cũng như kiến thức Tiếng Anh - đề tài thực trạng học môn tiếng anhcủahọc sinh thpt nguyễn thị minhkhai
Bảng 3.5 Những phương thức học sinh tìm kiếm nguồn tài liệu cũng như kiến thức Tiếng Anh (Trang 46)
Bảng 4.1: Phương pháp học Tiếng Anh hiện tại của học sinh - đề tài thực trạng học môn tiếng anhcủahọc sinh thpt nguyễn thị minhkhai
Bảng 4.1 Phương pháp học Tiếng Anh hiện tại của học sinh (Trang 49)
Bảng 4.2: Một số mẹo học hiệu quả môn Tiếng Anh - đề tài thực trạng học môn tiếng anhcủahọc sinh thpt nguyễn thị minhkhai
Bảng 4.2 Một số mẹo học hiệu quả môn Tiếng Anh (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w