1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MẮC MỘT SỐ BỆNH TRÊN GÀ NUÔI Ở MỘT SỐ TRANG TRẠI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ”

51 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MẮC MỘT SỐ BỆNH TRÊN GÀ NUÔI Ở MỘT SỐ TRANG TRẠI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ”“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MẮC MỘT SỐ BỆNH TRÊN GÀ NUÔI Ở MỘT SỐ TRANG TRẠI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ”“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MẮC MỘT SỐ BỆNH TRÊN GÀ NUÔI Ở MỘT SỐ TRANG TRẠI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ”

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈNH LÀO CAI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quyNgành: Chăn nuôiKhoa: Nông lâm

Khóa học: 2020 – 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈNH LÀO CAI

HỒNG TIẾN MINHTên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MẮC MỘT SỐ BỆNH TRÊN GÀ NUÔI ỞMỘT SỐ TRANG TRẠI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP

ĐIỀU TRỊ”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCHệ đào tạo: Chính quy

Ngành: Chăn nuôiKhoa: Nông lâmKhóa học: 2020 – 2024

Giảng viên hướng dẫn:1 Ths.Vũ Hoài Sơn2 Ths.Phan Thu Hương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian tại cơ sở thực tập, đến nay em đã hoàn thành kì thựctập tốt nghiệp của mình Để có được kết quả này, ngoài sự cố gắng nỗ lực củabản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của giáo viên, tạođóng góp và ý kiến quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Nông Lâm– Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai.

Thông qua báo cáo này, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn tới: BanGiám đốc và toàn thể thầy cô Khoa Nông Lâm đã luôn động viên giúp đỡ, đặcbiệt là thầy giáo Ths.Vũ Hoài Sơn và cô giáo Ths.Phan Thu Hương đã chỉ bảotận tình, đóng góp ý kiến quý báu cho em trong suốt quá trình thực tập vàhoàn thiện báo cáo thực tập này.

Em xin trân trọng cảm ơn đến Giám đốc Trần Tuấn Thao và Công tyTNHH chăn nuôi – thủy sản BioViet đã tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp emtrau dồi kinh nghiệm tại cơ sở có chuyên môn cao, để có thể hoàn thành tốt kìthực tập tốt nghiệp, tích luỹ nhiều kinh nghiệm kiến thức phục vụ cho côngviệc sau này.

Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tàikhông tránh khỏi những sai sót, kính mong quý thầy cô giáo đóng góp ý kiếnđể khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Lào cai, ngày 8 tháng 6 năm 2024

Sinh viên

Hồng Tiến Minh

Trang 4

DANH MỤC BẢN

Bảng 3.1 Lịch vắc xin phòng bệnh gà 16

Bảng 4.1 Kết quả thực hiện một số công tác khác trong quá trình thực tập 22

Bảng 4.2 Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn gà tại các trại khách hàng 25

Bảng 4.3 Tình hình mắc bệnh trên đàn gà thịt tại trang trại 28

Bảng 4.4 Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích diển hình 29

trên đàn gà thịt mắc bệnh 29

Bảng 4.5 Kết quả điều trị bệnh trên gà 32

Bảng 4.6 Phác đồ điều trị bệnh trên gà 34

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

Protein thôCộng sựGram (-)Gram (+)Gam

Năng lượng trao đổi

Mycoplasma GallisepticumMycoplasma synoviae

Nhà xuất bảnThể trọng

Tiêu tốn thức ănVitamin

Lượng thức ăn thu thập

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Mục đích nghiên cứu 2

1.4 Ý nghĩa đế tài 2

1.4.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3

2.1 Điều kiện tại cơ sở nơi thực tập 3

2.2 Cơ sở khoa học của chuyên đề 3

2.2.1 Đặc điểm sinh trưởng 3

2.2.2 Phương pháp điều tra dịch tễ học 4

2.2.3 Bệnh tích và triệu chứng lâm sàng 5

2.2.4 Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt 5

2.2.5 Sức sống và khả năng kháng bệnh 6

2.2.6 Các bệnh thường gặp trên gà thịt 7

2.3 Tổng qua các nghiên cứu trong nước và ngoài nước 8

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 8

Trang 7

2.3.2 Tình hình nghiên cứu thế giới 9

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

3.1 Đối tượng nghiên cứu 11

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 11

3.3 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 11

3.3.1 Nội dung nghiên cứu 11

3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi 11

3.4 Phương pháp nghiên cứu 12

3.4.1 Quy trình chăn nuôi và các giai đoạn trong quá trình nuôi gà 12

3.4.2 Quy trình vắc xin phòng bệnh 15

3.4.3 Phương pháp theo dõi thu thập thông tin 16

3.4.4 Phương pháp mổ khám bệnh tích 17

3.4.5 Quan sát triệu chứng 19

3.4.6 Phương pháp chuẩn đoán và điều trị 20

3.4.7 Phương pháp xử lí số liệu 20

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21

4.1 Kết quả điều tra công tác phục vụ và hiệu quả phòng bệnh bằng vắc xin tại các trang trại 21

4.2 Tỷ lệ gà mắc bệnh 27

4.3 Triệu trứng lâm sàng và bệnh tích điển hình 29

Trang 8

4.4 Kết quả điều trị bệnh cho gà 32

4.5 Phác đồ điều trị bệnh trên gà 34

II Tiếng Anh 39

III Tài liệu từ Internet 40

Phụ lục 41

Trang 9

PHẦN 1 MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề

Những năm qua, chăn nuôi gia cầm không chỉ tăng trưởng về số lượng,mà còn có nhiều bước tiến về phương thức nuôi, nhất là ứng dụng khoa họccông nghệ vào chăn nuôi Những năm gần đây, bình quân mỗi năm số lượnggia cầm trên cả nước tăng lên 10%, trong đó đàn gà tăng trưởng trên 11,5%,sản lượng thịt gia cầm tăng bình quân gần 11%/năm Ước tính tổng số giacầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2023 tăng khoảng3,3% so với cùng thời điểm năm 2022; sản lượng thịt gia cầm hơi xuấtchuồng cả năm ước đạt 2308,7 nghìn tấn, tăng 6,0%.

Cùng với xu hướng ngày càng phát triển đi lên, thì ngành chăn nuôicũng ngày càng phát triển hơn đặc biệt là ngành chăn nuôi gia cầm, từ đó đãgiúp cho chăn nuôi gia cầm đạt được bước phát triển vượt bậc cả về chấtlượng cũng như số lượng.

Tuy nhiên, trong quá trình chăn nuôi gà, vấn đề dịch bệnh cũng gây ảnhhưởng lớn đến kinh tế của người dân Việc phòng bệnh và đều trị bệnh mộtcách hợp lí cũng rất quan trọng Vì vậy cần chú ý đến việc mắc bệnh và biệnpháp điều trị bệnh.

Ở tỉnh Thái Nguyên công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia cầm trênđịa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, thách thức Điều kiện thời tiết ngày càngkhắc nghiệt, đầu năm mưa phùn, ẩm, mùa hè nắng nóng gay gắt, mùa đông rétđậm, rét hại Dịch bệnh gia cầm diễn biến phức tạp.

Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng em đã được tiến hành thực hiện đề tài:

“Đánh giá tình hình mắc một số bệnh trên ở một số trang trại tạitỉnh Thái Nguyên và phương pháp điều trị”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá công tác phục vụ thú y và hiệu quả phòng bệnh bằng vắc xin - Đánh giá tỷ lệ mắc bệnh tại các trang trại

- Tìm hiểu triệu chứng và bệnh tích lâm sàng của bệnh

Trang 10

- Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh - Tìm hiểu về phác đồ điều trị bệnh

- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao công tác phòng bệnh trên giacầm của tỉnh Thái Nguyên

Trang 11

Công ty có những hoạt động như chăm sóc sức khoẻ động vật và kiểmsoát các hoạt động của gia súc, hoạt động trợ giúp thú y hoặc hỗ trợ bác sĩ thúy, nghiên cứu chuyên khoa hoặc chuẩn đoán các bệnh liên quan tới động vật,hoạt động cấp cứu động vật.

Phục Linh là một xã miền núi nằm trong khu vực phía đông huyện ĐạiTừ, cách trung tâm huyện 8km.

Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi xen kẽ những cánh đồng bằng phẳng.Trên địa bàn xã có dãy núi Chúa chạy dài từ phía Bắc sang phía Tây.

Điều kiện khí hậu thời tiết thì mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩmtrung bình từ 70 - 80% , nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 27 độ.

2.2 Cơ sở khoa học của chuyên đề

2.2.1 Đặc điểm sinh trưởng

Gà hướng thịt lông ít, mỡ nhiều, nấu lên nhiều nước, thịt bở vànhão Các giống gà công nghiệp thông thường chỉ nuôi 2 tháng 10 ngày, gàcông nghiệp chỉ nuôi 42 ngày tuổi Gà bị nhốt một chỗ, không được vận độngnhiều, ăn thức ăn công nghiệp nên nhanh lớn hơn.

Gà hướng thịt thường có hình dạng cân đối, ngực sâu, chân chắc, tiếtdiện hình vuông hay hình chữ nhật Gà chuyên trứng lại có kết cấu thanh gọn,tiết diện hình tam giác kích thước các chiều đo có tương quan với sức sảnxuất của gà Broiler, độ lớn góc ngực, dài chân, dài đùi và đường kính ốngchân có tương quan với khối lượng cơ thể

Trang 12

Nguyễn Duy Đồng và cs (2020) [5] khối lượng gà khi nuôi chung lúc 84ngày tuổi của con trống (2.016,30 g/con) lớn hơn khá nhiều so với con mái(1.689,20 g/con), vì vậy cần phân biệt giới tính và xây dựng khẩu phần riêngcho gà thịt lông màu.

2.2.2 Phương pháp điều tra dịch tễ học

Dịch tễ học phát triển với một quan niệm bao trùm cơ bản là mọi bệnhtrạng của con người và động vật không phải xảy ra một cách ngẫu nhiên vô cớmà tất cả các bệnh trạng đều có những yếu tố quy định nhất định Những yếutố này đều có thể xác định được nhờ sự tìm tòi nghiên cứu một cách có hệthống với các phương pháp dịch tễ học[9].

Phương pháp điều tra dịch tễ có thể tìm hiểu, tích lũy tư liệu và phânloại các tư liệu về các triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đặc biệt, số lượng và tỷlệ động vật bệnh và động vật chết, tính chất lây lan bệnh, đặc điểm bệnh lý.Trên cơ sở những mô tả bệnh dịch và mần bệnh đang lưu hành và so sánh vớinhững tư liệu thu thập được, nhờ phép quy thuộc cái đang có vào một nhómtrong số các nhóm đã được phân loại, người ta có thể xác định hoặc đưa racác giả thuyết về nguyên nhân bệnh dịch đang lưu hành và từ đó đề ra nhữngbiện pháp phòng chống thích hợp.

* Dịch tễ bệnh cầu trùng

Khi noãn nan cầu trùng theo phân ra ngoài không khí chúng tạo thànhbào tử có thể tồn tại và tiếp tục phát triển trong điều kiện khắc nhiệt ngoài cơthể Các bào tử đo sống lâu ngoài thiên nhiên và là mầm bệnh tiềm tàng nguyhiểm Chúng dễ dàng phát tán gây ô nhiễm môi trường xung quanh, để rồi từđó lây nhiễm ra các khu vực chăn nuôi khác[23].

* Dịch tễ bệnh E.coli

Lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường hô hấp, thông qua tiếpxúc với thức ăn, nước uống, phân hay dụng cụ chăn nuôi có mang mầm bệnh.Lây nhiễm theo chiều dọc, khi gia cầm mái đẻ nhiễm vi khuẩn E.coli trongống dẫn trứng lây truyền qua trứng vào phôi và có sẵn trong cơ thể gà con

Trang 13

khi nở ra Các biểu hiện bệnh chủ yếu ở giai đoạn 2 – 10 ngày đầu saunở[10].

2.2.3 Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng và bệnh tích trên gà

Đây là một phần quan trọng để giúp cho công tác chẩn đoán bệnh Bởimỗi loại bệnh trên các loại gia súc, gia cầm khác nhau đều có những biểu hiệnvề triệu chứng lâm sàng và nhất là bệnh tích khác nhau và có tính chất đặctrưng[24].

Vì vậy việc mổ khám và xem xét bệnh tích càng cụ thể và cẩn thận baonhiêu thì càng giúp cho việc chẩn đoán chính xác bấy nhiêu Cũng nhờ nhữngtư liệu về triệu chứng bệnh tích mà chúng ta có thể sơ bộ kết luận bệnh, cóbiện pháp xử lý kịp thời, đồng thời có hướng lấy bệnh phẩm đúng từng bệnhgửi đến phòng xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.

2.2.4 Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt

* Năng lượng:

Gà có thể chuyển đổi năng lượng từ các carbonhydrate Nhưngcarbonhydrate quá phức tạp như cellulose gà sẽ không sử dụng được Nhưngcũng cần một lượng cellulose nhất định để làm chất đệm làm cho quá trìnhtiêu hoá được trở nên dễ dàng Tỷ lệ chất xơ trong khẩu phần thức ăn khôngđược vượt quá 4% Yêu cầu về năng lượng là rất cần thiết, thiếu năng lượngsẽ ảnh hưởng đến tất cả quá trình sản xuất.

* Protein:

Là chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sứckhỏe, sản lượng và chất lượng của thịt 20 – 25% năng suất gia cầm bị ảnhhưởng trực tiếp bởi nguồn dinh dưỡng protein Khoáng chất có vai trò to lớnđối với cơ thể, là quá trình hình thành và tạo ra các mô trong cơ thể.

* Nước:

Nước tham gia vào nhiều quá trình sinh lý của gà, như tiêu hóa, hấp thu,vận chuyển, bài tiết, điều hòa nhiệt độ và cân bằng điện giải Nước cũng ảnhhưởng đến hàm lượng đạm, khoáng và vitamin trong thức ăn, cũng như khả

Trang 14

năng ăn uống và tăng trọng của gà Gà con nhỏ hơn 4 tuần tuổi ở nhiệt độchuồng nuôi 30-330C, gà lớn hơn 4 tuần tuổi ở nhiệt độ chuồng nuôi 22-250Cthì nhu cầu nước có tỷ lệ với thức ăn là 2/1 Khi nhiệt độ tăng lên 10C so vớinhiệt độ chuẩn (30- 330C) thì cho nước uống tăng lên 2%

2.2.5 Sức sống và khả năng kháng bệnh

Sức sống và khả năng chống chịu dịch bệnh là điều kiện dẫn đến hiệuquả chăn nuôi Hiệu quả chăn nuôi nhờ các yếu tố bên trong cơ và môi trườngngoại cảnh như dinh dưỡng, mùa vụ, dịch tễ, chăm sóc, chuồng trại,…

Trần Thanh Vân và cs (2015) [13] cho biết: Khi nhiệt độ xuống quáthấp trong thời tiết giá lạnh, gà không còn điều hòa được nhiệt độ như bìnhthường, thân nhiệt thay đổi nhanh, làm mất cân bằng các hoạt động sinh lýbình thường gây nên dịch bệnh phát sinh Cơ thể gà yếu và có thể chết.

Để nâng cao tỷ lệ sống, trong chăn nuôi cần tăng sức đề kháng, giảmthiệt hại do dịch bệnh gây ra, ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh,cho ăn phù hợp với từng loại vật nuôi Điều quan trọng là chọn giống có khảnăng thích nghi cao.

2.2.6 Các bệnh thường gặp trên gà thịt

Trong thời gian chăm sóc nuôi dưỡng đàn gia cầm hàng ngày phải quansát theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán, phát hiện sớm bệnhtật để đưa ra cách điều trị kịp thời Trong thời gian chăm sóc nuôi gà thườnggặp những bệnh như sau:

*Bệnh CRD:

Bệnh gây ra bởi một trong các nhóm sinh vật gây bệnh như viêm phổi –màng phổi (PPLO), nhưng phổ biến là Mycoplasma Bệnh xảy ra ở các giốnggia cầm như gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng ở các lứa tuổi khác nhau.

*Bệnh E.Coli

Bệnh do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) và độc tố của chúng gây ra,bệnh lây lan qua đường tiêu hóa do thức ăn hoặc nước uống vấy nhiễm e.coli.Ngoài ra bệnh cũng lây lan qua đường hô hấp do mầm bệnh có lẫn trong bụi

Trang 15

*Bệnh Cozyra

Bệnh do vi khuẩn gram âm gây ngưng kết hồng cầu có tên làhaemophilus paragallinarum hay còn gọi là Avibacterium pagallinarum Bệnhlây qua thức ăn, nước uống hoặc tiếp súc trực tiếp giũa đàn gà bị bệnh.

*Bệnh cầu trùng

Bệnh Cầu trùng ở gà là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm, do loài ký sinhtrùng đơn bào gây ra Có nhiều loài cầu trùng gây bệnh cho gia cầm, tuynhiên giống cầu trùng gây bệnh cho gà là Eimeria, chủ yếu ở 2 loài : Eimeriatenella (ký sinh ở manh tràng – ruột già ) và Eimeria necatrix (ký sinh trùng ởruột non) Bệnh Cầu trùng lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phảinang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh.

* Bệnh ILT

Bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) là bệnh truyền nhiễmnguy hiểm với mức độ lây lan nhanh Bệnh do virus herpes gây ra, bệnh xảyra trên tất cả các loại gia cầm bao gồm: gà, gà tây, gà lôi chim, ngỗngcũng có ghi nhận nhiễm bệnh tuy nhiên mức độ trầm trọng không cao

2.3 Tổng qua các nghiên cứu trong nước và ngoài nước

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nhìn chung chăn nuôi gia cầm ở nước ta đang phát triển khá nhanh vàvững chắc cả về quy mô, sản lượng, chất lượng và hiệu quả Trong đó chănnuôi gà phát triển mạnh thì ảnh hưởng của dòng giống, mùa vụ và dịch bệnhxảy ra cũng là một vấn đề lớn cần phải giải quyết vì nó ảnh hưởng trực tiếptới ngành chăn nuôi.

Trong những năm vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh, tình hình chănnuôi lợn bị giảm sút, chăn nuôi gia cầm trên thế giới và trong nước đã có sựtăng trưởng đáng kể Theo số liệu thống kê cho thấy tổng đàn gia cầm ViệtNam năm 2023 đạt 557,9 triệu con (Tổng cục Thống kê, 2023) [12]

Nguyễn Lân Dũng Năm và cs (2007) [3] cho biết: Năm 1898 đã phânlập được Mycoplasma Pleurropneumonia organism là vi sinh vật viêm màng

Trang 16

phổi Pleuropneumoniia like organism vi sinh vật loại viêm màng phổi PPOvà PPLO được đổi thành Mycoplasma vào năm (1955).

Dương Công Thuận năm (1995) [1] chia sẻ: E.tenella, E.maxima,E.necatrix, E.mitis là 4 loài cầu trùng gây bệnh ở các trang trại gà.

Hoàng Hà (2009) [21] cho biết, trong tự nhiên thời gian ủ bệnh CRD từ3 - 8 tuần tuổi Bệnh CRD rất phổ biến ở gà và tỷ lệ gà bị nhiễm bệnh này làrất cao.

Hoàng Huy Liệu năm (2002) [22] có chia sẻ: M.gallisepticum,M.synoviae, M.meleagridis là 3 loài Mycoplasma gây ra bệnh CRD Nhưngchủ yếu là loài M gallisepticum gây nên Mycoplasma đem soi dưới kínhhiển vi thì thấy giống tế bào động vật nhỏ, không có nhân Gallisepticum dịchra là “gây độc cho gà mái” làm tỷ lệ nhiễm bệnh trên gà đẻ trứng rất cao vàsản lượng trứng bị sụt giảm.

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1990) [4] có chia sẻ rằng: Cầu trùng là mộtbệnh thường gây bệnh nặng trên gà con Gà trưởng thành thường là mang cầutrùng đó là nguồn truyền lây căn bệnh Vì vậy nên, biện pháp quan trọng làcần phòng bệnh cho gà con để không bị nhiễm cầu trùng.

Theo Trường Giang (2008) [20], triệu chứng bệnh có xu hướng nặnghơn các gà khác do bị nhiễm thứ phát các vi khuẩn khác, đặc biệt là E coli.Ởgà thịt, còn được gọi là E coli-CRD (C-CRD), gà thịt có các triệu chứngnhư giảm cảm giác thèm ăn, chảy nước mũi, khí quản, ho, viêm kết mạc vàchảy nước mắt khi 4 - 8 tuần tuổi, gà sưng phù đầu, ủ rũ, chết sau 3 - 4 ngàykể từkhi nhiễm bệnh, tỷ lệ chết có thể đạt 30%, còn lại tăng chậm Khi thờitiết thay đổi, hãy tiêm phòng và cắt mỏ Các triệu chứng là chảy nước mũi,thở khò khè, ăn ít, gà gầy dần.

Còn tồn dư một số loại kháng sinh trên thịt gà như EnrofloxacinvàFlorfenicol (Lê Quốc Du và cs., 2017) [2]

Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001) [7] cho biết, tác nhân gâybệnh CRD là vi khuẩn Mycoplasma galliseptium Ở miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ

Trang 17

nhiễm bệnh là 11% ở người chăn nuôi và 50,6% ở gà thịt, và sản lượng trứnggiảm 20 - 30%.

Theo ông Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dũng (2002) [8], gà mắc bệnhCRD có thể bị giảm sản lượng trứng 30%, tỷ lệ nở là 14% và thể trọng gà thịtthương phẩm giảm 14% đến 16% CRD còn liên quan đến các bệnh khác như:Bệnh Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, tụ huyết trùng, Escherichiacoli,… là những dịch bệnh có tỷ lệ chết cao.

2.3.2 Tình hình nghiên cứu thế giới

Theo Jack Davies J (2017) [14] cho biết, bệnh cầu trùng gà là bệnh kýsinh truyền nhiễm trên gà do cầu trùng thuộc họ Eimeria, bộ Coccidia Cầutrùng ký sinh ở các đoạn khác nhau của ruột gà tùy theo loài gây bệnh Cầutrùng gây bệnh trong ruột gia cầm làm rối loạn tiêu hóa, gây tổn thương lớplót ruột làm giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, giảm năng suất Gà bị bệnh cósức đề kháng kém, các thương tổn trong ruột là yếu tố mở đường cho cácbệnh khác, như bệnh việm ruột hoại tử tấn công Bệnh Cầu trùng tràn lan trêntoàn cầu, đặc biệt phổ biến trên đàn gà nuôi tập trung, gây thiệt hại kinh tế.

Theo Woese C.R và cs (1980) [18] cho biết, Mycoplasma, Spiroplasmavà Abiliplasma, tổ tiên của họ Lactobacillus và Bacillus tiến hóa ngược từdòng vi khuẩn kỵ khí, So sánh trình tự gen 16S rRNA cho thấy các chi đều cósự đại diện.

Kojima và cs (1997) [15] đã dùng phương pháp xét nghiệm PCR đã tìmra được mầm bệnh thuộc 9 loài Mycoplasma trên gia cầm

Winkler và Weinberg (2002) [17] có cho biết: các nhà vi trùng học đãphân loại hơn 170 nhóm huyết thanh E coli khác nhau Có một hay nhiềuserotype trong mỗi nhóm E coli O157H7 Mỹ đã tìm ra vào năm 1975 tạitrung tâm giám sát dịch bệnh của Mỹ, sau 8 năm E coli O157H7 mới xácđịnh chắc chắn đó là nguyên nhân gây nên bệnh viêm ruột Một số ổ dịch ngộđộc thực phẩm ,đặc biệt năm 1982, có những trường hợp bị sung huyết dạdày, ruột Kết quả này đã xác định rõ được E coli O157H7 là vi khuẩn gây radung huyết.

Trang 18

Tài liệu của Yogev và cs, (1988) [19] cho biết, giữa hai loài MG và loàiMS đã sử dụng mẫu dò trên gen rARN để phát hiện sự khác nhau bên trong.

Thuốc kháng sinh có thể dẫn đến rối loạn chức năng của hệ vi sinh vậtđường ruột có lợi và tăng sức đề kháng giữa các mầm bệnh vi khuẩn trong giacầm (Khuram Muaz và cs., 2018) [16].

PHẦN 3:

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các trang trại gà tại xã Phục Linh, Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

Địa điểm: Xã Phục Linh, huyện Đại từ, Tỉnh Thái NguyênThời gian thực tập: Từ tháng 8/1/2024 đến tháng 15/5/2024

3.3 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.3.1 Nội dung nghiên cứu

- Kết quả công tác phục vụ:

+ Công tác trong quá trình thực tập+ Công tác vệ sinh thú y

+ Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin - Tỷ lệ mắc bệnh trên gà:

+ Tên bệnh mà gà mắc phải

+ Tỷ lệ số con mắc bệnh trên tổng đàn- Triệu chứng và bệnh tích lâm sàng trên gà+ Triệu chứng quan sát

+ Bệnh tích mổ khám

- Kết quả điều trị bệnh trên gà- Phác đồ điều trị bệnh

Trang 19

- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao công tác phòng bệnh

3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi

Kết quả thực hiện quy trình vắc xin cho đán gà.Tỷ lệ mắc bệnh.

Tỷ lệ biểu hiện các triệu chứng điển hình trên gà mắc bệnh.Tỷ lệ biểu hiện các bệnh tích điển hình trên gà mắc bệnh.Kết quả chẩn đoánh, phòng và trị bệnh cho đàn gà.

Kết quả thực hiện của một số công tác khác

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Quy trình chăn nuôi và các giai đoạn trong quá trình nuôi gà

Việc chuẩn bị chuồng nuôi để bắt đầu một lứa gà mới là rất quan trọngtuy nhiên ở công đoạn này chúng ta thường chú trọng tới chuồng úm hay khuvực úm nhiều.

- Quy trình chuẩn bị chuồng trại

Trước khi cho gà vào chuồng, trại đã chuẩn bị sẵn sàng: thức ăn, bểchứa nước, dụng cụ chăn nuôi, thuốc thú y, nước uống, nắp sưởi, chất đốt,v.v Trước khi đặt gà con phải làm trống chuồng từ 12 - 15 ngày, vệ sinh từtrong ra ngoài, quét sơn thoát nước, sàn và vách ngăn Sau đó phun khử trùngbằng dung dịch iodine nồng độ 1:200 và phun khử trùng bằng formaldehyde38%.

Rải trấu làm đệm lót ít nhất 72 giờ trước khi thả gà con vào, phun thuốcsát trùng đệm lót Những dụng cụ chăn nuôi cần được cọ rửa sạch sẽ sau đóngâm thuốc sát trùng, rửa bằng nước sạch và phơi khô.

Dùng quây có độ cao 50 - 70 cm để quây gà (40 - 45 con/m2 ) và nớirộng quây theo thời gian sinh trưởng của gà.

Sưởi ấm cho gà: Dùng bóng hồng ngoại 100W, 250W, với 1.000 gà tacó thể sử dụng 5 - 10 bóng tùy thuộc vào thời gian úm là mùa đông hay mùahè Có thể dùng thêm đèn gas và lò than.

Trang 20

- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc:

+ Giai đoạn úm gà con: Khi gà về cần phải pha nước cho gà uống.

Nước cho gà uống phải sạch và pha thêm đường glucozo 5% để kích thíchtiêu lòng đỏ, sưởi quây úm 4 - 5 tiếng sao cho nhiệt độ trong chuồng ấm trướckhi thả gà vào.

Khi nhập gà về cần tiến hành kiểm đếm số lượng gà trong từng hộp,cân đo khối lượng, rồi ghi chép lại sau đó cho gà con vào ô úm gần các mángđã đổ nước trước để gà tập uống rồi đổ thức ăn cho gà ăn.

Giai đoạn này cần chú ý tới mật độ nuôi, nhiệt độ ô úm, thời gian chiếusáng: Chế độ chiếu sáng: Với thời gian thích hợp để thúc đẩy cho gà ăn nhiềuhơn Ở giai đoạn úm gà, gà cần nhiều ánh sáng vừa để sưởi, vừa để phát triểndo đó chế độ chiếu sáng ở giai đoạn này thường lớn, thời gian chiếu sáng đảmbảo 24/24 giờ đến tuần thứ 3 hoặc tuần thứ 4 Khi gà lớn hơn ta cần điềuchỉnh chế độ chiếu sáng giảm xuống Vì ánh sáng mạnh, thời gian sáng nhiềusẽ kích thích gà vận động làm giảm khả năng tích lũy năng lượng của gà, vìvậy cần phải giảm ánh sáng để gà tăng trưởng nhanh hơn và tránh hiện tượnggà cắn mổ nhau Xem biểu hiện của gà, chúng ta cũng có thể biết được nhiệtđộ có phù hợp chưa để có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

Mật độ nuôi: Một chuồng úm quy chuẩn với mật độ gà khoảng 30 con/m2

Nhiệt độ thích hợp úm gà: Giai đoạn này nhiệt độ là rất quan trọng vìlúc này gà con không thể tự điều chỉnh thân nhiệt một cách hoàn chỉnh Luôntheo dõi để đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho đàn gà phát triển Chụp sưởi nênđể cách mặt nền úm 50 - 70 cm Điều chỉnh nhiệt độ chụp sưởi cho gà phùhợp với nhiệt độ môi trường và độ tuổi của gà Quan sát phản ứng trạng tháicủa gà với nhiệt độ để điều chỉnh thích hợp.

Có thể dùng đèn gas, than củi, để sưởi ấm cho gà, nhưng nên sử dụngbóng hồng ngoại sưởi ấm cho gà vì dễ sử dụng, dễ điều chỉnh nhiệt độ

Tùy theo mùa vụ, để điều chỉnh nhiệt độ úm sao cho phù hợp, có thểtheo dõi đàn gà để biết được nhiệt độ như vậy đã phù hợp hay chưa.

Trang 21

+ Đàn gà sẽ tỏa ra rìa quây úm, tránh xa chụp sưởi, há mỏ thở, uốngnhiều nước, ăn ít khi nhiệt độ trong quây úm cao quá

+ Đàn gà sẽ đứng tụm vào nhau dưới chụp sưởi, kêu nhiều, ăn uống ítkhi trong quây úm nhiệt độ thấp quá.

+ Đàn gà phân bố đều trong quây úm, chạy nhảy thoải mái ham ănuống khi trong quây úm nhiệt độ thích hợp.

+ Nếu gà tụm lại một góc trong quây: có thể quây úm bị gió lùa.

Quan sát đàn gà thường xuyên để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho đàngà phát triển tốt nhất Quây úm, máng uống, máng ăn, ánh sáng, rèm che đềuđược điều chỉnh phù hợp theo tuổi để đảm bảo cho gà hoạt động phát triểnbình thường

+ Giai đoạn nuôi thịt: Những dụng cụ được thay thế như khay ăn tròn,

cho uống bằng núm uống tự động cần phải được cọ rửa, sát trùng và phơinắng trước khi cho gà ăn, uống Thu dọn máng ăn để máng ăn, máng uốngluôn được sạch sẽ Nước uống và thức ăn của gà được tăng dần theo độ tuổi.Khối lượng thức ăn còn phụ thuộc theo thời tiết tình trạng sức khỏe của gà

Ở giai đoạn úm cho gà ăn thức ăn hỗn hợp dạng hạt mảnh, cho gà ăn tựdo Khi cho ăn, thu dọn thức ăn cũ ra và cho thức ăn mới vào máng, sau đócho thức ăn cũ lên trên để cho gà ăn hết thức ăn cũ Rải thức ăn trên bề mặtbao thức ăn đồng thời rải đều trên khay thức ăn Khi gà đã ăn gần hết thức ănlấy khay thức ăn xếp xung quanh ô úm khoảng 30 con/khay Đồng thời rắcđều thức ăn trên bao sau 3 tiếng thì lật lại vỏ bao Tuyệt đối không để hết thứcăn trong máng 10 ngày đầu tiên Gà từ 1 - 10 ngày tuổi cho ăn uống tự do.

Ở giai đoạn gà từ 15 - 21 ngày tuổi: Vào các buổi sáng và đầu giờ chiềutiến hành kiểm tra thức ăn của gà hết chưa, nếu chưa hết mang san đều chocác máng ăn cho gà ăn hết rồi mới cho thức ăn mới vào, trước khi đổ thức ănhất hết trấu trong máng ăn ra Mỗi buổi sáng thực hiện vệ sinh máng nước,đảo trấu, nâng hạ đường nước cho phù hợp với gà Nước uống, thức ăn của gàtăng dần theo độ tuổi Lượng thức ăn thay đổi theo sức khỏe và thời tiết Cho

Trang 22

gà ăn 2 bữa/ngày: lần 1 cho ăn vào buổi sáng khoảng 30%, lần 2 vào buổichiều khoảng 70%, lượng thức ăn mỗi ngày.

Ở giai đoạn này thì thay máng ăn nhỏ sang máng ăn lớn hơn Nhữngmáng ăn phải được cọ rửa, sát trùng và phơi nắng trước khi sử dụng, nhữngmáng không sử dụng thì rửa sạch cất gọn vào kho.

Giai đoạn từ 22 ngày đến xuất bán: Ở giai đoạn này cách chăm sóc, nuôidưỡng giống với giai đoạn 15 - 21 ngày tuổi Việc vệ sinh, đảo trấu đến khi gàđược 35 ngày tuổi thì dừng không đảo trấu nữa Khi gà 24 ngày tuổi nên hạ25% bạt chắn gió, 26 ngày tuổi hạ 50% bạt, 30 ngày tuổi hạ 100% bạt chắngió nữa Nên sử dụng vải bạt che bên cạnh chuồng, sẽ làm giảm được nắngnóng Ngoài ra phun sương giàn mát, phun mưa trên mái và làm trần nhà.Thức ăn là hỗn hợp dạng viên Thường xuyên lọc gà to, gà nhỏ thường xuyêntách riêng để chăm sóc hợp lí hơn.

Lưu ý:

Không làm ảnh hưởng tới hệ thống đường điện

Đối với chuồng kín cần xử lí những vấn đề của chuồng như chuột cắngiàn mát, hệ thống máng uống, máng ăn tự động, xử lí cả khu vực kho

Đối với chuồng hở cần xử lí cả khu vực chăn thả

3.4.2 Quy trình vắc xin phòng bệnh

Trong chăn nuôi gà, hộ nuôi cần theo dõi lịch tiêm phòng và thực hiệnđúng quy trình phòng bệnh cho gà để có một đàn gà khỏe mạnh Phòng bệnhbằng cách tiêm vắc xin hoặc cho uống các thuốc phòng bệnh là cách tốt nhấtđể vật nuôi phát triển khỏe mạnh, không mắc các dịch bệnh nguy hiểm, đểnâng cao hiệu quả của công tác tiêm phòng bệnh cho vật nuôi nhà nông cầntheo dõi và tiêm phòng cho vật nuôi đúng thời điểm.

Quy trình vắc xin phòng bệnh cho gà bao gồm một loạt các bước đểđảm bảo việc tiêm vắc xin được thực hiện một cách hiệu quả và an toàn.Chuẩn bị vắc xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất Đảm bảo vắc xin được lưutrữ và vận chuyển đúng cách để bảo vệ tính chất của chúng Ghi chép thôngtin về việc tiêm vắc xin, bao gồm loại vắc xin, ngày tiêm, số lượng và thông

Trang 23

tin về đàn gà được tiêm Tiếp tục theo dõi sự phát triển của đàn gà và hiệu quảcủa việc vắc xin.

Trong mỗi giai đoạn tuần tuổi khác nhau nên làm vắc xin phòng bệnhcho đàn gà để có sức đề kháng tốt chống chọi với các bệnh thường gặp Lịchvắc xin của Công ty TNHH thuốc thú y- thuỷ sản đã đảm bảo đầy đủ về tiêuchuẩn này Được thể hiện rõ thông qua bảng 3.1.

Bảng 3.1 Lịch vắc xin phòng bệnh gà

cách dùng

Phòng bệnh

IB + newcasle

nhỏ mũi

3.4.3 Phương pháp theo dõi thu thập thông tin

Trang 24

Theo dõi và ghi chép số liệu về sức khỏe của đàn gà qua từng ngày, quatừng giai đoạn (tuần tuổi), phát hiện gà ốm, chuẩn đoán điều trị.

3.4.4 Phương pháp mổ khám bệnh tích

Mổ khám bệnh tích trên gà thịt mắc bệnh áp dụng theo tiêu chuẩn ViệtNam 8402: 2010 - Bệnh động vật, quy trình mổ khám do Cục Thú y biênsoạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩnĐo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố năm2010, mục 5.2.3.[11] Mổ khám gia cầm như sau:

1) Nhúng ướt lông gia cầm bằng nước có pha dung dịch sát trùng đểtránh lông và các bụi bẩn trên lông bay gây ô nhiễm ra môi trường.

2) Đặt gia cầm ngửa trên bàn mổ, dùng kéo hoặc dao cắt da giữavùng bụng và bẹn ở hai bên chân, lật chân sang hai bên đồng thời kéo dabộc lộ hai cơ đùi kiểm tra độ khô cơ và các tổn thương, xuất huyết

3) Cắt da vùng giữa lỗ huyệt và xương lưỡi hái, một tay cầm hai chângia cầm, tay kia cầm phần da trên xương hái kéo ngược chiều nhau lên tậnvùng diều bộc lộ cơ ngực.

4) Kiểm tra cơ ngực, cơ đùi, xương lưỡi hái về tình trạng khô cơ,xuất huyết, biến dạng.

5) Dùng kéo hoặc dao rạch da từ phần diều lên tận phía dưới mỏ bộclộ diều, thực quản, khí quản, tuyến ức (thymus) để kiểm tra

6) Dùng kéo cắt ngang phần cơ giữa lỗ huyệt và xương lưỡi hái, cắttiếp lên phía trên hai bên sụn sườn qua xương đòn, xương quạ, loại nhữngtổ chức liên kết, nhấc bỏ xương lưỡi hái ra ngoài bộc lộ xoang bụng vàxoang ngực

7) Quan sát các túi khí và bề mặt phía ngoài các cơ quan nội tạngtrong xoang bụng và xoang ngực

8) Lấy máu tim và các tổ chức nội tạng cho nuôi cấy xét nghiệm.

Trang 25

9) Lấy gan, mật, lá lách ra để kiểm tra màu sắc, kích thước, hoại tử,bổ đôi thùy gan và lách kiểm tra có biểu hiện sưng, rạch tách túi mật kiểmtra niêm mạc

10) Kiểm tra tuyến tụy về màu sắc và các biến đổi bất thường

11) Cắt đứt phía trên dạ dày tuyến, lấy toàn bộ dạ dày, ruột ra phíasau để kiểm tra sau cùng tránh nhiễm bẩn dụng cụ và các tổ chức khác

12) Kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục (buồng trứng, ống dẫn trứngđối với con cái; dịch hoàn, ống dẫn tinh đối với con đực)

13) Kiểm tra thận, ống dẫn niệu về kích thước và các biểu hiện xemcó sự bất thường.

14) Kiểm tra túi Fabricius bên ngoài và bên trong về hình dáng, kíchthước, màu sắc, dịch, niêm mạc có các dấu hiệu bất thường hay không

15) Dùng kéo mở một bên cạnh mỏ quan sát xoang miệng Cắt ngangtrên mỏ, kiểm tra xoang

16) Dọc thực quản thẳng tới diều kiểm tra dịch chứa và mùi, kiểm traniêm mạc

17) Dọc khí quản kiểm tra dịch, xuất huyết, hoại tử bên trong 18) Kiểm tra xoang bao tim, dịch bên trong, mở tim kiểm tra cơ

19) Tách phổi khỏi các xương sườn kiểm màu sắc, độ xốp, lấy taynắn xem có biểu hiện lạo xạo bên trong phổi hay không.

20) Bộc lộ dây thần kinh cánh ở trước xương sườn thứ nhất, dây thầnkinh hông ở trong cơ đùi hoặc trong xoang chậu dưới thận để kiểm trasưng

21) Rạch khớp gối kiểm tra dịch, bẻ xương đùi kiểm tra độ cứngmềm, chẻ dọc xương đùi kiểm tra tủy

22) Cắt đầu gia cầm ở đốt sống Atlas, lột da, dùng kéo cắt xương cắtsang hai bên từ lỗ chẩm đến cạnh trước xương đỉnh, lật hộp sọ bộc lộ não;

Ngày đăng: 16/06/2024, 07:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w