Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT NGHỆ BỔ SUNG TRONG THỨC ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SỨC ĐỀ KHÁNG BỆNH ĐỐI VỚI GÀ ĐẺ HẬU BỊ GIAI ĐOẠN 1 - 19 TUẦN TUỔI NUÔI TẠI LÀO CAI
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Gà mái Ai cập lai VGA hướng trứng từ 01 ngày tuổi đến 19 tuần tuổi
- Bột nghệ bổ sung vào thức ăn ở lô TN1: 0,1%, lô TN2: 0,3%, lô TN3: 0,5%
Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Phân hiệu Đại học Thái Nguyên, tỉnh Lào Cai
Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
- Đánh giá tỉ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà thi nghiệm:
+ Sinh trưởng tích lũy (g/con)
+ Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
- Đánh giá khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm
+ Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm
+ Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng (kg)
- Đánh giá khả năng kháng bệnh của gà thí nghiệm
- Đánh giá hiệu quả chăn nuôi
Tiến hành theo dõi trực tiếp trên đàn gà Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lô (1 lô đối chứng và 3 thí nghiệm) Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là 50 con gà Như vậy, tổng số gà thí nghiệm là: 600 con gà
Gà được bố trí theo sơ đồ thí nghiệm sau:
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm stt Nội dung Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3
2 Giống gà Ai Cập lai
3 Tuổi gà thí nghiệm (TT) 1 - 19 1 - 19 1 - 19 1 - 19
*Ghi chú: Kết quả được kế thừa từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh:
“Nghiên cứu sử dụng dược liệu bản địa làm thức ăn bổ sung nhằm nâng cao năng suất và chất lượng trứng của gia cầm nuôi trên địa bàn tỉnh Lào Cai” do PGS.TS Nguuyễn Mạnh Hà chủ nhiệm
Trước khi nhập gà về chuẩn bị đầy đủ dụng cụ úm, vận chuyển, thức ăn nước uống, kiểm tra bóng sưởi, nhiệt độ chuồng Khi nhập gà thực hiện việc chuyển gà vào nơi úm trong thời gian ngắn nhất để hạn chế gây stress
Tất cả gà trong quá trình thí nghiệm đều được chăm sóc và nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện như nhau chỉ khác nhau về khẩu phần ăn
Nước uống và thức ăn được cung cấp đầy đủ và ăn uống tự do
* Thức ăn cho gà thí nghiệm:
Thức ăn cho gà thí nghiệm (khẩu phần cơ sở - KPCS) là thức ăn cho gà hướng trứng, phù hợp với từng giai đoạn từ 1 – 19 tuần tuổi của gà
Sử dụng bột nghệ phối trộn với KPCS cho gà ăn trực tiếp Trong quá trình thí nghiệm thức ăn được trộn trước khi cho ăn, số lượng thức ăn trộn tùy theo từng giai đoạn tuần tuổi của gà thí nghiệm
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho gà trong thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.2:
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn KPCS
3.2.2.3 Quy trình phòng bệnh Để bảo đảm sức khỏe cho đàn gà và người chăn nuôi, đồng thời hạn chế tối đa khả năng nhiễm một số bệnh nguy hiểm cũng như giảm thiểu thiệt hại khi có dịch bệnh xảy ra, trại luôn tuân thủ quy trình phòng bệnh
- Phòng bệnh bằng thuốc: tiêm phòng vaccine đầy đủ các bệnh phổ biến (newcastle, grumbo, đậu, H5N1, ) theo dõi kiểm soát tình trạng gà hàng ngày để điều trị, cách li kịp thời các cá thể bị bệnh Lịch dùng vắc-xin cho gà (Trần Thanh Vân và Cs, 2015 [35] được trình bày theo bảng sau:
Bảng 3.3 Quy trình tiêm phòng
Tuổi của gà Bệnh Loại vắc-xin Phương pháp dùng vắc-xin
01 ngày Marek HXT hoặc Rispens Tiêm cơ
01 ngày Newcastle (NCD) Clone hoặc Lasota Nhỏ mắt, mũi, phun
01 ngày Viêm phế quản (IB) H120 Nhỏ hoặc phun
03 ngày Gumboro Nhược độc Cho uống
03 ngày Đậu Nhược độc Chủng màng cánh
Tuần 2 - 3 NCD Clone hoặc Lasota Nhỏ hoặc phun
Tuần 3 Gomboro Nhược độc Pha nước cho uống
Tuần 12 - 14 Đậu Nhược độc Chủng màng cánh
Tuần 12 - 14 Viêm thanh khí quản Nhược độc Nhỏ mắt
- Vệ sinh phòng bệnh: Quét dọn vệ sinh chuồng trại hàng ngày tránh ruồi nhặng, muỗi Tiến hành tiêu độc, khử trùng, vệ sinh tổng thể chuồng trại, thiết bị chăn nuôi định kỳ 1 tháng 1 lần Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát
- Cho ăn phòng bệnh: Phòng bệnh cho gà bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn cho gà hợp lý, tập ăn trước khi đổi cám Cho ăn các thức ăn để tiêu hóa, không bị hết hạn, có dấu hiệu hỏng, nhiễm độc
- Kiểm soát khả năng gây bệnh: Hạn chế cho người lạ, vật nuôi ra vào khu vực chuồng trại Khử trùng trước khi vào chăm sóc và cho ăn
3.3.3 Ch ỉ tiêu và phương pháp theo dõi
* Tỷ lệ nuôi sống đến 19 tuần tuổi (%)
Theo dõi tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các giai đoạn tuổi từ 01 ngày tuổi đến 19 tuần tuổi: Quan sát, ghi chép sổ sách số gà sống qua các tuần tuổi: 1 ngày tuổi, 3, 5, … 19 tuần tuổi Tỉ lệ nuôi sống được tính bằng công thức sau:
Số gà cuối kỳ TN (con)
Số gà đầu kỳ TN (con)
- Sinh trưởng tích lũy: Chính là khối lượng cơ thể gia cầm qua các giai đoạn nuôi Tiến hành cân 100% số gà trong mỗi lô thí nghiệm lúc mới nở, hàng tuần đến lúc kết thúc thí nghiệm (19 tuần tuổi) Cân gà 2 tuần/lần, cân vào ngày giờ cố định, trước khi cho ăn buổi sáng Sử dụng cân có độ chính xác cao Đối với gia cầm mới nở (1 ngày tuổi) cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác tối thiểu ± 0,5g, Khi gia cầm < 500g, cân bằng cân có độ chính xác tối thiểu ± 5g
- Sinh trưởng tuyệt đối (A): Là sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát, đó là hệ qủa được rút ra khi tính toán số liệu thu được từ sinh trưởng tích luỹ Trong chăn nuôi gia cầm, người ta thường xác định sinh trưởng tuyệt đối theo từng tuần tuổi và tính trung bình mỗi ngày trong tuần Vì vậy, thông thường đơn vị tính sinh trưởng tuyệt đối là gam/con/ngày Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức (TCVN-2-39-77) [26]:
- Sinh trưởng tương đối (R): Là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể gà tăng lên trong khoảng thời gian 2 lần khảo sát tính theo công thức (TCVN-2-40-77) [25]
P1: Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát trước (g)
P2: Khối lượng cơ thể của gà lần khảo nghiệm sau (g)
* Hiệu quả sử dụng thức ăn
- Khả năng thu nhận thức ăn: Hàng ngày cho ăn và theo dõi ghi chép đầy đủ lượng thức ăn cho ăn, lượng thức ăn thừa hàng ngày
- Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng (kg):
TTTĂ / kg tăng khối lượng (kg) Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg) Tổng khối lượng gà tăng trong kỳ (kg)
* Khả năng kháng bệnh: Theo dõi tình trạng mắc bệnh của gà thí nghiệm qua các giai đoạn tuổi từ 01 ngày tuổi đến 19 tuần tuổi: Quan sát, ghi chép sổ sách số gà bị mắc bệnh, tên bệnh, số lượng gà khỏi bệnh
3.3 4 Phương pháp xử lý s ố li ệ u
Các số liệu thu được, được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên máy tính bằng chương trình Microsoft Excel version 2010, minitab phiên bản 16.0 Các số liệu được xử lý thống kê ANOVA - GLM Các kết quả trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình (SE)
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Ảnh hưởng của bột nghệ bổ sung trong khẩu phần đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm
Trong chăn nuôi gà, muốn đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để đạt năng suất cao thì cần phải nâng cao tỷ lệ nuôi sống Vì vậy, người chăn nuôi cần phải chọn được giống tốt, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi của Ai Cập lai VGA được trình bày tại bảng 4.1
Bảng 4.1 Tỷ lệ sống của gà thí nghiệm Đơn vị: %
Lô ĐC TN1 TN2 TN3 n Cộng dồn n Trong tuần n Trong tuần n Trong tuần
Qua bảng 4.1 cho thấy tỉ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm từ 1NT – 19TT đạt tỉ lệ cao từ 97,33% - 99,33% Tuy nhiên từ tuần thứ 2 và tuần thứ 3 các lô đã có gà bị chết do bị chuột cắn trong quá trình úm gà và nuôi gà con, đến từ 5 tuần tuổi trở đi có gà bị chết từ 1-2 con/lô do mổ cắn tuy nhiên chỉ bị cá thể, xử lí kịp thời nên không ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ sống của cả đàn
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ảnh hưởng của bột nghệ bổ sung trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm
4.2.1 Ảnh hưở ng c ủ a b ộ t ngh ệ b ổ sung trong kh ẩ u ph ần đến sinh trưở ng tích lũy củ a gà thí nghi ệ m
Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của gà là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm, là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá sinh trưởng của đàn gà Trong chăn nuôi, sinh trưởng tích lũy càng cao thì rút ngắn được thời gian chăn nuôi, đồng thời giảm được chi phí thức ăn Tuy nhiên, thực tế cho thấy khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết, khí hậu và khả năng thích nghi của nó với môi trường Khối lượng cơ thể thường được theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị tính là kg/con hiện bằng đồ thị sinh trưởng tích luỹ và được thể hiện đơn giản theo đường cong sinh trưởng
Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích lũy của Ai Cập lai VGA thí nghiệm, được xác định bằng chỉ tiêu khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi và được trình bày tại bảng 4.2:
Bảng 4.2 Sinh trưởng tích lũy gà thí nghiệm qua các tuần tuổi Đơn vị: g/con
Lô DC TN1 TN2 TN3
Ghi chú: Các giá trị trung bình trên cùng một hàng ngang giữa các lô nếu có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P0,05)
Lúc 3 tuần tuổi, sinh trưởng tích luỹ của lô TN2 là 200,96 g/con cao hơn hẳn 3 lô ĐC (189,88 g/con), lô TN1 (192,67 g/con) và lô TN3 (193,00 g/con), sai số có ý nghĩa thống kê, P0,05
Giai đoạn 9 tuần tuổi, khối lượng của gà ở TN2 đạt cao nhất 890,25g/con, lô TN3 đạt 870,95g/con, lô TN1 867,53g/con và cuối cùng là lô ĐC đạt khối lượng thấp nhất 854,49g/con Đến 15 tuần tuổi sinh trưởng tích lũy của 4 lô có chênh lệch lớn trong đó lô TN2 vẫn đạt khối lượng cao nhất là 1420,3g/con sau đó đến lô TN3 là 1399,5g/con, lô TN2 là 1378,9g/con và thấp nhất là lô ĐC với khối lượng là 1358,3g/con, sai số có ý nghĩa thống kê P