“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN H’MÔNG THẾ HỆ 1 NUÔI TẠI LÀO CAI
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Lợn H’Mông thế hệ 1 tỉnh Yên Bái nuôi tại Lào Cai
Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai
- Thời gian nghiên cứu: tháng 1/2024 – 6/2024
Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá tỷ lệ nuôi sống của lợn H’Mông thế hệ 1.
- Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn H’Mông thế hệ 1. + Sinh trưởng tích lũy (g/con)
+ Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
- Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn H’Mông thế hệ 1.
- Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh của đàn lợn H’Mông thế hệ 1.
- Nghiên cứu khả năng sử dụng thức ăn của lợn H’Mông thế hệ 1.
Tiến hành theo dõi trực tiếp trên đàn lợn H’Mông thế hệ 1 nuôi tại phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai.
Thí nghiệm được thực hiện trên 18 con lợn H’Mông thế hệ 1 bắt đầu từ giai đoạn 01 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi Bố trí thí nghiệm theo sơ đồ cuả bảng 3.1:
Bảng 3 1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Giống lợn Lợn H’Mông thế hệ 1 tỉnh Yên Bái
Số lượng (con) 6 con 6 con
Phương thức nuôi Nuôi nhốt Nuôi nhốt
Mật độ nuôi (con/m 2 ) 1 con/m 2 1 con/m 2
Lợn con bú từ khi đẻ ra đến 30 ngày tuổi, bắt đầu cho lợn tập ăn từ 15 ngày tuổi và sử dụng cám tập ăn cho lợn con Cho ăn 5 bữa/ngày, mỗi lần cho ăn chỉ cho một lượng nhỏ khoảng 100g Cho lợn làm quen dần với thức ăn bằng cách bôi thức ăn vào miệng lợn con Bắt đầu cai sữa từ 35 ngày tuổi và chuyển sang chăm sóc lợn rừng thịt Thức ăn được sử dụng trong giai đoạn này là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên dành cho lợn thịt từ 1 ngày tuổi đến 20kg và thức ăn không chứa kháng sinh và chất kích thích tăng trưởng của công ty cổ phần Việt Pháp sản xuất thức ăn gia súc PROCONCO loại cám Delice 14B dùng cho heo con đến trưởng thành.
Bảng 3 2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho lợn giai đoạn tập ăn
STT Chỉ tiêu Định lượng
Khẩu phần ăn cho lợn thịt được phối hợp từ các loại nguyên liệu thức ăn sẵn có ở địa phương như: Bột sắn khô, cám gạo, bột ngô, bột đỗ tương rang, dây lang. Mức cho ăn thức ăn tinh và rau xanh tăng dần theo tháng tuổi, đảm bảo cho lợn ăn hết khẩu phần hàng ngày, lợn ăn tự do Khẩu phần ăn của lợn được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3 3 Thành phần thức ăn của lợn thí nghiệm giai đoạn sau cai sữa
STT Nguyên liệu Định lượng
- Phòng bệnh cho lợn con bằng tiêm phòng
Tiêm phòng vắc xin hay tiêm bổ sung dinh dưỡng giúp lợn con khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật Phòng bệnh cho lợn con bằng cách tiêm phòng cần tiêm vào thời điểm và độ tuổi phù hợp.
Rửa dọn chuồng, xử lý phân và nước thải hàng ngày Tiến hành tiêu độc, khử trùng, vệ sinh tổng thể chuồng trại, thiết bị chăn nuôi định kỳ 1 tuần 1 lần. Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát.
Phòng bệnh cho lợn con bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn cho lợn con hợp lý, tập ăn trước khi đổi cám, tập cho lợn thói quen ăn theo giờ Cho ăn các thức ăn để tiêu hóa, không bị hết hạn, có dấu hiệu hỏng, nhiễm độc Cho lợn ăn kèm các chế phẩm vi sinh, men tiêu hóa để nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng.
- Kiểm soát khả năng gây bệnh:
Hạn chế cho người lạ, vật nuôi ra vào khu vực chuồng trại Khử trùng trước khi vào chăm sóc và cho ăn Phòng bệnh cho lợn con bằng cách cách ly các đàn lợn mới nhập trại, sau khi theo dõi và phòng bệnh mới đưa về gian chuồng nuôi.
Tiêm phòng đầy đủ cho lợn nái trước khi cho phối giống, chửa đẻ để lợn con được phòng bệnh ngay từ khi sinh ra Những ngày đầu sơ sinh lợn con có sức đề kháng kém hơn, vì vậy cần phòng bệnh cho lợn con bằng cách tiêm phòng cho lợn nái.
Lợn H’Mông thế hệ 1 trong thí nghiệm được tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm vaccine sau:
Bảng 3 4 Lịch tiêm phòng vaccine cho lợn thí nghiệm
9 Tiêm vắc xin Mar-Myco.Vac phòng bệnh “Ho suyễn heo”
12 Tiêm vắc xin Mar-Ped.vac phòng “Hội chứng tiêu chảy cấp, viêm dạ dày ruột”.
15 Tiêm vắc xin Mar-Circo.vac phòng “Hội chứng còi cọc, viêm da, viêm thận”
18 Tiêm vắc xin Mar-2esal.vac hoặc Mar-E.Coli.vac phòng “E.coli sưng phù đầu, phó thương hàn, viêm ruột tiêu chảy.
21 Tiêm vắc xin Mar-Pest.vac hoặc Mar-Pesu.vac phòng bệnh
24 Tiêm vắc xin Mar-Prrs.vac phòng bệnh “Tai xanh, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản”
27 Tiêm vắc xin Mar-Fmd.vac phòng bệnh “Lở mồm long móng”
30 Tiêm vắc xin Mar-apps.vac hoặc Pasuvac phòng bệnh “Viêm phổi phức hợp, phổi dính sườn, tụ huyết trùng, liên cầu khuẩn”
33 Tiêm vắc xin Eto.vac phòng bệnh “Đóng dấu và Lepto”.
3.3.3.1 Nghiên cứu tỷ lệ nuôi sống của lợn H’Mông trong thí nghiệm
Theo dõi tỷ lệ nuôi sống của lợn thí nghiệm qua các giai đoạn tuổi từ 01 tháng tuổi đến 06 tháng tuổi: Quan sát, ghi chép sổ sách số lợn sống qua các tháng tuổi: 1 tháng tuổi; 2, 3, 4, 5, … 6 tháng tuổi Dùng cân có độ chính xác.Xác định bằng tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn nuôi Hàng ngày đếm chính xác số lợn chết ở mỗi lô thí nghiệm Tỷ lệ nuôi sống tính theo công thức, để xác định khối lượng sống bình quân của đàn lợn qua các tháng tuổi
Tỷ lệ nuôi sống (%) Số lợn nuôi sống đến cuối kỳ (con) × 100
Số lợn đầu kỳ (con)
3.3.3.2 Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của lợn H’Mông trong thí nghiệm
Lợn sơ sinh được cân sau khi đẻ ra, đã cắt rốn và chưa bú, lợn được cần 1 tháng 1 lần trước ăn tại 1 ngày, 1 thời điểm cố định trong tuần Lợn thịt trên 50kg xác định khối lượng thông qua các chiều đo, khi đó để lợn đứng ở vị trí bằng phẳng không ngẩng đầu hoặc không cúi đầu và ghi chép số liệu
Khối lượng cơ thể bình quân qua các tuần và tháng là chỉ tiêu sinh sản tích lũy về khối lượng hay còn gọi là khối lượng cơ thể qua các thời điểm theo dõi 6 tháng tuổi, đó là chỉ tiêu đầu tiên phải xác định và sinh trưởng tương đối được tính theo công thức của Nguyễn Thiện và cs (2006) [24]
- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
Là khối lượng cơ thể tăng lên trên một đơn vị thời gian và được tính theo công thức sau:
A (g/con/ngày): Sinh trưởng tuyệt đối
W1: Khối lượng lợn cuối kỳ
W0: Khối lượng lợn đầu kỳ
T1: Thời gian cân lợn cuối kỳ
T0: Thời gian cân lợn đầu kỳ
3.3.3.3 Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn H’Mông trong thí nghiệm
- Mổ khảo sát đánh giá khả năng cho thịt và chất lượng thịt lợn H’Mông:
Các chỉ tiêu về năng suất thân thịt của lợn được xác định theo TCVN 3899-84 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003)[22].
+ Khối lượng thịt móc hàm và tỉ lệ thịt móc hàm
Khối lượng thịt móc hàm: Trước khi giết mổ 24 giờ, lợn được cho nhịn đói, sau đó tiến hành cân lợn để xác định trọng lượng sống Khối lượng thịt móc hàm là khối lượng cơ thể còn lại sau khi khấu trừ khối lượng của máu, cơ quan nội tạng và lông (2 lá mỡ bụng và 2 quả thận để lại).
Pthịt xẻ = Pmóc hàm - ( Pđầu + P4chân)
Tỷ lệ thịt móc hàm (%)
+ Tỉ lệ nạc: Được xác định bằng cách tách toàn bộ thịt nạc trên thân thịt xẻ, sau đó lấy toàn bộ lượng nạc chia cho trọng lượng thịt xẻ Tỉ lệ nạc của lợn thí nghiệm được tính toán theo công thức sau:
Tỷ lệ thịt nạc (%) P thịt nạc (kg) x 100
+ Tỷ lệ mỡ, da: Được xác định bằng cách tách mỡ và da bao quanh các phần thịt xẻ, tránh cắt các phần thịt nạc và tránh để lại mỡ trên phần thịt nạc.Sau đó tiến hành cân khối lượng mỡ, da của các phần thịt xẻ và mỡ bụng (cân chung) Tỷ lệ mỡ và da của lợn thí nghiệm được tính toán theo công thức sau :
Tỷ lệ thịt mỡ, da (%) P mỡ, da (kg) x 100
+ Tỷ lệ xương: Tỉ lệ xương được tính bằng công thức
Tỷ lệ xương (%) P xương (kg) x 100
3.3.3.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn
- Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng
Khả năng chuyển hoá thức ăn: Hàng ngày cho ăn và theo dõi ghi chép đầy đủ lượng thức ăn hàng ngày để tính các chỉ tiêu sau:
+ Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng (kg):
TTTĂ / kg tăng P (kg) Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg) Tổng khối lượng lợn tăng trong kỳ (kg) + Tiêu tốn thức ăn cộng dồn (kg / kg tăng trọng):
TTTĂ/kg tăng P cộng dồn (kg) Tổng thức ăn tiêu thụ cộng dồn đến thời điểm tính (kg)
Tổng khối lượng đàn lợn tăng đến thời điểm tính (kg)
3.3.3.5 Đánh giá tình hình nhiễm bệnh của lợn H’Mông thế hệ 1 trong thí nghiệm
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ nuôi sống của lợn H’Mông thế hệ 1 trong thí nghiệm
Trong chăn nuôi lợn, muốn đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để đạt năng suất cao thì cần phải nâng cao tỷ lệ nuôi sống Vì vậy, người chăn nuôi cần phải chọn được giống tốt, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh Tỷ lệ nuôi sống qua các tháng tuổi của lợn H’Mông thế hệ 1 được trình bày tại bảng 4.1:
Bảng 4 1 Tỷ lệ sống của lợn H’Mông thế hệ 1 Tháng tuổi n (con) Trong tháng Cộng dồn(%)
Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.1 cho thấy: kết thúc thí nghiệm tỷ lệ nuôi sống của lợn H’Mông thế hệ 1 trong thí nghiệm khá cao đạt 94,44% Tháng thứ
2 do lợn gặp không khí lạnh nhiệt độ xuống thấp khiến lợn con bị nhiễm lạnh và mắc bệnh tiêu chảy nên đã bị chết, lợn gầy, yếu, ăn ít, mặc dù đã điều trị kịp thời nhưng vẫn có 1 con chết tỷ lệ nuôi sống đạt 94,44%.
Kết quả tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của lợn H’Mông thế hệ 1 lúc 4 tháng tuổi trong thí nghiệm của chúng tôi đạt 94,44% cao hơn kết quả nghiên cứu củaNguyễn Thị Phương Mai (2017) [13]: tỷ lệ nuôi sống của lợn rừng lúc 4 tháng tuổi đạt 90,78%, và kết quả của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Võ Văn Sự (2010) [21]; tỷ lệ nuôi sống của lợn rừng Việt Nam đến 16 tuần tuổi đạt 95,12%.
Như vậy, lợn H’Mông thế hệ 1 trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nuôi sống cao, điều đó chứng tỏ rằng lợn H’Mông thế hệ 1 trong thí nghiệm phù hợp với điều kiện sống và kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý tại cơ sở nghiên cứu.
Khả năng sinh trưởng của lợn H’Mông thế hệ 1 trong thí nghiệm
4.2.1 Sinh trưởng tích lũy của lợn H’Mông thế hệ 1 trong thí nghiệm Để nghiên cứu khả năng sinh trưởng của lợn, tôi đã tiến hành xác định khối lượng của lợn qua các tháng tuổi Kết quả xác định khối lượng của lợn H’Mông thế hệ 1 trong thí nghiệm từ 1 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi được trình bày tại bảng 4.2 và đồ thị hình 4.1:
Bảng 4 2 Khối lượng của lợn H’Mông qua các tháng tuổi Đơn vị: kg/con
Tháng tuổi n (con) Sinh trưởng tích lũy
Kết quả nghiên cứu qua bảng 4.2 cho thấy: khối lượng lợn H’Mông thế hệ
1 tăng dần theo các tháng tuổi, phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển chung của gia súc.
+ Khối lượng cơ thể của lợn H’Mông thế hệ 1 lúc 1 tháng tuổi đạt trung bình là 4,89 kg/con, cao hơn khối lượng của lợn Hương lúc 1 tháng tuổi đạt 4,79 kg/con trong nghiên cứu của Phạm Hải Ninh (2022) [15], nhưng thấp hơn khối lượng 1 tháng tuổi của lợn Táp Ná là 5,9 kg/con (Nguyễn Văn Trung và cs., 2010) [28].
+ Lợn H’Mông thế hệ 1 lúc 2 tháng tuổi đạt trung bình là 11,95 kg/con, cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện (2006) [24] khi nghiên cứu về lợn Lang Hồng ( khối lượng lợn Lang Hồng lúc 2 tháng tuổi đạt trung bình là 8,89 kg/con).
+ Khối lượng cơ thể lúc 4 tháng tuổi của lợn H’Mông thế hệ 1 trong nghiên cứu của chúng tôi đạt trung bình là 39,06 kg/con So với kết quả nghiên cứu của Đào Lệ Hằng (2010) [10] đã chỉ ra khối lượng cơ thể lợn rừng lúc 16 tuần tuổi là 20 kg/con Như vậy kết quả nghiên cứu của tôi cao hơn
+ Khối lượng cơ thể của lợn H’Mông thế hệ 1 lúc 6 tháng tuổi đạt trung bình là 54,08 kg/con, cao hơn khối lượng của lợn Hương ( 33,25 kg/con) của Phạm Hải Ninh (2022) [15] và cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Trọng Hoan và cs (2022) [11] khi nghiên cứu về lợn H’Mông nuôi tại các hộ dân chăn thả tự nhiên thức ăn bổng ít khối lượng trung bình lúc 6 tháng tuổi là 38,56 kg/con.
Như vậy, lợn H’Mông thế hệ 1 trong nghiên cứu của chúng tôi có khối lượng sinh trưởng tích lũy cao, điều đó chứng tỏ rằng lợn H’Mông thế hệ 1 trong thí nghiệm phù hợp với điều kiện sống và kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý của nhóm nghiên cứu thực hiện tại phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai.
Hình 4 1 Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn H'Mông giai đoạn từ 1 tháng tuổi - 6 tháng tuổi Đồ thị hình 4.1 cho thấy: Sinh trưởng tích lũy của lợn H’Mông tăng chậm lúc 1 – 2 tháng tuổi, tăng nhanh từ giai đoạn 2- 5 tháng tuổi sau đó từ 5-6 tháng tuổi vẫn tăng nhưng chậm hơn, phù hợp với quy luật sinh tưởng của lợn.
4.2.2 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn H’Mông thế hệ 1 trong thí nghiệm
Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối là sự tăng lên về khối l- ượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát Để đánh giá cụ thể và chính xác hơn khả năng sinh trưởng của đàn lợn, tôi tiến hành tính toán và phân tích số liệu về sinh trưởng tuyệt đối qua các giai đoạn tuổi Kết quả xác định sinh trưởng tuyệt đối của lợn được trình bày tại bảng 4.3 và biểu đồ hình 4.2:
Bảng 4 3 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn H'Mông thế hệ 1
Giai đoạn n (con) Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.2 cho thấy: sinh trưởng tuyệt đối của đàn lợn H’Mông thế hệ 1 tăng nhanh từ 1 đến 4 tháng tuổi sau đó giảm dần, tuân theo luật sinh trưởng của lợn.
Tốc độ tăng khối lượng tuyệt đối của lợn H’Mông thế hệ 1 giai đoạn 1-2 tháng tuổi trung bình đạt 235,42 g/con/ngày, tăng nhanh đạt cao ở giai đoạn 3 –
502,53 g/con/ngày sau đó giảm dần, ở giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi chỉ đạt 85,61 g/ con/ngày Ở những giai đoạn về sau khối lượng thức ăn, ăn nhiều mà khối lượng tăng lên giảm Do vậy, chúng ta nên bán lợn sớm ở giai đoạn 5-6 tháng tuổi, lúc đó chất lượng thịt vừa đủ độ ngon vừa đảm bảo được tiết kiệm chi phí.
Hình 4 2 Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn H'Mông giai đoạn 1 tháng tuổi - 6 tháng tuổi
4.2.3 Sinh trưởng tương đối của lợn H’Mông thế hệ 1 trong thí nghiệm
Sinh trưởng tương đối biểu hiện tốc độ sinh trưởng của đàn lợn sau một thời gian nuôi dưỡng Qua đó người chăn nuôi biết nên tác động như thế nào và vào thời điểm nào là phù hợp nhất để có được tăng trọng của đàn lợn tốt nhất với lượng thức ăn ít nhất. Để đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn, ngoài việc nghiên cứu sinh trưởng tích lũy và sinh trưởng tuyệt đối, tôi còn tiến hành xác định sinh trưởng tương đối của lợn trong giai đoạn 1 - 6 tháng tuổi Kết quả thể hiện ở bảng 4.4 và biểu đồ hình 4.3: tháng 1-2 tháng 2-3 tháng 3-4 tháng 4-5 tháng 5-6
Khối lượng sinh trưởng tuyệt đối
Bảng 4 4 Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm Đvt: %
Giai đoạn n (con) Sinh trưởng tương đối
Hình 4 3 Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn H'Mông giai đoạn 1 tháng tuổi - 6 tháng tuổi
Qua bảng 4.4 ta thấy: Tốc độ sinh trưởng tương đối của lợn H’Mông thế hệ 1 cao nhất ở giai đoạn đầu tiên (1 – 2 tháng tuổi) đạt 83,91%, sau đó giảm dần theo các giai đoạn chiều tăng của tuổi và thấp nhất ở giai đoạn cuối (5 – 6 tháng tuổi) đạt 4,86% Kết quả cho thấy tốc độ sinh trưởng tương đối phù hợp với quy luật sinh trưởng của lợn.
Diễn biến sinh trưởng tương đối của lợn H’Mông thí nghiệm qua các tháng tuổi được thế hiện rất rõ qua hình 4.3: Sinh trưởng tương đối của lợnH’Mông thế hệ 1 trong thí nghiệm giảm từ tháng 1 đến tháng thứ 6, phù hợp với quy luật sinh trưởng của lợn.
Sức sản xuất thịt của lợn H’Mông thế hệ 1 trong thí nghiệm
tháng 1-2 tháng2-3 tháng 3-4 tháng 4-5 tháng 5-6
Khối lượng sinh trưởng tương đối
Sức sản xuất thịt là chỉ tiêu đánh giá được chất lượng, hiệu quả chăn nuôi, Và kết quả khảo sát của tôi được thể hiện qua bảng 4.5 :
Bảng 4 5 Kết quả mổ khảo sát sức sản xuất thịt của lợn H'Mông thế hệ 1
Chỉ tiêu Đvt Số con (n) Kết quả
Khối lượng móc hàm kg 9 41,77 ± 0,09
Khối lượng thịt xẻ Kg 9 34,77 ±0,09
Tỷ lệ thịt xẻ / Khối lượng sống % 9 65,27 ±0,03
Tỷ lệ thịt nạc % 9 38,67 ± 0,12 Độ dày mỡ lưng mm 9 15,63 ± 0,06
Diện tích cơ thăn cm 2 9 25,28 ± 0,05
Kết quả bảng 4.5 cho thấy:
- khối lượng móc hàm: khối lượng móc hàm của lợn H’Mông thế hệ 1 đạt 41,77 kg.
- Tỷ lệ móc hàm: Tỷ lệ móc hàm trung bình ở lợn H’Mông thế hệ 1 đạt 78,41%, cao hơn so với lợn Lũng Pù đạt 68,33 % (Nguyễn Văn Đức 2008) [6], cao hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Công Thiếu (2017) [25] bảo tồn lợn Hương đạt 74,06%, và của Nguyễn Văn Đức (2010) [5] nghiên cứu trên đàn lợn Táp Ná là 80,40%
- Khối lượng thịt rẻ: Khối lượng thịt rẻ của lợn H’Mông thế hệ
- Tỷ lệ thịt xẻ: Tỷ lệ thịt xẻ của lợn H’Mông thế hệ 1 đạt 65,27%. Theo Lê Đình Cường (2008) [2], Lợn rừng nuôi tại Ngân Sơn đạt 61,71% thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tôi Tỷ lệ thịt xẻ của lợn H’Mông thế hệ 1 trong nghiên cứu của tôi cao hơn so với các giống lợn ở một số nghiên cứu khác Cụ thể, tỷ lệ thịt xẻ ở lợn Hương nuôi bảo tồn chỉ đạt 61,62% (Phạm Công Thiếu, 2017) [25], lợn Hương nuôi tại Thạch Thất, Hà Nội là 60,32% (Nguyen Hoang Thinh và cs., 2019) [6]; lợn Bản Hòa Bình là 59,00% (Vũ Đình Tôn và cs., 2012) [23], nhưng thấp hơn so với nghiên cứu lợn Lũng Pù có tỷ lệ thịt xẻ là 66,02% (Nguyễn Văn Đức và cs., 2008) [6], lợn Hạ Lang là 68,23% (Phạm Đức Hồng và cs., 2016) [12] Có thể thấy các giống lợn như Hạ Lang, Lũng Pù, Meishan.v.v
- Tỷ lệ thịt nạc: Tỷ lệ thịt nạc của lợn H’Mông thế hệ 1 đạt 38,67% Kết quả này cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu bảo tồn lợn Hương có tỷ lệ nạc chỉ đạt 36,80% (Phạm Công Thiếu, 2017) [25], lợn Hung là 37,84% (Hoàng Thanh Hải và cs., 2015) [7], nhưng kết quả của tôi thấp hơn so với một số giống lợn bản địa khác như lợn Táp Ná có tỷ lệ nạc là 42,68% (Phạm Đức Hồng và cs., 2016) [12], lợn Hạ Lang là 40,64% (Phạm Hải Ninh và cs., 2015; Phạm Đức Hồng và cs., 2016) [16], lợn lai F1 giữa lợn rừng x lợn Khùa đạt 47,58% (Nguyễn Ngọc Phụng, 2010) [20].
- Độ dày mỡ lưng đạt 15,63 mm, thấp hơn lợn Mẹo (đạt 27,3mm) trong nghiên cứu của Đặng Hoàng Biên và cs (2016) [1], 49mm của lợn Agu Nhật Bản (Touma và cs., 2017) [12], lợn Kiềng Sắt có dày mỡ lưng là 23,4mm (Hồ Trung Thông và cs., 2013) [26], lợn Ghungroo của Ấn Độ là 20mm (Anupam Khan và cs., 2010) [1].
- Diện tích cơ thăn của lợn H’Mông thế hệ 1 là 25,28 cm, thấp hơn lợnHương kết quả nghiên cứu của Phạm Hải Ninh (2022) [15] là 59,35 cm và thấp hơn so với các giống lợn bản địa Việt Nam có tầm vóc trung bình và nhỏ như lợn Kiềng Sắt có chiều dài thân là 54,73cm (Hồ Trung Thông và cs., 2013) [26],lợn Bản nuôi tại Hòa Bình là 45,67cm (Vũ Đình Tôn và cs., 2012) [20].
- Tỷ lệ xương: Tỷ lệ xương của lợn H’Mông thế hệ 1 đạt 12,18%, thấp hơn lợn Hương 13,71% kết quả nghiên cứu của Phạm Hải Ninh (2022) [15].
Khả năng thu nhận thức ăn của lợn H’Mông thế hệ 1
Hiệu quả sử dụng thức ăn là một chỉ tiêu vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa mang ý nghĩa kỹ thuật vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) cho sản phẩm càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Theo bách khoa toàn thư mở: FCR (Feed Conversion Ratio, Feed Conversion Rate) là một hệ số (tỷ số, tỷ lệ) chuyển đổi thức ăn thành một đơn vị sản phẩm nào đó trong ngành chăn nuôi; nghĩa là người chăn nuôi cần tiêu tốn bao nhiêu kg thức ăn để cho ra cho 1 kg tăng trọng lượng ở lợn thịt, cho 10 quả trứng, cho 1 kg tôm, cho 1 kg cá hay cho 1 lít sữa… Một số nơi còn gọi là hiệu quả sử dụng thức ăn FCE
Trong nghiên cứu này việc đánh giá khả năng thu nhận thức ăn của lợn H’Mông thế hệ 1 của tôi tiến hành qua bảng 4.6 và biểu đồ hình 4.4:
Bảng 4 6 Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng
Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng
(kg TĂ/ kg tăng KL)
FCR (kg TĂ/ kg tăng khối lượng) 3,84±0,02
Kết quả bảng 4.6 cho thấy: Khả năng thu nhận thức ăn của lợn H’Mông thế hệ 1 tăng từ giai đoạn 1-2 tháng tuổi (425,95 g TĂ/con/ngày) đến 5-6 tháng tuổi (2218,45 g TĂ/con/ngày) tuần theo quy luật về nhu cầu dinh dưỡng của lợn, trong giai đoạn đang phát triển nhu cầu về khối lượng thức ăn tăng dần theo độ tuổi
Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng (FCR) của lợn H’Mông thế hệ 1 là 3,48 kg TĂ/ kg tăng KL Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng của lợn H’Mông thế hệ 1 tăng dần theo độ tuổi, Từ giai đoạn 5-6 tháng tuổi nhu cầu thức ăn tăng cao mà khối lượng tăng chậm dẫn đến tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng của lợn trong giai đoạn này rất cao (25,91 kg TĂ/ kg tăng KL), nếu tiếp tục nuôi kéo dài sẽ đẩy cao chi phí chăn nuôi, nên bán trong giai đoạn này là hợp lý.
Hình 4 4 Biểu đồ thu nhận và tiêu tốn thức ăn của lợn H'Mông thế hệ 1 giai đoạn 1 -6 tháng tuổi
Qua hình 4.4 ta thấy: Khả năng thu nhận thức ăn của lợn H’Mông thế hệ
1 theo các giai đoạn tăng dần theo chiều tăng của tháng tuổi, phù hợp với quy luật sinh trưởng của lợn và tăng mạnh ở giai đoạn 5-6 tháng tuổi Lợn ngày càng lớn tuổi tỷ lệ thu nhận và tiêu tốn thức ăn càng cao.
Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh của lợn H’Mông thế hệ 1
Tháng 1-2 Tháng 2-3 Tháng 3-4 Tháng 4-5 Tháng 5-6
Thức ăn thu nhận Tiêu tốn thức ăn
Trong chăn nuôi lợn ở địa phương với khả năng kiểm soát dịch bệnh hạn chế sẽ có nhiều yếu tố ngoại cảnh đặc biệt là thời tiết thay đổi thất thường, nếu không có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình phòng bệnh thì đàn lợn rất dễ bị mắc bệnh Dưới đây là bảng kết quả theo dõi dịch bệnh trên đàn lợn thí nghiệm:
Bảng 4 7 Kết quả theo dõi bệnh trên đàn lợn H’Mông thế hệ 1
Số lượng lợn bị nhiễm (con)
Số lượng lợn điều trị khỏi (con)
Tỷ lệ nhiễm bệnh của lợn H’Mông thế hệ 1 khá thấp, chủ yếu tập trung vào các bệnh thường gặp ở lợn con Tỷ lệ nhiễm bệnh cao ở bệnh viêm da, ghẻ (tỷ lệ nhiễm 88,24%) và bệnh phân trắng lợn con (tỷ lệ nhiễm 44,44% chủ yếu do thời tiết thay đổi, lạnh khiến lợn con không kịp thích nghi) nhưng bệnh không gây chết, điều trị tỷ lệ khỏi cả 2 bệnh đều đạt 100%.
Lợn con khi mới bắt về do chưa quen với thức ăn và môi trường nuôi, đồng thời gặp thời tiết lạnh, nền chuồng ẩm khiến lợn con bị bệnh tiêu chảy, tỷ lệ mắc bệnh là 33,33% và chết 1 con, kết quả điều trị bệnh trên lợn trong thí nghiệm đạt rất cao (83,33%) cho thấy kỹ thuật điều trị bệnh ở cơ sở rất hiệu quả và khả năng kháng bệnh của lợn trong thí nghiệm rất cao.
Hạch toán kinh tế chăn nuôi
Kết qủa bảng 4.8 cho thấy hạch toán kinh tế chăn nuôi lợn H’Mông 18 con thế hệ 1 nuôi 6 tháng hết chi phí là 65.377.046 đồng, Tổng thu khi bán lợn là 127.547.200 đồng Sau 6 tháng thu được lợi nhuận là 62.170.154 đồng trên tổng số 18 con lợn Với mức giá như hiện nay là 130.000đ/kg lợn H’Mông thì chăn nuôi lợn H’Mông mang lại hiệu quả, bà con có thể tăng gia sản xuất để có thêm thu nhập.
Bảng 4 8 Hạch toán kinh tế chăn nuôi lợn H’Mông thí nghiệm
Nội dung đơn vị Số lượng Giá (đồng) Thanh toán
Thuốc bổ + vacxin con 18 120.000 2.160.000 Điện + Nước 6 tháng 1 400.000 400.000