1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh phát triển năng lực tưởng tượng và sáng tạo trong học môn ngữ văn cho học sinh qua phong trào giáo dục khai phóng tại trường thpt quảng xương ii

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,49 MB

Cấu trúc

  • I. MỞ ĐẦU (5)
    • 1. Lí do chọn đề tài (5)
    • 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài (6)
    • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (7)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (7)
    • 1. Cơ sở lí luận (7)
      • 1.1. Chương trình đổi mới toàn diện nền giáo dục (7)
      • 1.2. Đổi mới chương trình phải đổi mới cách học và phải thay đổi cách dạy (8)
    • 2. Cơ sở thực tiễn (8)
    • 3. Thực trạng việc phát huy tối đa tính hiệu quả của phong trào “Giáo dục khai phóng” trong dạy học Ngữ văn hiện nay tại trường THPT Quảng Xương II …. 4 1. Giáo dục khai phóng là gì? (8)
      • 3.2. Mục tiêu và lợi ích của giáo dục khai phóng (9)
      • 3.3. Phong trào “Giáo dục khai phóng” tại trường THPT Quảng Xương II . 6 3.4. Phát triển năng lực tưởng tượng và sáng tạo cho học sinh qua phong trào “Giáo dục khai phóng” (10)
    • 4. Một số hoạt động giáo dục khai phóng nhằm phát triển năng lực tưởng tượng và sáng tạo trong giờ học Ngữ văn tại lớp 10C8: Văn bản: “Con đường không chọn” của Robert Frost (15)
    • 5. Tính hiệu quả của phong trào “Giáo dục khai phóng” trong giảng dạy môn Ngữ văn (19)
      • 5.1. Nhận xét chung (20)
      • 5.2. Hiệu quả sau khi áp dụng SKKN vào giảng dạy (20)
  • III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (22)
    • 1. Kết luận (22)
    • 2. Kiến nghị (22)
  • PHỤ LỤC (25)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (24)

Nội dung

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Cơ sở lí luận

1.1 Chương trình đổi mới toàn diện nền giáo dục

Tháng 12/2018, Bộ Giáo dục & Đào tạo thông qua thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ban hành chương trình giáo dục phổ thông Trong đó bao gồm toàn bộ chương trình giáo dục tổng thể và chương trình cụ thể từng bộ môn. Đổi mới giáo dục là tất yếu và nền giáo dục Việt Nam đang đi trên giai đoạn đầu của lộ trình đổi mới.

Quá trình dạy học là một quá trình mở, luôn linh hoạt các yếu tố dạy và học Đổi mới chính là chìa khóa để tạo nên sự chuyển biến sâu sắc trong tư duy, mục tiêu, cách thức tổ chức dạy học Nội dung chương trình bộ môn vì thế cũng tất yếu thay đổi theo yêu cầu đổi mới chung

Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của chương trình SGK hiện hành cũng như đáp ứng yêu cầu mới theo tinh thần NQTW 8 (khóa XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cần thiết phải xây dựng chương trình và biên soạn SGK với những đổi mới căn bản, toàn diện về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, thi cử theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh Tôi nhận thấy, từ đổi mới chương trình SGK lớp 10 hiện nay thì phương pháp dạy cũng phải đổi mới theo hướng tập trung dạy cách học và tự học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức của người học Đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo tiêu chí phát triển năng lực người học.

1.2 Đổi mới chương trình phải đổi mới cách học và phải thay đổi cách dạy

Mục tiêu của bậc THPT là đào tạo con người toàn diện, nhưng thực tế hiện nay cho thấy, các bộ môn KHXH thường bị xem nhẹ, mặc dù kiến thức của các bộ môn này vô cùng quan trọng cho tất cả mọi người Để người học phát triển toàn diện, hứng thú học tập tất cả các môn thì việc vận động, kêu gọi không là chưa đủ, điều quan trọng nhất là người dạy phải thay đổi phương pháp dạy học. Mỗi giáo viên phải ý thức được tầm quan trọng của đổi mới, thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập cho người học.

Muốn đổi mới cách học, phải đổi mới cách dạy Giáo viên cần phải được bồi dưỡng, phải kiên trì cách dạy theo phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, hình thành thói quen cho học sinh Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới có kết quả

Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm KHXH Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống

Cơ sở thực tiễn

Từ thực tế giảng dạy, nhu cầu học tập và kết quả của học sinh, tôi nhận thấy: không chỉ bản thân tôi mà mỗi giáo viên cần phải thường xuyên đổi mới, phải thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,

…Tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất của mình Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai.

Thực trạng việc phát huy tối đa tính hiệu quả của phong trào “Giáo dục khai phóng” trong dạy học Ngữ văn hiện nay tại trường THPT Quảng Xương II … 4 1 Giáo dục khai phóng là gì?

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NQ số 29 – NQTW 8 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo là “Đổi mới hình thức, phương pháp thi,kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo” Trong xu hướng chuyển đổi đó, việc đổi mới dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đang được giáo dục chú trọng. Để thay đổi cách dạy học hàn lâm, máy móc, xa rời thực tiễn, dạy học theo hướng phát triển năng lực sẽ tạo cho học sinh một hành trang quan trọng khi bước vào cuộc sống, đó là khả năng làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống, biết cách vận dụng các kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, những hứng thú cá nhân vào giải quyết các vấn đề, tình huống thực tiễn phức tạp nảy sinh.

Với đặc thù của môn Ngữ văn, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chú trọng phát triển năng lực học sinh cần xác định hướng tới phát triển những năng lực sau:

- Năng lực đặc thù của môn học: năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ.

- Các năng lực khác: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.

Trên cơ sở đó, các hoạt động kiểm tra đánh giá và tổ chức dạy học sẽ được tiến hành với các đổi mới cụ thể.

3.1 Giáo dục khai phóng là gì?

Giáo dục khai phóng (GDKP) là triết lý giáo dục mà ở đó con người chính là trung tâm của hoạt động đào tạo, nói cách khác, giáo dục khai phóng tập trung vào giáo dục con người thay vì chỉ giáo dục kiến thức Tư tưởng chủ đạo của giáo dục khai phóng là khai mở những kiến thức mới mẻ, hướng tới việc phát huy tối đa sáng tạo của cá nhân, giải phóng tư duy, năng lực trí tuệ của con người và tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng cá nhân.

Giáo dục khai phóng là một hệ thống giáo dục được thiết kế để thúc đẩy học sinh gia tăng mong muốn và khả năng học hỏi, suy nghĩ chín chắn, giao tiếp thành thạo, trở thành công dân có trách nhiệm với xã hội Đặc trưng của mô hình này là đào tạo linh hoạt, cả chiều rộng cũng như chiều sâu của môn học, khuyến khích các môn liên ngành.

Người học ở đây sẽ không phải học kiến thức, mà là học “cách học, cách nghĩ, cách sống” Thầy giáo sẽ không còn là người dạy (teacher) nữa mà trở thành người hướng dẫn (instructor hoặc mentor)

Giáo dục khai phóng là xu hướng và là mục tiêu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến con người, ứng dụng công nghệ trong dạy và học nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện tốt nhất.

3.2 Mục tiêu và lợi ích của giáo dục khai phóng Ứng dụng giáo dục khai phóng, hệ thống chương trình được thiết kế để học sinh, sinh viên thay đổi phong cách học tập và nâng cao tư duy thông qua việc tìm hiểu “cách học, cách nghĩ, cách sống” thay vì chỉ làm theo phương pháp truyền thống kiểu thầy cô dạy gì thì trò biết nấy.

Giáo dục khai phóng sẽ thay đổi mối quan hệ giữa thầy cô và người học,thay vì thầy cô là người dạy (teacher) thì họ sẽ trở thành người hướng dẫn(instructor hoặc mentor) Nếu trước đây họ cung cấp cho bạn cách giải quyết vấn đề cụ thể thì trong khai phóng, thầy cô sẽ chỉ đưa ra định nghĩa, chức năng của các yếu tố liên quan đến vấn đề để bạn tìm cách giải quyết, miễn là ra kết quả đúng hoặc giải quyết ổn thỏa.

Giáo dục khai phóng đem đến những hiệu quả tốt như:

- Thúc đẩy khả năng học hỏi, suy nghĩ chín chắn của học sinh, sinh viên.

- Giúp các bạn giao tiếp thành thạo và tự tin hơn.

- Thay đổi con người bạn trở thành công dân có trách nhiệm với xã hội.

- Sinh viên, học sinh có cơ hội tiếp cận nhiều vùng kiến thức, có thể tự khám phá ra những năng lực tiềm ẩn của bản thân và giúp họ cống hiến trong tương lai.

- Giúp các bạn trẻ trong giai đoạn trưởng thành sẽ định hình và lựa chọn được môn học, công việc yêu thích, phù hợp với chính.

- Giáo dục khai phóng có ý nghĩa quan trọng đối với cả cá nhân và xã hội Đối với cá nhân, giáo dục khai phóng giúp họ phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần, từ đó có thể trở thành những công dân có ích cho xã hội Đối với xã hội, giáo dục khai phóng giúp tạo ra một thế hệ người có tư duy cởi mở, sáng tạo và sẵn sàng giải quyết các vấn đề của thế giới.

Mô hình của giáo dục khai phóng 3.3 Phong trào “Giáo dục khai phóng” tại trường THPT Quảng Xương II

Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường đang là vấn đề rất được xã hội rất quan tâm Mục đích của việc đổi mới phương pháp là thay đổi lối dạy học thụ động sang phương pháp dạy học tích cực, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo ở người học. Trước chủ trương đổi mới giáo dục của Bộ giáo dục, thầy và trò trường THPT Quảng Xương II không ngừng đổi mới phương pháp dạy học cũng như định hướng tiếp cận kiến thức cho học sinh

Phong trào “Giáo dục khai phóng” được phát động và đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể giáo viên trong nhà trường, trong đó bộ mônNgữ văn nhận được rất nhiều thuận lợi trong quá trình giảng dạy Phong trào đã đem đến cho học sinh sự hứng thú và tình yêu đối với văn học Giờ đây các em không còn ngại học văn vì phải ghi chép nhiều như trước nữa mà các em được chủ động về kiến thức, được phát huy năng lực tưởng tượng và sáng tạo của mình trong giờ học cũng như mỗi khi được giao nhiệm vụ học tập về nhà.

Sản phẩm học tập của HS bây giờ không còn là những trang viết đầy chữ, không còn là sự uể oải khi phải chép văn mẫu hay đọc thuộc kiến thức trong vô thức mà thay vào đó là những mô hình học tập, video sản phẩm…

Thực tế đã chứng minh, phong trào “Giáo dục khai phóng” đã tạo cơ hội cho tất cả các bạn học sinh được phát triển năng lực bản thân, đó là sự sáng tạo, sự chủ động và tự tin thuyết trình trước tập thể, là khả năng biên kịch, khả năng sử dụng thành thạo CNTT, các ứng dụng, phần mềm trên các thiết bị hiện đại…

3.4 Phát triển năng lực tưởng tượng và sáng tạo cho học sinh qua phong trào

Việc đổi mới PPDH chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự tham gia tích cực của giáo viên và học sinh qua từng giờ học cụ thể.Trong đó người giáo viên với vai trò là người dẫn dắt, hướng dẫn học sinh trong giờ học, phải xác định được những mục tiêu cơ bản, rõ ràng của giờ học Hướng tới hình thành những kiến thức chuẩn xác, các kĩ năng thành thục và những thái độ đúng đắn cho học sinh.

Một số hoạt động giáo dục khai phóng nhằm phát triển năng lực tưởng tượng và sáng tạo trong giờ học Ngữ văn tại lớp 10C8: Văn bản: “Con đường không chọn” của Robert Frost

* GV: cho HS xem hai đoạn video ngắn:

Video 1 (2 phút): Cảnh chị Dậu phải lựa chọn bán con cho nhà Nghị Quế để lấy tiền nộp sưu thuế cho chồng.

Hình ảnh cắt từ video

Video 2 (2 phút): Cảnh chọn trường, chọn ngành học của học sinh đang là vấn đề được quan tâm Nhất là chọn học môn gì, trường nào luôn là bài toán khó đối với học sinh Bài toán này có rất nhiều cách giải nhưng mỗi nếu hướng giải lại đem đến những kết quả khác nhau

Một số hình ảnh cắt từ video

- GV đặt câu hỏi: Trong cuộc sống, đã bao giờ em gặp phải tình huống mà bắt buộc phải lựa chọn chưa? Hãy chia sẻ với cả lớp.

* HS: xem video và trả lời câu hỏi.

* GV dẫn dắt: Trong cuộc sống, có những lúc con người ta rơi vào tình huống phải đối mặt với những lựa chọn Có những lựa chọn sẽ đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc vì đúng đắn và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân; có những lựa chọn khiến con người ta hối hận vì phụ thuộc vào ý muốn của người khác và không như mong đợi; cũng có những lựa chọn làm con người đau khổ, day dứt mãi không thôi; có những lựa chọn mà khi ta chọn rồi ta lại hối tiếc vì không chọn theo hướng khác…Hôm nay lớp chũng ta cùng theo chân nhà thơ Robert Frost tìm hiểu bài thơ Con đường không chọn để nắm những thông điệp cuộc sống mà ông muốn gửi gắm để làm hành trang cuộc sống về sựu lựa chọn cho bản thân.

Hoạt động 2 Hình thình kiến thức

1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm

* GV: giao nhiệm vụ từ tiết trước (HS chuẩn bị ở nhà):

? Lớp phó học tập và tổ trưởng chuẩn bị trò chơi và tổ chức lớp tìm hiểu những nét khái quát về tác giả và tác phẩm.

? Các thành viên còn lại đọc SGK và chuẩn bị bài mới “Con đường không chọn”

* HS: Hoàn thành sản phẩm ở nhà và thực hiện trên lớp.

+ HS (đại diện là lớp phó học tập) lên điều hành trò chơi để hình thành kiến thức về tác giả, tác phẩm.

+ LPHT đọc thể lệ trò chơi mảnh ghép; các bạn HS khác chọn mảnh ghép tương ứng với câu hỏi và trả lời.

→ GV: nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

Thao tác 1: Đọc văn bản

Thao tác 2: Tìm hiểu về nhan đề, hình ảnh con đường và lối rẽ.

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV phát PHT: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong PHT (Phụ lục 1,2) và trình bày cá nhân

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS hoàn thành PHT và trình bày (cá nhân).

- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

HS cử đại diện trình bày dự kiến sản phẩm.

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: Nhận xét, chốt kiến thức

Thao tác 3: Tìm hiểu về nhân vật trữ tình

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Tổ chức hoạt động nhóm Tổ 1, 2 thực hiện PHT số 3 Tổ 3,4 thực hiện

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

HS cử đại diện nhóm trình bày dự kiến sản phẩm.

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: Nhận xét, chốt kiến thức

- GV: yêu cầu HS vẽ sơ đồ tổng hợp kiến thức bài học

- HS: lên bảng vẽ sơ đồ

→ GV nhận xét và chốt kiến thức (nội dung và nghệ thuật)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Theo anh/chị nhân vật trữ tình có thật sự tin rằng lỗi rẽ của mình là con đường tốt hơn không? HS hoàn thành PHT

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Dự kiến sản phẩm: HS trả lời cá nhân

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: Nhận xét, chốt kiến thức

Nhằm phát triển năng lực tưởng tượng và sáng tạo của HS sau khi học bài thơ “Con đường không chọn”, GV yêu cầu mỗi tổ sẽ làm một video với nội dung: xây dựng một tình huống trong cuộc sống mà trong đó nhân vật phải đối mặt với những lựa chọn và từ video trình bày ngắn gọn về thông điệp mà mình muốn gửi gắm (Lưu ý: Nhân vật trải nghiệm trong video sản phẩm là thành viên của tổ)

- HS: Thực hiện nhiệm vụ tại nhà và trả bài vào tiết Nói và nghe.

Tính hiệu quả của phong trào “Giáo dục khai phóng” trong giảng dạy môn Ngữ văn

* Trước khi áp dụng phong trào “Giáo dục khai phóng”

- HS bước vào tiết học với tâm thế chưa sẵn sàng, chưa hứng thú và đam mê với bài học Thậm chí còn một vài học sinh không muốn học văn nên trong giờ luôn uể oải và gần như không hoạt động.

- Đa phần học sinh ở các lớp đều làm việc thụ động, không tự học, tự đọc, tự tìm hiểu mà ỷ lại vào giáo viên Vẫn còn tình trạng học sinh không làm việc, chỉ biết nghe và chép lại nội dung bài học một cách máy móc Trong khi đó, với chương trình SGK mới; cách thức kiểm tra, đánh giá mới; cách dạy - cách học mới đòi hỏi HS phải chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức dựa trên hướng dẫn của GV.

- Học sinh thụ động, không tự tin trong việc tìm hiểu cũng như lĩnh hội kiến thức mới Vì vậy, mức độ cảm thụ văn chương chưa sâu sắc, khả năng tiếp cận văn bản chưa hiệu quả

- HS không xác định đúng đắn mục tiêu của việc học, không định hướng rõ mình học cái gì, môn nào và mình có khả năng gì

* Sau khi áp dụng triệt để vai trò của phong trào “Giáo dục khai phóng”

- HS hứng thú, sôi nổi và có tâm thế sẵn sàng với nội dung bài học Các em đã ý thức được thái độ học tập nghiêm túc và làm chủ đam mê học tập của mình.

- Các em chủ động tiếp cận văn bản, tự học, tự nghiên cứu và vận dụng vào những tình huống cụ thể để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

- HS phát triển được năng lực của bản thân như hội họa, diễn xuất - nhập vai, ca hát, biên kịch, ứng dụng CNTT…, đặc biệt là năng lực tưởng tượng và sáng tạo.

- Giáo dục khai phóng cũng giúp học sinh phát triển ý thức mạnh mẽ về trách nhiệm xã hội cũng như các kỹ năng thực hành và trí tuệ, có thể chuyển giao, chẳng hạn như khả năng giao tiếp, phân tích và giải quyết vấn đề cũng như khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế.

5.2 Hiệu quả sau khi áp dụng SKKN vào giảng dạy

- Khi phát huy tối đa hiệu quả của phong trào “Giáo dục khai phóng”, 95% học sinh trong nhà trường và 100% học sinh trong lớp 10C8 đều hứng thú và yêu thích học môn Ngữ văn.

- Sau khi giảng dạy theo phong trào “Giáo dục khai phóng” tại lớp 10C8 và quan sát các tiết học ở các lớp khác trong nhà trường; cùng với việc kiểm tra, đánh giá thì kết quả học tập cũng như khả năng tiếp cận kiến thức của HS có chiều hướng tiến bộ rõ rệt Phần lớn HS đã phát huy được năng lực của bản thân, đặc biệt là năng lực tưởng tượng và sáng tạo

- Từ chỗ không thích, không hứng thú học Ngữ văn thì giờ đây, với giáo dục khai phóng các em đã tìm được niềm vui, sự đam mê với môn học Học Văn không còn là áp lực mà là cả một không gian của tiếp cận cái mới, sáng tạo điều hay cùng những bài học sâu sắc, để từ đó áp dụng những gì đã lĩnh hội được trên lớp vào thực tiễn một cách linh hoạt, chủ động và tự tin.

BẢNG THỐNG KÊ MỨC ĐỘ YÊU THÍCH VÀ HỨNG THÚ KHI HỌC

MÔN NGỮ VĂN TẠI LỚP 10C8 (Trước khi phát động phong trào “Giáo dục khai phóng”)

BẢNG THỐNG KÊ MỨC ĐỘ YÊU THÍCH VÀ HỨNG THÚ KHI HỌC

MÔN NGỮ VĂN TẠI LỚP 10C8 (Sau khi phát động phong trào “Giáo dục khai phóng”)

BIỂU ĐỒ SO SÁNH MỨC ĐỘ YÊU THÍCH VÀ HỨNG THÚ KHI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯỞNG TƯỢNG VÁ SÁNG TẠO CỦA HS QUA

PHONG TRÀO “GIÁO DỤC KHAI PHÓNG”

Rất yêu thích Thích và hứng thú Không hứng thú Không thích

Trước khi phát động PT Khai phóng Sau khi phát động PT Khai phóng

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì III, NXB Đại học sư phạm.3. Internet (2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì III
Nhà XB: NXB Đại họcsư phạm.3. Internet (2024)
4. Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập, Phạm Thị Thu Hương, Trịnh Thị Màu, Trịnh Thị Lan, Trịnh Thị Bích Thủy, NXB Đại học sư phạm, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
5. Hình ảnh cắt từ các bài dự thi phong trào “Giáo dục khai phóng” của trường THPT Quảng Xương II (trang facebook: THPT Quảng Xương II – Newe) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục khai phóng
6. Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10 (Bộ kết nối tri thức với cuộc sống), NXB ĐHQG Hà Nội, 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10
Nhà XB: NXB ĐHQGHà Nội
7. Rèn luyện tư duy sáng tạo trong giảng dạy văn chương, Nguyễn Trọng Hoàn, NXBGD, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện tư duy sáng tạo trong giảng dạy văn chương
Nhà XB: NXBGD

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hoạt động 2. Hình thình kiến thức - skkn cấp tỉnh phát triển năng lực tưởng tượng và sáng tạo trong học môn ngữ văn cho học sinh qua phong trào giáo dục khai phóng tại trường thpt quảng xương ii
o ạt động 2. Hình thình kiến thức (Trang 16)
BẢNG THỐNG KÊ MỨC ĐỘ YÊU THÍCH VÀ HỨNG THÚ KHI HỌC - skkn cấp tỉnh phát triển năng lực tưởng tượng và sáng tạo trong học môn ngữ văn cho học sinh qua phong trào giáo dục khai phóng tại trường thpt quảng xương ii
BẢNG THỐNG KÊ MỨC ĐỘ YÊU THÍCH VÀ HỨNG THÚ KHI HỌC (Trang 21)
Hình ảnh “con đường” và “lối rẽ” - skkn cấp tỉnh phát triển năng lực tưởng tượng và sáng tạo trong học môn ngữ văn cho học sinh qua phong trào giáo dục khai phóng tại trường thpt quảng xương ii
nh ảnh “con đường” và “lối rẽ” (Trang 26)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w