HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THỊ THUỶ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Trang 1HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THỊ THUỶ
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2023
Trang 2HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THỊ THUỶ
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
NGÀNH: TRIẾT HỌC
MÃ SỐ: 92 29 001
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS, TS Nguyễn Anh Tuấn
2 PGS, TS Ngô Đình Xây
HÀ NỘI - 2023
2 / 15
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng
dẫn tâm huyết, tận tình của thầy PGS,TS Nguyễn Anh Tuấn và thầy PGS,TS
Ngô Đình Xây
Kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận án đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận án của mình
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2023
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thủy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện thành công luận án Tiến sĩ Triết học với đề tài: “Sự tác động
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất ở tỉnh Thái
Nguyên hiện nay” Tôi xin chân thành cảm ơn PGS, TS Nguyễn Anh Tuấn
và PGS,TS Ngô Đình Xây đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức,
kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian qua
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc; Ban Quản lý Đào tạo, Khoa Triết học Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè
đã giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành luận án
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn những đóng góp tận tâm của cá nhân và tập thể các nhà khoa học, điều đó giúp tôi hoàn thiện hơn rất nhiều bản luận án Tiến sĩ Triết học
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2023
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thủy
4 / 15
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 6
1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến lý luận về sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất 6
1.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến thực trạng sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới quan hệ sản xuất và những giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nó 22
1.3 Giá trị của những công trình được tổng quan và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 29
CHƯƠNG 2 SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐẾN QUAN HỆ SẢN XUẤT - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 33 2.1 Quan niệm về cách mạng công nghiệp 33
2.2 Một số vấn đề lý luận về quan hệ sản xuất 48
2.3 Một số vấn đề lý luận về sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới quan hệ sản xuất 62
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY Error! Bookmark not defined.3 3.1 Tỉnh Thái Nguyên với việc tiếp nhận, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 843
3.2 Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay 88
3.3 Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay 127
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI GIAN TỚI 148
4.1 Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới 148
4.2 Nâng cao nhận thức của đội ngũ tổ chức, quản lý ở Thái Nguyên 152
4.3 Nâng cao trình độ của người lao động ở Thái Nguyên 158
4.4 Hoàn thiện, bổ sung, đổi mới thể chế - chính sách phù hợp 167
KẾT LUẬN 176
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 179
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 180
PHỤ LỤC 189
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Mối quan hệ giữa khái niệm công nghiệp hoá, khái niệm “công nghiệp hoá - hiện đại hoá” và khái niệm cách mạng công nghiệp lần thứ tư 65
Sơ đồ 2.2: Cơ chế tác động của cuộc CMCN 4.0 đến QHSX thông qua người lao động 69
Sơ đồ 2.3: Cơ chế tác động của cuộc CMCN 4.0 đến QHSX thông qua chủ sở hữu và người tổ chức quản lý 71
Sơ đồ 2.4: Cơ chế tác động của cuộc CMCN 4.0 đến QHSX thông qua sự chi phối của các quy luật kinh tế 72
Sơ đồ 2.5 Sự phát triển có kế thừa và biến đổi về chất của đối tượng sở hữu qua các cuộc cách mạng công nghiệp 76
Sơ đồ 3.1 Tổ chức, quản lý số tại Công ty CP đầu tư và thương mại TNG Thái Nguyên 107
Sơ đồ 3.2: Quy trình phân hệ quản lý mua hàng ở Công ty CP Gang thép Thái Nguyên 108
Sơ đồ 3.3 Sơ đồ kết nối và truyền nhận dữ liệu 109
6 / 15
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ lệ sử dụng một trong những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể ở Thái Nguyên năm 2022 189 Bảng 2.2: Số lượng đơn vị kinh tế có ứng dụng công nghệ thông tin phân theo ngành kinh tế ở Thái Nguyên 189 Bảng 2.3: Số lượng đơn vị kinh tế có ứng dụng công nghệ thông tin phân theo địa phương 190 Bảng 2.4: Số lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động tại thời điểm 01/01 qua một số năm ở Thái Nguyên 190 Bảng 2.5: Số lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động tại thời điểm 01/01 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp 191 Bảng 2.6: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo đang làm việc hàng năm trong nền kinh tế 191 Bảng 2.7: Sự biến đổi về số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã ở Thái Nguyên qua một số năm 191 Bảng 2.8: Tổng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại Thái Nguyên 191 Bảng 2.9: Thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại Thái Nguyên 192 Bảng 2.10: Thu nhập bình quân một tháng của lao động làm công ăn lương một
số ngành kinh tế ở Thái Nguyên 192 Bảng 2.11: Hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 192 Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2020 192 Bảng 2.13: Số doanh nghiệp, HTX đang hoạt động tại thời điểm 01/01/2021 phân theo quy mô vốn và theo loại hình doanh nghiệp 193 Bảng 2.14: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh phân theo địa phương 194 Bảng 2.15: Vốn sản xuất kinh doanh tại thời điểm 01/01 hàng năm của các doanh nghiệp, HTX đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp 194
Trang 8DANH MỤC VIẾT TẮT
8 / 15
Trang 91 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lịch sử loài người có quá trình phát triển lâu dài theo khuynh hướng từ trình
độ thấp lên trình độ cao, với nhiều hình thái kinh tế - xã hội khác nhau Theo đó, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều được đặc trưng bởi QHSX và LLSX của riêng
nó
Sự tác động qua lại giữa LLSX và QHSX tuân theo quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX Lịch sử phát triển của xã hôi loài người cho thấy, việc nhận thức đúng đắn nội dung quy luật này là rất quan trọng trong việc
đề ra các chủ trương, đường lối và xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Việc vận dụng đúng quy luật này khi giải quyết các vấn đề thực tiễn sẽ tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân; ngược lại, có thể gây ra sự đình trệ, thậm chí khủng hoảng kinh tế - xã hội
Hiện nay, thế giới đã và đang chứng kiến và chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Cuộc cách mạng này được xem như một
xu thế tất yếu không thể đảo ngược, một nấc thang vượt trội trong tiến trình phát triển khoa học - công nghệ của nhân loại và là một cuộc cách mạng được nhận định sẽ làm “thay đổi toàn diện bộ mặt của nhân loại”, “những thay đổi này có tính lịch sử cả về quy mô, tốc độ và phạm vi” [91, tr.13], thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau Sự tác động đó hứa hẹn sẽ mang lại những giá trị to lớn, chưa từng có trong lịch sử, làm tăng thêm những giá trị, sức mạnh vốn
là đặc trưng của loài người Nhưng đồng thời, cũng làm sâu sắc thêm khía cạnh tiêu cực của những tác động này - nói như Klaus Schwab, người sáng lập, Chủ tịch Điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới và là tác giả công trình Cách mạng công nghiệp lần thứ tư rằng, “những thay đổi này sâu sắc đến mức, từ góc độ lịch sử nhân loại, chưa bao giờ có một thời điểm vừa tràn đầy hứa hẹn vừa tiềm tàng hiểm họa như lúc này” Do đó, việc nhận thức và đánh giá đúng về sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phương là điều thực
sự rất quan trọng
Đối với Việt Nam, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ hội to lớn giúp chúng ta hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đất nước trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Cuộc cách mạng này là cơ hội hiếm có để Việt Nam
có thể vươn lên thành nước công nghiệp phát triển, rút ngắn khoảng cách với các
Trang 10Việt Nam cũng xác định rằng thách thức đến từ cuộc cách mạng lần này đối với đất nước là rất lớn Mặt khác, việc phát triển nhanh dựa trên khoa học và công nghệ phải bảo đảm mục tiêu bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ thay đổi bộ mặt kinh tế, chính trị, xã hội trên phạm vi toàn cầu nói chung, mà nó còn tác động (cả tích cực lẫn tiêu cực) tới quan hệ sản xuất ở mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên nói riêng
Ở Thái Nguyên hiện nay, các chủ thể: Chính quyền, doanh nghiệp, người lao động,… vẫn chưa nhận thức được chính xác những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Bởi lẽ, trên thực tế ở Thái Nguyên, nền tảng cuộc CMCN 3.0 chưa thực sự ở giai đoạn chín muồi, nhiều khu vực vẫn duy trì nền tảng của cuộc cách mạng 2.0 thì việc vươn lên đón nhận những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là vấn đề khó khăn Đặc biệt, với điều kiện kinh
tế - xã hội đặc thù của một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Thái Nguyên còn rất nhiều khó khăn, cản trở trong việc tiếp nhận và đổi mới KHCN Do vậy, việc xác định những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dẫn đến biến đổi QHSX ở Thái Nguyên là thực sự cần thiết nhằm chủ động tăng cường năng lực tiếp cận các thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tận dụng thời
cơ của cuộc cách mạng này đem lại và ứng phó với các tác động tiêu cực mà cuộc cách mạng này tạo ra
Bối cảnh ấy đặt ra yêu cầu cần có những nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về vấn đề cấp bách là làm thế nào để nhận diện và xử lý có hiệu quả sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay
Với lý do trên, nghiên cứu sinh chọn chủ đề Sự tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học của mình
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
- Phân tích và làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng của tác động của cuộc CMCN 4.0 đến quan hệ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay Trên cơ sở những vấn đề đặt
10 / 15
Trang 11tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nó
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án;
- Thứ hai, phân tích một số nội dung lý luận về sự tác động của cuộc CMCN
4.0 đến QHSX;
- Thứ ba, phân tích và làm rõ sự tác động của cuộc CMCN 4.0 đến QHSX
ở tỉnh Thái nguyên hiện nay, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng này;
- Thứ tư, đề xuất một số giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động
tiêu cực của cuộc CMCN 4.0 đến QHSX ở Thái Nguyên cho đến năm 2030
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Sự tác động của cuộc CMCN 4.0 đến QHSX ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung:
- Quan niệm về cuộc CMCN 4.0; Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về QHSX, về sự tác động của CMCN 4.0 đến ba mặt của QHSX: quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối;
- Đánh giá thực trạng sự tác động của cuộc CMCN 4.0 đến một số nội dung, yếu tố chủ yếu của quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối
ở tỉnh Thái nguyên trong giai đoạn 2017 - 2022;
- Nội dung về giải pháp đối với cuộc CMCN 4.0 rất phong phú và đa dạng, nhưng tác giả tập trung vào một số nhóm giải pháp cơ bản phù hợp với việc xây dựng QHSX ở Thái Nguyên cho đến năm 2030
* Về thời gian: luận án nghiên cứu, thu thập thông tin, xử lí số liệu tập trung vào khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2022, tầm nhìn giải pháp đến 2030
* Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật, những luận điểm logic biện chứng mácxít
về những quy luật, nguyên tắc chi phối, chiều hướng và nguyên nhân vận động của khái niệm trong tư duy lý luận; Dựa trên cơ sở các nguyên tắc toàn diện,
Trang 12luật của phép biện chứng duy vật, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn,… Cùng với những quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của KHCN và sự vận dụng thành tựu của cuộc CMCN 4.0
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng các phương pháp thống nhất lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, so sánh, phương
pháp đọc hiểu tài liệu, văn bản, chú giải học,
5 Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án làm rõ hai cơ chế tác động của CMCN 4.0 đến QHSX:
CMCN 4.0 tác động đến QHSX thông qua người lao động, chủ sở hữu và người tổ chức quản lý sản xuất; CMCN 4.0 tác động đến QHSX thông qua sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan Thông qua hai cơ chế này mà TLSX được thay đổi về chất, người lao động mới được hình thành với trình độ nghề nghiệp, phương thức lao động, kỹ năng, kỹ xảo mới cao hơn; chúng kết hợp với nhau làm cho trình độ và tính chất của LLSX hoàn thiện hơn, từ đó tất yếu dẫn đến những biến đổi về QHSX
Thứ hai, những đánh giá thẳng thắn về thực trạng tác động của CMCN 4.0
đến đối tượng sở hữu, về mô hình, phương thức tổ chức quản lý, phương thức phân phối, những nguyên nhân, nhận diện thực chất một số vấn đề đặt ra, đề xuất
hệ thống giải pháp phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của CMCN 4.0 đến QHSX ở Thái Nguyên hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về sự tác động của cuộc CMCN 4.0 đến QHSX Đặc biệt, luận án bổ sung, làm rõ thêm về cơ chế tác động của cuộc CMCN 4.0 đến QHSX
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm thực trạng tác động của CMCN lần thứ
tư đến QHSX ở tỉnh Thái Nguyên trên ba mặt của nó, trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của CMCN 4.0 đến QHSX ở tỉnh Thái Nguyên
Luận án cũng có giá trị tham khảo trong việc hoạch định chính sách cải tạo, đổi mới, phát triển QHSX, đi tắt, đón đầu, ứng dụng KHCN nhằm phát triển kinh
tế - xã hội ở Thái Nguyên
12 / 15