1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quản lý giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1 2 huyện vĩnh tường thông qua dạy học theo hướng trải nghiệm luận văn thạc sĩ giáo dục

107 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NÁNG XÃ HỘI

CHO HỌC SINH TIẺU HỌC LỚP 1, 2 HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC THÔNG QUA DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC

THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114.01

Cán bộ hướng dẫn khoahọc: PGS.TS PHẠM MINH MỤC

HA NỌI - 2024

Trang 2

Giáo dục KNS trong đó có kĩ năng xã hội phải được băt đâu cho trẻ từ nhỏ, đặc biệt là ở lứa tuổi Tiểu học lớp 1,2- lứa tuổi đang bắt đầu hình thành những hành vi, tính cách Khi đến trường, trẻ được làm quen với các môn học để hình thành và phát triển các KNS như: kĩ năng xã hội, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác,

kĩ năng chia sẻ những kĩ năng cơ bản đó giúp các em tự tin, chủ động, vận dụng vào các tinh huống trong cuộc sống và hơn hết là khơi gợi những khả năng tư duy

sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của mình Việc giáo dục kĩ xẫ hội sẽ hình thành và phát triển cho học sinh những hành vi, thói quen, kĩ năng xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống Giáo dục KNXH cho học sinh lớp 1,2 có thể lồng ghép thông qua dạy học các môn học như môn Tiếng Việt, Môn Đạo Đức, các chủ đề về xã hội

cùa môn Tự nhiên xã hội và hoạt động trải nghiệm của Chương trình giáo dục trải nghiệm lớp 1,2 Trải nghiệm là phương pháp dạy học không còn xa lạ với giáo viên và học sinh Học tập trải nghiệm giúp cho học sinh có nhiều cơ hội vận dụng những kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết.

Tuy nhiên, trên thực tể, trong quá trình giáo dục, chúng ta còn tư tưởng chỉ quan tâm tới việc dạy chữ, dạy kiến thức mà chưa quan tâm nhiều đến việc dạy làm người cũng như rèn các kĩ năng sống, kĩ năng xã hội cơ bản cho học sinh Vì vậy,

việc thích ứng với xã hội, với môi trường xung quanh còn khó với các em.

Kết quả giáo dục KNXH cho học sinh lóp 1,2 thông qua dạy học các môn học theo hướng trải nghiệm chưa đạt được kết quả như mong muốn Một trong các

nguyên nhân chính đến từ quản lý hoạt động dạy học các môn học cũng như chưa gắn kết hoạt động trải nghiệm với việc giáo dục KNXH cho học sinh Vì vậy cán bộ quản lý nhà trường cần xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng xà hội cho học sinh

thông quan các môn học và tố chức, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục KNXH cho học sinh thông qua tất cả các môn học và học sinh phải được trải nghiệm trong

thực tiễn hoạt động giáo dục.

Xuất phát từ nhừng lý do trên đề tài: '"Quản hoạt động giáo dục kỹ năng

hội cho họcsinh tiếu họclớp 1,2huyện VĩnhTường, tỉnh Vĩnh thông qua dạyhọc các môn học theohướng trải nghiệm ” được chọn làm đề tài nghiên cứu nhằm

2

Trang 3

góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phố thông 2018 trong bối cảnh đồi mới giáo dục.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ nàng xã hội và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học lớp 1, 2 thông qua dạy học các môn học theo hướng tải nghiệm huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, đề xuất các giải pháp quản lỷ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng xã hội của học sinh tiểu học lớp 1 2 huyện Vĩnh Tường; đồng thời góp phần thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh tiều học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo

dục phổ thông của Huyện.

- Cơ sở lý luận về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiếu học lớp 1, 2 thông qua dạy học các môn học theo hướng trải nghiệm là gì?

- Thực trạng Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học lớp 1, 2 thông qua dạy học các môn học theo hướng trải nghiệm ở trường Tiếu học Kim Xá, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay như thế nào? Đã có

những ưu điểm và hạn chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế đó là gì?

- Cần có nhừng biện pháp quản lý nào để đạt được mục tiêu giáo dục kỹ năng xà hội cho học sinh tiểu học lớp 1, 2 trường Tiếu học Kim Xá, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua dạy học các môn học theo hướng trải nghiệm phù hợp và khả thi?

4 Khách thể và đối tượng nghiêncứu

4.1. Kháchthể nghiêncứu

Hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiếu học lớp 1,2 thông qua dạy học các môn học theo hướng trải nghiệm.

4.2. Đối tượngnghiêncứu

Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh lớp 1,2 thông qua dạy học các môn học theo hướng trải nghiệm.

5.Giả thuyết khoa học

Hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội đang được coi trọng, tuy nhiên hiệu quả của công tác giáo dục kỹ năng xã hội vận dụng trong dạy học các môn học ở các trường tiểu học nói chung và ở các trường trên địa bàn huyện Vĩnh Tường hiệu quả

3

Trang 4

còn chưa cao Vì vậy, đê xuât được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học lóp 1,2 thông qua dạy học các môn học theo hướng trải nghiệm phù hợp với nhu cầu và mức độ phát triển cùa học sinh, phù họp với đặc điếm kinh tế, xã hội và phù họp với điều kiện giáo dục của các nhà trường sẽ góp phần nâng nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng xã hội nói riêng giáo dục toàn diện học sinh tiếu học.

6.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục kỹ năng xã hội và quản lí quản lý giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học lóp 1, 2 thông qua dạy học các môn học theo hướng trải nghiệm.

6.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng xà hội và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiều học lóp 1, 2 huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua dạy học các môn học theo hướng trải nghiệm.

6.3 Đề xuất biện pháp quản lí quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học lóp 1,2 huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua dạy học các môn học theo hướng trải nghiệm.

7.7. về nộidung nghiêncứu

Tập trung nghiên cứu giáo dục giáo dục KNXH và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học lóp 1, 2 thông qua dạy học các môn học theo hướng trải nghiệm.

7.2. về địa bàn nghiêncứu

Các nghiên cứu được triển khai tại trường Tiểu học huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

7.3 vềkhách thể khảo sát

Cán bộ quản lý, giáo viên đứng lóp 1,2 và học sinh tiều học, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

8.1.Phươngpháp nghiên cứu lí luận

Phân tích, tổng họp các văn phản pháp lý, các công trinh nghiên cứu ở trong và ngoài nước về giáo dục KNXH và quản lý giáo dục KNXH, làm cơ sở xây dựng khung lý luận cho đề tài nghiên cứu.

4

Trang 5

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực trạng

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

Xây dựng bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiếu học lớp 1, 2 huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vinh Phúc thông qua dạy học các môn học theo hướng trải nghiệm

Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động: nhằm phân tích kết quả của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh để khăng định tính hiệu quả của các biện pháp quản lý.

8.3. Phương pháp xử lýthông tin

Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý và phân tích các kết quả nghiên cứu Các phần mềm được sù’ dụng trong đề tài là: Excell, SPSS

8.4. Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến các chuyên gia về khung lý luận, thông tin về thực trạng và các biện pháp đề xuất nhằm đảm bảo tính khoa học của đề tài.

9 Cấu trúc luậnvăn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn được cấu trúc thành ba chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học lớp 1, 2 thông qua dạy học các môn học theo hướng trải nghiệm

Chương2. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học lớp 1, 2 thông qua dạy học các môn học theo hướng trài nghiệm huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Chương 3. Biện pháp quản lý quản lý giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh tiểu học lớp 1, 2 thông qua dạy học các môn học theo hướng trải nghiệm huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

5

Trang 6

Chương 1

Cơ SỞLÝ LUẬN VÈ QUẢNLÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘICHOHỌCSINHTIÈU HỌC LỚP1, 2 THÔNGQUADẠY HỌC

CÁC MÔN HQC THEOHƯỚNGTRẢINGHIỆM

1.1.1 Các nghiêncửu về giáo dụckỹ năng xã hội

ỉ ỉ ỉ ỉ Những nghiên cứu ở nước ngoài

Từ những năm 1990, thuật ngữ “kỹ năng xà hội’1 đã xuất hiện trong một số

chương trình hành động của các tồ chức lớn trên thế giới và trong nhiều chương

trình giáo dục của nhiều nước trên thế giới Các nghiên cứu trên thế giới đều hướng

tới tỉm một quan niệm chung về KNXH và GD KNXH, từ đó đưa ra mục tiêu, nội

dung giáo dục KNXH Các tổ chức lớn trên thế giới đi tiên phong trong việc khuyến

khích tất cả các quốc gia trên đưa GD KNXH vào chương trình GD của mình Mục

têu của GDKNXH cho thể hệ trẻ toàn cầu được các tổ chức này thống nhất là nâng

cao tiềm nãng của con người, đặc biệt là thế hệ trẻ học để có được những hành động

nhằm thích ứng và làm chủ cuộc sống, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo tổ chức UNICEF (Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc), nhừng thử thách mà

trẻ em và thanh niên phải đối mặt là rất nhiều và đòi hỏi cao hơn là kỹ năng đọc,

viết, và tính toán; GD KNXH là tạo ra sự thay đổi hành vi, là khả năng chuyển đổi

kiến thức và thái độ thành hành động UNICEF đề nghị hệ thống KNXH gồm ba

nhóm kỹ năng được nhìn nhận dưới góc độ tồn tại và phát triền cá nhân bao gồm:

Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với với chính mình (kỹ năng tự nhận thức và

đánh giá bản thân; kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống; kỹ năng bảo vệ bản thân;

); Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với người khác (kỳ năng thiết lập quan hệ,

kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, ); Nhóm kỹ năng ra

quyết định và làm việc hiệu quả (kỹ năng phan tích vấn đề, kỹ năng nhận thức thực

tế, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề )

Theo quan niệm của tổ chức UNESCO, hệ thống KNXH bao gồm hai nhóm

kỹ năng: Nhóm kỹ năng chung (gồm: kỹ năng nhận thức, kỹ năng đương đầu với

6

Trang 7

cảm xúc, kỹ năng xà hội hay kỹ năng tương tác); Nhóm kỹ năng trong từng vân đê

cụ thể (gồm: các vấn đề về giới, phòng chống bạo lực, gia đình và cộng đồng, bảo

vệ thiên nhiên và môi trường)

Theo quan niệm của tổ chức WHO (Tổ chức Y tế thế giới), KNXH là năng

lực tâm lý xã hội đế đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc

sống hàng ngày Cụ thể hơn, nó là khả năng ứng phó một các hiệu quả với những

yêu cầu và thách thức của cuộc sống, đó cũng là khả năng một cá nhân duy trì trạng

thái khỏe mạnh về tinh thần biểu hiện qua các hành vi tích cực và phù hợp khi

tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh; nàng lực tâm

lý xã hội có vai trò phát huy sức khoe về thể chất, tinh thần và xã hội

Các tổ chức WHO, UNESCO, UNICEF nhìn chung đã thống nhất rằng

KNXH là những khả năng hành động mà con người cần rèn luyện để thích ứng và

làm chủ cuộc sống hiện tại cũng như tương lai của mình và đã xác định 10 KNXH

cơ bản, được xem như cần thiết để giáo dục cho tất cả mọi người là: kỹ năng ra

quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tự nhận

thức, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng truyền thông có hiệu quả, kỹ năng giao tiếp,

kỳ năng tự nhận thức bản thân, kỳ năng thấu cảm, kỹ năng ứng phó với cảm xúc, kỹ

năng ứng phó với stress

Từ những năm 2000, các quốc gia trên thế giới khi xây dựng chương trình

giáo dục cho riêng mình đã nhấn mạnh GDKN và thái độ cho tất cả học sinh các độ

tuổi, trong đó có GDKNXH cho học sinh trong nhà trường GDKNXH đã được thực

hiện ở hầu hết các nươc trên thế giới Trong diễn đàn thế giới về GD cho mọi người

họp tại Senegan (2000) Chương trình hành động Dakar đà đề ra 6 mục tiêu, trong

đó mục tiêu 3 nói rằng: “Mồi quốc gia phải đảm hảo cho người học được tiếp cận

chương trình giảo dục kỹ năng xã hội phù họp” Còn trong mục tiêu 6 yêu cầu Khỉ

đảnh giá chất lượng giảo dục cần phải đánh giá kì năng sống của người học Như

vậy học KNXH trở thành quyền của người học và chất lượng GD phải được thề

hiện cả trong KNXH của người học cho nên GDKNXH cho người học đang trở

thành một nhiệm vụ quan trọng đối với GD các nước Nhu cầu vận dụng KNXH

một cách trực tiếp hay gián tiếp được nhấn mạnh trong nhiều khuyến nghị mang

7

Trang 8

tính quốc tế, bao gồm cả trong diễn đàn GD cho mọi người trong việc thực hiện

công ước quyền trẻ em; trong hội nghị quốc tế về dân số và phát triển gần đây nhất

là Tuyên bố Cam kết của Tiểu ban Đặc biệt thuộc Liên họp quốc về HIV/AIDS

(tháng 6 năm 2001), các nước đó đồng ỷ rằng “Đến 2005 đảm bảo ràng có ít nhất

90% và vào năm 2010 ít nhất có 95% thanh niên và phụ nữ tuổi từ 15 đến 24 có thể

tiếp cận thông tin, GD và dịch vụ cần thiết đề phát triển KNXH để giảm nhừng tồn

thương do sự lây nhiễm HIV” (Nguồn: Uniceflife skils)

Tóm lại, GDKNXH là vấn đề được quan tâm nghiên cứu ngày càng nhiều từ

hơn 50 năm qua, từ các tổ chức về văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế có tầm cỡ toàn

cầu đến các quốc gia, trung tâm nghiên cứu, các tổ chức giáo dục, trường học, từ

những nhà nghiên cứu, nhà khoa học Nhìn chung, KNXH được hiểu là những kỹ

năng xã hội và tâm lý, là những khả năng hành động mà con người cần rèn luyện đế

thích ứng và làm chù cuộc sống hiện tại cũng như tương lai cùa mình GDKNXH

được coi như là một nội dung GD quan trọng đối với HS vì nó có ảnh hưởng và tác

động tích cực đến quá trinh hình thành nhân cách của HS Trên thế giới, GDKNXH

thường được thực hiện bằng các chương trình huấn luyện kỹ năng với những kết

quả GD tích cực và có giá trị

1.1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước

Từ những năm 1990, theo xu thế phát triển giáo dục chung của thế giới, thuật

ngữ KNXH và GDKNXH bắt đầu được quan tâm nhiều tại Việt nam bởi chính phủ

và các bộ, ngành liên quan Năm 1996, chương trình: “giáo dục kỹ năng xã hội đề

bào vệ sức khỏe và phòng chống HIV/ AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài

nhà trường” đã giáo dục cho thanh thiếu niên các kỹ nàng: tự nhận thức, giao tiếp,

kiên định, xác định giá trị Từ năm 2000, chủ đề GDKNXH cho học sinh được bàn

thảo và nghiên cứu ngày càng nhiều Bộ GD-ĐT xác định GDKNXH cho học sinh

là một trong những nội dung chính thức của giáo dục phổ thông Bên cạnh đó, các

chương trình GDKNXH được tài trợ xuất hiện ngày càng nhiều, ví dụ như chương

trình GDKNXH cho HS qua ngoại khóa theo Dự án VIE 01/2010 do UNFPA tài trợ

với nhiều tài liệu hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa về giáo dục rất bổ ích Các

hội thảo và hội nghị ờ phạm vi quốc gia đã được tổ chức để bàn về GDKNXH cho

8

Trang 9

HS Năm 2003 tại Hà Nội, với sự tài trợ của UNESCO, Bộ GD-ĐT đã tô chức hội

thảo quốc gia: “Chất lượng giáo dục và kỹ nàng xã hội” Tham gia hội thảo này, các

nhà giáo dục và các đại biểu đã cùng nhau bàn luận các vấn đề về KNXH, đánh giá

chất lượng GDKNXH trong những năm qua, giới thiệu một số mô hình GDKNXH

tiêu biểu Hội thảo đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của

GDKNXH cho HS Việt Nam.

Từ năm học 2007 - 2008, Bộ GD-ĐT đà chính thức phát động phong trào thi

đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và xác định GDKNXH

cho HS là một trong năm nội dung của phong trào này trong các trường phố thông

giai đoạn 2008 - 2013 trong hầu hết các trường học từ mầm non đến đại học trên

phạm vi cả nước Từ đó, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về GDKNXH

cho HS được thực hiện Nhiều tác giả đà nghiên cứu cơ sở lý luận của GDKNXH và

chỉ ra nội dung cần giáo dục cho học sinh các cấp Các tác giả đã nhấn mạnh

GDKNXH cho HS cần được thực hiện chủ yếu thông qua chương trình các môn

học, các hoạt động giáo dục của nhà trường và có thế cùng với các chương trình của

các dự án do nước ngoài tài trợ Đinh Thị Thanh Ngọc (2008) đà nghiên cứu nhu

cầu học tập kỹ năng xã hội trong nhà trường của học sinh trường trung học phồ

thông, nghiên cứu các vấn đề lý luận về KNXH và GDKNXH, tim hiểu thực trạng

nhu cầu học tập KNXH của HS và đề xuất một số kiến nghị nhàm nâng cao hiệu

quả GDKNXH Phan Thanh Vân (2010) nghiên cứu GDKNXH cho học sinh trung

học phồ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với mục đích nhằm tăng

cường và nâng cao hiệu quả GDKNXH cho học sinh Huỳnh Văn Sơn đã xây dựng

cơ sở lý luận về KNXH và GDKNXH cho học sinh phổ thông các cấp, từ năm 2009

đến nay Nhiều ấn phẩm về GDKNXH cho HS đã được xuất bản.

Và vấn đề GDKNXH cho người học đã được đề cập trong kế hoạch hành

động quốc gia GD cho mọi người (2003-2015) đối với nhóm mục tiêu 4 “Giáo dục

thường xuyên” GDKNXH cũng được phản ánh phần nào trong mục tiêu đối mới

GD phổ thông ở các bậc học.

Khái niệm KNXH thực sự được hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng sau hội

thảo “Chất lượng GDKNXH” do UNESCO tài trợ được tổ chức tháng 10 năm 2003

9

Trang 10

tại Hà Nội Từ đó, những người làm công tác GD ở Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn về

KNXH và trách nhiệm phải GDKNXH cho người học.

Vì vậy, KNXH và việc GDKNXH cho thanh thiểu niên nhận được sự quan

tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam trong thời gian gần đây với những

công trinh nghiên cứu được triển khai ờ các cấp.

Một trong những người đầu tiên có những nghiên cứu mang tính hệ thống về

KNXH và GDKNXH ở Việt Nam là tác giả Nguyễn Thanh Bình cùng cộng sự

Trong đó phải kế đến: “Giảo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng xã hội”, (in lần thứ

ba), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2011 [4].

Với giáo trình này, tác giả Nguyễn Thanh Bình đã triển khai nghiên cứu tổng

quan và xây dựng được khung lý luận những vấn đề chung về KNXH và

GDKNXH, giáo trình đã mô tả sinh động, đầy đủ, hệ thống về tiếp cận và thực hiện

GDKNXH cho học sinh do Ngành giáo dục thực hiện Ngành giáo dục đã triển khai

chương trình đưa giáo dục kỹ năng xà hội vào hệ thống giáo dục chính quy và

không chính quy Giúp nâng cao nhận thức cho mọi người về KNXH, ý nghĩa của

nó, sự cần thiết phải GDKNXH cho người học và các con đường, cách tiếp cận và

phương pháp GDKNXH Bên cạnh đó, tác giả còn trình bày cả tình hình GDKNXH

ở Việt Nam và một số nước trong khu vực để giúp người đọc có cái nhìn tồng quan

và hiểu về KNXH và GDKNXH cụ thể hơn Mặt khác, tác giả còn đi vào những nội

dung cụ thể về GDKNXH nhằm hình thành các KNXH cốt lõi cho học sinh tiểu học

lóp 1, 2 Trên cơ sở đó có thể vận dụng vào giải quyết có hiệu quả các tình huống cụ

thể trong cuộc sống [3].

Tác giả Nguyễn Dục Quang đã nghiên cứu và viết cuốn sách “Hướng dẫn

thực hiện GD KNXH cho học sinh tiểu học Tác giả đà nêu rất rõ trong cuốn sách

về vai trò, mục tiêu, nội dung và phương pháp GD KNXH cho HS tiếu học.

Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Vân Anh

(chủ biên), Lưu Thu Thủy, Trịnh Thị Anh Hoa; Nguyễn Công Khanh; Nguyễn

Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa; Lục Thị Nga (chủ biên), Vũ Thúy Hạnh;

Nguyễn Thị Oanh [1].

10

Trang 11

1.1.2 Các nghiên cứu vê quăn lý giáo dục kỹ năng xãhội

ỉ 1.2.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Từ những năm 1990, GD KNXH phát triên mạnh trên toàn thê giới đã đặt ra

một vấn đề lớn cho các nhà quản lý giáo dục của các nước một câu hỏi: “Tổ chức và

quản lý hoạt động này như thế nào để đạt được mục tiêu GD KNXH?” Theo xu thế

phát triền GDKNXH cho thế hệ trẻ, việc quản lý hoạt động này ở các nước đều do

chính phủ quản lý, cụ thể là các Bộ có liên quan về giáo dục, huấn luyện phụ trách

Mỗi quốc gia xây dựng chương trình giáo dục riêng cho mình, tùy theo đặc điểm và

điều kiện phát triển riêng Nhìn chung, có 4 hướng nghiên cứu chính về quản lý GD

KNXH cho HS:

* Thứ nhât: Quản lý GD KNXH cho học sinh có quan hệ mật thiêt với quản

lý huân luyện kỹ năng cho người lao động

Tại Mỹ, năm 1989, Bộ Lao động Mỹ đã thành lập Uy ban Thư ký vê rèn

luyện các KNXH cần thiết cho người lao động Thành viên của ủy ban này đến từ

nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, kinh doanh, y tế, xã hội, nhằm mục đích

thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động có kỹ năng cao Tại úc, Hội đồng kinh

doanh và Phòng thương mại và Công nghiệp ủc đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành

nghề” nhằm giới thiệu các kỹ năng cần thiết cho người lao động không chỉ đề có

được việc làm mà còn đế tiến bộ trong tố chức thông qua việc phát huy tiềm năng

cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức Tại Canada, việc phát

triền kỹ năng cho người lao động được quản lý bởi Bộ phát triển nguồn nhân lực;

cung cấp danh sách các kỹ năng hành nghề cần thiết cho thế kỷ 21 như kỹ năng giao

tiếp, tư duy tích cực, giải quyết vấn đề, Ở Anh, vấn đề phát triển kỹ năng cho

người lao động được quản lý bởi Bộ Kinh tế về chương trình, đánh giá chất lượng

Cục phát triển lao động Singapore quản lý kỹ năng của người lao động đã khuyến

khích rèn luyện kỷ năng truyền thông, giải quyết vấn đề, ra quyết định, sáng tạo, tư

duy toàn câu.

* Thứ hai: Nghiên cứu mô hình quản lý nhà trường găn với mục tiêu GD

KNXH cho học sinh

Brendtro, Brokenleg, Van Bockern (1990) cho răng một trường học thành

11

Trang 12

công là một cộng đồng yêu thương nhau, biết chia sẻ những giá trị, có niềm tin lẫn

nhau, tôn trọng, đoàn kết và biết ngợi ca những người anh hùng Lickona (1988) đề

xuất 3 mục đích GDKSN cho HS để các nhà quản lý tham khảo là: Khuyến khích

phát triển tối đa những tìm năng cá nhân, quan hệ hợp tác, những suy nghĩ tích cực;

Nuôi dưỡng nhận thức, cảm xúc và hành động tích cực ở HS; Phát triền lớp học và

trường học trở thành nhừng cộng đồng mà ở đó mỗi cá nhân có thể phát triển tối đa.

Tại Mỹ, nhiều nhà nghiên cứu về giáo dục và ỌLGD đã khẳng định vai trò

cùa kỹ năng xã hội và KNXH đồng thời cho rằng GD KNXH ở trường tiểu học là

một giai đoạn quan trọng để phát triển kỹ năng xã hội và các phẩm chất tích cực cần

thiết cho HS Richard p Barth (1993) cho rằng việc huấn luyện KNXH nên được

khuyến khích phát triển và hầu hết những KNXH được trang bị cho HS sẽ giúp học

sinh tránh được những tình huống nguy hiểm và không mong muốn xảy ra đối với

các em, giữ sự an toàn cho các em.

Bằng những nghiên cứu thực tiễn cũa mình, Bailey (2009) cho rằng bóng đá

có thề giúp học sinh học những KNXH, phát triền mối quan hệ giữa học sinh với

trường học, giừ được sự liên hệ lâu dài về học thuật, có liên quan đến sự phát triển

các mục tiêu cá nhân của học sinh Thêm vào đó, Martin Camiré, Pierre Trudel (2013) cho biết người ta tin rằng thể thao có thể là biện pháp khuyến khích sự phát

triển KNXH của học sinh và đã chỉ ra bằng nghiên cứu của mình rằng thế thao

trường học nói chung, cụ thế là bóng đá có tác dụng khuyến khích sự phát triền tích

cực của học sinh về kỹ năng xã hội và đề khuyến khích sự tham gia của học sinh,

huấn luyện viên cần liên tục đặt ra những mục tiêu và sự hướng dẫn để thu hút động

cơ rèn luyện của học sinh.

* Thứ ba: Phối hợp quàn lý GDKNXH cho HS

Các nghiên cứu về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với

việc hoạch định chương trinh GDKNXH của nhà trường cũng là một hướng nghiên

cứu khá phổ biến và đem lại nhiều thành tựu đáng kể Nhiều ý kiến cho rằng những

HS có mối liên hệ thường xuyên với xã hội có thể tránh những khó khăn như: bở

học, lơ là trong học tập, phạm pháp, nghiện rượu và thuốc lá, ma túy, tình dục trước

tuổi thành niên Gần đây, Reece L Peterson, Russell Skiba (2000) đã phát triển ý

12

Trang 13

tưởng đó trong nghiên cứu băng các chương trình huân luyện KNXH cho HS thông

qua Chương trình “Peer Mediation Program” bằng việc sử dụng sự hòa giải cùng độ

tuổi hay Chương trình “Bullying Prevention Program” bằng việc dạy cho trẻ những

kỹ năng xử lý tỉnh huống khi bị bắt nạt.

* Thứ tư: Nghiên cứu quản lý GD KNXH ở các khía cạnh cụ thể: quản lý nội

dung, hình thức, phương pháp, điều kiện GD KNXH

Hình thức và nội dung GD KNXH được vận dụng khác nhau ở các quốc gia

Singapore coi GDKNXH là một trong những nội dung cơ bản và cốt lõi trong công tác giáo dục Ó Malaysia, “Môn học của cuộc sống” là môn học gần với GDKNXH và được dạy ở trường tiểu học và trung học cơ sở, nhằm cung cấp cho học sinh những kỹ năng thực tế cơ bản để thực hiện những nhiệm vụ trong cuộc sống, tạo

nên những cá nhân độc lập và tự chù, tự tin, sáng tạo, có kỹ năng về công nghệ và

tương tác hiệu quả với người khác Trong các KNXH, kỹ năng tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề được chú trọng hơn trong các chương trình học ở Malaysia nhằm giúp học sinh ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày và tương lai của họ Ahmed (2009), Subadrah Nair (2012) cho rằng kỹ năng tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề có mối liên hệ với nhau trong các hoạt động dạy và học ở tất cả các môn học ở

trường tiếu học và trung học, và cần phải dạy cho trẻ những kỹ năng này đế trẻ có thể suy nghĩ tích cực và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề gặp phải Cha mẹ và thầy cô giáo đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng những kỹ năng này

cho học sinh Cha mẹ cần quan tâm đến những nhà giáo dục trong trường học Cha mẹ có thể phát triển suy nghĩ sáng tạo cho con cái ở nhà bằng việc đặt ra những câu hỏi có nhiều đáp án và thường xuyên thực hiện điều này Tại Àn Độ, KNXH được

nghiên cứu tập trung theo hướng ứng dụng nhằm tăng cường sự lành mạnh và nâng cao năng lực của con người, đà nghiên cứu và triến khai chương trình dạy KNXH cho học sinh tù’ mầm non đến trung học phổ thông Tại Nepal, KNXH được tập

trung nghiên cứu về lý thuyết, xem KNXH như là một phương thức để ứng phó và tồn tại và tập trung vào nghiên cứu phân loại KNXH cho từng lứa tuổi Tại Thái Lan, các nghiên cứu về KNXH được thực hiện không chỉ bởi các cơ quan giáo dục mà còn bởi các cơ quan của các bộ, ngành khác và các tổ chức phi chính phủ; quan niệm chung về KNXH là năng lực tâm lý-xã hội giúp các cá nhân xử lý những tình

13

Trang 14

huống hàng ngày một cách hiệu quả và có thể đáp ứng với tương lai đế sống hạnh phúc Những kỹ nàng xã hội được quan tâm hàng đầu là: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng phân tích, kỹ năng đánh giá, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm chủ cảm xúc, kỹ năng thực hành nghề nghiệp

Tóm lại, trên phạm vi toàn thế giới, từ nhừng năm 1990 đến nay, tuy các quốc

gia đã có những chủ trương, chính sách, chương trinh hành động về GDKNXH cho HS

khác nhau trong việc lựa chọn hình thức và phương pháp giáo dục nhưng các quốc gia

đã có nhiều điểm giống nhau về mục đích và nội dung GDKNXH cho HS, đã nhận

thấy tầm quan trọng của sự phối họp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và các tổ

chức xã hội, đề cao vai trò tiên phong của các nhà QLGD trong việc hoạch định, tổ

chức, đánh giá GD KNXH cho HS

ỉ 1.2.2 Những nghiên cứu ở trong nước

Cùng với xu thế phát triển cùa giáo dục thế giới ngày càng chú trọng rèn

luyện kỹ năng cho thế hệ trẻ và mục tiêu giáo dục của quốc gia đào tạo nguồn nhân

lực có trình độ và kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa

đất nước, vấn đề giáo dục kỹ năng nghề nghiệp và KNXH ngày càng được đề cao.

Trong những năm 1990, các nghiên cứu về quản lý GD KNXH cho HS chưa

nhiều, cho HS tiếu học lớp 1, 2 lại càng ít Tại các địa phương, việc xây dựng kế

hoạch tổ chức GDKNXH cho HS hầu như chưa được thực hiện, nếu có chỉ là những

hoạt động tự phát hoặc theo phong trào, thiếu tính hệ thống và liên tục.

Năm học 2007-2008, Bộ GD-ĐT phát động phong trào “Xây dựng trường

học thân thiện” đã thúc đẩy GD KNXH và quản lý GD KNXH trở thành chủ đề

nghiên cứu của nhiều nhà quản lý, nhà giáo dục và nhà nghiên cứu Từ năm học

2007-2008 đến nay, trong các kế hoạch năm học hàng năm do Bộ GD-ĐT ban hành

đều có nhắc đến nội dung GDKNXH cho học sinh các cấp học.Cụ thể hơn, trong

các kế hoạch năm học của các Sở GD-ĐT và các trường tiều học trên toàn quốc,

GD KNXH cho HS luôn là một nội dung giáo dục không thể thiểu và đó là một

trong những nội dung trong công tác quản lý của hiệu trưởng.

Có ba khía cạnh chính trong đa số các nghiên cứu về quản lý GD KNXH cho

HS từ trước đến nay:

14

Trang 15

* Thứ nhât: Hệ thông hóa cơ sở lý luận vê quản lý hoạt động GD KNXH

Đa số các công trình nghiên cứu dưới dạng đề tài nghiên cứu khoa học, luận

án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tiếp cận đến vấn đề quản lý GD KNXH cho HS theo 2

góc độ: nội dung quản lý và chức năng quản lý.

về nội dung quản lý, các nội dung thường được phân tích sâu là: quản lý dạy

học lồng ghép nội dung GDKNXH trong các môn học, quản lỷ các hoạt động giáo

dục (theo nghĩa hẹp) có lồng ghép nội dung GD KNXH, quản lý cơ sờ vật chất, tài

chính và các điều kiện của HĐGDKNXH Các nội dung chưa được phân tích sâu là:

quản lý CBQL, GV, NV, HS trong GDKNXH, quản lý sự phối hợp giữa các LLGD

trong và ngoài nhà trường.

về chức năng quản lý, hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung vào

các chức năng của quản lý: xây dựng kế hoạch GDKNXH cho HS, tố chức và chỉ

đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra và đánh giá GDKNXH cho HS, quản lý các điều

kiện của GD KNXH.

* Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNXH.

Đa số các nghiên cứu đề cập đến nhiều nội dung quản lý như: QL mục tiêu

và nội dung GD KNXH, QL hình thức và phương pháp GD KNXH, quản lý GV,

HS và các điều kiện để tổ chức GDKNXH về phân cấp quản lý, hầu hết các nghiên

cứu đều cho thấy hiệu trưởng các trường phổ thông các cấp tổ chức thực hiện

GDKNXH theo chỉ đạo cùa Bộ, Sở Hiệu trưởng các trường phổ thông căn cứ theo

hướng dẫn của bộ sách GD KNXH cho HS từng cấp học do Bộ GD-ĐT ban hành để

chỉ đạo GV thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau Các nghiên cứu đều

nhận thấy ba hình thức GD KNXH chú yếu thường được hiệu trưởng các trường

phố thông chỉ đạo và tố chức thực hiện là: lồng ghép và tích hợp nội dung GD

KNXH trong các môn học, tổ chức các chuyên đề GD KNXH, tổ chức các hoạt

động ngoại khóa có nội dung GD KNXH.

Nhiều nghiên cứu về quản lý GV và quản lý đội ngũ thực hiện GD KNXH

đều thống nhất rằng giáo viên có vai trò hết sức quan trọng, quyết định trực tiếp

chất lượng GD KNXH cho học sinh, cần quản lý GV trong việc lồng ghép nội dung

GD KNXH vào bài học, việc tổ chức các chuyên đề GD KNXH, việc phối hợp của

15

Trang 16

GV với cha mẹ học sinh, việc đánh giá kết quả rèn luyện KNXH của HS Nhìn

chung, các nghiên cứu đã tập trung phân tích vai trò cũa GV bộ môn, GV chủ

nhiệm, các tổ chức và đoàn thể trong nhà trường đối với việc GDKNXH cho HS.

về quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục, các kết quả nghiên cứu cho

thấy đã có những thành công bước đầu trong công tác quản lý như: sự hợp tác của

một bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh, sự hưởng ứng của đa số GV trong trường,

sự ủng hộ và họp tác của các cơ quan ban ngành tại địa phương trong các hoạt động

GDKNXH Tuy nhiên, cũng còn nhiều khó khăn mà hiệu trưởng phải đối diện như:

vẫn còn nhiều cha mẹ HS thiếu quan tâm đến giáo dục, các tệ nạn và tiêu cực trong

xã hội Những ý kiến khác đề cao vai trò của GV chủ nhiệm và tồ chức Đoàn, Đội

trong nhà trường Tuy có khác nhau về vai trò của từng đối tượng, nhưng các ý kiến

đều thống nhất rằng sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong GDKNXH cho HS là

rất cần thiết, trong đó nhấn mạnh lực lượng trong nhà trường là quan trọng hơn bên

ngoài nhà trường và quản lý sự phối họp này là công việc quyết định chất lượng

GDKNXH và hiệu quả quản lý GD KNXH.

Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện GD KNXH cho HS là một

nội dung không thề thiếu trong các nghiên cứu Kết quả khảo sát ỷ kiến của GV và

các nhà quản lý đã chỉ ra sự đánh giá cao tính cần thiết của các điều kiện về thời

gian, tiền bạc, cơ sở vật chất và trang thiết bị đối với việc tố chức thành công

GDKNXH Các kết quả khảo sát cũng đà cho thấy, mặc dù các trường đã cố gắng

sử dụng hết công suất các điều kiện hiện có nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu

tổ chức GDKNXH cho HS, nguồn kinh phí và thời gian dành cho hoạt động này rất

hạn hẹp, cơ chế khuyến khích và động viên người tổ chức, thực hiện hầu như không

có, sự ủng hộ từ phía xã hội chưa nhiều.

Quản lý việc kiểm tra và đánh giá GD KNXH là khâu quan trọng bậc nhất

trong công tác quản lý về mặt lý luận, nhưng kết quả khảo sát thực trạng kiếm tra và

đánh giá hoạt động này trong các trường học đã cho thấy đây là nội dung ít được

các nhà quản lý thực hiện Hầu như chưa có trường nào có tiêu chí và quy trình

kiểm tra, đánh giá GD KNXH cho HS.

Nhìn chung, từ khi GD KNXH được quan tâm đến nay, các nghiên cứu trong

16

Trang 17

nước vê thực trạng quản lý GD KNXH cho HS đã đê cập đên nhiêu khía cạnh như

quản lý mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp, nhà giáo dục, các điều kiện

cần thiết, quản lý kiểm tra đánh giá Các nghiên cứu đà tập trung khảo sát mức độ

thường xuyên và mức độ hiệu quả trong công tác quản lý của hiệu trưởng ở tất cả

các khía cạnh nêu trên và chỉ ra mối tương quan tỷ lệ thuận giừa mức độ thường

xuyên thực hiện việc quản lý với hiệu quả công tác quản lý GD KNXH Tuy nhiên,

số lượng các nghiên cứu còn ít và quy mô khảo sát còn hạn hẹp nên bức tranh về

quản lý GD KNXH cho học sinh chưa được phác họa đầy đủ Hơn nữa, các nghiên

cứu về nguyên nhân của thực trạng KNXH và GDKNXH cho HS chưa đi vào chiều

sâu và mang tính hệ thống Nghiên cứu thực trạng giáo dục để từ đó tìm kiếm các

biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả của công tác quản lý giáo dục

là quy luật chung của nhận thức khoa học Đa số các nghiên cứu trong nước về quản

lý GD KNXH cho HS đều đi theo quy luật đó.

* Thứ ba: Nghiên cứu biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng xã hội

Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu trong nước thường tập trung vào ba

nhóm biện pháp sau đây: tác động vào nhận thức của các LLGD, phát huy vai trò

của nhà quản lý và phối họp đồng bộ các LLGD Tác động vào nhận thức của các

LLGD là nhóm biện pháp thường được đề cập Nhìn chung, các nghiên cứu đã đề

xuất những biện pháp cụ thể như: tố chức cho GV và nhân viên nhà trường học tập,

trao đổi về ý nghĩa của GD KNXH cho HS, tổ chức bồi dưỡng cho các lực lượng

giáo dục những kiến thức và kỹ năng GDKNXH cho học sinh Lương Thị Hằng

(2012) cho rằng hiệu trưởng phải tổ chức các buổi tập huấn và hội thảo để nâng cao

trình độ GD KNXH của GV, phải xóa bở tư tưởng “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy

người” đà in quá sâu trong tư tưởng của nhiều nhà giáo và phải xử lý một cách bình

đẳng giữa hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục, không xem nhẹ chức năng

nào; có như vậy hiệu trưởng nhà trường mới có những định hướng đúng đắn trong

công tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình đào tạo của nhà trường.

Đa số các nghiên cứu trong nước khi bàn về biện pháp đảm bảo chất lượng

GD KNXH và hiệu quả quản lý GD KNXH đều thống nhất rằng hiệu trưởng cần

phải tồ chức sao cho tạo ra sự phối họp đồng bộ giữa nhà trường, gia đỉnh và xã hội

17

Trang 18

trong quá trình tố chức GD KNXH cho HS, phải biết tranh thủ sự ủng hộ về mọi

nguồn lực: tài lục, trí lục, vật lục, của các ban ngành, đoàn thể, cùa các cấp quản

lý, các tổ chức tại địa phương để tổ chức GD KNXH về ý nghĩa của sự phối họp,

N.T.Q Anh (2012) viết: “Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà

trường đê tố chức tốt hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội chính là thực hiện xã hội

hóa giáo dục Sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà

trường sẽ tạo nên môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh.Đây cũng là đòi hỏi tất

yếu khi nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh”.

Tác giả Nguyễn Thị Oanh đà đề cập đến sự cần thiết phải GD KNXH cho

tuổi trẻ, xã định giá trị của người lớn đối với việc GD KNXH cho trẻ.Yêu cầu đối

với nhà GD là không chỉ phải hiểu rõ tâm lý lứa tuổi mà còn phải có kiến thức, kỹ

năng về nhóm để biết vận dụng tâm lý nhóm vào công tác GD KNXH.Nền tảng của

GD KNXH là ý thức về giá trị của bản thân nơi trẻ, tuy nhiên cộng đồng, xã hội

chưa có nhạn thức đầy đủ về vấn đề này.

về biện pháp quản lý GD KNXH, hầu hết các nghiên cứu trong nước đã đề

nghị các nhà quản lý giáo dục các cấp và hiệu trưởng các trường phố thông cần sử

dụng kết hợp cả 3 nhóm biện pháp quản lý nói trên, với những phân tích khá cụ thể

về mục đích, nguyên tắc, cách thực hiện ở từng biện pháp; làm tư liệu tham khảo bổ

ích cho các nhà quản lý trong quá trình quản lý GD KNXH cho HS.

Nhìn chung nhừng công trình nghiên cứu trên đi sâu tìm hiểu các vấn đề cơ

bản về KNXH và GD KNXH ở nhừng phương diện khác nhau dưới góc nhìn của

tâm lý học và giáo dục học.

Với phương diện về quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu đã đánh giá được

tầm quan trọng, đã có những chủ trương, chính sách, chương trinh hành động về

GDKNXH, đã nhận thấy được tầm quan trọng của sự phối họp các lực lượng giáo

dục: gia đình, nhà trường và các tồ chức xã hội Đồng thời đề cao vai trò tiên phong

của các nhà quản lý giáo dục trong việc hoạch định, tố chức, đánh giá GD KNXH

cho HS Một số nhà nghiên cứu bước đầu đã lựa chọn việc nghiên cứu các biện

pháp QL GD KNXH trong các nhà trường hiện nay và để từ đó đề xuất các biện

pháp quản lý GD KNXH đáp ứng mục tiêu, đối tượng và địa bàn nghiên cứu của

18

Trang 19

mỗi tác giả, nhưng với khối TIÊU HỌC LỚP 1, 2 thì vẫn còn hạn chế và tính thực

tế chưa cao.

Trong những năm gần đây, vấn đề GD KNXH cho học sinh tiểu học lớp 1, 2

đã được các nhà trường triển khai thông qua các môn học và các hoạt động trải

nghiệm; Tuy nhiên việc tìm hiếu, nghiên cứu về Quản lý giáo dục kỹ năng xã hội

cho học sinh tiểu học lớp 1, 2 trong thực tiễn vẫn còn nhiều hạn chế Đặc biệt trên

địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đến nay vẫn chưa có công

trình nghiên cứu nào về vấn đề này có hiệu quả cao

1.2.Các khái niệmCO’ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Kỹ năng, kỹ nấngxãhội

ỉ.2.1.1 Kỹ năng

- Kỹ nãng là từ Hán, gốc Việt “Kỹ”: là khéo léo; “Năng”: là có thể Theo từ

điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyền Lân (1989) có ghi: Kỹ năng là khả

năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn

- Một số tác giả như A.Danhilov, M N Xkaltkin, B.p Exipov, Nguyễn Văn

Hoan quan niệm: Kỹ năng là khả năng con người thực hiện cỏ hiệu quả hành động

tương ứng với các mục đích, điều kiện trong đó hành động xảy ra.Kỹ năng mang tỉnh khái quát được sử dụng trong các tình huống khác nhau, chỉ khi đã nắm vững kiến thức mới hình thành được kỹ năng

- Tác giả Nguyễn Quang uẩn và Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng: Kỹ năng

năng lực của con người biết vận hành các thao tác của một hành động theo đúng quỵ trình

Như vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về kỹ năng.Mỗi cách hiểu thường

bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của mỗi người.Tuy

nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta

áp dụng kiến thức vào thực tiễn.Kỹ năng có được do quá trình lặp đi lặp lại một

hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó.Kỹ năng luôn có chủ đích và định

hướng rõ ràng.Nghĩa là:

+ Tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹ năng;

+ Kỹ năng là sự chuyển hóa tri thức thành năng lực hành động cá nhân;

19

Trang 20

+ Kỹ năng luôn găn với một hành động hoặc một hoạt động nhât định nhăm đạt được mục đích đã đặt ra

Từ sự phân tích trên, có thế hiểu: Kỹ năng là năng lực (hay khả năng) thực hiện

có hiệu quả một hành động hay hoạt động nào đó trên cơ sở hiểu biết của mỗi người 1.2.1.2 Kỹ năng xã hội

Hiện nay KNXH có nhiều quan niệm khác nhau và mỗi quan niệm lại được

diễn đạt theo những cách khác nhau

- Theo UNESCO (2003) quan niệm: Kĩ năng xã hội là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.Đó là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của minh phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con người có thế kiếm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày

- Theo WHO (1993): Kĩ năng xã hội là năng lực tâm lý xã hội, là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống.Đó

cũng là khả năng của một cá nhân đề duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tưong tác với người khác,

với nền văn hóa và môi trường xung quanh.Nàng lực tâm lý xà hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội.Kỹ năng xã hội là khả năng thế hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này

Theo UNICEF (UNICEF Thái Lan, 1995): Kĩ năng xã hội là khả năng phân tích tình huống và ứng xử, khả năng phân tích cách ứng xử và khả năng tránh được các tình huống.Các kĩ năng xã hội nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái

chúng ta biết” và thái độ, giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tường” thành hành động thực tế “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng

Nghiên cứu về KNXH, các nhà nghiên cứu giáo dục đã có những quan điểm

và cách nhìn nhận khác nhau về định nghĩa KNXH

Theo gresham và Elliot (1990), KNXH là nhừng mẫu ứng xử tập nhiễm, do trải nghiệm, do bắt chước hoặc do học tập, rèn luyện mà có.Các hành vi và mẫu ứng xừ này được xã hội chấp nhận, giúp một cá nhân có thể quyết định hành động và

ứng xử một cách có hiệu quả với người khác, nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh, tránh được nhừng hậu quả tiêu cực về mặt xã hội.

20

Trang 21

Walker (1983) định nghĩa KNXH là “một tập hợp các năng lực cho phép một

cá nhân có thể bắt đầu và duy trì các mối quan hệ xã hội tích cực, góp phần để bạn

bè chấp nhận và để điều chỉnh cho phù họp với các tình huống trong cuộc sống và

cho phép một cá nhân để đối phó hiệu quả với môi trường xã hội lớn hơn” KNXH

cũng có thế được hiều trong bối cảnh của tình cảm và tâm lí là một cá nhân sẽ chấp

nhận và quản lý cảm xúc của chính mình, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm đến

người khác, thiết lập các mối quan hệ tích cực, biết chịu trách nhiệm và xử lý các

tình huống khó khăn trong cuộc sống, hoàn thiện đạo đức cá nhân (Zins, Wang, &

Walberg, 2004).

Theo Đặng Thành Hưng, KNXH là khái niệm chỉ những loại kĩ năng hướng

tới và được áp dụng trực tiếp (không gián tiếp qua cái gì) vào những quan hệ, hoàn

cảnh, quá trình và đời sống xà hội để giúp cá nhân nhận thức, ứng xử, giao tiếp và

thích ứng xã hội thành công, hiệu quả ở những mức độ nhất định.Cũng như mọi kĩ

năng khác, KNXH là một dạng hành động tự giác dựa vào ý thức, thể chất và các

điều kiện xã hội mà cá nhân có.Điều quan trọng ở KNXH không phải là tính xã hội

của kĩ nãng cao hay thấp, mà là khuynh hướng xã hội trực tiếp của chúng và hiệu

quả xã hội mà chúng mang lại

Từ những biểu hiện chung của KNXH, tác giả luận án lựa chọn khái niệm

KNXH sau làm công cụ nghiên cứu: KNXH là khả năng hoàn thành các nhiệm vụ

trong các hoạt động tương tác với người khác trong môi trường sống hàng

/ĩ^dy.KNXH của mỗi cá nhân không phải là những khả năng có tính bẩm sinh mà là

những mẫu hành vi ứng xử do trải nghiệm, do tập nhiễm, do bắt chước, do quan sát

học được hoặc do rèn luyện mà CÓ.KNXH của mỗi cá nhân cũng chịu sự chi phối của

tâm trạng, xúc cảm và có tính mục đích, gắn với tình huống, bối cảnh, mang bản chất

văn hóa - xã hội nhất định.KNXH là phức tạp, đa dạng và có tính phát triển; trẻ em

càng sóm được hướng dẫn, được trải nghiệm để phát triển các KNXH càng tốt

1.2.2 Giáo dục, giáo dục kỹ năng xãhội

1.2.2.1 Giáo dục

GD là một hoạt động có ý thức của con người nhằm mục đích tồn tại và phát triển.Ngày nay, GD là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của một

21

Trang 22

quốc gia.Chính vì vậy, “GD đã trở thành một hoạt động được tô chức đặc biệt, đạt

tới trình độ cao, có chương trình, kế hoạch, có nội dung, phương pháp hiện đại, diễn ra theo một nhịp độ khản trương và đã trở thành động lực thúc đấy sự phát

triển nhanh chóng của xã hội loài người"

A.Toffler, nhà tương lai học người Mĩ đã khẳng định tại Hội đồng Liên hợp quốc, khóa 15 (1990): “Một dân tộc không được giáo dục — dân tộc đó sẽ bị loài người

đào thải, một cả nhân không được giảo dục - cả nhản đủ sẽ bị xã hội loại bỏ ”

Vậy giáo dục là gì ?

- Theo Từ điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân đã nêu: “GD là quá trình hoạt động có ý thức, cỏ mục đích, có kế hoạch, có tô chức nhằm bồi dưỡng cho người học những phâm chất đạo đức và trì thức cần thiết đê họ cá khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội”

- Theo giáo trình giáo dục học của tác giả Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên),

khái niệm GD được hiếu ở hai góc độ: giáo dục theo nghĩa rộng và giáo dục theo nghĩa hẹp.Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi thống nhất hiểu GD theo nghĩa hẹp:

“giảo dục là quá trình hình thành cho người được giáo dục lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhãn cách, những hành vi, thỏi quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tô chức cho họ các hoạt động và giao lưu

Từ những quan niệm trên, ta thấy GD là một khái niệm cơ bản thường được dùng trong khoa học và thực tiễn đời sống xã hội Với sự phát triền của GD hiện nay đã xuất hiện thêm nhiều khái niệm: GD nhà trường, GD gia đình, GD xã hội; GD suốt đời, GD công đồng, GD không chính quy, GD thường xuyên ; nội dung

của GD bao gồm: GD đạo đức, GD ý thức công dân, GD thẩm mỹ, GD lao động, GD hướng nghiệp, GD thể chất.

Hiện nay, với xu thế mở cửa, hội nhập của thế giới, đời sống xã hội, GD

đang phải đối mặt và giải quyết những vấn đề có tính bức thiết và đầy thách thức của thời đại như: hoà bình, dân số, môi trường, tệ nạn xã hội, chất lượng cuộc sống, Đe GD thế hệ trẻ thành những con người mới có khả năng và bản lĩnh thích ứng cao với những biến động của xã hội hiện đại, GD trong nhà trường hiện nay đã

được bố sung những nội dung mới cho phù hợp, cần thiết như: GD môi trường, GD dân số, GD giới tính, GD phòng chống ma tuý, GD giá trị và GD quốc tế.

22

Trang 23

Đặc biệt trong nhũng năm gân đây, nội dung GDKNXH đã được Bộ GD&ĐT

triển khai ở tất cả các cấp học phổ thông.

1.2.2.2 Giảo dục kỹ năng xã hội

Xuất phát từ nội hàm của khái niệm KNXH, cũng như cách hiều về khái

niệm GD theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau ở các cấp độ, chúng ta có thế hiểu:

GDKNXH là quá trinh tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm giúp người học có

kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối

quan hệ xã hội, như quan hệ giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với mọi người

xung quanh và cá nhân với chính bản thân mình, giúp cho nhân cách của người học

phát triển đúng đắn và thích ứng có hiệu quả với môi trường sống.GDKNXH nhằm

tổ chức, điều khiển để HS biết cách chuyển dịch kiến thức và thái độ, giá trị (HS

suy nghĩ, cảm thấy tin tưởng được) thành hành động thực tế một cách tích cực và

mang tính xây dựng

Ngày nay, GDKNXH trong nhà trường là một bộ phận không thể thiếu của

quá trình GD tổng thể có quan hệ biện chứng với các quá trinh bộ phận khác như

GD trí tuệ, GD thẩm mỹ, GD thể chất, GD đạo đức, GD lao động

Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình, xã hội hiện đại có sự thay đồi toàn diện về

kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề

mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương

đầu.Hoặc có những vấn đề đã gặp trước đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và

đầy thách thức như trong xã hội hiện đại, nên con người dễ hành động theo cảm tính

và không tránh khỏi rủi ro

KNXH giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức "‘cái chủng ta biết” và thái độ,

giá trị “cái chúng ta nghĩ, căm thấy, tin tưởng ” thành hành động thực tế “làm gì và

làm cách nào ” là tích cực nhất và mang tính xây dựng

GDKNXH có mục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của người học từ thói

quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực chuyến thành những

hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả đê nâng cao chất lượng cuộc

sống cá nhân và góp phần phát triển bền vừng cho xã hội

Từ những vấn đề phân tích ở trên, chúng ta có thể thống nhất với kết luận:

23

Trang 24

“giáo dục kỹ xã hội là hình thành cách sông tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đôi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp ”

1.2.3. Quản lỷ, Quản giáo dục,Quản lý giáo dục kỹ năngxã hội

1.2.3.1 Quảnlỷ

Có nhiều quan điểm và nhiều khái niệm “quản lý” được định nghĩa khác

nhau trên cơ sở của những cách tiếp cận khác nhau.Quản lý được xem như là một quá trình tác động có ý thức của nhà QL, là một hoạt động có mục đích, một sự điều khiến, một sự phối hợp thậm chí là một nghệ thuật dùng người của nhà quản lý.

Những định nghĩa tuy khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ tiếp cận, nhưng

đều đề cập đến bản chất chung cùa khái niệm QL đó là:

+ QL là một hoạt động mang tính tất yếu của xã hội

+ QL bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định+ QL là sự tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể ỌL

+ QL vừa là khoa học vừa là một nghệ thuật

+ QL là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan

QL được nêu dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng đều thống nhất ở một điểm chung QL là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể QL đến đối tượng bị QL trong tố chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định;

ỌL được xem như là kết quả tất yếu của sự chuyển dịch nhiều quá trình lao động riêng lẻ thành quá trình lao động xã hội gắn bó chặt chẽ với nhau

Từ những ý chung của các định nghĩa và xét QL với tư cách là một hành động, chúng tôi thống nhất và sử dụng định nghĩa của tác giả Bùi Minh Hiền làm

công cụ nghiên cứu là:

“Quản lý là sự tác động có tố chức, có hướng đích của chủ thê quản lý tới đối tượng quản lỷ nhằm đạt được mục tiêu đề ra”

1.2.3.2 Quản lỷ giáo dục

ỌLGD tồn tại song hành với nhau, với tư cách là hệ lớn, phức tạp, hệ thống

GD cần có sự QL một cách khoa học.Theo tác giả Trần Kiểm, QLGD có hai cấp độ: cấp vĩ mô (QL hệ thống GD) và cấp vi mô (ỌL nhà trường)

24

Trang 25

- Đôi với câp vĩ mô (câp quản lý nhà nước): “Quản lỷ giảo dục là sự tác động

liên tục, có tô chức, có hướng đích của chủ thê quản lí lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính vượt trộỉ/tỉnh trồi của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu cảc tiềm năng, các cơ hội của hệ thong nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất rong điều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến động ”

- Đối với cấp độ vi mô (quản lý nhà trường): “Quản lý giáo dục được hiếu là

hệ thống những tác động tự giác (có ỷ thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lỷ đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực

hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường”

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng định nghĩa về QLGD của tác giả Trần

Kiếm làm cơ sở cho việc nghiên cứu.Khái niệm QLGD ở đây được hiểu là QLGD ở

cấp vỉ mô — quản lý nhà trường

ờ đây chúng ta cần hiểu rõ các yếu tố của QLGD, đó là: chủ thể QL, phương

pháp ỌL, công cụ QL, đối tượng bị QL (nói tắt là đối tượng QL), khách thể QL và

mục tiêu ỌL.Các yếu tố này tạo thành sơ đồ 1 1 sau:

Sưđô 1.1. Các yêu tôquản giáodục

Trong đó:

- Chủ thể QLGD: là một cá nhân (Hiệu trưởng) hoặc một tập thể (Ban giám

hiệu, viết tắt BgH)

- Đối tượng QLGD: tập thể GV, nhân viên; tập thể HS; các hoạt động GD;

ngân sách, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - giáo dục; các quan hệ GD; hoạt động

QL của chủ thể QL (tự QL)

25

Trang 26

- Mục tiêu ỌLGD: là cái đích phải đạt tới của quá trình QL

- Khách thể QLGD: là những chù thể nằm ngoài hệ thống GD hoặc cơ sở

GD, ví dụ Hội CMHS, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ

1.2.3.3 Quản lỷ giáo dục kỹ năng xã hội

Xét về mặt bản chất: QL GDKNXH là quá trình tác động có mục đích, có tổ

chức của chủ thể QL tới các thành tố tham gia vào quá trình GDKNXH cho HS

nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDKNXH đã đề ra

Xét ở mức độ cụ thể trong nhà trường: QL GDKNXH là quá trình tác động

có tổ chức, có hướng đích của chú thể QL đến tập thể CBGV, nhân viên, HS,

CMHS và các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để việc GDKNXH cho học

sinh đạt hiệu quả GD cao nhất

Nghĩa là, quản lý GD KNXH là quá trình chủ thể QL (hiệu trưởng và bộ máy

giúp việc của hiệu trưởng) xác định mục tiêu, nội dung, xây dựng kế hoạch, vạch ra

những phương hướng, tìm các biện pháp, huy động các nguồn lực, triển khai thực

hiện, đôn đốc, giám sát, điều chỉnh và đưa ra những quyết định sáng suốt, kịp thời

nhàm thực hiện được các mục tiêu về việc GDKNXH cho HS.ỌL GDKNXH của

hiệu trưởng nhà trường thực chất là QL về mục tiêu GD, là QL về kế hoạch, đội

ngũ, nguồn lực, điều kiện, công tác kiếm tra, đánh giá, công tác phối hợp các lực

lượng GD trong việc thực hiện GDKNXH cho HS

Quản lý giáo dục kỹ năng xã hội trong trường tiểu học lớp 1, 2 cũng không

tách rời các chức năng của quản lý, quản lý nhà trường và quản lý giáo dục.Nó là

một hoạt động nhằm tiến hành khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn

lực, các tác động của nhà quản lý, cùa tập thể sư phạm, của các lực lượng giáo dục

trong và ngoài nhà trường theo kế hoạch chù động và chương trinh giáo dục nhằm

thay đổi nhận thức hay tạo ra hiệu quả giáo dục cần thiết.

Như vậy có thể hiểu: Quản lý giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh là hoạt

động có mục đích, cỏ kế hoạch của hiệu trưởng nhằm tác động tới quá trình giáo dục KNXH cho học sinh và các lực lượng tham gia vào quá trình đó, đặc biệt là giáo viên và học sinh và mối quan hệ qua lại giữa họ để vận hành có hiệu quả mối

quan hệ tương tảc giữa các thành tố cấu trúc trong quả trình giáo dục KNXH cho

26

Trang 27

học sinh, hướng tới giúp người học hình thành hành vì thỏi quen phù hợp hoặc thay đôi hành vi thói quen theo hướng tích cực đê sống an toàn, khỏe mạnh, thành công,

nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp học sinh sổng thành công, hiệu

quả trong cuộc sống tương lai.Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho học

sinh được tiến hành với những chức năng cụ thể: lập kế hoạch giáo dục, tổ chức

thực hiện, chi đạo thực hiện nội dung, chương trình và kiểm tra, đánh giá kết quả

giáo dục kỹ năng xà hội cho học sinh trong nhà trường.Quản lý hoạt động giáo dục

kỳ nàng xã hội cho học sinh được tiến hành trong mối quan hệ mật thiết với quản lý

giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt

động giáo dục khác

Tóm lại, quản lý GD KNXH cho HS là hoạt động điều hành công tác GD

KNXH giúp các em HS khả năng hoàn thành các nhiệm vụ trong các hoạt động tương tác với người khác trong môi trường sống hàng ngày

1.2.3.4 Quản lỷ giảo dục kỹ năng xã hội cho học sinh thông qua dạy học củc môn học theo hướng trải nghiệm

Trải nghiệm là quá trình hoặc cảm nhận của một người khi tương tác với một

sự kiện, một hoạt động, một tình huống cụ thề.Nó bao gồm những cảm xúc, suy

nghĩ, ỷ kiến và nhận thức mà người đó trải qua trong quá trình tương tác.Trải

nghiệm có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực và tình huống khác nhau, bao gồm trải

nghiệm thông qua các giờ học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các choạt động

của chương trình trải nghiệm cho học sinh lớp 1, 2 của chương trình giáo dục phổ

thông 2018.Trải nghiệm không chỉ liên quan đến những gì học sinh trải qua về mặt

cảm giác và nhận thức, mà còn đến cách học sinh hiểu, đánh giá và tạo nên ý nghĩa

từ những trải nghiệm đó.Nó có thể bao gồm cảm nhận về sự hài lòng, thỏa mãn,

hứng thú, cảm động, cảm kích, hay cả những cảm xúc và cuối cùng là hình thành

được nững phấm chất, nàng lực cho học sinh.Trải nghiệm có thế là một quá trình

phức tạp, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như kỹ thuật, thiết kế, tương tác, môi trường,

mong đợi, và kỳ vọng của mỗi người

Từ khái niệm Quản lý giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh, có thế hiểu

27

Trang 28

quản lý giáo dục kỹ năng xà hội cho học sinh thông qua dạy học các môn học là quá

trình xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng xã hội cho học

sinh thông qua các hoạt động dạy học các môn học của chuông trình giáo dục lóp

1,2 theo chương trình giáo dục cấp tiểu học.Đồng thời việc tổ chức các hoạt động

giáo dục kỹ năng xà hội trên phải được thực hiện trên cơ sở học sinh phải được

tương tác, thực hành trong thực tiễn cuộc sống.Thông qua đó học sinh hình thành

được những kỹ năng xã hội phù họp

Từ những khái niệm và phân tích trên, khái niệm quản lý giáo dục kỹ năng

dạy học cho học sinh lớp 1,2 thông qua các môn học theo hướng trải nghiệm là:

hoạt động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng nhằm tác động tới quá trình giáo dục KNXH cho học sinh và các lực lượng tham gia vào quá trình đỏ thông qua dạy học các môn học của chương trình giáo dục tiểu học, đặc biệt là giáo viên và học sinh và mối quan hệ qua lại và phải được trải nghiệm qua các hoạt động giáo dục, dạy học của các môn học, trải nghiệm tròn các hoạt động hàng ngày diễn ra ở

trong và goal nhà trường nhằm hình thành cho học sinh hành vỉ thói quen phù họp hoặc thay đổi hành vi thói quen theo hướng tích cực đê sống an toàn, khỏe mạnh, thành công, hiệu quả

13.1. Mục tiêu giáodục kỹ nấngxã hội

Mục tiêu GD của Việt Nam cũng đang dần hướng tới mục tiêu GD của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung

sống.GDKNXH cho HS trong trường phổ thông nhằm các mục tiêu sau:

- Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp thông qua các hoạt động giáo dục của các môn học và theo hướng trải nghiệm đồng thời kết họp với các hoạt động của chương trinh trải nghiệm dành cho lớp 1,2.Trên cơ sở

đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng

- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức

28

Trang 29

1.3.2 Nội dung,chương trình giáo dục kỹnăngxã hội

KNXH vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xà hội.Cũng như sự đa dạng

trong quan niệm về KNXH, đã có nhiều cách phân loại KNXH dựa vào nhừng tiêu

chí khác nhau:

- Cách phân loại dựa vào lĩnh vực sức khỏe (WHO) đã chia KNXH gồm 3 nhóm chính: nhóm kỹ năng nhận thức; nhóm kỹ năng đương đầu với cảm xúc;

nhóm kỹ năng xã hội

- Cách phân loại của UNESCO thì 3 nhóm kỹ năng (theo cách phân loại của

hiện trong những vấn đề cụ thể khác nhau trong đời sống xã hội như: vệ sinh, sức

khỏe, dinh dưỡng; các vấn đề về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản; ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS; phòng tránh rượu, thuốc lá, ma túy; ngăn ngừa

thiên tai, bạo lực, rủi ro

- Cách phân loại của Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên họp quốc (UNICEF) đã chia KNXH theo các mối quan hệ sau: Những kỹ nàng nhận biết và sống với chính mình; những kỹ năng nhận biết và sống với người khác; các kĩ năng ra quyết định

của môn Tự nhiên Xa hội và các hoạt động trải nghiệm Qua kết của của các chương trình, dự án đã và đang triến khai tại Việt Nam về việc GD KNXH cho HS; căn cứ vào mục tiêu và các yếu tố ảnh hưởng đến KNXH và việc GD KNXH cho

HS tiểu học lóp 1, 2, căn cứ vào nội dung của chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây

29

Trang 30

dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phô thông giai đoạn 2008-2013 và căn cứ vào tình hình thực tế, tác giả đề xuất những KNXH có thể GD

cho HS trong các trường tiểu học lớp 1, 2 là:

a Những KNXH cơ bản, cốt lõi: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá

trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng hợp tác, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải

quyết vấn đề, kỹ năng kiên định và từ chối, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng tìm kiếm

sự giúp đờ.

chống bạo lực học đường, kỹ năng học tập, kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp, kỹ năng

phòng tránh thuốc lá, kỹ năng phòng tránh các tệ nạn xã hội, kỹ năng bảo vệ sức

khỏe - phòng tránh các tai nạn, kỹ năng phòng tránh HIV/AĨDS, kỹ năng phòng

tránh lạm dụng Facebook Nhóm những kỹ năng xà hội thuộc nhóm này có thể lồng

ghép vào nooijdung các môn học như: Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm, môn Đạo

Đức và các chuyên đề xã hội của môn Tự nhiên xã hội.

1.3.3. Phương pháp và hình thức tổ chức giáodục kĩ năngxã hội

Hiện nay, việc giáo dục KNXH cho học sinh trong nhà trường phổ thông được

thực hiện thông qua các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không

phải là lồng ghép, tích họp thêm KNXH vào nội dung các môn học và hoạt động giáo

dục; mà theo cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học

tích cực đê tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm KNXH trong quá trình học tập Với cách tiếp cận này, sẽ không làm nặng nề, quá tải thêm

nội dung các môn học và hoạt động GD; mà ngược lại, còn làm cho các giờ học và

hoạt động GD trở nên nhẹ nhàng, thiết thực và bố ích hơn đối với HS

Mặt khác, KNXH còn được tiếp cận qua bốn trụ cột của GD thế kỉ XXI do

UNESCO đề xướng “Học đê biết, học đê làm, học đê chung sống với mọi người,

học đề tự khẳng định mình ”.Bốn trụ cột này chính là cách tiếp cận KNXH dựa trên

sự kết hợp giữa khả năng tâm lý xà hội (Học để biết, học để chung sống với mọi

người, học đề tự khẳng định mình) với các kỹ năng thực hành, kỹ năng tâm vận

động (học để làm)

30

Trang 31

Phương pháp GDKNXH cho HS tiểu học lớp 1, 2, về cơ bản có thể sử dụng

các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chù động, sáng tạo cùa HS.CÓ thể

điểm qua một số phương pháp dạy học tích cực sau: phương pháp thảo luận nhóm,

phương pháp nghiên cứu tinh huống, phương pháp giải quyết vần đề, phương pháp

đóng vai, phương pháp động não và thông qua hoạt động trải nghiệm

Giáo dục kỹ năng xã hội thông qua giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học

trong nhà trường (trong đó đặc biệt chú ý các môn học có tiềm năng như môn: giáo

dục công dân, Tự nhiên - Xã hội, Tiếng Việt )

Giáo dục kỹ nãng xà hội thông qua các hoạt động trải nghiệm (cụ thế: Thông

qua chương trình HĐ trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông

2018).Thông qua hoạt động ngoại khóa các bộ môn văn hóa.Thông qua các tiết

chào cờ đầu tuần.Thông qua các tiết sinh hoạt lớp, các hoạt động văn hóa văn nghệ,

thể dục thể thao.Thông qua các hoạt động xà hội, giao lưu kết nghĩa, tham

quan.Thông qua các hoạt động lao động, giáo dục hướng nghiệp

Giáo dục kỹ năng xã hội thông qua con đường tự tu dưỡng hay còn gọi là tự

giáo dục

Các con đường GD không phải là riêng rẽ, tách rời mà là một hệ thống gắn

bó với nhau, chúng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu GD.Phối họp các

con đường GD chính là nguyên tắc GD phức họp và cũng là nghệ thuật GD

1.3.4 Kiểmtra, đánh giá và giámsát giáo dục kỹ năngxã hội

UNESCO khu vực kì vọng sẽ đưa ra những chỉ dẫn đo đạc, đánh giá và xây

dựng các công cụ kiềm tra, đánh giá về kết quả GDKNXH sống trên cơ sờ nghiên cúu

và có thử nghiệm trong giai đoạn 2 của dự án khu vực nghiên cứu về GDKNXH.

Quan điểm chung về vấn đề này là: Kết quả học KNXH thể hiện ở điều chương

trinh KNXH có đạt được mục tiêu tác động đến hành vi người học hay không?

Xuất phát từ quan điểm bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI là một cách tiếp

cận kỹ năng xã hội trong giáo dục UNESCO đã gợi ý nội dung đánh giá kĩ năng

sống về từng vấn đề theo bốn trụ cột bao gồm những ỷ cơ bản là: Học để biết, Học

đề tự khẳng định mình, Học để chung sống với người khác và Học để làm.

Ngoài ra việc đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng xã hội có thể thông qua các

31

Trang 32

nội dung đánh giá của các môn học đặc biệt là các môn Tiêng Việt, Hoạt động trải nghiệm, môn Đạo Đức và các chuyên đề xã hội cùa môn Tự nhiên xã hội.

1.3.5 Môi trường giáo dục kỹ năngxã hội

Dưới góc độ giáo dục, gia đình, xã hội không chỉ là lực lượng tham gia vào quá trình giáo dcụ mà còn là môi trường giáo dục quan trọng.Trong lĩnh vực GDKNXH cho HS tiều học lớp 1, 2, môi trường gia đình và môi trường xã hội có thề tác động theo hướng tích cực hoặc không tích cực đối với quá trình hình thành và phát triển

KNXH của HS.Do KNXH thuộc phạm trù năng lực nên sự trải nghiệm có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển KNXH Gia đình và xã hội chính là môi trường nới xác lập các tình huống diễn ra sự trải nghiệm của học sinh

1.3.6.Các điều kiện về cơ sở vật • •chất JT •phụcvụ giáo• % dục kỹ nàngxã hội

Để chương trình GDKNXH ở trường tiểu học lớp 1, 2 đạt hiệu quả mong muốn, người hiệu trưởng cần quản lý tốt các điều kiện trang thiết bị cho hoạt động

về tài liệu: Sách hướng dẫn là cẩm nang dành cho BgH, GVCN, cán bộ Đoàn, Hội trong thư viện nhà trường cần phải có đầy đủ các loại sách tham khảo, bố trợ cho các môn học, các tài liệu tập huấn, các băng đĩa về GDKNXH cho học

sinh đế GV lựa chọn các nội dung cho các hoạt động

về trang thiết bị: Cũng như trong dạy học các môn, GDKNXH cũng rất cần có csvc, kỹ thuật để hoạt động đạt được hiệu quả mong muốn Điều kiện tố chức,

phương tiện sẽ làm tăng tính hấp dẫn và hiệu quả của hoạt động

Việc đầu tư kinh phí cho hoạt động cũng là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động.Vì vậy người hiệu trường cần có sự quan tâm đúng

mức về các điều kiện csvc cũng như kinh phí thì hoạt động GDKNXH mới đạt

hiệu quả theo mục tiêu đã xác định

Hiệu trường là người đại diện cho nhà trường, chịu trách nhiệm trước ngành GD và nhà nước về toàn bộ hoạt động trong trường; là người nắm được các thông tin QL, có quyết định kịp thời về công tác QL nhà trường.Hiệu trưởng là nhà sư

phạm mẫu mực, là người nghiên cứu khoa học, là nhà hoạt động xã hội, là người tố

chức hoạt động thực tiễn

32

Trang 33

Vỉ vậy, Hiệu trưởng cần có kỹ năng lý luận, xây dưng kế hoạch, để tổ chức công việc, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, phát huy nội lực của tập thể, kiểm tra đánh giá việc giảng dạy, GD của GV và việc học tập - rèn luyện của HS; đồng thời QL các nguồn lực trong hoạt động dạy học và GD

Hiệu trưởng QL GDKNXH cho HS trong trường tiểu học lớp 1, 2 là hệ thống các tác động có mục đích tới CBQL, GV, NV và HS nhằm tổ chức quá trinh

GDKNXH đạt được mục tiêu và kế hoạch của nhà trường đề ra.Nội dung Hiệu trưởng QL GDKNXH cho HS ở trường tiểu học lớp 1, 2 được tác giả trình bày trong đề tài, theo cách tiếp cận nội dung quản lý, gồm các nội dung quản lý sau:

1.4.1 Quản lỷMụctiêu giáodục giáo dục kỹ năng xãhội

Quản lý Mục tiêu là nội dung QL quan trọng hàng đầu trong các nội dung

QL.NÓ đảm bảo cho hoạt động QL đi đúng hướng và có hiệu quả.Theo đó quản lý mục tiêu GD KNXH cho HS giúp cho công tác quản lý GDKNXH đi đúng hướng, góp phần thực hiện mục tiêu chung của GD.Quản lý mục tiêu của GD KNXH cho HS là làm cho quá trình GDKNXH vận hành một cách đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng GDKNXH (nói riêng) và GD toàn diện HS (nói chung).Quá trình

này bao gồm:

- về nhận thức: giúp các lực lượng GD có được nhận thức đúng đắn về tầm

quan trọng của công tác GD KNXH cho HS trong xà hội hiện nay

- về thái độ, tình cảm: giúp mọi người có thái độ đúng và điều chỉnh hành vi của bản thân, biết úng phó trước những tinh huống căng thẳng trong cuộc sống

- về hành vi: Hướng mọi người tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể,

hoạt động xã hội và tích cực tham gia quản lý GD KNXH cho HSQuản lý mục tiêu về GD KNXH cho HS bao gồm:

- Quản lý mục chung về GDKNXH cho HS thông qua các các môn học;

- Quản lý mục tiêu dạy học lồng ghép nội dung GDKNXH trong các môn học

theo hướng trải nghiệm;

- Quản lý mục tiêu dạy học KNXH như môn học độc lập (Dạy theo chủ đề),

theo nội dung của chương trinh trải nghiệm dành cho học sinh lóp 1,2

- Quản lý mục tiêu GDKNXH trong tất cả các hoạt động trải nghiệm khác ở trong, ngoài giờ lên lóp và các hoạt động trong đời sống thực tiễn

33

Trang 34

1.4.2 Quản lý Chương trình,nộidung giáo dụckỹnăngxã hội

Quản lý chương trình, nội dung GD KNXH cho HS là xác định, xây dựng và quản lý các loại kế hoạch, chương trình, GD KNXH cho HS và phân tích mối quan hệ giữa hệ thống KNXH và mục tiêu GD KNXH cho HS, từ đó xác định hệ thống các KNXH cần thực hiện trong các hoạt động dạy học các môn học của chương trình gioá dục cấp tiểu học, GD ở nhà trường

Yêu cầu của việc QL nội dung, chương trình GD KNXH cho HS là nhà QL cần lựa chọn KNXH đế đưa vào chương trình theo nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, tính khoa học, tính thực tiến và tính họp lý và phù hợp với nội dung của các môn học.Các

KNXH được chọn phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuôi, đáp ứng mục tiêu hình thành năng lực hành động thích ứng và làm chủ cuộc sống cho HS, làm cho HS hứng thú và cảm thấy bổ ích, có thể ứng dụng trong thực tế cuộc sống.QL nội dung, chương trình GD KNXH cho HS bao gồm:

- Quản lý nội dung, chương trình GD KNXH trong dạy học các môn;

- Quản lý nội dung, chương trình dạy học KNXH như một môn học;

- Quản lý nội dung, chương trình GDKNXH theo chủ đề và theo các nội

dung của chương trình trải nghiệm dành cho học sinh lớp 1,2.

- Quản lý nội dung, chương trình GDKNXH trong các hoạt động trải nghiệm.Đe thực hiện tốt việc QL nội dung, chương trình GD KNXH cho HS, các CBQL cần nắm vừng nội dung, chương trình GDKNXH cho HS, phổ biến và tổ chức cho GV, NV và các đối tượng liên quan tham gia nghiên cứu, trao đối nội dung, chương trình; tồ chức hướng dẫn và chỉ đạo việc xây dựng các loại kế hoạch

cho từng nội dung, chương trình cụ thể; chỉ đạo việc thực hiện nội dung, chương trình, kiếm tra đánh giá việc thực hiện nội dung, chương trình GDKNXH.

1.4.3.Quản lýphương pháp vàhìnhthức tổ chức giáodục KNXH

Quản lý hình thức và phương pháp GD KNXH cho HS là phân tích bản chất của các hình thức và phương pháp giáo dục trong mối quan hệ với mục tiêu, nội

dung của GD KNXH cho HS, từ đó xác định những hình thức và phương pháp giáo dục hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu cho HS bao gồm:

- Quản lý các hình thức và phương pháp dạy học KNXH như môn học độc lập và dạy học lồng ghép nội dung GD KNXH vào các môn học theo hướng trải nghiệm;

34

Trang 35

- Quản lý các hinh thức và phương pháp lông ghép nội dung GD KNXH vào

các tiết sinh hoạt chũ nhiệm;

- Quản lý các hình thức và phương pháp lồng ghép nội dung GD KNXH vào các

hoạt động văn, thể, mỹ và lao động cũng như các sinh hoạt hàng ngày của HS ở trường;

- Quản lý các hình thức và phương pháp GD KNXH do CM HS thực hiện

Đe thực hiện tốt nội dung này, trước hết nhà quản lý cần quán triệt cho nhà

giáo dục nghiên cứu và áp dụng các hỉnh thức và phương pháp giáo dục tiên tiến,

phân tích và lựa chọn các hình thức và phương pháp giáo dục hiệu quả theo hướng

phát huy tính tích cực học tập của HS.Nhà quản lý cần khuyến khích các LLGD ứng

dụng các thành tựu công nghệ thông tin trong việc tổ chức GD KNXH, chú trọng

các hình thức và phương pháp thực hành trong công tác GD KNXH cho HS, đảm

bảo sự phù hợp với mục tiêu, nôi dung, điều kiện và hoàn cảnh cụ thế của nhà

trường và cùa cha mẹ HS.Ngoài ra, cần cung cấp cho GV, NV và CMHS các tài

liệu, sách hướng dẫn về GDKNXH để họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.Quan

trọng hơn, nhà quản lý cần tồ chức, chỉ đạo và hướng dẫn, bồi dưỡng cho GV và

CMHS biết vận dụng những phương pháp GD tích cực để GD học sinh biết vận

dụng linh hoạt nhiều hình thức GD hiệu quả trong công tác GD của mình; khuyến

khích nhà GD phát huy tính tích cực, sáng tạo trong việc thực hiện các hình thức và

phương pháp GD KNXH cho HS

Quản lý việc chỉ đạo GD KNXH cho HS thông qua các môn học: Với

phương châm “dạy chữ để dạy người”, thông qua các môn trong chương trình

tiểu học lớp 1, 2, nhất là các môn học có tiềm năng trong việc GD KNXH cho

HS như: giáo dục công dân, Tiếng Việt, Tự nhiên - Xã hội mỗi GV phải quan

tâm đến việc GD những KNXH phù hợp trong từng bài học thông qua kiến thức

bộ môn và việc đổi mới các phương pháp dạy học tích cực, chủ động, sáng

tạo.Mỗi giờ dạy trên lớp không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức khoa học

cho HS mà còn rèn luyện các thao tác, kỹ năng học tập, ứng xử, giao tiếp, GD

các em những hành vi, cử chỉ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan đúng

đắn.Tuy nhiên người Hiệu trưởng cũng cần lưu ý GV tránh lối GD KNXH một

cách đơn điệu, lý thuyết sáo rỗng, gượng ép Bởi làm như vậy sẽ kém hiệu quả,

35

Trang 36

mất tác dụng GD vì bản thân KNXH là khả năng ứng xử một cách linh hoạt, phù

hợp với điều kiện cụ thể trong môi trường cụ thể

Đe GD KNXH thông qua các môn học theo hướng trải nghiệm đạt hiệu quả,

Hiệu trưởng cần chỉ đạo các tổ bộ môn xác định những “địa chỉ” có thể GD KNXH

cho HS trong mỗi bài học, môn học phù hợp; chỉ đạo việc đối mới phương pháp dạy

học một cách tích cực, hiệu quả; đồng thời tồ chức các hoạt động trải nghiệm bộ

môn để thông qua đó GD KNXH cho HS

Quản lý tổ chức các HĐ trải nghiệm để GD KNXH cho HS: Trong trường

tiểu học lớp 1, 2, ngoài hoạt động dạy học còn có rất nhiều các HĐ GDNgLL khác

như: chương trình HĐ GDNgLL do Bộ GD&ĐT quy định mỗi tháng 2 tiết với các

chủ điểm tương ứng; các hoạt động ngoại khóa; các hoạt động văn hóa văn nghệ,

thể dục thể thao; hoạt động lao động; các sinh hoạt tập thể, vui chơi lành mạnh là

những hoạt động có nhiều thuận lợi thu hút sự tham gia của HS.Thông qua các hoạt

động này GD tư tưởng, nhận thức, thái độ và rèn luyện cho HS các KNXH trong

thực tế; qua đó hình thành những thói quen và hành vi tốt trong mỗi học sinh.Vì

vậy, người Hiệu trưởng cần QL tốt việc tổ chức các HĐGDNgLL phong phú về nội

dung, đa dạng về hình thức, phù hợp với đối tượng và điều kiện của nhà trường để

việc GDKNXH cho HS đạt hiệu quả như mong mưốn

1.4.4 Quản lỷ kiềm tra, đánhgiá và giámsát giáo dụckĩ năngxã hội

Bất kì hoạt động GD nào, khi tổ chức hoạt động thì Hiệu trưởng phải tố chức

kiềm tra đề đánh giá chất lượng, hiệu quả GD, từ đó rút kinh nghiệm và điều chỉnh

tổ chức hoạt động nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả cao hơn

Việc đánh giá HS qua GD KNXH sẽ góp phần đánh giá chất lượng nói

chung, đặc biệt là hạnh kiểm.HS nhìn thấy rõ hơn mặt mạnh, mặt yếu của bản thân

để từ đó vươn lên.Đối với GV, kết quả đánh giá phản ánh sự trưởng thành của HS

và giúp GV tự đánh giá khả năng GD của minh, giúp họ tự rèn luyện năng lực, kỹ

năng nghiệp vụ về GD KNXH để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Đối với cấp

QL, việc đánh giá HS qua GD KNXH là kết quả để đánh giá kết quả GD toàn

diện.Đó là cơ sở để nhà QL xây dựng kế hoạch GD phù hợp về mục tiêu, nội dung,

đội ngũ, phương pháp và hình thức tổ chức GD

36

Trang 37

Đe việc đánh giá đạt được mục tiêu đề ra, cần phải bám sát vào những nội

dung đánh giá, các mức đánh giá, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân

theo một quy trình đánh giá khoa học

Để thực hiện công tác kiểm tra đánh giá giám sát GD KNXH, người lãnh đạo

cần xây dựng kế hoạch cụ thể từ đầu năm hoạch theo từng giai đoạn và chương

trình cụ thể.Đồng thời xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể cho các nội dung kiểm tra

Tố chức kiểm tra đánh giá một cách chặt chẽ và khách quan để đảm bảo mục

tiêu đánh giá và đánh được một cách chính xác nhất đế từ đó có sự điều chỉnh trong

hoạt động để đạt được mục tiêu của chương trình đã đề ra.Kiểm tra đánh giá là một

qui trình thống nhát, chính xác, cần công khai và dân chủ.Bên cạnh đó, kiểm tra

đánh giá còn phải đảm bảo các tiêu chí như đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo độ tin

cậy, đảm bảo tính khả thi, đảm bảo yêu cầu phân hóa và đảm bảo hiệu quả cao

Kiểm tả đánh giá đế tác động đến hành vi, nâng cao tinh thần, trách nhiệm; từ đó động viên khích lệ tính sáng tạo của học sinh nhằm đưa đạt đến mục tiêu đã định.Để việc đánh giá đạt được mục tiêu đề ra, cần phải bám sát nội dung đánh giá,

mức độ đánh giá, các hình thức đánh giá sao cho phù họp và tuân theo một qui trình đánh giá khoa học và chặt chẽ

Giáo dục KNXH thông qua các môn học theo hướng trải nghiệm tất đa

dạng và phong phú, không có chuẩn chung cho từng kỹ năng.Chính vì thế để kiếm tra GDKNXH phải căn cứ vào mục đích yêu cầu của mỗi hoạt động đề xây dựng chuẩn đánh giá cho hoạt động đó, làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.Khi đã xây dựng xong tiêu chí đánh giá, cần phổ biến tới toàn thể giáo viên, học sinh để phấn đấu theo tiêu chí và để tự đánh giá.Kiểm tra để điều chỉnh hoạt động tiếp theo, vi vậy càn chú trọng khâu đánh giá rút kinh

nghiệm sau mỗi hoạt động

Các tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục KNXH cho học sinh qua các mặt: Thái độ tham gia hoạt động GD KNXH; Nhận thức của GV và HS về GD KNXH; Kể hoạch GD KNXH; Tổ chức GD KNXH; Kết quả giáo dục NXH HS đạt được

1.4.5.Quản lýmôi trường giáo dục kỹ năng xã hộiphù hợp

Việc GD KNXH cho HS không chỉ có nhà trường và gia đình mà phải là sự

37

Trang 38

kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Mỗi lực lượng GD đều có thế mạnh riêng, vì vậy phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để GD KNXH cho

HS chính là thực hiện xà hội hóa GD, tạo môi trường để GD HS.

Ngày 12/2/1959, khi nói chuyện về nhiệm vụ GD, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

đánh giá vai trò, ý nghĩa công tác phối hợp như sau: “Neu nhà trường dạy tốt mà

gia đình ngược lại, sẽ có ảnh hưởng không tot đến trẻ và kết quả cũng không tốt Cho nên, muốn giáo dục cảc cháu thành người tốt, nhà trường, gia đình, đoàn thê xã hội phải kết họp chặt chẽ với nhau”.

Việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường đế xây dựng môi

trường GD KNXH cho học sinh là một hoạt động mang ý nghĩa xã hội rõ nét Nó nâng cao hiệu quả cho công tác GD KNXH cho học sinh vì mỗi lực lượng giáo dục đều có một thế mạnh riêng từ đó giúp tạo ra một môi trường hoàn diện nhất cho học

sinh trong công tác GD KNXH.

Quản lý việc xây dựng môi trường GD KNXH phù họp cần chú ý đến yểu tố nhanh nhạy nắm bắt thông tin phong phú hàng ngày, coi đó là việc phải làm của toàn xã hội, các lực lượng giáo dục cần có ỷ thức và trách nhiệm trong việc góp phần trong

công tác giáo dục thế hệ trẻ Đe làm việc được này, BGH nhà trường cần quản lý xây dựng một phương hướng chỉ đạo theo một kế hoạch cụ thể, thống nhát cả về nội dung và phương thức tổ chức, phối hợp một các linh hoạt để phát huy tối đa tiềm năng của các lực lượng giáo dục xây dựng môi trường giáo dục KNXH hiệu quả nhất.

1.4.6.Quản lý cácđiềukiệnvề cơ sở vật chất phụcvụ GD kỹ năng xã hội

Giáo dục KNXH cho HS diễn ra trong những điều kiện kinh tế, xà hội cụ thể

và chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý, nhà quản lý cần phải phân tích và đánh giá tác động của điều kiện khách quan và chủ quan đến chất lượng GD KNXH Quản lỷ

các điều kiện GD KNXH sống cho học sinh bao gồm:

- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học: thống kê số lượng và chất lượng các cồng trình csvc, phân bố sử dụng hiệu quả các điều kiện

hiện có của nhà trường, hướng dẫn CBQL, GV, NV và HS sử dụng hiệu quả phòng học, phòng chức năng, các thiết bị GD và đồ dùng, các công trình của nhà trường.

- Quản lý việc trang bị tài liệu về GD KNXH: sưu tầm và cung cấp cho các

38

Trang 39

LLGD những tài liệu vê GD KNXH, khuyên khích các LLGD và HS tham khảo các nguồn thông tin để không ngừng nâng cao hiểu biết về GDKNXH qua báo chí, truyền hình, thư viện, website

- Quản lý tài chính về thực hiện GD KNXH cho HS: tiền lương của GV, tiền

phục vụ dạy học và GD KNXH, tiền tập huấn và bồi dưỡng, tiền mua sắm thiết bị giáo dục, trang bị csvc, tiền thưởng và các khoản khác; xin kinh phí tổ chức

GDKNXH cho HS.

- Quản lý các nguồn lực cần thiết cho GD KNXH Huy động tối đa các nguồn lực, sự hợp tác của các cá nhân, tổ chức để đầu tư cho GD KNXH cho HS; huy động sự đóng góp từ cha mẹ HS về trí tuệ, công sức, tài chính, thời gian cho

GDKNXH; huy động sự đóng góp từ các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các cơ quan, tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội tại địa phương về trí tuệ, công sức, tài

chính, thời gian cho GDKNXH.

1.5.1. Đặc điểm tãm của họcsinh tiểu học lớp 1, 2

Độ tuổi học sinh tiểu học lóp 1, 2 theo điều lệ nhà trường phổ thông là từ 6-8 tuổi Ở giai đoạn này diễn ra những biến động hết sức mạnh mè và phức tạp từ thể chất đến thế giới tâm hồn của các em

Lứa tuổi HS tiểu học 1, 2 là thời kì quan trọng của sự phát triển thề chất và

nhân cách Những kết quả nghiên cứu sự phát triển tâm sinh lý của HS cho thấy đó

là sự thay đổi cơ bản của các giai đoạn phát triển của trẻ em Cụ thể: Sự phát triển

thể chất diễn ra mạnh mè, học sinh bước đầu nhận thức về giới tính, học sinh

chuyển từ vui chơi là hoạt động chủ đạo sang hoạt động học tập là chủ đạo; Bước

đầu có sự ồn định, cân bằng hơn so với lứa tuổi trước đó trong các hoạt động của hệ

thần kinh (hưng phấn, ức chế) cũng như các mặt phát triển khác về thể chất

Do sự hoàn thiện về cấu tạo và chức nàng của hệ thần kinh trung ương và các

giác quan, sự tích lũy phong phú kiến thức và kinh nghiệm sống, do yêu cầu ngày

càng cao của hoạt động học tập, các hoạt động xã hội mà sự phát triển về mặt tâm lí

của HS tiểu học lớp 1, 2 có nhừng nét mới về chất

39

Trang 40

Đặc điểm nổi bật nhất là sự phát triển Tự ỷ thức HS tiểu học lóp 1, 2 bắt đầu

có nhận thức đuợc những đặc điểm và phẩm chất của minh trong xã hội, trong cộng

đồng Vỉ thế cần GD kỹ năng tự nhận thức để giúp các em nhận thức đúng đắn và

đầy đủ về mình làm cơ sở cho những quyết định đúng đắn

Các em cũng có khả năng tự đánh giá bản thân theo những chuấn mực của xã

hội, đánh giá những điều có ý nghĩa, quan trọng với mình Các em muốn biết mình

là người như thế nào? Bên cạnh sự phát triển của tự ý thức và tự đánh giá, tính tự

trọng của HS tiểu học lóp 1, 2 cũng phát triển mạnh Vì thế rất cần GD kỹ năng tự

xác định giá trị cho HS

Các em cũng rất cần có kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để có thề

giải quyết có hiệu quả các tinh huống phức tạp mà các em gặp phải trong trường

tiểu học khác với trường mầm non

- Hoạt động tư duy của HS tiểu học phát triển mạnh Bước dầu các em đã có

khả năng tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo hơn Tư duy của các em có

có căn cứ hơn Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy

hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính Vì

thế cần GD kỳ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho HS

- Các mối quan hệ giao tiếp của HS tiểu học ngày càng được mở rộng về phạm

vi và đặc biệt được phát triển về mặt chất lượng Tuy nhiên kinh nghiệm và kỹ năng

giao tiếp cùa các em còn hạn chế Nên cần GD kỹ năng giao tiếp để giúp các em

biết giao tiếp hiệu quả với người khác

- Ở lứa tuổi này, đời sống tình cảm, xúc cảm của HS rất phong phú, đa dạng,

đồng thời áp lực trong học tập để đạt được mục tiêu cùng với rất nhiều yếu tố khác

trong đời sống gia đình, các mối quan hệ trong nhà trường và cộng đồng có thể gây

căng thẳng cho các em Nên cần GD kĩ năng ứng phó với cảm xúc, căng thẳng cho

HS tiểu học

- Do thiếu kinh nghiệm và KNXH, do suy nghĩ còn nông cạn nên các em có thế

có những hành vi bạo lực với người khác khi có mâu thuẫn, xung đột Một thực tế

đang tồn tại khá phổ biến các hiện tượng HS giải quyết mâu thuẫn với nhau bằng bạo

lực, thậm chí các em nữ cùng tham gia Vì vậy cần giúp các em thay đối nhận thức,

40

Ngày đăng: 15/06/2024, 16:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w