Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu và thực hiện biện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Tổ chức chuỗi hoạt động dạy học trực tuyến và trực tiếp nhằm phát triển năng học sinh qua đọc hiểu truyện
Trang 1NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT THƯỜNG DÙNG TRONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KẾT HỢP DẠY HỌC TRỰC TUYẾN VÀ TRỰC TIẾP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN “DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN” (THẠCH LAM) TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 (SÁCH KẾT NỐI TRI
THỨC VỚI CUỘC SỐNG)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
Trang 2GV Giáo viên
Trang 31 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
“Cho cái cần câu, dạy cách câu hay cho học sinh (HS) một mớ cá thầy cô đã câu sẵn, thậm chí đã chế biến, nấu thành các món ăn rồi?” (SỔ TAY DẠY HỌC
NGỮ VĂN, TR58) Trăn trở ấy của thầy Đỗ Ngọc Thống thực sự chạm đến mong muốn đổi mới việc dạy học môn Ngữ văn của biết bao giáo viên (GV)!
Từ 2018 đến nay, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS, HS trở thành chủ thể tích cực và năng động trong quá trình học tập Từ những kiến thức, kĩ năng đã học, HS giải quyết được các vấn đề trong học tập và đời sống; qua các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, HS phát huy được tiềm năng và tính chủ động Qua đó, HS phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, có những phẩm chất, năng lực cần thiết để đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của cá nhân, của đất nước và thời đại (BỘ1 , TR5)
Trên tinh thần đó, chương trình môn Ngữ văn được xây dựng theo trục hoạt động đọc - viết - nói – nghe (BỘ 2, TR4); hình thành cho HS cách học, từ phương pháp tiếp cận, phương pháp đọc hiểu đến cách thức tạo lập văn bản và nghe – nói; thực hành và vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau Riêng năng lực đọc, nhất
là đọc văn bản văn học, chương trình 2018 đã chú ý dạy cách đọc để hình thành và phát triển năng lực đọc theo đặc trưng thể loại và kiểu loại văn bản, khả năng tự đọc hiểu, trang bị cho các em công cụ để tiếp tục đọc và học suốt đời ((SỔ TAY DẠY HỌC NGỮ VĂN, TR58)
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động sâu rộng đến công tác giáo dục, giúp nâng cao chất lượng dạy - học Giáo dục đã vượt khỏi khuôn khổ những bức tường lớp học truyền thống để vươn tới không gian “giáo dục suốt đời”, “hướng vào cuộc sống” (THIẾT KẾ DẠY HỌC HỐN HỢP, TR9)
Điều này cho phép GV tổ chức hình thức dạy học linh hoạt, dạy học kết hợp trực tiếp với trực tuyến (đồng thời hoặc không đồng thời) (THIẾT KẾ DẠY HỌC HỐN
HỢP trang13) Vì vậy, Trong quá trình dạy học, tôi đã ứng dụng một số phần mềm CNTT phù hợp với môn Ngữ văn nhằm phát triển năng lực, nâng cao hiệu quả học tập của HS
Đối với GV Ngữ văn, chuyển từ dạy học nội dung sang dạy cách tiếp cận, khám phá văn bản văn học theo đặc trưng thể loại là một thử thách lớn Đặc biệt,
khi dạy truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” của Thạch Lam (văn bản thứ 2 trong phần dạy đọc hiểu văn bản văn bản, thuộc bài 7 – “Quyền năng của người kể chuyện” trong SGK Ngữ văn 10, tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) nhiều GV
đã lúng túng Đây là một “kết cấu vẫy gọi” (Wolfgang Iser) thực sự, “Dưới bóng hoàng lan” là truyện ngắn hay, có cốt truyện đơn giản, giàu sức gợi nhưng để
hướng dẫn HS khám phá văn bản theo đặc trưng thể loại một cách hiệu quả đòi hỏi
GV cần nỗ lực rất nhiều
Trang 4Trước yêu cầu đổi mới của chương trình và thực tiễn dạy học, tôi luôn trăn trở làm sao để nâng cao hứng thú, phát triển năng lực, phẩm chất của HS Trong dạy học nói chung, dạy kĩ năng đọc nói riêng, tôi luôn cố gắng đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các chiến thuật đọc hiểu văn bản văn học, phong phú hóa
hình thức dạy học, nhất là ở những bài hay và khó để “cho HS cần câu, dạy cách câu”, dạy HS cách tự khám phá văn bản văn học Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu
và thực hiện biện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Tổ chức chuỗi hoạt động dạy học trực tuyến và trực tiếp nhằm phát triển năng học sinh qua đọc hiểu truyện ngắn
“Dưới bóng hoàng lan” (Thạch Lam) trong chương trình Ngữ văn 10 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2023-2024
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Xác định thực trạng dạy học truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” trong chương trình Ngữ văn 10 (sách Kết nối tri thức với cuộc sống) hiện nay; đề xuất
biện pháp tổ chức chuỗi hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản này để phát huy năng lực HS
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về biện pháp tổ chức chuỗi hoạt động trực tuyến
và trực tiếp trong dạy đọc hiểu truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” của Thạch Lam
(chương trình Ngữ văn 10, sách Kết nối tri thức với cuộc sống); tính hiệu quả của
đề tài trong việc phát triển năng lực HS, nâng cao chất lượng dạy học
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; Phương pháp điều tra khảo
sát thực tế, thu thập thông tin; Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Về mục đích, yêu cầu của chương trình Ngữ văn 2028: Chương trình
giáo dục phổ thông 2018 nêu rõ: “Chương trình giáo dục phổ thông nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung với những kiến thức, kĩ năng
cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hào đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; (…) thông qua các phương pháp, tổ chức giáo dục, phát huy tính chủ động và tiềm năng của
mỗi học sinh” (BỘ 1, TR3) Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn được
thông qua tháng 12/2018 cũng chỉ rõ: “Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói, nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng chương trình theo định hướng năng lực” (BỘ 2, TR4) Ngoài các phâm chất, chương trình Ngữ văn 2018 còn hướng đến phát triển năng lực cho HS, trong đó có các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; các năng lực riêng: năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học Riêng đối với
Trang 5đọc hiểu văn bản văn học từ lớp 10 đến 12, GV cần hướng dẫn cho HS đọc hiểu nội dung, đọc hiểu hình thức, liên hệ, mở rộng, so sánh, kết nối
- Về tổ chức hình thức dạy học kết hợp trực tuyến và trực tiếp: Chỉ thị số
666/CT-BGDĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của ngành Giáo
dục nêu rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá” Hơn nữa, nhiều nhà giáo dục cho rằng việc ra đời mô
hình dạy học kết hợp đã tạo ra được những “cộng đồng biết khám phá” – là hạt nhân của xã hội học tập trong nền kinh tế tri thức hiện nay, đây sẽ là mô hình dạy
học chủ đạo trong tương lai Mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) là sự
phối hợp giữa dạy học giáp mặt trực tiếp (face-to-face) với các mô hình dạy học trực tuyến (THIẾT KẾ DẠY HỌC HỒN HỢP, TR 13) Mô hình này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động dạy học: tiết kiệm thời gian, kiểm soát quá trình học, nội dung bài học sống động hơn, không phụ thuộc vào thời gian, không gian lớp học trực tiếp, tăng khả năng tương tác giữa GV và HS Chính vì vậy, mỗi GV cần tích cực ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng học liệu dạy học trực tuyến để nâng cao chất lượng dạy học, phát triển phẩm chất, năng lực HS
- Về dạy đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại: Trên cơ sở được cung
cấp tri thức ngữ văn về đặc trưng thể loại, HS phải phân tích và đánh giá được nội dung tư tưởng, cách thể hiện nội dung tư tưởng của một văn bản văn học; nhận biết
và phân tích được một số đặc điểm phong cách của một số tác giả, tác phẩm lớn vận dụng vào việc đọc tác phẩm văn học mới cùng thể loại Cụ thể, đọc hiểu mỗi kiểu văn bản và thể loại có các yêu cầu cần đạt sau:
+ Đọc hiểu nội dung văn bản thể hiện qua chi tiết, đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp,…/
+ Đọc hiểu hình thức thể hiện qua đặc điểm các kiểu văn bản, thể loại, các thành tố của mỗi kiểu văn bản và thể loại (câu chuyện, cốt truyện, truyện kể, nhân vật, không gian, thời gian, người kể chuyện, điểm nhìn, vần thơ, nhịp thơ, lí lẽ, bằng chứng,…), ngôn ngữ biểu đạt,…;
+ Liên hệ so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hóa, kết nối với trải nghiệm các nhân của người đọc, đọc hiểu văn bản đa phương thức,…
+ Đọc mở rộng, đọc văn bản văn học chọn lọc,… (BỘ2, TR13)
“Kĩ năng là đích đến, chiến thuật là cuộc đi”, để đạt được các yêu cầu trên, GV cần
hướng dẫn HS thực hiện chuỗi các hoạt động học tập theo ba giai đoạn: trước khi
đọc, trong khi đọc và sau khi đọc; Áp dụng linh hoạt một số chiến thuật đọc hiểu văn bản: đánh dấu và ghi chú bên lề, xem trước văn bản, câu hỏi kết nối tổng hợp, đọc suy luận, tự đặt câu hỏi,…Có như vậy “bạn đọc HS” mới có thể là độc giả tích
cực, là chủ thể của hoạt động đọc hiểu một cách chủ động, linh hoạt, hiệu quả
Trang 6(ĐỌC HIỂU VÀ CHIẾN THUẬT ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG, TR126)
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Để nắm bắt được thực trạng dạy đọc hiểu văn bản truyện theo đặc trưng thể loại, trước khi thực hiện tổ chức chuỗi hoạt động trình bày trong sáng kiến này, tôi
đã khảo sát GV dạy Ngữ văn của trường THPT Triệu Sơn 1 trong buổi họp tổ sinh hoạt chuyên môn và một số GV Ngữ văn ở các trường khác; khảo sát (bằng phiếu khảo sát – phụ lục 1) HS hai lớp tôi giảng dạy là 10C10 (Lớp thực nghiệm) và 10C9 (Lớp đối chứng) – đều là hai lớp học có học các tiết chuyên đề Ngữ văn, có lực học tương đương nhau Sau khi khảo sát, tôi nhận thấy:
- Về phía HS:
Hầu hết HS thấy học chương trình Ngữ văn mới hay nhưng khó, nhất là đọc hiểu các văn bản văn học Các em đã từng học trực tuyến trong đợt dịch bệnh Covid nhưng chưa được học với hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến; 100%
HS có thể sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh kết nối Internet, thực hiện các nhiệm vụ học tập trực tuyến Các em đều sử dụng thành thạo các thiết bị này,
có tâm lí ham tiếp cận cái mới, có khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội
nhưng chưa biết cách sử dụng các ứng dụng để phục vụ cho học tập Ngữ văn Đây
là cơ sở quan trọng để GV ứng dụng CNTT vào dạy học, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” nói riêng, chương trình Ngữ
văn THPT nói chung
- Về phía GV:
Phần lớn GV dạy Ngữ văn còn lúng túng trong việc dạy học đọc hiểu văn
bản văn học theo đặc trưng thể loại, nhất là với truyện “Dưới bóng hoàng lan”,
nhiều GV ngại tìm tòi, không ứng dụng các phần mềm CNTT vào dạy học, chưa xây dựng được thư viện học liệu, chưa phát huy hết năng lực tin học, năng lực tự chủ, tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề của HS Đây là hạn chế mà GV cần khắc phục trong bối cảnh giáo dục nước nhà đang chuyển mình sang số hóa mạnh mẽ
- Về phía nhà trường:
Ban giám hiệu Trường THPT Triệu Sơn 1 luôn đề cao việc đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích GV ứng dụng CNTT trong dạy học Nhà trường đã nâng cấp cơ sở vật chất, hiện nay 100% phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho giảng dạy như: internet, loa, ti vi màn hình rộng hoặc máy chiếu Projector Đây là cơ sở quan trọng để GV ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện dạy học kết hợp trực tuyến và trực tiếp, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mới
2.3 Một số biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Xây dựng thư viện học liệu trực tuyến:
Tôi đã xây dựng thư viện học liệu trực tuyến và tương tác với HS trên Padlet Khi dạy đọc hiểu truyện “Dưới bóng hoàng lan” tôi đã lập một số thư mục sau: thư mục tư liệu về tác giả; thư mục học liệu: lưu trữ các phiếu học tập,
Trang 7rubric,…; thư mục nộp bài tập: phần soạn bài; thư mục tư liệu tham khảo về tác phẩm; thư mục trao đổi, thảo luận câu hỏi nảy sinh trong quá trình đọc hiểu văn bản; thư mục trình bày sản phẩm sáng tạo sau khi đọc hiểu truyện tại lớp.
Lưu ý: (HS là chủ thể của quá trình đọc hiểu, khi đọc hiểu văn bản văn học cần bắt
đầu bằng đọc nguyên phát - tự mình khám phá văn bản; không nên đọc thứ phát – khám phá văn bản qua bài viết của người khác Vì vậy, GV chỉ đưa tài liệu tham khảo về tác phẩm sau khi HS đã đọc truyện, soạn và nộp phần soạn bài lên Padlet)
Tác dụng: -Xây dựng thư viện trực tuyến trên Padlat dụng nhằm lưu tài liệu và
kiểm soát quá trình soạn bài, làm bài tập viết kết nối của HS Hơn nữa, Padlet là trang web có giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng, có thể xây dựng nội dung bài học phong phú nên hấp dẫn HS, nâng cao sự tương tác giữa GV và HS
2.2.2 Xây dựng kế hoạch bài dạy khoa học, kết hợp hình thức dạy học trực tuyến và trực tiếp, gắn liền với chuỗi hoạt động học tập của HS
Căn cứ vào SGK, SGV, chương trình giáo dục nhà trường môn Ngữ văn, GV
xác định mục tiêu, nội dung dạy học cụ thể cho bài “Dưới bóng hoàng lan” Dựa
vào công văn 5512 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, SGV và bám sát hệ thống câu hỏi trong SGK, tìm “mạch ngầm” đặc trưng thể loại trong các câu hỏi ấy, tôi đã xây
dựng kế hoạch bài học kết hợp dạy học trực tuyến (không dồng thời, ngoài giờ lên lớp) và trực tiếp thể hiện rõ chuỗi hoạt động của HS như sau:
BÀI 7 - QUYỀN NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 2: DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN (THẠCH LAM)
I Mục tiêu bài học
1 Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Trang 8* Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết và hiểu được các đặc điểm cơ bản về một loại truyện ngắn có cốt
truyện đơn giản, chỉ xoay quanh những sự kiện bình thường trong cuộc sống, nhưng giàu sức gợi nhờ cách diễn tả các trạng thái tình cảm nhẹ nhàng mà tinh tế, sâu sắc của con người
- HS hiểu vai trò, quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba.
- HS phân tích được một số yếu tố nội dung và nghẹ thuật trong truyện: ngôi kể,
điểm nhìn, nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ,…
- HS viết được một đoạn văn bản nghị luận phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở
đoạn văn cuối của phần kết truyện
2 Phẩm chất:
- Yêu nước: Trân trọng di sản văn học của cha ông
- Nhân ái: Yêu thương, trân trọng những con người có tình cảm đẹp tình yêu quê hương, gia đình, tình yêu đầu đời trong sáng
II Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị: Máy tính, màn hình ti vi, phiếu học tập
- Học liệu: SGK, các hình ảnh, kế hoạch dạy học
III Tổ chức hoạt động dạy học
BƯỚC 1: DẠY HỌC TRỰC TUYẾN (không dồng thời, ngoài giờ lên lớp)
* GV thiết kế hệ thống học liệu trực tuyến trên nền tảng
trang Web: GV tạo trang Padlet, trong đó có các nội
dung:
+ Tư liệu về tác giả, tác phẩm:
GV đưa các video về tác giả, Ví dụ:
https://www.youtube.com/watch?v=sv04tmOuY-0
+ Tạo file tư liệu: cung cấp các bài nghiên cứu về Thạch
Lam, các nhận định hay về sáng tác của Thạch Lam (chỉ
đưa tư liệu về tác phẩm khi HS đã đọc văn bản, đã soạn
bài) Vd: Thử cắt nghĩa các yếu tố tạo nên sức sống vững
bền cho tác phẩm của Thạch Lam (https://khxh.hdu.edu.vn/
thu-cat-nghia-cac-yeu-to-tao-nen-suc-song-vung-ben-cho-tac-pham-cua-thach-lam.html)
* HS thực hiện sơ
đồ tư duy thể hiện
hiểu biết về tác giả Thạch Lam
(HS có thể thiết kế trên bảng phụ hoặc thiết kế slide trình chiếu bằng các
Powerpoint, Canva)
Trang 9Truyện ngắn Thạch Lam - Từ góc nhìn thi pháp
(https://vannghedanang.org.vn/truyen-ngan-thach-lam-tu-goc-nhin-thi-phap-3427.html)
+ Tạo file học liệu: lưu trữ các phiếu học tập, rubric,…
+ Tạo thư mục nộp bài tập: phần soạn bài (để kiểm soát
quá trình soạn bài, quá trình làm bài tập viết kết nối của
HS
+ Tạo thư mục tư liệu tham khảo về tác phẩm ( Chỉ đưa
lên sau khi HS đã đọc truyện, nộp phần soạn bài)
Vd: Bài báo: Dưới bóng hoàng lan: truyện ngắn gợi nghĩ
(https://tuoitre.vn/duoi-bong-hoang-lan-truyen-ngan-goi-nghi-104057.htm)
+ Tạo thư mục trao đổi, thảo luận câu hỏi nảy sinh trong
quá trình đọc hiểu văn bản
+ Tạo thư mục trình bày sản phẩm sáng tạo sau khi đọc
hiểu truyện tại lớp
+ Tạo thư mục trò chơi Blooket để HS luyện tập, củng
cố kiến thức cuối và sau tiết học
* HS truy cập trang Padlet để sử dụng học liệu và thực
hiện nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn:
+ Trước và trong khi đọc:
(1) Xem, đọc tư liệu, đọc văn bản truyện
(2) Soạn bài theo câu hỏi trong SGK, nộp sản phẩm
soạn bài vào thư mục “soạn bài” trên trang Padlet, hoàn
thành phiếu học tập GV đưa lên
(3) Xem, đọc các tư liệu GV đưa lên, ghi chú những
phát hiện thêm về tác giả, tác phẩm
(4) Ghi lại những băn khoăn về tác giả, đưa lên thư mục
“Diễn đàn trao đổi, thảo luận” trên trang Padlet
+ Sau khi đọc: HS tự đánh giá cá nhân và nhóm bằng
Rubric hoặc bảng kiểm đối với các sản phẩm viết kết nối,
sản phẩm sáng tạo sau khi học trên lớp
* HS đọc truyện, làm Podcast đọc một đoạn truyện thích nhất, thể hiện được giọng, nhịp, cảm xúc trong đoạn văn, đưa lên Padlet
* HS soạn bài
theo câu hỏi trong SGK, chụp lại và gửi lên thư mục trên Padlet, hoàn thành phiếu học tập thể hiện các thông tin về tác giả, tác phẩm
* HS nêu lên được các câu hỏi
“có vấn đề”, xoay quanh việc đọc
hiểu truyện “Dưới bóng hoàng lan”
* HS đưa các sản phẩm sáng tạo lên trang Padlet:
Infographic - Thẻ
ảnh làm hồ sơ nhân vật trong truyện
BƯỚC 2: DẠY HỌC TRỰC TIẾP TẠI LỚP HỌC
Đọc hiểu văn bản 2: Tiết 69, 70
DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN (Thạch Lam)
HOẠT ĐỘNG 1 KHỞI ĐỘNG
a Mục tiêu:
- Tạo tâm thế cho HS trước khi nghiên cứu bài học
- Học sinh huy động tri thức đã học, trải nghiệm của bản thân để giải quyết vấn đề
Trang 10b Nội dung:
HS xem video trả lời câu hỏi của GV
c Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS xem video ca khúc “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn
Đường linhk: https://www.youtube.com/watch?v=wnSNyE2hVu4
- Yêu cầu HS viết ngắn trong khoảng 3 phút theo câu gợi dẫn: “Sau mỗi hành trình
đi xa để trở về, tôi cảm thấy…”, sau đó gọi 1 HS chia sẻ trước lớp
- GV trình chiếu các hoạt động chính trong quá trình học để HS có cái nhìn bao quát về bài học
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS xem video và viết cảm nghĩ
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: chia sẻ suy nghĩ trước lớp, các bài
còn lại sẽ nộp cho GV vào cuối tiết
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, đánh giá kết quả
làm việc của HS và dẫn vào bài học
HOẠT ĐỘNG 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a Mục tiêu:
- HS biết được một số thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm
- HS đọc diễn cảm một số đoạn hay trong truyện, nắm được khái quát nội dung của truyện, xác định được bố cục của văn bản
- HS nhận biết, phân tích được tác dụng của ngôi kể, điểm nhìn, lời kể
- HS nhận biết, phân tích được tình cảm, mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện
- HS nhận biết và phân tích được cảm hứng chủ đạo, tình cảm, chủ đề trong truyện
b Nội dung:
- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập
c Sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời.
d Tổ chức thực hiện: