1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh dạy học sinh thpt đọc hiểu cấu tứ bài thơ tràng giang của huy cận

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy học sinh THPT đọc – hiểu cấu tứ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Nghiên cứu
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 196,5 KB

Nội dung

thức phương pháp - kiến thức công cụ về cách thức đọc – hiểu một văn bản văn chương từ các phương diện cụ thể như nhân vật, cấu tứ, ngôn ngữ,… để học sinhcó thể vận dụng vào việc đọc – h

Trang 1

Mục tiêu đổi mới lần này là góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; thay vì học xong chương trình, học sinh biết được những gì thì chương trình mớitrả lời cho câu hỏi: Học xong chương trình, học sinh làm được gì? Như vậy, theotôi, đây là thay đổi dũng cảm bởi nó đã cắt bỏ được chiếc “vòng kim cô” của dạy học nặng về truyền thụ, giáo huấn, nặng về lý thuyết và xem nhẹ thực hành Chương trình GDPT 2018 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo

và vận dụng kiến thức, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và vận dụng tri thức, kỹ năng qua đó hình thành

và phát triển năng lực, phẩm chất Do vậy, nó đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn là học sinh sẽ “làm được” sau khi học

Cấu tứ là một phạm trù có tính phổ quát trong đời sống và trong văn học.Sáng tác văn học, xét theo một phương diện nhất định cũng chính là nghệ thuậtcấu tứ Trong một tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự dung hợp, quyện hòagiữa các yếu tố khác loại như tinh thần và vật chất, chủ quan và khách quan, tĩnhtại và vận động, vô hạn và hữu hạn, Chính cấu tứ chứ không phải cái gì khác

là phương tiện đảm bảo cho những mối quan hệ và liên hệ có thể giúp nhà vănphát triển được cách cảm thụ, cách nhìn cuộc sống, con người một cách sáng rõ

nhất theo kiểu của nghệ thuật Trong lĩnh vực thơ, cấu tứ gắn liền với việc xác định, hình dung hướng phát triển của hình tượng thơ, cách triển khai bài thơ,

sao cho toàn bộ nhận thức, cảm xúc, cảm giác của nhà thơ về một vấn đề, đốitượng, sự việc nào đó có thể được bộc lộ chân thực, tự nhiên, sinh động và trọnvẹn nhất

Chương trình môn Ngữ văn được xây dựng, đổi mới theo mục tiêu chung

đó Qua một năm thực hiện, chúng tôi nhận thấy niềm hứng khởi trong công tác nghiên cứu, vận dụng các phương pháp tích cực khi dạy học được khơi lên mặc cho vẫn còn những biểu hiện bất đồng giữa luồng gió đổi mới.Trong thực tế dạy học, giáo viên (GV) tập trung vào việc hình thành cho học sinh (HS) các kiến

Trang 2

thức phương pháp - kiến thức công cụ về cách thức đọc – hiểu một văn bản văn chương từ các phương diện cụ thể như nhân vật, cấu tứ, ngôn ngữ,… để học sinh

có thể vận dụng vào việc đọc – hiểu các văn bản mới cùng thể loại, ngoài

chương trình còn lúng túng, thậm chí chưa hiệu quả Cấu tứ tác phẩm văn học làmột vấn đề phức tạp, tìm hiểu cấu tứ tác phẩm văn học là một vấn đề khó nhưng

là một trong những chìa khóa cơ bản để tiếp cận chiều sâu giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, nâng cao năng lực thưởng thức và đánh giá nghệ thuật ở người tiếp nhận

Vì những lí do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài Dạy học sinh THPT đọc – hiểu cấu tứ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận với mong muốn qua khảo sát

đặc điểm cấu tứ bài thơ Tràng Giang và thực trạng dạy học bài thơ Tràng Giang

ở THPT, đề xuất được các biện pháp, cách thức, hình thức hướng dẫn học sinhđọc – hiểu cấu tứ văn bản cùng đặc trưng thể loại, góp phần nâng cao năng lựcđọc văn của học sinh THPT

- Đề xuất khung năng lưc đọc – hiểu cấu tứ bài thơ Tràng Giang; các

nguyên tắc, biện pháp, cách thức hướng dẫn học sinh đọc – hiểu cấu tứ văn bảncùng đặc trưng thể loại,

- Thực nghiệm thiết kế giáo án và tổ chức dạy học bài thơ Tràng Giang ở chương trình Ngữ văn 11 theo hướng đặt trọng tâm vào khai thác cấu tứ tác

phẩm

- Là tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh và những người có quan tâmđến việc dạy học Văn ở nhà trường phổ thông

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Do khuôn khổ và thời gian có hạn, ở đề tài này chúng tôi không nghiêncứu phương pháp dạy học đọc – hiểu tất cả các phương diện nghệ thuật của bài

thơ Tràng Giang nói chung mà chỉ tập trung vào một phương diện cơ bản và

phức tạp là cấu tứ

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cấu tứ

bài thơ Tràng Giang và việc dạy học sinh THPT đọc - hiểu cấu tứ bài thơ Tràng Giang.

- Điều tra, khảo sát, phỏng vấn, dự giờ đọc – hiểu bài thơ Tràng Giang ở

nhà trường THPT

Trang 3

- Thống kê, phân loại, đánh giá thực trạng dạy học sinh THPT đọc - hiểucấu tứ

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng lí thuyết dạy học sinh đọc – hiểu

đọc - hiểu cấu tứ bài thơ Tràng Giang

- Phân loại thống kê, đánh giá kết quả thực nghiệm

2 Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận

Đọc văn và đọc - hiểu văn bản là một phần nội dung cấu thành môn Ngữvăn; là một hoạt động, quá trình nhận thức, tương tác, kiến tạo nghĩa cho vănbản, khai thác các tầng ý nghĩa và thông điệp mà nhà văn gửi gắm qua văn bảnnghệ thuật; là một kĩ thuật, kĩ năng cảm thụ, tiếp nhận văn bản

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “cấu tứ là phương tiện cơ bản và tất yếu

của khái quát nghệ thuật” cấu tứ gắn liền với việc xác định, hình dung hướng phát triển của hình tượng thơ, cách triển khai bài thơ, sao cho toàn bộ nhận

thức, cảm xúc, cảm giác của nhà thơ về một vấn đề, đối tượng, sự việc nào đó có

thể được bộc lộ chân thực, tự nhiên, sinh động và trọn vẹn nhất Tứ đưa bài thơ

thoát khỏi sơ đồ ý khô khan, trừu tượng để hiện diện như một cơ thể sống Nhờ

có tứ, tổ chức của bài thơ trở nên chặt chẽ, mọi yếu tố cấu tạo đều liên hệ mật

thiết với nhau và đều hướng về một ý tưởng - hình ảnh trung tâm Cấu tứ là một

khâu then chốt, mang tính chất khởi đầu của hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói

chung và sáng tạo thơ nói riêng Chú ý tìm hiểu vấn đề này là điều có ý nghĩa

quan trọng trong việc đọc hiểu thơ, nhìn ra những phát hiện độc đáo của nhà thơ

về con người, cuộc sống và đánh giá đúng phẩm chất nghệ thuật của bài thơ Vì

vậy, dạy học sinh THPT đọc - hiểu cấu tứ bài thơ Tràng Giang là yêu cầu cần

thiết nhằm nâng cao năng lực thưởng thức và đánh giá nghệ thuật ở người tiếpnhận, đồng thời hình thành cho học sinh các kiến thức phương pháp - kiến thứccông cụ về cách thức đọc - hiểu một văn bản văn chương, từ đó giúp học sinh cóthêm một công cụ, phương tiện quan trọng có thể vận dụng vào việc đọc - hiểu,

tự khám phá các bài Thơ khác ngoài chương trình

Trong bối cảnh chúng ta đang đề cao việc phát triển năng lực ngôn ngữ

“đọc – viết – nói và nghe”; năng lực văn học, việc đọc - hiểu cấu tứ bài thơ

Tràng Giang là nội dung hết sức cần thiết mà GV cần quan tâm hướng dẫn HS

trong quá trình dạy học Văn ở nhà trường THPT Nó là cơ sở khoa học để khắcphục lối bình tán chủ quan, thoát ly khỏi tác phẩm; góp phần giải quyết nhu cầuđổi mới nội dung, phương pháp nghiên cứu, khắc phục xu hướng nghiên cứuphê bình và phân tích tác phẩm văn học nặng về xã hội học, ấn tượng chủ quan,

tùy tiện Vì vậy, hướng dẫn HS đọc hiểu cấu tứ bài thơ Tràng Giang nhằm góp

phần hình thành năng lực đọc – hiểu thơ cho học sinh THPT, phù hợp với địnhhướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo chương trình 2018 hiện nay

Trang 4

Theo tinh thần đổi mới, việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực đọc - hiểuvăn bản cho học sinh là mục tiêu trung tâm của phần đọc Văn và môn Ngữ văn

ở nhà trường phổ thông Vì thế, chú trọng đến vấn đề dạy học sinh cách thức đọc

- hiểu kết cấu ài thơ Tràng Giang là hướng nghiên cứu phù hợp và cấp thiết, đáp

ứng trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học Văn ở trường phổ thông hiện nay.Khi đã có kĩ năng đọc, học sinh không còn lệ thuộc hoàn toàn vào thầy nhưtrước mà sẽ làm chủ hoạt động đọc hiểu, chủ động, tự giác, với tư cách là mộtbạn đọc độc lập sáng tạo Đọc để tìm cái mình cần, đọc để đối thoại với tác giả,với giáo viên, với cách hiểu của người đi trước, với cách hiểu tích lũy ban đầucủa chính mình

2.2 Thực trạng dạy HS đọc – hiểu cấu tứ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Trong bối cảnh hiện nay, nhìn chung việc dạy học Văn trong nhà trườngphổ thông đã có nhiều chuyển biến đáng kể Học sinh phát huy được tính tíchcực, chủ động trong giờ học, giáo viên nỗ lực trong việc tìm tòi, đổi mới phươngpháp giảng dạy,… do đó, nhiều giờ dạy học Văn đã đạt được những hiệu quảnhất định Song, so với mục tiêu đặt ra trong thực hiện dạy học Ngữ văn theochương trình 2018, việc đổi mới phương pháp dạy học Văn vẫn còn tồn tại nhiềubất cập

Qua khảo sát chương trình, sách giáo khoa, giáo án, tiến hành dự giờ,tham khảo giáo án, phỏng vấn 9 giáo viên và 240 học sinh lớp 11 thuộc PTNguyễn Mộng Tuân ( huyện Đông Sơn) thuộc tỉnh Thanh Hóa, tôi nhận thấy có

một số thuận lợi và khó khăn khi dạy đọc – hiểu cấu tứ bài thơ Tràng Giang như

sau:

2.2.1 Về mặt thuận lợi

Trong những năm gần đây, phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thôngđược đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngườihọc, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người dẫn dắt, tổ chức các hoạtđộng dạy học Việc học sinh tham gia khám phá, tự do thể hiện những quanđiểm, suy nghĩ của mình giúp các em thấy đọc văn là một việc làm có ý nghĩađối với bản thân, từ đó yêu thích việc đọc văn hơn Học sinh phát triển khả năngcảm thụ văn học và phát triển tư duy phê phán Sự đổi mới phương pháp dạyhọc mang tính tích cực đã tạo ra môi trường học tập thân thiện, học sinh cảmthấy thoải mái, hứng thú sử dụng vốn hiểu biêt, trải nghiệm của mình để khámphá tác phẩm Học sinh luôn nhận được sự trợ giúp đắc lực của giáo viên bất cứlúc nào Nhờ đó mà hiệu quả giờ dạy vừa hứng thú vừa hiệu quả hơn

Mặt khác, việc tiếp cận với công nghệ thông tin cũng tạo nhiều thuận lợi

cho giờ đọc - hiểu bài thơ Tràng Giang Học sinh có thể tự tiếp cận, khai thác,

xử lí thông tin, tài liệu tham khảo liên quan đến giờ học từ mạng internet Nhờ

sự phát triển của công nghệ thông tin mà giáo viên và học sinh có thể tự sử dụng

Trang 5

phần mềm phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập Việc lưu trữ, đánh giákết quả học Văn của học sinh cũng trở nên khách quan, chính xác, thuận lợi hơn.Việc thiết kế giáo án trên máy tính tiết kiệm được nhiều thời gian, bài dạy phongphú, sinh động hơn, dễ tạo hứng thú học Văn cho học sinh.

2.2.2 Những khó khăn, bất cập

Chương trình 2018 yêu cầu học sinh chủ động làm việc trong giờ học để

tự mình tiếp nhận kiến thức, hình thành kĩ năng, năng lực, phẩm chất Để đạtđược điều đó, giáo viên sử dụng các PPDH và KTDH tích cực để hướng dẫn họcsinh làm việc Tuy nhiên, những kĩ thuật dạy học này chiếm khá nhiều thời gian,chưa kể học sinh có năng lực hạn chế sẽ thực hiện các nhiệm vụ học tập đượcgiao chậm hơn Trong khi đó, mỗi văn bản để tìm hiểu, phân tích lại có dunglượng kiến thức khá nhiều Vì vậy để vừa đảm bảo về sử dụng các phương phápdạy học và kĩ thuật dạy học vừa đảm bảo về mặt kiến thức là một vấn đề khó

Chương trình mới yêu cầu dạy đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại,

và hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài cũng bám sát vào các đặc trưng thể loại

Vì vậy, khi giáo viên dạy đọc hiểu thường hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bảnlần lượt theo từng đặc trưng của thể loại Đây là cách tiếp cận văn bản khó, nếukhông có hướng xử lý thì dễ tạo nên sự rời rạc giữa các ý trong bài học, dẫn đếnhọc sinh khó tiếp nhận được đầy đủ các giá trị, ý nghĩa của văn bản

Một số kĩ thuật dạy học cần chuẩn bị công phu, tốn nhiều thời gian,không thể áp dụng cho mọi tiết dạy (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh,

sử dụng trò chơi…)

Cùng với những khó khăn trên, mặc dù quan điểm dạy học sinh năng lực

tự đọc và cắt nghĩa tác phẩm được nhấn mạnh nhưng hiện nay khi hướng dẫn

học sinh đọc - hiểu bài thơ Tràng Giang, nhiều giáo viên chưa có khả năng cụ

thể hóa khung năng lực đọc – hiểu cũng như khung năng lực đọc – hiểu cấu tứ

bài thơ Tràng Giang làm căn cứ để xác định mục tiêu và phương pháp, cách

thức rèn HS kĩ năng đọc độc lập Vì vậy, năng lực đọc – hiểu cấu tứ bài thơ

Tràng Giang vẫn là một vấn đề mà cả thầy và trò còn nhiều lúng túng, chưa khai

thác hết chiều sâu của tác phẩm

Tóm lại, qua điều tra, dự giờ, chúng tôi thấy việc dạy học sinh có kĩ năng

đọc - hiểu kết cấu bài thơ Tràng Giang ở nhà trường THPT hiện nay chưa được

chú trọng, chưa hiệu quả Một trong những nguyên nhân chính là các nghiên cứu

lí thuyết về vấn đề này còn đang bỏ ngỏ Vì vậy, đề xuất các biện pháp, cách

thức hướng dẫn học sinh đọc – hiểu kết cấu bài thơ Tràng Giang là nội dung

trọng tâm

2.3 Các biện pháp dạy HS THPT đọc - hiểu cấu tứ bài thơ Tràng Giang

2.3.1 Phác thảo khung năng lực đọc - hiểu bài thơ Tràng Giang

Trang 6

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

- Khái quát được

ý nghĩa của thếgiới hình tượng từviệc phân tích cácyếu tố cấu tứ củabài thơ

- So sánh cấutrúc, sự biến đổigiữa các câu thơ,khổ thơ trong bàithơ

- Khái quát được

ý nghĩa, tác dụngcủa cấu tứ đối vớiviệc thể hiện chủ

đề tư tưởng vàchiều sâu ý nghĩacủa bài thơ

- Phát hiện đượccấu tứ bề sâu củatác phẩm

- Phát biểu cảmxúc, suy nghĩ vềnghệ thuật cấu tứcủa bài thơ

- Lí giải được ý nghĩacấu tứ bề sâu (kết cấuchỉnh thể) của bàithơ

- Phân tích, đánh giáđược nét độc đáotrong cách cấu tứ, kếtcấu bài thơ

- Vận dụng nhữnghiểu biết về các tácphẩm đã học và kĩnăng đọc – hiểu cấu

tứ vào việc đọc – hiểumột văn bản cùng đặctrưng thể loại ngoàichương trình

tố cấu tứ và mốiquan hệ giữachúng trong việcbộc lộ chủ đề, tưtưởng bài thơ

Kiến thức lý luận là kiến thức công cụ, phương tiện, phương pháp Cóphương pháp, phương tiện thực hiện, hoạt động bao giờ cũng có sự định hướng

và khoa học hơn HS cần được cung cấp những kiến thức cơ bản về khái niệm

Trang 7

cấu tứ, các bình diện, cấp độ của cấu tứ làm công cụ đọc – hiểu các văn bản.Những kiến thức đó sẽ soi sáng, định hướng cho việc đọc – hiểu và lí giải giá trịnội dung, nghệ thuật của các tác phẩm cụ thể; nâng cao năng lực thưởng thức vàđánh giá nghệ thuật ở người đọc Đồng thời, học sinh có thể vận dụng vào việcđọc – hiểu, tự khám phá các bài khác ngoài chương trình nhằm góp phần hìnhthành năng lực đọc – hiểu thơ, phù hợp với định hướng đổi mới phương phápdạy học Ngữ văn ghéo chương trình 2018 hiện nay.

2.3.2.2 Xác định và cắt nghĩa nội dung nhan đề, lời đề từ của bài thơ

Nhan đề thơ thường thâu tóm tinh thần cơ bản của nội dung bài thơ, làmcho người đọc nhớ và phân biệt với các bài thơ khác Đối với những bài thơ cónhan đề, cần cho HS đọc kĩ toàn bài và suy nghĩ từ đề thơ để tìm hiểu nội dungsáng tác của tác giả Nhan đề là một trong những điểm tựa để nhà thơ kết cấu tácphẩm, triển khai dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình “Nhan đề không chỉ cungcấp cho người đọc một đầu mối để thấu hiểu chủ ý của nhà thơ mà còn gợi mởnhững cách tiếp cận khác nhau đối với những bí ẩn và giá trị của tác phẩm, khơigợi hứng thú thẩm mĩ, sự tò mò trí tuệ ở người đọc Chú ý giải mã chức năng, ýnghĩa của nhan đề tác phẩm là một thủ pháp khả thi để tiếp cận giá trị, ý nghĩatác phẩm trong tính đa dạng và chiều sâu vốn có của nó, góp phần khái quát kếtcấu văn bản”[7, tr 70]

* Hướng dẫn học sinh dự đoán đề tài, chủ đề, nội dung văn bản từ nhan đề:

Đây là biện pháp tích cực hóa hoạt động cảm thụ của học sinh Dự đoán đề tài,chủ đề văn bản là bước khởi động để thu hút sự tập trung chú ý của học sinh vàovăn bản, thâm nhập văn bản, khuyến khích sự tích cực, năng động của chủ thể bạnđọc Hơn nữa, nó còn giúp giáo viên nắm bắt được mức độ thông hiểu của họcsinh để có biện pháp, cách thức phù hợp nhằm giúp học sinh khám phá chủ đềvăn bản

* Hướng dẫn học sinh đọc văn bản để xác định sự phù hợp giữa đề tài, chủ đề, nội dung với nhan đề, lời đề từ của văn bản: Sau khi HS dự đoán nội

dung nhan đề văn bản, GV cho HS đọc lướt văn bản, tìm các câu, từ, nội dung

có liên quan đến nhan đề góp phần tạo ra sợi dây xuyên suốt bài thơ Qua đó,

HS có thể hiểu và lí giải được vai trò quan trọng của nhan đề, lời đề từ trongviệc bộc lộ rõ chủ đề tư tưởng và mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng trong vănbản

* Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức về đặc điểm phong cách sáng tác của nhà thơ để xác định nội dung nhan đề:

Nhan đề là dấu hiệu quan trọng bậc nhất khiến người đọc nhớ về tác phẩm.Nhan đề tác phẩm văn học có những dạng cấu tạo và chức năng khác nhau, phùhợp với đặc điểm thi pháp, đặc điểm tác giả, giai đoạn, trào lưu văn học Cáchđặt nhan đề thể hiện mối liên hệ giữa nhan đề với nội dung sự kiện trong văn

Trang 8

bản, giữa nhan đề với đặc điểm sáng tác của nhà văn, gắn với cá tính sáng tạocủa tác giả Vì vậy, cần hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức về đặc điểmsáng tác, đặc trưng phong cách nhà thơ để xác định nội dung nhan đề bài thơ

2.3.2.3 Hướng dẫn học sinh xác định bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ

Trong kết cấu văn bản ngôn từ của tác phẩm văn học, bố cục là sự phân bốcác đoạn, phần, khổ trong tác phẩm Bố cục có nhiệm vụ tạo đường dây liên hệ

về không gian và thời gian cho các sự kiện, các tình tiết, để tác giả thể hiện rõ tưtưởng của mình Đó cũng là một yếu tố trong đặc điểm cấu tứ tác phẩm Nó liênkết các yếu tố hình thức nhằm phục vụ nội dung, phục vụ đối tượng biểu hiện và

ý định của nhà văn dưới sự chỉ đạo của chủ đề và tư tưởng thẩm mĩ Còn mạchcảm xúc – nét bản chất và cũng là nội dung chủ yếu của thơ trữ tình Chínhmạch cảm xúc đã chi phối toàn bộ quá trình sáng tạo thơ, chi phối cấu tứ bài thơ,hiện diện rõ nét trong bài thơ và có sức tác động, lây lan, tạo sự đồng cảm sâusắc, mãnh liệt nơi bạn đọc Xác định bố cục và phát hiện, cảm nhận dòng tâm tư,mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình là một yêu cầu cơ bản của đọc – hiểu cấu tứthơ

* Hướng dẫn học sinh cách xác định bố cục bài thơ:

Xác định bố cục là cơ sở để nhận diện mạch cảm xúc của bài thơ GV yêucầu HS đọc lướt để nhận diện số đoạn, số khổ, số dòng thơ và tóm tắt ý chínhcủa từng đoạn Khi HS đã nhận ra nội dung chính của từng phần cũng là lúclôgic bài thơ, lôgic mạch cảm xúc dần dần lộ rõ

* Hướng dẫn HS tìm hiểu cách mở đầu – kết thúc bài thơ, khổ thơ:

Mở đầu và kết thúc bài thơ là một điểm nhấn, có ý nghĩa quan trọng trong

việc tạo cho bài thơ một sắc thái thẩm mĩ riêng biệt Mở đầu bao giờ cũng có tácdụng đưa người đọc vào một không khí, một trạng thái cảm xúc nhất định Phầnkết thường gắn với quan niệm về sự trọn vẹn, hoàn tất, vừa thâu tóm toàn bộ nội

dung ở trên, vừa tạo dư âm trong lòng người đọc Vì vậy, cách mở đầu – kết thúc bài thơ thường là kết quả của quá trình tìm kiếm của nhà nghệ sĩ; là nơi gửi

gắm những tâm tư, dụng ý nghệ thuật nhất định Để đọc ra tâm tư, dụng ý đó, để

góp phần nhận diện kết cấu và khái quát chủ đề tác phẩm, việc tìm hiểu cách mở đầu – kết thúc của bài thơ cũng là một việc làm cần thiết.

* Hướng dẫn HS xác định mạch liên kết giữa các khổ thơ, đoạn thơ:

Một bài thơ thường chứa đựng nhiều cảm xúc, tâm trạng Những cảm xúc,tâm trạng này không trùng lặp nhau mà thường được chuyển hóa linh hoạt tạonên những cung bậc, những cường độ cảm xúc khác nhau trong bài thơ Chính

sự vận động của mạch cảm xúc đa dạng, những cung bậc tình cảm phong phú đãtạo nên kết cấu độc đáo của bài thơ Và đây cũng chính là cơ sở của sự vậnđộng, phát triển của hình tượng thơ, mạch liên kết giữa các khổ, đoạn trong bàithơ Xác định được mối quan hệ, mạch liên kết giữa các phần, đoạn, khổ, câu

Trang 9

thơ không chỉ giúp người đọc khái quát cảm hứng chủ đạo, chủ đề của bài thơ

mà còn là cơ sở để lần giở cấu tứ của tác phẩm

2.3.2.4 Hướng dẫn học sinh phân tích hình tượng trữ tình

Hình tượng trữ tình là một trong những yếu tố trung tâm của tác phẩm trữtình, là yếu tố then chốt tạo nên kết cấu chỉnh thể của tác phẩm Nội dung tácphẩm trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình Nhân vậttrữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự

sự và kịch Nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cáchcảm, cách nghĩ Qua những trang thơ ta như gặp tâm hồn người, tấm lòng người.Phân tích hình tượng trữ tình là nhiệm vụ quan trọng trong tiếp nhận thơ trữtình Hướng dẫn HS phân tích hình tượng trữ tình chính là phân tích đặc điểmkết cấu bề mặt, cũng là mở ra cho HS con đường đi vào và giải mã thông điệpnghệ thuật mà nhà thơ gửi gắm cho người đọc, cho cuộc đời

* Hướng dẫn HS phát hiện và cắt nghĩa hình tượng nhân vật trữ tình trực tiếp:

Thơ trữ tình với đặc trưng về nội dung là đề cao cá tính, đề cao sự cảm thụ

cá nhân nên nhân vật trữ tình trong thơ mới phần lớn là nhân vật trữ tình trựctiếp Khi đọc – hiểu cấu tứ thơ GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu về nhân vật trữtình trực tiếp trong bài thơ Đây là con đường quan trọng để tiếp cận và khámphá thế giới tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ mà nhà thơ gửi gắm

* Hướng dẫn HS phát hiện và cắt nghĩa các hình ảnh, biểu tượng:

Nhà thơ dùng hình ảnh, biểu tượng để miêu tả bức tranh đời sống và bứctranh thiên nhiên đồng thời cũng biểu hiện tâm trạng, suy nghĩ của mình trướcđời sống hiện thực Qua hệ thống hình ảnh quen thuộc, nhà thơ bộc lộ cách cảm,cách nghĩ của mình, hay nói cách khác là bộc lộ kiểu tư duy nghệ thuật độc đáocủa thi nhân Vì vậy, hướng dẫn HS phát hiện và cắt nghĩa các hình ảnh, biểutượng trong thơ cũng là cách thức để khám phá được thế giới cảm xúc của nhânvật trữ tình trong thơ

2.3.2.5 Hướng dẫn HS phát hiện và khái quát cấu tứ - tứ thơ

Tứ thơ là một trong các yếu tố cấu thành bài thơ cùng với nhan đề bài thơ,dòng thơ, khổ thơ và toàn bài thơ Trong đó, tứ thơ là yếu tố bao trùm và chiphối tất cả các yếu tố trên, đảm bảo tính hoàn chỉnh của bài thơ Gọi là tứ trướchết để phân biệt với ý Trong một bài thơ có nhiều ý, nhưng phải có một ý lớnbao trùm toàn bài Ý bao trùm ấy có thể là tứ Cách sắp xếp của bài thơ, luật sửdụng trong thơ, vần điệu và tính nhạc đều là một phần của cấu tứ Khi đọc –hiểu cấu tứ, GV cần hướng dẫn HS làm nổi bật tứ thơ như là cái tinh túy của bàithơ; mang đặc điểm của cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ và kết cấuđộc đáo của bài thơ

2.3.2.6 Hướng dẫn HS xác định bối cảnh không gian, thời gian nghệ thuật

Trang 10

Không gian, thời gian nghệ thuật là đặc điểm kết cấu bề mặt của tác phẩmvăn chương Không gian, thời gian đều là những thuộc tính phổ biến, nhữngđiều kiện tất yếu, những hình thức tồn tại của thế giới Tương tự như vậy, trongnghệ thuật, thời gian và không gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hìnhtượng nghệ thuật Thời gian và không gian nghệ thuật chịu tác động có ý nghĩaquyết định của quan niệm về thế giới và con người, phong cách sáng tạo của tácgiả Ngược lại, không gian, thời gian cũng là phương tiện nghệ thuật phản ánh,bộc lộ, thể hiện các đặc trưng của chính phong cách sáng tạo của nhà thơ Nhưvậy, tìm hiểu cấu tứ không gian và thời gian trong thơ là một cách để giúp họcsinh phát hiện thế giới nghệ thuật độc đáo của tác phẩm, nhận ra những ý tứthâm trầm, sâu sắc của tác giả ẩn sau hình thức nghệ thuật đó; đồng thời thôngqua đó mà khả năng phân tích, bình giá thơ của học sinh cũng từng bước thuầnthục hơn.

2.3.2.7 Hướng dẫn HS phát hiện và phân tích kết cấu nhạc điệu, giọng điệu

Một trong những thành tựu nghệ thật của bài thơ là sử dụng nhạc điệu đểbiểu đạt tình cảm Đưa nhạc vào thơ, nhạc làm nền cho thơ, phối hợp với giọngđiệu thơ, dẫn dắt hồn thơ bằng cách: ngắt nhịp, sử dụng từ tượng âm, gieo vần,bằng – trắc, điệp âm, điệp thanh, lặp lại khổ thơ, vắt dòng câu thơ…Đề tài, chủ

đề, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhấtđịnh, phạm vi của thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác và cácmặt khác nhau của nó Khi tìm hiểu bài thơ, người ta không thể không quan tâmđến giọng điệu với tư cách là một yếu tố then chốt tạo nên sự độc đáo của tác giả

và thời đại ấy Bởi vì giọng điệu thể hiện thái độ, lập trường, quan điểm của chủthể phát ngôn về đối tượng và là thành tố không thể thiếu trong việc xây dựng,triển khai cảm xúc của nhà thơ, góp phần tạo ra cấu tứ độc đáo trong bài thơ.Trong quá trình đọc - hiểu cấu tứ, để góp phần nắm bắt được điệu hồn của thinhân, GV cần giúp HS khám phá cấu tứ nhịp điệu, nhạc điệu của ngôn ngữ thơ.Tiếp cận cấu tứ văn bản từ việc phân tích nhạc điệu của ngôn ngữ sẽ giúp họcsinh cảm nhận, lĩnh hội nội dung, ý nghĩa của văn bản một cách cụ thể, sốngđộng cũng như khám phá vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ trong mối quan hệ vớicác ngành nghệ thuật khác

Tóm lại, bài thơ là một thế giới nghệ thuật độc đáo Để giúp học sinh đi sâuvào khám phá thế giới nghệ thuật đó, giáo viên cần phải kết hợp nhiều cách khai

thác khác nhau Những biện pháp dạy học mà chúng tôi đề xuất ở phần trên chỉ

thực sự phát huy tác dụng khi giáo viên biết cách vận dụng linh hoạt, khéo léo,phù hợp với từng bài học

2.3.3 Thiết kế giáo án thực nghiệm

Trang 11

Văn bản: Tràng Giang (Huy Cận) – Ngữ văn 11

I MỤC TIÊU

1 Năng lực

a Năng lực chung: Bài học góp phần phát triển năng lực chung.

-Tự chủ và tự học: Tự quyết định cách giải quyết vấn đề học tập, tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề học tập của bản thân và các bạn.

- Giao tiếp và hợp tác: Tăng cường khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến, ý tưởng

trước lớp, tổ nhóm học tập, tương tác tích cực với các bạn trong tổ nhóm, khi

thực hiện nhiệm vụ hợp tác.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch học tập, thực hiện

nhiệm vụ học tập cá nhân và nhóm học tập, xử lí linh hoạt sáng tạo các tìnhhuống phát sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập

b Năng lực đặc thù: Bài học góp phần phát triển năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ thông qua quá trình dạy Đọc, giúp HS:

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học.Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học

- Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ Đánh giáđược giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thứcbài thơ thể hiện trong văn bản

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửiđến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản thơ

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của ngườiviết thể hiện qua văn bản thơ; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhânsinh từ văn bản thơ

2 Phẩm chất

- Biết sống hòa đồng với con người, thiên nhiên;

- Biết trân trọng những nỗi buồn trong sáng vốn thể hiện tình cảm gắn bó sâunặng với cuộc đời

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Thiết bị: Ti vi (hoặc máy chiếu), máy tính, Giấy A0, giấy A2 hoặc bảng phụ

để HS làm việc cá nhân hoặc nhóm

2 Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, video liên quan, phiếu học

tập, rubric đánh giá

III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a Mục tiêu:

- HS có hứng thú đối với bài học

- HS huy động được tri thức, kinh nghiệm về chủ đề sẽ học trong VB

b Nội dung hoạt động: Trò chơi “Câu chữ diệu kì”

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS

Trang 12

d Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi “Câu chữ

diệu kì”

- Hình thức:

+ GV chọn 2 đội chơi lên bảng (mỗi đội 5 – 7

người)

+ HS thực hiện trò chơi qua 2 vòng:

Vòng 1: Trong 1 phút mỗi đội ghi được nhiều

nhất các từ cùng trường nghĩa với các từ: Sông

nước, buổi chiều, nỗi buồn

Vòng 2: Trong 2 phút mỗi đội viết được nhiều

nhất những câu thơ được gợi ý từ các từ trên

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV gọi HS tham gia trò chơi “Câu chữ diệu kì”

- HS quan sát, lắng nghe, trao đổi, thảo luận thực

hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, khích lệ, động viên HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV tổ chức hoạt động

- HS đại diện mỗi đội trả lời câu hỏi

- HS khác quan sát, lắng nghe, bổ sung

Bước 4: Đánh giá, kết luận

- GV nhận xét, bổ sung, chọn ra đội thắng cuộc

(hoặc HS khác có nhiều câu trả lời đúng) trao

phần thưởng hoặc cho điểm

GV dẫn vào bài: Cảnh trời đất mênh mông

trong buổi chiều tà thường có một ý nghĩa đặc biệt

đối với tâm hồn của mỗi người Hãy đến với

Tràng giang của nhà thơ Huy Cận để xem cái

mênh mông của đất trời có có tác động như thế

nào đến hồn thơ ảo não bơ vơ của người thi si này

nhé!

- Các từ ngữ HS có thể tìm:

+ Sông nước: thuyền, bèo,

sóng, tôm cá, đánh lưới, bờsông, mạn thuyền,

+ Buổi chiều: phía tây,

ráng chiều, tịch dương, mặttrời khuất bóng, ngảbóng,

+ Nỗi buồn: man mác, sầu

bi, ảo não, nước mắt, tâmtrạng nặng nề,

- Một số câu thơ liên quan:

- “Chiều trời bảng lảngbóng hoàng hôn,

Tiếng ốc xa đưa vẳngtrống dồn.”

(Chiều hôm nhớ nhà - Bà

Huyện Thanh Quan)

- “Chiều tà bỏ lại phía sauCòn vương chút nắngnhuộm màu nhớ thương.”

a Mục tiêu: Nêu được ấn tượng chung về tác giả, tác phẩm: Các nét cơ bản về

tiểu sử cuộc đời, phong cách riêng, vị trí văn học; xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,phương thức biểu đạt chính, bố cục

b Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, tham gia trò

chơi để tìm hiểu chung về các vấn đề trên

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w