PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÙNG HỌC SINH LÀM ĐỒ CHƠI THÔNG QUA BÀI HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC MÔN MỸ THUẬT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC KHÊ 2 - NGỌC LẶ
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÙNG HỌC SINH LÀM ĐỒ CHƠI THÔNG QUA BÀI HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC MÔN MỸ THUẬT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC KHÊ 2 - NGỌC LẶC
Người thực hiện: Đỗ Thu Hà Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ngọc Khê 2 Sáng kiến kinh nghiệm thuộc môn: Mỹ thuật
THANH HÓA, NĂM 2024
Trang 2TT Danh mục Trang
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2
2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 5
2.3.1 Giải pháp 1: Khơi gợi sự yêu thích bộ môn mỹ thuật thông
qua hướng dẫn học sinh làm đồ chơi 6
2.3.2
Giải pháp 2 : Hoạt động ngoại khóa: Vẽ tranh tường, trang
trí lớp học –Thi vẽ tranh tuyên truyền – Triển lãm tranh, góc
stem, đồ chơi thân thiện với môi trường
Danh mục SKKN đã được Hội đồng Khoa học Ngành Giáo
dục và Đào tạo cấp huyện, tỉnh đánh giá xếp loại C trở lên
Một số hình ảnh dạy và học môn mỹ thuật của Trường Tiểu
học Ngọc Khê 2 năm học 2023 - 2024
Trang 3
1 MỞ ĐẦU:
1.1 Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang ngày càng phát triển thì con người càng được tiếp cận với nhiều công nghệ thông tin như tivi, điện thoại, ipad, có những ích lợi nhất định song cũng không tránh khỏi những hệ lụy khôn lường mà người chịu tác động nhiều nhất không ai khác chính là các em học sinh tư duy còn non nớt, ta thấy đâu đó những bạn nhỏ phải đeo kính dày cộm vì xem tivi, điện thoại nhiều, đâu đó có bé lại mắc bệnh tic, một căn bệnh mới của thời đại, ảnh hưởng vô cùng nặng nề tới tư duy con trẻ, ý thức lệch chuẩn, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người bệnh, của những người thân của họ, rộng hơn ảnh hưởng tới kinh tế, chính trị, an ninh xã hội
Để môn học này đến với học sinh một cách hấp dẫn mà vẫn phát huy được tối đa tính tích cực, sáng tạo, yêu cầu người thầy không ngừng đổi mới về hình thức, phương pháp và cả nội dung dạy học
Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích môn học mĩ thuật, nâng cao hiệu quả, chất lượng vai trò của môn mĩ thuật trong trường tiểu học là câu hỏi đặt ra
mà bản thân tôi đã tìm tòi và nghiên cứu đề tài: “Cùng học sinh làm đồ chơi thông qua bài học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục môn Mĩ thuật tại trường
1.2 Mục đích nghiên cứu
Qua những giờ dạy có chất lượng cao, sáng tạo, học sinh sẽ phát triển được
năng lực của mình, giúp phụ huynh có cách nhìn đúng đắn hơn về phân môn mĩ thuật thông qua việc làm đồ chơi:
- Biết cách lập kế hoạch và tổ chức thực hiện những quy trình dạy học làm
đồ chơi hiệu quả và tích cực tại những môi trường học tập được bố trí hợp lý và tạo cảm hứng học tập tích cực cho học sinh, bao gồm cả trong và ngoài lớp học
- Có thể tổ chức dạy học sinh làm đồ chơi mĩ thuật một cách linh hoạt và sáng tạo, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tế văn hóa, cơ sở vật chất tại địa phương
- Thực hiện và hỗ trợ hoạt động làm đồ chơi mĩ thuật theo chủ đề và có sự tích hợp dựa trên các nội dung của chương trình hiện hành
- Biết cách tổ chức và đánh giá liên tục quá trình học mĩ thuật để phát triển các năng lực học tập, khả năng sáng tạo và kĩ năng sống cho mỗi học sinh
- Chia sẻ và giúp cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội nhận thấy được tầm quan trọng của mĩ thuật và hoạt động giáo dục mĩ thuật nói chung và việc làm đồ chơi sáng tạo nói riêng trong nhà trường, trong cuộc sống hiện tại và tương lai
- Đề xuất một số giải pháp làm đồ chơi thông qua bài học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đồng thời tăng cường ý thức bảo vệ môi trường sống cho học sinh qua việc hướng dẫn tái chế rác thải
1.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Việc lựa chọn kiến thức, nội dung chủ đề trong chương trình “Mĩ thuật lớp
1, 2, 3, 4” để xây dựng các kĩ năng mới mẻ, lý thú thông qua việc làm đồ chơi rất thực tế, gần gũi với tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh khối lớp 1,
2, 3, 4 trường Tiểu học Ngọc Khê 2 - Ngọc Lặc - Thanh Hóa chính là đối tượng
Trang 4nghiên cứu của đề tài mà tôi áp dụng
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau :
liên quan đến phương pháp dạy học Mỹ thuật cho học sinh tiểu học; đọc nghiên cứu sách và tài liệu tham khảo,
+ Phương pháp khảo sát thực tiễn: Khảo sát thực trạng để nắm được chất
lượng dạy và học môn Mỹ thuật đối với học sinh khối lớp 1, 2, 3, 4 ở trường Tiểu học Ngọc Khê 2
+ Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học tập của học sinh trên lớp + Phương pháp thực nghiệm, đàm thoại, đối chiếu so sánh:Kiểm nghiệm tính khoa học, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất: Tiến hành dạy thử nghiệm rồi kiểm tra đánh giá chất lượng
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
a Vai trò của việc làm đồ chơi thông qua bài học nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục môn mỹ thuật tại trường tiểu học Ngọc Khê 2 - Ngọc Lặc:
Việc giáo dục và rèn luyện cho trẻ yêu thích học môn học Mĩ thuật cũng như cách làm đồ chơi thông qua việc dạy và học theo phương pháp mới nhằm giúp trẻ phát triển hoàn thiện các kiến thức về tài, đức, mĩ, dục
Thấu hiểu tâm sinh lý lứa tuổi của các em và những mong muốn được tự làm ra những sản phẩm, những món đồ chơi yêu thích, thật ý nghĩa Mục đích của đề tài này là giúp cho học sinh biết ứng dụng bài học vào cuộc sống, biết quý trọng sản phẩm mình làm ra cũng như biết giữ gìn đồ vật xung quanh mình Quan trọng hơn thông qua đó các em dần nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ tái chế để thế hệ các em và các thế hệ sau nữa sẽ có nhận thức cao về việc bảo vệ môi trường sống xung quanh mình Qua đó giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của những đồ vật tưởng như là đồ “ bỏ đi”, trở thành những sản phẩm hữu ích mang tính ứng dụng cao để các em được giải trí sau những buổi học căng thẳng, để cuộc sống của các em thêm phong phú màu sắc, thêm phần thú vị
b Nội dung dạy học ở môn Mỹ thuật có sử dụng làm đồ chơi của học sinh khối 1, 2, 3, 4
- Các chủ đề có sử dụng làm đồ chơi thông qua bài học là:
Bài 2: Những con vật dưới đại dương
Bài 1: Phương tiện giao thông; Bài 2: Cặp sách xinh xắn (Chủ đề: Đường đến trường em)
+ Lớp 3:
Bài 2: Những sinh vật nhỏ trong vườn; Bài 3: Khu vườn kì diệu (Chủ đề:
Trang 5Khu vườn nhỏ)
Bài 3: Phong cảnh mùa thu (Chủ đề: Mùa thu quê em)
Bài 3: Khu vườn kì diệu
Bài 2: Những sinh vật nhỏ trong vườn
Bài 1: Đồ vật thân quen; Bài 2: Người em yêu quý (Chủ đề: Mái ấm gia đình)
Bài 2: Con vật ngộ nghĩnh (Chủ đề: Góc học tập của em)
Bài 3: Khu vườn kì diệu (Chủ đề: Khu vườn nhỏ)
Chủ đề: Đô thị ngày nay
+ Lớp 4:
Bài 3: Món ăn truyền thống
Bài 2: Hoạt cảnh với nhân vật 3D
Bài 1: Sản phẩm mĩ thuật với các lớp cảnh; Bài 3: Tạo hình động vật từ vật liệu đã qua sử dụng; Bài 4: Mô hình khu bảo tồn thiên nhiên (Chủ đề: Thế giới
tự nhiên)
Bài 2: Nhân vật với trang phục dân tộc (Chủ đề: Quê hương- Đất nước)
Bài 1: Tạo hình của nhà Rông; Bài 2: Hoạt cảnh với nhân vật 3D (Chủ đề: Cuộc sống quanh em)
Bài 1: Đồ gia dụng quen thuộc (Chủ đề: Đồ dùng hữu ích)
Bài tổng kết: Mô hình bài học từ nhũng mảnh ghép
Cách 1: Gắn kết từ những vật liệu tìm được
+ Thành viên trong nhóm thống nhất nội dung chủ đề, lựa chọn vật liệu tìm được trước tiên làm việc cá nhân sau khi được nhóm trưởng giao nhiệm vụ để tạo kho sản phẩm
+ Nhóm sắp đặt sản phẩm theo nội dung chủ đề cho đẹp mắt
+ Chọn thành viên trình bày ý tưởng hoặc cùng chơi trò chơi đóng vai Cách 2: Dùng màu acrylic vẽ lên các chất liệu
+ Có thể vẽ phác hình ảnh, nội dung muốn thể hiện lên các chất liệu như bề mặt đá, lá cây, lọ nhựa
+ Tạo những hình ảnh phụ, liên kết không gian với hình ảnh chính
+ Sau khi tạo được sản phẩm hướng học sinh lên trình bày ý tưởng và mục đích sử dụng thiết thực như: trang trí bàn học, góc học tập hay làm đồ chặn trang sách nghệ thuật
2.2 Thực trạng của đề tài
a Thực trạng chung của việc dạy học môn mĩ thuật nói chung và cách làm đồ
chơi thông qua bài học nói riêng ở các nhà trường trên địa bàn huyện Ngọc Lặc
- Qua nhiều năm chính thức áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy mĩ
Trang 6thuật ở Trường Tiểu học Ngọc Khê 2 tính tới thời điểm hiện tại, học sinh đã quen và thực hiện tương đối tốt mô hình học tập mới này Áp lực học tập không còn là vấn đề với các em Mặt khác, các em được thỏa thích với những sáng tạo thú vị, được trao đổi, học hỏi từ bạn, từ thầy cô, từ sách báo, internet rất nhiều
- Một số trường tiểu học trên địa bàn huyện Ngọc Lặc chưa có giáo viên mĩ thuật, việc dạy môn mĩ thuật do giáo viên văn hóa hay giáo viên chủ nhiệm phụ trách dạy, chính vì vậy mà việc dạy và học môn mĩ thuật không được chuyên sâu Chính vì vậy một số nơi giáo viên và học sinh chưa thực sự hiểu dạy và học
mĩ thuật theo phương pháp mới là như thế nào
- Một số phụ huynh và học sinh chưa nhận thức được vai trò của môn mĩ thuật để góp phần phát triển và hoàn thiện trí tuệ cảm xúc trong mỗi con người nói chung và các em học sinh nói riêng
Chính vì lẽ đó bước đầu tiếp cận với “cách làm đồ chơi thông qua bài học”
các em lại càng bỡ ngỡ và không khỏi lúng túng Muốn tạo sản phẩm ta cần rất nhiều đồ vật đã qua sử dụng như: giấy bìa, lon bia, hộp giấy, dây thừng, vải vụn,
lá cây Ngoài ra ta còn cần thêm keo dán, keo nến, băng dính 2 mặt, kéo, giấy màu, giấy A3, A4, màu vẽ, để thực hiện được giáo viên rất cần sự chung tay của phụ huynh học sinh
b Thực trạng về dạy học cách làm đồ chơi thông qua bài học ở trường Tiểu học Ngọc Khê 2 trước khi áp dụng biện pháp:
* Thuận lợi:
- Về phía nhà trường:
+ Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để việc dạy và học môn mĩ thuật trong nhà trường được tốt, nhất là với phương pháp học mĩ thuật mới Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học đã có thêm: Giá vẽ, bảng vẽ, sách giáo khoa mới…
+ Giáo viên luôn được sự quan tâm của các ngành cấp trên, đặc biệt là của ban Giám hiệu nhà trường, thường xuyên động viên, khuyến khích giáo viên áp
dụng phương pháp mới vào giảng dạy
- Về phía giáo viên:
+ Bản thân tôi là giáo viên có thâm niên gần 20 năm, tinh thần nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn
+ Chưa có phòng học chức năng, chưa có nơi bảo quản sản phẩm học sinh làm ra
+ Các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy theo phương pháp mới còn
nhiều hạn chế
+ Tiết học xé nhỏ 35 phút, do đặc thù của trường không cho phép
- Về phía giáo viên:
+ Trang thiết bị và tài liệu phục vụ môn học còn ít nên giáo viên bị hạn chế
Trang 7- Về phía cha mẹ học sinh:
+ Học sinh chủ yếu là con em dân tộc, số còn lại là con em cán bộ và hộ kinh doanh Điều kiện kinh tế gia đình phần lớn còn khó khăn, trình độ dân trí
và nhận thức của đại bộ phận cha mẹ học sinh chưa cao Vì vậy việc đầu tư, quan tâm chăm lo cho con em học hành chưa được các gia đình ủng hộ, cho rằng
đó là các môn phụ không quan trọng, đến trường là để học các môn văn hóa…
* Suy nghĩ của HS khối 1, 2, 3, 4 về cách làm đồ chơi thông qua bài học đầu năm học 2023 - 2024
Số HS Không thích Bình thường Thích Rất thích
44 26,8 58 35,4 39 23,8 23 14,0 Khối 2 177 46 26,0 70 39,5 45 25,5 16 9,0 Khối 3 184 49 26,6 89 48,4 29 15,8 17 9,2 Khối 4 164 48 29,3 61 37,2 31 18,9 24 14,6
Từ kết quả thực trạng trên cho thấy chất lượng học tập của học sinh còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập Với mong muốn giúp học sinh mạnh dạn, tự tin phát huy tính sáng tạo, năng khiếu của mình trong môn mỹ thuật, giúp các em nhận biết và vẽ được những bức tranh đẹp, tạo được những sản phẩm thú vị theo cảm nhận riêng của mình tôi đã mạnh dạn
nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Cùng học sinh làm đồ chơi thông qua bài học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục môn Mĩ thuật tại trường Tiểu học Ngọc Khê 2 – Ngọc Lặc”
2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề:
Để những tiết dạy có đủ vật dụng cho học sinh thực hành, tôi thường phải
tự chuẩn bị đồ dùng học tập cho các em Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi đã phải tích cực tạo ra đồ dùng dạy học bằng những vật liệu có sẵn tại địa phương
để hướng dẫn các em thông qua các bài học ứng dụng kiến thức để làm đồ chơi vừa có thêm kĩ năng sống, vừa yêu thích sáng tạo và có hứng thú học tập hơn Trong công tác chuẩn bị cho hoạt động thực hành của học sinh, tôi đặc biệt quan tâm, thực hiện tốt việc khử trùng, phơi khô các loại rác thải dùng để tái chế
và rửa tay với xà phòng, sát khuẩn tay sạch sẽ cho học sinh sau tiết thực hành Tính ứng dụng: Đối với sản phẩm này các em có thể tạo thành những chiếc găm lá xinh đẹp, tạo thành tranh để trang trí góc học tập ở nhà cũng như ở lớp học, hay xây dựng nên câu chuyện cho các nhân vật để cùng kể cho nhau nghe
hay cùng nhau vui chơi
Trang 82.3.1 Giải pháp 1: Khơi gợi sự yêu thích bộ môn mỹ thuật thông qua hướng dẫn học sinh làm đồ chơi
a Đưa trò chơi dân gian tò he vào bài dạy mĩ thuật
Hướng dẫn học sinh làm tò he thông qua bài nặn để học sinh biết và yêu thích
hơn những đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, đặc biệt là vùng Bắc Bộ
- Chuẩn bị: que tre dài 20cm, đất nặn nhiều màu,…
- Các bước hướng dẫn:
Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột nhưng để thuận tiện hơn với việc dạy và học tôi cho học sinh thay thế bằng đất sét, đất nặn tự khô( không ăn được như bột nếp và bột
tẻ nhưng lại chơi được rất lâu)
Hình ảnh nghệ nhân trong trang phục xưa đang nặn nặn tò he
(sưu tầm trên mạng internet)
+ Bước 1: hướng dẫn học sinh nặn từng bộ phận con vật( chọn màu theo ý thích) rồi ghép các bộ phận con vật
Sản phẩm nặn của học sinh lớp 3A5 - trường Tiểu học Ngọc Khê 2,
từ nguồn: Đỗ Thu Hà - năm học 2023-2024
Sản phẩm nặn lớp 4: Bài 3: “Món ăn truyền thống” từ nguồn: Đỗ Thu Hà
Trang 9+ Bước 2: sau đó cắm que đã chuẩn bị sẵn qua thân con vật hoặc con người,… ta đã có sản phẩm rối vô cùng sinh động, đẹp mắt
Hình ảnh học sinh trường Tiểu học Ngọc Khê 2 nặn và chơi tò he,
từ nguồn: Đỗ Thu Hà - năm học 2023-2024
+ Bước 3: Tạo thêm cảnh vật xung quanh để phù hợp với hình tò he
Hình ảnh giáo viên đang hướng dẫn học sinh lớp 1A2, trường Tiểu học Ngọc Khê 2 với
từ nguồn: Đỗ Thu Hà - năm học 2023-2024
Trang 10+ Bước 4: Hướng dẫn học sinh chơi để phát triển trí tuệ và kĩ năng như: gợi
ý các em nặn theo nhân vật truyện cổ tích có sẵn hoặc câu chuyện sáng tạo về tình bạn, tình yêu gia đình, và rút ra bài học cuộc sống,…sau đó nhóm bạn sẽ biểu diễn phân vai nhân vật hoặc mục đích sử dụng làm sản phẩm trang trí cho góc học tập
Tiết học sáng tạo cùng lá cây khối 2, 3 trường Tiểu học Ngọc Khê 2,
từ nguồn: Đỗ Thu Hà - năm học 2023-2024
+ Bước 2: Tương tự như cắt dán trên giấy màu, giáo viên hướng dẫn học sinh chọn màu lá phù hợp để cắt, dán hình bằng băng dính hai mặt,…Đối với học sinh chọn vẽ lá hoặc cắt hình con trâu thì hướng dẫn học sinh cắt hình đôi sừng, buộc dây phần cuống lá, dùng màu acrylic vẽ mắt mũi , miệng và vẽ lên bề mặt lá những hình đơn giản như: hoa, ông mặt trời, hình cơ bản, đường diềm để trang trí… cho phù hợp
Trang 11Sản phẩm của tiết học mĩ thuật lớp 3: Bài 2: Những sinh vật nhỏ trong vườn, Bài 3: Khu vườn
từ nguồn: Đỗ Thu Hà - năm học 2023-2024
+ Bước 3: Cho các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản, có thể tích hợp với môn
Âm nhạc giáo dục học sinh biểu diễn bài hát với chủ đề đã học, thông qua đó giúp các
em mạnh dạn, tự tin và đoàn kết hơn Có thể tích hợp với môn Tiếng Việt giáo dục học sinh viết kịch bản diễn rối hay biểu diễn các hoạt động để từ đó biết trân trọng người lao động, hình thành ước mơ cho các em, phân biệt thiện ác
+ Bước 4: Nhận xét, đánh giá: Cho các nhóm nhận xét, đánh giá, chia sẻ,
để phát huy những điều hay, cách thể hiện phong phú…
c Sử dụng nguyên vật liệu tái chế đã qua xử lý để làm đồ chơi
- Chuẩn bị: đá cuội nhẵn to nhỏ nhiều hình thù, dây len, nắp chai nhiều
màu, màu vẽ acrylic, cành cây nhỏ,vỏ: ngao, sò, ốc, hến, keo, giấy bìa…
- Các bước hướng dẫn:
+ Bước 1: gợi ý nhóm học sinh lựa chọn đề tài phù hợp: chủ đề tạo hình
con vật, hình hoa, tranh hay bưu thiếp khổng lồ, vẽ trang trí trên đá theo ý thích,
Trang 12
Học sinh thực hành vẽ trên đá và sản phẩm tạo hình từ nguyên vật liệu
tái chế môn mĩ thuật khối 2, 3 trường Tiểu học Ngọc Khê 2,
từ nguồn: Đỗ Thu Hà - năm học 2023-2024
+ Bước 2: chọn viên đá, nắp chai phù hợp để vẽ hoặc gắn kết lại thành các
hình theo ý, có thể tạo hình 3D ngôi nhà, cây, các đồ vật, tranh hột hạt rồi dùng
keo gắn chặt lên giấy bìa chuẩn bị sẵn…
Sản phẩm tranh “Những con vật dưới đại dương”(lớp 2),“Khu vườn kì diệu” (lớp 3),
“Những sinh vật nhỏ trong vườn”(lớp 3) tạo hình từ nguyên vật liệu tái chế môn mĩ thuật khối 2, 3 trường Tiểu học Ngọc Khê 2, từ nguồn: Đỗ Thu Hà - năm học 2023-2024
Trang 13+ Bước 3: Có thể kết hợp nặn, vẽ, cắt dán để tạo sản phẩm đẹp mắt
Người em yêu quý (Chủ đề: Mái ấm gia đình), từ nguồn: Đỗ Thu Hà - năm học 2023-2024
+ Bước 4: Cho các nhóm thảo luận, chơi trò chơi đóng vai xây dựng kịch bản về nhà trường, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường… thông qua đó giúp các em mạnh dạn, tự tin và có ý thức bảo vệ môi trường Có thể tích hợp với môn Tiếng Việt giáo dục học sinh viết kịch bản diễn rối hay biểu diễn các hoạt động, các em thuyết trình về mô hình, sản phẩm của nhóm mình để từ đó biết trân trọng người lao động, hình thành ước mơ cho các em, để các em thêm yêu
thiên nhiên và cuộc sống hơn
Giáo viên hướng dẫn học sinh khối 4 chơi ảo thuật với sắc màu qua bài 2: Nhân vật với trang phục dân tộc, Giáo viên cùng chơi đóng vai với học sinh trong bài 1: Sản phẩm mĩ thuật với các lớp cảnh; Khối 2 học sinh thực hành bài 1: Phương tiện giao thông; Khối 3: Giáo viên
Trang 14e Mặt nạ dễ thương của em
- Chuẩn bị: Giấy A4, giấy thủ công, bìa vỏ hộp, màu vẽ, khẩu trang y tế,
keo dán…
- Các bước hướng dẫn:
+ Bước 1: Vẽ, xé dán tạo hình trục mặt con thú, các nhân vật thần tiên, con
vật, ma quỷ, siêu nhân… phát huy trí tưởng tượng phong phú
Mặt nạ làm từ nguyên vật liệu tái chế của các em học sinh trường Tiểu học Ngọc Khê 2
qua bài 1: Mặt nạ trung thu (Chủ đề: mùa thu quê em) (Khối 3)
từ nguồn: Đỗ Thu Hà - năm học 2023-2024
+ Bước 2: Vẽ các bộ phận mắt, mũi, miệng, tai, các đặc điểm nhân vật + Bước 3: Tô màu, trang trí biểu cảm đẹp, thẩm mĩ
+ Bước 4: Cắt rời những chiếc mặt nạ, dán lên giấy bìa, buộc dây đeo + Bước 5: Cho các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản Khi tham gia các lễ hội: Trung thu, diễn kịch… các em đeo mặt nạ giao lưu văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện theo vai… giúp các em mạnh dạn tự tin trong giao tiếp hơn Dùng con rối biểu diễn các động tác theo kịch bản của nhóm Nhận xét, đánh giá: Cho các nhóm nhận xét, đánh giá, chia sẻ, để phát huy những điều hay, cách thể hiện phong phú…
2.3.2 Giải pháp 2: Hoạt động ngoại khóa: Vẽ tranh tường và trang trí lớp học; Thi vẽ tranh tuyên truyền, triển lãm tranh, góc stem, đồ chơi thân thiện với môi trường
Vì nhà trường chưa có phòng học đa năng để cất giữ sản phẩm của học sinh nên tất cả những sản phẩm của các em hoàn thành tôi đã kết hớp với Giáo viên chủ nhiệm của các lớp giành ra 1 ngăn tủ của lớp để lưu giữ sản phẩm của học sinh nhằm phục vụ cho việc trưng bày sản phẩm theo chủ đề, chủ điểm
a Vẽ tranh tường và trang trí lớp học
- Công việc cần làm: Vào đầu năm học mới giáo viên mỹ thuật phối kết hợp
với giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh trang trí các góc học tập, đây là một công việc được ưu tiên hàng đầu Ngoài ra giáo viên mỹ thuật còn hỗ trợ việc vẽ chân tường các lớp thêm bắt mắt và trang trí các góc học tập, vẽ tranh tường nhà vệ sinh
- Mục đích: Ngoài các góc như Tiếng Việt, Toán học,…thì tôi luôn tư vấn cho
giáo viên chủ nhiệm dành một góc để treo, trưng bày những sản phẩm mĩ thuật do chính tay các em làm ra qua các bài học cụ thể Mục đích là làm phong phú thêm
bộ sưu tập môn mĩ thuật, hơn nữa học sinh rất thích thi đua làm bài và vô cùng tự hào, hãnh diện khi được tuyên dương và treo sản phẩm của mình trước lớp Sau
Trang 15nhiều năm tường lớp không còn được sáng đẹp nên vẽ tranh tường vừa có ý nghĩa làm đẹp mà vừa giúp lớp học thêm sáng đẹp hơn, các em học sinh tỏ ra rất thích thú
Vẽ tranh tường nhà vệ sinh, chân tường và treo sản phẩm mỹ thuật các lớp học3 khu của trường Tiểu học Ngọc Khê 2 - Ngọc Lặc - Thanh Hóa, từ nguồn GV: Đỗ Thu Hà - năm học 2023-2024
- Giải pháp thực hiện: trường Tiểu học Ngọc Khê 2 có tới 3 khu, tổng 30
lớp, vì thế để giúp được nhiều đồng nghiệp nhất có thể bản thân tôi cùng các đồng chí giáo viên chủ nhiệm luôn chủ động thực hiện trang trí sớm trước khi bước vào năm học mới, bố trí thời gian ngoài giờ làm công tác khác và cả thứ 7, chủ nhật Tôi chọn cách vẽ tranh tường và hướng dẫn học sinh tìm các chất liệu như vỏ sò, dây thừng, giấy xốp,… trang trí để hợp với tính cách của trẻ tạo sự mới mẻ, hướng dẫn học sinh cùng thực hiện, hướng tới hành động sử dụng đồ tái chế giáo dục cốt lõi là các em biết bảo vệ môi trường nhưng vẫn sinh động giúp học sinh cảm thấy thích đến trường, thấy lớp học gần gũi, đẹp mắt
- Kết quả: Quả đúng như mong đợi, học sinh vào lớp với thái độ vui vẻ, ngạc
nhiên khi lớp mình được khoác lên bộ áo xinh đẹp, lại được cùng cô vẽ tranh, bức tường không chỉ là màu vàng xưa cũ mà nay đã như những bức tranh nhỏ, đẹp mắt Học sinh thêm yêu trường yêu lớp, xem trường học như ngôi nhà thứ hai của mình
Trang 16b Thi vẽ tranh tuyên truyền
Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền và nói chuyện, thuyết trình với các thầy cô giáo và các bạn để chia sẻ tình cảm, đem
đến thông điệp để tuyên truyền các nội dung, chủ đề về “Bảo vệ môi trường”;
“Phòng chống Covid”, “Tuyên truyền An toàn giao thông”,…và thực hiện các
phong trào thi đua theo các chủ đề của năm học
- Chuẩn bị: Màu vẽ, bút lông, giấy vẽ A0, A3, A4, bút chì,…
Niềm vui của các em học sinh bên bức tranh vẽ chủ đề “Bảo vệ môi trường”,
từ nguồn: Đỗ Thu Hà - năm học 2023 - 2024