Theo quan điểm truyền thốngchiến lược là việc xác định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của một tổ chứcđể từ đó đưa ra các chương trình hành động cụ thể cùng với việc sử dụngcác nguồn lực mộ
Mục tiêu nghiên cứu
Hoạt động, cơ cấu, tình hình phát triển kinh tế các năm gần đây của EVN
Tìm hiểu và phân tích chiến lược phát triển của EVN ở 3 khâu là sản xuất, truyền tải và phân phối Các chiến lược giúp EVN phát triển trong thời đại của năng lượng tái tạo và sự chuyển đổi số Giữ vững an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy kính tế-xã hội ngày càng phát triển.
Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phân tích chiến lược phát triển của Tập đoàn điện lựcViệt Nam EVN
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh
Thuật ngữ chiến lược xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa để chỉ ra các kế hoạch lớn và dài hạn trên cơ sở chắc chắn rằng cái gì đối phương có thể làm được, cái gì đối phương không thể làm được Từ đó thuật ngữ chiến lược kinh doanh ra đời Theo quan điểm truyền thống chiến lược là việc xác định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của một tổ chức để từ đó đưa ra các chương trình hành động cụ thể cùng với việc sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Theo Alfred Chandler “Chiến lược bao gồm những mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động, phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”. Theo William J Gluech: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của tổ chức sẽ được thực hiện.
Theo Fred R David: “ Chiến lược là những phương tiện đạt tới mục tiêu dài hạn Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hoá hoạt động, sở hữu hoá, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh”.
Theo Michael E Porter: “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”.
Như vậy, có thể hiểu: Chiến lược kinh doanh là tập hợp các quyết định (mục tiêu, đường lối, chính sách, phương thức, phân bổ nguồn lực…) và phương châm hành động để đạt được mục tiêu dài hạn, phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, giúp tổ chức đón nhận những cơ hội và vượt qua nguy cơ từ bên ngoài một cách tốt nhất.
- Chiến lược là công cụ thể hiện tổng hợp các mục tiêu dài hạn của tổ chức, doanh nghiệp Mục tiêu của các doanh nghiệp là các tiêu đích cụ thể mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình Việc cụ thể hoá, văn bản hoá các mục tiêu của doanh nghiệp thông qua chiến lược sẽ giúp cho các thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức nhận thức rõ họ muốn đi tới đâu, vì vậy họ biết họ cần làm gì Chính điều đó giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu của mình một cách dễ dàng hơn.
- Chiến lược gắn liền các mục tiêu phát triển trong ngắn hạn ở bối cảnh dài hạn Trong môi trường kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp luôn phải vận động một cách linh hoạt để thích nghi với môi trường Tuy nhiên sự vận động có thể làm lệch pha và làm triệt tiêu sự phát triển lâu dài Chính chiến lược với các mục tiêu chiến lược sẽ đem lại cho các nhà quản trị một định hướng dài hạn Và như vậy, việc giải quyết các vấn đề ngắn hạn trong khuôn khổ của định hướng dài hạn sẽ đem lại sự phát triển vững chắc cho doanh nghiệp Các mục tiêu dài hạn cũng là cơ sở quan trọng cho các mục tiêu ngắn hạn.
- Chiến lược góp phần đảm bảo cho việc thống nhất và định hướng các hoạt động của doanh nghiệp Trong quá trình tồn tại và phát triển, với xu hướng phân công lao động ngày càng mạnh mẽ theo cả chiều sâu và bề rộng, chính vì vậy các công việc của tổ chức được thực hiện ở nhiều bộ phận khác nhau Sự chuyên môn hoá đó cho phép nâng cao hiệu quả của công việc, tuy nhiên các bộ phận chỉ quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả của bộ phận mình làm và lại thiếu sự liên kết tổng thể và thường không đi theo mục tiêu chung của tổ chức Chính vì thế có khi các hoạt động lại cản trở nhau gây thiệt hại cho mục tiêu của tổ chức, đó là nguyên nhân của tình trạng thiếu một chiến lược của tổ chức Do đó chiến lược góp phần cung cấp một quan điểm toàn diện và hệ thống trong việc xử lý các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn kinh doanh nhằm tạo nên một sức mạnh cộng hưởng của toàn bộ các bộ phận, các cá nhân trong doanh nghiệp hướng tới một mục tiêu duy nhất đó là mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Chiến lược giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức nắm bắt được các cơ hội thị trường và tạo thế cạnh tranh trên thương trường.Thống nhất quá trình hoạt động nhằm đạt đến các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược của doanh nghiệp, và như vậy sẽ thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hữu hạn có hiệu quả nhất Do đó các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhanh nhất các cơ hội trên thương trường, tận dụng tối đa khả năng sẵn có để tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới Những vai trò cơ bản của chiến lược đã khẳng định sự cần thiết khách quan của chiến lược trong hoạt động quản trị nói chung và quản trị kinh doanh nói riêng trong một nền kinh tế hiện đại Vì thế việc tiếp cận và áp dụng chiến lược là một vấn đề rất cần thiết hiện nay.
Nội dung chiến lược kinh doanh
1.2.1 Xác định sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức
Các nhà thiết lập chiến lược phải đối mặt với rất nhiều đòi hỏi khác nhau mà những người đưa ra những đòi hỏi này tin rằng sự ra đời của doanh nghiệp là nhằm phục vụ lợi ích của họ Các đòi hỏi này xuất phát từ phía cổ đông, người lao động, nhà cung ứng, khách hàng, chính phủ, và các cộng đồng Chính vì thế, các đòi hỏi này phải được đánh giá, sắp xếp theo trình tự ưu tiên, vì vậy nó có vai trò định hướng hoạt động quá trình ra quyết định của tổ chức Xác định mục tiêu của tổ chức không phải là vấn đề mang tính lý thuyết đơn thuần, đó là vấn đề mà các nhà lập chiến lược phải đối đầu thường xuyên Do đó, việc tìm hiểu về vấn đề này là rất cần thiết cho các nhà thiết lập chiến lược và cả những người nghiên cứu
1.2.1.1 Xác định sứ mệnh của tổ chức
Sứ mệnh của tổ chức bao gồm tất cả các quan điểm cơ bản của giai đoạn xuất phát và nó sẽ định hướng tổ chức theo một hướng nhất định(Latin Mittere to send; Cumming and Davies, 1994).
Hình 1 1: Các bước xác lập bản tuyên bố sứ mệnh
Thông thường việc xác lập một bản tuyên bố sứ mệnh là một tiến trình liên tục trải qua sáu bước cơ bản:
Bước 1: Hình thành ý tưởng ban đầu về sứ mệnh kinh doanh. Bước 2: Khảo sát môi trường bên ngoaì và nhận định các điều kiện nội bộ.
Bước 3: Xác định lại ý tưởng về sứ mệnh kinh doanh.
Bước 4: Tiến hành xây dựng lại bản sứ mệnh của công ty.
Bước 5: Tổ chức thực hiện bản sứ mệnh của công ty.
Bước 6: Xem xét và điều chỉnh bản sứ mệnh.
Khi xây dựng bản sứ mệnh không những cần xem xét mong muốn của người chủ sở hữu, nhà lãnh đạo mà còn phải chú ý tới các nhân tố bên trong và bên ngoài công ty.
1.2.1.2 Xác định mục tiêu chiến lược Đối với mỗi doanh nghiệp mục tiêu có thể là mục tiêu dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn Các nhà kinh tế giả thiết rằng doanh nghiệp ấn định mục tiêu của mình trong 8 yếu tố chủ yếu.
Vị thế thị trường. Đổi mới.
Nguồn tài chính và hậu cần.
Phát triển và hiệu năng của cán bộ.
Thái độ và hiệu năng của công nhân.
Trách nhiệm đối với xã hội.
Nếu thiếu 1 trong 8 yếu tố trên sẽ làm nảy sinh những hậu quả nghiêm trọng cho toàn doanh nghiệp Để việc ấn định các mục tiêu trong ngắn hạn không làm phương hại tới các mục tiêu dài hạn, đòi hỏi phải có một sự cân bằng giữa các mục tiêu này.
Việc ấn định mục tiêu không phải là vấn đề hoàn toàn giản đơn hay mang tính chủ quan để có một mục tiêu phù hợp đối với doanh nghiệp mục tiêu phải thoả mãn một trong các nhân tố sau:
- Tính cụ thể: Mục tiêu cần làm rõ liên quan đến những vấn đề gì? Tiến độ thực hiện như thế nào? Và kết quả cuối cùng cần đạt được? Mục tiêu càng cụ thể thì càng dễ hoạch định chiến lược thực hiện mục tiêu đó. Tính cụ thể bao gồm cả việc định lượng các mục tiêu, các mục tiêu cần được xác định dưới dạng các chỉ tiêu cụ thể.
- Tính khả thi: một mục tiêu đặt ra phải có khả năng thực hiện được, nếu không sẽ là phiêu lưu hoặc phản tác dụng Do đó, nếu mục tiêu quá cao thì người thực hiện sẽ chán nản, mục tiêu quá thấp thì sẽ không có tác dụng.
- Tính thống nhất: các mục tiêu đề ra phải phù hợp với nhau để quá trình thực hiện một mục tiêu này không cản trở đến việc thực hiện các mục tiêu khác Các mục tiêu trái ngược thường gây ra những mâu thuẫn nội bộ doanh nghiệp, do vậy cần phải phân loại thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu Tuy nhiên các mục tiêu không phải hoàn toàn nhất quán với nhau, khi đó cần có những giải pháp dung hòa trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra.
- Tính linh hoạt: những mục tiêu đề ra phải có thể điều chỉnh được cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường nhằm tránh được những nguy cơ và tận dụng những cơ hội Tuy vậy, khi thay đổi những mục tiêu cũng cần phải thận trọng vì sự thay đổi này phải đi đôi với những thay đổi tương ứng trong các chiến lược liên quan cũng như các kế hoạch hành động Xác định mục tiêu cho từng giai đoạn vừa phải căn cứ vào bản tuyên bố sứ mệnh vừa phải tính đến sự tác động của các yếu tố khách quan khác Đó là các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty.
1.2.2 Phân tích đánh giá môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm: Môi trường vĩ mô và Môi trường vi mô (Môi trường tổng quát hay Môi trường đặc thù). Môi trường vĩ mô:
- Yếu tố kinh tế: Bao gồm các hoạt động, các chỉ tiêu kinh tế của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể, khi nền kinh tế phát triển và thu nhập cá nhân của người dân tăng lên dẫn đến hoạt động giao thương giữa Việt Nam và các nước tăng do đó nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế cũng tăng theo Các chỉ tiêu liên quan cụ thể như:
Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm
Thu nhập bình quân đầu người/năm
- Yếu tố chính trị - pháp luật: Việt Nam là nước có tình hình chính trị ổn định trong khu vực và trên thế giới, đây là điều kiện tốt để các nhà đầu tư nước ngoài an tâm khi đầu tư vào làm ăn buôn bán tại Việt Nam Kế đến, chính phủ Việt Nam đang dần hoàn thiện hệ thống luật để ngày càng phù hợp với luật quốc tế Tuy nhiên, dù đã có những tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn phức tạp, rườm rà và thay đổi cần phải tiếp tục điều chỉnh trong thời gian tới Do đó, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật và nắm rõ luật để hạn chế nguy cơ do yếu tố này mang lại.
- Yếu tố văn hóa - xã hội: Bao gồm các tập tục, truyền thống, phong cách sống của người dân, quan điểm tiêu dùng, thói quen mua sắm đều có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố trên có thể đem lại cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng đồng thời cũng là nguy cơ cho doanh nghiệp khác, vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm nghiên cứu kỹ khi xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh …
- Yếu tố công nghệ và kỹ thuật: Sự phát triển như vũ bão của công nghệ và kỹ thuật trong những thập niên gần đây đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như không ít nguy cơ cho tất cả các doanh nghiệp, sự phát triển công nghệ mới làm cho các công nghệ cũ trở nên lạc hậu Sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật tiên tiến làm rút ngắn vòng đời sản phẩm nên đòi hỏi phải thích ứng nhanh chóng Doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ và ứng dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh để tăng cường khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
Cách xây dựng chiến lược kinh doanh
Để có được một chiến lược kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp phải trải qua quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh theo từng bước, bao gồm:
Thiết lập mục tiêu của công ty Điều đầu tiên của việc tiến hành kinh doanh là phải xác định đúng mục tiêu kinh doanh Đây là toàn bộ kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định Mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra có thể là mục tiêu trong khoảng thời gian ngắn hạn hoặc dài hạnh Phải xác định rõ số liệu về mục tiêu doanh thu, thương hiệu hay thị phần trên thị trường. Đánh giá vị trí hiện tại
Có câu “Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng” Doanh nghiệp phải xác định được vị trí của mình trên thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh Chúng ta cần phải xác định được quy mô hiện tại của doanh nghiệp bao gồm cả nguồn lực về nhân sự, tài chính, kỹ thuật… Đánh giá văn hóa doanh nghiệp như tầm nhìn, giá trị cốt lõi, con người, lịch sử công ty hay môi trường làm việc
Một điều nữa vô cùng quan trong là việc đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đây là bước then chốt để có thể đánh giá vị trí hiện tại của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai.
Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp kinh doanh dựa vào nhu cầu của của thị trường. Doanh nghiệp bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái doanh nghiệp có, vì vậy phải xác định rõ thị trường đang cần gì để có thể đáp ứng nhu cầu đó của thị trường
Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng vậy, nghiên cứu đối thủ để biết được hiện nay trên thị trường đang cung cấp sản phẩm dịch vụ nào giống mình Từ đó có thể đưa ra những nhận xét đánh giá đối thủ dựa trên vị trí của khách hàng và rút được ra cho mình những định hướng tốt hơn cho khách hàng Việc nghiên cứu đối thủ cũng giúp cho doanh nghiệp tìm ra phát huy được ưu điểm của mình, đồng thời khắc phục được hạn chế, vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Chiến lược sản phẩm trong chiến lược kinh doanh
Sứ mệnh của EVN là: Cung cấp điện với chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn, đảm bảo trách nhiệm với môi trường và cộng đồng. Với Tầm nhìn: EVN là tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và khu vực châu Á.
Các giá trị cốt lõi của EVN bao gồm 5 giá trị: Niềm tin, Chất lượng, Tiên phong, Sáng tạo, Trách nhiệm.
1.Khối các Công ty / Tổng Công ty nguồn điện oTổng Công ty Phát điện 1 oTổng Công ty Phát điện 2 - Công ty Cổ phần oTổng Công ty Phát điện 3 - Công ty Cổ phần oCông ty Thủy điện Hòa Bình oCông ty Thủy điện Sơn La oCông ty Thủy điện Huội Quảng – Bản Chát oCông ty Thủy điện Tuyên Quang oCông ty Thủy điện Ialy oCông ty Phát triển Thủy điện Sê San oCông ty Thủy điện Trị An oCông ty Nhiệt điện Thái Bình oNhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 oCông ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức oCông ty Cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 (tỷ lệ CP nắm giữ dưới 50%)
2.Khối Các Tổng công ty lưới điện oTổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia oTổng Công ty Điện lực miền Bắc oTổng Công ty Điện lực miền Trung oTổng Công ty Điện lực miền Nam oTổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội oTổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh
3.Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia: oTrung tâm Điều độ Hệ thống Điện Quốc gia là đơn vị điều hành Hệ thống điện (SO) và Thị trường điện (MO) Việt Nam Bộ Công Thương và EVN đang triển khai lộ trình thành lập công ty trực thuộc và tách hoạt động độc lập đơn vị điều hành SO hoặc/và MO ra khỏi EVN. oTrung tâm Điều độ Hệ thống Điện Quốc gia có 3 Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện miền Bắc, miền Trung và miền Nam, điều hành lưới điện truyền tải, phân phối khu vực và các nhà máy điện nhỏ hơn 30 MW. 4.Công ty mua bán điện: là Đơn vị mua bán buôn điện năng trong thị trường điện
5.Khối các Công ty Tư vấn oCông ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 oCông ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 oCông ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3: tỷ lệ CP nắm giữ dưới 50% oCông ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 4
6.Khối các Ban Quản lý Dự án oBan Quản lý Dự án Điện 1 oBan Quản lý Dự án Điện 2 oBan Quản lý Dự án Điện 3 oBan Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng và Công nghệ EVN
7.Khối Dịch vụ - Viễn thông - Thông tin oCông ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ Thông tin oTrung tâm Thông tin Điện lực oTrung tâm Dịch vụ Sửa chữa EVN oTổng Công ty Thiết bị Điện Đông Anh (công ty cổ phần): tỷ lệ CP nắm giữ dưới 50%
8.Các doanh nghiệp khác nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ (có lộ trình và thông báo thoái vốn) oCông ty Cổ phần Tài chính Điện lực (EVN-FC): đã thoái vốn cuối năm 2020 oCông ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình: đã thoái vốn cuối năm 2019
Cụ thể hơn, chúng ta có Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Tập đoàn Điện lực Việt Nam:
Hình 2 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Hình 2 2: Cơ cấu tổ chức quản lý của tổng công ty phát điện 1
Hình 2 3: Cơ cấu tổ chức quản lý của tổng công ty phát điện 2
Hình 2 4: Cơ cấu tổ chức quản lý của tổng công ty phát điện 3
Hình 2 5: Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Nhận xét tổng quan về doanh thu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020:
Năm 2012: EVN ghi nhận doanh thu tăng trưởng đáng kể Việc mở rộng các hoạt động kinh doanh, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp và gia tăng nhu cầu tiêu thụ điện, đã đóng góp vào sự gia tăng doanh thu của tập đoàn.
Năm 2013-2015: Doanh thu của EVN tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại do nhiều yếu tố bất lợi như khó khăn trong việc thu hồi công nợ, biến động giá nhiên liệu và việc điều chỉnh giá bán điện.
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC EVN
Các chiến lược phát triển
2.2.1 Chiến lược tại khâu sản xuất a) Cổ phần hóa
EVNGENCO3 là DN có quy mô vốn, tài sản lớn đầu tiên của EVN thực hiện CPH và được phê duyệt kết quả xác định giá trị DN theo quy định tại Nghị định số 59/2014/NĐ-CP EVNGENCO3 bán được7.149.644 cổ phần thông qua bán đấu giá công khai cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và bán cho người lao động, hiện nay EVN còn giữ1.114.422.994 cổ phần tại EVNGENCO3 (tương ứng 99,17% vốn điều lệ).
Thực hiện chiến lược cổ phần hóa theo Nghị quyết 55, thời gian qua EVNGENCO 2 đã từng bước tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình hoạt động phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế trong nước và thế giới Và bước chuyển mình mới của EVNGENCO 2 chính là việc chính thức chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO 2) sang công ty cổ phần (CTCP) từ ngày 01/07/2021.
Từ nhu cầu cấp thiết trên, Tổng công ty đã làm việc với một số đối tác để tìm kiếm sự hợp tác phù hợp, trong đó có Sembcorp từ Singapore. Đây là tập đoàn có nét tương đồng với mô hình hoạt động của EVNGENCO 2 sau cổ phần hóa như: đều là các công ty đại chúng, có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất kinh doanh điện năng và đều có tỷ lệ cổ phần lớn từ vốn góp của Chính phủ Trong đó EVNGENCO 2 có 99,9% cổ phần của EVN, Sembcorp do Temasek Holding (Quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore) nắm giữ 49,5% cổ phần. b) Phát triển năng lượng tái tạo
Trong những năm gần đây, với các cơ chế khuyến khích (Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ), điện mặt trời đã có sự phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam Tính đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời trên cả nước đã đạt khoảng 19.400 MWp (tương đương 16.500 MW), chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện Quốc gia Đặc biệt, năm 2020 đã chứng kiến sự bứt phá của điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) của Việt Nam Tính đến hết ngày 31/12/2020, hơn100.000 công trình điện mặt trời mái nhà đã được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 9.300 MWp Trong đó, chỉ riêng 3 ngày (từ 29/12-31/12/2020) đã có thêm hơn 3.000MW với hơn10.000 dự án được vận hành Có thể nói, Quyết định 13 của Thủ tướngChính phủ thực sự đã tạo nên “cú hích” cho ĐMTMN phát triển Với nhiều lợi ích mang lại cho chính chủ đầu tư cũng như cộng đồng, việc lắp đặt ĐMTMN đã được người dân, doanh nghiệp quan tâm.
Hình 2 6: Sản lượng điện và công suất lắp đặt của nguồn điện Việt Nam năm 2019
Và mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo cho phát điện được thể hiện trong Quyết định Quy hoạch điện VIII vừa được ban hành vào tháng
Hình 2 7: Cơ cấu nguồn điện đến 2050 theo Quy hoạch điện VIII Để tạo ra được sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo như vậy chính là nhờ một phần không nhỏ của các cơ chế, chính sách từ chính phủ Trong đó phải kể đến chính là cơ chế giá FIT.
Cơ chế giá FIT Đây là một cơ chế đưa ra nhằm khuyến khích phát triển các nguồn NLTT, tăng khả năng cạnh tranh của các nguồn năng lượng này với các nguồn năng lượng truyền thống trong phát điện Wilson Rickerson (2012) cho rằng cơ chế giá điện FIT thường được áp dụng trong các hợp đồng có thời hạn từ 10 - 25 năm, có thể phân biệt theo loại công nghệ, quy mô dự án, chất lượng tài nguyên cũng như vị trí dự án,… và giá điện FIT cũng có thể được hiệu chỉnh định kỳ. Đối với các dự án điện gió nối lưới
Theo Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg (Quyết định 37), các dự án điện gió được áp dụng cơ chế giá FIT cố định bằng VNĐ, tương đương 7,8 UScents/kWh (giá chưa bao gồm thuế VAT).
Ngày 10/9/2018, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg (Quyết định 39) về điều chỉnh giá FIT so với Quyết định 37 cho các dự án điện gió có ngày vận hành thương mại trước ngày
01 tháng 11 năm 2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại Cụ thể: Đối với các dự án điện gió trong đất liền: Giá mua điện tại điểm giao nhận điện bằng VNĐ, tương đương 8,5 UScents/kWh. Đối với các dự án điện gió trên biển: Giá mua điện tại điểm giao nhận điện bằng VNĐ, tương đương 9,8 UScent/kWh. Đối với các dự án điện mặt trời nối lưới
Giá điện FIT cố định cho các dự án điện mặt trời nối lưới được áp dụng theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg (Quyết định 11) Cụ thể: Đối với dự án nối lưới: Giá mua điện tại điểm giao nhận điện bằng VNĐ, tương đương 9,35 UScents/kWh Giá điện này chỉ áp dụng cho các dự án nối lưới có hiệu suất của tế bào quang điện (solar cell) lớn hơn 16% hoặc module lớn hơn 15% và được áp dụng trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 6 năm 2017 đến ngày 30 tháng 6 năm 2019. Đối với dự án trên mái nhà: được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) sử dụng hệ thống công tơ hai chiều.
Ngày 08/01/2019, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 02/2019/QĐ-TTg (Quyết định 02) sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg Theo Quyết định này, một số chính sách liên quan đến dự án điện mặt trời được, cơ bản là điều chỉnh cơ chế mua bán điện đối với dự án điện mặt trời trên mái nhà, thay đổi từ cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) thành cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt:
Ngày 6/4/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2020/QÐ-TTg (Quyết định 13) về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, tháo gỡ nút thắt về giá mua điện do Quyết định số 11/2017/QÐ-TTg đã hết hiệu lực vào tháng 6/2019 Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2020 quy định mức giá mua điện mới áp dụng cho các dự án điện mặt trời nối lưới đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến hết ngày 31/12/2020 (trừ các dự án đã vào quy hoạch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có ngày vận hành thương mại trước ngày 01/01/2021, với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW được áp dụng mức giá mua điện cũ là 9,35 cent/kWh). Đối với các dự án điện sinh khối nối lưới
Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về giá điện cho các dự án điện sinh khối nối lưới Giá bán điện của các dự án điện sinh khối nối lưới được quy định như sau: Đối với các dự án đồng phát nhiệt - điện: Giá mua điện tại điểm giao nhận điện bằng VNĐ, tương đương 5,8 UScents/kWh.Đối với các dự án điện sinh khối khác: Giá bán điện được áp dụng theo biểu giá chi phí tránh được áp dụng cho các dự án điện sinh khối Hàng năm, Bộ Công Thương xây dựng và ban hành Biểu giá chi phí tránh được áp dụng cho các dự án điện sinh khối.
Ngày 05/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 08/2020/QĐ-TTg, điều chỉnh giá bán điện đối với các dự án điện sinh khối như sau: Đối với các dự án đồng phát nhiệt - điện: Giá mua điện tại điểm giao nhận điện bằng VNĐ, tương đương 7,03 UScents/kWh. Đối với các dự án không phải là dự án đồng phát nhiệt - điện: Giá mua điện tại điểm giao nhận điện bằng VNĐ, tương đương 8,47 UScents/kWh.
Với cơ chế giá FIT, điện từ năng lượng tái tạo được mua với giá rất hấp dẫn, cao hơn so với giá mua của điện than hay thủy điện Thậm chí, nhà nước sẵn sàng chịu lỗ, để có thể khuyến khích các doanh nghiệp hay các hộ dân có thể tham gia vào sản xuất điện sạch.