1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo cuối kỳ chủ đề dự án kinh doanh

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dự án kinh doanh: Mở cửa hàng bán các bữa ăn và thực phẩm eat clean (Xanh Healthy)
Tác giả Nguyễn Hoàng Đạt, Giáp Tiến Dũng, Trần Hải Anh, Đào Hữu Nguyên, Nguyễn Hoàng Hưng, Lý Hiếu, Phạm Minh Ngọc
Người hướng dẫn Cô Nguyễn Thanh Hương
Trường học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Kinh tế Quản lý
Chuyên ngành Quản trị học đại cương
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 15,13 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN (4)
    • 1.1. Giới thiệu chung (4)
    • 1.2. Cơ sở pháp lý (4)
  • PHẦN II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG (4)
    • 2.1. Phân tích theo mô hình SWOT (4)
    • 2.2. Phân khúc thị trường (6)
    • 2.3. Đối tượng khách hàng chủ yếu (7)
    • 2.4. Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu (7)
  • PHẦN III. PHÂN TÍCH SẢN PHẨM (7)
    • 3.1. Khái quát về thực phẩm healthy (7)
    • 3.2 Phân tích tiềm năng sản phẩm (13)
  • PHẦN IV. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (13)
    • 4.1. Chi phí cho các loai giấy tờ và thuế (14)
    • 4.2. Chí phí thuê mặt bằng (14)
    • 4.2. Chi phí dụng cụ và nguyên vật liệu (15)
    • 4.4. Chi phí nhân sự và marketing (24)
    • 4.5. Chi phí vận chuyển (25)
    • 4.6. Tổng chi phí (26)
  • PHẦN V. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN (27)
    • 5.1. Kế hoạch trung hạn (27)
    • 5.2. Kế hoạch dài hạn (29)
    • 5.3. Kế hoạch dự trù cho rủi ro (29)
    • PHẦN 6. NHÓM START-UP TRẺ (0)

Nội dung

Giá cả của những bữa ăn khá trung bình chỉkhoảng 12.000 - 25.000 một suất, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng nhưngquan trọng hơn là không thật sự đảm bảo về an toàn vệ sinh và nguồn n

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

Giới thiệu chung

- Tên dự án: Mở cửa hàng bán các bữa ăn và thực phẩm eat clean

- Tên cửa hàng: Xanh Healthy

- Chủ đầu tư: Nhóm start-up trẻ

- Tổng vốn đầu tư: 500.000.000 đồng

Cơ sở pháp lý

- Giấy phép đăng ký kinh doanh cho hoạt động kinh doanh nhà hàng, quán ăn (Hộ kinh doanh)

- Giấy tờ pháp lý của mặt bằng cho thuê( Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và các tài sản khác có gắn liền với đất)

- Hợp đồng cho thuê giữa hai bên đã được công chứng

- Giấy phép phòng cháy chữa cháy

- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

Phân tích theo mô hình SWOT

Khái niệm thực phẩm lành mạnh đem lại nhiều lợi ích cho nhà hàng như cơ hội về marketing, hỗ trợ cho nền kinh tế địa phương và trải nghiệm tốt cho khách hàng Phần lớn khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua được thực phẩm sạch và đảm bảo nguồn gốc rõ ràng

- Doanh nghiệp nhỏ, mới hoạt động nên chưa có nhiều kinh nghiệm

- Kinh doanh ở lĩnh vực thực phẩm nên có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường như các hàng quán quán, chợ, siêu thị

- Cần thời gian dài để thay đổi tư duy của người tiêu dùng về một bữa ăn đảm bảo sức khỏe, bởi nhiều người vẫn còn giữ tư duy ăn một bữa cho xong

- Do các mô hình cạnh tranh của Healthy Food chủ yếu là các quán ăn chay,cũng có những đồ ăn phù hợp với mục đích của người ăn kiêng để giữ dáng hay đối với những người tập thể hình.

- Xét trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt gần khu vực quán Healthy Food số lượng quán ăn chay khá nhiều, khoảng 6 đến 7 quán trong bán kính 2km Các quán ăn chay này hầu như do gia đình tự kinh doanh nên còn khá nhỏ và không có một thực đơn phong phú cũng như ít sự mới mẻ Giá cả của những bữa ăn khá trung bình chỉ khoảng 12.000 - 25.000 một suất, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng nhưng quan trọng hơn là không thật sự đảm bảo về an toàn vệ sinh và nguồn nguyên liệu chưa rõ ràng.

- Do không có nguồn cung về thị trường Healthy Food cho nên quán chay cũng là một sự lựa chọn của không ít khách hàng Chắc chắn đây không phải một lựa chọn tốt đối với những khách hàng ăn kiêng giữ dáng, những người tập thể hình bởi vì không đảm bảo cho họ mọi bữa ăn đúng chuẩn Healthy Food Do vậy Healthy Food ra đời để tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ đồ ăn sạch và các thực đơn, liệu trình được xây dựng sẵn, giúp mọi người theo đuổi phong cách sống khỏe và dinh dưỡng.

- Cần có nhiều kiến thức: Với sự phát triển của Internet, ta có thể tìm kiếm được rất nhiều công thức xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh hay thậm chí là công thức chế độ ăn Eat Clean Tuy nhiên, chỉ áp dụng theo công thức một cách máy móc là chưa đủ Để kinh doanh mô hình Eat Clean, cần phải trang bị cho mình rất nhiều kiến thức khác, bao gồm cả những kiến thức về chế độ ăn Eat Clean, kiến thức về thực phẩm và chế biến thực phẩm, và cả kiến thức làm kinh doanh Thêm nữa, ta cũng cần học cách xây dựng thực đơn sao cho các loại thực phẩm được kết hợp với nhau một cách hợp lý, thực đơn phải đảm bảo đem lại hiệu quả cho người ăn. Thậm chí ta nên suy nghĩ đến việc tham gia các khóa học để bổ sung kiến thức một cách bài bản và dĩ nhiên sẽ cần đầu tư những khoản chi phí không nhỏ.

- Cần tìm nguồn hàng uy tín, chất lượng : Cần tìm cho quán những nguồn cung cấp thức ăn đảm bảo uy tín về chất lượng, phải đảm bảo đủ tươi, xanh và sạch Điều này sẽ tạo niềm tin cần thiết với khách hàng bởi khi tìm đến những quán ăn Healthy Food, khách hàng sẽ “khó tính” hơn so với những quán ăn bình thường. Nếu ta cũng định mở rộng sang kinh doanh online (trên diện rộng) thì đây quả thực là một quyết định vô cùng táo bạo trong thời điểm thị trường kinh doanh online đã quá mức bão hòa như hiện nay Đó là còn chưa kể đến khả năng xấu nhất đó là chúng ta không thể quay vòng vốn trong thời gian ngắn hay những sự cố khác phát sinh.

- Giá thành : Giá thành của Healthy Food khá đắt nên sự kén chọn hơn là điều dễ hiểu, cộng thêm là những thức ăn cải thiện sức khỏe nên những khách hàng sẽ cân nhắc kỹ càng hơn Đây chính là một thách thức lớn cho những ai đang mở và kinh doanh quán Healthy Food.

Phân khúc thị trường

Phân đoạn thị trường dựa trên năm khía cạnh: cách thức mua hàng, các tiêu chí về chất lượng, phương pháp chế biến, hoàn cảnh tiêu thụ và động cơ mua hàng.

- Chiếm hơn 60% là nhóm khách hàng truyền thống, những người coi trọng mối liên hệ giữa thực phẩm và sức khoẻ và có tỉ lệ tiêu dùng thực phẩm hữu cơ cao nhất (23%)

- Chiếm 26.6% nhóm khách hàng thời thượng, những người quan tâm tới vấn đề sức khỏe, cách chế biến, yêu thích việc thử nghiệm các phương pháp nấu ăn mới và đề cao tiêu chí tiện lợi Nhóm này không sử dụng quá nhiều thực phẩm hữu cơ trong tiêu dùng hàng ngày (5.6%) nhưng khá quan tâm và tự tin với kiến thức của bản thân về thực phẩm hữu cơ.

- Chiếm 11.3% các câu trả lời là nhóm khách hàng không quan tâm hoặc rất ít quan tâm tới thực phẩm hữu cơ cũng như các vấn đề thực phẩm nói chung.

Đối tượng khách hàng chủ yếu

Đối tượng khách hàng chủ yếu của nhà hàng đồ ăn healthy là các bạn trẻ,người đi làm bận rộn ở độ tuổi từ 20 đến 30 có mức thu nhập tương đối ổn định Đây là những người muốn nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày của mình nhưng có quỹ thời gian hạn hẹp cũng như mong muốn một bữa ăn đảm bảo tốt cho sức khỏe mà không tốn nhiều thời gian và là đối tượng khách có nhu cầu cao trong việc ăn "sạch" và cần biết nguồn gốc thực phẩm.

Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu

- Cung cấp thực phẩm đa dạng, có lợi cho sức khỏe, đảm bảo về nguồn gốc an toàn.

- Thay thế những món ăn giàu calo, chất béo bão hòa bằng những thực phẩm thực dưỡng, có nguồn gốc từ thực vật, đồ uống từ trái cây tự nhiên Những thực phẩm từ thực vật thay thế thịt, vừa tốt cho sức khỏe vừa đảm bảo an toàn và ngon miệng.

- Mang đến cho mọi khách hàng những thực phẩm ngon và sự lựa chọn phù hợp với mức giá hấp dẫn.

- Tiến tới giúp người tiêu dùng hạn chế suy nghĩ nhiều về việc nên ăn gì, giúp cả những người bận rộn vẫn đảm bảo được chế độ ăn phù hợp, tốt cho sức khỏe, tiết kiệm thời gian đi lại, nấu ăn,

PHÂN TÍCH SẢN PHẨM

Khái quát về thực phẩm healthy

3.1.1 Chế độ ăn healthy là gì ?

Chế độ ăn healthy hay còn được biết đến là chế độ ăn lành mạnh Đây là một chế độ ăn cân bằng, hoàn chỉnh bao gồm đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh giúp

Chế độ ăn healthy bao gồm đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh

3.1.2 Chế độ ăn healthy đảm bảo những quy tắc nào?

- Hoàn chỉnh : Bởi vì nó chứa tất cả các nhóm thực phẩm, kết hợp với nhau, cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.

- Cân bằng : Vì nó kết hợp lượng thức ăn thích hợp nhưng không dư thừa.

- Đủ : Vì nó đáp ứng nhu cầu của cơ thể cho phép tăng trưởng và phát triển ở trẻ em và duy trì trọng lượng cơ thể trong giới hạn khuyến cáo cho người lớn.

- Đa dạng : Bởi vì nó cung cấp sự đóng góp cần thiết của vitamin và khoáng chất, bằng cách bao gồm các nhóm thực phẩm khác nhau.

Chế độ ăn healthy là Hoàn chỉnh - Cân bằng - Đủ - Đa dạng

3.1.3 Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một chế độ ăn healthy sẽ bao gồm?

- Tăng lượng rau, củ, trái cây, ngũ cốc lúa mạch và các sản phẩm từ sữa hạt.

- Bổ sung protein có trong các loại thịt, cá, đậu, trứng và các loại hạt.

- Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, đường, natri và kiểm soát khẩu phần ăn hợp lý.

- Khoáng chất như canxi, magie…

3.1.4 Lợi ích của chế độ ăn healthy?

- Đây là một chế độ ăn uống giúp duy trì và cải thiện sức khỏe tổng quát Một chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng thiết yếu và lượng calo đầy đủ.

Chế độ ăn healthy cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng thiết yếu

- Giảm cân và duy trì vóc dáng: Theo báo cáo sức khỏe và đời sống, chất xơ trong rau, củ, quả và ngũ cốc nguyên hạt đem lại cảm giác no nhanh hơn, nên việc sử dụng chúng để thay thế cho thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ giúp bạn giảm đi lượng calo nạp vào hàng ngày. Ăn healthy hỗ trợ giảm đi lượng calo nạp vào hàng ngày

- Cải thiện sức khỏe đường ruột: Một chế độ ăn healthy, lành mạnh, có nhiều rau xanh, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt có thể cung cấp prebiotics Và prebiotics giúp vi khuẩn tốt phát triển mạnh trong lòng ruột.

- Giúp chắc khỏe xương và răng: Chế độ ăn uống healthy sẽ chứa nhiều canxi và magie – khoáng chất đóng vai trò quan trọng giúp xương và răng phát triển chắc khỏe.Thực phẩm chứa nhiều canxi và magie trong chế độ ăn healthy: cải xoăn; bông cải xanh; các loại ngũ cốc; các sản phẩm từ sữa; quả có hạt cứng như đào, mận.

3.1.5 Các loại thực phẩm nên và không nên ăn trong chế độ healthy?

Các loại thực phẩm nên ăn

Các loại thực phẩm nên ăn trong chế độ ăn healthy

- Các sản phẩm từ sữa ít béo: Sữa tách béo, sữa chua và phô mai ít béo.

- Thực phẩm giàu tinh bột: Gạo lứt, lúa mạch, yến mạch, khoai lang.

- Thực phẩm giàu chất xơ: Hoa quả và rau xanh, sandwich lúa mạch, bún nưa.

Các thực phẩm không nên ăn

Các loại thực phẩm không nên ăn khi áp dụng chế độ ăn healthy

- Thực phẩm có nhiều muối: Khoai tây chiên, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp và sốt chấm.

- Các sản phẩm thịt đã qua chế biến: Thịt nguội, xúc xích; có thể thay thế bằng thịt nạc (bỏ da và mỡ)

- Thực phẩm và đồ uống có đường: Đồ uống có ga, kẹo và bánh quy.

- Thực phẩm giàu chất béo: Kem, bơ và bánh ngọt.

Chế độ ăn healthy là chế độ ăn không quá nghiêm khắc vì thế nên nó sẽ mang lại hiệu quả từ từ và đảm bảo đủ chất cho cơ thể Chế độ ăn này phù hợp với những người có kế hoạch ăn dài hạn Một chế độ ăn lành mạnh sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi kết hợp với một lối sống lành mạnh, bao gồm thực hành thường xuyên hoạt động thể chất, nghỉ ngơi hợp lý, không có chất độc hại và thói quen vệ sinh đúng cách.

Các thực đơn Eat Clean bao gồm tinh bột tốt hấp thu chậm như yến mạch, bánh mì đen, gạo lứt, các loại thịt ít chất béo như ức gà, thăn bò, tôm,… và ưu tiên các loại rau củ quả. Nổi bật nhất trong đồ ăn Eat Clean là cách chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo,… và hạn chế sử dụng gia vị để giữ nguyên được hương vị nguyên bản và chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Về phần thực đơn chúng ta áp dụng theo chế độ eat clean 14 ngày

Sáng Yến mạch 200g, nho khô 50g và 1 cốc sữa hạnh nhân không đường 30k

Trưa Cơm gạo lứt 200g, ức gà sốt mật ong 150g 40k

Tối Cơm 200g, tôm xào dứa 50g,ớt chuông và cà chua 100g 40k

Sáng Khoai luộc 150g, sữa tươi không đường 200ml 20k

Trưa mỳ ý xào thịt bò, salad dầu giấm 40k

Chiều nước ép táo mix cải kale 1 cốc 22k

Tối Cơm 200g, dưa chuột, thịt ba chỉ luộc 150g 35k

Sáng Trứng nướng trái bơ 150g, sữa tươi không đường 200ml 25k

Trưa Bún gạo lứt với tôm, rau củ luộc 42k

Tối Cơm 200g, tôm hấp 100g, khoai tây nướng 100g, sữa chua không đường 40k

Sáng Khoai lang nướng ăn kèm salad 25k

Trưa Cá saba hấp ăn kèm muối ớt chanh, cải bó xôi luộc 45k

Chiều 1 cốc sữa hạnh nhân 200ml 25k

Tối ã Cơm 200g, ức gà ỏp chảo ăn kốm bụng cải xanh hấp 150g 35k

Sáng Sữa chua trộn thanh long và hạt chia 20k

Trưa Bún lứt ăn kèm súp tôm rau củ 40k

Tối Cơm, cá hồi/ cá ngừ ăn kèm khoai tây nghiền, súp lơ 40k

Sáng Sandwich bơ trứng gà 22k

Trưa Cơm gạo lứt 150g và thịt thăn, bí xanh luộc 100g 40k Chiều 4 quả óc chó, sữa tươi không đường 200ml 40k

Tối Cơm 200g và salad ức gà 150g 36k

Sáng Yến mạch 150g, sữa không đường 200ml và táo xanh 100g 25k Trưa Súp cà chua ăn kèm bánh mì nguyên cám, thịt bò nướng 100g 42k

Tối Cá hồi áp chảo ăn kèm ngũ cốc nguyên hạt, salad 42k

Sáng Sinh tố bơ chuối, 2 quả trứng luộc 25k

Trưa Cơm gạo lứt 150g và ức gà 100g, súp lơ luộc 100g 42k

Chiều 1 cốc sữa Macca 200ml 15k

Tối Salad cá ngừ 200g, hạt dẻ cười 150g 40k

Sáng Trứng ốp la ăn kèm cà chua, bơ và đậu phộng 22k Trưa Nui lứt xào bò 200g, dâu tây ăn kèm sữa chua 45k

Tối Ức gà nấu chậm Địa Trung Hải 45k

Sáng Yến mạch cán mỏng, chuối, sữa tách béo 30k

Trưa Trứng rán, bông cải xanh hấp, bông điên điển/rau bó xôi 45k

Sáng Rong biển cuộn rau củ và trứng 25k

Trưa Ức gà sốt nấm, cơm gạo nứt 40k

Sáng Yến mạch, sữa tươi không đường 30k

Trưa cá tuyết áp chảo sốt chanh, rau củ hấp 45k

Tối Shashimi cá hồi, cá ngừ 45k

Sáng Sinh tố bơ matcha 30k

Trưa Bánh mì ngũ cốc, tôm luộc, salad dầu giấm 42k

Tối Súp đậu hũ miso rong biển 35k

Sáng Yến mạch trộn sữa chua và dâu tây 25k

Trưa Cơm gạo lứt 200g, salad bơ ức gà 150g 45k

Chiều 1 nắm hạnh nhân 150g, nước ép cà rốt 150ml 25k

Tối Trứng cuộn rong biển và rau củ 35k

Phân tích tiềm năng sản phẩm

Sản phầm cần cân bằng dinh dưỡng chuẩn về chỉ số dinh dưỡng dựa trên nghiên cứu, dưỡng nhịp sống ngày càng bận rộn, mọi người đang không có thời gian để chú tâm đến chế độ dinh dưỡng, cho nên sản phẩm sẽ là giải pháp cho mọi người bận rộn mà vẫn dữ được dinh dưỡng Thực đơn đa dạng món.

3.2.2 Phân tích phân khúc thị trường:

Hiện tại chưa có nhiều cửa tiệm ăn trưa theo hướng lành mạnh Xu hướng ăn uống lành mạnh càng ngày càng được quan tâm hơn Những khu vực đông công ty và dịch vụ tại HàNội.

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Chi phí cho các loai giấy tờ và thuế

*Giá tiền tính theo VND.

- Giấy phép đăng ký kinh doanh cho hoạt động kinh doanh nhà hàng, quán ăn (Hộ kinh doanh) : lệ phí 100k

- Giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm

STT Nội dung Giá tiền

1 Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP lần đầu 150k

2 Lệ phí gia hạn 150k / lần

3 phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

4 Phí kiểm tra cơ sở đủ điều kiện VSATTP định kỳ 500k/ lần Giấy phép phòng cháy chữa cháy: 500k

- Lệ phí môn bài: doanh thu >500tr/ năm lệ phí 1tr

- Thuế giá trị gia tăng (VAT): doanh thu 1 tháng *3%

- Thuế thu nhập cá nhân: doanh thu 1 tháng *1.5%

Chí phí thuê mặt bằng

- Cơ sở dự tính sẽ thuê 1 tầng của 1 tòa nhà nhỏ, diện tích khoảng 40m2 Có thể thuê trong ngõ để bớt chi phí vì của hàng xác định chủ yếu bán hàng online Dự tính Chi phí thuê 8-10 triệu/tháng.

Ví dụ cơ sở tại khu nhà sâu hẳn trong ngõ ngách (khu vực cận các cơ sở nơi công sở), chi phí thuê 1 tầng 40m2 khoảng 6-9 triệu/ tháng.

Ví dụ khu nhà cho thuê ở khu vực trong ngõ nhưng đông dân, mức giá thuê 1 tầng rộng 30-40m2 khoảng 8-10 triệu/tháng.

Chi phí dụng cụ và nguyên vật liệu

4.2.1 Chi phí dụng cụ đồ dùng bếp

STT Tên đồ dùng Giá tiền

1 1 Tủ bàn mát salad 16 khay 18.500.000đ

2 1 Tủ đông Hóa Phát 400l 2 chế độ 5.000.000 đ

5 1 Lò nướng BlueStone EOB-7588 42 lít 2.800.000 đ

6 Bộ nồi 3 chiếc inox 5 đáy Sunhouse SHG788 600.000 đ

7 Tủ nấu cơm 6 khay điện 6.500.000 đ

8 1 cân Cân tiểu ly điện tử 5kg 500.000 đ

9 Dụng cụ khác: dao, thớt, khay inox, Dự tính 5.000.000 đ Chi phí decor + cải tạo không gian bếp: 10.000.000 đ

4.2.2 Chi phí dụng cụ đi kèm và điện nước

- Tô/ bát giấy kraft 750ml (25Oz) nắp PP/PET: 1.400 đ/ chiếc

- Hộp nhựa đựng cơm : 1.400 -> 2.500/ chiếc

- Combo đũa - thìa - tăm – khăn: 800 đ/ bộ

- Giá gas + điện + nước: ~4 - 6 triệu tùy thuộc vào số sản phẩm bán được.

4.2.3 Chi phí nguyên vật liệu :

Một số nguyên liệu thường có trong món ăn healthy

STT Mặt hàng Đơn giá

15 Nguyên liệu làm trà 10k / 1 cốc

23 Bánh Biscotti các loại 250k / 1kg

28 Sinh tố các loại 30k / cốc

30 Rau củ các loại (tính giá trung bình) 20k / 1kg

Bữa Thực đơn Giá Vốn Giá bán

1 Sáng Yến mạch 200g, nho khô 50g

1 cốc sữa hạnh nhân không đường

Trưa Cơm gạo lứt 200g, ức gà sốt mật ong 150g

Tối Cơm 200g, tôm xào dứa 50g,ớt chuông và cà chua 100g

2 Sáng Khoai luộc 150g, sữa tươi không đường 200ml

Trưa mỳ ý xào thịt bò, salad dầu giấm

Chiều nước ép táo mix cải kale 1 cốc 20k 24k

Tối Cơm 200g, dưa chuột, thịt ba chỉ luộc 150g

Sáng Trứng nướng trái bơ

150g, sữa tươi không đường 180ml

Trưa Bún gạo lứt với tôm, rau củ luộc 25k 42k

Sáng Khoai lang nướng ăn kèm salad

Trưa Cá saba hấp ăn kèm muối ớt chanh, cải bó xôi luộc

Chiều 1 hộp sữa hạnh nhân

Tối ã Cơm 200g, ức gà áp chảo ăn kèm bông cải xanh hấp 150g

5 Sáng Sữa chua trộn thanh long và hạt chia 15k 20k

Trưa Bún lứt ăn kèm súp tôm rau củ

Tối Cơm, cá hồi/ cá ngừ ăn kèm khoai tây nghiền, súp lơ

Sáng Sandwich bơ trứng gà 15k 22k

Trưa Cơm gạo lứt 150g và thịt thăn, bí xanh luộc 100g

Chiều 100g hạt óc chó, sữa tươi không đường 180ml

Tối Cơm 200g và salad ức gà 150g

7 Sáng Yến mạch 150g, sữa không đường 180ml và táo xanh 100g

Trưa Súp cà chua ăn kèm bánh mì nguyên cám, thịt bò nướng 100g

Tối Cá hồi áp chảo ăn kèm ngũ cốc nguyên hạt, salad

8 Sáng Sinh tố bơ chuối 20k 25k

Trưa Cơm gạo lứt 150g và ức gà 100g, súp lơ luộc 100g

Tối Salad cá ngừ 200g, hạt dẻ cười 50g

Sáng Trứng ốp la ăn kèm cà chua, bơ và đậu phộng

Trưa Nui lứt xào bò 200g, sữa chua

Tối Ức gà nấu chậm Địa

Sáng Yến mạch cán mỏng, chuối, sữa tách béo

Trưa Trứng rán, bông cải xanh hấp, bông điên điển/rau bó xôi

Sáng Rong biển cuộn rau củ và trứng

Trưa Ức gà sốt nấm, cơm gạo lứt 30k 40k

Sáng Yến mạch, sữa tươi không đường

Trưa cá tuyết áp chảo sốt chanh, rau củ hấp 30k 45k

Tối salad cá hồi, cá ngừ 30k 45k

13 Sáng Sinh tố bơ matcha 20k 25k

Trưa Bánh mì ngũ cốc, tôm luộc, salad dầu giấm

Tối Súp đậu hũ miso rong biển 25k 35k

Sáng Yến mạch trộn sữa chua và dâu tây

Trưa Cơm gạo lứt 200g, salad bơ ức gà 150g

Chiều Hạt hạnh nhân 50g, nước ép cà rốt 150ml 25k 30k

Tối Trứng cuộn rong biển và rau củ

- Combo 7 ngày: Chi phí = 627k + 43k ( chi phí hộp đựng) = 670k

- Combo 10 ngày: Chi phí = 896k +59k (chi phí hộp đựng) = 956k

- Combo 14 ngày: Chi phí = 1257k + 83k (Chi phí hộp đựng) = 1340k

- Giá bán + nếu ship tính thêm 15k/ 1 lần ship ( 1 ngày 3 lần ship) + chi phí hộp đựng + thìa đũa đi kèm 2k/ bữa ( 1 ngày 3 bữa)

Combo Chi phí Giá bán (không ship)

Combo Chi phí Giá bán (không ship)

Combo Chi phí Giá bán (không ship)

Menu : Tổng chi phí = chi phí làm món ăn + chi phí hộp đựng

Loại hình Tên món Tổng chi phí Giá bán

Salad cá ngừ/cá hồi 55k 65k

Nhân gà nướng mật ong 50k 65k

Bánh mì đen nguyên cám 30k 49k

Bánh mì đen ngũ cốc mix hạt

Bánh mì đen ngũ cốc x2 hạt

Bơ Bánh mì đen hoa cúc 35k 45k

Gà Ức gà sốt mật ong 55k 69k Ức gà áp chảo 55k 69k Ức gà luộc 45k 59k Ức gà nấu chậm Địa

Cá saba hấp ớt tiêu chanh 125k 149k

Cá tuyết áp chảo sốt chanh 270k 300k

Sinh tố Sinh tố bơ chuối 35k 45k

Rong biển cuộn rau củ 14k 19k

Giá bán trung bình: 70k/ 1 sp

Chi phí nhân sự và marketing

Vị trí Nấu nướng và đi chợ

Mức lương 8-9tr/tháng 6tr/tháng + hoa hồng 5% mỗi xuất

- Tổng chi phí nhân sự 1 tháng : 50 triệu

- 2 nhân viên với chi phí 6tr/người, tổng là 12 triệu.

- Phí chạy quảng cáo trên các app, web: 6 - 8 triệu.

- Ví dụ: Các gói chạy quảng cáo trên Facebook:

Chi phí vận chuyển

- Đăng kí quán ăn trên Shopee Food và 1 số các 1 số trang thương mại điện tử khác nữa như Gojek… Giá trị vận chuyển sẽ là khách trả Nhưng quán ăn vẫn có đơn vị vận chuyển riêng (thuê 1 người giao hàng và phí giao hàng người đó tự nhận) Khi khách hàng gọi điện và đặt hàng trực tiếp, với khoảng cách giao hàng tồn và bị hỏng:

Một số hoạt động phát cơm miễn phí

- Nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp.

- Tăng cường quảng bá, marketing để thu hút khách hàng.

- Xây dựng hệ thống bán hàng online để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.

- Chủ động nghiên cứu các món mình sẽ nấu để tối ưu nguồn nhiên liệu

- Chủ động tạo những chương trình phát cơm miễn phí cho người vô gia cư vào những ngày cuối tuần: những phần cơm vẫn ăn được nhưng chưa bán hết thì có thể mang đi làm thiện nguyện vào cuối ngày Vừa là hoạt động ý nghĩa, đỡ lãng phí thức ăn và cũng có thể hỗ trợ truyền thông cho cơ sở. Đồ ăn bị khách chê, phản hồi tiêu cực:

- Lắng nghe ý kiến của khách hàng, tiếp thu những góp ý tích cực.

- Nhanh chóng khắc phục những vấn đề khiến khách hàng không hài lòng.

- Đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên chế biến món ăn.

Cạnh tranh với các cửa hàng đồ ăn nhanh:

- Tập trung vào chất lượng món ăn, không ngừng cải tiến hương vị, cách chế biến để tạo ra những món ăn chay thơm ngon, hấp dẫn.

- Giá cả hợp lý, phù hợp với túi tiền của nhiều người.

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về cách giải quyết các vấn đề trên:

Về vấn đề không bán được hàng -> tồn và bị hỏng:

- Có thể áp dụng hình thức giảm giá, khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng.

- Tìm kiếm các đối tác phân phối, bán buôn để tiêu thụ số lượng hàng tồn.

- Ưu tiên sử dụng các nguyên liệu tươi ngon, có thời gian bảo quản ngắn để hạn chế tình trạng hàng tồn.

Về vấn đề đồ ăn bị khách chê, phản hồi tiêu cực:

- Có thể tổ chức các buổi tasting để khách hàng có cơ hội thưởng thức món ăn và đưa ra ý kiến.

- Thành lập đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng để tiếp nhận và giải quyết các phản hồi của khách hàng.

- Xây dựng hệ thống quy trình chế biến món ăn chặt chẽ, đảm bảo chất lượng món ăn.

Về vấn đề cạnh tranh với các cửa hàng đồ ăn nhanh:

Ngày đăng: 14/06/2024, 16:15