báo cáo cuối kỳ chủ đề thực hiện giá trị sống của sinh viên hiện nay

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
báo cáo cuối kỳ chủ đề thực hiện giá trị sống của sinh viên hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Việc hợp tác của một nhóm nhỏ các thành viên trong cơ quan, công ty, hay xã hội tạo tiền đề để phát triển tốt các nhóm nhỏ khác xung quanh cộng đồng.. Cụ thể:+ Purpose: Mục đích chung

Trang 1

Chủ đề thực hiện: Giá trị sống của sinh viên hiện nay

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 03 – Mã lớp: 129922

Trang 2

Mục lục

Lời mở đầu 4

PHẦN 1: MÔ TẢ NHÓM 5

1 Khái niệm nhóm: 5

2 Vai trò và hiệu quả của nhóm: 5

3 Mô hình 5P quản trị nguồn nhân lực trong nhóm: 6

4 Các giai đoạn phát triển nhóm 7

4.1 Giai đoạn hình thành 7

4.2 Giai đoạn xung đột 8

4.3 Giai đoạn ổn định 9

4.4 Giai đoạn kết thúc 9

5 Thuyết DISC phân tích tính cách các thành viên trong nhóm: 10

6 Đánh giá việc kiểm soát bản thân và kiểm soát công việc: 11

PHẦN 2: LẬP KẾ HOẠCH NHÓM 13

1 Khái niệm: 13

2 Vai trò của việc lập kế hoạch: 13

3 Phương pháp xác định nội dung công việc trong lập kế hoạch 13

4 Các bước lập và theo dõi kế hoạch 14

4.1 Awareness: Nhận biết 14

4.2 Analyse: Phân tích 14

4.3 Assign: Lập thứ tự ưu tiên 15

4.4 Attack: Kẻ cắp thời gian 15

4.5 Arrange: Lập kế hoạch 15

PHẦN 3: THỰC HIỆN CÁC TRAO ĐỔI THỎA THUẬN KHI THỰC HIỆN 17

1 Quá trình làm việc nhóm: 17

2 Giai đoạn hình thành: 17

3 Giai đoạn xung đột: 17

4 Giai đoạn chuẩn hóa và phát triển: 18

5 Kết thúc: 18

PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 19

1 Kết quả mà nhóm đã đạt được 19

Trang 3

3

2 Ý nghĩa của làm việc nhóm đối với hình thành và phát triển các kỹ năng làm việc của mỗi cá nhân: 19 3 Đánh giá từng thành viên của trưởng nhóm 21

Trang 4

Lời mở đầu

Kỹ năng mềm (Soft skills) hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới…

Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn

Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm do họ được trang bị Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách cho người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hoà giải xung đột Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn

Trên thực tế, kỹ năng mềm sẽ giúp cho bạn thành công trong công việc nhiều hơn bạn suy nghĩ Chưa bao giờ là muộn nếu như bạn quyết định trau dồi ngay cho mình kỹ năng này Vì vậy, em cũng như các bạn trong nhóm đã lựa chọn học phần Kỹ năng mềm – ED3220 để hoàn thành chương trình đào tạo của mình và đặc biệt là cải thiện các kỹ năng của mình.

Trang 5

5

PHẦN 1: MÔ TẢ NHÓM 1 Khái niệm nhóm:

Nhóm là tập hợp những cá nhân thỏa mãn 4 yếu tố sau: - Có từ hai thành viên trở lên

- Có thời gian làm việc chung nhau nhất định

- Cùng chia sẻ hay thực hiện chung một nhiệm vụ hay một kế hoạch để đạt đến các mục tiêu nhất định mà nhóm kỳ vọng

- Hoạt động theo những quy định chung của nhóm

2 Vai trò và hiệu quả của nhóm:

- Hoạt động nhóm mang lại những kết quả tốt mà từng cá nhân không thể làm được hay làm được mà hiệu quả không quá cao

- Hoạt động nhóm cho phép những cá nhân nhỏ lẻ vượt qua những cản trở của cá nhân, xã hội để đạt được các kết quả, mục tiêu cao hơn Đồng thời kéo theo sự phát triển cho các thành viên khác cùng tham gia nhóm

- Việc hợp tác của một nhóm nhỏ các thành viên trong cơ quan, công ty, hay xã hội tạo tiền đề để phát triển tốt các nhóm nhỏ khác xung quanh cộng đồng Vì các nhóm phát triển sau học hỏi được những kinh nghiệm từ nhóm ban đầu

Như vậy, để nhóm hoạt động hiệu quả cần phải đảm bảo các yếu tố:

+ Số thành viên tốt nhất trong các hoạt động kinh tế xã hội thông thường là 4 - 15 người

+ Nhóm quá ít thành viên sẽ không phát huy được hiệu quả của nhóm vì không có nhiều người đóng góp ý kiến hay thực hiện công việc

+ Nhóm quá đông sẽ khó đạt được những thống nhất cao trong hoạt động, do trong nhóm có nhiều người khác nhau có ý kiến, quan điểm khác nhau

Vì những điều trên, nhóm The Desperadoes với số lượng thành viên vừa đủ và mỗi người giỏi một lĩnh vực khác nhau đạt hiệu quả cao trong làm việc nhóm

Trang 6

3 Mô hình 5P quản trị nguồn nhân lực trong nhóm:

Trước tiên, nhóm có tìm hiểu cơ bản về mô hình 5P như sau:

- 5P là mô hình tương đối toàn diện về cấu trúc và các thành phần của một chiến lược quản trị nguồn nhân lực do Schuler (1992) phát triển

- Mô hình 5P gồm 5 yếu tố: Purpose – Mục đích, Position – Vị trí, Power – Quyền hạn, Plan – Kế hoạch và People – Con người Việc xác định 5P giúp chúng ta tập hợp được đúng các thành viên để tạo ra nhóm hoạt động có hiệu quả Ngược lại, nếu bỏ qua thì chúng ta chỉ đơn thuần là tập hợp một số người có công việc liên quan đến nhau chứ không phải là hợp tác với nhau một cách có tổ chức và hiệu quả Cụ thể:

+ Purpose: Mục đích chung của các nhóm là đưa những người có khả năng thích

hợp vào để họ hợp tác trong công việc nhằm đạt được những mục tiêu của cá nhân, bộ phận và tổ chức

+ Plan: Tùy theo nhu cầu, mục đích được đề ra cho nhóm và số lượng cũng như

năng lực của các thành viên trong nhóm, các nhóm được hình thành và phát triển theo nhiều hình thức và thời gian hoạt động khác nhau Nó sẽ trả lời cho những câu hỏi:

+ People: Có câu nói: “Một tập thể ít người giỏi, nhưng có khả năng hợp tác tốt

bao giờ cũng mạnh hơn một tập thể nhiều người giỏi mà không có sự hợp tác” cho thấy tầm quan trọng của tất cả mọi người trong nhóm Khi tham gia nhóm, tất cả mọi người đều phải hợp tác với nhau để có thể thực hiện được công việc chung của cả nhóm một cách hiệu quả nhất Và nếu trong nhóm không có sự hợp tác cụ thể nào thì nhóm đó sẽ không thể thực sự thành công về tất cả các mặt

● Các thành viên trong nhóm có các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và khả năng gì?

● Các thành viên trong nhóm cần có: kỹ năng tổ chức công việc, có trách

Trang 7

7

nhiệm với công việc được giao, kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân, hay kỹ năng lắng nghe, thuyết phục, tôn trọng, chia sẻ …

● Làm thế nào để tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên của nhóm?

+ Power: Cho biết quyền hạn của từng thành viên trong nhóm Xác định trước

hoặc dự kiến các hoạt động theo các trình tự, thứ tự công việc, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên của nhóm được gọi là kế hoạch hoạt động nhóm Trưởng nhóm có quyền hạn gì? Thành viên trong nhóm có quyền hạn hay nghĩa vụ gì trong tổ chức, nhóm? Mục đích là để cho tất cả các công việc thực hiện tốt hơn …

+ Position: Cho biết vị trí của từng thành viên trong nhóm? Nó cũng cho biết

công việc của từng thành viên cần phải làm gì? Trả lời cho câu hỏi: “Ai? Làm gì?” Sau khi xác định được những mục tiêu làm việc thì một yếu tố vô cùng quan trọng nữa mà nhóm cần phải xác định, đó chính là vị trí cũng như cấp bậc của nhóm trong tổ chức Khi đó, những thành quả làm việc mà nhóm đã làm ra sẽ được ghi nhận ở mức độ nào, ảnh hưởng ra sao tới lợi nhuận chung của tổ chức Và đây là vai trò của các thành viên trong nhóm The Desperadoes chúng em

Đặng Minh Đức Tham gia, đóng góp ý kiến Nguyễn Thị Tú Hiền Tham gia, đóng góp ý kiến Nguyễn Huy Toàn Lên ý tưởng cho cuộc thảo luận Nguyễn Thị Ngọc Ánh Lên ý tưởng cho cuộc thảo luận Đinh Lê Cường Tham gia, đóng góp ý kiến

Nguyễn Tuấn Hải Tham gia, đóng góp ý kiến Nguyễn Trần Đức Lên ý tưởng cho cuộc thảo luận

4 Các giai đoạn phát triển nhóm 4.1 Giai đoạn hình thành

Hình thành là giai đoạn nhóm được tập hợp lại Đây là giai đoạn mọi người đều phấn chấn và háo hức tham gia nhóm Các thành viên bắt đầu làm quen trước khi

Trang 8

làm những việc quan trọng của nhóm Cảm giác phấn chấn qua mau, nhóm gặp phải các vấn đề cơ bản như không rõ mục tiêu, không tin tưởng nhau, chất lượng trao đổi thông tin kém.

Cũng trong giai đoạn này, mọi thành viên có khuynh hướng hỏi rất nhiều câu hỏi và thường trong tình trạng nhiệt tình, sôi động khi thực hiện dự án.

Vai trò của nhóm trưởng trong giai đoạn này là:

+ Xác định đúng năng lực của từng thành viên, qua đó phân công nhiệm vụ hợp lý.

+ Tổ chức các cuộc họp nhóm thường niên, qua đó lập kế hoạch cụ thể.

+ Hướng tư tưởng của các thành viên luôn trong trạng thái làm việc khẩn trương, liên tục, tránh tình trạng ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

+ Tạo ra một bầu không khí làm việc thoải mái, hợp tác giữa các thành viêntrên tinh thần tự nguyện.

+ Nắm vững tâm lý của từng thành viên trong nhóm, hiểu được những thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống riêng tư của từng người Qua đó tạo ra điều kiện thuận lợi nhất về thời gian, kinh tế để các bạn đóng góp được nhiều nhất cho nhóm

4.2 Giai đoạn xung đột

Giai đoạn xung đột (hay biến động) là giai đoạn tiếp theo của phát triển nhóm Khi các chuẩn mực công việc chưa hình thành, các cá nhân bộc lộ tính cách, thói quen, sở thích và bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn với nhau Trong giai đoạn này sẽ có nhiều ý kiến theo những chiều hướng khác nhau được đưa ra Mâu thuẫn nảy sinh và thậm chí dẫn tới xung đột đe dọa sự đổ vỡ của nhóm

Vai trò của trưởng nhóm cần phải:

+ Giải quyết xung đột và làm rõ các mục tiêu, các việc cần làm trong dự án + Tập trung toàn bộ thành viên trong nhóm để định hướng lại nhiệm vụ của từng người

+ Lấy một vài việc cụ thể mà nhóm đã hoàn thành để làm động lực cho các thành viên hoàn thành những hạng mục còn gặp khó khăn

Trang 9

9

4.3 Giai đoạn ổn định

Trong giai đoạn này các chuẩn mực được hình thành nhờ có sự trải nghiệm chung từ thực tế Nhóm bắt đầu nhận thấy những lợi ích của việc cộng tác cùng với nhau và giảm bớt xung đột nội bộ Các thành viên bắt đầu cảm thấy thoải mái trong việc bày tỏ quan điểm của mình Những vấn đề của nhóm được thảo luận cởi mở hơn Ở giai đoạn này, mọi người bắt đầu lắng nghe nhau hơn Các phương pháp làm việc được hình thành và toàn bộ nhóm đều nhận biết được điều đó

Đây là giai đoạn rất quan trọng, là cơ sở của việc hoàn thành nhiệm vụ mà nhóm được giao

Trong giai đoạn này, nhóm trưởng cần phải:

+ Thúc đẩy tối đa sự sáng tạo và phối hợp của các thành viên + Kêu gọi các thành viên chia sẻ trách nhiệm

4.4 Giai đoạn kết thúc

Giai đoạn phát triển là giai đoạn “hiệp lực” Nhóm sẽ phát triển và lớn mạnh Các mối quan hệ trong nhóm rõ ràng Sự đồng thuận giữa các thành viên được thiết lập theo phương hướng chung của nhóm Các mục tiêu được định hướng dựa trên nhiệm vụ hơn là các mối quan hệ Khi đó, nhóm có thể đạt kết quả cao trong công việc Trong giai đoạn này, nhóm đã làm việc ổn định trong một hệ thống, cho phép trao đổi những quan điểm tự do thoải mái và có sự hỗ trợ cao của cả nhóm đối với mỗi thành viên và với các quyết định của nhóm

Vai trò của nhóm trưởng:

+ Tăng cường các cuộc họp đều đặn + Tham gia những dự án lớn hơn

+ Tìm kiếm thêm những động lực mới cho nhóm

Trang 10

5 Thuyết DISC phân tích tính cách các thành viên trong nhóm:

DISC là chữ viết tắt của cụm Dominance – Influence – Steadiness – Compliance, được hiểu là một tổ hợp của các yếu tố: Sự thống trị (D), ảnh hưởng (I), kiên định (S) và tuân thủ (C) Đây là công cụ giúp nhận diện người khác thông qua các nhóm hành vi cũng như tính cách của họ Một khi nắm rõ DISC, mỗi người sẽ thuận tiện trong việc ứng xử, giao tiếp với người khác theo cách mà họ mong muốn để khiến cả hai bên đều cảm thấy thoải mái

Tiến sỹ Marston đã cho rằng, hành vi con người sẽ được phân thành 4 kiểu dựa trên lý thuyết DISC như sau:

● Dominance (D) - “Thống trị”: Người nằm trong nhóm này thường có đặc điểm là quyết đoán, tự tin, mạnh mẽ, năng nổ, nhanh nhẹn, mức độ tập trung cao, thích cạnh tranh, chú trọng tới kết quả

● Influence (I) - “Ảnh hưởng”: Những người thuộc nhóm I có đặc điểm là thích xã giao, cởi mở, dễ hòa đồng, nhiệt tình và khả năng thuyết phục tốt

● Steadiness (S) - “Kiên định”: Điềm tĩnh, trầm ổn, hòa nhã, biết lắng nghe, ổn định, luôn tận tâm với mọi việc mình làm và cẩn trọng là những phác họa của người nằm trong nhóm S

● Compliance (C) - “Tuân thủ”: Người thuộc nhóm C có đặc điểm là xem trọng trách

Trang 11

11

nhiệm, thường rõ ràng trong mọi thứ, tư duy logic, tính kỷ luật tốt, coi trọng sự chính xác và nghiêm túc để hoàn thành kế hoạch đã vạch ra Trong mỗi con người đều có đủ 4 yếu tố, có chăng là tỉ lệ khác nhau Với các thành viên của nhóm The Desperadoes như sau:

Thành viên

Phong cách chi phối, dẫn

dắt (D)

Phong cách tạo

ảnh hưởng (I)

Phong cách ổn định, ôn hoà (S)

Phong cách tuân thủ, thực

➢ Các thành viên trong nhóm mỗi người đều có một điểm mạnh, một lợi thế riêng tất cả đều được khai thác triệt để nên tất cả mọi người đều góp sức cho bài tập nhóm chung

6 Đánh giá việc kiểm soát bản thân và kiểm soát công việc:

Các bước kiểm soát bản thân:

Bước 1: Tự kiểm soát – hiểu bản thân:

Trang 12

-Cần phải biết được mục đích của bản thân mình: Cần tách riêng mục tiêu của gia đình với mục đích cá nhân và công việc Cần phải cân bằng các mục tiêu Mục đích cần phải thực tế, rõ ràng, không viển vông

-Nắm rõ được ưu điểm, khuyết điểm -Năng lực cá nhân

Bước 2: Kiểm soát công việc: -Biết được mục đích công việc -Vai trò của bản thân trong công việc -Trách nhiệm cá nhân

Bước 3: Xác định trọng tâm:

- Cần thiết lập, sắp xếp ưu tiên công việc

Ứng dụng thực tiễn: Hiểu biết những bước trên để đánh giá cá nhân và kiểm soát công việc của cả nhóm, nhóm The Desperadoes luôn tuân theo phương châm mỗi thành viên tự đánh giá bản thân và đánh giá thành viên khác Đồng thời, nhóm hợp tác một cách tích cực từ khâu nêu ý tưởng đến chuyển hóa từ ý tưởng thành sản phẩm với sự tham gia tích cực của các thành viên

Trang 13

13

PHẦN 2: LẬP KẾ HOẠCH NHÓM 1 Khái niệm:

Lập kế hoạch là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó

Lập kế hoạch cần gắn liền với những công cụ và phương pháp quản lý nhằm giúp bạn đi đúng hướng Tất cả những quản lý đều làm công việc lập kế hoạch

2 Vai trò của việc lập kế hoạch:

Hệ thống các vấn đề, công việc cần thực hiện để đưa ra các cách quản lý, có thể dùng đến kinh nghiệm đã có

Phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức hữu hiệu hơn Tập trung vào mục tiêu và chính sách của tổ chức

Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp các cách quản lý khác Sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra

3 Phương pháp xác định nội dung công việc trong lập kế hoạch

Khi bắt đầu công việc mới, làm thế nào để triển khai công việc đó hoàn hảo? Nếu bạn không có phương pháp để xác định đầy đủ các yếu tố, bạn có thể bỏ sót nhiều nội dung công

việc Qua phương pháp cô giáo đã dạy nhóm chúng em đã áp dụng một cách hiệu quả Xác định được mục tiêu, yêu cầu công việc:

Mục tiêu quan trọng của nhóm là hoàn thành bài thuyết trình và bản báo cáo cuối kì

đúng thời gian cô yêu cầu

Xác định nội dung công việc:

1 Chuẩn bị trước khi làm slide Đọc kỹ chủ đề, tìm tài liệu và template đẹp để làm slide 2 Làm nội dung Tổng hợp, chọn lọc và hệ thống hoá các tài liệu vừa tìm được trong một bản word

tay vào thiết kế bài thuyết trình powerpoint 4 Thuyết trình Sau khi hoàn thành bài thuyết trình, nhóm chia sẻ tới mọi người sản phẩm

Ngày đăng: 11/06/2024, 22:03