1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu về một nhà quản trị học mà nhóm ngưỡng mộ nghiên cứu về một công ty đang hoạt động trên thực tế

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về một nhà quản trị học mà nhóm ngưỡng mộ
Tác giả Trần Thị Vân, Nguyễn Phương Thảo, Lê Thị Hường Nga, Trần Thúy Hiền, Nguyễn Vân Khánh
Người hướng dẫn Ngô Xuân Thủy
Trường học Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản trị học
Thể loại Kết quả thảo luận
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 4,14 MB

Nội dung

Ông được biết đến là một doanh nhân nổitiếng và là người đồng sáng lập nên Google cùng với người bạn củamình Sergey Brin .Hiện tại, Larry Page đang giữ chức vụ Giám đốc điềuhành CEO của

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Môn: QUẢN TRỊ HỌC

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

1 Tìm hiểu về một nhà quản trị học mà nhóm ngưỡng mộ

2 Nghiên cứu về một công ty đang hoạt động trên thực tế

Lớp tín chỉ: MGT1002_48K08.2_48K08.3

Giảng viên: Ngô Xuân Thủy

Nhóm 13 Mức độ đóng góp của thành viên:

Trần Thị Vân: 19%

Nguyễn Phương Thảo: 21%

Lê Thị Hường Nga: 19%

Trần Thúy Hiền: 21%

Nguyễn Vân Khánh: 20%

Trang 2

Bảng phân chia công việcTrần Thị Vân Kỹ năng mang lại sự thành công

của Larry Page + Nguồn lực kinh doanh + Kết quả kinh doanh của công ty VNthing

Nguyễn Phương Thảo Tìm hiểu chức năng POLC của

Larry Page + Cấu trúc tổ chức củacông ty VNthing + Bìa báo cáo +

Đề xuất về công ty

Lê Thị Hường Nga Tìm hiểu chức năng POLC của

Larry Page + Môi trường bên ngoài + Văn hóa tổ chức của công

ty VNthingTrần Thúy Hiền Tìm hiểu chức năng POLC của

Larry Page + Cấu trúc tổ chức củacông ty VNthing + Chỉnh sửa nội dung

Nguyễn Vân Khánh Tìm hiểu thân thế Larry Page +

Nguồn lực kinh doanh + Kết quả kinh doanh của công ty + Đề xuất

về công ty

I Larry Page:

1 Tiểu sử:

a Giới thiệu chung:

- Larry Page tên đầy đủ là Lawrence Edward Page Ông sinh ngày26/3/1973 tại Michigan, Mỹ Ông được biết đến là một doanh nhân nổitiếng và là người đồng sáng lập nên Google cùng với người bạn củamình Sergey Brin Hiện tại, Larry Page đang giữ chức vụ Giám đốc điềuhành (CEO) của công ty Alphabet Inc-công ty mẹ của google

Trang 3

b Xuất thân:

- Larry Page xuất thân trong một gia đình có truyền thống về công nghệ

và máy tính Ông là con trai của giáo sư Carl Victor Page, chuyên ngànhkhoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo tại ĐH Michigan Mẹ ông làGloria Page là cử nhân đầu tiên chuyên ngành khoa học máy tính tại ĐHMichgan Anh trai là Carl Victor Page JR–nhà đồng sáng lập nêneGroups Có thể nói gia đình chính là nền tảng để ông có được niềmđam mê với công nghệ ngay từ khi còn nhỏ

c Học vấn:

- Nhà doanh nhân tiếp xúc với máy tính khi mới 6 tuổi, ngay từ nhỏ ông

đã có sở thích đọc sách và thích tìm tòi về công nghệ Từ năm

1975-1979, ông học tại Okemos Montessori Đến năm 1991, ông tốt nghiệptrung học Far East Lansing sau đó thi đỗ vào trường Đại học Michigan,tại đây ông gặp Sergen Bin người sau này cùng ông chèo lái “google”

d Sự nghiệp:

Trang 4

- Bắt đầu từ câu hỏi năm 23 tuổi về việc tải và xếp hạng các trang web,điều đó khiến ông cùng bạn thân Sergen Bin cùng nhau nghiên cứu vàxây dựng công cụ tìm kiếm có tên là Backrub Cả hai xây dựng trang tìmkiếm bằng kỹ năng lập trình HTML cơ bản, tận dụng các linh kiện máytính để tạo nên máy chủ đủ mạnh để thực hiện các truy vấn của ngườitiêu dùng Tháng 8 năm 1996, phiên bản đầu tiên của google được ramắt trên trang web đại học StanFord Ngày 15 tháng 9 năm 1997, LarryPage và Sergen Bin chính thức sở hữu tên miền google.com Cả hai huyđộng vốn đầu tư từ mọi người xung quanh và rồi mua máy chủ đồng thờithuê gara để mở trụ sở tại Menlo Park, California Ngày 4/9/1998,Google chính thức được thành lập và ông giữ chức vụ CEO Năm 2004,google thực hiện IPO thành công nhưng Larry Page rời khỏi vị trí CEO

và đảm nhận vị trí Giám đốc sản phẩm Đến năm 2011, ông trở lại vị trí

cũ Khi tập đoàn công ty mẹ của Google được thành lập vào năm 2015,ông được bổ nhiệm làm CEO của Alphabet Inc

2 Những kỹ năng, yếu tố mang lại sự thành công của Larry page:

a Yếu tố tạo nên sự thành công Google:

- Không ngại mạo hiểm:

Phương châm ở Google là nếu chúng ta không điên rồ, tức làchúng ta đang đi lạc Hầu hết các nhà đầu tư thường thiếu lo sợ khiđầu tư lớn vào Google, họ lo sợ Google sẽ đi chệch hướng bởi sựmạo hiểm Chính sự mạo hiểm đã đưa Sergey Brin và Larry Pagetrở thành tỷ phú giàu thứ 18 thế giới với khối tài sản trị giá khoảng32,8 tỷ USD

- Quan tâm đến nhân viên:

Nhân viên của Google chỉ khoảng 50.000 người Xét về quy mô,Google nhỏ hơn nhiều so với Apple (72.800 nhân viên) hayMicrosoft (94.000 nhân viên) Tuy nhiên, điều khiến Google được

Too long to read on your phone? Save to

read later on yourcomputer

Save to a Studylist

Trang 5

các nhân viên đánh giá cao là ở việc đầu tư và chăm sóc nguồnnhân lực Họ luôn cố gắng tạo ra những điểm sinh hoạt chung màmọi người đều có thể dễ dàng kết nối với nhau Điều này thể hiện

ở việc đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của mộtnhân viên như nhà ăn, sân tập thể thao, phòng giặt đồ, xe đưa đónnhân viên…, từ đó đảm bảo cho nhân viên vững tâm và tập trunghoàn thành tốt công việc được giao

- Khuyến khích tinh thần sáng tạo:

Sáng kiến nổi tiếng nhất của Google trong việc thúc đẩy sáng tạocủa nhân viên chính là “chiến lược 20% thời gian” Cụ thể, mỗinhân viên sẽ dành 80% thời gian trong ngày để làm công việc họđược giao và 20% thời gian còn để theo đuổi ý tưởng sáng tạo hoặc

dự án riêng Ngoài ra, Google còn thành lập hộp thư sáng tạo,trong đó toàn bộ nhân viên trong công ty đều có thể đóng góp sángtạo của mình thông qua hộp thư này Sau đó, những sáng kiến này

sẽ được bình chọn công khai và những ý kiến sáng tạo nhất đượclựa chọn để tiến hành thực hiện Một cuộc họp được tổ chức vàothứ Sáu hàng tuần mang tên Ơn Chúa, Thứ Sáu rồi (TGIF – ThankGod It’s Friday) là một trong những sự kiện được mong chờ nhất.Trong cuộc họp này, người đứng đầu hệ thống sẽ trao đổi với tất cảnhân viên về các vấn đề xảy ra trong tuần tại Công ty và tất nhiênnhân viên được khuyến khích trao đổi ý kiến về bất cứ vấn đề gì họquan tâm

- Quản lý nhân viên theo chất lượng công việc:

Tại Google, tất cả các nguồn lực và tài năng đều được tập trungphục vụ cho sự thành công của các nhóm dự án Ban lãnh đạoGoogle không quản lý nhân viên theo thời gian mà theo chất lượngđầu ra của công việc Mỗi nhân viên tự ý thức họ có mục tiêu gì

Trang 6

trong công việc và làm gì để đạt mục tiêu này Mỗi quý, Googleđánh giá xem đã đạt mục tiêu quý chưa và các thành viên công tycũng vậy Tạo nên một môi trường để những người giỏi nhất aoước được làm việc là bí quyết thành công của Google.

- Giúp nhân viên phát triển con đường sự nghiệp:

Ở Google, thành công đồng nghĩa với một sự độc lập cao hơn Đó

là hướng đi mà Google đã theo đuổi từ lâu Nếu một nhân viên nào

đó đã có trong tay những thành công nhất định và chứng minhđược khả năng theo đuổi thành công ý tưởng của họ thì công ty sẽtạo cho họ nhiều sự tự do hơn trong công việc

- Không ngừng đổi mới, cải tiến kỹ năng công nghệ:

Trên chặng đường hơn 10 năm qua, hẳn chúng ta sẽ thấy Google

đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều với vô số những tính năng mới.Hai vị đồng sáng lập Sergey Brin và Larry Page cho rằng “Chúngtôi không tự giới hạn tầm nhìn của mình và cũng không bao giờchống đối những cái mới” Có thể các sản phẩm của Google vẫnchưa phải tuyệt đối hoàn thiện và vẫn cần cải tiến hơn nữa Tuynhiên, Google luôn nỗ lực để đổi mới, cải tiến và tìm kiếm đượclĩnh vực kinh doanh mới

- Tập trung vào nhân viên:

Ở Google, lãnh đạo chủ trương giao cho nhân viên quyền tự chủ và

sự tự tin giúp họ nỗ lực theo đuổi đến cùng ý tưởng sáng tạo của

họ, nâng cao hiệu quả công việc Trước khi đưa ra những quyếtđịnh, dự án nghiên cứu mới, ban lãnh đạo Google luôn lấy ý kiếnđóng góp của các nhân viên làm nền tảng Điều này có được dựatrên cơ sở Google đã thu hút một đội ngũ lãnh đạo và nhân viênthuộc loại tinh hoa nhất trong giới kinh doanh tin học Đây mới

Trang 7

chính là yếu tố đảm bảo cho sự thành công bền vững lâu dài củamột công ty.

- Cuộc sống giản dị:

Là một tỉ phú, Larry Page có cuộc sống rất giản dị và khiêm tốn.Tổng giám đốc điều hành Larry chỉ sắm cho công ty một chiếc xexoàng xĩnh nhất để phục vụ công việc Ông Larry tích cực kêu gọi

và tổ chức các chiến dịch bảo vệ môi trường cùng với người bạnthân Sergey Brin Năm 2005, cả ông và Sergey đã tự nguyện giảmlương của mình xuống 1 USD/năm và không nhận bất cứ đồng tiềnthưởng nào Thu nhập của họ phụ thuộc chủ yếu vào giá trị tài sảncủa công ty trên thị trường chứng khoán

b Nguyên tắc tạo nên sự thành công:

- Thuê những người giỏi hơn:

Sundar Pichai được xem là "nhân tố" cốt lõi quyết định tương laicủa Google sau khi Alphabet trở thành công ty mẹ nắm giữ toàn bộhoạt động của "gã khổng lồ" này

Các hoạt động kinh doanh chủ đạo của Google đòi hỏi một ngườiphải toàn tâm toàn ý vào việc điều hành chúng Đối với vấn đề này,đây không phải là lần đầu tiên các nhà sáng lập Google trao chứcCEO cho một người khác Trong quá khứ, CEO Eric Schmidt đãtừng là người góp phần xây dựng nền tảng cho sự thành công của

"gã khổng lồ" này Larry Page và Sergey Brin là những nhà phátminh, nhà sáng tạo và doanh nhân đa tài nhưng không phải lúcnào, họ cũng là "ứng cử viên" sáng giá nhất cho vị trí điều hànhtoàn bộ doanh nghiệp

- Giao phó quyền quản lý công ty cho các giám đốc điều hành:

Trang 8

Điều hành một doanh nghiệp có nghĩa là dành rất nhiều thời giancho việc quản lý con người và dòng tiền thay vì trực tiếp tham giavào từng khâu trong hoạt động kinh doanh đó Thông qua việc tìmkiếm những con người đáng tin cậy và tài năng, bạn sẽ có thể dồnsức vào việc phân bổ nguồn lực và sắp đặt các nhân tài vào vị tríthích hợp để tạo ra giá trị tối đa cho doanh nghiệp.

Từ thực tế tại Google, thời điểm mà các ông chủ muốn rút khỏicông ty để nhường vị trí CEO cho các nhân tài mới có thể căn cứvào:

Nhà sáng lập cần tìm kiếm và tạo điều kiện thuận lợi cho ứngviên tiềm năng có thể tích lũy được các kỹ năng cần thiết trongmột khoảng thời gian đủ dài

Nhà sáng lập tin tưởng CEO mới trong việc điều hành hoạtđộng kinh doanh thành công, sẵn sàng giao phó trách nhiệm màkhông đòi hỏi nhiều sự hỗ trợ từ phía mình (tối thiểu hóa sự hỗtrợ)

Các cổ đông tin tưởng rằng các CEO mới sẽ điều hành hoạtđộng kinh doanh với lợi nhuận bền vững

- Duy trì tinh thần doanh nhân ngay sau khi đã thành công:

Thường, các nhà sáng lập sẽ rất sung sướng khi xây dựng đượcmột công ty tỷ đô và sẵn sàng rút lui dành thời gian nghỉ ngơi đểnhường vị trí điều hành cho các nhân tài mới Tuy nhiên, LarryPage và Sergey Brin lại khác Họ "không ngủ quên trong chiếnthắng" mà rời bỏ thành công hiện tại để mưu cầu những giấc mơ cánhân và theo đuổi mục tiêu tạo ra những lợi ích lớn hơn cho xã hội

Đế chế Google dưới sự dẫn dắt của Larry Page, đã cho thế giớithấy một sự kỳ diệu của công nghệ được tạo nên từ việc khôngngừng đầu tư phát triển vào nguồn chất xám của con người Một

Trang 9

công thức rất rõ ràng mà CEO điên của Google sử dụng đó chínhlà:

Ý tưởng điên rồ + Khả năng thấu hiểu của nhân viên +Công nghệ

= Thay đổi thế giới

Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào góc độ “Khả năng thấu hiểu của nhânviên”, hiểu theo một ý nghĩa học thuật thì đây chính là sự kết hợp của ba

yếu tố: “Năng lực bản thân nhân viên, khả năng nhìn nhận và đánhgiá hiệu suất, và phong cách lãnh đạo”.

c Kiểu phong cách lãnh đạo của Larry Page:

Trang 10

Điều thứ nhất: mọi người có thể yêu thích, căm ghét, ngưỡng

mộ, thần tượng, thù hận bạn, nhưng chắc chắn một điều khi nhắcđến bạn họ sẽ không bao giờ dám làm ngơ, đơn giản vì bạn đãlàm một cuộc cách mạng đổi thay mà chính họ không bao giờdám làm Larry Page là một người như vậy, ông luôn thúc giụcnhân viên của mình tin và chấp nhận vào những ý tưởng điên rồcủa ông, vì tin rằng nếu thành công, đó sẽ là một cuộc cáchmạng

Điều thứ hai: Ông khuyến khích một cách triệt để nhân viên của

mình làm việc nhanh gọn và có một quyết định hết sức nhanhchóng Để thực hiện điều này, ông yêu cầu mọi người phải cậpnhật 60 từ mới nhất hoặc quan trọng của dự án hiện thời mànhân viên đang làm việc Điều đó khiến ông có thể tham gia theodõi và quản lý một cách hiệu quả nhất

Điều thứ ba: Larry cho rằng ông là một người hướng nội, và

điều này giúp ông có thể lắng nghe sâu để tổng hợp các sángkiến của nhân viên một cách tốt nhất

Điều thứ tư: Larry tạo ra một niềm tin đủ mạnh để có thể cầm

giữ những nhân sự tốt nhất của mình, tạo ra cam kết giữa họ vớidoanh nghiệp ít nhất là một vài năm

Điều thứ năm: Larry cố gắng tránh xa phong cách lãnh đạo độc

đoán bằng cách luôn cho nhân viên cơ hội để nói lên ý tưởng củamình Thêm vào đó, đích thân Ông cũng tham gia vào quá trìnhtuyển chọn nhân viên thế hệ sau cho Google

Duy trì hạnh phúc cho nhân viên là một trong những tiêu chí hàng đầutrong công việc của Larry Page, để đảm bảo ông đang đem lại lợi íchthiết thực nhất cho Google

3 Chức năng quản trị (POLC) của Larry Page trên thực tế:

Trang 11

(P) Planning:

Sau khi tốt nghiệp đại học Michigan, Page đến Stanford để thamgia học bằng Thạc sĩ Năm 1995, anh gặp Sergey Brin, một họcviên cũng đã tốt nghiệp và nhanh chóng trở thành một người bạnthân, cùng nhau nghiên cứu và khám phá về khoa học máy tính.Sau đó, Larry Page nảy ra ý tưởng thiết lập công cụ tìm kiếm cóthể tải về dữ liệu và đặt tên là Backrub và cùng người bạn thânSergey Brin phát triển nó trước khi đổi tên thành Google

Larry Page và Sergey Brin thuê một gara ôtô ở Menlo Park làm

văn phòng đầu tiên

Năm 1997, Page và Brin đăng ký tên miền Google.com Năm

1998, hai ông thành lập công ty tư nhân Google và chuyển các máychủ từ phòng ký túc xá của Page đến nhà để xe của một người bạn

ở thành phố Menlo Park, bang California Google hoạt động dựavào kỹ thuật đã được cấp bằng sáng chế, PageRank Larry Page lúcbấy giờ bỏ dở chương trình tiến sĩ để tập trung kinh doanh

(O) Organizing:

Trang 12

Bước đầu khủng hoảng nội bộ:

Trong 3 năm đầu thành lập, Google đã nhanh chóng có được thànhcông nhất định Tuy nhiên sau đó bắt đầu xuất hiện những khủnghoảng trong nội bộ công ty

Cụ thể, Larry Page vốn dĩ xuất thân từ công nghệ thông tin, không

có bất cứ kinh nghiệm trong mảng điều hành và quản lý anh chorằng văn hóa tự do chính là cách để các nhân viên có thể trao đổitrực tiếp với ban giám đốc giúp tiến độ công việc hoàn thành hiệuquả hơn: “Không ủy thác quyền cho bất kỳ ai, hãy làm mọi điềubạn có thể để hoàn thành công việc nhanh hơn” Nhưng thực tếhoạt động của công ty cho thấy, mỗi công việc cần có một vị tríchịu trách nhiệm cho những vấn đề của họ

Cách điều hành của Page không được nhân viên ủng hộ

Trang 13

Đỉnh điểm tháng 7/2001, Page bất ngờ quyết định sa thải toàn bộquản lý dự án, bởi do họ không làm tốt phần việc của mình và anhkhông tin tưởng khả năng lãnh đạo của những người không cóchuyên môn máy tính Tuy nhiên, quyết định này của Page khôngđược đón nhận Để cứu vãn tình thế chia rẽ và tránh Google phảichịu khủng hoảng trầm trọng hơn, Larry Page đã lựa chọn việc rútlui, thay thế bởi cựu CEO của Công ty Novell, Eric Schmidt.

Mối đe dọa từ bên ngoài:

Trong 10 năm giữ cương vị CEO Google Eric Schmidt đã đưacông ty phát triển phồn thịnh với sự kiện IPO thành công năm

2004 và thương vụ thâu tóm Android năm 2005 Số lượng nhânviên của Google tăng lên tới 24.000 người và giá trị vốn hóa thịtrường đạt 180 tỷ USD Năm 2006, Google đã mua trang web chia

sẻ video phổ biến nhất thế giới, YouTube, với giá 1,65 tỷ đô la cổphiếu

Trang 14

Nhưng đến năm 2011, Google gặp phải một mối đe dọa trước đây

họ chưa từng biết đến, mang tên Facebook của Mark Zuckerberg.Google trở nên bệ rạc khi hàng loạt nhân sự chất lượng cao bắt đầurời bỏ công ty và đầu quân cho Facebook Tính đến năm 2010, hơn

140 kỹ sư cấp cao của Google tham gia đầu quân dưới quyền điềuhành của Mark Zuckerberg

Trang 15

Cạnh tranh thị trường giữa Google và nhân tố mới Facebook.Trước sức ép quá lớn từ Facebook, Larry Page trở lại vị trí CEOcủa Google vào năm 2011, đặt ra mục tiêu đưa Google trở thànhcông ty công nghệ hàng đầu trên thế giới và phát triển Google trởthành một công cụ đa năng nhất Để làm được điều đó, điều đầutiên Larry Page phải thực hiện tái cơ cấu hệ thống nhân sự Nhưnganh nhận thấy các nhân viên đang mất phương hướng, ban giámđốc quan liêu khiến công ty chia rẽ sâu sắc, và điều tất yếu là chảymáu chất xám.

Sự trở lại của Larry Page:

Trang 16

Ngay sau khi trở lại lãnh đạo, Larry Page đã đích thân mời cácCEO từ các công ty khác được Google sáp nhập tham gia điềuhành nhiều mảng của công ty, đồng thời sẵn sàng trao quyền chocác nhân viên thân thiết điều hành những bộ phận quan trọng.Điều này giúp Google giữ chân được các nhân tài, và bước đầu táithiết lập đội ngũ nhân sự chất lượng cao và trung thành với công

ty Ở Google, Page được biết đến là người luôn quan tâm mọingười thực hiện công việc như thế nào và thách thức bằng nhữnggiả thuyết rằng tại sao mọi thứ lại diễn ra như vậy

Trong cuộc phỏng vấn tại một diễn đàn năm 2015, Page chia sẻ:

“Tôi rất thích trò chuyện với những người điều hành trung tâm dữliệu của công ty Tôi hỏi họ những câu về máy biến thế hoạt độngthế nào? Nguồn năng lượng được chuyển vào ra sao? Để rồi sau đóhướng đến hoạt động của công ty chúng ta trả giá thế nào cho việcnày? Tôi luôn suy nghĩ về tất cả những câu hỏi ở khía cạnh mộtdoanh nhân, một người làm kinh doanh, tìm hiểu xem cơ hội nằm

ở đâu”

Google đứng dậy mạnh mẽ sau khủng hoảng:

Với sự chèo lái tài tình của Larry Page và cộng sự, Google đã liêntục phát triển và tung ra thị trường những sản phẩm, công cụ mớivới nhiều chức năng đa dạng Năm 2012, công ty cho ra mắt mạng

xã Google+, máy tính xách tay Chromebook, kính thông minhGoogle Glass, dịch vụ Internet tốc độ cao Fiber và nhiều dịch vụkhác

Trang 17

Google cho ra mắt nhiều tiện ích và sản phẩm nổi trội

Trong quý III-2013, chỉ sau 2 năm Larry Page trở lại vị trí CEO,Google đạt được doanh thu lên đến 14,89 tỷ USD Riêng dịch vụtìm kiếm của Google đã đóng góp 10,8 tỷ USD trong doanh thuđược tính bằng số lần nhấp chuột của người dùng vào quảng cáo.Tiếp theo đó, năm 2016, Google đã trở thành thương hiệu có giá trịcao thứ 2 trên thế giới, giá trị tổng tài sản được định mức 133 tỷUSD

Trang 18

Với việc thâu tóm hàng loạt bằng sáng chế công nghệ từ các công

ty phần mềm khác nhờ vào những thương vụ M&A, giờ đâyGoogle không chỉ là công cụ tìm kiếm thông tin thông thường, mà

đã sở hữu hàng loạt chức năng tiện ích khác Những chiến lược củaLarry Page dần trở nên có hiệu quả, Google đã trở lại đúng địnhhướng mà Larry Page đề ra

Larry Page và những bước ngoặt sự nghiệp:

Đến năm 2015, hãng tái cấu trúc quy mô lớn Page và Brin đã công

bố thành lập một công ty mẹ mới có tên là Alphabet để giám sátGoogle và các công ty con khác Ở Alphabet, Page là giám đốcđiều hành và Brin là chủ tịch, còn vị trí CEO của Google doSundar Pichai đảm nhiệm

Ngày đăng: 14/06/2024, 11:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w