Học phần Dẫn luận ngôn ngữ cung cấp kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học và giới thiệu khái quát về các lĩnh vực cụ thể trong ngôn ngữ học gồm ngữ âm học, âm vị học, từ pháp học, cú pháp học, ngữ nghĩa học và ngữ dụng học.
Trang 1HANOI OPEN
UNIVERSITY
KIỂM TRA TỰ LUẬN
MÔN: DẪN LUẬN NGÔN NGỮ
Mã môn: EN03
Họ & Tên:
Ngày sinh:
Lớp:
ĐỀ 2
Anh chị hiểu như thế nào về chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ?
Bài làm
Để tìm hiểu chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ, trước tiên chúng ta cùng nhau
đi tìm hiểu định nghĩa của ngôn ngữ
Định nghĩa: “Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện
giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người; ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy Truyền đạt truyền thống văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.”
Ngoài chức năng giao tiếp, diễn đạt suy nghĩ và tư tưởng, lưu trữ thông tin, tạo và duy trì văn hóa,… ngôn ngữ còn có một chức năng nổi bật là thể hiện tư duy
Để hiểu rõ hơn chức năng này, chúng ta sẽ cùng nhau đi phân tích mối quan hệ mật thiết giữa “Ngôn Ngữ” và “Tư Duy”:
- Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ Tư duy mang tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát là do nó gắn chặt với ngôn ngữ Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không thể diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy (khái niệm, phán đoán…) cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận
- Ngôn ngữ cố định lại kết quả của tư duy, do đó có thể khách quan hóa kết quả
tư duy cho người khác và cho bản thân chủ thể tư duy Ngược lại, nếu không có
tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa
1
Trang 2Ví dụ: Nếu Newton không chia sẻ những hiểu biết của ông về các định luật
về chuyển động bằng ngôn ngữ thì nhân loại không thể biết đến và tiếp nhận được các định luật này.
Chính vì vậy ta có thể hiểu ngôn ngữ là cái biểu đạt của tư duy, là công cụ, phương tiện của tư duy Vì ngôn ngữ là cái biểu đạt tư duy, nên ngôn ngữ là công cụ để con người suy nghĩ, là phương tiện để con người giao tiếp, truyền
đạt tư duy cho nhau Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng
- Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng:
Ngôn ngữ của chúng ta ngày nay là kết quả của quá trình phát triển tư duy lâu dài trong lịch sử phát triển của nhân loại, do đó ngôn ngữ luôn thể hiện kết quả tư duy của con người Ngôn ngữ và tư duy ra đời cùng 1 lúc trong sự hình thành và phát triển của con người, không thể tồn tại tách rời nhau mà phải phụ thuộc vào nhau để tồn tại
Ngôn ngữ thống nhất với tư duy, không có ngôn ngữ thì con người không thể
tư duy vì ngôn ngữ là thực thể vật chất của tư tưởng, là công cụ để hình thành tư tưởng, còn tư duy là thực thể tinh thần nếu muốn tồn tại và phát triển được trong xã hội con người cần có sự nương nhờ vào thực thể vật chất của ngôn ngữ
o Ví dụ: Khi sờ phải chiếc nồi đang nấu, con người sẽ thốt lên “nóng quá!” thì từ “nóng” ở đây là vật chất, là công cụ để hình thành tư duy để con người hiểu rằng chiếc nồi đang nấu trên bếp rất nóng, nếu sờ phải sẽ bị bỏng.
Tóm lại ngôn ngữ của con người ngày càng phát triển thì càng thúc đẩy sự phát triển của tư duy của con người Ngược lại, tư duy của con người càng phát triển thì càng thúc đẩy ngôn ngữ phát triển
2