1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những nhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu các công ty chứng khoán

135 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 3,95 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do thực hiện đề tài (12)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
  • 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu (14)
  • 4. Đối tượng/ phạm vi nghiên cứu, khảo sát … (15)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến (16)
  • 7. Đóng góp của nghiên cứu (17)
  • 8. Kết cấu luận văn (18)
  • Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (19)
    • 1.1. Những lý luận cơ bản về thị trường và công ty chứng khoán (19)
      • 1.1.1. Giới thiệu về cổ phiếu (19)
      • 1.1.2 Giới thiệu về thị trường chứng khoán (20)
      • 1.1.3 Khái niệm về sàn giao dịch chứng khoán (24)
      • 1.1.4 Giới thiệu về các công ty chứng khoán (25)
      • 1.1.5 Giới thiệu về giá trị doanh nghiệp (33)
      • 1.1.6 Cập nhật tình hình thị trường hiện tại (34)
    • 1.2 Cơ sở lý thuyết (39)
      • 1.2.1 Tổng sản phẩm nội địa hoặc tổng sản phẩm quốc nội - Gross Domestic (41)
      • 1.2.2 Chỉ số giá tiêu dùng - Consumer Price Index (CPI) (43)
      • 1.2.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản - Return On total Assets (ROA) (46)
      • 1.2.4 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu - Return On common Equyty (ROE) (47)
      • 1.2.5 Đường trung bình động - Moving Average (MA) (49)
      • 1.2.6 Cổ đông lớn và người nội bộ (51)
      • 1.2.7 Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành (52)
    • 1.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu (53)
    • 1.4 Các công trình nghiên cứu trước đây (54)
      • 1.4.1 Các công trình nghiên cứu trong nước (54)
      • 1.4.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước (56)
  • Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (59)
    • 2.1 Mô hình nghiên cứu (59)
    • 2.2 Các biến nghiên cứu (59)
    • 2.3 Dữ liệu nghiên cứu (61)
    • 2.4 Phương pháp nghiên cứu (61)
    • 2.5 Quy trình nghiên cứu (61)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (64)
    • 3.1 Phân tích mô tả - kỳ vọng (64)
    • 3.2 Phân tích thực nghiệm (66)
    • 3.3 Thảo luận (71)
    • 3.4 Giải pháp (75)
      • 3.4.1 Định giá doanh nghiệp (75)
      • 3.4.3 Lãnh đạo doanh nghiệp (76)
      • 3.4.4 Quản trị rủi ro, quản trị tài chính (76)
    • 3.5 Hàm ý quản trị (76)
      • 3.5.1 Doanh nghiệp tập trung tốt việc quản trị vốn (77)
      • 3.5.2 Duy trì ổn định tính thanh khoản, tránh trường hợp giao dịch đột biến (77)
      • 3.5.3 Nâng cao trình độ, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn từ cấp lãnh đạo đến nhân viên (78)
      • 3.5.4 Doanh nghiệp kinh doanh chú trọng đạt lợi nhuận sau thuế tối ưu trên vốn bỏ ra (ROE) (79)
    • 3.6 Hạn chế của đề tài (79)
    • 3.7 Hướng nghiên cứu tiếp theo được đề xuất (80)
  • KẾT LUẬN (58)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • PHỤ LỤC (85)

Nội dung

LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh với đề tài “Nhữngnhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu các công ty chứng khoán - Bằng chứngthực tiễn tại Việt Nam”, bên cạnh

Lý do thực hiện đề tài

Doanh nghiệp được xem là uy tín, chất lượng khi giá cổ phiếu luôn duy trì ổn định và có xu hướng tăng dần trong tương lai Cổ phiếu là một phần quan trọng của tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những công ty giao dịch công khai hay những công ty quyết định bán cổ phiếu trước cho các nhà đầu tư.

Tuy nghiên, việc duy trì tính ổn định về giá và số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường đòi hỏi kinh nghiệm lẫn kiến thức của ban lãnh đạo doanh nghiệp Cổ phiếu đôi khi sẽ bị bán tháo, gây áp lực về giá dẫn đến giá cổ phiếu đột ngột giảm mạnh

Thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, TTCK chỉ hoạt động có hiệu quả khi các chủ thể tham gia trên thị trường có đầy đủ những điều kiện, năng lực nhất định đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trong đó CTCK là một trong các chủ thể đóng vai trò nòng cốt Các công ty chứng khoán tạo ra cơ chế huy động vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế Các công ty chứng khoán là cầu nối quan trọng (trung gian tài chính) giúp cho các doanh nghiệp và chính phủ có thể huy động vốn thông qua hoạt động tư vấn phát hành và bảo lãnh cho các đợt phát hành chứng khoán Cũng nhờ có các công ty chứng khoán, hoạt động mua bán chứng khoán của nhà đầu tư mới được đảm bảo an toàn, chính xác và hiệu quả thông qua các hoạt động môi giới, tư vấn và quản lý doanh mục đầu tư Đối với thị trường chứng khoán, các CTCK góp phần bình ổn giá cả, điều tiết thị trường và tăng tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Ngoài ra, thông qua các công ty chứng khoán, cơ quan quản lý cũng có thể theo dõi, quản lý các hoạt động liên quan đến thị trường Như vậy, có thể thấy CTCK có vai trò rất quan trọng trên thị trường chứng khoán Do đó, hiệu quả hoạt động của các CTCK có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ổn định và bền vững củaTTCK Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán là điều kiện nền tảng và là yêu cầu cho sự phát triển của các CTCK nói riêng và TTCK nói chung.

Vì vậy, vấn đề cần nghiên cứu là sự biến động giá cổ phiếu phụ thuộc vào những yếu tố nào, tình hình kinh tế vĩ mô lẫn vi mô ảnh hưởng ra sao, bên cạnh đó là đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán dựa trên nhóm các chỉ tiêu cụ thể, phân tích các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan tác động đến thị giá cổ phiếu Từ đó giúp chúng ta có tầm nhìn bao quát về năng lực tài chính, năng lực hoạt động kinh doanh cũng như cơ sở chắc chắn hơn trước khi ra quyết định giao dịch cổ phiếu.

Mục tiêu nghiên cứu

Trong quý I/2023, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã ghi nhận sự biến động mạnh Trong quý II và cả năm 2023, thị trường được dự báo sẽ tăng trưởng ổn định hơn nhờ tác động tích cực từ việc giảm thắt chặt chính sách tiền tệ của các nền kinh tế lớn, lãi suất trong nước giảm, sự tham gia tích cực của khối ngoại cũng như các biện pháp hỗ trợ hiệu quả từ phía Chính phủ.

Mặc dù không tăng mạnh như giai đoạn 2020 - 2021, tuy nhiên, với việc có được nhiều lực đỡ quan trọng, TTCK Việt Nam quý II và năm 2023 được dự báo phục hồi tích cực Trong quý I, các tổ chức đều có đánh giá tích cực về sự phục hồi của TTCK Việt Nam trong năm 2023, VN-index được dự báo dao động khoảng 1.160 - 1.350 điểm, tương đương tăng 15 - 35% so với thời điểm cuối năm 2022.

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã trình bày ở trên, luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả liên quan đến những chỉ tiêu đo lường giá cổ phiếu, các nhân tố đại diện cho môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm GDP, CPI; đại diện cho nhân tố thị trường là hành vi của nhà đầu tư cá nhân, quyết định mua bán cổ phiếu của họ chịu ảnh hưởng của yếu tố hành vi dẫn đến biến động giá Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế-xã hội bất ổn do khủng hoảng kinh tế, chính trị, hoặc dịch bệnh thì tâm lí này càng bất ổn khiến giá cổ phiếu thị trường dao động mạnh hơn; nhân tố đại diện cho tổ chức phát hành bao gồm quy mô phát hành bổ sung, chi trả cổ tức; chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu là lợi nhuận, ROE, ROA và một số chỉ số khác; các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu xuất phát từ đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được các nghiên cứu trong nước và quốc tế sử dụng là quy mô vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lợi, nợ xấu, quy mô cho vay, tổng tài sản của ngân hàng; một số lý thuyết, mô hình lý thuyết về ước định giá cổ phiếu Các nhân tố trên đã hỗ trợ tác giả trong việc nhận diện và chỉ ra các nhân tố chính, chủ yếu tác động vào giá cổ phiếu

Với mong muốn được góp một phần đưa ra những yếu tố tác động đến thị giá cổ phiếu, từ đó giúp doanh nghiệp có thêm những thông tin cần thiết làm ổn định và định hướng phát triển giá cổ phiếu bền vững, tác giả đã quan tâm và lựa chọn nghiên cứu với đề tài: “Những nhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu các công ty chứng khoán - Bằng chứng thực tiễn tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.

Xác định nhân tố ảnh hưởng đến thị giá giá cổ phiếu trong từng thời gian cụ thể, từ đó đo lường mức độ tác động cụ thể.

Xác định mức độ ảnh hưởng của số lượng cổ phiếu tới thị giá cổ phiếu đó trên thị trường.

Tính thanh khoản tác động như thế nào đến sự tăng giảm giá cổ phiếu. Đề xuất một số giải pháp, phương án thích hợp cho từng cổ phiếu khi chịu tác động bởi các nhân tố vĩ mô lẫn vi mô.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán?

Những cổ đông, người nội bộ, ban lãnh đạo mua, bán cổ phiếu ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý nhà đầu tư, sự tăng giảm giá cổ phiếu?

Tình hình kinh tế thế giới hiện tại như GDP, CPI làm giá cổ phiếu ở hiện tại và về lâu dài có ảnh hưởng không? Ảnh hưởng mức độ nào?

Năng lực kinh doanh, quản lý tài chính và hoạt động kinh doanh của từng công ty chứng khoán thông qua các chỉ số tài chính như tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) tác động như thế nào đến thị giá cổ phiếu của công ty đó trong hiện tại và tương lai?

Đối tượng/ phạm vi nghiên cứu, khảo sát …

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là 19 công ty chứng khoán hiện đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ quý 1/2014 đến quý 1/2022.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp định lượng, tổng hợp số liệu, thống kê các thông số tài chính cần thiết thông qua các báo cáo tài chính từng Quý, so sánh từng Quý.

Các bước thực hiện nghiên cứu định lượng bao gồm: thu thập và làm sạch số liệu, thống kê mô tả số liệu, kiểm định khuyết tật của mô hình, hồi quy và ước lượng các biến số, từ đó đánh giá mức độ tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô nền kinh tế tới quản trị doanh nghiệp của các CTCK thành viên sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam Cụ thể như sau:

+ Thu thập và làm sạch số liệu:

Trước khi tiến hành phân tích dữ liệu tác giả thực hiện bổ sung, hiệu chỉnh thông số của các biến để đảm bảo các kết quả xử lý dữ liệu phản ánh trung thực về đối tượng nghiên cứu Cụ thể:

(i) Bước 1: Sau khi nhập dữ liệu Khảo sát, tổng hợp thị giá từng cổ phiếu chứng khoán theo từng Quý từ Quý 1/2014 đến Quý 1/2022 tại sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam vào bảng exel, tác giả tiến hành kiểm tra dấu hiệu bất thường của dữ liệu Sau đó, tính giá trị của các biến nghiên cứu.

(ii) Bước 2: Bổ sung và điều chỉnh giá trị khuyết thiếu bằng các cách như: (1) để nguyên, khi phân tích phần mềm tự gán giá trị khuyết thiếu mặc định; (2) gán giá trị khuyết thiếu bằng giá trị trung bình hoặc trung vị; (3) gán giá trị khuyết thiếu bằng 0.

(iii) Bước 3: Phân tích tương quan riêng từng cặp biến để phát hiện lỗi số liệu trong trường hợp kết quả phân tích không giải thích được Loại bỏ số liệu làm sai lệch mối quan hệ của các biến trong trường hợp có dấu hiệu ngoại lai của số liệu.

+ Thống kê mô tả số liệu:

Phân tích thông kê được sử dụng trong luận án để đánh giá khái quát các biến (giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình, trung vị và độ lệch chuẩn) Từ đó, làm rõ thực trạng các yếu tố vi mô, vĩ mô nền kinh tế tác động tới quản trị doanh nghiệp của các CTCK thành viên SDGCK tại Việt Nam Trên cơ sở đó, đưa ra các giả định và nhận định phù hợp.

+ Kiểm định khuyết tật của mô hình:

Sau khi thống kê mô tả số liệu, luận án tiến hành kiểm định khuyết tất của mô hình bao gồm các kiểm định: (i) đa cộng tuyến; (ii) tự tương quan; (iii) phương sai sai số thay đổi.

Kết quả nghiên cứu dự kiến

Giúp doanh nghiệp nhận biết và tập trung tốt việc quản trị vốn, quản trị lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường.

Duy trì ổn định tính thanh khoản, tránh trường hợp giao dịch đột biến.

Tăng cường duy trì giá cổ phiếu trên thị trường đạt sự ổn định, hướng tới xu hướng tăng bền vừng cùng thời gian

Nâng cao trình độ, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn từ cấp lãnh đạo đến nhân viên

Doanh nghiệp kinh doanh chú trọng đạt lợi nhuận sau thuế tối ưu trên vốn bỏ ra (ROE).

Luận án đề xuất được những giải pháp và những khuyến nghị phù hợp nhằm nâng cao quản trị doanh nghiệp cho các CTCK dựa trên cơ sở định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam và định hướng phát triển các CTCK tại Việt Nam Đồng thời dựa vào đánh giá thực trạng và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản trị doanh nghiệp của CTCK, luận án cũng đưa ra các giải pháp mới và cần thiết để nâng cao quản trị doanh nghiệp của CTCK.

Do đó, luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các CTCK trong việc nâng cao quản trị doanh nghiệp Đồng thời cũng giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được quản trị doanh nghiệp của các CTCK thành viên Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam hiện nay Từ đó, các CTCK và cơ quan quản lý nhà nước sẽ có biện pháp phù hợp và kịp thời giúp nâng cao quản trị doanh nghiệp của các CTCK Có như vậy mới tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư và giúp thị trường chứng khoán ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

Đóng góp của nghiên cứu

Thứ nhất, từ tổng quan nghiên cứu có thế thấy chưa có một công trình khoa học nào sử dụng mô hình định lượng để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của các CTCK tại Việt Nam trong những năm gần đây Các đề tài nghiên cứu về thị giá cổ phiếu các CTCK ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các nội dung liên quan đến: hệ thống chỉ tiêu đánh giá cổ phiếu, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu suất kinh doanh hoặc có đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của các CTCK nhưng mới chỉ là các nghiên cứu định tính Do đó, khoảng trống nghiên cứu của luận án chính là sử dụng mô hình định lượng để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của các CTCK tại Việt Nam.

Thứ hai, về giai đoạn nghiên cứu, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về thị giá cổ phiếu của các CTCK tại Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2022.Các nghiên cứu trước đây về thị giá cổ phiếu của các CTCK, chủ yếu tập trung vào các giai đoạn trước năm 2012 hoặc đến năm 2014 Do đó, khoảng trống nghiên cứu của luận án là nghiên cứu thị giá cổ phiếu của các CTCK tại ViệtNam trong giai đoạn 2014-2022.

Kết cấu luận văn

Kết cấu luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và kết luận.

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Những lý luận cơ bản về thị trường và công ty chứng khoán

1.1.1 Giới thiệu về cổ phiếu.

Khái niệm về cổ phiếu: Theo Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010 quy định cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp phát hành.

Có 2 loại cổ phiếu là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi:

Cổ phiếu phổ thông: Là cổ phiếu phổ biến nhất trong các loại cổ phần của một công ty cổ phần mà người nắm giữ có quyền dự họp đại hội cổ đông cũng như có quyền biểu quyết những vấn đề của công ty như cơ cấu nhân sự, định hướng hoạt động, phát triển của công ty Các cổ đông sở hữu loại cổ phiếu này được quyền tự do chuyển nhượng, có đầy đủ quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông và được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu họ nắm giữ dưới sự thống nhất của hội đồng cổ đông.

Cổ phiếu ưu đãi: (Gordon và cộng sự, 2000) là cổ phiếu mà người nắm giữ sẽ được hưởng một số đặc quyền hơn những nhà đầu tư khác nhưng sẽ bị hạn chế một số quyền so với cổ đông phổ thông Cũng giống như cổ phiếu thường, người mua cổ phiếu ưu đãi được xem là cổ đông trong công ty Tuy nhiên, cổ phiếu ưu đãi trả một lượng cổ tức nhất định cho cổ đông nắm giữ, giống như trái phiếu, mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi khác với mệnh giá cổ phiếu thường, chỉ có giá trị danh nghĩa và được quyết định sau đại hội đồng cổ đông, được sự đồng thuận của đại đa số cổ đông.

Khái niệm về thị giá cổ phiếu: Thị giá cổ phiếu còn được gọi là “Stock price” trong tiếng Anh Đây là giá trị mua bán cổ phiếu được thực hiện thông qua các giao dịch trên thị trường Trong thị trường chứng khoán, giá trị khớp lệnh của một cổ phiếu ở thời điểm cụ thể sẽ được hiểu là thị giá của cổ phiếu tại thời điểm đó Trong thị trường chứng khoán, giá trị khớp lệnh của một cổ phiếu ở thời điểm cụ thể sẽ được hiểu là thị giá của cổ phiếu tại thời điểm đó.

Thị giá cổ phiếu mang 1 số đặc điểm cụ thể như sau:

Thị giá cổ phiếu có thể bằng, thấp hoặc cao hơn giá trị sổ sách và mệnh giá của cổ phiếu.

Thị giá cổ phiếu sẽ biến động theo thời gian và phụ thuộc vào nhiều tác động như tình hình kinh tế vĩ mô, sự tăng trưởng hoặc suy thoái của công ty cổ phần, lãi suất thị trường, tình hình chính trị,…

Vì lợi tức của cổ phiếu thường không cố định mà nó sẽ phụ thuộc vào mức lợi nhuận thu được từ công ty cổ phần Ngoài ra còn dựa vào chính sách chi trả cổ tức của công ty đó, do đó nó là loại chứng khoán có độ rủi ro cao. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho giá cổ phiếu trên thị trường biến động mạnh hơn so với các loại chứng khoán khác.

Cung và cầu thị trường chứng khoán:

Thị giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quy luật cung cầu Đối với những doanh nghiệp có xu hướng kinh doanh tốt và tăng trưởng, nhiều nhà đầu tư có nhu cầu mua cổ phiếu, kỳ vọng lợi nhuận cao.

Ngược lại, khi doanh nghiệp kinh doanh không tốt, có xu hướng đi xuống, có thể khiến nhà đầu tư lo lắng và muốn bán cổ phiếu Việc bán tháo cổ phiếu ồ ạt khiến thị giá giảm mạnh, đồng thời thu về ít lợi nhuận hơn.

Các công ty có vốn hóa lớn thường thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn. Điều này sẽ đẩy thị giá cổ phiếu tăng lên Tuy nhiên, bạn sẽ ít nhận được mức lợi nhuận đột biến khi đầu tư vào những cổ phiếu này Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ với số lượng cổ phiếu trên thị trường thấp, có tiềm năng tăng giá mạnh mẽ, mang lại lợi nhuận cao (có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba).

1.1.2 Giới thiệu về thị trường chứng khoán

1.1.2.1 Khái niệm về thị trường chứng khoán.

Theo Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán định nghĩa: Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở đó mọi người có thể mua bán, chuyển nhượng, trao đổi cổ phiếu nhằm mục đích kiếm lời, nắm quyền biểu quyết hoặc tham gia vào vị trí nhất định trong công ty.

Nhà đầu tư có thể mua bán chứng khoán với thời gian thích hợp tuỳ vào nhu cầu của bản thân: ngắn, trung và dài hạn.

1.1.2.2 Phân loại thị trường chứng khoán.

Theo Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010 quy định thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp như sau:

Thị trường sơ cấp: Khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành hoặc từ các công ty Giá chứng khoán do tổ chức, nơi phát hành quyết định.

Thị trường thứ cấp: Khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp, là sự thoả thuận giá giữa những nhà đầu tư với nhau.

1.1.2.3 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.

Nguồn phát hành: (Theo Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán) Bao gồm các tổ chức thực hiện hoạt động huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán Nhà phát hành có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương, công ty hoặc bất kỳ doanh nghiệp có nhu cầu niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Chính phủ phát hành các loại trái phiếu chính phủ với thời gian đa dạng (05 năm, 10 năm ) nhằm huy động tiền hỗ trợ cho ngân sách hoặc thi công, xây dựng các công trình quốc gia, công trình công cộng, phúc lợi xã hội

Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu địa phương để huy động tiền đầu tư cho các công trình địa phương, phúc lợi khu vực hay chương trình kinh tế, xã hội của địa phương.

Cơ sở lý thuyết

Đi đầu về nghiên cứu trực tiếp mối quan hệ giữa biến động giá cổ phiếu và chính sách cổ tức có nghiên cứu của Black và Scholes(1974) Trong nghiên cứu của mình Black và Scholes nghiên cứu 25 danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán New York trong giai đoạn 1936 – 1966 Sử dụng mô hình định giá vốn tài sản để nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được sau khi điều chỉnh rủi ro và thuế Tác giả đi đến kết luận không có mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu trên thị trường Gordon et al (2000) cũng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng trong giai đoạn 1967-1986. Kết quả cho thấy, chính sách chi trả cổ tức có tác động trực tiếp đến sự thay đổi giá cổ phiếu trên thị trường.

Al-Qenae et al (2002) nghiên cứu thị trường chứng khoán Kuwait, kết luận thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có tác động cùng chiều với sự biến động của thị giá cổ phiếu trên thị trường; tuy nhiên, thị giá cổ phiếu lại biến động ngược chiều với lãi suất và lạm phát Tương tự,

Al‐Tamimi et al (2007) cho rằng, trên thị trường chứng khoán UAE (United Arab Emirates), nhân tố EPS tác động mạnh nhất, và cùng chiều với sự biến động của thị giá cổ phiếu, GNP có tác động cùng chiều với giá cổ phiếu, nhưng lại không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Trong một nghiên cứu khác, Khan và cộng sự (2011) cũng đưa ra nhận định, giá cổ phiếu của 55 DN tại Malaysia trong giai đoạn 2001 - 2010 bị tác động cùng chiều bởi thu nhập trên mỗi cổ phiếu Gần đây, Sharif và cộng sự (2015) đã thu thập dữ liệu của 41 DNNY trên TTCK Bahrain trong giai đoạn 2006 - 2010 và cho rằng quy mô DN, tỷ lệ giá trên thu thập mỗi cổ phiếu có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu.

Mehr-un-Nisa và Nishat (2011) sử dụng phương pháp GMM (Generalized Method of Moments) để nghiên cứu thị trường chứng khoán Karachi (Pakistan), kết quả cho thấy, có sự biến động cùng chiều giữa giá của cổ phiếu với các cấu trúc vốn, tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, EPS và quy mô của công ty. Liên quan đến các yếu tố vĩ mô, kết quả nghiên cứu cho thấy giá cổ phiếu có biến động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng GDP, cung tiền và độ sâu tài chính. Ngược lại, giá cổ phiếu lại có biến động ngược chiều với lãi suất và tỷ lệ lạm phát Trong một nghiên cứu khác, Haque và Faruquee (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá của các cổ phiếu thuộc ngành tài chính ở Bangladesh.

Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 67 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Dhaka trong giai đoạn từ 2005 đến

2011 Kết quả phân tích hồi quy cho thấy EPS, giá trị tài sản ròng (NAV), lợi nhuận trước thuế, tỷ số P/E (giá thị trường trên lợi nhuận) có biến động cùng chiều với giá của các cổ phiếu thuộc ngành tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Dhaka.

Liên quan đến tuổi đời doanh nghiệp và số năm niêm yết, Clark (2002) nghiên cứu trên 1000 doanh nghiệp tại Mỹ trong giai đoạn 1991-1997, trong thời gian trước và sau khi công ty IPO và niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. Kết quả cho thấy, tuổi đời doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó có tác động tích cực đến thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đó Tuy nhiên, riêng trong giai đoạn 1995-1997, những công ty công nghệ mới niêm yết lại vượt qua các công ty lâu đời khi so sánh về tỷ lệ lợi nhuận đạt được, và có tốc độ tăng thị giá tốt hơn các công ty đã niêm yết từ trước Bên cạnh đó, trong giai đoạn 1991-1997, những công ty trong lĩnh vực công nghệ có tuổi đời trẻ lại chịu nhiều tổn thất hơn khi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra vào năm 1997, làm cho thị giá giảm sâu, thậm chí phá sản.

Tại Ấn Độ, nhà nghiên cứu Nirmala và cộng sự (2011) đã sử dụng dữ liệu bảng của các DN thuộc ba ngành (ô tô, chăm sóc sức khỏe và khu vực công) trong giai đoạn 2000 - 2009 để phân tích các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu tác động cùng chiều và tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu của tất cả các ngành được đưa vào nghiên cứu Ngoài ra, nghiên cứu của Adaramola & Anthony (2011) cho rằng biến lãi suất có ý nghĩa và tác động ngược chiều so với giá cổ phiếu của 93 công ty tại Nigeria trong giai đoạn 1985 -2009 Đây cũng là kết quả được khẳng định trong nghiên cứu của Jawad & Imran (2018) về tác động của các nhân tố vĩ mô đến giá chứng khoán của Pakistan trong giai đoạn 5/2000 - 8/2016.

Tại Việt Nam, Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013), Trương Đông Lộc (2014), nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố vĩ mô đến chỉ số giá thị trường của Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (VN- Index) trong giai đoạn từ 7/2000 đến 9/2011 và giai đoạn 2006-2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố cung tiền, sản lượng công nghiệp và giá dầu thế giới có mối tương quan cùng chiều với chỉ số giá thị trường Ngược lại, biến lãi suất và tỷ giá hối đoái lại có mối biến động ngược chiều với sự thay đổi của VN-Index Điều đặc biệt là các tác giả đã tìm thấy mối biến động cùng chiều giữa lạm phát và chỉ số giá thị trường nhưng lại không có ý nghĩa thống kê.

1.2.1 Tổng sản phẩm nội địa hoặc tổng sản phẩm quốc nội - Gross

Theo Nghị định 97/2016/NĐ-CP, GDP là viết tắt của Gross Domestic Product hay tổng sản phẩm trong nước Tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (quý, năm). Điều này có nghĩa trong GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.

Theo Nguyễn Văn Ngọc (2009), thị trường chứng khoán được xem là phong vũ biểu của nền kinh tế bởi vì thị trường sẽ phản ánh khá nhanh nhạy sức khỏe của nền kinh tế Khi nền kinh tế có sức tăng trưởng thì thị trường chứng khoán sẽ phát triển theo và thông thường thị trường sẽ phản ứng sớm hơn Một số ngành nhạy với chu kỳ tăng trưởng sẽ có sự phát triển trước.

Chúng ta hãy cùng xem xét sự tác động của GDP đến thị trường chứng khoán Theo Al-Qenae và cộng sự (2002), khi nền kinh tế phát triển, thông thường sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn, thu nhậ đầu người cao Lúc này, người dân sẽ tiêu dùng nhiều hơn, nhu cầu hàng hóa, dịch vụ sẽ gia tăng theo thúc đẩy sản xuất phát triển, doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng, nhu cầu đầu tư vào các doanh nghiệp này sẽ gia tăng Từ đó, thị trường chứng khoán sẽ phát triển. Ở một khía cạnh tổng quát hơn, chúng ta hãy giả sử nền kinh tế hiện tại có

3 đối tượng chính là hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ Khi nền kinh tế tăng trưởng, hộ gia đình sẽ có thu nhập trên đầu người cao hơn, họ sẽ sẵn sàng chi tiêu hơn, thúc đẩy thị trường sản xuất phát triển và thị trường chứng khoán phát triển Ngoài ra, đối với doanh nghiệp, khi sản lượng tiêu thụ gia tăng theo nhu cầu của hộ gia đình, doanh nghiệp sẽ có xu hướng mở rộng đầu tư, để tận dụng xu hướng ở trên Như vậy, doanh nghiệp sẽ gia tăng doanh thu và lợi nhuận và qua đó, phát triển thị trường chứng khoán. Ở khía cạnh của chính phủ, thuế thu được sẽ gia tăng theo lợi nhuận của doanh nghiệp, ngân sách nhà nước sẽ được gia tăng, chính phủ sẽ có nguồn lực để đầu tư và mở rộng chi tiêu công Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.

Căn cứ vào nghị định 94/2022/NĐ-CP quy định về phương pháp tính GDP, GDP theo giá hiện hành: Có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trong nước.

Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) = Tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành + Thuế sản phẩm - Trợ cấp sản phẩm

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

GDP: Kỳ vọng (-) cho việc tốc độ tăng trưởng GDP càng cao thì giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán càng có xu hướng không tăng.

CPI: Kỳ vọng (-) cho việc tỉ lệ lạm phát CPI càng giảm thì giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán càng có xu hướng tăng

ROE: Kỳ vọng (+) khi mỗi doanh nghiệp tận dụng tốt nguồn vốn chủ sở hữu để tạo ra càng nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp đó càng được nhà đầu tư ưa thích và theo dõi cho việc mua cổ phiếu để đầu tư Nhà đầu tư mua càng nhiều, nguồn cầu càng lớn thì thị giá cổ phiếu càng được đẩy cao.

ROA: Kỳ vọng (+) khi mỗi doanh nghiệp tận dụng tốt nguồn tài sản để tạo ra càng nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp đó càng được nhà đầu tư ưa thích và theo dõi cho việc mua cổ phiếu để đầu tư Nhà đầu tư mua càng nhiều, nguồn cầu càng lớn thì thị giá cổ phiếu càng được đẩy cao.

ATC/MA10: Kỳ vọng (+) tức tỉ lệ ATC/MA10 càng lớn hay nói cách khác, giá đóng cửa (theo quý) ATC càng lớn hơn đường trung bình trượt MA10 thì xu hướng giá càng tăng nhiều hơn nữa.

SELL: Kỳ vọng (-) Khi ban lãnh đạo, người nội bộ hay các cổ đông lớn bán ra càng nhiều thì thị giá cổ phiếu đó càng giảm.

BUY: Kỳ vọng (-) Cũng giống như biến SELL, cho thấy khi ban lãnh đạo, người nội bộ hay các cổ đông lớn mua vào càng nhiều thì thị giá cổ phiếu đó càng tăng.

VOL: Kỳ vọng (+) cho việc khối lượng giao dịch càng cao thì giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán càng có xu hướng tăng.

Các công trình nghiên cứu trước đây

1.4.1 Các công trình nghiên cứu trong nước.

Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phú Hà (2022), nghiên cứu với đề tài: “Những nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam” với các biến nhân tố: Tỷ lệ chia cổ tức, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), quy mô doanh nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng CPI, tổng sản phẩm quốc nội GDP và năm niêm yết và năm phát hành bổ sung Nội dung nghiên cứu hướng đến: Nghiên cứu nhân tố tác động đến giá cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm đề xuất các kiến nghị cho nhà đầu tư, ngân hàng niêm yết nhằm hài hòa lợi ích của nhà phát hành và nhà đầu tư, đồng thời rút ra hàm ý cho cơ quan quản lí nhằm phát triển ổn định thị trường chứng khoán Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy:

GDP tăng trưởng ổn định và thường biến động mạnh hơn khi GDP dao động mạnh hơn.

CPI biến động của lạm phát (thường đồng biến động với lãi suất) có ảnh hưởng ngược chiều đến thị giá cổ phiếu Trong mỗi giai đoạn lạm phát tăng cao, thị giá cổ phiếu sụt giảm và thị giá cổ phiếu có đà tăng trưởng tốt khi lạm phát được duy trì ở mức thấp Xét trong cả một quá trình dài, tăng trưởng cung tiền sẽ có tác động thúc đẩy sự cải thiện thị giá cổ phiếu.

Chỉ số ROE và ROA biến động theo từng quý, không tuân theo quy luật cố định và thường phụ thuộc vào các chỉ số tài chính cũng như sức mạnh công ty.

Công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Tiến Mạnh (2017), nghiên cứu với đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)” với các biến nhân tố: cổ tức, thu nhập trên một cổ phiếu EPS, chỉ số giá tiêu dùng CPI, tổng sản phẩm quốc nội GDP được đăng trên tạp chí khoa học Lạc Hồng (11/2017), trang 66-70 Nội dung nghiên cứu hướng đến: Nghiên cứu tập trung thu thập số liệu thứ cấp của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) để nhận định được các nhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Cổ tức có mối quan hệ cùng chiều với thị giá cổ phiếu: Khi cổ tức tăng sẽ làm cho thị giá cổ phiếu tăng.

GDP có tác động cùng chiều nhưng CPI có tác động ngược chiều đến thị giá cổ phiếu.

Thu nhập trên một cổ phiếu - EPS có biến động cùng chiều: EPS càng lớn thì thị giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán càng tăng cao.

Dựa trên các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã giúp tác giả có cái nhìn rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến đến thị giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm các nhân tố vi mô như lợi nhuận, cổ tức, quy mô doanh nghiệp đến những nhân tố vĩ mô như lãi suất ngân hàng, chỉ số giá tiêu dùng CPI, tổng sản phẩm quốc nội.

1.4.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước.

Gordon và cộng sự (2000) với công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ trong giai đoạn 1967 -

1986 Kết quả cho thấy, chính sách chi trả cổ tức có tác động trực tiếp đến sự thay đổi giá cổ phiếu trên thị trường.

Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên (Maurice, 1953) đã khẳng định dao động giá cổ phiếu là ngẫu nhiên và không theo xu hướng rõ ràng Giá cổ phiếu trong quá khứ không sử dụng để dự báo chuyển động giá trong tương lai và các nhà đầu tư không nên dựa vào phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản để lựa chọn danh mục đầu tư hiệu quả Dựa vào lý thuyết bước đi ngẫu nhiên làm tiền đề xây dựng lý thuyết thị trường hiệu quả (Eugene Fama, 1970) với kết luận rằng giá cổ phiếu phản ánh đầy đủ thông tin thị trường và thay đổi theo tin tức thị trường một cách tức thời nên giá cổ phiếu rất khó đoán trước Vì vậy, giá cổ phiếu sẽ chịu tác động bởi các yếu tố vĩ mô và vi mô.

Al-Qenae và cộng sự (2002) nghiên cứu thị trường chứng khoán Kuwait, kết luận thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có tác động cùng chiều với sự biến động của thị giá cổ phiếu trên thị trường; tuy nhiên, thị giá cổ phiếu lại biến động ngược chiều với lãi suất và lạm phát. Tương tự, Al‐Tamimi và cộng sự (2007) cho rằng, trên thị trường chứng khoán UAE (United Arab Emirates), nhân tố EPS tác động mạnh nhất và cùng chiều với sự biến động của thị giá cổ phiếu.

Mehr-un-Nisa và Nishat (2011) sử dụng phương pháp GeneralizedMethod of Moments (GMM) để nghiên cứu thị trường chứng khoán Karachi

(Pakistan), kết quả cho thấy có sự biến động cùng chiều giữa giá của cổ phiếu với các cấu trúc vốn, tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, EPS và quy mô của công ty Liên quan đến các yếu tố vĩ mô, kết quả nghiên cứu cho thấy giá cổ phiếu có biến động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng GDP, cung tiền và độ sâu tài chính Ngược lại, giá cổ phiếu lại có biến động ngược chiều với lãi suất và tỷ lệ lạm phát.

Mysami, Howe và Hamzah (2004) cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và thị giá cổ phiếu Tác giả cho rằng sự cùng chiều là do vai trò của chính phủ đã chủ động ngăn chặn sự leo thang của giá cả sau khi nền kinh tế tiếp tục phát triển sau cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1977.

Solnik (1987) đã kiểm tra, sử dụng dữ liệu hàng tháng từ các thị trường

Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Canada, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Bỉ để đánh giá mức độ tác động của các biến như tỷ giá, lãi suất và lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến thị giá cổ phiếu nhưng kết quả cho thấy lạm phát và tỷ giá không có dấu hiệu ảnh hưởng trong khi lạm phát có ảnh hưởng nhưng không đáng kể.

Maghyereh (2002) kiểm tra quan hệ dài hạn giữa chỉ số chứng khoán của quốc gia Jordanian và những biến kinh tế vĩ mô được chọn, nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng ngày từ năm 1987 đến năm 2000 Kết quả mô hình cho thấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) ảnh hưởng ngược lại với chỉ số giá cổ phiếu.

Trong một nghiên cứu khác, Haque và Faruquee (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá của các cổ phiếu thuộc ngành tài chính ởBangladesh Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 67 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Dhaka trong giai đoạn từ 2005 đến 2011 Kết quả phân tích hồi quy cho thấy EPS, giá trị tài sản ròng (NAV), lợi nhuận trước thuế, tỷ số P/E (giá thị trường trên lợi nhuận) có biến động cùng chiều với giá của các cổ phiếu thuộc ngành tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Dhaka.

Tại Indonesia, nhà nghiên cứu Heny & ctg (2019) đã sử dụng dữ liệu bảng của các công ty sản xuất trong giai đoạn 2011 -2015 để xác định các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều và quy mô doanh nghiệp không tác động đến giá cổ phiếu các doanh nghiệp sản xuất.

Trong một nghiên cứu khác, Nursiam & ctg (2019) cũng đưa ra nhận định giá cổ phiếu của 45 công ty tại Indonesia trong giai đoạn 2014 - 2017 bị tác động cùng chiều bởi tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và quy mô doanh nghiệp. Trước đó, Đoan (2011) đã chứng minh tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa đối với giá cổ phiếu của 430 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn (2009 - 2010).

Gần đây, Fatmawati & ctg (2021) đã thu thập dữ liệu của 24 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia trong giai đoạn 2011 - 2018 và cho rằng tỷ lệ nợ của doanh nghiệp và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Thức & ctg (2018) đã tìm thấy kết quả nghịch biến giữa tỷ lệ nợ và giá cổ phiếu, biến quy mô doanh nghiệp có ý nghĩa và tác động cùng chiều với giá cổ phiếu của 200 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013 -2017.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu

Tác giả đã áp dụng mô hình hồi quy đa biến:

MP = β1 GDP + β2 CPI + β3 ROA + β4 ROE+ β5 ATC/MA10 + β6

Trong đó biến MP phụ thuộc vào các biến độc lập GDP, CPI, ROA, ROE,ATC/MA10, BUY, SELL và VOL.

Các biến nghiên cứu

Bảng 2.1:Các biến nghiên cứu.

Sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội.

Biến độc lập % GDP mỗi quý.

2 CPI Chỉ số giá tiêu dùng.

Biến độc lập % CPI mỗi quý.

Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản.

Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản.

Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.

Biến độc lập % Đánh giá 1 đồng vốn bỏ ra và tích luỹ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Lợi nhuận ròng/Tổng vốn chủ sở hữu.

Tỷ lệ giá đóng cửa so với đường trung bình trượt MA10.

Xác định giá đóng cửa mỗi quý, giá đóng cửa quý hiện tại so với đường trung bình trượt MA10.

Lượng cổ phiếu mà ban lãnh đạo, cổ động và người nội bộ mua vào so với lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành.

Khối lượng cổ phiếu ban lãnh đạo mua khớp lệnh xét tại quý lấy dữ liệu chia cho tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Lượng cổ phiếu mà ban lãnh đạo, cổ động và người nội bộ bán ra so với lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành.

Khối lượng cổ phiếu ban lãnh đạo bán khớp lệnh xét tại quý lấy dữ liệu chia cho tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Tỷ lệ khối lượng lưu hành mỗi quý.

Khối lượng lưu hành mỗi quý/ Tổng khối lượng lưu hành hiện tại.

Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu thực nghiệm báo cáo tài chính các công ty chứng khoán hiện đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, sử dụng dữ liệu theo quý và bắt đầu từ quý I/2014 đến quý I/2022 với 19 công ty chứng khoán, tổng số mẫu nghiên cứu là 608 mẫu.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tổng hợp các dữ liệu vĩ mô như số liệu tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát CPI để khảo sát mối tương quan giữa những chỉ số này với sự biến động giá cổ phiếu trên thị trường.

Phương pháp nghiên cứu

Ban đầu, tác giả xác định đề tài cần nghiên cứu, thu thập dữ liệu đồng thời tổng hợp lý thuyết liên quan, phục vụ các biến cần khảo sát Sau khi có đầy đủ dữ liệu cần thiết, tác giả tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu để đánh giá mức độ liên quan của từng biến ảnh hưởng như thế nào đến thị giá cổ phiếu Cuối cùng, tác giả thiết lập công thức thể hiện mối liên quan đồng thời đề xuất giải pháp và kiến nghị những nội dung, vấn đề để phát triển đề tài tốt về sau.

Nghiên cứu sử dụng ngôn ngữ R để hồi quy ước lượng OLS kiểm định tác động của các biến số đến sự biến động giá cổ phiếu trên thị trường.

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước:

Hình thành và phát triển chủ đề nghiên cứu.

Phân tích và diễn giải dữ liệu.

Viết báo cáo và công bố. Để đảm bảo liên tục cập nhật, chỉnh sửa cũng như tổng hợp hoàn thiện chu đáo các số liệu thống kê, quy trình nghiên cứu được thực hiện qua lại, liên kết với nhau Các bước không hoàn toàn được thực hiện theo tuần tự mà có sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau.

Các bước thực hiện nghiên cứu định lượng bao gồm: thu thập và làm sạch số liệu, thống kê mô tả số liệu, kiểm định khuyết tật của mô hình, hồi quy và ước lượng các biến số, từ đó đánh giá mức độ tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô nền kinh tế tới quản trị doanh nghiệp của các CTCK thành viên sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam Cụ thể như sau:

+ Thu thập và làm sạch số liệu:

Trước khi tiến hành phân tích dữ liệu tác giả thực hiện bổ sung, hiệu chỉnh thông số của các biến để đảm bảo các kết quả xử lý dữ liệu phản ánh trung thực về đối tượng nghiên cứu Cụ thể:

(i) Bước 1: Sau khi nhập dữ liệu Khảo sát, tổng hợp thị giá từng cổ phiếu chứng khoán theo từng Quý từ Quý 1/2014 đến Quý 1/2022 tại sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam vào bảng exel, tác giả tiến hành kiểm tra dấu hiệu bất thường của dữ liệu Sau đó, tính giá trị của các biến nghiên cứu.

(ii) Bước 2: Bổ sung và điều chỉnh giá trị khuyết thiếu bằng các cách như: (1) để nguyên, khi phân tích phần mềm tự gán giá trị khuyết thiếu mặc định; (2) gán giá trị khuyết thiếu bằng giá trị trung bình hoặc trung vị; (3) gán giá trị khuyết thiếu bằng 0.

(iii) Bước 3: Phân tích tương quan riêng từng cặp biến để phát hiện lỗi số liệu trong trường hợp kết quả phân tích không giải thích được Loại bỏ số liệu làm sai lệch mối quan hệ của các biến trong trường hợp có dấu hiệu ngoại lai của số liệu.

+ Thống kê mô tả số liệu:

Phân tích thông kê được sử dụng trong luận án để đánh giá khái quát các biến (giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình, trung vị và độ lệch chuẩn) Từ đó, làm rõ thực trạng các yếu tố vi mô, vĩ mô nền kinh tế tác động tới quản trị doanh nghiệp của các CTCK thành viên SDGCK tại Việt Nam Trên cơ sở đó, đưa ra các giả định và nhận định phù hợp.

+ Kiểm định khuyết tật của mô hình:

Sau khi thống kê mô tả số liệu, luận án tiến hành kiểm định khuyết tất của mô hình bao gồm các kiểm định: (i) đa cộng tuyến; (ii) tự tương quan; (iii) phương sai sai số thay đổi.

Chương 2 tác giả đã giới thiệu về quy trình nghiên cứu; nêu lên phương pháp nghiên cứu, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng; xác định số lượng mẫu tối thiểu là 608 mẫu Cuối cùng, các số liệu được phân tích dữ liệu bằng ngôn ngữ R để kiểm định thang đo và sự phù hợp của mô hình Trong chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày và thảo luận về kết quả nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Phân tích mô tả - kỳ vọng

Bảng 3.1:Kỳ vọng kết quả đạt được của các biến.

Số thứ tự Ký hiệu Tên biến Kỳ vọng kết quả

Sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội.

(-) Sự tăng trưởng GDP sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế, được thể hiện qua việc dòng tiền tập trung vào sản xuất, kinh doanh tạo tài sản hơn là tập trung vào kênh đầu tư chứng khoán.

Chỉ số giá tiêu dùng.

(-) Chỉ số giá tiêu dùng càng giảm sẽ làm giảm lạm phát, dẫn đến chi phí sinh hoạt càng giảm xuống, nguồn tiền tích luỹ càng lớn Do đó nguồn tài chính dành cho đầu tư không bị ảnh hưởng mà ngược lại có thể tăng thêm, nguồn vốn sẽ ổn định trong thị trường kéo theo nhu cầu mua tăng, thị giá cổ phiếu dần dần thể hiện xu hướng tăng.

Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản.

(+) Công ty kinh doanh thuận lợi, tạo ra lợi nhuận càng nhiều thì giá trị công ty lẫn cổ phiều càng tốt Giá trị tăng cao sẽ tác động tích cực đến thị giá của cổ phiếu đó trên thị trường chứng khoán.

4 ROE Tỷ số lợi nhuận (+) Công ty kinh doanh thuận lợi, tạo sau thuế trên vốn chủ sở hữu. ra lợi nhuận càng nhiều thì giá trị công ty lẫn cổ phiều càng tốt Giá trị tăng cao sẽ tác động tích cực đến thị giá của cổ phiếu đó trên thị trường chứng khoán.

Tỷ lệ giá đóng cửa so với đường trung bình trượt MA10

(+) Chỉ báo kỹ thuật là yếu tố dữ liệu giúp nhà đầu tư có thêm cơ sở để nhận định thị trường, đưa ra quyết định giao dịch tốt hơn.

Lượng cổ phiếu mà ban lãnh đạo, cổ động và người nội bộ mua vào so với lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành.

(+) Lãnh đạo càng mua nhiều cổ phiếu cho thấy nội bộ công ty đã có định hướng và tầm nhìn một cách tích cực, do đó lãnh đạo mua sớm và mua càng nhiều, thị giá cổ phiếu từ đó cũng kỳ vọng tăng theo.

Lượng cổ phiếu mà ban lãnh đạo, cổ động và người nội bộ bán ra so với lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành

(-) Lãnh đạo càng bán nhiều cổ phiếu cho thấy nội bộ công ty đã có định hướng và tầm nhìn một cách tiêu cực, do đó lãnh đạo bán sớm và bán càng nhiều, thị giá cổ phiếu từ đó cũng bị giảm theo.

8 VOL Tỷ lệ khối lượng lưu hành mỗi quý

(+) Khối lượng giao dịch càng tăng cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư dành cho cổ phiếu càng nhiều, nhu cầu mua tăng cao sẽ kỳ vọng thị giá cổ phiếu tăng cao.

Phân tích thực nghiệm

Bảng 3.2:Thống kê mô tả dữ liệu

Giá trị trung bình (SD)

Giá trị trung bình (SD)

Giá trị trung bình (SD)

Giá trị trung bình (SD)

Giá trị trung bình (SD)

Giá trị trung bình (SD)

Giá trị trung bình (SD)

Giá trị trung bình (SD)

Giá trị trung bình (SD)

Hình 3.1Tương quan phân phối giữa 2 biến lần lượt

Bảng 3.3 Bảng kết quả đạt được

HỆ SỐ HỆ SỐ HỒI

*** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

** có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

* có ý nghĩa thống kê ở mức 10%

Hình 3.2Mô hình Boostrap - Kiểm tra độ vững của biến (Các cột cao tức là biến đó vững qua việc test mô hình.

Hình 3.3Mô hình Vif - Kiểm tra độ vững của biến - Mô hình không có đa cộng tuyến

Hình 3.4Đồ thị giá 3D của MP

Bảng 3.4Kết quả mô hình

HỆ SỐ HỆ SỐ HỒI

*** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

** có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

* có ý nghĩa thống kê ở mức 10%

Kết quả đạt được khi áp dụng mô hình hồi quy đa biến:

MP = -1,78081GDP + 10,47317CPI - 1,04875ROA + 1,70639ROE + 0,32879ATC/MA10 + 0,47380BUY - 0,60542SELL - 0,07047VOL.

Bảng 3.5Kết quả thực tiễn đạt được, kỳ vọng cùng độ tin cậy từng biến.

STT KÝ HIỆU KỲ VỌNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ĐỘ TIN CẬY

Hình 3.5 Các nhân tố có tác động đến biến phân tích (MP - CORE)

Thảo luận

GDP: Kết quả sau khi nghiên cứu cho thấy cùng kỳ vọng (-) Vì GDP là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia vào một thời điểm nhất định, điều đó cho thấy dòng tiền sẽ được sử dụng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh là chủ yếu hơn là “chảy vào” kênh đầu tư chứng khoán.

Với dòng tiền thấp, nhu cầu mua không cao sẽ ảnh hưởng đến sự tăng giá của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại hoặc xu hướng giảm, tức hoạt động sản xuất - kinh doanh cũng đồng thời gặp khó khăn, khi đó dòng tiền sẽ được đưa vào các kênh đầu tư tài chính mang tính nhanh và thuận lợi, trong đó có chứng khoán. Khi đó, với dòng tiền ồ ạt chảy vào, nhu cầu mua tăng cao đồng nghĩa thị giá cổ phiếu xu hướng dần tăng.

Maghyereh (2002) với kết quả mô hình cũng đồng thuận, cũng cho thấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) ảnh hưởng ngược lại với chỉ số giá cổ phiếu. Maghyereh (2002) kiểm tra quan hệ dài hạn giữa chỉ số chứng khoán của quốc gia Jordanian và những biến kinh tế vĩ mô được chọn, nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng ngày từ năm 1987 đến năm 2000 Kết quả mô hình cũng cho thấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) ảnh hưởng ngược lại với chỉ số giá cổ phiếu.

ROE:Kỳ vọng (+) đồng thuận với kết quả thực tiễn (+) Điều đó cho thấy tầm quan trọng của chỉ số ROE, tức mỗi doanh nghiệp tận dụng tốt nguồn vốn chủ sở hữu để tạo ra càng nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp đó càng được nhà đầu tư ưa thích và theo dõi cho việc mua cổ phiếu để đầu tư Nhà đầu tư mua càng nhiều, nguồn cầu càng lớn thì thị giá cổ phiếu càng được đẩy cao.

ATC/MA10: Kết quả đồng thuận với kỳ vọng, tỉ lệ ATC/MA10 càng lớn hay nói cách khác, giá đóng cửa (theo quý) càng lớn hơn đường trung bình trượt MA10 thì xu hướng giá càng tăng nhiều hơn nữa Đường trung bình trượt MA10 khi nằm dưới giá đóng cửa (ATO Quý) được xem như đường hỗ trợ, xu hướng khi giá xuống đến MA10 hoặc xuống gần MA10 sẽ bật tăng trở lại.

Hình 3.6Biểu đồ giá cổ phiếu APG

(Nguồn:Tổng hợp của tác giả từ fireant.vn)

Hình 3.7Biểu đồ giá cổ phiếu VDS

(Nguồn:Tổng hợp của tác giả từ fireant.vn)

SELL: Kỳ vọng (-) đồng thuận với kết quả thực tiễn (-) Điều đó cho thấy khi ban lãnh đạo, người nội bộ hay các cổ đông lớn bán ra càng nhiều thì thị giá cổ phiếu đó càng giảm Có 03 nguyên nhân chính được lý giải như sau:

Cung lớn hơn cầu: Ban lãnh đạo, người nội bộ hay các cổ đông lớn thường nắm giữ lượng lớn cổ phiếu, khi bán ra sẽ tạo nguồn cung lớn gây áp lực về giá, làm thị giá cổ phiếu có xu hướng giảm dần.

Thông tin nội bộ: Việc một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, sản xuất ổn định và phát triển thì ban lãnh đạo, người nội bộ hay các cổ đông lớn hiếm khi sẽ bán cổ phần (trừ những trường hợp đặc biệt như cơ cấu quỹ, bắt buộc thoái vốn ) Vì thế, ngoài việc gây áp lực khi nguồn cung nhiều thì nội tại doanh nghiệp đó đang có dấu hiệu chậm lại hoặc đi xuống của hoạt động kinh doanh.

Tâm lý đám đông: Thị trường Việt Nam vẫn mang tính đầu cơ với lượng nhà đầu tư nhỏ lẻ là chủ yếu, vì thế khi thông tin người nội bộ bán ra sẽ tạo tâm lý bất an cho các nhà đầu tư, họ sẽ chủ động “bán theo” và dần dần tạo tính “bầy đàn”, “đám đông” cùng bán ra, như thế áp lực bán càng lớn hơn kéo theo thị giá càng giảm nhanh, giảm sâu hơn nữa.

VOL: Kỳ vọng (+) cho việc khối lượng giao dịch càng cao thì giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán càng có xu hướng tăng Kết quả sau khi nghiên cứu cho thấy ngược kỳ vọng (-) Hiện khoảng 7.0% dân số Việt Nam tham gia thị trường chứng khoán [Truy cập ngày 10 tháng 07 năm 2023] Điều đó cho thấy số lượng nhà đầu tư cá nhân còn rất ít cũng như lượng tiền tham gia vào thị trường vẫn còn rất nhỏ, vì thế khối lượng giao dịch với nguồn tiền lớn đa phần từ các tài khoản tổ chức, quỹ hoặc nhóm tổ chức là chủ yếu Họ sẽ thu mua giá cổ phiếu còn ở mức thấp, mua đều đặn trong thời gian dài nên khối lượng giao dịch hầu như ổn định và khiêm tốn, nhưng khi giá có xu hướng tăng dần và đạt đến mức lợi nhuận mong muốn, các tổ chức, quỹ sẽ bán ra với khối lượng lớn mà họ đã thu mua từ trước và làm đột biến khối lượng giao dịch (hay còn gọi là “phân phối vùng đỉnh” hay “thoát hàng”).

BUY: Kỳ vọng (-) đồng thuận với kết quả thực tiễn (-) Cũng giống như biến SELL, cho thấy khi ban lãnh đạo, người nội bộ hay các cổ đông lớn mua vào càng nhiều thì thị giá cổ phiếu đó càng tăng Có 03 nguyên nhân chính được lý giải như sau:

Cầu lớn hơn cung: Ban lãnh đạo, người nội bộ hay các cổ đông lớn thường nắm giữ lượng lớn cổ phiếu, khi mua vào sẽ tạo nguồn cầu lớn gây áp lực về giá, làm thị giá cổ phiếu có xu hướng tăng dần.

Thông tin nội bộ: Việc một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, sản xuất ổn định và phát triển thì ban lãnh đạo, người nội bộ hay các cổ đông lớn sẽ có nhu cầu mua thêm vào cổ phần (trừ những trường hợp đặc biệt như cơ cấu quỹ, bắt buộc thoái vốn ) Vì thế, ngoài việc gây áp lực khi nguồn cầu thì nội tại doanh nghiệp đó đang có những chính sách, chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh, từ đó tạo doanh thu, lợi nhuận trong tương lai.

Tâm lý đám đông: Thị trường Việt Nam vẫn mang tính đầu cơ với lượng nhà đầu tư nhỏ lẻ là chủ yếu, vì thế khi thông tin người nội bộ mua vào sẽ tạo tâm lý tự tin cho các nhà đầu tư, họ sẽ chủ động “bơi theo” và dần dần tạo tính

“bầy đàn”, “đám đông” cùng mua vào, như thế áp lực mua vào càng lớn hơn kéo theo thị giá càng tăng nhanh, tăng đột biến hơn nữa.

CPI: Kỳ vọng (-) cho việc tỉ lệ lạm phát CPI càng giảm thì giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán càng có xu hướng tăng Kết quả sau khi nghiên cứu cho thấy ngược kỳ vọng (+) Điều đó cho thấy thị trường chứng khoán sẽ biến động, nếu giá cả tăng, các khoản lãi cố định sẽ có giá trị thực tế thấp hơn và do đó làm giảm mức sinh lợi của các chứng khoán, làm tăng chi phí đòi hỏi nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn, một trong những kênh có thể mang lại lợi nhuận nhanh chóng và tiện lợi đa phần các nhà đầu tư nghĩ đến là kênh đầu tư chứng khoán Vì thế đó có thể là nguyên nhân dẫn đến việc CPI càng tăng thì thị giá cổ phiếu trên thị trường càng tăng.

Mysami, Howe và Hamzah (2004) cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và thị giá cổ phiếu.

Giải pháp

Việc định giá doanh nghiệp không chỉ hỗ trợ cho các CEO và CFO trong việc lập kế hoạch tài chính và đầu tư mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành giá trị đúng đắn cho doanh nghiệp Giá trị doanh nghiệp là thông tin đặc biệt, bao hàm các giá trị thực của doanh nghiệp và phản ánh giá trị tương lai mà doanh nghiệp có thể đem lại Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, thị trường tài chính, chứng khoán và các thị trường tài sản khác đang phát triển mạnh mẽ.

Doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ sẽ kích thích cổ phiếu tăng giá Điều này đặc biệt hiệu quả nếu cổ phiếu của công ty đang bị định giá thấp hơn thực tế Khi doanh nghiệp thu mua lại cổ phiếu sẽ tác động tới xu hướng, làm biến động giá trên thị trường chứng khoán, khiến tăng giá cổ phiếu, từ đó kích nhà đầu tư mua vào và giúp tốc độ giảm giá của cổ phiếu chậm lại Cổ phiếu quỹ cũng có thể được xem là một kênh đầu tư Doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu quả nguồn tiền nhàn rỗi để thu mua lại cổ phiếu, khi giá cổ phiếu tăng lên thì bán ra để thu về lợi nhuận.

Tăng cường việc gặp gỡ, trao đổi cùng các thành viên hội đồng về định hướng phát triển, mục tiêu chiến lược hiện tại và trong tương lai Năng lực lãnh đạo quản lý là khả năng quản trị, điều hành, dẫn dắt, định hướng cho một đội ngũ tạo ra giá trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức Người có năng lực lãnh đạo xuất sắc có khả năng hướng dẫn, tạo động lực cho những người khác để làm việc hiệu quả và cùng nhau phát triển Năng lực lãnh đạo bao gồm khả năng giao tiếp tốt, đưa ra quyết định đúng đắn, khả năng giải quyết vấn đề, quản lý và giải quyết xung đột, thúc đẩy sự phát triển của nhân viên, Một người lãnh đạo cần có khả năng phân tích và đánh giá tình huống, đưa ra các lựa chọn phù hợp, có tầm nhìn xa trông rộng về bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp.

3.4.4 Quản trị rủi ro, quản trị tài chính

Luôn duy trì lượng tiền mặt nhất định, cân đối đòn bẩy tài chính Quản trị rủi ro không chỉ tập trung vào việc giảm thiểu rủi ro mà còn nhìn nhận rủi ro như một cơ hội Bằng cách nhận diện, đánh giá các cơ hội tiềm năng, tổ chức có thể tận dụng chúng để đạt được sự tiến bộ Quản trị rủi ro giúp tổ chức phát hiện các cơ hội mới, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ và tăng cường lợi thế cạnh tranh.

Hàm ý quản trị

3.5.1 Doanh nghiệp tập trung tốt việc quản trị vốn

Việc quản trị vốn là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động kinh doanh.

Nó đóng vai trò quyết định đối với sự thành công của một doanh nghiệp Việc quản trị vốn đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được sử dụng hiệu quả, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh và đạt được lợi nhuận bền vững Một trong những yếu tố quan trọng của việc quản trị vốn là việc phân bổ và sử dụng vốn một cách thông minh Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu và ưu tiên đầu tư vào các dự án hoặc hoạt động có tiềm năng sinh lợi cao nhất Đồng thời, việc quản lý rủi ro và đánh giá hiệu quả của các dự án cũng rất quan trọng để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững.

Việc quản trị vốn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của một doanh nghiệp Việc phân bổ và sử dụng vốn thông minh, quản lý rủi ro và kiểm soát chi phí và tài sản là những yếu tố quan trọng cần được chú trọng để đảm bảo thành công trong kinh doanh lẫn ổn định thị giá cổ phiếu ổn định.

3.5.2 Duy trì ổn định tính thanh khoản, tránh trường hợp giao dịch đột biến

Việc tìm được phương pháp đo lường thanh khoản cổ phiếu phù hợp, hiệu quả và khả thi, không những cung cấp căn cứ khoa học cho các công ty niêm yết trong quản lý và điều hành công cụ vốn của mình, mà còn giúp các nhà đầu tư có căn cứ để đưa ra các quyết định đầu tư cổ phiếu, nhằm đa dạng hóa hoạt động đầu tư và giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh TTCK có nhiều biến động khó lường dẫn đến rủi ro cổ phiếu kém hoặc mất thanh khoản.

Các cổ phiếu có tính thanh khoản cao sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng bán nó vào thời điểm thích hợp để thu được lợi nhuận kỳ vọng, giảm thiểu rủi ro thua lỗ do cổ phiếu kém hoặc không thanh khoản Hiện có nhiều phương pháp đo lường thanh khoản cổ phiếu tại các TTCK trên thế giới Tuy nhiên, với đặc thù của mộtTTCK đang ở hạng thị trường cận biên như Việt Nam, việc nghiên cứu để đề xuất phương pháp đo lường thanh khoản cổ phiếu khả thi, phù hợp, nhằm giúp nhà đầu tư dễ dàng “cân đo” được thanh khoản của các cổ phiếu trước khi đưa ra quyết định đầu tư là rất cần thiết Điều này lại càng có ý nghĩa thiết thực hơn trong bối cảnh TTCK Việt Nam đang có nhiều biến động khó lường, do chịu tác động từ các khó khăn về kinh tế, xã hội, thiên tai, dịch bệnh cả ở trong nước và quốc tế, khiến cho nhiều cổ phiếu rơi vào tình trạng kém hoặc mất thanh khoản.

3.5.3 Nâng cao trình độ, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn từ cấp lãnh đạo đến nhân viên

Năng lực đối với công chức lãnh đạo cấp phòng được xem xét, đánh giá giá dựa trên các phương diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc trong quá trình thực thi công vụ Theo đó, để đánh năng lực lãnh đạo cấp phòng chủ yếu phụ thuộc vào những yếu tố sau:

Về kiến thức chuyên môn: Người lãnh đạo, quản lý cấp phòng phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực của phòng ban phụ trách; được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành đúng với chức năng, nhiệm vụ; có kiến thức, sự hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản, ngoại ngữ để xử lý công vụ.

Về kỹ năng: Người quản lý phải biết vận dụng nhuần nhuyễn các kiến thức chuyên ngành; có kinh nghiệm điều hành, quản lý, xử lý các tình huống phát sinh trong thực tiễn thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng ban; có sức ảnh hưởng, có uy tín với cấp dưới để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của phòng ban Sự tương tác giữa lãnh đạo với chuyên viên trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng ban; mối quan hệ giữa lãnh đạo cấp phòng và chuyên viên có sự tương tác, bổ trợ và ảnh hưởng lẫn nhau Khung tương tác cho thấy người quản lý cấp phòng phải có trình độ chuyên môn mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ điều hành hoạt động của phòng ban.

Về thái độ: Lãnh đạo cấp phòng phải tôn trọng, đối xử công bằng với cấp dưới; trung thực, giữ tư cách đạo đức trong sáng, có bản lĩnh, có trách nhiệm trong công việc và là tấm gương đi đầu khi thực hiện nhiệm vụ.

3.5.4 Doanh nghiệp kinh doanh chú trọng đạt lợi nhuận sau thuế tối ưu trên vốn bỏ ra (ROE)

Chỉ số ROE được dùng để so sánh những doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề hoặc lĩnh vực kinh doanh giống nhau để cho thấy mức độ sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc mức trung bình của ngành Do đó, chỉ số ROE của doanh nghiệp cao hơn trung bình ngành là một mức ROE tốt Điều này cho thấy doanh nghiệp đang có ưu thế cạnh tranh hơn, lợi nhuận vượt trội hơn và sử dụng vốn hiệu quả hơn.

Thường các doanh nghiệp có chỉ số ROE cao hơn so với chỉ số ROE trung bình ngành hoặc lĩnh vực kinh doanh thì thường nguyên nhân là do doanh nghiệp chiếm ưu thế cạnh tranh hơn nên thu được lợi nhuận vượt trội Để tăng chỉ số ROE thì cần chú ý tới những biện pháp sau:

Thúc đẩy tăng lợi nhuận sau thuế trên một đơn vị doanh thu bán hàng thu về Bản chất của biện pháp này là cần sử dụng đồng bộ các nhóm biện pháp để quản trị tốt chi phí trong khi gia tăng doanh thu cho DN.

Thúc đẩy tăng số vòng quay tổng tài sản, chính là việc làm sao sử dụng vốn tiết kiệm để doanh thu vẫn có thể tăng mà vẫn chỉ cần dùng một lượng vốn nhất định.

Cần tính toán để cấu trúc các nguồn tài trợ phù hợp, an toàn hay nói cách khác vốn CSH phải chiếm một tỷ trọng hợp lý trong tổng nguồn vốn của DN,đồng thời tận dụng đòn bẩy tài chính để sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay.

Hạn chế của đề tài

Trong quá trình thực hiện, luận văn cũng gặp những khó khăn về nguồn tài liệu nghiên cứu của các công ty chứng khoán do chưa được công bố đầy đủ, chất lượng và hiệu quả thông tin của báo cáo quý là trở ngại cho quá trình phân tích và so sánh.

Với tinh thần ham học hỏi, sẵn sàng trao đổi - tiếp thu kiến thức, tác giả hy vọng trong tương lai sẽ có những đề tài nghiên cứu mang tầm vóc cao hơn và chuyên sâu hơn, chi tiết hơn nhằm đóng góp vào sự phát triển ổn định của các công ty chứng khoán nói riêng và ngành chứng khoán nói chung và đặc biệt hơn hết là tạo kênh thu nhập ổn định, bền vững cho các nhà đầu tư cùng nhau phát triển.

Ngày đăng: 14/06/2024, 08:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Kỳ vọng kết quả đạt được của các biến. - những nhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu các công ty chứng khoán
Bảng 3.1 Kỳ vọng kết quả đạt được của các biến (Trang 64)
Bảng 3.2: Thống kê mô tả dữ liệu - những nhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu các công ty chứng khoán
Bảng 3.2 Thống kê mô tả dữ liệu (Trang 66)
Hình 3.1 Tương quan phân phối giữa 2 biến lần lượt - những nhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu các công ty chứng khoán
Hình 3.1 Tương quan phân phối giữa 2 biến lần lượt (Trang 67)
Bảng 3.3 Bảng kết quả đạt được - những nhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu các công ty chứng khoán
Bảng 3.3 Bảng kết quả đạt được (Trang 68)
Hình 3.2 Mô hình Boostrap - Kiểm tra độ vững của biến (Các cột cao tức là biến - những nhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu các công ty chứng khoán
Hình 3.2 Mô hình Boostrap - Kiểm tra độ vững của biến (Các cột cao tức là biến (Trang 68)
Hình 3.3 Mô hình Vif - Kiểm tra độ vững của biến - Mô hình không có đa cộng - những nhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu các công ty chứng khoán
Hình 3.3 Mô hình Vif - Kiểm tra độ vững của biến - Mô hình không có đa cộng (Trang 69)
Hình 3.4 Đồ thị giá 3D của MP - những nhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu các công ty chứng khoán
Hình 3.4 Đồ thị giá 3D của MP (Trang 69)
Bảng 3.4 Kết quả mô hình - những nhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu các công ty chứng khoán
Bảng 3.4 Kết quả mô hình (Trang 70)
Bảng 3.5 Kết quả thực tiễn đạt được, kỳ vọng cùng độ tin cậy từng biến. - những nhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu các công ty chứng khoán
Bảng 3.5 Kết quả thực tiễn đạt được, kỳ vọng cùng độ tin cậy từng biến (Trang 70)
Hình 3.5 Các nhân tố có tác động đến biến phân tích (MP - CORE) - những nhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu các công ty chứng khoán
Hình 3.5 Các nhân tố có tác động đến biến phân tích (MP - CORE) (Trang 71)
Hình 3.6 Biểu đồ giá cổ phiếu APG - những nhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu các công ty chứng khoán
Hình 3.6 Biểu đồ giá cổ phiếu APG (Trang 72)
Hình 3.7 Biểu đồ giá cổ phiếu VDS - những nhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu các công ty chứng khoán
Hình 3.7 Biểu đồ giá cổ phiếu VDS (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w