1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương

129 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Tác giả Phạm Quốc Bình
Người hướng dẫn TS. Vòng Thình Nam
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 3,65 MB

Nội dung

Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu; Đối với hộ kinh doanh doanh thu tính thuế bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gi

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

PHẠM QUỐC BÌNH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC

TUÂN THỦ THUẾ CỦA HỘ KINH DOANH

TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ: 8340101

N N THẠ

BÌNH DƯƠNG – 2023

Trang 2

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

PHẠM QUỐC BÌNH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC

TUÂN THỦ THUẾ CỦA HỘ KINH DOANH

TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ: 8340101

N N THẠ NGƯỜI HƯỚNG D N HO HỌ

TS VÒNG THÌNH NAM

BÌNH DƯƠNG – 2023

Trang 3

LỜI M ĐO N

Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương ” là do tôi tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS Vòng Thình Nam Các nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc được trích dẫn rõ ràng

Học viên thực hiện

Phạm Quốc Bình

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2 1 Bảng lượt khảo nghiên cứu 19

Bảng 2 1 Bảng thang đo nghiên cứu định tính 31

Bảng 3 1 Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế KV Bến Cát 41

Bảng 3 2 Tình hình kê khai thuế của HKD trên địa bàn Thị xã Bến Cát 42

Bảng 3 3 Tình hình thu thuế của HKD trên địa bàn Thị xã Bến Cát 42

Bảng 3 4 Tình hình nợ thuế của HKD trên địa bàn Thị xã Bến Cát 43

Bảng 3 5 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 44

Bảng 3 6 Kết quả phân tích hệ số tin cậy – Cronbach’s Alpha 46

Bảng 3 7 Kiểm định KMO và Bartlett của các biến Hình ảnh điểm đến (biến độc lập) 49

Bảng 3 8 Kết quả phân tích nhân tố thang đo sự hài lòng (biến phụ thuộc) 50

Bảng 3 9 Ma trận hệ số tương quan 51

Bảng 3 10 Kết quả kiểm định F- ANOVA 53

Bảng 3 11 Kết quả kiểm định tự tương quan của các phần dư 55

Bảng 3 12 Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman 56

Bảng 3 13 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính 60

Bảng 3 14 Kết quả kiểm định các giả thuyết 61

Bảng 4.15 Thống kê các thang đo nghiên cứu 64

Trang 6

DANH MỤ HÌNH ĐỒ THỊ

Hình 1 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 25

Hình 2 1 Mô hình quy trình nghiên cứu 26

Hình 2 2 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 29

Hình 3 1 Đồ thị Scatterplot 56

Hình 3 2 Đồ thị Histogram 58

Hình 3 3 Đồ thị tần số Q-Q Plot 59

Trang 7

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iii

DANH MỤC HÌNH ĐỒ THỊ iv

MỤC LỤC v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do thực hiện đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, khảo sát 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết quả nghiên cứu dự kiến 4

7 Đóng góp của nghiên cứu 5

8 Dự kiến bố cục luận văn nghiên cứu 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6

1.1 Hộ kinh doanh 6

1.1.1 Khái niệm về hộ kinh doanh 6

1.1.2 Đặc điểm của hộ kinh doanh 7

1.2 Cơ sở lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế 8

1.3 Cơ sở lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế 12

1.3.1 Lý thuyết hành vi dự định 12

1.3.2 Lý thuyết triển vọng 12

1.3.3 Lý thuyết hành động hợp lý 13

1.3.4 Lý thuyết tâm lý tài chính 13

1.3.5 Lý thuyết răn đe kinh tế 14

1.3.6 Lý thuyết khả năng thanh toán 15

1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu 16

1.4.1 Nghiên cứu nước ngoài 16

1.4.2 Nghiên cứu trong nước 18

Trang 8

1.5 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 21

1.5.1 Giả thuyết nghiên cứu 21

1.5.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 25

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 25

2.1 Quy trình nghiên cứu 26

2.2 Thiết kế nghiên cứu 27

2.2.1 Nghiên cứu định tính 27

2.2.2 Nghiên cứu định lượng: 34

2.3 Tổng thể và mẫu nghiên cứu 35

2.4 Thu thập và phân tích dữ liệu 35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37

3.1 Tổng quan và chức năng nhiệm vụ của Chi cục Thuế Khu vực Bến Cát 37

3.1.1 Tổng quan về Chi cục Thuế Khu vực Bến Cát 37

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 38

3.1.3 Cơ cấu tổ chức 41

3.2 Tình hình tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã Bến Cát từ năm 2020-2022 42

3.2.1 Tình hình kê khai thuế của Hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã Bến Cát 42

3.2.2 Tình hình thu thuế 42

3.2.3 Tình hình nợ thuế 43

3.3 Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu 44

3.4 Đánh giá thang đo 46

3.4.1 Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha 46

3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 48

3.5 Phân tích hồi quy 53

3.5.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy 53

3.5.2 Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy 53

3.5.3 Kểm định các giả thuyết nghiên cứu 59

3.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu 63

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 69

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 70

Trang 9

4.1 Hàm ý quản trị 70

4.1.1 Kiến thức và giáo dục thuế 70

4.1.2 Tiền phạt và hình phạt 71

4.1.3 Khả năng bị phát hiện 72

4.1.4 Thái độ phục vụ của công chức thuế 72

4.1.5 Tính công bằng của chính sách thuế 73

4.2 Kết luận 73

4.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo 74

4.3.1 Hạn chế của luận văn 74

4.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 74

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 75

PHỤ LỤC 01 i

PHỤ LỤC 02 x

PHỤ LỤC 03 xiii

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 ý do thực hiện đề tài

Tuân thủ thuế và một thành phần không thể thiếu trong quản trị tài chính và

ổn định kinh tế Các chính phủ trên toàn thế giới dựa vào việc tuân thủ thuế như một công cụ cơ bản để điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô, kích thích đầu tư, phân phối lại của cải và thu thập một cách công bằng trong xã hội (Gherghina, Botezatu, Hosszu, & Simionescu, 2020) Ở Việt Nam, việc tuân thủ thuế có ý nghĩa to lớn vì đây là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước (Nguyen, 2022)

Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình kinh tế, chính trị, xã hội và để cung cấp dịch vụ công cho toàn dân Thuế đóng một vai trò quan trọng trong ngân sách của bất kỳ nên kinh tế nào Chính phủ đánh thuế tạo thu nhập, thông qua chính sách thuế để quản lý kinh tế và phân phối lại các nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước, cùng với đó bản thân là một phần cũng mong muốn góp phần đưa ngành thuế phát triển

Chính vì vậy nhiệm vụ quan trọng của ngành thuế ngoài việc tiết kiệm chi phí, mang lại nguồn thu thì bên cạnh đó cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế tuân thủ thuế phù hợp với tình hình hiện nay

Trong tình hình hiện nay gần 100% doanh nghiệp đã thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, nhưng đối với hộ kinh doanh vẫn quản lý theo phương pháp truyền thống, nguồn thu đem lại thấp Do vậy việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế là giải pháp hữu hiệu tăng nguồn thu, giúp hộ kinh doanh tuân thủ thuế tốt hơn và là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp người nộp thuế và cơ quan thuế phòng chống dịch Covid- 19 hiệu quả

Trong những năm qua tình hình kê khai thuế của Hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã Bến Cát có thể thấy rằng tỷ lệ hộ kinh doanh đăng ký mã số thuế nhưng kê

khai thuế khá thấp, năm 2020 đến năm 2021 tỷ lệ hộ kinh doanh kê khai thuế khi

Trang 11

đăng ký mã số thuế chỉ đạt hơn 24% đến năm 2022 vì tình hình kinh tế khó khăn qua nên tỷ lệ này càng thấp xuống 22%

Trong tình hình dịch Covid-19 vừa qua do quá trình quản lý thuế còn thủ công Công tác nộp thu thuế, quản lý thuế bị gián đoạn Quá trình giãn cách xã hội cán bộ thuế không thể đến trực tiếp tại Hộ kinh doanh để thu thuế, hướng dẫn cách chính sách về thuế, bên cạnh đó người nộp thuế cũng không thể di chuyển đến cơ quan thuế để thực hiện các nghĩa vụ về thuế Công tác quản lý thuế, thu thuế, tính thuế, nộp thuế, mua hóa đơn lẻ được thực hiện hoàn tại cơ quan thuế gây khó khăn, bất tiện và không an toàn cho người nộp thuế lẫn cơ quan thuế Do vậy việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế là hoàn toàn cần thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh

trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022 trên địa bàn Bến Cát, Bình Dương Qua

đó, thực hiện một số kiến nghị phù hợp với tình hình thực tiễn nhầm nâng cao tính tuân thủ thuế của Hộ kinh doanh trên địa bàn Tìm ra, phân tích, đánh những nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế Nhận diện những yếu kém trong công tác quản lý gây ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của hộ kinh doanh Đưa ra các khuyến nghị giúp người nộp thuế tuân thủ tốt hơn, tăng nguồn thu, giảm chi phí quản lý thuế hộ kinh doanh

Trang 12

Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của

Hộ kinh doanh tại địa bàn thị xã Bến Cát

Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao mức độ tuân thủ thuế của Hộ kinh doanh tại thị xã Bến Cát

3 Câu hỏi nghiên cứu

Những nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của hộ kinh doanh tại địa bàn thị

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, khảo sát

Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cố định trên địa bàn thị xã Bến Cát

Dữ liệu: Dữ liệu sơ cấp và thứ cấp tại các xã, phường thuộc thị xã Bến Cát thông qua bảng câu hỏi khảo sát hộ kinh doanh và phỏng vấn một số chuyên gia, người nộp thuế

Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Phạm vi thời gian: Các dữ liệu thứ cấp 2020 – 2022, số liệu sơ cấp sử dụng trong luận văn được giới hạn trong thời gian từ tháng 01 năm 2023 đến năm tháng 5 năm 2023

Phạm vi thu thập số liệu:

Trang 13

Số liệu sơ cấp được tổng hợp từ phiếu khảo sát phát trực tiếp và theo hình thức online thông qua bảng hỏi được thực hiện dưới dạng google form và gửi qua zalo cho người nộp thuế

Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu nhập dựa vào số liệu từ hệ thống dữ liệu ngành thuế và một số văn bản hướng dẫn vể Quản lý thuế, Luật, Nghị định, Thông tư liên quan đến quản lý hộ kinh doanh

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dùng cả hai phương pháp định tính và định lượng Định tính thông qua phỏng vấn các chuyên gia, hộ kinh doanh tại địa bàn Thị xã Bến Cát tìm hiểu mong muốn của họ về chính sách, quy trình, thủ tục đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế Cùng với đó là thông qua phỏng vấn giúp xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn, điều chỉnh thang đo cho phù hợp để thực hiện nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua bước tiến hành trọn mẫu, khảo sát bảng câu hỏi (n=256), tiếp đó dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS gồm: Đánh giá độ tin cậy của thang đo, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Kiểm định các giả thuyết,…

6 ết quả nghiên cứu dự kiến

Từ mô hình nghiên cứu chúng tôi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu của đề tài

H1: Tiền phạt và hình phạt

H2: Chi phí tuân thủ thuế

H3: Tính công bằng của chính sách thuế

H4: Khả năng bị phát hiện

H5: Kiến thức và giáo dục thuế

H6: Hành vi tuân thuể thuế của hộ kinh doanh

Trang 14

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiểu biết và kiến thức của người nộp thuế ảnh hưởng đáng kể đến tuân thủ thuế và các yếu tố tiền phạt và hình phạt, chi phí tuân thủ cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến tuân thủ thuế Thêm vào đó là yếu tố công bằng là một tác động đáng kể đối với công tác quản lý hộ kinh doanh

7 Đóng góp của nghiên cứu

Qua nghiên cứu phản ánh thực tế về tình hình quản lý thuế hộ kinh doanh trong tình hình hiện nay Nhân tố kiến thức và giáo dục không còn là nhân tố tác động chính trong điều kiện hiện nay vì trình độ hiểu biết của người dân về thuế và tuân thủ thuế đã được nâng lên đáng kể Thay vào đó là chi phí tuân thủ thuế đang ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tuân thủ thuế đặt biệt là trong tình trạng dịch covid hiện nay Ngoài ra tính công bằng cũng gây ảnh hưởng đến tuân thủ thuế Trên cơ

sở đó, thực hiện một số kiến nghị phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã Bến Cát, điều này góp phần tăng thu ngân sách cho ngân sách nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh tuân thủ thuế

8 Dự kiến bố cục luận văn nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Trang 15

hương 1: Ơ Ở LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Hộ kinh doanh

1.1.1 Khái niệm về hộ kinh doanh

Theo quan niệm của thế giới, như pháp luật Anh quan niệm thương nhân đơn lẻ là một người kinh doanh bằng số tiền của mình; tự chọn lựa địa điểm phù hợp để tiến hành kinh doanh, có thể thuê thêm người lao động để phụ giúp trong việc kinh doanh hoặc không; số tiền vốn bỏ ra lúc đầu là của chính cá nhân tự tiết kiệm được mà có hay do cá nhân đi vay mượn (Abdul Kadar, Ken Hoyle, Geoffrey Whitehead, 1985)

Khi nói về thương nhân ở đất nước Hoa Kỳ luật quy định doanh nghiệp có thể là một thương gia với số tài sản cá nhân và doanh nghiệp này là một sự mở rộng đơn thuần của chủ sở hữu cá nhân Quan niệm về thương nhân ở pháp luật này nói rằng thương nhân thể nhân là một cá nhân chuyên thực hiện các hành vi thương mại và lấy chúng làm nghề nghiệp thường xuyên của mình Theo hệ thống pháp luật này, tòa án nước này sẽ xác định thực tế việc cá nhân trở thành thương nhân Nếu là thương nhân thì tên của họ sẽ được ghi trong sổ đăng ký thương mại tại tòa án thương mại (A James Barnes, Terry Morehead Dworkin, Eric L Richards, 1991)

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thỉ ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên

hộ gia đình ủy quyền làm đại diện kinh doanh là chủ hộ kinh doanh (Luật Quản

lý thuế số 38/2019/QH14 Của Quốc Hội ngày 13 tháng 6 năm 2019)

Trang 16

Hộ kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, bao gồm một số trường hợp sau (Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 01 tháng 6 năm 2021):

-Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật;

-Hoạt động đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với doanh nghiệp xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp;

-Hợp tác kinh doanh với tổ chức

-Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế theo quy định của pháp luật

về thuế GTGT, thuế TNCN

-Hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả trường hợp cá nhân có thu nhập

từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số theo quy định của pháp luật vể thương mại điện tử…

1.1.2 Đặc điểm của hộ kinh doanh

Hộ cá nhân kinh doanh không có tư cách pháp nhân và không có con dấu

Cá nhân, thành viên hộ gia đình chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với nghĩa vụ tài sản trong hoạt động kinh doanh Hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam, có quyền kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng bắt buộc đăng ký một trụ sở chính tại một địa điểm duy nhất, hiện nay thì không có giới hạn về số lượng lao động, hộ kinh doanh chỉ được dùng hóa đơn bán hàng, không được dùng hóa đơn đỏ (hóa đơn GTGT)

Trang 17

Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh gồm có theo phương pháp khoán, phương pháp kê khai Phương pháp kê khai áp dụng đối với hộ kinh doanh quy mô lớn, hộ kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai, phương pháp kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ nhưng không phải quyết toán thuế; Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì không phải thực hiện chế độ kế toán Hộ kinh doanh nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, hợp đồng, chứng từ, hồ sơ chứng minh các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh

Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu; Đối với hộ kinh doanh doanh thu tính thuế bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mãi, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác; Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng chi tiết cho từng lĩnh vực, ngành nghề như ngành bán lẻ 1% GTGT

và 0.5% TNCN; ngành sản xuất 3% GTGT và 1,5 % TNCN; Dịch vụ không bao thầu nguyên vật liệu 5% GTGT và 2% TNCN;… (Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 01 tháng 6 năm 2021)

1.2 ơ sở lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế

Tuân thủ thuế mô tả sự sẵn sàng nộp thuế của người nộp thuế (Erich Kirchler, 2007) Tuân thủ thuế là mức độ tuân thủ pháp luật về thuế của đối tượng nộp thuế (James, Simon; Alley, Clinton, 2009) Tuân thủ thuế cũng có thể được định nghĩa là tuân thủ các quy luật hành chính về khai thuế và tính thuế

Trang 18

chính xác dựa trên các yêu cầu, quy định của luật thuế, và nộp thuế đúng hạn dựa trên các quy định của pháp luật về thuế

Như vậy, Tuân thủ thuế là mức độ người nộp thuế tuân thủ các pháp luật

về thuế (Alley C & James, S, 2005), đây là một quá trình, trong đó người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ với tất cả các tờ khai thuế cần thiết, bằng cách kê khai chính xác tất cả các khoản thu nhập, chi phí… (Mohd Rizal Palil and Ahmad Fariq Mustapha, 2011) và hoàn thành các khoản tiền thuế chính xác nghĩa vụ thuế theo đúng quy định của pháp luật và quy định thuế hiện hành (Mohd Rizal Palil and Ahmad Fariq Mustapha, 2011); (Braithwaite, 2009)

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD (2004), định nghĩa: Tuân thủ pháp luật về thuế là phạm vi mà đối tượng nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế của mình” Theo (Robert E Brown and Mark J Mazur, 2003), tuân thủ pháp luật về thuế gồm 3 loại tuân thủ là “ thanh toán”, “tuân thủ kê

khai” và “tuân thủ báo cáo”

Theo (Gunadi, 2005) tuân thủ thuế là sự sẵn lòng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế để tuân theo các qui định pháp luật mà không phải kiểm tra, điều tra, cảnh báo hoặc đe dọa, hoặc áp dụng các biện phát trừng phạt hành chính và pháp lý

Còn theo (Alm, 1991) tuân thủ thuế là: “báo cáo tất cả thu nhập và nộp tất

cả các loại thuế theo luật pháp, qui định hiện hành và tòa án quyết định”

(Internal Revenue Service Data Book, 2009) định nghĩa mức độ tuân thủ ( hoặc không tuân thủ) các qui tắc thuế, gồm khai báo thu nhập, khai thuế và nộp thuế đúng hạn của người nộp thuế

Tuân thủ thuế được định nghĩa là khả năng và sự sẵn lòng của người nộp thuế trong việc tuân thủ pháp luật về thuế, kê khai đúng thu nhập từng năm và nộp thuế đúng hạn (Ahmed Naeem & Sidra Gulzar, 2021)

Trang 19

(James Andreoni, Brian Erard and Jonathan Feinstein, 1998), coi việc tuân thủ thuế là sẵn sàng tuân theo luật thuế để đạt mục đích Từ góc độ rộng lớn hơn, Singh, V and Bhupalan, R (2001) tuân thủ thuế yều cầu tính trung thực, sự hiểu biết một cách đầy đủ về thuế và khả năng sử dụng kiến thức thuế và tính kịp thời, chính xác và hồ sơ đầy đủ để điền vào TK Thuế và cung cấp tài liệu có liên quan

(Bautigam, D., Fjeldstad, O.H and Moore, M, 2005), mục tiêu chủ yếu của quản lý thuế là đảm bảo tuân thủ tối đa tất cả các loại nghĩa vụ thuế bởi người nộp thuế Tác các nước đang phát triển, công tác quản lý thuế còn yếu và đặc trưng là trốn tránh, tham nhũng và cưỡng chế, mức độ tuân thủ thuế ở đây so với các nước phát triển còn thấp Do đó, tuân thủ thuế là một vấn đề lớn mà nhiều cơ quan thuế tại các nước đang phát triển phải đối mặt

Người nộp thuế giảm trách nhiệm thuế của họ thông qua trốn thuế hoặc tránh thuế Điều này có thể làm tang trong điền sai tờ khai thuế của họ và mất số thu thuế của chính phủ Một quy định phức tạp quá dẫn tới thực thi hệ thống và chế độ thuế thấp dẫn tới việc tuân thủ thuế trở nên nặng nề

Ngoài ra, còn có các nhân tố ảnh hưởng đến tuân mức độ tuân thủ thuế thấp ở các nước đang phát triển như thái độ, hình phạt, thu nhập, giáo dục, kiến thức, giới tính và tuổi, tham nhũng và thuế suất cao, thiếu ứng dụng công nghệ thông tin và kế toán, sự không rõ ràng trong luật thuế, sự tồn tại của văn hóa không tuân thủ (Alley, Clinton; James, Simon, 2005)

Theo OECD (2004) nghĩa vụ chính người nộp thuế: Đăng ký thuế; nộp kịp thời thông tin, tài liệu thuế cần thiết; báo cáo đầy đủ và chính xác thông tin

và cuối cùng là nộp nghĩa vụ thuế đúng hạn Nếu không thực hiện bất cứ nghĩa

vụ nào kể trên thì người nộp thuế được coi là không tuân thủ, do đó có nhiều mức độ khác nhau của người không tuân thủ

Trang 20

Tuân thủ thuế là sự sẵn lòng và háo hức tuân theo luật thuế, báo cao thu nhập chính xác và trả số tiền thuế chính xác và đúng hạn của người nộp thuế (V, 2003) Hệ thống thuế phải công bẳng để khuyến khích mục tiêu phân phối thu nhập hợp lý và bình đẳng, đồng thời cung cấp sự tuân thủ thuế một cách tự nguyện liên tục và (Simon James; Ian G Wallschutzky, 1995)

Tuân thủ các điều khoản hành chính thuần túy bao gồm đăng ký hoặc thông báo cơ quan có thẩm quyền về việc nộp tờ khai thuế và tuân theo thời hạn thanh toán bắt buộc (Ming Ling, L., Normala, S.O., and Meera, A.K., 2005) Ngược lại, quan điểm rộng hơn về tuân thủ thuế là sự trung thực, kiến thức và khả năng về thuế để sử dụng đầy đủ kiến thức, tính chính xác, kịp thời và hồ sơ đầy đủ để hoàn thành việc điền tờ khai thuế và cung cấp tài liệu có liên quan đến nghĩa vụ thuế (Singh V, Bhupalan R (2001), 2001)

Theo (Allingham MG, Sandmo A, 1972) là người nộp thuế báo cáo đúng thu nhập theo thực tế mà họ tạo ra đồng thời hành vi tuân thủ bị ảnh hưởng bởi người nộp thuế trong việc đưa ra quyết định Còn theo (CT, 1983) người nộp thuế sẽ tiết kiệm được tiền thuế do khai báo thu nhập dưới mức khai báo hoặc trả thuế cho số tiền chưa khai báo ở mức phạt cao hơn mức họ phải trả nếu thu nhập được khai báo không đầy đủ và không đúng thời điểm

Từ khái niệm như trên, thì hành vi tuân thủ thuế là hành vi được đo lường bằng mức độ tự giác và sẵn lòng của người nộp thuế để tuân thủ các quy định về thuế như khai báo đúng các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế, xác định đúng doanh thu, chi phí, tự xác định đúng các khoản được miễn giảm về khai thuế, tính thuế

và nộp thuế

Trang 21

1.3 ơ sở lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế

1.3.1 Lý thuyết hành vi dự định

Vào năm 1991 lý thuyết hành vi dự định được Ajzen xây dựng, cho rằng ý định thực hiện hành vi nào đó là yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi, và nó

bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố là thái độ đối với hành vi, nhận thức kiểm soát hành vi

đó và các chuẩn chủ quan Những điều trên khẳng định mối liên kết giữa thái độ, chuẩn chủ quan với nhận thức kiểm soát hành vi có thể dự báo và giải thích cho

ý định thực hiện hành vi

Lý thuyết này đã giúp nhà nghiên cứu giải thích được các mối quan hệ các hành vi dẫn tới việc tuân thủ thuế, giúp cơ quan thuế quản lý sự tuân thủ thuế của người dân bằng việc dự báo hành vi của người dân khi nhìn vào tình trạng kinh doanh của họ trong quá trình nghiên cứu tuân thủ thuế

1.3.2 Lý thuyết triển vọng

Lý thuyết triển vọng được đề xuất lần đầu tiên bởi (Kahneman, D., & Tversky, A , 1979) và giành giải nobel kinh tế (2002) Lý thuyết này có nội dung như sau: con người có 3 đặc điểm chính khi có hành vi ra quyết định: (1) tùy thuộc vào bản chất của triển vọng là gì, đôi lúc hành vi của con người thể hiện sự không thích sự rủi ro; (2) còn người đánh giá với các khoản lời và lỗ so với một mức tham khảo; (3) con người sợ thua lỗ bởi cái mất tác động đến cảm xúc của họ mạnh mẽ hơn cái có được

Lý thuyết triển vọng được áp dụng để nghiên cứu tuân thủ thuế bởi Chang (1984) Để kiểm tra mối quan hệ giữa hình phạt và kiểm tra để xử lý hành vi tuân thủ thuế

Trang 22

1.3.3 Lý thuyết hành động hợp lý

Lý thuyết hành động hợp lý đã được nghiên cứu bởi Ajzen và Fishbein,

1975 Nội dung của lý thuyết này xem xét các mối quan hệ giữa niềm tin và thái

độ, động cơ, hành vi và ý định, trước khi quyết định một hành vi nào đó mọi người thường sẽ cân nhắc và xem xét những kết quả có thể xảy đến nếu thực hiện các hành vi đó và mọi người có xu hướng sẽ lựa chọn thực hiện các hành vi

có khả năng mang lại kết quả như mong muốn

Lý thuyết này đã hỗ trợ các nhà nghiên cứu có thêm công cụ hữu ích để giải thích hành vi tuân thủ thuế với các công trình nghiên cứu như về hành vi tuân thủ thuế như (Jackson, B R., &Milliron, V C, 1986), (S Benk, AF Cakmak,

T Budak, 2011) Nhiều nghiên cứu cho rằng việc tạo lập sự tin tưởng lẫn nhau và hiểu thấu người nộp thuế có ảnh hường đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế

1.3.4 Lý thuyết tâm lý tài chính

Thái độ của người nộp thuế trong thanh toán càng nhiều về thuế thì động lực của họ trong việc nộp thuế càng lớn Động lực của người nộp thuế về tuân thủ luật thuế liên quan đến nhận thức, thái độ của người nộp thuế đối với hệ thống thuế Các lý thuyết tuân thủ thuế cho rằng giữa các yếu tố tâm lý và các giá trị đạo đức thì đạo đức rất quan trọng đối với người nộp thuế

Theo lý thuyết tâm lý tài khóa là lý thuyết về hành vi có kế hoạch trong đó nêu rõ hành vi của một cá nhân chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố bắt nguồn từ những lý do nhất định và xuất theo cách có kế hoạch (Ajzen, I, 1991) Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thái độ, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức ảnh hưởng đến cá nhân để hành xử theo một cách cụ thể

Ba yếu tố chịu ảnh hưởng của niềm tin là: hành vi, chuẩn mực và kiểm soát Người nộp thuế có thể tuân thủ ngay cả khi xác suất phát hiện là thấp vì trọng

Trang 23

tam của lý thuyết là vể đạo đức Mặc khác lý thuyết tâm lý học nhấn mạnh vào

sự thay đổi thái độ của người nộp thuế đối với hệ thống thuế

(Jonathan Baeli, 2021) Nhận thức về việc nộp thuế là một lĩnh vực cá nhân trừu tượng và khó đo lường Tuy nhiên, nó vẫn có thể được nghiên cứu bằng cách tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến nó, bao gồm điều kiện tài chính và nhận thức về việc nộp thuế, cũng như cung cấp các dịch vụ thuế chuyên nghiệp

và dễ chịu Nghiên cứu này là một phần của phương pháp khảo sát, trong đó dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua việc nộp thuế sẽ tăng lên khi đáp ứng được nhiều điều kiện khác nhau, bao gồm việc thực hiện các dịch vụ thuế dễ

dàng, tồn tại hệ thống xử phạt đối với sự chậm trễ

1.3.5 Lý thuyết răn đe kinh tế

Lý thuyết răn đe kinh tế là một lý thuyết theo tội phạm học được phát triển bởi Becker (1968) Nó được xây dựng dựa trên nhận thức rằng một cá nhân

sẽ bị ngăn chặn phạm tội nếu lợi ích của tội phạm vượi trội hậu quả của việc phạm tội Lý thuyết được đặt ra với niềm tin rằng tất cả mọi người đều nhận thức được hậu quả của hành vi phạm tội Sau khi người nộp thuế tính toán chắc chắn việc trốn thuế tránh thành công trước nguy cơ bị bắt và trừng phạt, họ sẽ phải hành động trái luật Người nộp thuế sẽ trốn thuế nếu lợi ích dự kiến lớn hơn chi phí bị bắt Răn đe có thể đạt được thông qua các phương pháp trừng phạt và thuyết phục Theo phương pháp trừng phạt, việc áp dụng hiệu quả các hình phạt cứng rắn hơn và giảm xác suất không bị phát hiện, sẽ ngăn cản người nộp thuế thực hiện các hành vi nhằm trốn thuế Phương pháp tiếp cận thuyết phục, tuyên truyền cho người nộp thuế những vấn đề nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của họ, đơn giản hóa cách thức thực hiện nghĩa vụ và tạo điều kiện cho người nộp thuế nộp tờ khai thuế và thanh toán

Trang 24

1.3.6 Lý thuyết khả năng thanh toán

Lý thuyết khả năng thanh toán đề xuất rằng công dần gần như có thể đóng góp cho Chính phủ, tương ứng với khả năng của họ vệ mặt doanh thu Những người có khả năng chi trả tốt hơn nên chịu gánh nặng về thuế lớn hơn các đối tượng khác, dù họ có lợi hay không Khả năng thanh toán được giải thích trong điều khoản hy sinh NSNN phải được “dùng vào việc chung” thay vì “việc không mang lợi ích công cộng”, Kendrick (1939) Kendrick tiếp tục nói rằng, thông thường và thực sự biện minh nghiêm túc duy nhất của khả năng chi trả là trên cơ

sở của sự hy sinh Việc nộp thuế được coi là sự tước đoạt đối với người nộp thuế Công dân có thể đã tiêu tiền cho mục đích riêng của mình nhưng thay váo đó phải chuyển nó vào kho bạc nhà nước mà từ đó nó sẽ được sử dụng cho mục đích quốc gia, xã hội Khi giao tiền của mình cho Chính phủ, công dân được cho là đã

hy sinh Ý tưởng về sự hy sinh khi được liên kết với khái niệm tiện ích cận biên giảm dần của tiền đã đưa ra ba lý thuyết về thuế lũy tiến: Lý thuyết bình đẳng, tỷ

lệ bằng nhau và ít hy sinh nhất Lý thuyết về sự hy sinh bình đẳng cho thấy rằng, các loại thuế nên được đặt theo cách sao cho sự hy sinh của tất cả người nộp thuế

là như nhau Khái niệm về sự hy sinh như nhau có nghĩa là áp đặt một lương hy sinh tương đương cho tất cả những người nộp thuế Lý thuyết về sự hy sinh theo

tỷ lệ bằng nhau cho rằng sư hy sinh của người nộp thuế phải có tỷ lệ tương đương với thu nhập của họ Do đó, theo quan điểm này sự bình đẳng của sự hy sinh là không đủ Khoản thanh toán thuế của người giàu nên thể hiện sự hy sinh lớn hơn sự đóng góp của một người công dân có thu nhập vừa phải Tuy nhiên,

nó không nên lớn hơn thu nhập của công dân đó Do đó sự bình đẳng tìm thấy trong tỷ lệ, không phải trong số lương của sự hy sinh Các lý thuyết về sự hy sinh ngang bằng và tỷ lệ bằng nhau đều liên quan đến việc đánh thuế người nghèo cũng như người giàu Trong cả hai lý thuyết đều không nêu rõ làm cho bất

kỳ nhóm thu nhập nào phải chịu tất cả các loại thuế Theo lý thuyết về sự hy sinh

Trang 25

ít nhất, thuế nên được đặt lên hàng đầu đối với thu nhập của những người rất giàu Khi những thu nhập này giảm xuống mức cùa người giàu, thì người giàu sẽ

bị đánh thuế Những người có thu nhập trung bình sẽ chỉ bị đánh thuế sau khi thu nhập của người rất giàu và người giàu bị giảm thuế đến mức của họ Lý thuyết kêu gọi loại bỏ dần thu nhập cao thì nộp thuế càng cao

1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.4.1 Nghiên cứu nước ngoài

- (Fauziati, P., Minovia, A F., Muslim, R Y., & Nasrah, R., 2020) vấn đề tuân thủ thuế là vấn đề lớn trong việc tạo nguồn thu của chính phủ ở Kota Padang, Indonesia Do đó, nghiên cứu này xem xét các tác động của kiến thứ đến việc tuân thủ thuế Thiết kế nghiên cứu khảo sát đã được sử dụng để tiến hành cuộc điều tra Với 300 bảng câu hỏi điều tra và số lượng hoàn thành gửi về là 237 chiếm tỷ lệ 79% Các mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản được sử dụng để ước tính mối quan

hệ giữa kiến thức và việc tuân thủ thuế Qua nghiên cứu có thể thấy cần nâng cao kiến thức của người nộp thuế để cải thiện việc tuân thủ thuế và từ đó cải thiện nguông thu cho chính phủ

- (Michael G Allingham, Agnar Sandmo , 1972) được xây dựng trên mô lý thuyết tội phạm của Becker (1968) Theo mô hình nghiên cứu, đối tượng kê khai và mức thu nhập với cơ quan thuế chịu ảnh hưởng bởi 4 yếu tố là thu nhập, mức phạt, khả năng bị phát hiện và thuế suất Sau này yếu tố Chính phủ được phát triển thêm trong mô hình Mô hình nghiên cứu giả thuyết rằng khi một cá nhân tuân thủ thuế là

vì kết quả về mặt kinh tế của việc trốn thuế và vì sợ bị phát hiện và bị phạt Tuy nhiên, để xác định được hành vi có tuân thủ hay không tuân thủ thì cần phải xem xét thêm các nhân tố tiềm ẩn khác

- (Paul Muoki Nzioki, Osebe Rawlings Peter, 2014) “Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản: Trường hợp

Trang 26

tại Nakuru Town, Kenya”, thông qua kiểm định năm nhân tố: Chi phí tuân thủ thuế, hình phạt và mức phạt, xác suất bị thanh tra kiểm tra; thời gian hoạt động, qui mô và tình hình tài chính của người nộp thuế; mức độ hiểu biết, nhận thức về thuế của người dân bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn Kết quả nghiên cứu, tác giả đã khẳng định rằng tiền phạt và hình phạt đóng vai trò quan trọng trong cai thiện tuân thủ thuế, chi phí tuân thủ thuế gắn liền với mức độ tuân thủ thuế cao, trong khi xác suất bị thanh tra kiểm tra; thời gian hoạt động, qui mô và tình hình tài chính của người nộp thuế; mức độ hiểu biết, nhận thức về thuế cùa người dân có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ tuân thủ thuế

- (Adesina Olugoke Oladipupo and Uyioghosa Obazee , 2016) đã nghiên cứu, điều tra tác động của kiến thức và hình phạt đối với việc tuân thủ thuế ở Nigeria, thông qua thiết kế nghiên cứu khảo sát Dữ liệu thu được từ bảng câu hỏi được phân tích bằng phương pháp hồi qui Least Square Kết quả cho thấy kiến thức về thuế có tác động đáng kể đến việc tuân thủ thuế trong khi hình phạt có tác động tích cực không đáng kể đến việc tuân thủ thuế Do đó, kiến thức về thuế có xu hướng thúc đẩy tuân thủ thuế cao hơn so với hình phạt thuế Chính phủ nên làm mọi thứ có thể tăng kiến thức cộng đồng về các vấn đề thuế và giáo dục thuế nên được đưa vào chương trình giảng dạy ở trường mọi lúc

- (King’oina, Jared O, 2016), đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế GTGT của các công ty xây dựng tại hạt Kisumu, Kenya một quốc gia

ở Đông Phi Các nghiên cứu cho thấy rằng tất cả các yếu tố được xác định có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuân thủ thuế giữa các nhà thầu là: Mức độ hiểu biết và kiến thức về thuế; chi phí tuân thủ thuế; tiền phạt và hình phạt; nhận thức và thái độ của người nộp thuế Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ hiểu biết và kiến thức về thuế có ảnh hưởng đáng kể đến việc tuân thủ thuế Điều nay là do sự hiểu biết tốt hơn về luật thuế GTGT khuyến khích tuân thủ thuế Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng chỉ ra rằng chi phí tuân thủ thuế GTGT là yếu tố chính được người nộp

Trang 27

thuế cân nhắc xem có tuân thủ luật thuế hay không Áp dụng hiệu quả hình phạt và tiền phạt đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện tuân thủ thuế Cuối cùng, nghiên cứu kết luận rằng nhận thức và thái độ của người nộp thuế có ảnh hưởng đáng kể đến việc tuân thủ thuế

1.4.2 Nghiên cứu trong nước

- Nguyễn Thị Lệ Thúy, 2009 phân tích thực trạng quản lý thuế của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế gồm: các yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố luật pháp, đặc điểm ngành của doanh nghiệp, đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

- (Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân, 2012) tiến hành thu thập dữ liệu

170 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp Nghiên cứu cho rằng hành vi tuân thủ thuế thông qua khả năng nộp thuế đống hạn của các doanh nghiệp tư nhân bị tác động bởi các yếu tố liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là lợi nhuận của doanh nghiệp, tổng số thuế phải nộp, ngành nghề kinh doanh và giới tính của chủ doanh nghiệp

- (Bùi Ngọc Toản, 2017) đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp – nghiên cứu thực nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gôm các yếu tố: (1) Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế, (2) yếu tố pháp luật và chính sách về thuế, (3) yếu tố đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp, (4) yếu tố đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, (5) yếu tố đặc điểm ngành, (6) yếu tố kinh, (7) yếu tố xã hội

- ( Nguyễn Thị Hồng Hạnh,, 2017) đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp bao gồm công tác thanh tra, kiểm tra; mức phạt; thuế suất

và dịch vụ; hỗ trợ thuế; sự thông thạo của người nộp thuế; sự phức tạp của chính sách thuế

Trang 28

- (Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Huy Hoàng, 2021) Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí công thương – các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số 6, tháng 3 năm 2021 Đưa ra bốn nhân tố hưởng đến việc tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế tại Chi cục Thuế quận 3, bao gồm: Kiến thức thuế, nhận thức về tính công bằng thuế, nhận thức về hình phạt và chi phí tuân thủ thuế

- (Nguyễn Thanh Phương Thảo, 2021), Tạp chí tài chính kỳ 1 tháng 10/2021 Đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp bao gồm Hiểu biết về thuế; Nhận thức tính công bằng; Thuế suất; mức phạt; phát hiện không tuân thủ, Xác suất bị kiểm tra Trong đó yếu tố Thuế suất ảnh hưởng tiêu cực đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế

- (Nguyễn Thị Kim Trang và Bùi Văn Trịnh, 2021) Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ pháp luật về thuế của các doanh nghiệp tại Bến Tre, Tạp chí tài chính số kỳ 2 tháng 10 năm 2021, đưa ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Bến Tre: Cấu trúc hệ thống thuế; nhân tố kinh tế; ngành kinh doanh; nhân tố xã hội; nhân tố tâm lý; đặc điểm doanh nghiệp

và Nguyễn Huy Hoàng (2021); Nguyễn

Trang 29

Thanh Phương Thảo (2021)

Chi phí tuân thủ thuế

Dr Paul Muoki Nzioki và Osebe Rawlings Peter (2014); Jared Onyiego King’ onina (2016); Jared Onyiego King’ onina (2016); Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Huy Hoàng (2021)

Tính công bằng của chính sách

thuế

Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Huy Hoàng (2021); Nguyễn Thanh Phương Thảo (2021); Nguyễn Thị Kim Trang và Bùi Văn Trịnh (2021)

Khả năng bị phát hiện

Allingham and Sandmo (1972); Dr Paul Muoki Nzioki và Osebe Rawlings Peter (2014); Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017); Nguyễn Thanh Phương Thảo (2021); Nguyễn Thị Kim Trang và Bùi Văn Trịnh (2021)

Kiến thức và giáo dục thuế

Dr Paul Muoki Nzioki và Osebe Rawlings Peter (2014); Adesina Olugoke Oladipupo and Uyioghosa Obazee (2016); Jared Onyiego King’ onina (2016); Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017); Nguyễn Thị Ngọc Diệp

và Nguyễn Huy Hoàng (2021); Nguyễn Thanh Phương Thảo (2021); Nguyễn Thị Kim Trang và Bùi Văn Trịnh (2021)

Trang 30

1.5 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

1.5.1 Giả thuyết nghiên cứu

1.5.1.1 Kiến thức và giáo dục thuế

Kiến thức về thuế là một yếu tố thiết yếu trong hệ thống thuế thúc đẩy tuân thủ thuế một cách tự nguyện (Kasippilai, 2000), đặt biết là trong xác định một nghĩa

vụ thuế chính xác ( Palih, 2005; Saad et al., 2003) Các nghiên cứu nêu trên chỉ ra mối quan hệ giữa kiến thức và tuân thủ thuế là cùng chiều Tuy nhiên nghiên cứu của Harris (1989), cho rằng kiến thức về thuế không ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế Một sự giải thích cho sự không nhất quán như vậy là kết quả của sự khác biệt trong khu vực pháp lý thuế Các nghiên cứu được đề cập ở trên được tiến hành ở Malaysia hoặc Úc, trong khi nghiên cứu này được thực hiện ở Mỹ Một lý do tiềm năng khác có thể là các biện pháp khác nhau đã được sử dụng trong các nghiên cứu

Thuế là một trong những kiến thức xã hội phức tạp, do đó, để có thể làm chính xác và hiệu quả đòi hỏi người nộp thuế phải có kiến thức thuế nhất định Trình

độ giáo dục của người nộp thuế tiếp nhận được là nhân tố quan trọng trong việc quyết định tuân thủ thuế hay chốn thuế Theo Mohd (2002), khi nắm vững các quy định về thuế và có sự hiểu biết về thuế thì có thể giúp người dân suy ra được những

hệ quả của việc né tránh thuế Nghiên cứu của (Eriksen, K and L Fallan, 1996)đều cho rằng, người có kiến thức thuế có nhiều khả năng tuân thủ thuế tốt hơn so với ngưới nộp thuế có ít hiểu biết về thuế (Chung, 2002) cho rằng nếu người nộp thuế nhận thức được tính tích cực của thuế thì họ sẽ nâng cao trình độ hiểu biết về tài chính và cải thiện sự tuân thủ thuế

Kiến thức của người nộp thuế liên quan đến sự hiểu biết của người nộp thuế

về luật thuế, vai trò của thuế đối với sự phát triển quốc gia và mức tuân thủ thuế Tuyền truyền về thuế cho người nộp thuế có nghĩa là nâng cao mức độ hiểu biết của người nộp thuế về hệ thống thuế và trao quyền cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của họ Chương trình tuyên truyền tao ra nhận thức về pháp luật,

Trang 31

thủ tục, thúc đẩy người nộp thuế tự nguyên tuân thủ thuế, tạo mối quan hệ gần gũi với cơ quan thuế và niềm tin vào hệ thống thuế Tuyên truyền về thuế nên được phát huy hơn vì tác động của chúng đối với việc tuân thủ thuế rất có ý nghĩa

Kiến thức của người nộp thuế có ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế Kiến thức được phân loại trên cơ sở kinh nghiệm hoặc được hướng dẫn, đạo tạo và kiến thức hướng tới cơ hội trốn thuế Kiến thức về thuế là một trong những yếu tố quan trọng trong tuân thủ thuế có mối quan hệ rất chặt chẽ với khả năng hiểu luật, các quy định

về thuế và khả năng tuân thủ thuế của người nộp thuế Mức độ tuân thủ thuế thấp sẽ buộc cơ quan thuế sử dụng các phương pháp cưỡng chế để thực thi việc tuân thủ Việc không tuân thủ thuế được đặt ra dựa trên hai khả năng là vô ý do sự thiếu hiểu biết pháp luật hoặc có thế là cố ý do thái độ tuân thủ tiêu cực hay gọi là trốn thuế

1.5.1.2 Chi phí tuân thủ thuế

Là chi phí phát sinh của người nộp thuế, ngoài trách nhiệm pháp lý về thuế của họ, phù hợp với các yêu cầu về thuế Cedric Sandford, Michael Godwin và Peter Hardwich định nghĩa chi phí tuân thủ thuế là những chi phí phát sinh bởi người nộp thuế, hoặc các bên thứ ba như doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu đặt ra cho họ khi tuân thủ cấu trúc thuế nhất định Chi phí tuân thủ gồm ba thành phần chính: Chi phí tiền bạc, chi phí thời gian, và chi phí tâm lý cho người nộp thuế Ngoài ra còn chi phí liên quan đến phạt thuế, thanh tra thuế, kiểm tra thuế,… sẽ phát sinh nếu người nộp thuế buộc phải thực hiện Ngoài các đặc điểm cá nhân, hành vi cá nhân còn bị chi phối bởi sự tính toán giữa lợi ích và chi phí thực hiện hành vi khai báo thuế Đối với người nộp thuế họ sẽ tính toán giữa lợi ích trốn thuế và chi phí tuân thủ thuế

Theo (OECD, 2004), người nộp thuế phải đổi mặt với môt số chi phí phổ biến khi phải tuân thủ nghĩa vụ thuế của họ hơn là số tiền thuế thực tế họ phải trả Chúng bao gồm thời gian để thực hiện các yêu cầu được hoàn thành, chi phí phải dựa vào

kế toán và các chi phí gián tiếp phức tạp liên quan đến pháp luật thuế Ngoài ra còn chi phí thời gian phát sinh trong việc lưu giữ hồ sơ thuế thông tin, hoàn thành biểu

Trang 32

mẫu thuế hoặc chuẩn bị chi tiết thuế cho các chuyên gia thuế cũng như dành thời gian giao dịch với cơ quan thuế Chi phí tâm lý đề cập đến các hiệu ứng khi người nộp thuế phải giải quyết các vấn đề về thuế của mình, chẳng hạn lo lắng về việc xử

lý vấn đề Thuế phức tạp Đặc biệt là những cá nhân kinh doanh Nhưng trong thực tế chi phí tâm lý thì không đo điếm được

1.5.1.3 Tiền phạt và hình phạt

(Oladipupo, A and Obazee, U., 2016), Hình phạt thuế là một biện pháp được

áp dụng cho việc thực hiện một hành vi bị cấm hoặc cho việc không thực hiện một hành động bắt buộc như không đăng ký thuế, không nộp thuế đúng thời hạn, hoặc chốn thuế, khai không đúng các khoản miễn giảm…

(Witte, A.D and D F Woodbury, 1985) cho rằng hành vi tuân thủ thuế có bị tác động bởi nhân tố phá hiện và hình phạt Theo (Friedland, 1982) xử phạt càng cao hay càng thấp đều có mức độ ảnh hưởng tương đương đến hành vi tuân thủ thuế Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cho thấy tiền phạt càng lớn, xác suất bị phát hiện thấp có tác động mạnh mẽ hơn mức phạt thấp và khả năng bị phát hiện cao

Hình phạt và xác suất kiểm tra có tác động mạnh mẽ đến việc tuân thủ thuế Mức phạt càng cao và khả năng kiểm tra càng cao thì hiệu quả răn đe đối với người nộp thuế càng lớn Tuy nhiên nếu sự gia tăng bất hợp lý sẽ gây ra phản tác dụng, gây

ra sự phản ứng, tâm lý ức chế, chống đối gây áp lực cho công chức thuế khi tiến hành xử phạt người nộp thuế Do đó, câu hỏi đặt ra ở đây chính là hình phạt và mức phạt thế nào là hợp lý, đủ tính răn đe và mang lại hiệu quả trong quản lý thuế của cơ quan thuế

1.5.1.4 Tính công bằng của thuế

Tính công bằng: (Liam Murphy, Thomas Nagel, 2002) cho rằng tính công bằng là tiêu chuẩn để đánh giá được sự khác biệt trong cách hành xử thuế của các cá nhân với nhau Tính công bằng là sự đòi hỏi khách quan trong suốt quá trình phát

Trang 33

triển của thuế Việc người nộp thuế không hài lòng với sự công bằng của hệ thống thuế là nguyên nhân chính khiến người nộp thuế không tuân thủ thuế

Nghiên cứu của Fisher (1992), nhận thức về sự công bằng có liên quan trực tiếp với sự tuân thủ thuế Người nộp thuế bị ảnh hưởng bởi nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế, giải thích thêm tầm quan trọng về sự nhận thức công bằng của người nộp thuế, từ đó ảnh hưởng đến quyết định kê khai của họ Trong nghiên cứu của (Wenzel, M, 2002) đã cho rằng người nộp thuế sẽ tuân thủ luật thuế khi họ

đã xác định và nghĩ rằng họ được đối xử tốt và nghĩ rằng người nộp thuế được đối

xử một cách công bằng và tôn trọng của Cơ quan Thuế

Công bằng bao gồm hai chiều khác nhau Đầu tiên là hệ thống thuế phải đảm bảo công bằng giữa số tiền người nộp thuế đã nộp và lợi ích nhận được từ thuế Người nộp thuế nên tuân thủ nghĩa vụ thuế của mình và chính phủ để đảm bảo an ninh cho người nộp thuế Thứ hai là hệ thống thuế phải đảm bảo công bằng của gánh nặng thuế đối với tất cả người nộp thuế Sự không công bằng của hệ thống thuế được phản ánh trong nhận thức của người nộp thuế khi họ cảm thấy rằng giá trị của các dịch vụ nhận được do chính phủ cung cấp không tương xứng với thuế đã nộp hoặc họ đang trả thuế quá mức so với những gì người nộp thuế khác trả Những người nộp thuế nghĩ rằng hệ thống thuế là không công bằng và có xu hướng tham gia vào hành vi không tuân thủ

1.5.1.5 Khả năng bị phát hiện

Khả năng bị phát hiện của cơ quan thuế hay còn được xem là xác suất mà cơ quan thuế phát hiện ra người nộp thuế không tuân thủ và hơn ai hết cơ quan thuế tìm mọi cách, mọi biện pháp để khắc phục hành vi trốn thuế của người nộp thuế (Chau

& Leung, 2009) Việc gia tăng xác suất phát hiện, gia tăng mức độ kiểm tra, kiểm soát nhằm hy vọng làm giảm bớt hành vi gian lận của người nộp thuế Bên cạnh đó, gia tăng các nguồn lực để kiểm tra, các công cụ hỗ trợ kiểm soát cũng là biện pháp

Trang 34

giúp tăng xác suất phát hiện gian lận cũng như hành vi không tuân thủ (Phạm Thị

Phương Thảo, 2022)

1.5.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 1 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: tác giả đề xuất)

TÓM TẮT HƯƠNG 1

Chương 1 tác giả đã đề cập các cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế Đồng thời

tóm lược kết quả của một số công trình nghiên cứu nổi tiếng về tuân thủ thuế và tóm

lược kết quả nghiên cứu trước của các tác giả trong nước và nước ngoài Các công

trình nghiên cứu đã đề cập đều xây dựng một hệ thống lý thuyết vững chắc cùng với

các phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở để tác giả tiến hành thiết kế

nghiên cứu trong chương 2 Dựa trên các nền tảng kiến thức từ các học thuyết và các

nghiên cứu trước tác giả đã tổng hợp và chọn lọc các yếu tố được nhiều nghiên cứu

đánh giá có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của Hộ Kinh Doanh trên địa bàn

thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương để đề xuất mô hình nghiên cứu gồm: (H1) Tiền

phạt và hình phạt, (H2) Chi phí tuân thủ thuế, (H3) Tính công bằng của chính sách

thuế, (H4) Khả năng bị phát hiện, (H5) Kiến thức và giáo dục thuế

Trang 35

HƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN ỨU

Trong chương 02, tác giả sẽ giới thiệu về quy trình nghiên cứu, trình bày phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, hiệu chỉnh thang đo, phương pháp lấy mẫu, cách thu thập và xử lý dữ liệu

2.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo qua sơ đồ sau:

Hình 2 1 Mô hình quy trình nghiên cứu

Xác định Vấn đề, mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan

Đề xuất mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ

Điều chỉnh bảng câu hỏi sơ bộ

Thực hiện khảo sát chỉnh thức

Thu thập, xử lý, phân tích số liệu

Báo cáo kết quả nghiên cứu

Bảng khảo sát sơ bộ

Bảng khảo sát chính thức

Trang 36

2.2 Thiết kế nghiên cứu

2.2.1 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm hiệu chỉnh thang đo, xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn phù hợp đối với Hộ kinh doanh tại Bến Cát Đồng thời, kết hợp cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế để xây dựng các biến phù hợp mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ Mục tiêu của nghiên cứu định tính là tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của Hộ kinh doanh tại Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương và cũng là cơ sở để tác giả điều chỉnh và bổ sung thang đo từ thang đo gốc tham khảo từ các nghiên cứu trước đó sao cho phù hợp với lĩnh vực và đối tượng nghiên cứu Theo đó, quá trình nghiên cứu định tính được thực hiện là thảo luận nhóm Thảo luận nhóm chuyên gia tập trung nhằm vừa để khám phá, vừa để khẳng định, điều chỉnh, bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương, đồng thời phát triển thang đo tính tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn TX Bến Cát tỉnh Bình Dương

2.2.1.1 Phỏng vấn trực tiếp với một số Hộ kinh doanh

Tác giả đã tiến hành thảo luận với 100 Hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã Bến Cát, kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau vưới nhiều độ tuổi khác nhau Đối tượng thảo luận là những người chủ Hộ kinh doanh có thâm niên trong kinh doanh

từ 5 năm trở lên và những Hộ kinh doanh có qui mô lớn Những Hộ kinh doanh tham gia thảo luận trong cuộc khảo sát này đều được hỏi chung 02 câu hỏi như sau:

(1) Hành vi tuân thủ thuế của Hộ kinh doanh anh/chị là do những yếu tố nào tác động? Với câu hỏi này, tất cả đối tượng khảo khác đều có những đáp án chung là Tiền phạt, hình phạt, Khả năng hiểu biết về thuế, khả năng bị phát hiện, tính công bằng của chính sách thuế Tuy nhiên đối với Hộ kinh doanh tại Bến Cát đa phần

Trang 37

được các công chức thuế đến trực tiếp đến tại hộ kinh doanh hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện các nghĩa vụ thuế nên yếu tố Chi phí tuân thủ thuế được chọn khá ít thay vào đó yếu tố Thái độ phục vụ của công chức thuế được nêu lên khá nhiều Có 69/100 hộ kinh doanh cho rằng yếu tố Thái độ phục vụ của công chức thuế ảnh hưởng đến Hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh, có 12/100 hộ kinh doanh cho rằng yếu tố Chi phí tuân thủ thuế ảnh hưởng đến Hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh

(2) Đối với những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Bến Cát trong mô hình nghiên cứu do tác giả đề xuất, anh/chị đã thấy phù hợp chưa, có góp ý điều chỉnh hay sửa đổi gì không? Với câu hỏi thứ 02 này, sau khi tác giải thích ý nghĩa của từng yếu tố của mô hình đề xuất,

có 12/100 người đồng ý với các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đưa ra; 69/100 người được tham khảo và góp ý thay thế yếu tố Chi phí tuân thủ thuế sang yếu tố Thái độ phục vụ của công chức thuế vì đa phần các nghĩa vụ thuế của Hộ kinh doanh đều được các công chức thuế đến trực tiếp hộ kinh doanh hoặc liên hệ qua điện thoại để hướng dẫn, ngoài ra hiện nay các hộ kinh doanh đều được hướng dẫn

sử dụng ứng dụng EtaxMobile nên không mất quá nhiều Chi phí cho các nghĩa vụ thuế cần thực hiện Trên thực tế các đội thuế đa phần công chức thuế là nam để đi địa bàn và nắm bắt tình hình Hộ kinh doanh được rõ ràng hơn Bên cạnh đó, đối với

Hộ kinh doanh không yêu cầu các nghiệp vụ kế toán quá phức tạp nên thường họ không có nhân sự là kế toán hay cũng không thuê kế toán ngoài để hỗ trợ, điều này làm cho đa phần các Hộ kinh doanh không thường xuyên cập nhật chính sách thuế mới nên không tuân thuể hoặc chậm tuân thủ các chính sách thuế của nhà nước Vì

lý do đó các công chức thuế tại các đội thuế thường xuyên đi đến địa bàn nắm bắt được tình trạng các Hộ kinh doanh, quản lý chặc chẽ các Hộ kinh doanh và hỗ trợ khi cần thiết Do đó, nhóm Hộ kinh doanh này đề xuất thay thế yếu tố Chi phí tuân thủ thuế sang yếu tố Thái độ phục vụ của công chức thuế

Trang 38

Với kết quả phỏng vấn thảo luận một số hộ kinh doanh nêu trên, mô hình nghiên cứu được tác giả hiệu chỉnh gồm các yếu tố như sau: Tiền phạt và hình phạt, Thái độ phục vụ của Công chức thuế, tính công bằng của chính sách, khả năng bị phát hiện, kiến thức và giáo dục thuế

Hình 2 2 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Trong quá trình thảo luận nhóm, các chuyên gia đều đi đến thống nhất các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được cấu thành bởi 5 yếu tố được nêu ở Chương 2 là: (1) Tiền phạt và hình phạt, (2) Thái độ phục vụ của công chức thuế, (3) Tính công bằng

Trang 39

của chính sách thuế, (4) Khả năng bị phát hiện, (5) Kiến thức và giáo dục thuế Tổng

hợp kết quả thảo luận nhóm tập trung tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức

và nêu lại các giả thuyết chính thức như sau:

H1: Tiền phạt và hình phạt có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hành vi tuân thủ

thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

H2: Thái độ phục vụ của công chức thuế có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hành

vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

H3: Tính công bằng của chính sách thuế có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hành

vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

H4: Khả năng bị phát hiện có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hành vi tuân thủ

thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

H5: Kiến thức và giáo dục thuế có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hành vi tuân

thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Bảng thang đo hiệu chỉnh sau khi kế thừa những nghiên cứu trước và bổ sung

của tác giả:

Trang 40

Bảng 2 1 Bảng thang đo nghiên cứu định tính

TPHP5 Tiền phạt không giúp người nộp thuế tiết

kiệm tiền thuế do không tuân thủ luật thuế

Thái độ phục vụ của công chức thuế -

7

TĐP 2

Công chức thuế luôn thông báo cập nhật các ứng dụng mới cho hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế được tốt hơn

8

TĐP 3 Thái độ của công chức thuế khiến tôi thoải

mái khi tuân thủ thuế

9

TĐP 4 Công chức thuế luôn khiến hộ kinh doanh

Ngày đăng: 14/06/2024, 08:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1 Bảng lƣợt khảo nghiên cứu - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 2. 1 Bảng lƣợt khảo nghiên cứu (Trang 28)
Hình 1. 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Hình 1. 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 34)
Hình 2. 1 Mô hình quy trình nghiên cứu Xác định Vấn đề, mục tiêu nghiên cứu - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Hình 2. 1 Mô hình quy trình nghiên cứu Xác định Vấn đề, mục tiêu nghiên cứu (Trang 35)
Hình 2. 2 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Hình 2. 2 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh (Trang 38)
Bảng thang đo hiệu chỉnh sau khi kế thừa những nghiên cứu trước và bổ sung - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng thang đo hiệu chỉnh sau khi kế thừa những nghiên cứu trước và bổ sung (Trang 39)
Bảng 3. 1 Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế KV Bến Cát - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3. 1 Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế KV Bến Cát (Trang 50)
Bảng 3. 2 Tình hình kê khai thuế của HKD trên địa bàn Thị xã Bến Cát - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3. 2 Tình hình kê khai thuế của HKD trên địa bàn Thị xã Bến Cát (Trang 51)
Bảng 3. 3 Tình hình thu thuế của HKD trên địa bàn Thị xã Bến Cát - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3. 3 Tình hình thu thuế của HKD trên địa bàn Thị xã Bến Cát (Trang 51)
Bảng 3. 4 Tình hình nợ thuế của HKD trên địa bàn Thị xã Bến Cát - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3. 4 Tình hình nợ thuế của HKD trên địa bàn Thị xã Bến Cát (Trang 52)
Bảng 3. 5 Đặc điểm mẫu nghiên cứu - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3. 5 Đặc điểm mẫu nghiên cứu (Trang 53)
Bảng 3. 6 Kết quả phân tích hệ số tin cậy – Cronbach’s Alpha - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3. 6 Kết quả phân tích hệ số tin cậy – Cronbach’s Alpha (Trang 55)
Bảng 3. 8 Kết quả phân tích nhân tố thang đo sự hài lòng (biến phụ thuộc) - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3. 8 Kết quả phân tích nhân tố thang đo sự hài lòng (biến phụ thuộc) (Trang 59)
Bảng 3. 9 Ma trận hệ số tương quan - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3. 9 Ma trận hệ số tương quan (Trang 60)
Bảng 3. 10 Kết quả kiểm định F- ANOVA - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3. 10 Kết quả kiểm định F- ANOVA (Trang 62)
Hình  R  R 2 R 2 điều - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
nh R R 2 R 2 điều (Trang 64)
Bảng 3. 12 Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3. 12 Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman (Trang 65)
Bảng 3. 14 Kết quả kiểm định các giả thuyết - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3. 14 Kết quả kiểm định các giả thuyết (Trang 70)
Bảng 3.15 Thống kê các thang đo nghiên cứu - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3.15 Thống kê các thang đo nghiên cứu (Trang 73)
Bảng 3.1 Thống kê mô tả Giới tính - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3.1 Thống kê mô tả Giới tính (Trang 101)
Bảng 3.6 Thang đo “Tiền phạt và hình phạt” - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3.6 Thang đo “Tiền phạt và hình phạt” (Trang 102)
Bảng 3.5 Ngành nghề kinh doanh - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3.5 Ngành nghề kinh doanh (Trang 102)
Bảng 3.8 Thang đo “Tính công bằng của chính sách thuế” - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3.8 Thang đo “Tính công bằng của chính sách thuế” (Trang 103)
Bảng 3.7 Thang đo “Thái độ phục vụ của Cán bộ thuế” - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3.7 Thang đo “Thái độ phục vụ của Cán bộ thuế” (Trang 103)
Bảng 3.11 Thang đo “Hành vi tuân thuể thuế của hộ kinh doanh” - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3.11 Thang đo “Hành vi tuân thuể thuế của hộ kinh doanh” (Trang 105)
Bảng 3.10 Thang đo “ iến thức và giáo dục thuế” - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3.10 Thang đo “ iến thức và giáo dục thuế” (Trang 105)
Bảng 3.12 Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập (Lần 1) - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3.12 Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập (Lần 1) (Trang 106)
Bảng 3.14 Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc (Biến “Hành vi tuân thủ - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3.14 Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc (Biến “Hành vi tuân thủ (Trang 111)
Bảng 3.15 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3.15 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính (Trang 112)
Bảng 3.16 Ma trận hệ số tương quan - các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã bến cát tỉnh bình dương
Bảng 3.16 Ma trận hệ số tương quan (Trang 115)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w