1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh vận dụng giáo dục stem vào dạy học chủ đề động lượng định luật bảo toàn động lượng

25 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học chủ đề động lượng và định luật bảo toàn động lượng
Tác giả Tác Giả Chưa Được Xác Định
Chuyên ngành Vật lý
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 113,3 KB

Nội dung

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể tháng 8/2015 của bộ GD&ĐT đã nhấn mạnh “đa dạng hóa hình thức học tập”, coi trọng cả việc học trên lớp và các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Mục lục ……… ……… ………

1 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài……… ……… ………

2 1.2 Mục đích nghiên cứu……… ………

3 1.3 Đối tượng nghiên cứu……… …

3 1.4 Phương pháp nghiên cứu……… …………

……… 3

2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận……… ………

4 2.1.1 Hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học………

………… 4

2.1.2 Khái niệm về giáo dục STEM……… ……… … ….……

4 2.1.3 Chủ đề dạy học STEM trong trường trung học……….… ….……

4 2.1.4 Xu thế tất yếu của dạy học STEM trong thời đại mới………….… … …

5 2.1.5 Vì sao nên vận dụng phương pháp dạy học STEM vào môn Vật lí ở trường phổ thông? 5

2.1.6 Quy trình xây dựng bài học STEM……… …

……….5

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm…… … 5

2.2.1 Thực trạng của vấn đề……….…….……

5 2.2.2 Những thuận lợi, khó khăn………

……….6

2.3 Các biện pháp đã thực hiện……… ……… …… ………

6 2.3.1 Tên chủ đề………

……… 6

2.3.2 Mô tả chủ đề……….………

……… 6

Trang 2

2.3.3 Mục tiêu……… 7

2.3.4 Chuẩn bị ……….……… 8

2.3.5 Tiến trình dạy học….………

……… 8

2.4 Kết quả triển khai ở trường THPT……….……

……….17

2.4.1 Về mặt định tính……….………

17 2.4.2 Về mặt định lượng………

……….17

3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận……….… ……….…… ……

…… 20

3.2 Kiến nghị……… ………

20 Tài liệu tham khảo……….………… … …….…

21 Phụ lục………… ……… … …….… 22

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, tạo ra những cơ hội rất lớn cũng như đặt ra những thách thức không nhỏ cho mỗi quốc gia Điều này đặt ra cho ngành GD & ĐT một sứ mệnh to lớn

là chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (tháng 8/2015) của bộ GD&ĐT

đã nhấn mạnh “đa dạng hóa hình thức học tập”, coi trọng cả việc học trên lớp và các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo, tập dượt nghiên cứu khoa học Phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các hoạt động giáo dục Để thực hiện được nhiệm vụ này, rất cần thiết phải đưa giáo dục STEM vào nhà trường, bởi những ưu thế của giáo dục STEM trong dạy học, góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT)

2018, thực sự giúp học sinh hướng đến thế giới công nghệ 4.0 và các lợi thế khác, đáp ứng được mục tiêu đào tạo con người có năng lực trong cuộc sống tương lai, phù hợp nhu cầu nhân lực lao động trong thời đại công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới

Trang 3

Giáo dục STEM một mặt thực hiện đầy đủ mục tiêu giáo dục đã nêu trongchương trình GDPT mới, mặt khác nhằm phát triển các năng lực cốt lõi cho họcsinh, phát triển các năng lực đặc thù của môn học thuộc về STEM và địnhhướng nghề nghiệp cho học sinh Để đón đầu chương trình GDPT mới, nhiềuđịa phương và trường học đã đi trước một bước trong việc triển khai giáo dụcSTEM Trong quá trình triển khai dạy học các môn học STEM, một trong nhữngyêu cầu đối với giáo viên là phải biết cách tổ chức, thiết kế các hoạt động STEMmột cách sáng tạo có hiệu quả, phù hợp với điều kiện dạy học

Khoa học tự nhiên nói chung, môn Vật lí nói riêng ngày càng đóng vai tròrất lớn trong nền kinh tế của thời đại công nghệ Tuy nhiên làm thế nào để thuhút được các em yêu thích và lựa chọn môn học này lại gặp nhiều khó khăn bởiđặc thù các môn khoa học tự nhiên là cần các kĩ năng tính toán và tư duy logicnên đa số các em rất ngại học nếu không có các phương pháp dạy học phù hợp.Phương pháp dạy học truyền thống chưa kích thích được các em tham gianghiên cứu, học tập hiệu quả, khả năng thực hành trải nghiệm còn rất yếu Giáodục hiện nay cần hướng tới học sinh phải có khả năng vận dụng kiến thức đã học

để giải quyết những vấn đề phức tạp trong cuộc sống

Phương pháp dạy học STEM đang là sự lựa chọn của nhiều nước có nềngiáo dục hiện đại vì thông qua quá trình học, các em lĩnh hội được các kiến thức,

kĩ năng và có khả năng vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để giảiquyết các vấn đề thực tế Nhưng làm thế nào để vận dụng phương pháp dạy họcSTEM vào trường THPT hiệu quả? Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạychương trình Vật lí 10, 11, tôi thấy có thể áp dụng một vài nội dung tiết học vàothiết kế xây dựng các chủ đề giáo dục STEM Chính vì những lí do trên, vớimong muốn góp phần vào việc đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy họcmôn Vật lí ở trường THPT, tôi mạnh dạn đơn cử một đề tài mà tôi đã thực hiệntương đối hiệu quả, đó là: Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học chủ đề “Độnglượng Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí 10 THPT

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tôi đưa ra đề tài này với mục đích:

- Nghiên cứu việc tổ chức dạy học STEM liên quan đến nội dung kiến thức Vật

10 THPT, nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

- Điều tra tính cấp thiết và khả thi của đề tài

- Hiểu về giáo dục STEM và tầm quan trọng của nó

- Tổ chức dạy học STEM chủ đề “Động lượng Định luật bảo toàn động lượng” Phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh

- Tạo ra sản phẩm làm nguồn học liệu cho các năm học tiếp theo

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Dạy học STEM chủ đề “Động lượng Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí 10

THPT

- Lớp áp dụng: Học sinh lớp 10A2 trường THPT Triệu Sơn 5

Lớp đối chứng: Học sinh lớp 10A3 trường THPT Triệu Sơn 5

Trang 4

- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 12/2023 đến hết tháng 3/2024.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ trên tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp lí thuyết: Nghiên cứu lí luận dạy học hiện đại, các phương pháp dạy học tích cực, các thông tư, văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT, các văn kiện đại hội Đảng, sách giáo khoa, các phần mềm dạy học

- Phương pháp thực hành: Bố trí, lắp ráp, cải thiện các sản phẩm thí nghiệm, tổ chức hoạt động nhóm…

- Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận

2.1.1 Hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học

Nhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan bởi con người, làquá trình sáng tạo tri thức trong bộ óc con người Nhờ có nhận thức, con ngườimới có được ý thức về thế giới Việc nhận thức thế giới của con người có thểđạt đến trình độ khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Dựa trênnhững dữ liệu cảm tính, qua các hoạt động phân tích, so sánh, khái quát hóa,trừu tượng hóa thì tư duy của con người được hình thành

Người học có thể học thông qua việc tham gia vào các hoạt động tại mộtmôi trường cụ thể Các hoạt động đó đem lại những kinh nghiệm học tập nhấtđịnh, cung cấp những điều cơ bản cho việc định hướng quan sát, dự đoán hiệuquả, đây là những căn cứ để tích lũy tri thức, hình thành dần khái niệm trừutượng Sau đó khái niệm trừu tượng có thể được tích cực thử nghiệm để lần lượttạo ra những kinh nghiệm học tập mới Quá trình này được lặp đi lặp lại nhưngkhông trùng lên nhau mà theo đường xoáy trôn ốc và mở rộng Sau một thờigian học tập thì số lượng khái niệm được tăng lên và tường minh dần

Trang 5

2.1.2 Khái niệm về giáo dục STEM

STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ),Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học) Giáo dục STEM được hiểu là trang

bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vựckhoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học Các kiến thức, kỹ năng này phảiđược tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết

về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản

phẩm trong cuộc sống Đối với giáo dục STEM, các kiến thức khoa học, toán

học, công nghệ và kĩ thuật không chỉ được dạy học theo hướng trang bị kiếnthức thông thường mà được vận dụng nhằm giải quyết các tình huống thực tiễntrong cuộc sống Việc làm này giúp cho trải nghiệm học tập của học sinh trởnên thú vị hơn, tạo động lực thúc đẩy các em hứng thú với việc học tập vànghiên cứu khoa học Đồng thời giáo dục giữa nhà trường với gia đình, địaphương, cộng đồng cũng được gắn kết hơn

Giáo dục STEM là một phạm trù rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực vớihai đặc điểm nổi bật là tính tích hợp liên môn và hoạt động thực hành gắn với líthuyết Với giáo dục STEM, học sinh có thể học để lập trình điều khiển, chế tạorobot nhưng cũng có thể đơn giản là chế tạo ra những sản phẩm phục vụ đờisống

2.1.3 Chủ đề dạy học STEM trong trường trung học

Chủ đề dạy học STEM trong trường trung học là chủ đề dạy học được thiết

kế dựa trên vấn đề thực tiễn kết hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng của các mônkhoa học trong chương trình phổ thông Trong quá trình dạy học, giáo viên tổchức cho học sinh làm việc nhóm, sử dụng các kiến thức liên môn để tạo ranhững sản phẩm có tính ứng dụng thực tiễn, phát triển kỹ năng và tư duy củahọc sinh

2.1.4 Xu thế tất yếu của dạy học STEM trong thời đại mới

Giáo dục STEM không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thànhnhững nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà chủ yếu làtrang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giớicông nghệ hiện đại ngày nay

Giáo dục STEM tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu côngviệc của thế kỷ 21, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và có thểtác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầuhóa

2.1.5 Vì sao nên vận dụng phương pháp dạy học STEM vào môn Vật lí ở trường phổ thông?

Vật lí là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới tự nhiên vô cùng gần gũiđối với đời sống hằng ngày của con người Bên cạnh đó, môn Vật lí cũng có mốiquan hệ chặt chẽ với các môn học khác như: Toán học, Hóa học, Sinh học, Côngnghệ….Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kiến thức Vật lí ngày càng

Trang 6

được sử dụng nhiều hơn và không thể thiếu trong đời sống Vì thế các chủ đềSTEM trong môn Vật lí khá phong phú và đa dạng

Với mục tiêu của việc dạy học là làm sao để học sinh vận dụng được cáckiến thức vào thực tế, do đó việc dạy học định hướng giáo dục STEM là cầnthiết

2.1.6 Quy trình xây dựng bài học STEM

Theo công văn số 3089/Bộ GDĐT – GDTrH V/v triển khai thực hiện giáodục STEM trong giáo dục trung học ngày 14/8/2020 của Bộ GD&ĐT, quy trìnhxây dựng bài học STEM gồm các bước:

Bước 1 Lựa chọn chủ đề bài học

Bước 2 Xác định vấn đề cần giải quyết

Bước 3 Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề

Bước 4 Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thực trạng của vấn đề

Trong quá trình giảng dạy môn Vật lí, tôi thấy để phù hợp với xu thế thờiđại và đặc điểm của học sinh hiện nay, nếu chỉ học các kiến thức Vật lí đơnthuần sẽ làm cho học sinh nhàm chán, không kích thích được sự sáng tạo củahọc sinh Giáo dục học sinh là giáo dục để tạo ra một con người toàn diện, muốnthế phải phát triển được cả phẩm chất và năng lực của học sinh trong thời đạimới Vì vậy phải có sự phối kết hợp trong tiết dạy, phát huy được tính tích cực,sáng tạo của học sinh Giáo dục STEM làm cho học sinh hứng thú trong học tập,đồng thời không những nắm được những kiến thức cơ bản mà còn phát triểnđược các kĩ năng như: hoạt động nhóm, giao tiếp, thực hành, …

Việc tổ chức dạy học theo hướng giáo dục STEM ở các trường THPT nóichung còn hạn chế Chính vì vậy, tôi đã tiến hành tham khảo, lấy ý kiến học sinh

và nhận thấy rằng, các em phần lớn chưa yêu thích môn Vật lí, mà chỉ học đểphục vụ cho thi cử Do vậy mà các em ít có yếu tố đam mê nghiên cứu Kĩ năngthực hành hạn chế, là nguyên nhân dẫn đến năng lực làm việc hạn chế sau khi ratrường

2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn

2.2.2.1 Thuận lợi

- Trong thời đại công nghệ số việc giáo viên và học sinh có khả năng tiếp cậnvới các phương pháp dạy học và học tập tương đối dễ dàng nhờ hệ thống kết nốitoàn cầu Học sinh và giáo viên có thể tham khảo các mô hình dạy học STEMcủa các trường học trong và ngoài nước

- Mỗi trường học đều có chiến lược phát triển, đầu tư cho các hoạt động dạyhọc, khuyến khích cho các giáo viên dạy học tiếp cận năng lực người học

- Ở một số trường đã được thực hiện và cho nhiều kết quả tốt, học sinh rất tíchcực và sáng tạo chủ động trong cách tiếp cận phương pháp học tập này

- Trường THPT Triệu Sơn 5 trong những năm gần đây rất chú trọng giáo dụchọc sinh phát triển toàn diện Tạo ra nhiều hoạt động và sân chơi bổ ích cho các

Trang 7

em học sinh, luôn khuyến khích, hỗ trợ cho các giáo viên sử dụng các phươngpháp dạy học phát triển năng lực học sinh trong đó có phương pháp dạy họcSTEM.

2.2.2.2 Khó khăn

- Việc học sinh tiếp cận phương dạy học STEM cũng đòi hỏi nhất định về mặtnăng lực khoa học tự nhiên, các em phải đam mê và chịu khó làm việc Vẫn córất nhiều học sinh chưa thực sự đam mê, ngại làm việc

- Việc thực hiện ngoài không gian trường học cũng gặp nhiều khó khăn, vì các

em ở trong một nhóm ở nhiều địa bàn khác nhau

- Giáo dục STEM đã được các giáo viên, nhà trường đưa vào trường học trongnhững năm gần đây, tuy nhiên vẫn chưa được phổ biến

- Đây là thời buổi giao thời của hai chương trình giáo dục phổ thông: lớp 10, 11học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong khi đó lớp 12 học theochương trình giáo dục phổ thông 2006 cũng gây khó khăn không ít cho giáoviên, học sinh và nhà trường khi liên tục tiếp cận với những cái mới: chươngtrình mới, sgk mới, hình thức kiểm tra đánh giá mới,…

2.3 Các biện pháp đã thực hiện

2.3.1 Tên chủ đề

Dạy học STEM chủ đề “Động lượng Định luật bảo toàn động lượng”

(Số tiết: 3 tiết - Lớp 10) 2.3.2 Mô tả chủ đề

Chủ đề “Động lượng Định luật bảo toàn động lượng” dạy học theo địnhhướng giáo dục STEM cho học sinh lớp 10 THPT bằng việc chế tạo xe chạybằng phản lực Ý tưởng chủ đề được khái quát thành sơ đồ như sau:

 Để thực hiện dự án này học sinh cần chiếm lĩnh kiến thức của các bài học

- Bài 28: Động lượng (Vật lí 10 – Kết nối tri thức)

- Bài 29: Định luật bảo toàn động lượng (Vật lí 10 – Kết nối tri thức)

- Bài 30: Thực hành: Xác định động lượng của vật trước và sau khi va chạm(Vật lí 10 – Kết nối tri thức)

 Đồng thời học sinh phải huy động kiến thức của các môn học như:

- Công nghệ: Lựa chọn nguyên liệu cần dùng, bản vẽ thiết kế, thiết kế

- Toán học: Tính toán, xác định kích thước các bộ phận

Tìm hiểu nguyên liệu cần dùng

động của xe Chế tạo xe chạy

bằng phản lực

Trang 8

- Tin học: Sử dụng Internet tìm kiếm thông tin.

- Sinh học: Tìm hiểu các động vật chuyển động bằng phản lực

 Các kiến thức chủ yếu trong chủ đề được thống kê như sau:

Bảng tóm tắt kiến thức STEM trong chủ đề Tên sản

- Chuyển động phản lực

- Cách sử dụng cácthiết bị để chế tạo xe

- Thiết kế, lắp đặtthiết bị đẹp, chắcchắn

- Bản vẽ thiết kế

- Các động vậtchuyển động bằngphản lực

- Dùng vật liệu táichế để chế tạo xegóp phần bảo vệmôi trường

- Tính toánxác địnhkích thướccác bộ phận

- Hiểu được nguyên lý hoạt động của xe phản lực

- Biết được các chuyển động phản lực trong thực tế

b) Kĩ năng

- Tính toán, vẽ được bản thiết kế thiết chế tạo xe phản lực đơn giản

- Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản kế

- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các

ý kiến thảo luận

- Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc của cá nhân và nhóm

c) Thái độ

- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học

- Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải

quyết nhiệm vụ được giao

- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp

- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ vệ sinh chung khi thựcnghiệm

- Có ý thức bảo vệ môi trường và sức khỏe con người

d) Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực nghiên cứu khoa học

- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Trang 9

- Thiết kế bài giảng, xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học STEM chủ đề “Độnglượng Định luật bảo toàn động lượng” cho lớp 10A2.

- Các phiếu học tập giao nhiệm vụ cho học sinh

- Các phiếu đánh giá, phiếu lấy ý kiến của học sinh

2.3.4.2 Học sinh

- Vở ghi, SGK, Internet, giấy A0, đồ dùng, vật liệu thiết kế sản phẩm theo nhóm

- Báo cáo kết quả tìm hiểu theo yêu cầu

2.3.5 Tiến trình dạy học

Kế hoạch triển khai

Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án và tìm hiểu một

số kiến thức nền

Tiết 1 (45 phút)

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và chuẩn bị

bản thiết kế sản phẩm để báo cáo

3 ngày (Học sinh tự làm ở nhà)

Hoạt động 3: Trình bày, thảo luận phương án thiết

kế

Tiết 2 (20 phút)

Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm Tiết 2 (25 phút)

Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm: Xe phản lực Tiết 3 (25 phút)

Hoạt động 6: Tổ chức cuộc thi “Đua xe phản lực” Tiết 3 (20 phút)

Hoạt động 1 Giao nhiệm vụ dự án và tìm hiểu một số kiến thức nền.

- Lấy được các ví dụ về chuyển động bằng phản lực trong thực tế

- Giải thích được chuyển động phản lực dựa vào định luật bảo toàn động lượng

- Tiếp nhận nhiệm vụ thiết kế “ Xe phản lực”, ghi nhận các tiêu chí đánh giá sảnphẩm này

+ Bài 28: Động lượng (Vật lí 10 – Kết nối tri thức)

+ Bài 29: Định luật bảo toàn động lượng (Vật lí 10 – Kết nối tri thức)

+ Bài 30: Thực hành: Xác định động lượng của vật trước và sau khi va chạm(Vật lí 10 – Kết nối tri thức)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu kiến thức qua phiếu học tập số 1

Trang 10

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện dự án “ Xe phản lực” dựa trênkiến thức về động lượng và định luật bảo toàn động lượng, chuyển động bằngphản lực.

- Giáo viên thống nhất với học sinh về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánhgiá sản phẩm của dự án (theo phiếu đánh giá số 1)

c) Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

- Bản ghi chép kiến thức về động lượng, xung lượng của lực, định luật bảo toànđộng lượng, chuyển động bằng phản lực

- Bảng mô tả nhiệm vụ của dự án và nhiệm vụ của các thành viên; thời gian thựchiện dự án và các yêu cầu đối với sản phẩm trong dự án

d) Cách thức tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thời gian

- Cho học sinh xem các video: bắn

tên lửa 1, bắn tên lửa 2, máy bay

phản lực

- Các tên lửa, máy bay phản lực

chuyển động theo nguyên tắc nào?

- Giới thiệu: chuyển động phản lực

là ứng dụng của định luật bảo toàn

động lượng

- Cho học sinh xem các video: súng

giật lùi 1, súng giật lùi 2, mực

chuyển động, sứa chuyển động

- Xem các video

- Các tên lửa, máy bay phảnlực chuyển độngtheo nguyêntắc chuyển động phản lực

liệu đơn giản

- Giao cho học sinh tìm hiểu trong

sách giáo khoa các tài liệu để giải

thích, tính toán thông qua việc thiết

- Nhận nhóm,

- Từng nhóm thống nhất vaitrò, nhiệm vụ của các thànhviên trong nhóm

Trang 11

học tập số 1

+ Các nhóm hoàn thành bản thiết

kế sản phẩm

- Thông báo: Đánh giá bài báo cáo

và bản thiết kế sản phẩm dựa vào

- Các nhóm tiến hành thiết kế bản vẽ kĩ thuật chế tạo xe

c) Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

- Cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 1.

- Bản vẽ bản thiết kế xe phản lực (trình bày trên giấy A0 hoặc bài trình chiếu powerpoint)

- Bài thuyết trình về bản vẽ và bản thiết kế

d) Cách thức tổ chức hoạt động

- Các thành viên trong nhóm đọc tài liệu, xác định được các kiến thức trọng tâm:+ Hiểu và phát biểu được thế nào là hệ kín, nội lực, ngoại lực

+ Định nghĩa được động lượng, xung lượng của lực

+ Phát biểu được định nghĩa động lượng và định luật bảo toàn động lượng đối với hệ cô lập

+ Nêu được các chuyển động phản lực

- Học sinh làm việc nhóm:

+ Chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm về kiến thức đã tìm hiểu

được Ghi tóm tắt lại các kiến thức vào vở cá nhân

+ Vẽ bản vẽ xe phản lực, thiết kế sản phẩm, kiểu dáng xe phản lực Trình bày bản thiết kế trên giấy A0 hoặc bài trình chiếu Powerpoint

+ Chuẩn bị bài trình bày bản thiết kế, giải thích nguyên lí hoạt động của xe.

- Giáo viên đôn đốc các nhóm thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ nếu cần

Hình 1 Học sinh chế tạo thử ở nhà

Trang 12

Hoạt động 3 Trình bày và thảo luận phương án thiết kế

(Tiết 2 – 20 phút)

a) Mục đích

Từng nhóm trình bày phương án thiết kế xe phản lực, các nhóm thảo luận

và thống nhất phương án thiết kế chế tạo xe phản lực từ các vật liệu đơn giản

b) Nội dung

- Đại diện các nhóm trình bày phiếu học tập số 1,

- Đại diện các nhóm trình bày bản thiết kế chế tạo xe phản lực của nhóm mình.Yêu cầu:

+ Bản thiết kế: mô tả rõ sơ đồ lắp đặt và các nguyên vật liệu sử dụng

+ Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo tiêu chí đề ra

- Học sinh thảo luận về các phương án thiết kế đưa ra của các nhóm

c) Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh.

- Thuyết trình của học sinh phiếu học tập số 1, bản thiết kế chế tạo xe phản lực

- Các nhóm thảo luận, các câu hỏi đặt ra cho các nhóm khác

d) Cách thức tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thời gian

- Yêu cầu các nhóm trình bày

phiếu học tập số 1

- Nhận xét, kết luận

- Yêu cầu các nhóm trình bày

bản thiết kế chế tạo xe phản lực

- Yêu cầu các nhóm quan sát,

lắng nghe và chuẩn bị các câu

hỏi thảo luận

- Quan sát, hỗ trợ cho học sinh

- Đặt các câu hỏi thảo luận

- Các nhóm giải trình, trả lờicác câu hỏi của các nhómkhác

- Thống nhất bản thiết kế củanhóm để chế tạo sản phẩm

20 phút

Hình 2 Kết quả của học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1

Hình 3 Bản thiết kế chế tạo xe của học sinh Hoạt động 4 Chế tạo và thử nghiệm

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[4] Thanh Nga (01/12/2023), Giáo dục STEM trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Tạp chí Giáo dục, chuyên mục Chính sách và thực tiễn giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: iáo dục STEM trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018
[5] TS. Nguyễn Thanh Nga, TS. Phùng Việt Hải, Ths. Hoàng Phước Muội (2018), Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho học sinh trung học cơ sởvà trung học phổ thông
Tác giả: TS. Nguyễn Thanh Nga, TS. Phùng Việt Hải, Ths. Hoàng Phước Muội
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh
Năm: 2018
[6] Trần Trung Ninh (Chủ biên), Phan Thị Thanh Hội, Nguyễn Văn Biên, Đặng Thị Thuận An (2018), dạy học tích hợp Hóa học - Vật lí - Sinh học, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: dạy học tích hợp Hóa học - Vật lí - Sinh học
Tác giả: Trần Trung Ninh (Chủ biên), Phan Thị Thanh Hội, Nguyễn Văn Biên, Đặng Thị Thuận An
Nhà XB: NXB Đạihọc Sư phạm
Năm: 2018
[1] Thủ tướng chính phủ (2017), Chỉ thị số 16/CT – TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Khác
[2] Bộ giáo dục và đào tạo (2020), số 3089/BGD – ĐT – GDTrH V/v thực hiện triển khai giáo dục STEM trong giáo dục trung học Khác
[3] Bộ giáo dục và đào tạo (2018), chương trình giáo dục phổ thông – chương trình tổng thể Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w