HỒ SƠĐề nghị xét công nhận sáng kiến, xét công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trong nghành giáo dục SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Phát huy năng lực của học sinh trong
Trang 1HỒ SƠ
Đề nghị xét công nhận sáng kiến, xét công nhận hiệu quả áp
dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trong nghành giáo
dục
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Phát huy năng lực của học sinh trong giảng dạy sinh học 11
bằng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề”
Tác giả : NGÔ THỊ HỒNG Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm Sinh
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THPT tĩnh gia 1
Trang 2Chương I: TỔNG QUAN
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
Theo chương trình GDPT 2018, ban hành kèm thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2018, quy định rõ mười năng lực cốt lõi cần được hình thành ở học sinh là: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực toán học, năng lực khoa học, năng lực thể chất, năng lực thẩm mĩ, năng lực tin học, năng lực công nghệ và năng lực ngôn ngữ Đây là những năng lực quan trọng, giúp học sinh phát huy được tiềm năng của bản thân, xây dựng nhân cách và định hướng được nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai
Tuy nhiên trong môn Sinh học 11 ở cấp THPT mới, tập trung nghiên cứu các đặc trưng cơ bản thế giới sống trên cơ thể thực vật và động vật Đây là kiến thức thực tiễn gắn với đời sống hàng ngày dễ tạo hứng thú với học sinh, tìm tòi, khám phá, sáng tạo Song thực tế dạy học cho thấy trình độ tiếp cận và khả năng khám phá kiến thức còn hạn chế, khả năng tự học của học sinh chưa tốt, cách học còn thụ động phụ thuộc bài dạy của giáo viên nhiều Giáo viên chưa có phương pháp hợp lí, truyền thụ kiến thức một chiều Việc dạy học hướng tới phát triển năng lực của học sinh chưa chú trọng, đặc biệt năng lực tự chủ, tự học, sáng tạo Bởi vậy, học sinh dễ lúng túng trong các khâu tiếp cận, thực hiện phân tích, tổng hợp
để hiểu và phát huy được năng lực của bản thân
Trong quá trình giảng dạy và đổi mới, tôi đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để giải quyết vấn đề trên Bởi phương pháp này
có các đặc điểm, các bước dạy học và các cấp độ dạy học đáp ứng được nhu cầu phát triển toàn diện ở người học sinh
Do đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng sáng kiến: “Phát huy năng lực
của học sinh trong giảng dạy sinh học 11 bằng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề” để giải quyết vấn đề nêu trên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học tại trường THPT nói chung và trường THPT Tĩnh Gia 1 nói riêng
II PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TẠO RA SÁNG KIẾN
Việc ứng dụng phương pháp đổi mới trong giảng dạy những năm gần đây đã thực sự được nhiều trường quan tâm, đặc biệt là các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực đã triển khai thực hiện Ở trường THPT Tĩnh Gia 1 tất cả các môn học đều đổi mới theo hướng này Tuy nhiên việc sử dụng chưa được nhiều, một số giáo viên còn ngại đầu tư vì nghĩ rằng sẽ tốn thời gian chuẩn bị một bài giảng, đối tượng học sinh chưa tích cực chấp nhận Chính vì vậy mà các giáo viên thực hiện chưa nhiều ở các tiết học
Bản thân tôi làm nhiệm vụ giảng dạy môn sinh học tại trường, tôi nhận thấy việc sử dụng các kỹ thuật dạy học trong giảng dạy môn học này rất hiệu quả Chính vì vậy tôi cũng đã tận dụng tối đa cơ sở vật chất của nhà trường để giảng
Trang 3dạy, đồng thời bản thân luôn trau dồi, cập nhật thường xuyên kiến thức về chuyên môn phục vụ cho soạn và giảng dạy
Trong buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ năm học 2023 – 2024, bàn về vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy trong đó có phương pháp dạy học giải quyết vấn đề và kỹ thuật dạy học tích cực đã triển khai, thảo luận sôi nổi trong cuộc họp Từ kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn của các giáo viên của trường, từ buổi tập huấn chuyên môn của ngành đầu năm, từ tập huấn thay sách và từ những bài dạy chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 11 có rất nhiều phương pháp giảng dạy tích cực được đưa ra để phát triển năng lực của người học như:phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học mảnh ghép, phương pháp dạy học khăn trải bàn, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề… Những phương pháp trên đã được áp dụng và đạt hiệu quả cao trong giảng dạy trực tiếp tại trường
Qua những trao đổi đó, vào buổi sinh hoạt chuyên môn cuối tháng 9/2023, nhóm giáo viên sinh, tổ KHTN, trường THPT Tĩnh Gia 1 đã họp và đề đạt nội dung áp dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong giảng dạy sinh học 11
Thực hiện nhiệm vụ được tổ, nhóm chuyên môn giao, bản thân tôi đã áp dụng nội dung trên và nhận thấy phương pháp dạy học giải quyết vấn đề rất phù hợp với đặc điểm thực tiễn dạy và học của trường, phát huy được năng lực cũng như tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập bộ môn Do đó, tôi đã xây
dựng sáng kiến “Phát huy năng lực của học sinh trong giảng dạy sinh học 11
bằng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề” theo yêu cầu của tổ, nhóm
chuyên môn để xây dựng kho tài liệu về phương pháp dạy học tích cực và tiếp tục áp dụng nội dung này trong những năm giảng dạy tiếp theo
III MỤC TIÊU
Mục tiêu chung:
+ Phát triển năng lực của học sinh trong học tập sinh học bằng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
+ Đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học tại trường THPT Tĩnh Gia 1
Mục tiêu riêng:
+ Phát triển các năng lực chung như năng lực khoa học, năng lực tính toán, năng lực phân tích, tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề,… cho học sinh
+ Phát triển năng lực chuyên biệt của bộ môn: Năng lực quan sát, năng lực lập thí nghiệm, năng lực lập sơ đồ tư duy kiến thức, năng lực rút ra kết luận khoa học, năng lực trả lời các câu hỏi thực tế… ở học sinh lớp 11
+ Nâng cao tinh thần tự giác, tự học, tạo không khí sôi nổi, hào hứng khi học tập bộ môn, qua đó giúp học sinh có lòng yêu thích với bộ môn
Trang 4CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIÊN
I NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN
1 Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề
Ưu điểm của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: Dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác tích cực, chủ động sáng tạo để giải quyết vấn đề qua đó chiếm lĩnh được tri thức, rèn kĩ năng, phương pháp hướng tới kiến thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo đạt được mục đích học tập
2 Các tồn tại, hạn chế
Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt mới tạo ra nhiều tình huống có vấn đề trong về hướng dẫn tìm tòi, phát hiện, giải quyết vấn đề trong các bài dạy
Việc tổ chức các tiết học hay một phần trong tiết học theo phương pháp giải quyết vấn đề đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn so với phương pháp thông thường
3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
- Do trong cuộc sống hàng ngày của giáo viên có nhiều việc chi phối nên cũng chưa đầu tư thời gian xứng đáng trong các bài soạn và bài dạy
- Do học sinh cũng chưa chủ động, sáng tạo trong tìm tòi kiến thức, theo phương pháp cũ tiếp nhận thụ động, học sinh còn lười chưa đầu tư thời gian để hoàn thành công việc giáo viên giao
- Một số giáo viên năng lực sư phạm chưa đổi mới, trong các bài dạy chưa tạo ra nhiều tình huống có vấn đề trong về hướng dẫn tìm tòi, phát hiện, giải quyết vấn đề trong các bài dạy
4 Phân tích, đánh giá và chỉ ra tính cấp thiết cần tạo ra sáng kiến
Qua quá trình giảng dạy và khảo sát học tập của học sinh đối với phát huy năng lực trong quá trình học bộ môn sinh học bằng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, tôi nhận được rất nhiều các phản hồi từ người học và người dạy,
cụ thể:
Với học sinh: Học sinh tiếp thu tri thức một cách thụ động, không được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động của mình thì thường không hiểu rõ bản chất của vấn đề và dễ quên Học sinh chỉ nghe thầy cô thông báo kiến thức dưới dạng có sẵn thì dễ có cảm giác nhàm chán và như vậy không kích hoạt động trí tuệ của học sinh, dẫn đến học sinh lười tư duy
Với giáo viên: Trong một bài dạy, một chủ đề nếu không biết tạo ra những tình huống có vấn đề thì giáo viên phải nói nhiều không kiểm soát được việc học của học sinh do đó hiệu quả giờ dạy không cao Thực tế nhiều giáo viên cho
Trang 5rằng dạy học giải quyết vấn đề tuy hay nhưng có vẻ ít có cơ hội thực hiện được
do khó tạo ra được nhiều tình huống có vấn đề
Xuất phát từ những điều ấy, tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng sáng
kiến: “Phát huy năng lực của học sinh trong giảng dạy sinh học 11 bằng
phương pháp dạy học giải quyết vấn đề” trong quá trình giảng dạy tại trường
THPT Tĩnh Gia 1, qua đó thấy được hiệu quả rõ ràng mà sáng kiến đã đem lại cho sự phát triển toàn diện ở học sinh trong học tập bộ môn tại trường sở tại
II GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Từ ngày 2/10/2023, trong học kì I năm học 2023-2024 tại khối 11của trường THPT Tĩnh Gia 1, tôi đã áp dụng sáng kiến trong quá trình giảng dạy sinh học
11 bằng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, ví dụ cụ thể như sau:
- Học sinh 3 lớp 11 gồm: 11A4,11A5 và 11A7 trường THPT Tĩnh Gia 1.
Chương trình sinh học 11 cánh diều gồm các phần trong các bài sau đây:
Tiết theo PPCT: Tiết 14 – Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật(Tiết 1)
- Thực hiện dạy học trên lớp: Ở 2 lớp 11 gồm 11A4 và 11A7 trường THPT Tĩnh Gia 1
Lớp đối chứng 11A5 trường THPT Tĩnh Gia 1
Tiết 1: Tiết theo PPCT: Tiết 14 – Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a Mục tiêu
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh
- Học sinh huy động được những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích mong muốn tìm hiểu bài học mới, yêu thích môn học
b Nội dung:
Nghiên cứu thông tin, thực tế trên cơ thể nêu ống tiêu hóa của cơ thể người gồm những bộ phận nào?
GV cho HS mô tả về món ăn sáng nay các em đã ăn và con đường đi của thức ăn
đó khi vào cơ thể em?
GV cho HS trả lời: Tại sao động vật phải ăn nhiều thức ăn là thực vật hoặc động vật, và thải cácchất ra bên ngoài?
c Sản phẩm:
HS ống tiêu hóa người gồm: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn
HS mô tả về món ăn sáng nay các em đã ăn và con đường đi của thức ăn đó khi vào cơ thể em:
Giai đoạn 1: Thức ăn được đưa vào miệng
Giai đoạn 2: Thức ăn được vận chuyển, biến đổi cơ học và hóa học
Trang 6Giai đoạn 3: Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và mạch bạch huyết Giai đoạn 4: Chất dinh dưỡng được vận chuyển đến tế bào Tế bào sử dụng những chất dinh dưỡng đó để tổng hợp thành những chất cần thiết cho các hoạt động sống
Giai đoạn 5: Những chất không hấp thụ được đào thải ra ngoài qua hậu môn
HS trả lời: Động vật phải ăn thức ăn là thực vật hoặc động vật, Vì thức ăn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể Các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào
cơ thể, các chất cạn bã thải ra ngoài
HS có thể sáng tạo nhiều hình thức khác nhau, vẽ tranh, mô hình từ bìa carton hoặc sử dụng bạn học để minh họa cho bài thuyết trình
HS trả lời câu hỏi.
d Tổ chức thực hiện
* Đặt vấn đề
GV cho HS nghiên cứu thông tin, thực tế trên cơ thể nêu ống tiêu hóa của
cơ thể người gồm những bộ phận nào?
GV cho HS làm việc cá nhân, sơ đồ hóa đường đi của món ăn sáng nay của
em khi vào hệ tiêu hóa?
GV cho HS trả lời: Tại sao động vật phải ăn nhiều thức ăn là thực vật hoặc động vật, và thải các chất ra bên ngoài?
Sau đó HS thực hiện thảo luận nhóm đôi để chia sẻ tìm ra câu trả lời
* Giải quyết vấn đề
+ HS làm việc, vẽ hình, mô hình hóa hoặc sơ đồ đường đi thức ăn trong hệ
tiêu hóa
+ HS: Hoạt động nhóm đôi, trao đổi sản phẩm học tập của mình
+ GV: Gọi đại diện một số cặp đôi chia sẻ trước lớp, HS lắng nghe và nhận xét
* Kết luận vấn đề
Trang 7GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS và chốt lại một số ý kiến cơ bản như dự kiến trong mục tiêu cần đạt để làm cơ sở để đi vào hoạt động hình thành kiến thức
B HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quá trình dinh dưỡng
a Mục tiêu:
- Nêu được quá trình dinh dưỡng bao gồm: lấy thức ăn, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng hoá các chất và thải chất cặn bã
- Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh), trình bày được các hình thức tiêu hoá ở động vật
b Nội dung:
GV cho HS đọc sách, thu thập thông tin và yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập
Nhóm 1: (Hoàn thành phiếu 1) Hoàn thành bảng sau
Hàu
Sò
Rệp
Nhện
Ong
Thằn lằn
Cá chép
Cá voi
Đại bàng
Nhóm 2: (Hoàn thành phiếu 2) Phân biệt tiêu hoá nội bào với tiêu hoá ngoại bào Nhóm 3: (Hoàn thành phiếu 3) Phân biệt tiêu hóa ở các nhóm động vật?
Điểm phân biệt
Động vật chưa
có cơ quan tiêu hóa
Động vật có túi tiêu hóa
Động vật có ống tiêu hóa
Đại diện
Cấu tạo của cơ
quan tiêu hóa
Hình thức tiêu
hóa
Nhóm 4: (Hoàn thành phiếu 4) Cho biết tác dụng của tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học thức ăn trong ống tiêu hoá?
Ở khoang
Trang 8Ở dạ dày
Ở ruột
Nhóm 5: (Hoàn thành phiếu 5) Quan sát hình ảnh và mô tả đặc điểm của từng giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở mỗi loài theo bảng sau:
Lấy thức ăn
Tiêu hóa thức ăn
Hấp thụ chất dinh
dưỡng
Tổng hợp (đồng
hóa) các chất
Thải chất cặn bã
c Sản phẩm: Các bài báo cáo của HS, thông ua phiếu học tập của hoạt động
nhóm
d Tổ chức thực hiện:
*Đặt vấn đề:
GV cho HS quan sát một số động vật, dựa vào hiểu biết thực tế của HS Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi GV chia lớp thành 5 nhóm Câu hỏi chuyển giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Điền tên một số loài động vật: hàu, sò, rệp, nhện, ong, thằn lằn, cá chép, cá voi, đại bàng vào bảng kẻ trong vở và đánh dấu X vào kiểu lấy thức ăn tương ứng?
Hàu
Sò
Rệp
Nhện
Ong
Thằn lằn
Cá chép
Cá voi
Đại bàng
Trang 9+ Nhóm 2: Phân biệt tiêu hoá nội bào với tiêu hoá ngoại bào?
+ Nhóm 3: Phân biệt tiêu hoá ở các nhóm động vật: Chưa có cơ quan tiêu hóa, động vật có túi tiêu hóa, động vật có ống tiêu hóa?
Trang 10+ Nhóm 4: Cho biết tác dụng của tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học thức ăn trong ống tiêu hoá?
Trang 11Nhóm 5: Tìm hiếu về hấp thụ, đồng hóa, sử dụng chất dinh dưỡng?
* Giải quyết vấn đề:
HS nghiên cứu, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi
GV giám sát tiến độ, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ hoạt động của các nhóm HS
GV yêu cầu đại diện HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận vấn đề
Giáo viên nhận xét câu trả lời của các học sinh, chính xác hóa câu trả lời của các câu hỏi
GV đánh giá sản phẩm học tập là phiếu học tập và đánh giá dựa theo Rubric (đánh giá theo tiêu chí)
Trang 12Phiếu đánh giá theo tiêu chí về mức độ hoàn thành sản phẩm
Mức
chất
lượng
Thang
điểm Mô tả mức chất lượng
Điểm đạt được
- Rõ ràng, đúng chính tả
- Nội dung trả lời khoa học, đúng tất cả
- Trình bày rõ ràng, tự tin thuyết phục, giao lưu người nghe
- 100% thành viên tham gia
- Tốt - 7-8
- Rõ ràng, còn lỗi chính tả
- Nội dung trả lời khoa học, đúng 2/3
- Trình bày rõ ràng, tự tin thuyết phục, giao lưu người nghe
- Trên 80% thành viên tham gia
- Đạt
yêu
cầu
- 5-6
- Rõ ràng, còn lỗi chính tả
- Nội dung trả lời đáp ứng yêu cầu, đúng 1/2
- Trình bày chưa rõ ràng, thiếu tự tin thuyết phục, ít giao lưu người nghe
- Trên 60% thành viên tham gia
- Chư
a đạt
YC
- 0-4
- Đơn điệu, còn lỗi chính tả
- Nội dung chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu
- Trình bày không rõ, không tự tin thuyết phục, không giao lưu người nghe
- Dưới 40% thành viên tham gia
Phiếu học tập 1:( Nhóm 1) Hoàn thành bảng sau:
Phiếu học tập 2: ( Nhóm 2) Phân biệt tiêu hoá nội bào với tiêu hoá ngoại bào?
+ Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn ở bên trong tế bào Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim, kích thước thức ăn nhỏ,