1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn tin học 10 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ *

Trang 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.5 Tính mới đề tài

2 Giải quyết vấn đề

2.1 Cơ sở lý luận

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.3 Nội dung các biện phá………7

2.4 Hiệu quả đạt được

Trang 3

1 Phần đầu.

1.1 Lí do chọn đề tài.

Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển CNH – HĐH đất nước Công nghệcàng phát triển và tiếp cận con người Điều này đòi hỏi mỗi cá nhân cần phải hòa nhậpvà hội nhập hơn, tạo các ngành nghề liên tục phát triển kéo theo sự phát triển giáo dụcmột cách vượt bậc.

Trong thời đại công nghệ thông tin, nền giáo dục có nhiều sự thay đổi Ngườidạy không chỉ chuyên giảng dạy và người học không chỉ ngồi nghe giảng mà ngườidạy – người học tương tác, hỗ trợ lẫn nhau Người học không còn bị giới hạn trong lớphọc truyền thống nữa mà sẽ diễn ra mọi lúc mọi nơi và xuất hiện nhiều hình thức dạyhọc khác nhau Với sự phát triển đó thì phương pháp dạy học cũng được đa dạng hóacùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là sử dụng công nghệ thôngtin như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượngquản lý; giúp các thầy cô nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh kiến thứcvề công nghệ thông tin, học sinh sử dụng máy tính như một công cụ nhằm nâng caochất lượng học tập; góp phần rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất cần thiết củangười lao động trong thời kì hiện đại hóa.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong môn Tin học chủ yếu thông qua các phầnmềm hỗ trợ dạy học như Kahoot, Azota, đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệuquả giảng dạy của ngành giáo dục phổ thông, ứng dụng phần mềm vui chơi học tậpmang lại hiệu quả cao, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáoviên và học sinh.

Chính vì tầm quan trọng và những ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ thông

tin trong giảng dạy là rất cần thiết nên tôi đã suy nghĩ và lựa chọn đề tài “Ứng dụng

công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tin học 10 nhằm nâng cao chất lượng dạyvà học”

1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ.

* Mục tiêu:

Nhằm nâng cao chất lượng của việc dạy và học, giúp học sinh phát huy đượctính tích cực sáng tạo thông qua các phần mềm học tập.

Trang 4

* Nhiệm vụ:

Đối với việc áp dụng phần mềm vào việc giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải cótrình độ, kiến thức cũng như những kĩ năng cơ bản để xây dựng và sử dụng phần mềmmột cách hiệu quả nhất Vì vậy cần xây dựng được một số kiến thức nhất định vànhững hướng dẫn cụ thể để giáo viên có thể tự khai thác, sử dụng một cách có hiệuquả các phần mềm vui học thông dụng, ứng dụng vào tổ chức các hoạt động theo chủđề.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

* Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh khối lớp 10 trường THPT Mường Lát

* Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu cụ thể các biện pháp nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môm Tin học 10.

Thời gian: từ tháng năm 2023 đến tháng năm 2024

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

a Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

Nghiên cứu tổng thể nội dung chương trình GDPT mới, nghiên cứu sách giáokhoa Tin học 10 – Kết nối tri thức và nghiên cứu cách ứng dụng công nghệ thông tinvào bài dạy.

b Phương pháp điều tra, phân tích.

Điều tra thực trạng dạy học để thấy những hạn chế của giáo viên và học sinhtrong năm học đầu tiên thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, sau đó phân tíchnguyên nhân tìm cách khắc phục.

c Phương pháp thực nghiệm.

Tiến hành thực nghiệm các biện pháp trong quá trình dạy học.

d Phương pháp thống kê kết quả.

Khảo sát, thống kê kết quả các biện pháp đã thực hiện.

e Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

Tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm.

Trang 5

1.5 Tính mới đề tài.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học về cơ bản đã làm thay đổihình thức tổ chức dạy học , không gian dạy học truyền thống, phương pháp dạy họcđược phát huy hiệu quả.

Vai trò của người thầy là người hướng dẫn, giao nhiệm vụ, khích lệ, hỗ trợ họcsinh học tập

Tất cả học sinh cùng tham gia vào hoạt động học tập Tạo không khí học tậpmới, phát huy được nhiều phẩm chất, năng lực hơn, tính sang tạo của học sinh.

Giúp lớp học thêm sinh động, học sinh sẽ tập trung, hứng thú, yêu thích mônTin học hơn.

Giáo viên có thể chia sẻ mọi tư liệu mình có, giao nhiệm vụ liên tục Học sinhkhông cần gặp trực tiếp giáo viên vẫn có thể nhận đầy đủ tài liệu để thực hiện việc họcmột cách tốt nhất.

Có thể kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh dưới nhiều hình thức nhưtrò chơi, giao bài tập về nhà….

2 Giải quyết vấn đề2.1 Cơ sở lý luận.

Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin trongdạy học đã được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước những nămqua, nó cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập là xuthế tất yếu của giáo dục Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin làmột chủ đề lớn được UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và dự đoánsẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng củacông nghệ thông tin Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũngđã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ,làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học Công nghệ thông tin là phươngtiện để tiến tới một xã hội học tập”.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng công nghệ thôngtin trong dạy học; trong thời gian qua các nhà trường đã đặc biệt quan tâm đến việcđưa công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập.

Trang 6

2.2 Cơ sở thực tiễn.

Trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học được thực hiện từrất sớm nhằm tối ưu hóa các phương pháp dạy học tích cực, phát huy vai trò chủ thểcủa người học Các hệ thống thông tin, tranh ảnh được các thiết bị đa phương tiệntruyền tải đến người học, tạo nên tính trực quan sinh động và tạo hứng thú cho ngườihọc.

Ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học mới được quantâm trong những năm gần đây nhưng đã được giáo viên và học sinh hưởng ứng nhiệttình, nhất là đội ngũ giáo viên trẻ, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới phươngpháp dạy học theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng dạy học Công nghệ thông tinđược ứng dụng trong tất cả các môn từ tự nhiên đến xã hội.

Thực trạng.

- Thuận lợi:

Được sự quan tâm của BGH nhà trường nên trường THPT Mường Lát đã trangbị cơ bản và cần thiết cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học như: Phòngmáy tính, máy chiếu, phòng học thông minh, mạng Internet và các phần mềm hỗ trợdạy học.

Bản thân là giáo viên trẻ đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách bàibản nên năng lực sư phạm và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học khátốt Nhiều năm qua tôi đã tích cực tự học hỏi, tự trau dồi trình độ chuyên môn nên đãtích lũy được nhiều kinh nghiệm trong phong trào dạy học có sử dụng ứng dụng côngnghệ thông tin.

Việc soạn và dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin được thực hiện ở nhiềumôn nên học sinh không còn lạ lẫm với cách học này Học sinh rất hào hứng vớinhững tiết học bằng giáo án điện tử, có sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học.

Trang 7

Trước khi làm đề tài này, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu về khả năng ứng dụngcông nghệ thông tin trong dạy học và đã tiến hành làm phiếu khảo sát điều tra về mứcđộ hứng thú khi học môn Tin học 10 của lớp 10A1 Kết quả như sau:

Lớp 10A1, Sĩ số: 40Mức độ hứng thú của học sinh khi họcmôn Tin học

Hứng thú học 8 (20)Bình thường 14 (35)Không hứng thú 18 (45)

Nguyên nhân của kết quả trên

+ Về phía giáo viên: Bản thân GV chưa mạnh dạn trong việc đổi mới các

phương pháp dạy học, bị hạn chế vì được đào tạo theo cách cũ, thói quen lâu năm khóthay đổi

+ Về phía các cấp lãnh đạo: Do những hạn chế nhất định của địa phương và còncó nhiều vấn đề khác cần quan tâm nên việc đào tạo đội ngũ GV còn chưa thườngxuyên, chưa liên tục

+ Học sinh: Do có sự phân biệt rõ ràng trong định hướng môn thi tốt nghiệp

THPT và khối xét Đại học nên chỉ tập trung vào môn thi của mình rất ngại thực hiệncác nhiệm vụ học tập với môn Tin học.

Biện pháp khắc phục:

+ Bản thân giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, tự học hỏi, trau dồi

kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn.

+ Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tăng cường đổi mớicác hình thức dạy học nhằm kích thích tính sáng tạo, chủ động của học sinh.

+ Phát huy cao độ năng lực của người học, đặc biệt năng lực đặc thù của bộmôn Tin học qua các phương pháp, hoạt động dạy học khác nhau.

2.3 Nội dung các biện pháp.

Biện pháp 1: Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Trước khi thực hiện đề tài này, tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu về ứng dụng côngnghệ thông tin trong dạy học và rút ra kết luận sau:

Trang 8

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được hiểu là con người sử dụngcông nghệ thông tin vào các hoạt động giảng dạy, nhằm tăng hiệu quả và chất lượnggiáo dục Giáo viên có thể chuẩn bị các hoạt động giảng dạy thông qua công nghệ Cáccông cụ như trò chơi học tập, sách điện tử, Website, ứng dụng Qua đó giúp người họctrang bị những kỹ năng, tri thức, các phương thức giải quyết vấn đề cùng với đó pháttriển khả năng tư duy, sáng tạo, phát triển toàn diện các giác quan của con người.

Khi được sử dụng đúng mục đích học tập và mang lại hiệu quả, việc ứng dụngcông nghệ thông tin trong dạy học sẽ tác động đến học sinh tích cực Chúng trở thànhcông cụ để khám phá nguồn tri thức bất tận, giúp người học tiếp cận những thông tinnhanh chóng và chính xác Ngoài ra, công nghệ thông tin còn tác động tới việc xâydựng kiến thức sáng tạo, sự hiểu biết và giúp biểu thị các ý tưởng của người học.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp cải tiến nội dung bài giảng,tránh việc những kiến thức trong sách giáo khoa là quá tải Việc ghi chép cũng như ghibài thụ động của người học cũng sẽ được hạn chế.

Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giảng và giảng dạy.

Với cách dạy học truyền thống thì việc soạn giảng cần tốn nhiều thời gian vàđôi khi khó chỉnh sửa khi có cập nhật kiến thức mới thì nay sẽ dễ dàng hơn nhiều.Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ giúp giáo viên tiết kiệm thời giansoạn bài, các giáo án điện tử cũng dễ dàng có thể cập nhật để phù hợp Người dạy cóthể chỉnh sửa, điều chỉnh, thêm hay bớt các kiến thức hoặc thông tin trong bài giảngcủa mình mà không cần ghi chép lại trên giấy.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp người dạy tăng tính sáng tạo và tínhlinh động trong bài giảng của mình Giáo viên có thể thoải mái tìm hiểu thêm nhữngkiến thức, thông tin ở lĩnh vực khác và đưa vào bài giảng của mình Ngoài ra, giáoviên có thể tăng sự hấp dẫn của bài giảng khi đưa vào các hình ảnh, âm thanh, videohoặc tài liệu sinh động, thực tiễn

Bài giảng từ giáo án điện tử cũng giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc chia sẻkiến thức với người học Cùng với đó tiết kiệm thời gian và tăng chất lượng, hiệu quảbài giảng.

Trang 9

Các phần mềm thường sử dụng để soạn giáo án điện tử gồm: Power Point,Violet, IQ Board Trong đó hiện nay sử dụng nhiều nhất là Power Point vì dễ soạn, dễdạy

Trong đề tài này, tôi xin giới thiệu cách soạn giáo án điện tử bằng phần mềmPower Point như sau:

Một số lưu ý khi soạn bài giảng điện tử:

- Cần lựa chọn phương án thiết kế, tư liệu trình chiếu sao cho phù hợp với tiếntrình bài giảng và các nội dung khó để học sinh dễ hiểu, có thể thêm các hình ảnh trựcquan sinh động để học sinh tự nắm được nội dung kiến thức Trong quá trình làm thầycô đóng vai trò như người viết kịch bản Kịch bản tốt là yếu tố quan trọng cho một giờdạy thành công.

- Một file trình chiếu không nên có quá nhiều Slide, nhiều hiệu ứng và đặc biệtkhông có quá nhiều chữ Nó sẽ làm thầy cô bị lệ thuộc quá nhiều vào bài giảng điện tửvà nếu có sự cố như mất điện thì thầy cô sẽ không chủ động được.

- Nên chọn hình nền đơn giản, sáng để thể hiện nội dung bài giảng rõ ràng hơn.- Nên kết hợp cả hai phương thức: trình chiếu và ghi bảng để giúp học sinh theokịp bài học.

Các bước xây dựng bài giảng điện tử bằng phần mềm PowerPoint:

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài giảng.

Bước 2: Xác định kiến thức nào là cơ bản, kiến thức nào là trọng tâm.Bước 3: Lựa chọn tư liệu bổ sung (tranh ảnh, video) từ internet Bước 4: Thiết kế kịch bản bài giảng.

Bước 5: Soạn slide bài giảng: nhập nội dung, đưa tư liệu, định dạng văn bản, tạo hiệuứng.

Bước 6: Chạy thử, chỉnh sửa thông tin và hiệu ứng (nếu cần) và hoàn thiện bài giảng.Bước 7: Đóng gói bài giảng.

Ví dụ: Giáo án điện tử bài 3.11: “Ứng xử trên môi trường số” – Tin học 10 sách

Trang 11

Biện pháp 3: Sử dụng phần mềm và công cụ hỗ trợ dạy học để phát triển năng lực tự học Tin học cho học sinh.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm và công cụ hỗ trợ dạy học nhưPadlet, Kahoot, Azota Mỗi phần mềm có ưu, nhược điểm riêng Trong đề tài này, tôiđã sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ dạy học sau đây:

Phần mềm Kahoot:

Kahoot là công cụ học tập dựa trên nền tảng trò chơi, được áp dụng trong côngnghệ giáo dục tại các trường học Trò chơi được sử dụng ở đây là những câu hỏi trắcnghiệm, không chỉ là những câu hỏi lý thuyết đơn thuần, người dùng có thể tích thêmhình ảnh và video vào bài Cũng có thể sử dụng để khảo sát lấy ý kiến của nhữngngười tham gia.

Bản chất Kahoot là một Website, vì vậy nó có thể sử dụng trên mọi thiết bị:

Trang 12

Laptop, Smartphone, máy tính miễn là các thiết bị đó được kết nối mạng.Kahoot tạo ra không gian học tập thoải mái qua hình ảnh, video.

Người học có thể dễ dàng ôn bài, tiếp thu bài học qua các câu hỏi trắc nghiệmtrò chơi Kết nối nhiều người cùng tham gia.

Trong quá trình giảng dạy, tôi thường sử dụng Kahoot cho phần khởi động.Hoạt động khởi động không chỉ là kiểm tra kiến thức đã biết đã học liên quan đến nộidung bài học; đồng thời giúp học sinh định hướng nội dung bài học, đưa ra các tìnhhuống mâu thuẫn, có vấn đề bước đầu giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học.

Nếu tổ chức tốt hoạt động Khởi động một cách đa dạng, linh hoạt thì sẽ tạohứng thú học tập, tiếp thu bài tốt hơn.

Ví dụ: Thiết kế trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng” trên Kahoot.

Mục đích để kiểm tra lại kiến thức cũ trước khi học bài mới: Bài 15: Hoàn thiệnhình ảnh đồ họa.

Minh họa câu hỏi trong trò chơi:

Trang 13

Phần mềm Padlet:

Padlet: là một ứng dụng Internet miễn phí có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực,đặc biệt trong giáo dục Nó hoạt động như một bảng trực tuyến, nơi mọi người có thểđặt bất kỳ nội dung (ví dụ như hình ảnh, video, tài liệu, văn bản) bất cứ nơi nào trêntrang web, cùng với bất cứ ai, từ bất kỳ thiết bị gì.

Padlet có thể sử dụng để phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua giờhọc trên lớp hoặc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà với các mục đích sau:

- Sử dụng Padlet để tổ chức cho học sinh thảo luận trực tuyến trên lớp học.- Sử dụng Padlet để cung cấp tư liệu Tin học cho học sinh trong giờ học trên lớp.- Sử dụng Padlet để hướng dẫn học sinh tự kiểm tra đánh giá trong giờ học trên lớp.

Trong phạm vi đề tài này, tôi xin giới thiệu cách sử dụng Padlet để tổ chức chohọc sinh thảo luận trực tuyến trên lớp trong giờ học Tin học như sau:

* Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Padlet để tổ chức cho học sinh thảo luận trựctuyến trên lớp:

- Vấn đề thảo luận (tranh luận) phải là vấn đề phù hợp với nội dung bài học, có chứacác mâu thuẫn xung đột, phù hợp với đặc điểm tâm lí nhận thức của HS.

- Vấn đề thảo luận phải gây hứng thú đối với HS.

- GV phải hiểu biết sâu sắc về vấn đề đưa ra, có khả năng dự kiến các tình huống sẽphát sinh trong quá trình thảo luận.

- GV phải nắm bắt, định hướng và điều tiết để việc thảo luận đi đúng hướng, khônggây tâm lí căng thẳng, ăn thua với HS.

- Tôn trọng ý kiến của người khác và bình tĩnh đối xử với những ý kiến khác.

Trang 14

- Cần tạo cho học sinh có cơ hội để nói ra những suy nghĩ của mình nhất là khi cónhững ý kiến trái ngược nhau chứ không vội vã đi đến kết luận.

- Thông thường giáo viên là người tổng kết và trình bày ý kiến thống nhất của cả lớp,song cũng có thể tổng kết ở dạng kết thúc mở, không nêu ra kết luận đúng hay sai đểtôn trọng ý kiến của học sinh, kích thích học sinh tự do phát biểu ra suy nghĩ của mình.

* Các bước tổ chức thảo luận trực tuyến:

Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, chúng tôi đưa ra một số bước cơbản trong quy trình tổ chức thảo luận cho HS trên Padlet như sau:

Bước 1: Lựa chọn vấn đề thảo luận

Đây là bước cơ bản đầu tiên và mang tính quyết định cao đến chất lượng củaviệc thảo luận Việc lựa chọn và diễn đạt vấn đề cần phù hợp, không quá đơn giảnnhưng cũng không nên quá phức tạp đối với HS Tốt nhất, lựa chọn được vấn đề thảoluận hấp dẫn, dễ chia sẻ, dễ huy động được nhiều ý kiến khác nhau, có tính chất kíchthích tính tích cực, chủ động làm việc của người học Cũng có những vấn đề GV lựachọn để khi kết thúc GV có thể là người chốt ý, kết luận được quan điểm nào hợp líhay không hợp lí Nhưng cũng có những vấn đề chỉ nên dừng lại là kết thúc mở Lúcđó GV chỉ là người phân tích, gợi ý còn kết luận thế nào là do tự mỗi HS.

Bước 2: Lựa chọn hình thức thảo luận

Trong bước này, GV sẽ là người quyết định tổ chức thảo luận cá nhân hay thảoluận nhóm Nếu lựa chọn thảo luận cá nhân thì có thể tổ chức trên lớp hoặc ở nhà đềuđược Nếu sử dụng thảo luận theo nhóm thì nên tổ chức trên lớp vì khi đó HS mới dễdàng cho việc bàn luận để cùng đưa ra ý kiến và lí lẽ chung cho lớp mình Về cơ bản,khi sử dụng Padlet nên sử dụng hình thức thảo luận cá nhân sẽ có hiệu quả hơn vì tấtcả các em sẽ đều được nói ra suy nghĩ của mình, bộc lộ cái riêng trong nhận thức củamình Như vậy việc trao đổi mới mang lại sự phong phú, đa dạng Tuy nhiên GV cầnquan tâm để việc thảo luận không xa rời chủ đề thảo luận đã nêu.

Bước 3: Giao nhiệm vụ và thời gian thảo luận.

Sau khi đã quyết định chủ đề và hình thức thảo luận, GV sẽ cụ thể hóa chủ đềđó bằng các câu hỏi mang tính định hướng trên Padlet Đồng thời GV cũng giới hạnthời gian thảo luận Nếu là tổ chức thảo luận ngoài giờ lên lớp thì GV cần đặt hạn thờigian dài hơn để đảm bảo HS được nhận nhiệm vụ và có điều kiện hoàn thành Nếu là

Trang 15

vấn đề và nội dung bài học nhưng vẫn đủ cho các em suy nghĩ và viết ra ý kiến củamình Để tiết kiệm thời gian cho thảo luận trực tuyến, GV cần đưa ra nhiệm vụ mangtính hướng dẫn cụ thể giúp HS không bị lan man, sa đà vào những vấn đề không thiếtthực.

Bước 4: Giám sát thảo luận

Trong quá trình HS thảo luận trên Padlet, GV không nên bỏ mặc HS mà phảithường xuyên cập nhật để điều chỉnh kịp thời hoặc nhắc nhở nếu việc thảo luận bị điquá xa so với mục đích ban đầu Việc giám sát điều chỉnh của GV nhằm giúp HSkhông bị lạc đề hoặc giữ thái độ đúng mực nếu có xung đột lớn về quan điểm Điềunày thường xảy ra với thảo luận nhóm, vì vậy lúc đó GV phải là người phân tích, nhắcnhở HS để thảo luận đạt hiệu quả cao.

Bước 5: Tổng kết, đánh giá

Đây là khâu cuối cùng nhưng khá quan trọng của hoạt động thảo luận GV phảilà người nắm vững tri thức lý luận và thực tế, công tâm, linh hoạt… thì việc đánh giámới đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác GV là người chịu trách nhiệm đánhgiá, nhưng trước khi kết luận, có thể yêu cầu các HS tự đánh giá kết quả làm việc củacác HS khác Khi thảo luận trực tuyến, mọi ý kiến đều được lưu lại nên HS sẽ dễ dàngtrong việc chỉ ra những điểm được và chưa được, có thể tự đánh giá bằng cách bìnhluận hay cho sử dụng các biểu tượng cảm xúc GV tổng kết lại các vấn đề đã thảo luận,đánh giá những ý kiến và giải quyết mọi câu hỏi của xung quanh vấn đề đó Qua kếtluận, chốt lại vấn đề sẽ giúp HS nắm bắt, ghi nhớ được những nội dung cơ bản, cầnthiết.

Việc đánh giá chủ yếu là nội dung đạt được, nhưng bên cạnh đó cần đánh giá ýthức, thái độ, năng lực làm việc của người học GV nên nhận xét cụ thể và cho điểm đểkhích lệ tinh thần học tập của HS Khi cho điểm, có căn cứ, tiêu chí rõ ràng Vớitrường hợp đặc biệt, khi cho điểm cần phân tích rõ lý do, tránh tình trạng gây bănkhoăn, thắc mắc trong HS

Ví dụ: Soạn bài 13: “Bổ sung các đối tượng đồ hoạ - Tiết 2” trên Padlet.

Trang 16

- Sản phẩm các nhóm:

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:24

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w