1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp tổ chức cho học sinh luyện tập tư thế động tác cơ bản trước khi thực hành động tác có vũ khí

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHO HỌC SINH

LUYỆN TẬP CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN TRƯỚC KHI THỰC HÀNH THAO TÁC CÓ VŨ KHÍ

TẠI TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT

LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH

Giáo viên: Phạm Văn TuyểnTổ chuyên môn: Tự nhiên B

Bộ môn: Giáo dục quốc phòng & An ninhĐơn vị công tác: Trường THPT Mường Lát

Năm học: 2023 - 2024

Trang 2

1 Mở đầu 1

1.1 Lí do lựa chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu 1

1.5 Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm 1

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến 2

2.2 Thực trạng vấn đề khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 3

2.3.1 Vai trò của việc tổ chức luyện tập tư thế, động tác cơ bản 3

2.3.2 Mục tiêu của việc luyện tập tư thế, động tác cơ bản 4

2.3.3 Thời điểm tổ chức luyện tập tư thế, động tác cơ bản 5

2.3.4 Phương pháp tổ chức luyện tập tư thế, động tác cơ bản 5

2.3.5 Vận dụng vào một số nội dung luyện tập cụ thể 6

2.4 Hiệu quả đạt được 12

Trang 3

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Bộ giáo dục và Đào tạo BGD&ĐTSở giáo dục và Đào tạo SGD&ĐT

Trang 4

1 Mở đầu

1.1 Lí do lựa chọn đề tài:

Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học có tính đặc thù cả về nộidung, phương pháp và hình thức thực hiện; vừa có nội dung học lý thuyết vừa cónội dung học thực hành Trong phần dạy thực hành các kỹ năng quân sự, giáoviên phải thuần thục động tác, vừa giảng vừa thực hiện động tác mẫu, vừa sửdụng phương pháp thuyết trình kết hợp nhuần nhuyễn với việc sử dụng các giáocụ trực quan, đặc biệt là các loại vũ khí Học sinh khi luyện tập sử dụng vũ khícần phải tiến hành các tư thế động tác cá nhân với kỹ năng thuần thục để pháthuy được tính năng tác dụng của vũ khí một cách chính xác và hiệu quả nhất,đòi hỏi biết kết hợp nhiều yếu tố như kiến thức, thể lực, tâm lý…

Để đạt được mục tiêu trang bị cho học sinh các kỹ năng thực hành có vũkhí thực sự hiệu quả, một yêu cầu quan trọng được đặt ra, đó là cần chú trọngrèn luyện từng bước, nhất là chú ý cách thức tổ chức để tạo điều kiện học sinhcó thể quan sát động tác làm mẫu của giáo viên, ghi nhớ và tiến hành luyện tậphiệu quả nhất.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tổ chức cho học sinh luyện tập tư thế, động tác cơ bản trước khi thựchành thao tác có vũ khí là một giai đoạn luyện tập ngắn, được thực hiện ngaytrên lớp học, do giáo viên trực tiếp duy trì có ý nghĩa thực tiễn quan trọng giúpcho học sinh nắm chắc cấu trúc và thuần thục động tác cá nhân một cách cơ bản,tạo tâm thế tự tin ban đầu để giai đoạn tập có vũ khí được thực hiện nhanhchóng, chính xác.

Chính vì những lí do trên, nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháptổ chức cho học sinh luyện tập tư thế, động tác cơ bản trước khi thực hành độngtác có vũ khí ” làm đề tài.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh lớp 11 trường THPT Mường Lát.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

- Phương pháp tự luyện tập và thao tác của động tác.- Phương pháp quan sát sư phạm.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

1.5 Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, tiếpcận và thực hiện có hiệu quả chương trình GDPT mới

Trang 5

- Thực hiện đề tài này sẽ là điều kiện giúp tôi nâng cao về trình độ chuyênsâu nội dung “Thực hành động tác có vũ khí” cho bản thân, cũng là tư liệu quantrọng góp phần tham mưu cho công tác giảng dạy môn học Giáo dục quốcphòng - an ninh ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Thúc đẩy, tạo động lực cho học sinh vận dụng các kiến thức lý thuyết gắnvới thực hành động tác của môn học để giải quyết nhiều tình huống trong thựctiễn Định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho các em học sinh

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến

“Tổ chức cho học sinh luyện tập tư thế, động tác cơ bản trước khi thựchành động tác có vũ khí ” là một nội dung có vị trí quan trọng trong học thựchành của môn học GDQP - AN Nắm chắc “các tư thế, động tác cơ bản” trước

sẽ tạo điều kiện để thực hành thuần thục và thành thạo các nội dung thực hànhcó trang bị vũ khí khác trong chương trình GDQP - AN ở trường THPT.

“Tổ chức cho học sinh luyện tập tư thế, động tác cơ bản trước khi thựchành động tác có vũ khí ” trang bị một số kiến thức, kỹ năng quân sự cần thiết

cho học sinh, làm cơ sở để học sinh tiếp thu kiến thức và vận dụng vào học tậpkhi đang còn học ở nhà trường, và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệTổ quốc

Từ đó xây dựng cho các em ý thức tự giác luyện tập để thành thạo các độngtác thực hành có trang bị vũ khí, có ý thức tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn

thành mọi nhiệm vụ được giao Với nội dung “Tổ chức cho học sinh luyện tậptư thế, động tác cơ bản trước khi thực hành động tác có vũ khí ” giúp học sinh

hiểu được ý nghĩa, thứ tự các động tác cơ bản của nội dung học thực hành.

2.2 Thực trạng vấn đề khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Thực trạng dạy và học các nội dung học thực hành có vũ khí mônGDQP&AN ở các trường THPT

Chương trình môn học GDQP&AN cấp THPT hiện nay có cấu trúc mạchnội dung theo các chủ đề gồm: Một số hiểu biết chung về quốc phòng và anninh; điều lệnh đội ngũ; kĩ thuật chiến đấu bộ binh; chiến thuật bộ binh; một sốhiểu biết về phòng thủ dân sự; kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân.Trong đó hai chủ đề khi dạy và học có sử dụng vũ khí là Kỹ thuật chiến đấu bộbinh và Chiến thuật bộ binh; thể hiện rõ trong các bài: Các tư thế, động tác cơbản vận động trong chiến đấu; Kỹ thuật sử dụng lựu đạn; Kỹ thuật bắn súng tiểuliên AK; Lợi dụng địa hình, địa vật; Vận dụng các tư thế, động tác cơ bản khivận động trong chiến đấu…

Theo phương pháp tổ chức dạy và học nội dung GDQP&AN hiện nay ở cáctrường THPT, sau khi giáo viên lên lớp giới thiệu động tác cá nhân có sử dụngvũ khí (súng tiểu liên AK, lựu đạn) thì sẽ tổ chức cho học sinh luyện tập theo kếhoạch bài dạy có sử dụng vũ khí ngay để luyện tập.

Trang 6

Hạn chế của phương pháp này là: Do các lớp học sinh có quân số đông, khidạy và học nội dung thực hành phải tổ chức ở ngoài thao trường, bãi tập; tronglúc giáo viên lên lớp giới thiệu động tác, do nhiều yếu tố tác động như hướng tậphợp đội hình, ý thức tập trung nghe giảng, hoặc do góc che khuất nên có thể mộtsố học sinh sẽ không quan sát hết được các động tác làm mẫu của giáo viên ởcác góc độ khác nhau Mặt khác, có những động tác phức tạp bao gồm nhiều cửđộng, lại có thêm vũ khí và trang bị kèm theo; nếu người học chỉ quan sát mộtđến hai lần không thể nhớ ngay được…nên khi luyện tập học sinh sẽ không thực

hiện đầy đủ động tác

Lúc này người tập vừa phải thực hiện yếu lĩnh động tác cá nhân sao chođúng, đồng thời phải biết sử dụng vũ khí sao cho đạt hiệu quả; nên tâm lýthường rất bị động.

Thực tế cho thấy khi vừa học xong, bước vào luyện tập có sử dụng vũ khíngay, học sinh không thực hiện được động tác cơ bản sẽ lúng túng, thao tác sai, nếukhông được uốn nắn sửa tập kịp thời sẽ dẫn đến kết quả luyện tập không cao.

Trong khi đó, với những lớp học sinh có quân số đông mà điều kiện bãi tậpthường chỉ cho phép số lượt người lên tập và số lượng vũ khí có giới hạn nhấtđịnh; thì khi giáo viên sửa tập cho học sinh, chỉ nói riêng sửa tập động tác cơbản cho từng người, chưa nói đến việc sử dụng vũ khí cũng đã mất rất nhiều thờigian cho một lượt tập, thậm chí không thể đủ thời gian để cho mọi học sinhtrong lớp học được luyện tập nhiều lần, dẫn đến mục tiêu của bài học sẽ khôngđạt được.

Biện pháp “Tổ chức cho học sinh luyện tập tư thế, động tác cơ bản trướckhi thực hành thao tác có vũ khí” sẽ khắc phục được những hạn chế như đã

nêu ở trên.

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Vai trò của việc tổ chức luyện tập tư thế, động tác cơ bản

Để nâng cao hiệu quả công tác luyện tập các nội dung thực hành có sửdụng vũ khí trang bị thì việc tổ chức cho học sinh luyện tập trước về các độngtác cơ bản đóng vai trò rất quan trọng, làm tiền đề cho bước luyện tập thực hànhcó vũ khí đạt hiệu quả cao.

- Trước hết, học sinh được luyện tập trước các động tác cơ bản chưa sử dụngvũ khí giúp các em được tập và thực hiện các tư thế, động tác cá nhân một cáchthuần thục trước Điều này sẽ tạo nên kỹ năng thao tác đồng bộ để khi vào tập cóvũ khí sẽ không bị động, lúng túng, củng cố tâm lý tự tin, tập trung tư tưởng vào

việc sử dụng vũ khí Vai trò này được thể hiện ở ví dụ cụ thể dưới đây:

Khi luyện tập nội dung đứng ném lựu đạn xa, trúng đích: Yêu cầu người

ném lựu đạn khi thực hiện động tác phải đúng, phải đầy đủ và chuẩn xác, tiếnhành một loạt các yếu lĩnh về tư thế ném, động tác cầm súng, động tác cầm lựu

Trang 7

đạn, cách rút chốt an toàn, cách tạo và phát huy lực ném của cơ thể, thời cơbuông tay để ném lựu đạn vừa đi xa vừa trúng đích… đòi hỏi người tập cần tậptrung tư tưởng cao độ.

Nếu không được tập các động tác cơ bản trước mà vào tập có vũ khí ngay,lúc này người tập trên người mang theo trang bị, tay trái xách súng, tay phải cầmlựu đạn phải thực hiện đồng bộ nhiều cử động để hoàn thành động tác ném lựu

đạn xa đúng hướng nên dễ bị chi phối tư tưởng như sau: Nếu quá tập trung vàoviệc ném lựu đạn đi xa thì có thể sẽ không thực hiện được đúng động tác cơ

bản, có thể quên hoặc rút chốt an toàn của lựu đạn chưa đúng yếu lĩnh động tác,

dễ phạm vào yêu cầu bảo đảm an toàn; còn nếu quá tập trung vào động tác cánhân thì sẽ không chú ý được việc phát huy lực ném xa, hoặc định hướng ném

sẽ thiếu chính xác, dẫn đến kết quả là ném lựu đạn sẽ không đi được xa vàkhông trúng đích theo yêu cầu đặt ra.

Nếu được tập các động tác cơ bản trước khi sử dụng vũ khí, thì người tậpsẽ ghi nhớ trong đầu rằng: toàn bộ động tác bao gồm mấy cử động, mỗi cử độngsẽ được thực hiện như thế nào, vào thời cơ nào? Khi đã nắm chắc và được luyệntập thành thục các thao tác cơ bản rồi thì việc còn lại chỉ cần tập trung vào cầmlựu đạn để ném làm sao cho đi được xa và thật trúng đích.

- Một vai trò quan trọng nữa là việc tổ chức luyện tập động tác cơ bản khichưa sử dụng vũ khí sẽ cùng một lúc tập được cho cả lớp; khi đó mọi học sinhcùng được tập dưới sự hướng dẫn và sửa tập của giáo viên Nếu có một học sinhthực hiện sai động tác được giáo viên phát hiện, giáo viên sẽ sửa tập cho họcsinh đó để mọi học sinh khác cùng làm theo Như vậy chỉ trong một khoảng thờigian ngắn sẽ tổ chức tập luyện và sửa tập được động tác sai cho cả lớp; học sinhđược thực hành cùng lúc nên dễ thuộc, dễ nhớ đến từng cử động của động tác.

2.3.2 Mục tiêu của việc luyện tập tư thế, động tác cơ bản

Tổ chức luyện tập tư thế, động tác cơ bản được xác định thành một hoạtđộng để mọi học sinh được tham gia trực tiếp nhằm giải quyết vấn đề khi luyệntập có vũ khí đạt hiệu quả cao.

Kiến thức: Kiểm tra lại kiến thức đã được học của học sinh (xem học sinh

đã nắm được kiến thức gì của bài học), tạo ra tình huống cần thực hiện các độngtác vừa được hướng dẫn, để dẫn dắt học sinh vào phần hình thành kiến thức mớivà giải quyết vấn đề trong phần hình thành kiến thức mới

Kỹ năng: Tổ chức luyện tập tư thế, động tác cơ bản là bước “thực hiện các

động tác đơn giản trước khi thực hiện động tác hoàn chỉnh” nên việc luyện tậpcũng được tiến hành từ thấp đến cao, từng bước tạo sự thích ứng cho hoạt độngluyện tập của học sinh Vai trò của người giáo viên là hô khẩu lệnh để lớp học sinhcùng thực hiện theo khẩu lệnh; tiến hành từng cử động của động tác có độ dừng đểsửa tập; giáo viên trực tiếp sửa tập cho học sinh Khi cả lớp đã thực hiện đúng mộtcử động thì giáo viên mới chuyển sang hướng dẫn tập cử động tiếp theo.

Trang 8

Thái độ: Mỗi học sinh cần tự giác trong luyện tập Trong đội hình cả lớp,

khi giáo viên hô khẩu lệnh thì mỗi cá nhân cần chủ động tiếp nhận thông tin vàthực hiện động tác một cách tự giác; chú ý quan sát và nghe giáo viên hướngdẫn để tự động sửa nếu thấy mình thực hiện động tác sai.

Năng lực: Thông qua luyện tập tư thế, động tác cơ bản học sinh hình thành

năng lực tự chủ, tự học; năng lực phối hợp hành động để cùng thực hiện nhiệmvụ học tập; năng lực giải quyết tình huống; năng lực tư duy hoạt động…

2.3.3 Thời điểm tổ chức luyện tập tư thế, động tác cơ bản

Sau khi giáo viên lên lớp giới thiệu và thực hành giảng xong nội dung củađộng tác thực hành (ví dụ các động tác kỹ thuật cá nhân như nằm chuẩn bị bắncủa súng tiểu liên AK; động tác đứng ném lựu đạn xa trúng đích hoặc động tácchiến thuật như bò; lê; động tác chạy khom; vọt tiến, dừng lại…); trước khi triểnkhai cho học sinh luyện tập có vũ khí theo kế hoạch của bài giảng.

Đội hình thực hiện: Tổ chức cho cả lớp cùng tập, giáo viên trực tiếp duytrì luyện tập và sửa sai.

2.3.4 Phương pháp tổ chức luyện tập tư thế, động tác cơ bản

Tiếp đó, giáo viên phổ biến nội dung động tác chuẩn bị tập, thời gianluyện tập, phương pháp tập; cách sửa tập; các yêu cầu đối với người tập.

2.3.4.2 Thực hành tổ chức luyện tập:

Phương pháp tiến hành: Khi đội hình lớp học đã ổn định và tập trung sựchú ý, giáo viên tiến hành hô khẩu lệnh và duy trì để cả lớp thực hiện động tác

Ví dụ: Luyện tập động tác: Bò cao hai chân một tay

Giáo viên hô khẩu lệnh: Động tác “Bò cao hai chân một tay”Giáo viên hô tiếp khẩu lệnh: “Tư thế chuẩn bị”!

Học sinh đồng thời cùng thực hiện động tác: Người ngồi xổm, chân tráitrước, chân phải sau, hai bàn chân hơi kiễng, trọng lượng dồn đều vào hai mũibàn chân.

(Lúc này dây súng đeo vào vai phải, hai tay cầm ốp lót tay, cánh tay kẹp

chặt súng vào thân người: HS làm động tác tượng trưng, chưa có súng)

Giáo viên quan sát hướng dẫn học sinh thực hiện đầy đủ động tác; chỉ có

điểm khác là lúc này chưa đeo súng (hai tay ở tư thế nắm ốp lót tay tượng trưng)

Trang 9

Khi toàn thể lớp đều thực hiện đúng tư thế chuẩn bị, giáo viên tiếp tục hôcho cả lớp tập.

Khẩu lệnh: “Tiến” - “Cử động 1”

Học sinh đồng thời làm động tác: Người hơi ngả về trước, năm ngón taytrái chụm lại đưa về trước (tìm chỗ đặt chân) chống xuống đất trước mũi chânphải, rồi từ từ xòe ra đẩy nhẹ lá cây, cỏ khô… về các phía; lấy đầu các ngón tayvà chân trái làm trụ, chuyển dần trọng lượng thân người sang bên trái, chân phảibước lên đặt mũi bàn chân sát dưới lòng bàn tay trái.

Thực hiện xong cử động 1, cả lớp dừng lại giữ nguyên tư thế của động tác.Giáo viên quan sát: Phát hiện học sinh có động tác sai thì nhắc nhở vàhướng dẫn sửa Khẩu lệnh sửa tập to, rõ ràng để cả lớp cùng nghe, những họcsinh có động tác chưa đúng cùng được sửa tập theo.

Khi cả lớp đã thực hiện đúng cử động 1, Giáo viên chuyển tập cử động tiếptheo.

Khẩu lệnh: “Tiến” - “Cử động 2”

Học sinh đồng thời làm động tác: Chuyển trọng lượng thân người dồn vào haichân, tay trái đưa về trước, năm ngón tay chụm lại chống trước mũi chân trái, thựchiện động tác xong thì dừng lại giữ nguyên tư thế như cử động 1 ở trên.

Giáo viên tiếp tục quan sát Phát hiện học sinh có động tác sai thì tiếp tụcnhắc nhở và hướng dẫn sửa Khẩu lệnh sửa tập to, rõ ràng để cả lớp cùng nghe,những học sinh có động tác chưa đúng sẽ cùng sửa tập theo, giống như sửa tậpcử động 1.

Khi cả lớp đã thực hiện đúng cử động 2, Giáo viên tiếp tục hô lặp lại “Cửđộng 1 - Cử động 2”; tốc độ nhịp hô nhanh dần, để học sinh thực hiện đầy đủđộng tác bò cao hai chân một tay.

Học sinh chỉ cần tập động tác này lặp lại từ 6-8 lần là sẽ ghi nhớ được.Như vậy trong một khoảng thời gian rất ngắn, cả lớp đã thực hiện xongbước luyện tập động tác “bò cao hai chân một tay” một cách cơ bản Giai đoạntiếp theo khi các em tập có vũ khí thì chỉ cần bổ sung động tác đeo súng vào vai,tay phải nắm ốp lót tay kẹp chặt súng vào thân người là được.

2.3.5 Vận dụng vào một số nội dung luyện tập cụ thể

2.3.5.1 Động tác nằm chuẩn bị bắnTư thế chuẩn bị :

Khẩu lệnh:

“Nằm chuẩn bị bắn”

Khi nghe dứt khẩu lệnh, quay người về hướng mục tiêu, tay phải nắm ốp lót tay đưa súng về thành tư thế xách súng, nắm tay cao ngang thắt lưng, nòng súng hướng lên trên phía trước hợp với thân người một góc khoảng 45 độ

Trang 10

(Giáo viên quan sát nhắc nhở học sinh quay người về hướng đặt bia, làm độngtác cầm súng tượng trưng)

Thực hiện 3 cử động:

a, Cử động 1: Chân phải bước lên một bước dài theo hướng bàn chân phải, chân

trái dùng mũi bàn chân làm trụ xoay gót sang trái để người hướng theo hướng bànchân phải.

(Giáo viên quan sát, phát hiện học sinh thực hiện động tác sai và sửa tập chohọc sinh đó và nói to để cả lớp cùng nghe và làm theo Khi cả lớp đã làm đúng

mới hô tiếp khẩu lệnh để tập cử động 2)

Cử động 2: Chống bàn tay trái xuống đất trước mũi bàn chân phải cách khoảng

20cm, mũi bàn tay chếch về bên phải phía sau Thứ tự đặt cánh tay trái, đùi trái và mông trái xuống đất.

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:18

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w