1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận vũ khí sinh học

14 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vũ khí sinh học
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 30,29 KB

Nội dung

qua 2 cuộc đại chiến thế giới, việc nghiên cứu vũ khí hủy diệt hàng loạt ngày càng phát triển mạnh và được sử dụng trong chiến tranh, một trong 3 loại vũ khí hủy diệt được kể trên thì “V

Trang 1

MỞ ĐẦU Vũ khí là công cụ không thể thiếu trong cuộc sống cũng như sự tồn tại của con người từ thời xa xưa Khi cuộc sống đã được bảo đảm, kèm theo đó các quốc gia xuất hiện – vũ khí đã trở thành công cụ để phục vụ chiến tranh, quốc gia có vũ khí càng hiện đại thì tiềm lực quân sự càng mạnh, các quốc gia chạy đua vũ trang nghiên cứu vũ khí từ gây sát thương trực tiếp bên ngoài đến những loại sử dụng chất độc, vi sinh vật gây bệnh gây sát thương từ bên trong các nước lớn, cường quốc vẫn tiếp tục nghiên cứu phát triển nhưng loại vũ khí như vậy, đó là sự ra đời của vũ khí hủy diệt mới, được xếp vào 3 loại vũ khí hủy diệt lớn : Vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và vũ khí sinh học qua 2 cuộc đại chiến thế giới, việc nghiên cứu vũ khí hủy diệt hàng loạt ngày càng phát triển mạnh và được sử dụng trong chiến tranh, một trong 3 loại vũ khí hủy diệt được kể trên thì “Vũ khí sinh học” là 1 loại vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn; hoặc các độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng, phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái Đưa đến những hậu quả không thể lường trước được, tùy thuộc vào khả năng lan truyền của chúng trong cơ thể động vật hay cây trồng Vũ khí sinh học là 1 trong những loại vũ khí nguy hiểm và khó chống đỡ hàng đầu thế giới hiện nay Nhưng thực chất, không phải ai cũng nhận ra vũ khí sinh học là 1 trong những vũ khí đơn thuần nhất nhưng cũng hiện đại nhất của lịch sử nhân loại MỤC LỤC MỞ ĐẦU………2

NỘI DUNG……….…3

I.KHÁI NIỆM CHUNG……….….3

1 Khái niệm, phân loại………3

Trang 2

2 Các tác nhân sinh học……… …… … 3

3 Những động vật, côn trùng có khả năng lưu giữ và vận chuyển…… 6

II.YÊU CẦU ĐỐI VỚI VŨ KHÍ SINH HỌC……….……6

1 Vi sinh vật có độ độc mạnh…….……… …….6

2 Vi sinh vật có khả năng tồn tại lâu……….……….6

3 Vi sinh vật gây ra những dịch lớn……… 7

4.Vi sinh vật khó xác định……… 7

5 Vi sinh vật không tác dụng trở lại……… 7

III ĐẶC ĐIỂM TÁC HẠI CỦA VŨ KHÍ SINH HỌC… ………8

1 Vũ khí sinh học gây bệnh truyền nhiễm…… ……… 8

2 Vũ khí sinh học gây tác hại trước mắt và lâu dài………8

3 Vũ khí sinh học làm xuất hiện các ổ bệnh mới……… ……….8

4 Vũ khí sinh học gây mất cân bằng sinh thái……… 9

IV CƠ CHẾ TRUYỀN NHIỄM GÂY BỆNH…… ……….9

1 Cơ chế truyền nhiễm………….……… 9

2 Trạng thái sử dụng, con đường lây bệnh……… 11

V PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG……….11

1 Phương tiện sử dụng……….….11

2 Phương pháp sử dụng………12

VI MỘT SỐ BỆNH CÓ THỂ DO VŨ KHÍ SINH HỌC GÂY RA……14

1 Bệnh dịch hạch…… ……… 14

2 Bệnh dịch tả…….……….14

3 Bệnh than…….……….15

4 Bệnh đậu mùa……… 16

5 Bệnh sốt vàng da…… ……….17

6 Bệnh viêm não Nhật Bản……….……….17

7 Bệnh cúm… ………18

8 Bệnh thương hàn……… 19

9 Bệnh sốt ban chấy rận…… ……….19

10 Bệnh lỵ… ……… 20

VII BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ SINH HỌC……… 21

KẾT LUẬN……….……… 27

NỘI DUNG

Trang 3

a Bom, đạn

Bom, đạn sử dụng VKSH thường có cấu tạo đặc biệt, có vỏ mỏng, lượng nổ ít vừa

đủ để phá vỡ vỏ bom đạn mà không gây chết mầm bệnh lúc nổ Vỏ bom, đạn có thể bằng giấy, sứ, hay kim loại nhẹ bom gồm nhiều lại như bom 4 ngăn, bom vỏ trứng, bom có cửa, bom tự hoại

Bom 4 ngăn: chứa các loại côn trùng như ruồi, bọ chét bom mở ra nhờ chạm đất hay tự động mở ra trong không khí ở độ cao 300m rồi rơi xuống đất một khu vực (200m x 100m)

Bom vỏ trứng: hình khối trụ dài 40cm, đường kính 28cm, khi rơi xuống đất vỏ bom vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ tung ra ruồi, nhện và lông chim chứa tác nhân sinh học Có loại bom làm bằng bìa dày 1cm, hình trụ, cao 40cm và đường kính 15

cm, trên miệng có gắn dù để tránh va chạm mạnh lúc tiếp đất

Bom có cửa: Trong lúc bom rơi hệ thống cửa mở dần và các gói giấy chứa

côn trùng, vi trùng được tung ra bay theo chiều gió

Bom tự hoại: Bom có vỏ bằng giấy đặc biệt, chứa côn trùng hay động vật,

có ngôi cháy tự động Bom tự động mở ra trong không khí khi cách mặt đất một vài chục mét thì côn trùng, động vật được đẩy ra, sau đó bom cháy không để lại vết tích gì

b Mìn

Mìn dùng để gieo rắc mầm bệnh, có cấu tạo giống như bom gồm nhiều ngăn, vỏ mỏng, lượng nổ nhỏ và tự động mở với ngòi cháy tự động Mìn sử dụng trong chiến tranh sinh học thường chứa các mầm bệnh có sức sống cao như nha bào, uốn ván

c Máy phun

Máy phun được gắn trên các phương tiện như máy bay, khinh khí cầu bên trong chứa các mầm bệnh Bằng các phương tiện bay này khi bay, máy phun sẽ phun trực tiếp các mầm bệnh dạng giọt lỏng hay sol khí trên khu vực gây nhiễm

Ngoài các phương tiện nêu trên, các tác nhân sinh học gây bệnh còn được

đóng nạp trong các hộp, thùng, chai lọ dùng biệt kích, gián điệp đánh vào các mục tiêu trong hậu phương của đối phương

Phương pháp sử dụng

a Phương pháp phun rải

Dùng máy phun rải các mầm mống gây bệnh tạo ra khu vực nhiễm trùng rộng lớn Kinh nghiệm cho thấy VKSH được sử dụng có hiệu quả nhất là ở dạng sol khí Phương tiện đơn giản nhưng lại rất tinh vi nhằm loại khỏi vòng chiến đấu sức mạnh của đối phương mà không phải đương đầu trực tiếp

Trang 4

Ngoài ra hệ thống phun rải VKSH hiện đại còn gồm tên lửa đường đạn (tên

lửa hành trình), máy bay mang bom có chứa chất lỏng hay chất rắn chứa các tác nhân sinh học Tác nhân sinh học bay lơ lửng trong không khí tới 24 giờ hay lâu hơn nữa và gây cho người nhiễm trùng chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hoá, vết thương, bộ phận lộ hở Khi lắng xuống có thể gây nhiễm trùng nguồn nước không được che đậy hay lọt vào kho tàng, LTTP làm nhiễm trùng rồi từ đó gây nhiễm cho người sử dụng

b Phương pháp lây truyền

Dùng máy bay, tàu thủy thả đồ vật, động vật chứa vi sinh vật gây bệnh Những thứ này rơi xuống sẽ gây nhiễm mặt đất và nguồn nước

Dùng máy bay, tên lửa, tàu ngầm thả lông thú, bọ xít, chuột, đồ ăn, thực

phẩm bị nhiễm trùng vào sau hậu phương đối phương như Mỹ đã thả bọ xít xuống đảo Phong Lĩnh ngày 6 tháng 3 năm 1952, thả sò xuống Đại Đồng ngày 16 tháng 5 năm 1952

c Phương pháp đầu độc

Dùng gián điệp, biệt kích luồn sâu vào hậu phương đối phương thả tác nhân sinh học vào nguồn nước, kho lương thực, quân trang, nhà ăn tập thể Thủ đoạn này thường được sử dụng mà vẫn giữ được bí mật bất ngờ

Ví dụ: Giáo phái Aum đã sang tận Zaire (dưới hình thức du lịch) để nghiên cứu và thu lượm mẫu virus Ebola, nuôi cấy chúng làm tác nhân sinh học

Viện kiểm soát VKSH và VKHH của Mỹ đã dựng lên một kịch bản như

sau: Nếu một xe taxi ở thủ đô của Mỹ, đặt một chai chứa bào tử nhọt trong cốp xe

và chạy trong 1 - 2 ngày thì có hàng trăm ngàn người bị thiệt hại mà không bị phát hiện Một vụ khác từ một nguồn tin nặc danh cơ quan cảnh sát được biết, sẽ có khả năng xảy ra một vụ đầu độc bằng bào tử khuẩn que Anthrax ở một công trình lớn nơi sẽ đón nhiều khách Qua sàng lọc cơ quan tình báo cho răng: Công trình có đặc điểm như vậy chỉ có thể là một sân vận động có mái vòm Nếu bọn khủng bố đưa vào hệ thống thông hơi chỉ cần vài gam loại vi khuẩn này thì sau 1 giờ, sẽ có khoảng 80.000 khán giả sẽ nhiễm độc và chắc chắn phần lớn trong số họ sẽ bị tử vong

MỘT SỐ BỆNH CÓ THỂ DO VŨ KHÍ SINH HỌC GÂY RA

Bệnh viêm não Nhật Bản

a Khái niệm chung

Trang 5

Là bệnh có ổ dịch thiên nhiên ở khắp nơi, vi rút lưu hành trong các ổ dịch nhiên ở các loài thú và chim ở các nước có khí hậu ôn hòa, bệnh thường khí hậu nóng và thời kỳ hoạt động của muỗi lâu dài thì bệnh có thể xảy ra suốt xuất hiện vào mùa nóng khi muỗi có nhiều và hoạt động mạnh

Trên thế giới đã có các vụ dịch lớn xảy ra, vào năm 1924 ở Nhật Bản, năm 1950 ở Nam Triều Tiên ở Việt Nam, bệnh viêm não Nhật Bản đã được phát hiện từ những năm 1960 của thế kỷ XX Dịch xảy ra hàng năm ở các ổ dịch lưu hành là vùng ven sông Đáy - Hà, Thanh Hoá, Thái Bình những năm gần đây số lượng viêm não virus xuất hiện nhiều ở khắp nơi trên cả nước Tỷ lệ viêm não Nhật Bản

ở vùng đồng bằng, trung du thường cao hơn ở vùng rừng núi và ở nông thôn cao hơn thành phố

b Nguồn truyền nhiễm

Là người ốm và người lành mang mầm bệnh Trong thiên nhiên virus được truyền

từ vật chủ với nhau và sang người nhờ muỗi giống Culex là chủ yếu

Virus được muỗi truyền vào máu, chúng phát triển ở trong máu và đi khắp cơ thể.Nhờ tính hướng thần kinh, virus xâm nhập vào các tế bào thần kinh, sinh sản

và phát triển nhanh ở đó gây tác hại: phù nề màng não và tổ chức não, các động mạch và tĩnh mạch não giãn rộng và ứ máu, xuất huyết đốm nhỏ ở tổ chức não và màng mềm

Khác với viêm não do ve đốt, viêm não Nhật Bản không để lại di chứng liệt Muỗi

bị nhiễm trùng mang virus gây bệnh suốt đời, bảo vệ virus trong mùa đông và truyền chúng cho thế hệ sau qua buồng trứng Sự phát triển của virus viêm não Nhật Bản kéo dài từ 5 + 14 ngày, trung bình là một tuần

c Triệu chứng

Sốt cao 40 - 41C, nôn mửa, cứng gáy, mắt cử động không bình thường, hôn mê, cuồng sảng, áo giác, cơ co giật, bại liệt, tổn thương não

d Cách phòng chống

- Bảo vệ cơ quan hô hấp ;Diệt muỗi và chống muỗi đốt

- Cho thở oxy, lau hút đờm rãi

- Chống phù nề não: Dùng kháng sinh, an thần như Seduxen, Ampicillin

Bệnh viêm não Nhật Bản hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu

Bệnh cúm

a Khái niệm chung

Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp, do virus cúm gây nên Cúm thường gây ra những vụ dịch lớn khó ngăn chặn, gây tác hại lớn

b Nguồn truyền nhiễm

Trang 6

Bệnh cúm lây trực tiếp giữa người bệnh và người lành bằng đường hô hấp, qua các hạt nước bọt nhỏ li ti mang rất nhiều virus

Ngày nay, do khoa học phát triển nên bệnh cúm không chỉ lan nhanh trong phạm

vi địa phương mà còn cả trên phạm vi toàn cầu Mọi người, mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với cúm, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên

c Triệu chứng

Sốt cao liên tục 39 + 40°C và kéo dài 4 + 7 ngày, mệt mỏi, ăn ngủ kém, môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, huyết áp dao động, nước tiểu vàng Bệnh nhân bị bệnh cúm nặng có thể biến chứng hay còn gọi là thể cúm ác tính

Bệnh nhân cúm ác tính thường cảm thấy lo lắng, vật vã, mê sảng, có thể co giật

Da xám xịt, mắt quầng thâm, môi tím tái, mạch nhanh, huyết áp tụt, xuất huyết dưới da; khó thở, ho có đờm bọt màu hồng Bệnh nhân bị tử vong sau 1 đến 3 ngày trong tình trạng suy hô hấp, trụy tim mạch

d Cách phòng chống

Cách ly, nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất dinh dưỡng Uống các loại thuốc an thần như: Seduxen, Rotunda, Andaxin và thuốc giảm ho long đờm: Siro, Codein, Terpin Codein

Điều trị bằng phương pháp dân gian khá hiệu quả như: Xông, ăn cháo hành tía tô, ngâm chân tay bằng nước ấm, nhỏ mũi bằng nước tỏi, vệ sinh răng miệng thật tốt

Bệnh thương hàn

a Khái niệm chung

Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm nặng do trực khuẩn Salmonella Typhi gây nên Chúng là một loại vi khuẩn hình que dài 0,6 +0,8um, hai đầu tròn, có nhiều lông ở xung quanh thân, rất di động, không có vỏ, không có nha bào và hạch ruột non, có trong máu, mật, phân và nước tiểu người bệnh

b Nguồn truyền nhiễm

Nguồn bệnh là muỗi vằn Aedes Aegypti (ở thành phố) và Aedes Albopictus (ở nông thôn và rừng núi) Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh, chủ yếu là trẻ em

c Triệu chứng

Đau cơ, đau mắt, mất ngủ, vàng da, nôn ra máu, phân có dính máu, gan và lách sưng to

d Cách phòng chống

Tổ chức diệt ruồi; Tiêm chủng vacxin; Chống muỗi đốt

Bệnh sốt ban chấy rận

a Khái niệm chung

Trang 7

Là bệnh truyền nhiễm đường máu Tác nhân trung gian gây bệnh sốt ban chấy rận

là Rickettsia Prowazekii thuộc nhóm Rickettsia Rickettsia Prowazekii

không sống lâu được ở ngoại cảnh, bị tiêu diệt bởi ánh nắng, các chất tẩy uế đậm đặc và nhiệt độ 55C Tuy nhiên, nó có thể tồn tại từ vài tuần đến vài tháng trong phân khô của chấy rận

b Nguồn truyền nhiễm

Những vụ dịch thường xảy ra trong mùa đông là lúc có nhiều rận Tất cả mọi người đề có thể mắc bệnh, trẻ em mắc bệnh nhẹ hơn người lớn Tỷ lệ ốm và tử vong rất cao (10 - 60%)

Nguồn truyền nhiễm của bệnh sốt ban chấy rận là người Chấy rận bị nhiễm trùng hút máu người ốm, Rickettsia vào ruột sinh sản ở các tế bào của ruột Khi đốt người lành, chấy rận truyền bệnh qua vết xây xát da hoặc tay dính phân rận rồi dụi vào mắt Ngoài ra còn có thể lây bằng đường hô hấp khi hít phải bụi có Rickettsia

c Triệu chứng

Sốt cao trên 39°C, nhức đầu dữ dội, mặt đỏ, đau nhức bắp thịt, nổi mẩn và sốt xuất huyết đỏ ở ngực và cánh tay Thời kỳ ủ bệnh từ 10 - 14 ngày

d Cách phòng chống

Tổ chức diệt chấy rận bằng các biện pháp vệ sinh thân thể sạch sẽ Cắt móng tay, thay giặt quần áo bằng xà phòng, tắm, rửa thân thể, tẩy uế giường, chiếu, phản, tường nhà bằng các dung dịch tẩy uế thông dụng

Tiến hành tiêm phòng kháng sinh và trợ tim, truyền huyết thanh Việc tiêm vacxin phòng sốt ban chỉ tiến hành trong tình trạng dịch đặc biệt nguy hiểm và cho những người tiếp xúc với nguồn truyền nhiễm như nhân viên ở các dịch, bệnh viện, phòng thí nghiệm

Bệnh lỵ

a Khái niệm chung

Bệnh lỵ là một bệnh đường tiêu hoá gây nên bởi trực khuẩn lỵ Trực khuẩn

lỵ là loại vi khuẩn hình que, hai đầu tròn Dài 1 +3um, không di động, không có lông, không có vỏ, không sinh nha bào

Trực khuẩn lỵ sinh sống phát triển ở niêm mạc ruột già người bệnh rồi theo phân

ra ngoài làm ô nhiễm đất, nguồn nước và thực phẩm Chúng có sức đề kháng kém: không chịu được nóng, bị diệt bởi ánh nắng mặt trời sau 30 phút và các thuốc sát khuẩn thông thường như Phenol 5%, nhưng nó chịu được lạnh, sống được qua mùa đông

b Nguồn truyền nhiễm

Trang 8

Nguồn truyền nhiễm là người ốm và người lành mang vi khuẩn Bệnh lây trực tiếp

do người lành tiếp xúc với phân và nước tiểu của người bệnh Hoặc lây gián tiếp

do thức ăn (nhất là rau sống) và nước bị nhiễm khuẩn

c Triệu chứng

Sốt, đi lỏng nhiều lần trong ngày, phân lẫn chất nhầy máu, gây viêm loét đại tràng, gây rối loạn thần kinh và tê liệt thần kinh dẫn đến tử vong nhanh chóng

d Cách phòng chống

Vệ sinh ăn uống (ăn chín, uống sôi), diệt ruồi truyền bệnh Bảo vệ nguồn nước, thực phẩm, phát hiện người mang vi khuẩn lỵ không cho tiếp xúc với thực phẩm Dùng thuốc đặc trị: Sulpha guanidine, Cloxit, Cloromycetin

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ SINH HỌC

Phòng chống VKSH là tổng hợp các biện pháp nhằm loại trừ hay hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của VKSH để duy trì sức chiến đấu của bộ đội và an toàn cho nhân dân, bao gồm: Đề phòng, trinh sát, quan sát, dự đoán khả năng phương tiện tập kích VKSH của địch; Bảo đảm KTPH, KPHQ, khôi phục sức chiến đấu cho bộ đội và hoạt động của nhân dân triển khai trong kế hoạch tác chiến, kế hoạch phòng thủ

a Vệ sinh phòng dịch thường xuyên

- Thực hiện nếp sống vệ sinh:

Đây là biện pháp rất quan trọng có tác dụng hạn chế sự lan truyền của sinh vật gây bệnh Muốn thực hiện biện pháp này có kết quả cần tuyên truyền, vận động tất cả mọi người cùng tham gia Biện pháp này có tác dụng tiêu diệt tận gốc các loại ký sinh trùng như chất, rận và các loại côn trùng môi giới như ruồi, muỗi, nhặng Trước hết phải thực hiện nếp sống ăn chín và uống nước đã đun sôi, để đề

phòng các bệnh đường ruột và ngộ độc thực phẩm, các bệnh như tả, lỵ, thương hàn, ỉa chảy, giun sán, bại liệt ngộ độc do thức ăn bị ôi thiu, bị nhiễm bẩn; Các tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, các loại rau quả, động vật có chất độc Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, vận động mọi người thực hiện ăn chín, sạch, an toàn Các loại rau quả phải rửa, ngâm nước và rửa lại nhiều lần đề đề phòng ngộ

độc do các hóa chất bảo vệ thực vật, không ăn các loại nấm lạ, động vật lạ khi không rõ nguồn gốc và không biết chắc chắn có ăn được không; không nên ăn các loại thực phẩm bao gói sẵn không có nhãn mác hoặc có nhưng không có đăng ký chất lượng do y tế cấp, không có niên hạn sử dụng Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Phải làm tốt công tác vệ sinh môi trường (cống, rãnh và hố xí), vì đó là

môi trường tốt cho ruồi, muỗi phát triển Do đó, không vứt rác phóng uế bừa bãi, không phá cây cối, không thả rông súc vật ra đường, sử dụng, giữ gìn sạch sẽ các

Trang 9

công trình vệ sinh nhất là hệ thống nhà xí và cống thải Xử lý rác thải ở nơi đóng quân, khu tập thể, thu gom phế liệu thải những động vật truyền vi trùng, virus, vi khuẩn ra khu vực xung quanh

Nếu khi địch sử dụng VKSH thì các côn trùng sống ở môi trường trên sẽ là

phạm vi rộng lớn và rất nguy hiểm

Ngoài ra tích cực vệ sinh, tắm rửa thân thể sẽ hạn chế rất nhiều tác hại của

ký sinh trùng truyền bệnh Đặc biệt về mùa hè với những thay đổi bất thường của thời tiết như nắng, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt

Mùa hè là mùa có khí hậu nóng ẩm rất thuận lợi cho các mầm bệnh cùng các côn trùng trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, chuột, bọ chét phát triển nhanh Các biện pháp phòng bệnh chỉ có tác dụng khi toàn xã hội và mỗi người

Tiến hành phòng dịch bệnh:

+ Phòng dịch với người:

Yêu cầu tiêm chủng là phải tiêm nhanh hàng loạt, tiêm ít lần nhưng có hiệu lực để phòng cao với nhiều loại bệnh Để làm được điều này, phải tiến hành nghiên cứu

có hệ thống tình trạng vệ sinh dịch tễ của các khu vực tác chiến và đóng quân, các khu vực hậu phương và trên cơ sở nghiên cứu này tiến hành tiêm phòng cho bộ đội hoặc áp dụng những biện pháp khẩn cấp cũng như hết sức hạn chế việc tiếp xúc của bộ đội và nhân dân địa phương

Bộ đội được cung cấp số lượng lớn các loại thuốc này với tên gọi chung là

chất phòng chủng chuyên môn Mỗi loại thuốc này (vacxin, huyết thanh, thực khuẩn thể) dùng để chống lại một thứ bệnh nhất định

Có nhiều phương pháp phòng chủng như: Chủng ở da (chủng đậu), tiêm dưới da, tiêm bắp thịt, uống, hít vào mũi hoặc phun vào yết hầu Sau khi tiêm, có thể có phản ứng cục bộ và toàn thân như viêm tại chỗ (sưng, đỏ, đau) hay lên cơn sốt Đối với mỗi loại vacxin đều có những quy định cụ thể Tác dụng của tiêm phòng là giảm tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết Mặc dù miễn dịch không phải là tuyệt đối, tiêm phòng

đã giảm tỷ lệ ốm xuống rất nhiều so với những người không tiêm phòng Điểm này chứng tỏ tác dụng to lớn của miễn dịch đối với công tác tiêu diệt bệnh truyền nhiễm

Ví dụ: Tiêm phòng bệnh thương hàn có thể giảm tỷ lệ ốm xuống 1/10 và

giảm tỷ lệ chết xuống 1/5 so với người chưa tiêm

Thời gian miễn dịch sau khi tiêm phòng khác nhau tùy thuộc từng trường hợp ( 4 :

5 năm, của bạch hầu và ho gà là 2 + 5 năm, của cúm là 6 + 8 tháng) Tính miễn dịch không mất đi một cách đột ngột mà giảm đi từ từ nên khi đi tiêm lai vắc xin thì tính miễn dịch lại phục hồi Ngay sau khi mới tiêm cảng phải tiêm nhiều lần để trạng thái miễn dịch được củng cố

* Phong địch đối với động vật

Trang 10

Các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh và tiêm chủng cho súc vật cần nghiên cứu một cách có hệ thống tình trạng bệnh dịch động vật ở các khu vực được tiến hành nhằm mục đích ngăn ngừa động vật bị nhiễm trùng

Tiến hành kiểm tra các biện pháp bảo vệ động vật, tiêm phòng cho động vật theo

kế hoạch khi có dấu hiệu bệnh dịch ở động vật; xét nghiệm thức ăn cho gia súc xem có bị nhiễm trùng không

Các biện pháp vệ sinh thú ý được tiến hành với mục đích ngăn ngừa và bệnh tật cho bộ đội khi tiếp xúc với động vật bị ảnh hưởng của VKSH hay dùng thịt, sữa và các thực phẩm khác chế biến từ những động vật này

Ngành thú y cần thực hiện một cách có hệ thống việc kiểm tra giết thịt động vật, tiến hành xét nghiệm thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt

- Diệt côn trùng, diệt chuột dễ gây truyền nhiễm:

* Diệt côn trùng:

Nguyên nhân gây ra nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm là do vi khuẩn, virus nhưng các loại này tự nó không thể "chui" vào được cơ thể con người đề từ đó gây bệnh và phát huy tác hại Trong thực tế phải có một số loài đứng ra làm cầu nối đưa mầm bệnh từ ổ bệnh, người bệnh sang người lành, vùng lành Mỗi loại bệnh lại có một loài trung gian riêng Chẳng hạn, truyền bệnh dịch hạch là bọ chét, loại

bọ chét này thường sống ký sinh trên chuột

Do sống gần người, chuột đã đưa bọ chét tiếp cận với người Bọ chét gần người truyền cho người các độc tố và mầm bệnh Còn bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản, trung gian truyền bệnh là muỗi

Tuy nhiên, loại muỗi truyền sốt rét là Anophen, muỗi truyền viêm não Nhật Bản là Culextritacnoryn , truyền sốt xuất huyết là muỗi vằn, muỗi đốm

Các loại muỗi này đốt người bệnh, mầm bệnh sẽ theo máu vào bụng muỗi

Muốn chủ động phòng chống dịch bệnh thì ngay từ đầu tìm biện pháp diệt trừ các vật trung gian truyền bệnh; chủ động chặn đường thuận lợi cho dịch bệnh phát triển

Để phòng chống bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não ngay từ đầu mùa hè phải thường xuyên phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, tiến hành phun khói, phun thuốc diệt muỗi Ngoài ra, có thể nuôi cá, nuôi vịt để diệt bọ gậy (của muỗi) theo phương pháp sinh vật học; ủ kín phân rác, không dùng phân tươi bón rau, chặn nguồn sống của ruồi

Ở những nơi đóng quân thì phương pháp thông dụng để diệt côn trùng là

phải giữ sạch sẽ nơi ăn ngủ; giũ, đập, phải các vật dụng mềm, giặt, là quần áo để đuổi, diệt côn trùng Các cửa sổ và cửa ra vào nơi công sở phải có lưới; ban đêm phải nằm màn Có thể diệt ruồi, muỗi bằng bẫy hay lấp che đậy kín các nguồn nước, lấp ao tù hoặc có thể dùng đèn xì để đốt rệp và gián; là quần áo để diệt rận,

Ngày đăng: 04/04/2024, 14:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w