Nguyên nhân chủ yếu là do các em không được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về phòng chống đuối nước và bơi lội, mặt khác sự phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng và các cấp
Trang 11 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua tình trạng trẻ em tử vong do đuối nước ở Việt Nam tăng cao Thanh Hóa là địa phương có số trẻ tử vong cao so với các địa phương khác, vấn đề "nóng" ấy đã và đang tạo thêm áp lực, gánh nặng cho toàn xã hội, liên quan đến mọi gia đình, khiến chúng ta phải lo lắng
Theo công bố của Bộ Y tế và tổ chức UNICFF, trong 10 năm trở về đây, hàng năm Việt Nam có khoảng 7000 trẻ em tử vong, trong số đó số trẻ chết do đuối nước chiếm gần 50% (bình quân mỗi ngày có khoảng 9 trẻ em tử vong vì đuối nước) So với các nước phát triển thì con số này cao gấp 8-10 lần Nguyên nhân chủ yếu là do các em không được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về phòng chống đuối nước và bơi lội, mặt khác sự phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng và các cấp chính quyền trong vấn đề này còn nhiều hạn chế Các
em còn thiếu những kỹ năng cần thiết để đương đầu với những tình huống rủi ro, tai nạn trong cuộc sống
Là một giáo viên của Trường THCS vùng ven biển của huyện Hoằng Hóa, sinh ra và lớn lên trên mãnh đất này, cá nhân tôi đã từng chứng kiến biết bao nhiêu cảnh tang thương từ những vụ đuối nước của trẻ em nơi đây Với kinh nghiệm của cuộc sống và lòng nhiệt huyết với thế hệ trẻ, là một giáo viên Tổng phụ trách Đội trong nhà trường, tôi luôn trăn trở để làm được việc gì đó cho những thế hệ học sinh thân yêu của mình, giúp các em có thể đương đầu và vượt qua những rủi ro thiên tai luôn rìn rập trong cuộc sống
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề giáo dục kĩ năng sống trong đó có việc phòng chống đuối nước cho học sinh, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu trường THCS Hoằng Thanh, Phòng GD&ĐT huyện Hoằng Hóa, tôi đã mạnh dạn tham mưu thử nghiệm chương trình " Giáo dục kỹ năng phòng
chống đuối nước cho học sinh trường THCS Hoằng Thanh". Trong 8 năm học (từ năm học: 2015-2016 đến nay), mọi nội dung chương trình hoạt động, tôi là người đảm nhiệm phụ trách
Sau 8 năm thực hiện chúng tôi thu được những tín hiệu hết sức khả quan được học sinh, phụ huynh và dư luận địa phương đồng tình ủng hộ Tôi muốn chia sẽ kinh nghiệm đề xuất của tôi để các anh chị đồng nghiệp, các đơn vị khác
có thể quan tâm, chia sẽ để chúng tôi có một chương trình tốt hơn nữa vào những năm học sau Đây cũng là lí do để tôi viết đề tài này
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trước tình trạng hiện tượng đuối nước trong cả nước nói chung và ở địa phương nói riêng ngày càng gia tăng Nỗi đau thương mất mát từ tai nạn đuối nước vô cùng to lớn và không gì bù đắp được, chứng kiến những nỗi đau đó bản thân tôi đã quyết định xây dựng một số biện pháp về phòng chống đuối nước nhằm góp phần hạn chế các vụ tai nạn đuối nước trên địa bàn
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh trường THCS Hoằng Thanh
- Các địa điểm thường xảy ra tai nạn đuối nước trước kia trên địa bàn xã Hoằng Thanh
- Các gia đình và người thân của những nạn nhân bị đuối nước
Trang 21.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tôi đã thực hiện các phương pháp: Quan sát, điều tra khảo sát thực tế, thống kê, tổng hợp, phân tích thực trạng
Trước hết, tôi tiến hành thu thập các loại tài liệu có liên quan đến đề tài, sau
đó tìm hiểu về đặc điểm của địa phương thông qua phương pháp điền dã, khảo sát thực địa, đồng thời gặp gỡ chao đổi và phỏng vấn các bậc phụ huynh và các em học sinh để thấy được tâm tư, nguyện vọng và những trăn trở của các em học sinh
và phụ huynh trước tình trạng đuối nước ở địa phương
Ngoài ra để có cơ sở khoa học khách quan tôi đã tiến hành phương pháp lấy phiếu trắc nghiệm khách quan từ 100 học sinh và 100 phụ huynh, sau đó dùng phương pháp tổng hợp, thống kê để có số liệu chính xác phân tích thực trạng
Từ những cơ sở dữ liệu đã phân tích tôi tiến hành xây dựng kế hoạch và áp dụng vào thực tiễn của nhà trường
1.5 Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Dựa vào tình hình thực tế của địa phương và đối tượng học sinh nhà trường
để vận dụng trong điều kiện cho phép, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất Không áp dung một cách máy móc theo các dự án của nhà nước để thực hiện
Kết hợp các phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại để thực hiện giáo dục kỹ năng cho học sinh, giúp học sinh hình thành kỹ năng một cách hiệu quả nhất
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
Đuối nước là một tai nạn (chết đuối) là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước dẫn đến tử vong, một rủi ro nguy hại trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em Đuối nước thường xảy ra ở những nơi như: Biển, sông, ao, hồ, kênh rạch… Tai nạn này có thể đến với bất kỳ ai, nhưng nó sẽ đặc biệt nguy hiểm với những người không có kỹ năng bơi nội và phòng tránh Chính vì vậy, bơi lội là một kỹ năng sống cần thiết cho mỗi con người Phòng chống đuối nước và dạy bơi cho học sinh chính là giáo dục kỹ năng
sống cần thiết cho các em
Kĩ năng sống sẽ hình thành một cách hiệu quả trong những môi trường hoạt động cụ thể chứ không phải từ những bài giảng trên lớp Hơn nữa giáo dục
kĩ năng sống không phải sự áp đặt Giáo viên giảng dạy phải có kiến thức, kĩ năng sống chứ không nên kiêm nhiệm hay dạy theo nhẫu hứng Và quan trọng cần phải
có sự vào cuộc của gia đình và toàn thể xã hội
Đối với học sinh THCS ngoài những kĩ năng cần thiết phải được hình thành là: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng quyết định, kĩ năng ứng phó linh hoạt với sự thay đổi, kĩ năng vượt qua sức cám dỗ của
xã hội, kĩ năng đạt mục tiêu.thì kỹ năng rèn luyện sức khỏe, kỹ năng phòng tránh các tai nạn rủi ro trong cuộc sống là điều rất cần thiết
Giáo dục cho các em biết cách phòng chống đuối nước và biết bơi sẽ giúp các em có thêm bản lĩnh trong cuộc sống, mặt khác việc dạy bơi cho học sinh sẽ giúp các em nâng cao thể lực, sức khỏe Điều này góp phần vào việc giáo dục toàn diện: Đức-Trí-Thể-Mỹ cho thế hệ trẻ
Trang 3Ở các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong đó có kỹ năng bơi lội và phòng chống đuối nước là một nội hoạt động rất được trú trọng Trong bối cảnh nền giáo dục của chúng ta đang tiến hành công cuộc cải cách theo hướng toàn diện để theo kịp các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới thì việc giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh là một việc làm cần thiết và không thể thiếu
2.2 Thực trạng của vấn đề
Hoằng Thanh là một xã ven biển của Thanh Hóa với chiều dài 2,7 km bờ biển, trên địa bàn còn có rất nhiều kênh rạch, ao hồ, đây là những đặc điểm hết sức phức tạp, gây ra nguy cơ đuối nước rất cao cho trẻ em, mặt khác điều kiện kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn, phần lớn các bậc phụ huynh đều đi làm ăn xa, việc quan tâm chăm sóc cho con em còn nhiều hạn chế Chính vì vậy trong những năm trước đây đã không ít những vụ đuối nước thương tâm diễn ra trên địa bàn của xã Cụ thể theo thống kê mà chúng tôi có được trong 5 năm từ năm 2010-20214 có các vụ đuối nước của trẻ em trên địa bàn như sau:
- Năm 2010 có 02 vụ , có 02 em tử vong
- Năm 2011 có 01 vụ, có 02 em tử vong
- Năm 2012 không có
- Năm 2013 có 01 vụ, có 01 em tử vong
- Năm 2014 có 01 vụ, có 01 em tử vong
Như vậy chỉ trong 5 năm trên địa bàn của xã đã có 6 trẻ em dưới tuổi vị thành niên tử vong về đuối nước
Nguyên nhân của các vụ đuối nước có thể khái quát như sau:
* Nguyên nhân khách quan: Do môi trường sống không an toàn, nơi sinh
sống gần biển, có nhiều ao, hồ, sông, kênh, mương….ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: mưa lũ, lật thuyền…
* Nguyên nhân chủ quan: Không biết bơi, không biết các nguyên tắc an toàn
khi bơi; Chơi gần ao hồ, sông, kênh, mương hoặc đi bơi, tắm biển không có người lớn trông chừng, đi cùng; Không được trang bị các phương tiện bảo hộ ( áo phao, phao cứu sinh…) khi đi lại trên thuyền, đò; Cứu bạn chết đuối khi mình không biết bơi hoặc bơi không giỏi; Không khởi động kỹ trước khi bơi dẫn đến bị chuột rút; Bị bạn bè kích động, thi bơi với nhau, bơi ở nơi nước sâu, nước chảy xiết…
Từ những thục tế trên chúng ta có thể thấy rằng,việc rèn luyện kĩ năng sống đặc biệt là kỹ năng bơi lội và phòng chống đuối nước cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng và vô cùng có ý nghĩa, tuy nhiên vì nhiều lý do khách quan, chủ quan việc giáo dục kĩ năng bơi lội cho học sinh còn xem nhẹ ở nhiều trường, vì thời gian dành cho việc học văn hoá đã chiếm gần hết trong ngày Mặt khác do các trường không có đủ cơ sở vật chất để thực hiện, ngoài ra đội ngũ giáo viên để thực hiện công tác này vẫn còn nhiều hạn chế Hiện nay phần lớn các trường THCS đều
có giáo viên thể chất, nhưng không phải giáo viên nào cũng có kỹ năng bơi lội và
có thể dạy bơi cho học sinh Chính vì vậy tai nạn đuối nước của học sinh ngày càng gia tăng, do các em thiếu kĩ năng bơi lội, hiện tượng học sinh không biết cách ứng phó với những rũi ro ngày càng nhiều
Từ thực trạng đáng báo động đó, với những trăn trở hàng ngày của bản thân và sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, các bậc phụ huynh Tôi tham mưu cho
Trang 4BGH nhà trường thực hiện “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống
đuối nước cho học sinh ở trường THCS Hoằng Thanh"
2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng chống đuối nước
Năm 2013, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới triển khai dự án CATREND tại các xã: Hoằng Thanh, Hoằng Hải, Hoằng Đông, Hoằng Phụ của huyện Hoằng Hóa Là trường học nằm trong địa bàn được triển khai dự án, với tư cách là Tổng phụ trách Đội, tôi được BGH nhà trường giao nhiệm vụ lên kế hoạch các hoạt động truyền thông, phối hợp với Ban quản lý (BQL) dự án để tổ chức giáo dục cho học sinh về các hoạt động nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai theo hướng lồng ghép các hoạt động ngoại khóa
Trong các hoạt động truyền thông về giảm nhẹ rủi ro thiên tai như: Bảo vệ tài nguyên môi trường, phòng chống tai nạn thương tích,….đặc biệt việc phòng chống đuối nước được triển khai một cách có hiệu quả Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiêm, tôi xin phép được nêu ra một số hoạt động về phòng chống đuối nước mà trường chúng tôi đã thực hiện trong suốt 8 năm học qua như sau:
* Tổ chức các hoạt động truyền thông bằng tranh ảnh, thơ ca.
Tranh ảnh là những tư liệu trực quan có tác động nhanh và hiệu quả trong các hoạt đông giáo dục truyền thông, chính vì vậy tôi đã lên kế hoạch phối hợp với BQL dự án CATREND in sao rát nhiều các tranh ảnh về tình trạng đuối nước
ở Việt Nam Các tranh ảnh được treo ở những nơi học sinh hay qua lại như :cửa cầu thang nhà học, góc các phòng học,… nhằm giúp các em có thể nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của việc đuối nước Từ đó hình thành ý thức phòng chống đuối nước trong mỗi học sinh
Dưới đây là một số hình ảnh về phòng chống đuối nước mà nhà trường
đã tổ chức truyền thông cho HS
- Những điều các em nên làm
Trang 5- Những điều các em nên làm
- Những điều không nên làm
Trang 6- Những điều không nên làm
- Những điều không nên làm
Trang 7- Những điều không nên làm
- Những điều không nên làm
Trang 8- Những điều không nên làm
Bên cạnh tranh ảnh thì những bài thơ, bài ca về phòng chống đuối nước cũng cần được truyền thông rộng rãi Đây một bài thơ của tác giả Minh Thùy mà các em học sinh ở trường đều đã thuộc lòng:
“ Đề phòng chết đuối bạn ơi,
Bạn ơi xin dặn mấy lời sau đây:
Đừng lên đò chở quá đầy
Đừng đi bơi lội giữa ngày bảo giông
Trẻ nhỏ bơi người lớn trông
Ao chuôm rào kín thì không việc gì
Suối, hồ, sông biển hiểm nguy
Học sinh, trẻ nhỏ chớ đi một mình
Mặt nước bằng phẳng lặng thinh
Nhưng bao tai họa đang rình đợi ta
Hố sâu, đất sụt, bùn sa…
Gặp nơi như thế sẽ là nguy thôi
Ăn no đừng tắm bạn ơi,
Dạ dày nó “ kiện”, “chuột” thì rút gân
Tập bơi nên chọn chỗ gần
Nước nông quen thuộc khi cần kêu to
“ Qua sông thì phải lụy đò”
Áo phao nên mặc để cho an toàn,
Thi bơi , nhảy cắm, đùa càn,
Nơi nước sâu, xiết xin ngàn lần không
Thấy người gặp nạn nơi sông
Nếu không bơi giỏi thì không nên liều,
Trang 9Nhanh chân, nhanh miệng ta kêu,
Gọi người đến cứu là điều khôn ngoan,
Vui chơi nhưng phải an toàn
Không nhảy xuống nước khi toàn mồ hôi”
* Tổ chức tuyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh của xã:
Hệ thống truyền thanh của xã là một kênh thông tin rất quan trọng, nó không chỉ giúp học sinh nắm bắt được thông tin mà còn giúp cả phụ huynh và các cấp chính quyền nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc phòng chống đuối nước Trên tinh thần cùng chung tay phát triển cộng đồng, trong nhiều năm qua nhà trường đã kết hợp với hệ thống truyền thanh của xã cho phát nhiều bài viết về: những vụ đuối nước của trẻ em, nguyên nhân của hiện tượng đuối nước, cách xử lí khi có người
bị đuối nước, ……Đặc biệt vào những dịp hè đến thì những bài viết về phòng chống đuối nước được phát trên truyền thanh của xã là lời nhắc nhỡ vô cùng bổ ích đối với các bậc phụ huynh và các em học sinh, giúp các em có một mùa hè vui-khỏe và an toàn
* Tổ chức các hoạt động truyền thông thông qua các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt đầu tuần:
Các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt đầu tuần ở các trường thường tập trung vào các chủ đề theo phân phối chương trình, các chủ điểm của tháng, hoặc triển khai các kế hoạch của nhà trường Điều này đã làm giảm sự hứng thú của học sinh đối với các buổi sinh hoạt Để tăng cường sự hứng thú của học sinh, tôi đã mạnh dạn đề xuất với BGH nhà trương thực hiện lồng ghép các nội dung về phòng chống đuối nước cho học sinh Cụ thể mỗi lớp sẽ có 1 buổi/1 tuần sinh hoạt sinh hoạt về phòng chống đuối nước Các em được thảo luận về một số nội dung như sau:
- Những địa điểm nguy hiểm có thể xảy ra đuối nước trên địa bàn mà các
em có thể nhận biết được
- Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đuối nước
- Những việc cần làm khi phát hiện có trường hợp bị đuối nước
- Những hậu quả của việc đuối nước mà em đã từng chứng kiến, v.v…… Những chủ đề trên sẽ giúp các em nhận thức và làm quen với việc phòng chống đuối nước một cách hiệu quả
2.3.2 Lồng ghép dạy cách phòng chống đuối nước thông qua các tiết học ngoài giờ lên lớp:
Các tiết học NGLL được thực hiện theo phân phối chương trình với thời lượng 2 tiết/tháng, theo các chủ đề, chủ điểm của tháng, tuy nhiên nếu chúng ta có
sự linh hoạt có thể lồng ghép một số nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Được sự đồng thuận của BGH và tập thể giáo viên nhà trường tôi đã mạnh dạn đưa chương trình phòng chống đuối nước lồng ghép vào các buổi học NGLL với thời lượng là 30 phút/tháng Nội dung của các buổi học được thực hiện như sau:
* Hiện tượng của tai nạn đuối nước: Thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong
nước dẫn đến tử vong
* Nguyên nhân của các vụ đuối nước: Do môi trường sống không an toàn,
nơi sinh sống ở gần biển, có nhiều ao hồ, sông suối….; bị nước lũ dâng cao trong
Trang 10mùa mưa lũ; không biết bơi, không biết các nguyên tắc an toàn khi bơi; chơi gần
ao hồ hoặc đi bơi, đi tắm biển, tắm ao không có người lớn trông chừng; không được trang bị phương tiện bảo hộ ( áo phao, phao cứu sinh) khi đi lại trên thuyền, đò…; cứu bạn chết đuối khi mình không biết bơi hoặc bơi không giỏi; không khởi động kỹ trước khi bơi; bị bạn bè kích động, thi bơi với nhau, bơi ở nơi nước sâu, nước chảy xiết…
* Những điều các em nên làm và không nên làm:
- Nên làm: Học bơi do người lớn hướng dẫn; Khi bơi phải tuân theo các
nguyên tắc : khi bơi, tắm phải có người lớn cho phép và giám sát, chỉ tắm, bơi ở những nơi an toàn ( nước ngang đến ngực, không chảy xiết, không xoáy), khởi động kỹ trước khi xuống nước, lên bờ nay khi thấy trong người có biểu hiện mệt mõi; khi phát hiện có người chết đuối cần hô to để mọi người đến cứu; khi đi thuyền, đò cần phải mặc áo phao, thuyền đò phải có phao cứu hộ
- Không nên làm: không được tự ý đi tắm, đi bơi ngoài biển, ngoài sông, ao,
hồ khi không có người lớn biết bơi đi kèm; không chơi đùa gần ao hồ, sông suối,
hố sâu để tránh bị ngã rơi xuống nước, không thách đố nhau bơi lội hoặc nhảy từ trên cầu, cống xuông sông suối; không được đi tắm, bơi ngay sau khi ăn; không được tự ý lên các tàu, thuyền khi ở đó không có người lớn; khi phát hiện có người chết đuối không được tự ý nhảy xuống cứu khi mình bơi chưa tốt
* Cách sơ cấp cứu khi có người bị đuối nước:
- Bước 1: nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mạt nước bằng mọi cách:
- Bước 2: Đặt nạn nhân nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.
- Bước 3: Đẩy đầu nạn nhân hơi ngã về phía sau gáy, nâng hai hàm răng của
nạn nhân sao cho chạm với nhau, quan sát và nắng nghe hơi thở của nạn nhân
- Bước 4: Nạn nhân không còn thở, bịt mũi nạn nhân lại và dùng miệng thổi hơi
thật mạnh cho đến khi lồng ngực nạn nhân phồng ra
- Bước 5: Ta quỳ cạnh nạn nhân, hai tay thẳng, hai bàn tay chồng lên nhau đạt
nơi lồng ngực xương ức của nạn nhân Đè tay ép lồng ngực nạn nhân rồi từ từ buông ra, làm theo chu kỳ khoảng 15 giây chúng ta ép lồng ngực nạn nhân khoảng 15 lần, sau 4 chu kỳ ta kiểm tra mạch và hơi thở của nạn nhân 1 lần
- Bước 6: Ủ ấm, chống choáng: khi nạn nhân được đưa vào bờ hoặc khi sốc
nước và làm hô hấp nhân tạo, nạn nhân đã tĩnh lại hãy thay quần áo khô cho nạn nhân, dùng khăn ủ ấm rồi nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế
2.3.3 Tổ chức dạy bơi cho học sinh:
* Phát huy lợi thế của địa phương:
Qua khảo sát trên địa bàn chúng tôi phát hiện ở Hoằng Thanh có một khu bể bơi gia đình, cụ thể khu bể bơi có chiều dài= 22,5 m, chiều rộng= 10,5m, độ sâu mực nước= 1,1m, xung quanh có sân tập khô và khởi động, có mái che và nhiều cây xanh xung quanh, công tác vệ sinh rất đảm bảo Đây là điều kiện rất tốt để có thể tập bơi cho học sinh THCS
Mặt khác Hoằng Thanh là xã thuộc vùng triển khai dự án CATREND của
Tổ chức Tầm nhìn Thế giới, việc dạy bơi cho học sinh sẽ là một trong những nội dung phù hợp của dự án Trước những điều kiện thuận lợi đó, tôi đã mạnh dạn làm kế hoạch trình BGH nhà trương, xin phép phòng Giáo dục huyện Hoằng Hóa
và làm việc với Ban Quản Lí dự án để xin kinh phí tổ chức các lớp học Ngoài ra