1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo bài tập lớn phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu thực vật tường an

54 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 13,68 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN (4)
    • 1.1. Tổng quan (4)
      • 1.1.1. Giới thiệu công ty (4)
      • 1.1.2. Ngành nghề kinh doanh (5)
      • 1.1.3. Sản phẩm kinh doanh (5)
      • 1.1.4. Cơ cấu tổ chức (8)
    • 1.2. Mục tiêu chiến lược của công ty (10)
      • 1.2.1. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi (11)
      • 1.2.2. Phân tích SWOT (11)
    • 1.3. Chiến lược của công ty (14)
      • 1.3.1. Chiến lược ngắn hạn (14)
      • 1.3.2. Chiến lược trung hạn (14)
      • 1.3.3. Chiến lược dài hạn (15)
      • 1.3.4. Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của Công ty (15)
    • 1.4. Bản đồ chiến lược (16)
    • PHẦN 2 PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KHÁCH HÀNG (17)
      • 2.1. Khách hàng (17)
      • 2.2. Đối thủ cạnh tranh và sản phẩm (20)
        • 2.2.1. Cạnh tranh thương hiệu (20)
        • 2.2.2. Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh (20)
    • PHẦN 3 PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH QUY TRÌNH NỘI BỘ (21)
      • 3.1. Quy trình sản xuất (21)
        • 3.1.1. Trình độ và năng lực máy móc (21)
        • 3.1.2. Nguồn nguyên liệu (22)
      • 3.2. Quy trình chuỗi cung ứng (31)
        • 3.2.1. sơ đồ chuỗi cung ứng (31)
        • 3.2.2. Phân tích chuỗi (32)
    • PHẦN 4: PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH (35)
      • 4.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tường An (35)
      • 4.2. Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An (37)
        • 4.2.1. Bảng cân đối kế toán (37)
        • 4.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (39)
        • 4.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (40)
      • 4.3. Phân tích tình hình tài chính theo các bộ chỉ tiêu (41)
        • 4.3.1. Đánh giá khả năng thanh toán (42)
          • 4.3.1.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn (42)
          • 4.3.1.2. Khả năng thanh toán dài hạn (42)
        • 4.3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động (43)
          • 4.3.2.1. Các tỷ số về hàng tồn kho (43)
          • 4.3.2.2. Các tỷ số về khoản phải thu (44)
          • 4.3.2.3. Số vòng quay của tài sản (45)
        • 4.3.3. Đánh giá khả năng sinh lợi (45)
        • 4.3.4. Đánh giá năng lực của dòng tiền (47)
    • PHẦN 5: PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN (48)
      • 5.1. Nguồn nhân lực (48)
        • 5.1.1. Tổng quan về nguồn nhân lực (48)
        • 5.1.2. Chính sách đối với người lao động (49)
      • 5.2. Công nghệ (50)
      • 5.3. Cơ sở hạ tầng (52)
        • 5.3.1. Nhà máy dầu phú mỹ (52)
        • 5.3.2. Nhà máy dầu vinh (53)

Nội dung

Công ty Cổ phầnDầu Thực Vật Tường An “Công ty” là một công ty cổ phần được thành lậptrên cơ sở cổ phần hóa Nhà máy dầu Tường An thuộc Công ty Dầu Thực vậtHương liệu Mỹ phẩm Việt Nam nay

CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN

Tổng quan

Tên gọi chính thức Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An Tên gọi giao dịch quốc tế

Tuong An Vegetable Oil Joint Stock Company

Trụ sở chính 138-142 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao,

Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Mã cổ phiếu TAC (niêm yết tại Sở GDCK TP.HCM) Vốn điều lệ 338.796.480.000 đồng

Email: tuongan@tuongan.com.vn

Website: http://www.tuongan.com.vn

Số lượng công nhân viên 432 người (31/12/2021), 1401 người

Công ty dầu thực vật Tường An thành lập vào năm 1977 và từ 1977 đến 09/2004: Nhà máy dầu Tường An là Doanh nghiệp nhà nước Công ty Cổ phần Dầu Thực Vật Tường An (“Công ty”) là một công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Nhà máy dầu Tường An thuộc Công ty Dầu Thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam (nay là Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam) theo Quyết định số 42/2004/QĐ-BCN ngày 4 tháng 6 năm 2004 của Bộ Công nghiệp (hiện nay là Bộ Công thương).

Hoạt động chính trong năm hiện tại của Công ty là sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu thực vật, từ các hạt có dầu, thạch dừa;sản xuất, kinh doanh các loại bao bì đóng gói; xuất khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất chế biến ngành dầu thực vật.

Theo giấy phép kinh doanh số: 0303498754 (số cũ 4103002698) do Sở

Kế hoạchvà Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 27 tháng 09 năm 2004, sửa đổi lần thứ nhấtngày 03 tháng 04 năm 2006, thay đổi lần thứ 2 ngày 28 tháng 05 năm 2007, thay đổi lầnthứ 3 ngày 16 tháng 05 năm 2012, thay đổi lần thứ 4 ngày 01 tháng 03 năm 2013, côngty CP Dầu Tưởng An được phép hoạt động kinh doanh các ngành nghề lĩnh vực sau:

- Sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu, mỡ động thựcvật, từ các loại hạt có dầu, thạch dừa.

- Sản xuất, mua bán các loại bao bì đóng gói.

- Mua bán, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phụcvụ sản xuất, chế biến ngành dầu thực vật.

- Cho thuê mặt bằng, nhà xưởng.

- Sản xuất, mua bán các loại gia vị ngành chế biến thực phẩm, nước chấm, nước xốt(không sản xuất tại trụ sở).

- Sản xuất, mua bán các loại sản phẩm ăn liền (mì, bún, phở, bánh đa, cháo ăn liền).

- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.

- Kinh doanh khu vui chơi giải trí (không hoạt động tại trụ sở).

- Hoạt động sinh hoạt văn hóa (tổ chức giao lưu, gặp mặt).

- Kinh doanh nhà ở (xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê)

Hình 1.1 : Dòng sản phẩm danh tiếng

Hình 1.2 : Dòng sản phẩm thế hệ nới

Hình 1.2 : Dòng sản phẩm thượng hạng

1.1.4 Cơ cấu tổ chức Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền cao nhất công ty Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu cử gồm 3 thành viên:

- Bà BÙI THỊ THU HẰNG,

Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu cử gồm 5 thành viên:

- Bà NGUYỄN THỊ XUÂN LIỄU,

- ÔNG BÙI THANH TÙNG, Bà LÊ THỊ MỸ VÂN

- Bà NGUYỄN THỊ THANH VÂN

Ban Tổng giám đốc gồm:

1 Tổng giám đốc ÔNG BÙI THANH TÙNG

NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN

Phòng kinh doanh Đưa ra các chiến lược giới thiệu sản phẩm đến khách hàng và mở rộng thị trường

Tổ chức các hoạt động kinh doanh, tính toán giá thành để ký kết hợp đồng với khách hàng

Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện chiến lược kinh doanh đảm bảo thực hiện đúng quy trình và tiến độ sản xuất sản phẩm với các hợp đồng của khách hàng. Đưa ra chiến lược về marketing, đồng thời đưa ra biện pháp nâng cao tính hiệu quả kinh doanh trong thời điểm cụ thể.

Chịu trách nhiệm trước các giám đốc về hoạt động phát triển của doanh nghiệp theo thẩm quyền và nhiệm vụ đã được giao.

Phòng ban kiểm toán có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của những báo cáo tài chính

Cung cấp các thông tin chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu cung cấp từ các phần mềm kế toán

Tư vấn, tham mưu cho nhà quản lý, chỉ ra những sai sót, đề ra biện pháp khắc phục để công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Xây dựng chương trình giới thiệu sản phẩm đến khách hàng

Thiết lập kế hoạch quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng tối ưu nhất

Xây dựng chương trình khuyến mãi, quản bá sản phẩm đến khách hàng

Thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh, từ đó phân tích đánh giá đưa ra kế hoạch quản bá sản phẩm hoặc đưa ra kế hoạch cải tiến sản phẩm

Xây dựng chiến lược mở rộng thị trường

Theo dõi giám sát quá trình thực hiện, tham mưu cho ban lãnh đạo đưa ra kế hoạch điều chỉnh phù hợp

Xây dụng thương hiệu sản phẩm mới, xác định khách hàng mục tiêu và hỗ trợ các phòng ban khác cho công tác marketing.

Xây dựng chương trình giới thiệu sản phẩm đến khách hàng

Thiết lập kế hoạch quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng tối ưu nhất Xây dựng chương trình khuyến mãi, quản bá sản phẩm đến khách hàng Thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh, từ đó phân tích đánh giá đưa ra kế hoạch quản bá sản phẩm hoặc đưa ra kế hoạch cải tiến sản phẩm

Xây dựng chiến lược mở rộng thị trường

Theo dõi giám sát quá trình thực hiện, tham mưu cho ban lãnh đạo đưa ra kế hoạch điều chỉnh phù hợp

Xây dụng thương hiệu sản phẩm mới, xác định khách hàng mục tiêu và hỗ trợ các phòng ban khác cho công tác marketing.

Phòng Nghiên cứu và phát triển Sản phẩm

Nghiên cứu đưa ra định hướng và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Cải tiến công nghệ sản xuất để đạt được hiệu quả cao.

Nghiên cứu và thay thế dần các vật liệu và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

Mục tiêu chiến lược của công ty

Tăng trưởng bền vững và liên tục, mở rộng quy mô thị trường, đa dạng sản phẩm hướng đến những giá trị cao cấp, dinh dưỡng, phù hợp nhất với nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam và từng bước đưa thêm nhiều mặt hàng thực phẩm thiết yếu vào kinh doanh, tiếp tục hướng đến vị thế dẫn đầu ngành thực phẩm của Tường An

1.2.1 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

Tường An cam kết mang đến chất lượng tốt nhất cho các món ăn ngon và tốt cho sức khỏe đến cộng đồng và mọi gia đình Việt bằng chính tâm huyết, sự thấu hiểu và trách nhiệm với con người và xã hội.

Thương hiệu Việt được yêu thích nhất về các món ăn ngon giúp nuôi dưỡng và gắn kết hạnh phúc gia đình Việt

Nâng cấp và mở rộng hệ thống phân phối, đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp Đồng thời triển chương trình phần mềm vi tính mới kết nối kịp thời số liệu cho công tác quản trị Mục tiêu quan trọng nhất là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng.

1.2.2 Phân tích SWOT ĐIỂM MẠNH (S) ĐIỂM YẾU (W)

1 Trình độ lao động đáp ứng được yêu cầu sản xuất

2 Thu nhập người lao động ở mức hợp lí

3 Khả năng tài chính mạnh

4 Thương hiệu công ty có vị thế lớn trên thị trường

5 Quan hệ khá tốt với đối tác

6 Chất lượng sản phẩm tốt

7 Sản phẩm đa dạng phong phú

8 Khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm tốt

9 Kênh phân phối rộng khắp

10 Mức giá bán hợp lí

11 Thị phần đang chiếm giữ khá

12 Máy móc thiết bị hiện đại

13 Năng lưc sản xuất mạnh

1 Trình độ cán bộ quản lí hiện nay thiếu tính linh hoạt

2 Cơ cấu tổ chức chồng chéo

3 Hình thức mẫu mã, bao bì thiếu thu hút

4 Chiến lược tiếp thi, quảng cáo chưa đa dạng và mạnh mẽ

5 Phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu

CƠ HỘI (O) CHIẾN LƯỢC (SO) CHIẾN LƯỢC (WO)

1 Chính sách vĩ mô: kí kết các hiệp định thương mại WTO,

AANZFTA mở rộng thị trường xuất khẩu

2 Sự tăng trưởng của nền kinh tế

3 Lạm phát ở mức ổn định

4 Lãi suất ở mức hợp lí

5 Thu nhập quốc dân tăng

6 Hỗ trợ chính phủ: mở rộng, phát triển vùng nguyên liệu trong nước

7 Sức mua của người dân tăng

8 Tiềm năng của thị trường tăng trong tương lai

9 Thị hiếu người tiêu dùng hướng đến sản phẩm tốt cho sức khỏe

10 Công nghệ sản xuất ngày càng phát triển

11 Nguồn lao động dồi dào

- Chiến lược phát triển sản phẩm: tạo ra dòng sản phẩm cao cấp mới nổi trội hơn so với đối thủ đáp ứng nhu cầu và thị hiếu

3 S3,6,7,10,12,13 + O1,2,6,11: a Chiến lược hội nhập về phía trước

S3,4,8,9,12 + O5,9,10: Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang

1 W3,4 + O6,7: Chiến lược xâm nhập thị trường (tặng cường mạnh mẽ các hoạt động mạnh mẽ các hoạt động quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi, thay đổi mẫu mã bao bì tạo sự ấn tượng riêng cho thương hiệu)

2 W1,5 + O6,7,8: Liên doanh (Tìm kiếm những nguồn cung cấp mới)

3 W1 + O1,7,8: Phát triển khả năng hoạch định chiến lược

O4,6,7,8 + W5: Hội nhập về phía sau (Đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào)

THÁCH THỨC (T) CHIẾN LƯỢC (ST) CHIẾN LƯỢC (WT)

1 Tỉ gái hối đoái có xu hướng tăng

2 Tính bất ổn của thị trường chứng khoán

3 Áp lực cạnh tranh từ lộ trình giảm thuế nhập khẩu dầu ăn xuống 0%

4 Áp lực nguồn cung cấp nguyên liệu

5 Các đối thủ mạnh hiện tại và tiềm năng

6 Chi phí năng lượng tăng

1 S1,2,3,4,8,11,12 + T3,5: Chiến lược phát triển sản phẩm (sản phẩm cao cấp, chất lượng vượt trội để cạnh tranh tốt với đối thủ)

Thu nhận: mua lại các công ty có quy mô nhỉ hơn cùng ngành hoặc ngành hỗ trợ nguyên liệu đầu vào để gia tăng thị phần, chủ động nguồn nguyên liệu

1 W1,2,3 + T2,3,4,5,6: Chiến lược suy giảm (chỉnh đốn bộ máy tổ chức, quản lí, loại bỏ sản phẩm không còn khả năng cạnh trinh trên thị trường)

2 W5 + T1,3,4,5: Liên doanh ( Tìm kiếm nguồn cung cấp mới)

3 W1,2,3,4 + T1,2,3,5: Hợp nhất: các công ty lớn mạnh để gia tăng sức chống chọi với thị trường cạnh tranh gay gắt

3 S3 + T1,3,4,5: Hội nhập về phía sau: (Đa dạng hóa, phát triển vùng nguyên liệu riêng)

Chiến lược của công ty

Xây dựng phát triển và giữ vũng uy tín thương hiệu Tường An trong ngành thực phẩm thông qua việc phát triển những dòng sản phẩm có chất lượng tối ưu nhất ,phù hợp vói nhu cầu dinh dưỡng riêng của người Việt.

Có các chính sách bán hàng linh hoạt, hiệu quả nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa cũng như thị trường xuất khẩu, khai thác có hiệu quả công suất nhà mấy dầu Phú Mỹ cũng nhiw ổn định và tăng giá thị phần.

Tiếp tục phát triển hệ thống phân phối theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo hàng hóa được phân phối đến tay người tiêu dùng nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Xây dựng đội ngũ bán hàng có năng lực và chuyên nghiệp để có thể nắm bắt kịp thời các thông tin thị trường cũng như triển khai tốt các chương trình bán hàng ngoài thị trường nhằm xây dụng và phát triển thương hiệu ngày càng lớn mạnh.

Tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì, tập trung phất triển những nhãn hàng cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và đem lại lợi nhuận cho công ty.

Từng bước hoàn thiện bộ máy kinh doanh của công ty trở nên hiệu quả và gọn nhẹ, áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động phân phối bán hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và xây dựng bộ máy tiếp thị chuyên nghiệp nhằm tăng doanh số, đa dạng nhãn hàng, chiến lĩnh vị trí đầu ngành dầu thực vật.

1.3.3 Chiến lược dài hạn Đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng thiết bị kỹ thuật đảm bảo sản lượng và chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng Phát triển công ty trở thành công ty hàng đầu trong ngành dầu thực vật trên thị trường.

1.3.4 Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của Công ty

Công ty tích cực tham gia các chương trình chăm lo đời sống cộng đồng, giúp đỡ người nghèo, hỗ trợ giúp đỡngười dân chịu ảnh hưởng bởi thiên tai… cụ thểnhư:

- Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tham gia chương trình “Giỏ quà tết Việt” do Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao TP.HCM phát động

- Chia sẻ khó khăn, cùng người dân cảnước hướng về người dân vùng bão lũ, tặng quà cho đồng bào Quảng Bình bị ảnh hưởng bão Hải Yến và nhân dịp Tết Giáp Ngọ.

- Thăm hỏi, tặng quà và hỗ trợ vật chất, tinh thần cho người lao động mắc bệnh hiểm Nghèo tại Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợTrẻ em Tam Bình,

Gò Vấp, Linh Xuân, Thị Nghè, Chánh Phú Hòa (Bình Dương), Đại Lộc (Quảng Nam), Vinh (NghệAn)… nhân dịp Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, ngày Quốc Khánh, ngày Giải phóng Đất nước

Bên cạnh đó, các hoạt động mang tính nâng cao kiến thức cho người dân, chăm lo cho cộng đồng như: cuộc thi “Tìm hiểu hàng Việt” tại các chợ trong khu vực Tp.HCM nhằm kêu gọi, vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tổ chức các hội thi nấu ăn kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 tại TP Nha Trang (Khánh Hòa); hưởng ứng chương trình “Góp đá xây Trường Sa”…

PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KHÁCH HÀNG

Sau gần nhiều năm liên tục đầu tư xây dựng và phát triển, đến nay mạng lưới phân phối của Tường An với hơn 450.000 điểm bán lẻ, 4.600 cửa hàng tiện lợi và siêu thị trải dài trên cả nước với 64 tỉnh thành và xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài.

Việc mở rộng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước đã gây trở ngại cho Tường An trong vấn đề quản lý hàng hóa, nhân sự, trưng bày, thị trường, chương trình khuyến mãi… Tường An đã sử dụng phần mềm dms của HQSOFT để quản lý Phần mềm dms là phầm mềm quản lý hệ thống phân phối (eSales

Cloud DMS) giúp cho các Công ty cải thiện và tối ưu hệ thống phân phối công việc quản lý mang lại hiệu suất, lợi nhuận cao

Sản phẩm Tường An được phân phối đến khách hàng qua các kênh sau:

- Kênh thương mại truyền thống: Đại lý/Nhà phân phối, cửa hàng bán lẻ, khách hàng Horeca

- Kênh hiện đại: Siêu thị, minimart, cửa hàng tiện lợi (CVS)…

- Kênh Khách hàng công nghiệp.

2.2.Đối thủ cạnh tranh và sản phẩm

Có thể nói, trên thị trưởng dầu ăn trong cả nước hiện nay có hai nhân hiệu lớn chiếm đa số thị phần trên thị trường là dầu ăn Tường An và dầu ăn Neptune Tường An phải đối mặt với Neptune là một đối thủ khá "nặng ký trên thị trưởng. Neptune được sản xuất bởi công ty dầu thực vật Cái Lân dưới sự cho phép sản xuất theo dây chuyền công nghệ của công ty KUOK OILS & GRAINS PTE (Singapore) mới xâm nhập vào thị trường Việt Nam (sau Tường An) nhưng các sản phẩm của Neptune cũng vô cùng phong phú, thêm vào đó lại có nguồn tài chính dồi dào, Neptune liên tục quảng bá cho thương hiệu của mình bằng những chương trình quảng cáo trên truyền hình, dạy nấu ăn trên truyền hình hay cẩm nang Ẻm thực trên các bảo Về giá cả Neptune cũng không phải là sản phẩm giá cao nên cũng được rất nhiều người tiêu dùng chấp nhận và là rào cản lớn của Tường An Trên đây chỉ là một đối thủ cạnh tranh chính với Tưởng An ở thị trường trong nước còn khi thâm nhập thị trường quốc tế thì Tường an còn phải đối mặt với rất nhiều các hãng dầu ăn nổi tiếng và có uy tín khác như Ship, Flora

2.2.2 Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh:

Công ty dầu Thực Vật Cái Lân

- Dầu thực vật tinh luyện Cái Lân

- Dầu thực vật tinh luyện ORCHID

- Dầu ăn Meizan Gold cao cấp

Nhận xét: Đa dạng dòng sản phẩm,đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng.Nhãn hiệu sản phẩm độc đáo ấn tượng với câu slogan in sâu vào tâm trí khách hàng Nắm bắt được nhu cầu người tiêu dùng Cho ra những mẫu thiết kế đối xứng hiện đại, kiểu dáng chai thon gọn cập nhật xu hướng, phù hợp với người tiêu dùng, đặc biệt là phụ nữ.

PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH QUY TRÌNH NỘI BỘ

3.1.1 Trình độ và năng lực máy móc

Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ

Công nghệ tinh luyện dầu ăn tại Tường An được thực hiệu theo phương pháp tinh luyện hóa học kết hợp với phương pháp tinh luyện vật lý trên các dây chuyền sản xuất hiện đại của các nhãn hàng WURTER & SANGER (Mỹ),

THYSSEN KRUPP (Đức), DESMET (Bỉ) Các hệ thống tinh luyện dầu hoạt động liên tục, được điều khiển và kiểm soát tự động bởi hệ điều hành PLC và Computer, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm tốt nhất và lưu giữ tối đa hàm lượng Vitamin A, E tự nhiên có trong dầu.

Năng lực sản xuất đứng thứ 2 toàn ngành Để nâng cao công suất, TAC đã tiến hành đầu tư nhà máy Dầu Phú Mỹ công suất 600 tấn/ ngày, có vị trí thuận tiện nằm sát các cảng biển nước sâu (Cảng Phú Mỹ, cảng Đạm – Bà Rịa Vũng Tàu), do đó có thể tiết giảm chi phí vận chuyển và nâng cao hiệu quả cho TAC. Nhà máy đã được đưa vào hoạt động từ năm 2008, nâng tổng công suất của TAC lên 810 tấn/ ngày, tương đương khoảng 245.000 tấn/năm và là doanh nghiệp có năng lực sản xuất đứng thứ 2 toàn ngành

Phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu

Nguyên liệu để sản xuất dầu thực vật tinh luyện là các loại dầu thực vật thô được sản xuất từ các loại quả và hạt có dầu (cọ, đậu nành, hướng dương, hạt cải, mè, ) trong đó cọ và đậu nành là hai loại hạt được sử dụng nhiều nhất (chiếm khoảng 65% cơ cấu nguyên liệu sản xuất dầu thực vật trên thế giới) chủ yếu có giá thành rẻ Trong cơ cấu sản xuất dầu thực vật tại Việt Nam, dầu cọ chiếm khoảng 60% và dầu đậu nành chiếm khoảng 30% tuy nhiên 100% nhu cầu dầu cọ và dầu đậu nành của VN hiện đang phải nhập khẩu Điều này khiến các doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh lại các DN sản xuất dầu ăn nước ngoài, và giácả nguyên vật liệu thường xuyên biến động, phụ thuộc rất nhiều vào tỉ giá

Hình 3.1:Cơ cấu các loại nguyên vật liệu dầu ăn trên thế giới

Chi phí nguyên liệu, vật liệu (%) 84.14% 88,45% 94,19%

Chi phí khấu hao TSCD (%) 0.74% 0,44% 0,36%

Chi phí dịch vụ mua ngoài (%) 4.52% 5,02% 1,93%

Bảng 3.2.1: Các chi phí cấu thành giá vốn sản phẩm của TAC

Nhận xét : Chi phí nguyên liệu, vật liệu chiếm tỉ trọng 94% Chi phí khác gần 3

% là con số đáng quan tâm.

Tìm nguồn cung đầu vào cho sản phẩm

Những chai dầu ăn Tường An hảo hạng được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu thô nhập khẩu trực tiếp 100% từ các cường quốc nông nghiệp trên khắp thế giới như: Úc, Brazil, Argentina, ThaiLan, Maylasia… Khi đến Việt Nam, nguồn nguyên liệu này được vận chuyển đến nhà máy dầu Phú Mỹ của Tường An để bắt đầu quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Nhật Bản, Mỹ và châu Âu Quy trình này được thực hoàn toàn tự động theo hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001:2008) và tiêu chuẩn GMP-HACCP.

Quy trình sản xuất khép kín hiện đại bậc nhất của Tường An

Tại nhà máy dầu Tường An, hệ điều hành PLC và Computer điều khiển và kiểm soát quá trình tinh luyện dầu tự động, đảm bảo sản phẩm lưu giữ được tối đa hàm lượng Vitamin A, E tự nhiên có trong dầu

Sau khi trải qua quá trình tinh luyện, các Acid béo tự do có trong dầu được máy ly tâm tách loại ra và loại trừ các tạp chất cơ học Tiếp đó, công đoạn tẩy màu dầu tuần hoàn liên tục sử dụng than hoạt tính và đất hoạt tính để hấp phụ các ion kim loại và vết xà phòng còn lại trong dầu làm dầu trong sáng.

Quá trình đóng gói dầu thành phẩm cũng là một giai đoạn kì công Dầu lỏng tinh luyện được chiết rót vào các loại chai nhựa PET hoặc thủy tinh có dung tích từ 0,25 lít đến 5 lít trên các dây chuyền chiết dầu chai tự động của CHLB Đức, Ý Đây là dây chuyền thiết bị hiện đại có duy nhất tại Việt Nam.

Hình 3.2 :Bảng khảo sát tính điểm phân loại các yếu tố môi trường bên trong

Hình 3.3 : Bảng ma trận các yếu tố bên trong

3.2.Quy trình chuỗi cung ứng

3.2.1 sơ đồ chuỗi cung ứng

3.2.2 Phân tích chuỗi cung ứng

Tích hợp mô hình kinh doanh của Tập đoàn trên cơ sở thừa hưởng những giá trị về quản trị, tài chính, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phân phối, tiếp thị và thương hiệu, kho vận, công nghệ Thế mạnh này không những giúp việc tăng trưởng doanh thu bằng việc tiếp cận đa dạng và nhanh chóng các nhóm khách hàng và trung gian phân phối, mà còn là tiền đề để Tường An mở rộng danh mục sản phẩm thực phẩm, hướng đến công ty thực phẩm thiết yếu hang đầu Việt Nam và khu vực Đây cũng là thế mạnh cạnh tranh khác biệt cho Tập đoàn KIDO và Công ty Tường An phát triển lâu dài so với các công ty thực phẩm khác

Thị trường - kênh phân phối của dầu ăn Tường An.

Hơn 43 năm có mặt trên thị trường, Tường An được đánh giá là doanh nghiệp có hệ thống phân phối sâu rộng khắp cả nước với: Hơn 200 nhà phân phối trên khắp cả nước từ thành thị đến nông thôn Sản phẩm Tường An được phân phối đến khách hàng qua các kênh sau:

- Kênh thương mại truyền thống: Đại lý/Nhà phân phối, cửa hàng bán lẻ, khách hàng Horeca.

- Kênh hiện đại: Siêu thị, minimart, cửa hàng tiện lợi (CVS)…

Nhận xét: Tường An có chiến thuật phân phối vô cùng thông minh cùng với tinh thần không ngừng cải tiến ,phát triển, đổi mới để tiến xa hơn nữa Với tinh thần đó Tường An sẽ ngày một tiến xa hơn trên thị trường quốc tế và là một trong những công ty số một thế giới về ngành sản xuất dầu thực vật

Hợp đồng chia sẻ rủi ro trong chuỗi cung ứng

Công ty tiến hành ký kết hợp đồng nguyên tắc với nhà cung cấp và khách hàng theo mẫu riêng của công ty hay khách hàng

Trên thực tế pháp luật không định nghĩa thể nào là hợp đồng nguyên tắc,

Do vậy thực chất hợp đồng nguyên tắc là một hợp đồng kinh tế và có giá trị pháp lý như tất cả các loại hợp đồng thông thường khác Trong quá trình hợp tác với nhau thì mọi giao dịch đều được điều chỉnh bởi hợp đồng nguyên tắc việc này được đưa ra là nhằm hạn chế phải lập và ký kết nhiều hợp đồng cho những công việc có tính chất tương tự Sau khi ký kết hợp đồng nguyên tắc thì 2 bên sẽ kí kết đơn đặt hàng Trên đơn đặt hàng sẽ thể hiện số lượng,giá cả và đơn đặt hàng sẽ là một phần không thể tách rời cùng hợp đồng nguyên tắc

Hợp đồng thường được ký kết với nhà cung cấp và khách hàng thường là dài hạn hoặc cố định: đơn đặt hàng sẽ thể hiện những điều khoản cố định về sản lượng cung cấp tại những thời điểm định trước ở tương lai Trong hợp đồng với các nhà cung cấp khách hàng đều có những điều khoản chia sẽ rủi ro.

Mối quan hệ giữa nhà cung ứng và công ty

Công ty sử dụng 2 mô hình nhà cung cấp cho 2 nhóm nguyên vật liệu cần sản xuất Đối với các nguyên liệu sử dụng để sản xuất như dầu oliu, dầu nành, dầu hướng dương thì công ty nhập từ các nhà cung cấp nước ngoài như Malaysia, Mỹ, Nam Mỹ… Chu kỳ đặt hàng nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài là 2 lần/tháng, thời gian chu kỳ từ khi phát đơn hàng đến khi nhận hàng tại các cảng biển là 15 ngày. Đối với các nguyên vật liệu như vỏ chai, nhãn mác và một số phụ gia khác thì công ty sử dụng các nhà cung cấp trong nước Chu kỳ đặt hàng không xác định cụ thể, công ty chỉ đặt hàng khi có nhu cầu từ các đơn hàng của khách doanh nghiệp

Chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng Để thông tin nhu cầu không đi sâu vào trong chuỗi cung ứng, thì thông tin cần truyền tải nhanh và chính xác thông qua:

+ Chia sẽ thông tin về doanh số bán từng tuần, từng tháng giữa các kênh phân phối

+ Nhà quản lý người quyết định cần đặt bao nhiêu hàng từ nhà cung cấp, sử dụng phương pháp dự báo làm trơn bằng hàm số mũ

+ Khảo sát và viếng thăm thị trường Sử dụng hệ thống thông tin và internet trong việc chia sẻ thông tin với nhà cung cấp và khách hàng.

+ Bán hàng qua mạng, đưa dữ liệu lên server chung của hệ thống

PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH

4.1.Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tường An

Năm 2021, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và vẫn đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp Kinh tế thế giới đã phải trải qua một thời kỳ khó khăn chưa từng có, phải đương đầu để chống chọi và giải quyết những hậu quả nặng nề do đại dịch gây ra Kinh tế ViệtNam cũng bị ảnh hưởng, không ít doanh nghiệp phải thay đổi kế hoạch, có doanh nghiệp mất cân đối tài chính, thậm chí phá sản Đại dịch đã tạo ra những thách thức chưa từng có tiền lệ với cả nền kinh tế cũng như tất cả doanh nghiệp và ngành dầu ăn không phải là ngoại lệ.

Trong bối cảnh đầy thách thức đó, Tường An đã có những ứng phó kịp thời để đạt mục tiêu kép là đảm bảo tăng trưởng, ổn định sản xuất kinh doanh trong điều kiện tuân thủ các quy định về phòng chống dịch Bằng sự nỗ lực, quyết tâm và bản lĩnh vững vàng của Ban Điều hành và toàn thể người lao động, Tường An đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2021 được ĐHĐCĐ giao, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Tường An các năm tiếp theo.

Hình 4.1 : Biểu đồ kết quả kinh doanh của dầu thực vật Tường An

Qua hơn nửa thế kỷ hoạt động và dưới sự hỗ trợ của ông lớn KIDO, Dầu Tường An chưa bao giờ thua lỗ (tạm tính kể từ khi lên sàn vào năm 2006), thậm chí có lúc tăng trưởng gấp đôi so với năm trước đó Còn doanh thu hầu như đều đi lên, trên 4.000 tỷ đồng mỗi năm. Đỉnh điểm năm 2021 vừa qua, là lúc đại dịch COVID-19 càn quét hầu hết các ngành hàng, giá nguyên vật liệu cùng với chi phí logistics bị đội lên, Tường

An vẫn có một năm lãi kỷ lục với 178 tỷ đồng sau thuế, doanh thu đạt 6.294 tỷ đồng ùng kỳ năm trước do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao Bằng việc tích cực kiểm soát, tối ưu hóa các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp góp phần làm tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu thuần giảm 7,2% so với năm 2020. Đồng thời, lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 223 tỷ đồng, tăng 0,76% so với cùng kỳ 2020

Nói rõ hơn về năm 2021, vấn đề logisics là một trong những vấn đề nhức nhối toàn cầu vì thiếu container, mọi hoạt động giao thương hầu hết bị đình trệ, trong khi dầu ăn là thực phẩm thiết yếu hằng ngày.

Tường An cho biết họ có nhà cung cấp nguyên liệu chuyên biệt tại Indonesia và Malaysia, dầu được chở bằng tàu chuyên dụng Mỗi chuyến hàng như vậy có thể nhập khẩu từ 10.000 đến 20.000 tấn nguyên liệu nên việc đứt gãy chuỗi cung ứng không ảnh hưởng nhiều đến Tường An.

Ngược lại, giá nguyên liệu tăng cao liên tục mới là thứ khiến Tường An đau đầu khi giá dầu ăn đầu vào của năm 2021 tăng 67% - cao nhất trong 10 năm gần đây, mà giá bán không thể tăng theo, do người tiêu dùng không chấp nhận điều đó Điều này đẩy Tường An đến việc đề ra kế hoạch thận trọng hơn trong việc nhập khẩu nguyên liệu.

Kết quả là, Tường An đã vượt bão thành công, báo lãi kỷ lục và nâng thị phần của mình từ mức 30% lên 39% trong năm 2021, đứng thứ hai chỉ sau Calofic.

4.2.Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An

4.2.1 Bảng cân đối kế toán ĐVT: Triệu đồng

I Tiền và các khoản tương đương tiền 243.860 118.038 (125.822) (51,60)

II Đầu tư tài chính ngắn hạn 350.000 200.000 (150.000) (42,86)

III Các khoản phải thu ngắn hạn 653.034 398.231 (254.803) (39,02)

V Tài sản ngắn hạn khác 47.707 94.871 47.164 98,86

VI Các khoản phải thu dài hạn 1.674 1.674 0 0

VII Tài sản cố định 80.689 78.021 (2.668) (3,31)

- Giá trị hao mòn lũy kế (472.524) (493.888) (21.364) 4,52 VIII Tài sản dở dang dài hạn 2.777 11.974 9.197 333,18

IX Đầu tư tài chính dài hạn 6.370 6.370 0 0

X Tài sản dài hạn khác 8.593 7.005 (1.588) (18,48)

1 Nguồn vố chủ sở hữu 448.246 605.971 157.726 35,19

4 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 109.545 267.270 157.725 143,98

(Bảng 4.2.1: Bảng cân đối kế toán)

Tài sản: Tổng Tài sản năm 2021 so năm 2020 tăng 11.262 triệu đồng tương ứng với 0,49%, trong đó:

TSNH tăng 6.321, tương ứng với 0,29%; nguyên nhân là do tiền và tương đương tiền giảm 125.822 triệu đồng, tương ứng với 51,60%, ĐTTC ngắn hạn giảm 150.000 triệu đồng, tương ứng với giảm 42,86%, hàng tồn kho tăng 489.782 triệu đồng, tương ứng với 54,35%, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 254.803 triệu đồng tương ứng với giảm 39,02%, tài sản ngắn hạn khác tăng 47.164 triệu đồng tương ứng với tăng 98,86%.

TSDH tăng 4.941 triệu đồng, tương ứng với 4,94% Mức tăng này hầu hết là do tăng tài sản dở dang dài hạn 9.197 triệu đồng tương ứng với 333,18%; TSCĐ giảm 2.668 triệu đồng, tương ứng với 3,31%; TS dài hạn khác giảm 1.588 triệu đồng, tương ứng với giảm 18,48%.

Nguồn vốn: Tương ứng với phần Tài sản, Nguồn vốn của DN cũng tăng lên 11.262 triệu đồng, tương ứng với 0.49%, cụ thể:

Nợ phải trả giảm 146.463 triệu đồng, tương ứng 7,93%, trong đó nơ ngắn hạn giảm 147.226 triệu đồng, tương ứng 8,03% và nợ dài hạn tăng 762 triệu đồng, tương ứng với tăng 5,74%

Vốn CSH tăng 157.725 triệu đồng so với năm trước, tương ứng với 35,19%.

4.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Triệu đồng

2 Các khoản giảm trừ doanh thu (91.889) (53.273) 38.616 (42,02)

3 Doanh thu thuần từ bán hàng 5.246.757 6.293.749 1.046.992 19,96

5 Lợi nhuận gộp từ bán hàng 762.220 434.119 (328.101) (43,05)

6 Doanh thu hoạt động tài chính 41.256 33.168 (8.088) (19,60)

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp (112.800) (24.332) 88.468 (78,43) 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 221.036 222.711 1.675 0,76

15.Chi phí thuế TNDN hiện hành (36.829) (44.146) (7.317) 19,87

17.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 4.690 5.255 565 12,05

(Bảng 4.2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 1,27% Điều này chủ yếu do doanh thu hoạt động tài chính giảm 19,60% trong khi chi phí tài chính tăng 21,94% Mặc dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 1,27%, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 0,76% và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ tăng 0,84%, do lợi nhuận khác giảm mạnh 70,58% Các biến động bất thường của doanh nghiệp hoạt động tài chính, thu nhập khác và chi phí khác là những sự xem xét quan trọng khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Cũng phải cẩn thận khi phân tích các tỷ lệ % chênh lệch, ta thấy doanh thu thuần có tốc độ tăng 19,96% lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1,27%.

4.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ĐVT: Triệu đồng

I LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 221.036 222.711 Điều chỉnh cho các khoản

- Lãi từ hoạt động đầu tư (34.584) (26.545)

2 Lợi nhuận từ hoạt động KD trước thay đổi vốn LĐ

- Tăng, giảm các khoản phải thu (114.494) 173.819

- Tăng, giảm các khoản phải trả 200.782 (325.131)

- Tăng, giảm chi phí trả trước 8.133 (497)

- Tiền lãi vay đã trả (29.255) (35.114)

- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doah (4.808) (2.305)

3 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (105.077) (458.755)

II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

1 Tiền chi để mua sắm TSCĐ (26.458) (26.660)

2 Tiền thu do thanh lý, nhượng bán

3 Tiền chi cho vay, mua trái phiếu và

4 Tiền thu hồi từ cho vay, TGNH có kỳ hạn và trái phiếu 463.000 495.000

5 Tiền thu từ lãi cho vay 34.098 28.339

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 75.682 181.740

III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

2 Tiền chi trả nợ gốc vay (2.970.905) (5.217.745)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 219.292 151.192

Lưu chuyển tiền thuần trong năm 189.897 (125.822)

Tiền và tương đương tiền đầu năm 53.963 243.860

(Bảng 4.2.3: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)

4.3.Phân tích tình hình tài chính theo các bộ chỉ tiêu

4.3.1 Đánh giá khả năng thanh toán

4.3.1.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = (TS ngắn hạn)/(Nợ ngắn hạn)

Năm 2020: Hệ số TTNH = 2.195.686/1.834.271 = 1,20 (lần)

Năm 2021: Hệ số TTNH = 2.202.007/1.687.045 = 1,30 (lần)

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn công ty Dầu thực vật Tường An cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2021 tăng so với năm 2020.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu) / (Nợ ngắn hạn)

Năm 2020: Hệ số TTN = (243.860+350.000+653.034)/1.834.271= 0,68 (lần)

Năm 2021: Hệ số TTN = (118.038+200.000+200.000)/ 1.687.045 = 0,31 (lần)

Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2021 giảm hơn so với năm 2020.

4.3.1.2 Khả năng thanh toán dài hạn

Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu = (Tổng số nợ phải trả) / (Nguồn vốn chủ sở hữu)

Nợ phải trả trên Nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn 1 là không tốt So sánh tỷ số này năm 2020 và 2021 có sự thay đổi nhiều.

Số lần hoàn trả lãi vay = (Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế + Chi phí lãi vay) / Chi phí lãi vay

Năm 2019: Số lần hoàn trả lãi vay = (221.036 + (-29.676)) / (-29.676) = - 6,45 (lần)

Năm 2020: Số lần hoàn trả lãi vay = (222.711 + (-36.186)) / (-36.186) = - 5,15 (lần)

Mặc dù số lần hoàn trả lãi vay được cải thiện trong năm 2021, nhưng lãi phải trả được bảo đảm chỉ bằng -5,15 (lần) Điều này do số chi phí lãi lớn trong mối tương quan với lợi nhuận trước lãi và thuế.

4.3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động

4.3.2.1 Các tỷ số về hàng tồn kho

* Số vòng quay của HTK = (Giá vốn hàng bán) / (Hàng tồn kho bình quân)

Năm 2020: Số vỏng quay hàng tồn kho = (-4.484.538) /

Năm 2021: Số vòng quay hàng tồn kho = (-5.859.630)/

Số vòng quay của hàng tồn kho năm 2020 và 2021 của công ty lần lượt là-6,14 (lần vòng) và -5,11 (lần/vòng) có nghĩa là binh quân 01 năm hàng tồn kho mua vào và bán ra trong năm 2021 là -5,11 (lần) trong khi năm 2020 là -6,14 (lần).

* Số ngày dự trữ HTK = (Số ngày trong kỳ) / (Số vòng quay của HTK)

Năm 2020: Số ngày dự trữ HTK = 365/-6,14 = -59,45 (ngày/vòng) Năm 2021: Số ngày dự trữ HTK = 365/-5,11 = -71,43 (ngày/vòng)

PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN

5.1.1 Tổng quan về nguồn nhân lực

Tường An rất chú trọng đến yếu tố nhân lực Trong các năm qua, nguồn nhân lực không ngừng tăng lên về số lượng lẫn chất lượng Những vị trí quan trọng đều đượcđảm nhiệm bởi nguồn nhân lực có trình độ.

Nguồn nhân lực của Tường An có độ tuổi trung bình là 30 - độ tuổi năng động, sáng tạo và cũng đã tích lũy được kinh nghiệm

Trên bình diện chung, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty có trình độ tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm đa dạng trong sản xuất và kinh doanh dầu ăn Nguồn lực đó hiện đang được Công ty chú trọng huấn luyện đào tạo dưới các hình thức như: tập việc 1-3 tháng, cử đi tu nghiệp ở nước ngoài để học hỏi công nghệ mói, và phong cách quản lý hiện đại,…Tuy nhiên, nguồn lực này vẫn chưa đương tầm, Công ty cần phải tổ chức huấn luyện và đào tạo chuyên sâu hơn nữa, đặc biệt là trong hoạt động marketing, hoạch định chiến lược, quản trị tài chính

Theo bảng 3, năm 2021 toàn công ty có 432 cán bộ công nhân viên, trong đó trình độ phổ thông trung học chiếm tỷ trọng lớn nhất (34,95%), sau đó là trình độ cao đẳng (33,33%) Nhân viên luôn được đảm bảo qyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp theo quy định, được khuyến khích khen thưởng khi có đóng góp. Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ và khuyến khích đội ngũ nhân viên tham gia các khóa tập huấn nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ

5.1.2 Chính sách đối với người lao động

- Công ty nhìn nhận Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định sự thành công của Công ty trong hiện tại cũng như lâu dài a Chính sách tiền lương:

- Tiền lương chi trả cho người lao động gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Người lao động được hưởng lương theo cấp bậc công việc và kết quả thực hiện công việc của mỗi người - Công ty áp dụng mức lương cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành trong cùng địa bàn - Đảm bảo việc làm đầy đủ cho người lao động và thu nhập ngày càng cải thiện b.Chính sách khen thưZng, ph[c lợi:

- Công ty thực hiện chính sách thưởng định kỳ cho người lao động trên cơ sở lợi nhuận đạt được Ngoài ra Công ty còn khen thưởng đột xuất cho các trường hợp có sáng kiến, đóng góp đặc biệt làm lợi cho Công ty

- Người lao động trong Công ty được hưởng các chính sách phúc lợi theo Thỏa ước lao động tập thể như nghỉ mát, hiếu hỷ, trợ cấp khó khăn

- Công ty thực hiện đầy đủ các quyền lợi, nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định pháp luật hiện hành c Chính sách đào tạo và nâng cao tay nghề:

- Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia các khóa đào tạo nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ

- Tổ chức các khóa học tại chỗ hoặc gửi đào tạo tại các trường, trung tâm nhằm nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động

- Công ty có chính sách hỗ trợ học phí cho CBCNV có nhu cầu học tập nâng cao trình độ học vấn

- Qua đào tạo, đánh giá và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp công việc bố trí, đáp ứng được yêu cầu phát triển của Công ty d Các chính sách khác:

- Công ty luôn chú trọng chăm sóc sức khỏe cho người lao động qua việc chăm lo bữa ăn giữa ca, khám sức khỏe định kỳ, chăm sóc y tế

Công nghệ tinh luyện dầu ăn tại Tường An được thực hiện theo phương pháp tinh luyện hóa học kết hợp với phương pháp tinh luyện vật lý trên các dây chuyền sản xuất hiện đại của các hãng WURTER & SANGER (Mỹ), THYSSEN KRUPP (Đức), DESMET (Bỉ) Các hệ thống tinh luyện dầu hoạt động liên tục, được điều khiển và kiểm soát tự động bởi hệ điều hành PLC và Computer, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm tốt nhất và lưu giữ tối đa hàm lượng Vitamin A, E tự nhiên có trong dầu Dầu ăn tinh luyện dược sản xuất qua các công đoạn sau:

Bước 1: Khử gum dầu đặc biệt

Mục đích của công đoạn khử gum là loại các chất gum, sáp, photphatit và một phần nhỏ các vết kim loại có trong một số loại dầu thô ban đầu bằng nước acid Photphoric ở nhiệt độ thích hợp Đây là các hợp chất mà nếu không tách loại ra sẽ làm cho dầu thành phẩm không trong suốt và có hại cho sức khỏe con người.

Bước 2: Trung hòa dầu ( Neutralisation )

Mục đích của công đoạn này là loại các Acid béo tự do có trong dầu mà nếu hàm lượng acid béo tự do cao sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình bảo quản và có hại cho sức khỏe người tiêu dùng Để loại acid béo tự do người ta dựa vào phản ứng trung hòa giữa acid béo và sud ở nồng độ và nhiệt độ thích hợp tạo thành xà phòng và xà phòng cùng với gum loại ra ở công đoạn khử gum được máy ly tâm tách loại ra ngoài Dầu sau tách cặn xà phòng sẽ được rửa nước để loại tối đa hàm lượng xà phòng còn lại trong dầu Ngoài acid béo tự do được tách loại, quá trình này còn loại trừ được tạp chất cơ học lẫn trong dầu thô và góp phần tẩy được một phần các chất gây màu có trong dầu thô ban đầu.

Bước 3: Tẩy màu dầu tuần hòan liên tục (LOOP - Bleaching)

Mục đích của công đoạn này là sử dụng than hoạt tính và đất hoạt tính để hấp phụ màu dầu và hấp phụ thêm vết xà phòng còn lại trong dầu và các ion kim loại trong điều kiện nhiệt độ và chân không thích hợp làm cho màu dầu trở nên trong sáng.

Bước 4: Khử mùi - khử axít béo ( Deodorization)

Mục đích của công đoạn này là dùng hơi nước quá nhiệt sục vào dầu ở điều kiện nhiệt độ và chân không thích hợp để lôi cuốn các chất mùi, acid béo tự do còn lẫn trong dầu để loại thải chúng ra ngoài Ở đây, yếu tố thiết bị và chế độ công nghệ là rất quan trọng do nó liên quan đến chất lượng dầu thành phẩm sau này khi lưu thông trên thị trường Dầu tinh luyện sau khử mùi bảo đảm an toàn thực phẩm.

Bước 1: Hệ thống đóng gói dầu thành phẩm các loại

Dầu lỏng tinh luyện được chiết rót vào các lọai bao bì bằng chai nhựa PET có dung tích chứa từ 0,25 lít đến 5 lít trên các dây chuyền thiết bị chiết dầu chai tự động của CHLB Đức, Ý Các công đoạn đều hiện đại và hiện có duy nhất ở Việt Nam.

5.3.1 Nhà máy dầu ph[ mỹ

Nằm cạnh cảng nước sâu thuộc Khu Công nghiệp Phú Mỹ 1, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Nhà máy Dầu Phú Mỹ được xây dựng trên diện tích 80.000m2 với cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy thuận lợi, tiện cho các tàu có tải trọng lớn cập cảng để nhập hàng hóa, đặc biệt là các tàu chuyên dụng chở nguyên liệu dầu thực vật và hạt có dầu, chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài

Ngày đăng: 13/06/2024, 19:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 : Dòng sản phẩm danh tiếng - báo cáo bài tập lớn phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu thực vật tường an
Hình 1.1 Dòng sản phẩm danh tiếng (Trang 6)
Hình 1.2 : Dòng sản phẩm thế hệ nới - báo cáo bài tập lớn phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu thực vật tường an
Hình 1.2 Dòng sản phẩm thế hệ nới (Trang 6)
Hình 1.2 : Dòng sản phẩm thượng hạng - báo cáo bài tập lớn phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu thực vật tường an
Hình 1.2 Dòng sản phẩm thượng hạng (Trang 7)
3. Hình thức mẫu mã, bao - báo cáo bài tập lớn phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu thực vật tường an
3. Hình thức mẫu mã, bao (Trang 12)
Bảng 3.2.1: Các chi phí cấu thành giá vốn sản phẩm của TAC - báo cáo bài tập lớn phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu thực vật tường an
Bảng 3.2.1 Các chi phí cấu thành giá vốn sản phẩm của TAC (Trang 23)
Hình 3.2 :Bảng khảo sát tính điểm phân loại các yếu tố môi trường bên trong - báo cáo bài tập lớn phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu thực vật tường an
Hình 3.2 Bảng khảo sát tính điểm phân loại các yếu tố môi trường bên trong (Trang 29)
Hình 3.3 : Bảng ma trận các yếu tố bên trong - báo cáo bài tập lớn phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu thực vật tường an
Hình 3.3 Bảng ma trận các yếu tố bên trong (Trang 30)
3.2.1. sơ đồ chuỗi cung ứng - báo cáo bài tập lớn phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu thực vật tường an
3.2.1. sơ đồ chuỗi cung ứng (Trang 31)
Hình 4.1 : Biểu đồ kết quả kinh doanh của dầu thực vật Tường An - báo cáo bài tập lớn phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu thực vật tường an
Hình 4.1 Biểu đồ kết quả kinh doanh của dầu thực vật Tường An (Trang 36)
4.2.1. Bảng cân đối kế toán - báo cáo bài tập lớn phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu thực vật tường an
4.2.1. Bảng cân đối kế toán (Trang 37)
(Bảng 4.2.1: Bảng cân đối kế toán) - báo cáo bài tập lớn phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu thực vật tường an
Bảng 4.2.1 Bảng cân đối kế toán) (Trang 38)
Hình   minh  họa:   Chu  kỳ   hoạt   động   thông   thường   của   một  doanh nghiệp - báo cáo bài tập lớn phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu thực vật tường an
nh minh họa: Chu kỳ hoạt động thông thường của một doanh nghiệp (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w