Table of Contents Khái niệm Những cơ hội, thách thức của nghề BA Cơ hội Thách thức Công việc của người phân tích nghiệp vụ Các loại Business Analytics Những yêu cầu về kiến thức, kỹ năn
Trang 1ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
guyễn Hà My
Ngành Quản trị Chương trình tiên tiến Phân tích kinh doanh
Lớp PTKD1
ảng viên hướ ẫ ễ ến Dũng
à Nội
Trang 2Table of Contents
Khái niệm
Những cơ hội, thách thức của nghề BA
Cơ hội
Thách thức
Công việc của người phân tích nghiệp vụ
Các loại Business Analytics
Những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ khi làm việc trong BA
Yêu cầu về kiến thức
Yêu cầu về kỹ năng:
Yêu cầu về thái độ làm việc:
Tài liệu tham khảo
Trang 3Businesss Analytics (BA) là “ ệp vụ”, trách nghiệm chính của BA là phân tích và đánh giá toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty để xác định vấn đề cần cải thiện, từ đó đề xuất hướng giải quyết cụ thể BA có thể làm việc trực tiếp với khách hàng để nhận đóng góp ý kiến, sau đó chuyển thông tin về team nội bộ để
xử lý Ngoài ra BA còn đảm nhận vai trò viết và quản lý tài liệu kỹ thuật
sử dụng dữ liệu để hình thành những kiến thức sâu sắc về kinh doanh và đề xuất những thay đổi trong doanh nghiệp và các tổ chức khác Họ có thể xác định các vấn đề trong hầu hết mọi bộ phận của tổ chức, bao gồm các quy trình IT, cơ cấu
tổ chức hoặc phát triển nhân viên BA không chỉ có riêng trong ngành công nghệ thông tin
mà vẫn tồn tại ở những ngành nghề và lĩnh vực khác như ngân hàng, logistics, …
Những cơ hội, thách thức của nghề BA
1 Cơ hộ
Cơ hội lớn nhất mà nghề BA mang lại chính là việc tiếp xúc được với rất nhiều khách hàng, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau Từ việc giao tiếp với họ, chúng ta có thể
có được rất nhiều kỹ năng, nghiệp vụ mới vô cùng bổ ích Nghề BA được coi là môi trường tốt cho những người thích trải nghiệm, học hỏi, từ đó nâng cao năng lực bản thân
Mức thu nhập cao cũng là một trong những lý do mà nghề BA dần chiếm lợi thế trong thị trường tuyển dụng ngày nay Chuyên viên phân tích nghiệp vụ sẽ luôn nhận được những khoản thù lao hậu hĩnh cho những chiếc “cầu nối” thông tin vững chắc mà họ xây dựng được từ khách hàng tới các bộ phận chuyên về công nghệ trong doanh nghiệp Bởi suy
Trang 4cho cùng, doanh số của doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng của những chiếc
“cầu nối” này
Thách thức
Khó khăn lớn nhất mà một chuyên viên phân tích nghiệp vụ gặp phải có lẽ là nắm bắt và thấu hiểu nhu cầu khách hàng Để trở thành một ứng cử viên tốt cho nghề BA, mỗi người đều phải nghiêm túc rèn luyện bản thân, trở nên thật khéo léo, biết nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, từ đó phân tích các đặc điểm, nhu cầu của khách hàng Đôi khi, khách hàng cần bạn thấu hiểu nhiều hơn, thì bạn luôn phải sẵn sàng đưa ra cho họ những lời khuyên tốt nhất
Thách thức nghề Business Analyst lớn thứ hai phải nói tới việc chịu trách nhiệm cho quá trình vận chuyển thông tin từ khách hàng tới các bộ phận liên quan diễn ra thật suôn sẻ Quá trình này không nên có bất cứ “xung đột thông tin” nào giữa hai bên, bởi nếu không, sản phẩm mà doanh nghiệp đem tới cho khách hàng sẽ không còn đáp ứng đúng nhu cầu của họ nữa
Công việc của người phân tích nghiệp vụ
Khảo sát/ nghiên cứu yêu cầu: Nghiên cứu thị trường, survey, khảo sát khách hàng Phân tích và phát triển yêu cầu: Phân tích yêu cầu và phát triển yêu cầu, kịch bản nghiệp vụ Xây dựng mô tả yêu cầu: Mô tả bằng văn bản tổng thể toàn bộ dự án
Đào tạo/ chuyển giao cho dự án: Chuyển giao cho PM, DEV, QC Giúp đội Dự án hiểu đúng, đủ yêu cầu và phát triển ra đúng sản phẩm…
Quản lý yêu cầu: Tổng hợp, phân loại, theo dõi trạng thái hoàn thành Theo dõi thay đổi, bổ sung, cập nhật yêu cầu
Các loại Business Analytics
Business architect: Kiến trúc sư kinh doanh
Business systems analyst: Chuyên viên phân tích hệ thống kinh doanh Data analyst: Nhà phân tích dữ liệu
Chuyên viên phân tích doanh nghiệp
Tư vấn quản lý Product manager: Giám đốc sản xuất
Kỹ sư yêu cầu Systems analyst: Phân tích hệ thống
Những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ khi làm việc
Yêu cầu về kiến thức
– Chuyên gia tư vấn quản lý Chuyên gia tư vấn quản lý là người chuyên đề xuất các cách để cải thiện hiệu quả của công ty hoặc tổ chức Họ tư vấn cho các nhà quản lý về cách làm cho các tổ chức hoặc công ty có lợi hơn thông qua việc giảm chi phí và tăng doanh thu
Trang 5– chuyên viên phân tích hệ thống
Là người phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh sử dụng
kỹ thuật Nhóm người này xác định những cải tiến cần thiết của công ty, thiết kế hệ thống
để thực hiện những thay đổi đó, đào tạo và chuyển giao cho người khác sử dụng hệ thống
– chuyên gia phân tích dữ liệu
Là người sẽ thu thập thông tin và kết quả, sau đó trình bày những dữ liệu này ở dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ hoặc bảng biểu và báo cáo lên trên Tiếp theo họ sẽ sử dụng các dữ liệu này để xác định xu hướng và dựng mô hình để dự đoán những gì có thể xảy ra
– Lên kế hoạch và theo dõi tiến độ Đây là 2 kỹ năng không thể thiếu của một người làm Business Analyst, là hai kỹ năng có ảnh hưởng trực tiếp đến các đầu mối công việc trong dự án
Nhóm kiến thức về ên kế hoạch và theo dõi tiến độ được đưa lên đầu trong sơ đồ bởi vì tầm quan trọng và độ bao quát của nó
Trang 6– Moi móc và cấu kết:
– Elicitation: Moi móc thông tin chưa có sẵn, chưa được phát biểu ra nhằm lấy được yêu cầu từ khách hàng
Sự hợp tác– Collaboration: Không chỉ đơn thuần là teamwork, mà một người BA còn phải làm cho cả team cộng tác với mình và cộng tác với nhau một cách hiệu quả nhất
Làm việc tốt với mọi người vẫn là chưa đủ BA cần phải đảm bảo các t
khác làm việc trơn tru và hiểu ý nhau nữa Là một người nắm nhiều thông tin
dự án, nên kết nối mọi người là “nghĩa vụ cao cả” của một người làm BA
Ví dụ: Một anh tester và một anh dev xích mích với nhau về một tính năng Ai cũng có lý của mình hết Lúc này người nắm nhiều thông tin nhất là BA, sẽ nhảy vào can thiệp để giải quyết vấn đề cho mọi người.BA sẽ cố gắng giải thích theo góc độ lập trình
và cả góc độ người dùng để hai bên thấy rõ được góc nhìn của nhau
– Quản lý requirements:
Hiểu được sự xuất hiện của các requirement
Kiểm soát được các requirement từ lúc khởi tạo, có sự thay đổi cho tới khi được
xử lý >> control được sự kỳ vọng từ phía người sử dụng
Có bốn loại requirement trong một dự án:
o
o
o
o
– Hiểu chiến lược của khách Khi làm giải pháp, rõ ràng mình phải nắm được giải pháp đó làm ra, để giải quyết vấn đề gì
Và rồi mapping vấn đề đó với bối cảnh hiện tại của khách hàng, xem thử có suy ra được điều gì đáng chú ý hay không Từ đó, mới có góc nhìn rộng nhất về tổng quan bài toán mà khách hàng đang gặp
– Phân tích và thiết kế:
Tổ chức và sắp xếp các requirement một cách có cấu trúc
Phân loại rõ các loại re
Xác minh yêu cầu với nhóm nội bộ
Xác thực với khách hàng
Làm tài liệu và mô hình hóa các requirement phù hợp với từng stakeholders cụ thể Cùng với team đề xuất solutions phù hợp
Xác định những solution nào đáp ứng được business needs
Trang 7Có thể là ước tính được những giá trị mà solution đó mang lại như thế nào so vớ
oặc có thể cho khách hàng thấy return on investment là như thế
Đánh giá giải pháp : Đánh giá một cách khách quan và tâm huyết với giải pháp mình đem lại thì mình mới có thể chuyển giao một cách hoàn chỉnh nhất
u cầu về kỹ năng:
Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp giữ vai trò quyết định quan trọng đến tính chất công việc đặc thù đối với một BA Các BA được yêu cầu khá cao về kỹ năng giao tiếp bởi lẽ họ là những người cần trình bày rõ những vấn đề của dự án mình đang rao đổi về yêu cầu với các bên Kỹ năng giao tiếp tốt có thể là một trong những trọng làm nên thành công của một dự án Bên cạnh đó khả năng ngoại ngữ và sử dụng văn bản cũng trở thành những yêu cầu cơ bản đầu tiên trong sự nghiệp của một BA
Kỹ năng và chuyên môn công nghệ à điều bắt buộc trong yêu cầu đặt ra với một BA Để xác định được vấn đề, lỗ hổng, đưa ra giải pháp, BA cần biết những ứng dụng công nghệ đang sử dụng, xem xét chúng trên các nền tảng số và phân tích dựa trên những số liệu cụ thể mà thường sử dụng máy móc để có được Không chỉ giao tiếp với khách hàng, đối tác đơn thuần mà BA cần làm việc với nhóm kỹ thuật trong công ty, chính vì vậy kiến thức và chuyên môn công nghệ thông tin không thể không
Kỹ năng phân tích ỹ năng phân tích cũng là kỹ năng tối thiểu nhất mà một
BA cần trang bị trước khi bước chân vào ngành này và trau dồi thêm trong tương lai Phân tích tốt sẽ giúp cho BA xác định được nhu cầu của khách hàng, hiểu đúng, chính xác để cải thiện sản phẩm Công việc của BA đôi khi còn cần xem xét qua số liệu, bảng biểu, thống kê, vậy nên nếu thiếu đi kỹ năng phân tích, công việc của BA sẽ gặp rất nhiều khó khăn
Kỹ năng xử lý vấn đề Nói đến đây chúng ta thật sự cảm thấy BA là một ngành yêu cầu cao Nhưng thực tế không chỉ BA mà các ngành khác, bộ phận, vị trí khác cũng có những tiêu chí tương tự như vậy Ngành công nghệ thông tin luôn có sự biến chuyển không ngừng, thực chất BA cũng như vậy Trong nhiều tình huống khác nhau, trước những vấn đề tương đối phức tạp và liên quan đến nhiều đối tượng, các BA cần nhanh nhạy, thức thời, nắm bắt và giải quyết tốt những tình huống đó
Kỹ năng quản lý: Lập kế hoạch, xây dựng mục tiêu, chỉ đạo nhân sự… Đó có
lẽ là những công việc không còn quá xa lạ đối với một chuyên viên phân tích kinh doanh Để điều phối được khối lượng lớn công việc như vậy, thật không dễ dàng gì với một người không có và không được đào tạo kỹ năng quản lý Đối với BA, kỹ
Trang 8năng này quan trọng không kém gì việc thành thạo phân tích, xử lý vấn đề, nó sẽ giúp doanh nghiệp được vận hành trôi chảy, hạn chế những khúc mắc và dễ dàng giải quyết nếu gặp khó khăn
Kỹ năng đưa ra đàm phán và thuyết phục: Chính vì BA là cầu nối quan trọng của khách hàng và doanh nghiệp nên bạn cần phải biết cách đưa ra đàm phán và thuyết phục Điều này sẽ giúp tạo ra sự cần bằng cho mong muốn cá nhân cũng như nhu cầu kinh doanh Nó sẽ giúp bạn tương tác được nhiều hơn với các đối tượng để
có thể hướng tới một giải pháp có tác dụng phù hợp nhất với các bên
Kỹ năng đưa ra quyết định: BA vừa là người quản lý vừa là cố vấn quan trọng với các Developer Chính vì vậy, bạn phải có kỹ năng đưa ra quyết định dứt khoát để đưa ra hướng xử lý cho những vấn đề kinh doanh phát sinh, là người giữ khóa cho sự thành công hoặc thất bại cho một dự án
Yêu cầu về thái độ làm việc:
Sự chủ động trong công việc
Sự chủ động khi làm việc là yếu tố đầu tiên để biết liệu bạn có thái độ tốt với nghề hay không Yếu tố này được thể hiện qua việc bạn chủ động với công việc chung và với kế hoạch của cá nhân bạn
Khi bạn có thái độ tốt, bạn sẽ luôn cố hoàn thành các nhiệm vụ được giao
mà không cần nhắc nhở Mỗi người làm tròn trách nhiệm của mình thì các
dự án chung và hoạt động làm việc nhóm mới hiệu quả
Bên cạnh đó, tìm sự hỗ trợ khi có thắc mắc và chủ động giúp đỡ người khác cũng thể hiện sự chủ động trong công việc Khi mạnh dạn, bạn sẽ giải quyết vấn đề và hoàn thành công việc tốt nhất có thể, đóng góp hiệu suất vào công việc
Thể hiện thái độ hợp tác với đồng nghiệp
Thái độ hợp tác tốt là khi một người biết kiểm soát cảm xúc và cái tôi của mình Họ có được sự dĩ hoà vi quý trong không chỉ một mà nhiều hội nhóm Bạn có thể là người hướng nội nhưng bạn vẫn biết cách giao tiếp với người khác, hoặc bạn hướng ngoại và luôn cố gắng giúp một tập thể hoà đồng với nhau, lan toả năng lượng tích cực tới mọi người
Tính cách của mỗi người chắc chắn có nhiều điểm khác biệt Nhưng khi bạn biết phối hợp, chia sẻ thông tin, giúp rút ngắn khoảng cách giữa các đồng nghiệp và quản lý; bạn đang thể hiện được rằng bạn có thái độ làm việc tích cực
Trang 9Trung thực
Người trung thực là người dám chịu trách nhiệm với những gì mình làm Bạn có bổn phận hành xử dựa trên cơ sở chân thành và “trước sau như một” với đồng nghiệp cũng như các nhiệm vụ trong công việc
Động lực làm việc
Năng lượng làm việc, hay động lực làm việc, chính là thái độ không thể thiếu trong công việc
Tinh thần uể oải và trì trệ chính là thái độ tiêu cực bạn cần tránh
Có tinh thần học hỏi
Việc ham học hỏi, luôn làm mới bản thân và chấp nhận thử thách có thể lên rất nhiều về thái độ làm việc của bạn
Tôn trọng ý kiến của mỗi cá nhân
Người có thái độ chuyên nghiệp là người biết tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp, của cấp trên
Bạn cần ý thức rằng ý kiến của mỗi cá nhân đều có giá trị và nên được lắng
Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với bản thân tôi khi theo học chương trình Business Analytics tại ĐHBKHN:
Điểm mạnh:
Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ
Sự kiên nhẫn và sáng tạo
Thích nghi tốt với môi trường công việc và học tập
Có trách nhiệm cao, tuân thủ nội quy
Tính học hỏi, tinh thần cầu tiến
Thành thạo kĩ năng tin học văn phòng
người hướng ngoại
Có ý thức tự giác và trách nhiệm trong công việc
Trang 10Điểm yếu:
Dễ bị phân tâm và mất tập trung
Kỹ năng quản lý thời gian còn kém
Khả năng tin vào chính mình và đánh giá bản thân thấp
Cơ hội:
Là một người hướng ngoại thì tôi sẽ thường có xu hướng muốn kết nối, mở rộng các mối quan hệ mọi lúc mọi nơi, dễ dàng giao tiếp nhờ vậy sẽ làm quen và tiế xúc được với nhiều người hơn trong lĩnh vực Business Analytics
Tiếp xúc với nhiều người hơn từ đó nhận ra được ưu điểm của bản thân để phát một người biết ngoại ngữ thì tôi sẽ có được những cơ hội làm quen và tiếp xúc với các đối tác không chỉ rong nước mà còn ở các nước các quốc gia khác
ở mang tầm hiểu biết của mình
Tiếp xúc được với nhiều khách hang thuộc nhiều ngành nghề khác nhau Từ việc giao tiếp với họ, tôi có thể có được rất nhiều kỹ năng và nghiệp vụ mới
uy cơ:
Khó nắm bắt, thấu hiểu được tâm lý của khách hàng
Sự cạnh tranh của những người cũng theo học ngành này
Kiến thức và chuyên môn còn hạn chế
quyết tâm theo học chương trình BA tại ĐHBKHN đến cuối cùng Quan điểm và định hướng phấn đấu của bản thân tôi trong thời gian tới
Quan điểm
“Chúng ta sẽ nhận lại những gì chúng ta cho đi” câu trên như một lời nhắc nhở đối với bản thân tôi rằng những nỗ lực mà mình bỏ ra, cống hiến thì sẽ nhận lại được những thứ ta muốn
Định hướng phấn đấu của bản thân trong thời gian tới: Trở thành một người thành công trong lĩnh vực BA, đạt tốt nghiệp loại giỏi
Lộ trình phấn đấu từ bây giờ đến khi tốt nghiệp của tôi:
Năm hai:
Đầu năm 2:
Tìm hiểu sâu hơn về chuyên ngành mình đang theo học
Trao dồi thêm về trình độ ngoại ngữ
Đọc sách mỗi ngày
Học thêm một ngôn ngữ thứ hai
Mở rộng netwoking của mình
Học thêm chứng chỉ về BA
rao dồi kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Cuối năm 2:
Thử sức với việc đi thực tập về ngành mình đang học ở những công ty nhỏ
Trang 11Năm ba: Gần như sẽ không có gì thay đổi so với năm hai, học hỏi thêm nhiều điều mới từ việc mình đi thực tập song song với đó hoàn thành tốt việc học ở đại học, không vì việc đi làm à ảnh hưởng đến kết quả tốt nghiệp Nếu được có thể thử sức với việc start
up, kinh doanh mặt hàng nào đó với quy mô nhỏ nếu ổn có thể dần dần mở rộng ra với quy mô lớn hơn
Năm bốn: Tiếp tục song song với việc học và làm, cuối năm bốn có thể thử sức với việc làm ở công ty lớn hơn với những kinh nghiệm, kỹ năng mà mình đã học tập được Đọc sách với nhiều thể loại khác nhau mỗi ngày, mở rộng networking, đi du lịch, khám phá nhiều hơn để mở rộng tư duy của bản thân